Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Sử dụng bài tập nghe nhạc cho trẻ 5 6 tuổi theo chủ đề gia đình (2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
**********

TRẦN QUỲNH ANH

SỬ DỤNG BÀI TẬP
NGHE NHẠC CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
THEO CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Th.S Lại Thế Anh

Hà Nội, 2014


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2,
các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ em trong quá trình
học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Lại Thế
Anh - người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Qua đây, em xin gửi tới Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo trong
trường Mầm non Phù Linh, một số trường mầm non trên địa bàn huyện Sóc
Sơn – Hà Nội và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cùng các bạn sinh viên trong
khoa Giáo dục Tiểu học lời cảm ơn chân thành nhất.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2014


Sinh viên

Trần Quỳnh Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài
chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Trần Quỳnh Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4
6. Phạm vi và khách thể nghiên cứu ................................................................. 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 4
9. Bố cục nội dung khóa luận ............................................................................ 4
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI .................................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................. 5

1.1.1. Vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ ........ 5
1.1.2. Vai trò của nghe nhạc đối với trẻ 4 - 5 tuổi ............................................ 7
1.1.3. Đặc điểm khả năng nghe nhạc của trẻ 4 - 5 tuổi ..................................... 8
1.1.4. Phương pháp dạy trẻ nghe nhạc ............................................................ 10
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
1.2.1. Chương trình các bài nghe nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi hiện nay
theo chủ đề gia đình ............................................................................. 12
1.2.2. Thực trạng dạy trẻ 4 - 5 tuổi tập nghe nhạc trong trường mầm non ..... 12
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 15
CHƢƠNG 2. SỬ DỤNG BÀI TẬP NGHE NHẠC CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI THEO
CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH ......................................................................................................................16
2.1. Phân loại bài nghe nhạc theo chủ đề Gia đình ......................................... 16


2.1.1. Chủ điểm người thân trong gia đình ..................................................... 16
2.1.2. Chủ điểm các con vật trong gia đình .....................................................................16
2.1.3. Chủ điểm ngôi nhà, đồ vật .................................................................... 16
2.2. Đặc điểm các bài nghe nhạc theo chủ đề Gia đình .................................. 16
2.2.1. Chủ điểm người thân trong gia đình ..................................................... 17
2.2.2. Chủ điểm các con vật trong gia đình..................................................... 20
2.2.3. Chủ điểm ngôi nhà, đồ vật .................................................................... 24
2.3. Một số hình thức tổ chức dạy trẻ nghe nhạc theo chủ đề gia đình .......... 26
2.3.1. Tiết học nghe nhạc ................................................................................ 27
2.3.2. Trò chơi âm nhạc................................................................................... 32
2.4. Yêu cầu cần thiết để thực hiện dạy trẻ nghe nhạc theo chủ đề gia đình .. 40
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 44
Kết luận .......................................................................................................... 45
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 46
Phụ lục



MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục là chìa khóa vàng cho mọi quốc gia, dân tộc tiến bước vào
tương lai. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục và coi
giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những mục tiêu chiến lược.
Trong đó, giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Lịch sử giáo dục Mầm non ghi nhận: Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của
quá trình đào tạo nhân cách con người mới Việt Nam, với mục tiêu là “Giúp
trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu
tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một” có thể nói rằng, so
với tất cả các bậc học, ngành học, các loại hình giáo dục thì giáo dục Mầm
non đòi hỏi chăm lo về cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ của gia đình, trường
Mầm non, mọi ngành, mọi cấp, tất cả cộng đồng. Mặt khác, đây là độ tuổi sự
phát triển các tố chất trở nên hết sức quan trọng để về sau trẻ có thể phát triển
lành mạnh, hài hòa, toàn diện.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội khả năng nhận thức của trẻ
cũng phát triển nhanh hơn, trẻ rất thông minh, sáng tạo vì vậy nhu cầu tìm
hiểu thế giới của trẻ ngày càng cao. Trong khi đó, những kiến thức mà thực
tiễn cuộc sống đem lại cho trẻ chưa đầy đủ và chính xác nên chưa thỏa mãn
được nhu cầu của trẻ. Do đó, việc cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết
một cách đầy đủ và hệ thống có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển trí tuệ cũng
như trong đời sống của mỗi đứa trẻ.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội
loài người và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, đặc biệt là đối với trẻ
thơ. Nhà sư phạm Xu-Khôm-Linxki đã nói : “Tuổi thơ không thể thiếu âm
nhạc giống như không thể thiếu trò chơi hay truyện cổ tích. Âm nhạc là một

1



phương tiện kì diệu và tế nhị nhất để truyền đạt lời kêu gọi của những cái tốt
đẹp và nhân đạo. Nó dẫn dắt trẻ vào thế giới của điều thiện, tạo ra sự đồng
cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không
một phương tiện nào sánh được”. Đối với trẻ, âm nhạc là cả một thế giới kì
diệu, đầy xúc cảm với những lời ca, giai điệu trầm bổng, sự phong phú của
âm hình tiết tấu, sự ngộ nghĩnh của các hình tượng, sự nhịp nhàng, uyển
chuyển, sự khỏe khoắn của các vận động. Âm nhạc là phương tiện phát triển
năng lực thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể chất cho trẻ, tạo tiền đề cho sự phát
triển nhân cách. Với vai trò như vậy, âm nhạc đã trở thành một nội dung cần
thiết trong chương trình giáo dục mầm non.
Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm
mĩ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm
những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và cảm nhận âm nhạc: Khi nghe nhạc,
trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng
thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với
những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng.
Ví dụ: Nghe bản nhạc vui vẻ lắc lư, đập tay vào đùi, vỗ tay, nhảy; nhạc buồn
trẻ lắng đọng, ngồi đung đưa nhè nhẹ… Trên cơ sở đó, trẻ dần nảy sinh tình
cảm với âm nhạc, hứng thú và có nhu cầu hoạt động với Âm nhạc.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, khả năng nghe của trẻ xuất hiện rất
sớm. Từ chỗ biết lắng nghe âm thanh nói chung, dần dần trẻ có biểu hiện
hưởng ứng với tính chất của âm thanh, trong đó có âm thanh âm nhạc.
Quá trình dạy trẻ trong năm học được thể hiện thông qua 9 chủ đề: Trường
Mầm non, bản thân, gia đình, nghề nghiệp, thế giới thực vật, thế giới động vật, giao
thông, quê hương đất nước Bác Hồ, nước và các hiện tượng tự nhiên.
Để việc dạy trẻ nghe nhạc đạt hiệu quả cao đòi hỏi nhà giáo dục phải có
hệ thống các bài tập nghe nhạc hợp lí, sáng tạo. Vì vậy, người nghiên cứu đã
chọn đề tài: “Sử dụng bài tập nghe nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi theo chủ đề Gia

đình” nhằm phát triển tối đa khả năng nghe nhạc cho trẻ.
2


2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có rất nhiều
công trình nghiên cứu về vai trò của âm nhạc đối với trẻ mầm non. Một số tài
liệu người nghiên cứu tiếp cận để phục vụ cho đề tài nghiên cứu như:
Đề tài nghiên cứu khoa học của Phạm Thị Hòa: “Thiết kế bài soạn giáo
dục âm nhạc cho giáo viên mầm non theo định hướng đổi mới”.
Đề tài nghiên cứu khoa học của Vũ Thị Việt Hiếu: “Hứng thú học âm
nhạc của trẻ 4 - 5 tuổi ở một số trường mầm non tỉnh Yên Bái”.
Đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Thị Minh Châu: “Tìm hiểu đặc
điểm nghệ thuật trong ca khúc lứa tuổi mẫu giáo”.
Đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Thị Ngọc Trang: “Một số biện
pháp nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc trong đời sống hàng ngày đối với
trẻ ở trường mầm non”.
Đề tài nghiên khoa học của TS Trần Thị Ngọc Trâm, Ths Hoàng Thu
Hương, Phùng Thị Tường: “Một số biện pháp tổ chức vận động theo nhạc cho
trẻ mẫu giáo trên hoạt động có chủ định trong trường mầm non”.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đối với đề tài này tôi nghiên cứu nhằm các mục đích:
Sử dụng bài tập nghe nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi theo chủ đề Gia đình.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau:
- Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Vai trò của giáo dục âm nhạc trong việc phát triển toàn diện nhân
cách trẻ.
- Vai trò của nghe nhạc đối với trẻ 4 - 5 tuổi.

- Đặc điểm khả năng nghe nhạc của trẻ 4 - 5 tuổi và các phương pháp
dạy trẻ nghe nhạc.
- Thực trạng dạy nghe nhạc cho trẻ ở trường mầm non.
3


- Sử dụng bài tập nghe nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi theo chủ đề gia đình.
- Yêu cầu cần thiết để thực hiện dạy trẻ 4 - 5 tuổi nghe nhạc theo chủ đề
gia đình.
5. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Bài tập nghe nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi
6. PHẠM VI VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Bài tập nghe nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi theo chủ đề
Gia đình.
Khách thể nghiên cứu: Trường mầm non Phù Linh và một số trường
mầm non trên địa bàn huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội, một số trường mầm
non trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Quan sát
+ Điều tra
+ Phỏng vấn
Tham khảo ý kiến chuyên gia giáo dục mầm non.
8. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
Khóa luận nhằm sử dụng một số bài tập nghe nhạc cho trẻ mầm non 4 5 tuổi theo chủ đề Gia đình từ đó đưa ra giải pháp dạy nghe nhạc tốt hơn.
9. BỐ CỤC NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của đề tài gồm 2
chương sau:

Chương 1. Một số vấn đề về lí luận thực tiễn của đề tài
Chương 2. Sử dụng bài tập nghe nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi theo chủ đề gia
đình

4


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vai trò của giáo dục âm nhạc trong việc phát triển toàn diện nhân
cách trẻ
* Quan niệm khoa học nhân cách:
Các nhà tâm lí học khoa học cho rằng khái niệm nhân cách là một
phạm trù xã hội, có bản chất xã hội - lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân
cách là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử
cụ thể của xã hội được chuyển vào mỗi con người. Có thể nêu lên một số
định nghĩa nhân cách như sau:
Theo A. G. Covalion: “Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một
vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định”.
Theo E. V. Sôrôkhôva: “Nhân cách là con người với tư cách là kẻ
mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lí, quy định hình thức hoạt động và
hành vi có ý nghĩa xã hội”
Theo A. N. Leonchev: Nhân cách không phải được sinh ra mà được
hình thành.
Theo nhà tâm lí học Xô Viết X. L. Rubinstein đã viết: “Con người là cá
tính do nó có những thuộc tính đặc biệt, không lặp lại, con người là nhân cách
do nó xác định được quan hệ của mình với những người xung quanh một cách
có ý thức”.
Triết học Mác - Lênin quan niệm: “Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc

độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của
mỗi cá nhân”.
Từ đó ta có thể định nghĩa: “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm
lí của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc giá trị xã hội của người ấy”.

5


Dựa theo “Phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ trước tuổi học” của TS.
Ngô Thị Nam (2008), Nxb Sư phạm thì giáo dục âm nhạc có vai trò trong việc
phát triển toàn diện nhân cách trẻ như sau:
Âm nhạc là phƣơng tiện giáo dục thẩm mĩ
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ,

lời ca,

giai điệu của bài hát, bản nhạc giúp trẻ tưởng tượng tập nói lên cảm xúc của
mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những ước mơ, những
cảm xúc của mình. Trong giáo dục âm nhạc, điều quan trọng không phải là
dạy trẻ hát chuẩn xác mà trẻ phải được tham gia vào các hoạt động như nghe
nhạc, vận động theo nhạc, múa, trò chơi âm nhạc.
Được tiếp xúc với âm nhạc ở một chừng mực nào đó trẻ sẽ biết nhận
xét, biết trao đổi… sự cảm nhận của ý nghĩa lời ca, âm điệu, tiết tấu. Âm nhạc
có sức mạnh lôi cuốn tâm hồn và tình cảm con người. Có giá trị nghệ thuật
cảm hóa mọi người hướng tới cái đẹp.
Các bài hát viết cho trẻ mầm non mang lại những cảm xúc đa dạng góp
phần quan trọng trong giáo dục tình cảm đạo đức và thẩm mĩ cho trẻ thơ trong
đó có cái đẹp về cách ứng xử, giao tiếp với ông bà cha mẹ và những người
trong cộng đồng. Vì vậy, giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt
động âm nhạc trong trường mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần

của trẻ, giúp trẻ cảm thụ cái đẹp.
Âm nhạc là phƣơng tiện giáo dục đạo đức
Âm nhạc tác động một cách kì diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra
các phẩm chất cao quý của con người, đó là lời ca cho tác phẩm giàu hình
ảnh, phong phú, giúp trẻ phát hiện và cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên, sự ngộ
nghĩnh đáng yêu của các con vật, về tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu quê
hương đất nước… gợi mở cho trẻ cách ứng xử, giáo dục đạo đức làm người.
Những bài dân ca, đồng dao phong phú về âm hình điệu tiết tấu giúp trẻ hiểu
biết về bản sắc âm nhạc dân tộc Việt Nam. Bồi dưỡng cho các cháu cảm xúc
6


chữ tình, lòng tự hào về văn hóa dân tộc. Hoạt động giáo dục âm nhạc có ảnh
hưởng và chi phối mạnh mẽ đến các hành vi văn hóa của trẻ, giáo dục cho trẻ
văn hóa giao tiếp, hành vi ứng xử, tính tập thể, tạo điều kiện hình thành phẩm
chất đạo đức.
Âm nhạc góp phần giáo dục trí tuệ
Ở trẻ mẫu giáo, các hình thức tư duy trực quan hành động, trực quan hình
tượng và tư duy trừu tượng được biểu hiện trong bất kì hoạt động nào, trong đó
có âm nhạc.
Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ âm nhạc là khả năng thu nhận
và ghi nhớ lại. Khả năng ghi nhớ âm nhạc của trẻ thông qua độ nhạy cảm của tai
nghe âm nhạc và sự phối hợp các thao tác của tư duy. Tuy nhiên ở trẻ không có
khả năng nhắc lại toàn bộ ngay mà phải trải qua một quá trình rèn luyện. Bên
cạnh đó, tính tích cực và sự tập trung chú ý trong các hoạt động âm nhạc cũng có
vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển trí nhớ. Khi trẻ hát cũng phải
ghi nhớ lời ca, giai điệu, tiết tấu. Trẻ càng yêu thích thì càng thuộc nhanh và nhớ
lâu. Việc này tạo điều kiện rèn luyện tai nghe, tăng cường sự nhận thức của trẻ
với thế giới xung quanh.
Âm nhạc tác động đến sự phát triển sinh lí của trẻ

Âm nhạc ảnh hưởng hô hấp, tuần hoàn máu và các quá trình khác. Nghe
và vận động theo nhạc giúp trẻ phối hợp, vận động nhịp nhàng tốt cho tim mạch
và cơ. Nghe nhạc giúp thư giãn thần kinh, kích thích sự sáng tạo.
Hát liên quan đến phát triển thể lực, giúp trẻ củng cố cơ quan phát âm, thở
sâu, tránh nói lắp. Hát còn ảnh hưởng đến tư thế của trẻ, âm nhạc giúp tai phát
triển cùng với sự nhạy cảm.
1.1.2. Vai trò của nghe nhạc đối với trẻ 4 - 5 tuổi
Nghe nhạc là mức độ phát triển cao của tai nghe ở con người. Nghe
nhạc góp phần quan trọng phát triển cảm xúc lành mạnh của trẻ với âm nhạc.
Nghe nhạc giúp hình thảnh ở trẻ thói quen nghe nhạc có kiến thức, hình thành

7


mối liên hệ giữa âm nhạc và cuộc sống ở trẻ. Nghe nhạc tác động tích cực tới
tâm hồn trẻ thơ. Trẻ cảm nhận tác phẩm âm nhạc đơn giản đến phức tạp tùy
thuộc vào khả năng âm nhạc của mình. Qua đó, nhằm giáo dục tình cảm, thái độ
cho trẻ, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh mình, phát triển giao tiếp,…
Tai nghe âm nhạc có sự phân biệt rõ rệt với tai nghe bình thường. Người ta có
thể nghe rất thính mọi tiếng động, tiếng nói song chưa chắc đã nghe được và
phân biệt được nhạc âm với cùng mức độ. Người có tai nghe âm nhạc phải
phân biệt được các thuộc tính của nhạc âm như cao độ, trường độ, cường độ,
âm sắc và các mối quan hệ của ngững phương tiện diễn tả âm nhạc. Người ta
nghe âm nhạc từ thuở lọt lòng trong tiếng ầu ơ êm dịu của người mẹ cho đến
khi kết thúc cuộc đời ra đi vĩnh viễn trong tiếng khóc thương của người thân
hòa với tiếng réo rắt của kèn, sáo, nhị, thanh la… của dàn bát âm. Khoa học
ngày nay còn có quan điểm cho rằng, cần phải hoàn thiện mọi phẩm chất trí
tuệ, năng lực của đứa trẻ bằng cách cho nghe nhạc ngay từ khi thai nhi còn
trong bụng mẹ. Nghe nhạc tham gia tích cực vào hình thành những cơ sở ban
đầu của văn hóa âm nhạc, hoàn thiện những đặc trưng tâm lí nhân cách phát

triển toàn diện như sự nhạy cảm với âm nhạc, biết xúc động trước cái đẹp,
phát triển trí tưởng tượng phong phú… Cho trẻ nghe theo một chương trình
có hệ thống nhất định để trẻ làm quen dần với tác phẩm âm nhạc đa dạng,
phong phú. Những ấn tượng thu được thông qua tập nghe nhạc ở những độ
tuổi còn non nớt này sẽ khơi dạy những cảm xúc chân thực, đầu tiên với âm
nhạc. Trẻ tích lũy dần những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc sơ giản,
riêng lẻ, tiến tới ghi nhớ tác phẩm âm nhạc, phân biệt nội dung, tính chất và
các phương tiện diễn tả âm nhạc ở trẻ cũng dần hình thành trí nhớ âm nhạc.
Điều đó mở ra cho trẻ con đường làm phong phú hơn những kinh nghiệm âm
nhạc của mỗi em, để dẫn đến cơ sở giáo dục khả năng cảm thụ âm nhạc.
1.1.3. Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ 4 - 5 tuổi
a. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4 - 5 tuổi

8


Bước sang tuổi mẫu giáo đặc điểm tâm sinh lí của trẻ thay đổi một cách rõ
rệt, một bước ngoặt mới. Nếu ở tuổi nhà trẻ hoạt động với đồ vật là hoạt động
chủ đạo thì đến tuổi mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò giữ vai trò chủ đạo
để tạo ra một chuyển biến cơ bản trong tâm lí trẻ, tức là bắt đầu hình thành một
nhân cách con người.
* Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 4 - 5 tuổi
Giai đoạn mẫu giáo nhỡ là giai đoạn phát triển mạnh tư duy trực quan
hình tượng. Vốn biểu tượng của trẻ mẫu giáo nhỡ được giàu lên thêm nhiều,
chức năng kí hiệu phát triển mạnh, lòng ham hiểu biết và hứng thú nhận thức
tăng lên rõ rệt. Đó là điều kiện thuận lợi do sự phát triển tư duy này phát triển từ
trực quan hình tượng đây cũng là thời điểm kiểu tư duy này phát triển mạnh
nhất.
Trong hoạt động tâm lí của trẻ mẫu giáo thì tình cảm luôn có vai trò quan
trọng, nhưng đặc biệt với tuổi mẫu giáo nhỡ thì tình cảm biến đổi mạnh mẽ,

phong phú và sâu sắc hơn so với lứa tuổi trước đó. Đồng thời với đời sống tình
cảm phát triển thì nhu cầu được yêu thương của trẻ mẫu giáo nhỡ rất lớn, trẻ
thích được khen, được yêu mến, sợ bị thờ ơ.
Những thuộc tính tâm lí, phẩm chất nhân cách đang được phát triển mạnh
ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ, không bị pha trộn với những tính chất do thời kì chuyển
tiếp gây nên. Đó là những nét có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ tiến trình phát triển
nhân cách của trẻ em, có ý nghĩa ngay cả khi đã trở thành người lớn.
* Đặc điểm phát triển vận động của trẻ 4 - 5 tuổi
Tốc độ phát triển thể lực của trẻ ở lứa tuổi này chậm hơn so với lứa tuổi
trước. Khả năng làm việc của hệ thần kinh còn yếu, nên nếu vận động nhiều trẻ
sẽ nhanh mệt mỏi. Các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh, song củng
cố còn chậm. Vì vậy, các thói quen vận động mới được hình thành không bền
vững, dễ sai lệch. Các vận động cơ bản ở trẻ đã hoàn thiện hơn. Đặc biệt là khả
năng vận động các cơ lớn ở trẻ đã phát triển: vận động đi, chạy và cảm giác
thăng bằng, vận động nhảy.
9


b. Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ 4 - 5 tuổi
Trẻ có thể phân biệt âm thanh: cao, thấp, mạnh, nhẹ. Ngoài ra còn có một
số trẻ biết xác định hướng chuyển động của giai điệu lời ca, biết phân biệt âm
sắc, tình cảm âm nhạc… Trẻ hiểu được yêu cầu thể hiện sắc thái bài hát, thể hiện
các động tác và biết hòa mình vào tập thể. Trẻ rất thích thêm bớt từ trong bài hát
hoặc sáng tạo nhịp điệu mới. Trẻ thích chơi với nhạc cụ.
1.1.4. Phƣơng pháp dạy trẻ nghe nhạc
a. Một số phƣơng pháp dạy học âm nhạc cơ bản
Dựa theo “Phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ trước tuổi học” của TS.
Ngô Thị Nam (2008), Nxb Sư phạm thì có một số phương pháp dạy học âm
nhạc cơ bản như sau:
Phƣơng pháp trình bày tác phẩm

Âm nhạc chỉ có thể gợi cảm xúc tới người nghe khi được trình diễn. Việc
tổ chức cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc nhằm mục đích gợi lên những tâm trạng,
cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần gũi giúp trẻ có sự liên tưởng. Giáo viên tuy
không phải là người nghệ sĩ biểu diễn nhưng phải cố gắng vươn tới cái đẹp của
nghệ thuật, gợi cho trẻ cảm xúc, đem lại niềm vui sướng, thán phục. Giáo viên
phải nghiên cứu tìm tòi cách thể hiện sáng tạo, có hình thức phong phú, tập trung
chú ý, lôi cuốn trẻ. Giáo viên phải tạo điều kiện cho trẻ nắm được trọn vẹn giai
điệu và lời ca bài hát, âm hình tiết tấu. Bên cạnh đó cách thể hiện sắc thái như:
to, nhỏ.. hay cách diễn tả âm nhạc: cao độ, trường độ, trường độ, âm sắc.
Phƣơng pháp hƣớng dẫn thực hành, luyện tập
Trẻ học hát, vận động theo nhạc, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn
của giáo viên là kết quả của giáo dục âm nhạc. Những hoạt động bắt chước, tập
luyện hay sáng tạo của trẻ dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên sẽ nâng
cao khả năng hoạt động âm nhạc và trí tuệ cho trẻ.

10


Đặc điểm của trẻ mầm non học âm nhạc không qua chữ viết hoặc kí hiệu
âm nhạc mà qua bắt chước. Giáo viên giúp trẻ tập luyện thành kĩ năng, giúp trẻ
cảm thụ âm nhạc, nắm được thuộc tính âm nhạc.
Trong dạy học âm nhạc, có thể lúc đầu chưa đúng, sau thực hiện nhiều
lần, trẻ sẽ dần dần điều chỉnh để hát, vận động được những chỗ chưa đạt. Có
giáo viên trực tiếp giúp đỡ, tuy nhiên sau đó trẻ có thể quên vì vậy nên cần ôn lại
thường xuyên.
Phƣơng pháp dùng lời
Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc, giáo viên phải sử
dụng lời nói để hướng tới ý thức trẻ. Giáo viên thường dùng lời nói trong giới
thiệu tác phẩm, động viên, khen ngợi trẻ… Dùng lời phải ngắn gọn, dễ hiểu, phù
hợp với tâm sinh lí trẻ, dùng lời phải có ngữ điệu, phải biểu cảm được những từ

ngữ, nội dung liên quan. Khi dùng lời phải sinh động gây hứng thú và kết hợp
với các phương pháp khác để tăng cường sự hấp dẫn và hiệu quả dạy học. Dùng
lời phải có mục đích kết hợp giải thích, đàm thoại, kiểm tra khả năng cảm thụ âm
nhạc của trẻ.
Phƣơng pháp sử dụng phƣơng tiện trực quan
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan hỗ trợ tích cực cho phương
pháp trình bày tác phẩm, phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành luyện
tập nhằm đạt hiệu quả tối đa cho giờ dạy âm nhạc.
b. Một số phƣơng pháp dạy trẻ nghe nhạc
Sử dụng phương pháp dạy học âm nhạc cơ bản trong dạy học nghe nhạc người ta
sử dụng linh hoạt những phương pháp sau: Phương pháp trình bày tác phẩm,
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan, Phương pháp dùng lời.
 Trên đây, người nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lí luận của đề tài: vai trò của
âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ, vai trò của nghe
nhạc đối với trẻ mầm non 4 - 5 tuổi, đặc điểm khả năng nghe nhạc và một
số phương pháp dạy nhe nhạc.
1.2. Cơ sở thực tiễn
11


Sau khi tìm hiểu về cơ sở lí luận, người nghiên cứu đã tìm hiểu về cơ sở thực
tiễn của đề tài.
1.2.1. Chƣơng trình các bài nghe nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi hiện nay theo
chủ đề Gia đình
Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay có nội dung giáo dục
trẻ mầm non theo chủ đề gia đình. Chương trình giáo dục mầm non theo chủ
đề gia đình như sau:
* Các bài nghe nhạc cho trẻ 4 - 5 hiện nay theo chủ đề Gia đình
Với chủ đề Gia đình, có thể nêu một số ví dụ tiêu biểu các bài nghe
nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi như sau:

+ Bà thương em
+ Bàn tay mẹ
+ Bố là tất cả
+ Chỉ có một trên đời
+ Cho con
+ Ngôi sao nhỏ
+ Ru em.
+ Chiếc khăn tay
+ Cá vàng bơi
+ Bé quét nhà
+ Cò lả
+ Ba ngọn nến lung linh
+ Thương con mèo
1.2.2. Thực trạng dạy trẻ 4 - 5 tuổi tập nghe nhạc trong trƣờng mầm non
Chúng ta đều biết mấy năm gần đây việc chỉ đạo đổi mới nội dung và phương
pháp dạy hoạt động âm nhạc (HĐÂN) đã được Vụ Giáo dục Mầm non cải tiến
nhiều điểm mới. Một trong những điểm mới đó là nội dung chương trình hoạt
động âm nhạc (bao gồm chương trình dạy nghe nhạc và bài tập nghe nhạc)
12


được đưa ra nhằm định hướng, gợi ý để các địa phương và các trường được tự
lựa chọn, vận dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh của trường và của địa
phương mình. Chính vì vậy vai trò của cán bộ quản lí, chỉ đạo ở địa phương,
Ban giám hiệu các trường và đặc biệt là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy
các HĐÂM được chọn lựa, bổ sung điều chỉnh và tự chịu trách nhiệm. Điều
đó hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của ngành học và hoàn cảnh, điều kiện
khác nhau của các vùng, miền trên phạm vi cả nước.
Qua quan sát và khảo sát thực tiễn ở trường mầm non, người nghiên
cứu nhận thấy thực trạng dạy trẻ nghe nhạc trong trường mầm non như sau:

Hiện trạng nghe nhạc
- Các bài tập nghe nhạc chưa được sử dụng nhiều.
- Khi giáo viên thực hiện các bài tập nghe nhạc theo chủ đề không hiệu quả,
không thích hợp. Vì vậy, hiệu quả dạy nghe nhạc không cao, giáo viên lúng
túng, trẻ không chú ý.
- Các tác phẩm âm nhạc được lựa chọn không thu hút được trẻ, các hoạt động
trong tiết âm nhạc chưa nhuần nhuyễn, còn cứng nhắc, các nội dung kết hợp
chưa phong phú. Một số tác phẩm còn chưa phù hợp với trẻ mầm non. Hiện
nay, ở nhiều nơi khi tuyển chọn bài hát còn mắc phải những điều như sau: bài
hát còn quá cũ mà không hay, có cấu trúc dài, nhiều lời hoặc có âm vực rộng
tới quãng 9, quãng 10 làm cho trẻ không thể hát chuẩn xác được.
- Việc hát cho các cháu nghe trong phần nghe hát, nhiều cô giáo hiện nay vẫn
còn cầm sách để hát mà không hát kết hợp với vận động phụ họa.
- Lựa chọn trò chơi âm nhạc trong tiết nghe nhạc còn chưa hợp lí. Ví dụ trò
chơi hòa tiết tấu “nhanh”, “chậm”, “kết hợp” trong sách trò chơi âm nhac cho
trẻ mầm non của tác giả Hoàng Văn Yến (NXB Giáo dục tái bản lần thứ bảy
năm 2007). Thiết nghĩ trò chơi trên chỉ dành cho giáo viên chuyên nhạc hoặc
những trẻ có năng khiếu âm nhạc. Một trò chơi khác “Hòa âm theo tiết tấu”
cũng không thể thực hiện được. Học sinh phải la la 4 bè với 4 âm Đô, Mi,
13


Son, Đô lần lượt theo 3 hình tiết tấu trên. Trò chơi này giáo viên khôn chuyên
nhạc cũng khó mà thực hiện được. Trò chơi “Bác đưa thư vui tính”, bây giờ
không còn bác đưa thư nào đi bằng xe đạp, không còn chuông xe đạp kêu
kính coong. Bắt trẻ tưởng tượng những công việc xa xưa của thời bao cấp một
cách vô bổ chỉ gây khó khăn cho cả cô và trẻ. Thiết nghĩ những trò chơi trên
không còn phù hợp với thời đại ngày nay.
- Mấy năm gần đây, mặc dù đã có thêm hàng ngàn ca khúc thiếu nhi Việt nam
ra đời song trẻ ở bậc học mầm non vẫn thiếu các ca khúc phù hợp với mục

đích yêu cầu giảng dạy của giáo viên. Từ vấn đề này dẫn tới việc lồng ghép
âm nhạc vào các tiết dạy còn gặp nhiều khó khăn, trẻ chưa thực sự hứng thú
với bài giảng hoặc các hoạt động khác và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ
tới chất lượng giảng dạy của các nhà trường.
- Sự kết hợp giữa Âm nhạc và các bộ môn khác: Ở trường mầm non, việc cho
trẻ nghe nhạc và học hát thường chỉ xuất hiện trong âm nhạc chứ chưa được
kết hợp chặt chẽ, lồng ghép sáng tạo với các bộ môn khác.
- Cơ sở vật chất: Trẻ em tham gia các hoạt động âm nhạc như chơi trò chơi
âm nhạc trong điều kiện không có các phương tiện, các công cụ hỗ trợ như
đàn, đầu đĩa VCD - DVD thì hiệu quả giáo dục của công tác này cực kì thấp.
Trẻ không hứng thú với các bài tập, bài học nên không tập trung.

14


Tiểu kết chƣơng 1
Như vậy, trong chương 1 đề tài đã xuất phát từ những cơ sở lí luận đã
làm rõ vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ, vai
trò của nghe nhạc đối với trẻ 4 - 5 tuổi, và cũng đã đề cập đến đặc điểm khả
năng âm nhạc của trẻ 4 - 5 tuổi cùng với một số phương pháp dạy trẻ nghe
nhạc. Xuất phát từ những thực tiễn trên đã cho thấy tình hình giáo dục nghe
nhạc trong trường mầm non hiện nay. Hoạt động dạy nghe nhạc có vai trò vô
cùng quan trọng song việc thực hiện dạy nghe nhạc trong thực tế còn một số
thiếu sót, chưa hợp lí. Vì vậy, người nghiên cứu đưa ra đề tài với hi vọng sử
dụng tốt những bài tập nghe nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi theo chủ đề gia đình. Đề
tài nghiên cứu hứa hẹn nâng cao chất lượng dạy nghe nhạc nói chung và sử
dụng bài tập nghe nhạc nói riêng cho trẻ 4 - 5 tuổi theo chủ đề gia đình.

15



CHƢƠNG 2
SỬ DỤNG BÀI TẬP NGHE NHẠC CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI THEO CHỦ
ĐỀ GIA ĐÌNH
2.1. Phân loại bài nghe nhạc theo chủ đề Gia đình
Căn cứ vào những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn đã trình bày ở
chương 1 nên người nghiên cứu chọn các bài tập nghe nhạc theo chủ đề gia
đình chia thành những chủ điểm sau:
2.1.1. Chủ điểm ngƣời thân trong gia đình
Bao gồm bài hát:
+ Bố là tất cả
+ Cho con
+ Bàn tay mẹ
2.1.2. Chủ điểm các con vật trong gia đình
Bao gồm bài hát:
+ Cá vàng bơi
+ Thương con mèo
+ Cò lả
2.1.3. Chủ điểm ngôi nhà, đồ vật
Bao gồm bài hát:
+ Ba ngọn nến lung linh
+ Bé quét nhà
+ Chiếc khăn tay
2.2. Đặc điểm các bài nghe nhạc theo chủ đề Gia đình
Các bài nghe nhạc trong chủ điểm Gia đình thường có giai điệu du
dương, sử dụng các nhịp rất đơn giản và dễ thể hiện như : nhịp 2/4, nhịp
3/4…, có tính chất vui nhộn, tình cảm, nhẹ nhàng… rất gần gũi và dễ đi sâu
vào lòng người đặc biệt là trẻ mầm non. Ca từ trong những bài hát này rất dễ
hiểu, đơn giản nhưng cũng không kém phần giáo dục sâu sắc, phù hợp với đặc
16



điểm tâm sinh lí của trẻ ở lứa tuổi này. Đối với mỗi một con người, đặc biệt là
trẻ em thì gia đình có vai trò rất quan trọng. Là nơi chứa đựng những yêu
thương, tình cảm của các thành viên, gia đình còn là nguồn động viên tinh
thần cho con người. Chính vì vậy, việc giáo dục trẻ về Gia đình thông qua các
bài nghe nhạc đóng vai trò rất quan trọng, giáo dục về Gia đình cũng là giáo
dục nhân cách cho trẻ.
2.2.1. Chủ điểm ngƣời thân trong gia đình
* Bài hát Bố là tất cả:

17


Bài hát được viết ở nhịp 2/4 với nhịp độ vừa phải thể hiện tình cảm vui
tươi. Về âm nhạc, bài hát gồm 9 câu hát: “Bố là tàu lửa, bố là xe hơi. Bố là
con ngựa em cưỡi em chơi. Bố là thuyền nan cho em vượt sóng. Bố là sông
rộng cho thuyền em bơi Bố, bố là bờ đê cho em nằm ngủ. Bố, bố là phi
thuyền cho em bay vào không gian. Bố, bố là tất cả. Bố ơi, bố ơi, bố là tất cả.
Bố ơi, bố ơi, bố là tất cả. Bố là tất cả. Nhưng lúc bố mệt, bố là bố thôi.”.
Thông qua bài hát này nhằm giáo dục cho trẻ biết vâng lời, tình cảm yêu quý,
kính trọng đối với người bố và những người thân trong gia đình. Sau khi cho
trẻ nghe nhạc nên kết hợp với hoạt động múa cùng cô.
* Bài hát Cho con:

18


Bài hát được viết ở nhịp 3/4 với nhịp độ vừa phải thể hiện tình cảm tha
thiết.

Bài hát gồm 8 câu hát: “Ba sẽ là cánh chim đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là
nhành hoa cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con. Vì
con là con ba, con của ba rất ngoan. Vì con là con mẹ, con của mẹ rất hiền.
Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé. Ba
mẹ là quê hương”. Giai điệu của bài hát nói lên tình cảm của cha mẹ dành cho
con cái. Vì vậy, khi dạy trẻ hát bài này cần hướng dẫn trẻ hát vừa phải, điều
quan trọng nhất là phải thể hiện tình cảm của mình đối với cha mẹ. Sau khi
cho trẻ nghe nhạc nên kết hợp với hoạt động múa cùng cô.

19


* Bài hát Bàn tay mẹ:

Bài hát được viết ở nhịp 2/4 với nhịp độ vừa phải thể hiện tình
cảm tha thiết. Bài hát gồm 8 câu hát: “Bàn tay mẹ bế chúng con. Bàn tay mẹ
chăm chúng con. Cơm con ăn tay mẹ nấu. Nước con uống tay mẹ đun. Trời
nóng bức gió từ tay mẹ con ngủ ngoan. Trời giá rét cũng từ tay mẹ ủ ấm con.
Bàn tay mẹ vì chúng con. Từ tay mẹ con lớn khôn”. Bài hát nhằm ca ngợi
công lao của người mẹ, đôi bàn tay mẹ đối với trẻ thơ. Sau khi cho trẻ nghe
nhạc nên kết hợp vừa nghe vừa vận động theo nhạc.
2.2.2. Chủ điểm các con vật trong gia đình
* Bài hát: Cá vàng bơi:

20


×