Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Hoạt động nghiên cứu và phát triển của dự án D2: Mục tiêu, hoạt động và kết quả đạt được

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.29 KB, 23 trang )

Hoạt động nghiên cứu và phát triển của dự án D2:
Mục tiêu, hoạt động và kết quả đạt được

Anne Valle Zárate, André Markemann, Regina Roessler, Ute Lemke,
Bianca Haussner, Le Thi Thuy, Le Thi Thanh Huyen, Nguyen Van Hau

1


Nội dung
1.

Giới thiệu

2.

Mục tiêu của dự án

3.

Hoạt động của dự án

4.

Kết quả của dự án

2


Giới thiệu
 Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời của



người dân:
 Lợn là một loài vật nuôi quan trọng nhất trong các loài vật nuôi

ở Việt Nam, thịt lợn chiếm 75% tổng sản phẩm thịt được sản
xuất tại Việt Nam
 Chăn nuôi lợn ở Việt Nam phần lớn là thực hiện bởi các hộ dân

nhỏ lẻ, đặc biệt ở vùng phía bắc và chăn nuôi lợn đóng vai trò

quan trọng đối với đời sống kinh tế và văn hóa của người dân
3


Giới thiệu (tiếp)
 Ở Sơn La:
 Hai giống lợn địa phương Móng Cái (MC) và lợn Bản là những giống lợn

quan trọng đối với các hộ dân nghèo ở Sơn La, mặc dầu số lượng đàn lợn
lai với đực ngoại ngày càng
 Nhưng chưa có hệ thống kiểm tra năng suất cá thể để đánh giá năng suất

của các giống ngoại và khả năng sinh sản của các giống lợn địa phương
làm nái nền và con lai của chúng
 Hệ thống giống tại các nông hộ ở các bản đã bắt đầu có sự kết hợp giữa

hai giống lợn nội này thông qua việc sử dụng phù hợp con giống
4



Mục tiêu của dự án
Mục tiêu bao trùm của dự án D2 là: nhằm thiết lập, xây
dựng một chương trình quản lý giống dựa trên giống địa
phương với sự thích nghi sản xuất cao đối với các hệ

thống chăn nuôi của người dân ở các vùng sâu, vùng xa và
mức độ chăn nuôi khác nhau

5


Mục tiêu của dự án (tiếp)
 Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn của dự án là:
 Xác định đặc điểm của hệ thống chăn nuôi hiện tại và khả năng phù hợp đối với

các giống lợn nuôi dưới các điều kiện của các hệ thống chăn nuôi khác nhau
 Xác định khả năng thích nghi sản xuất của các giống vật nuôi và hiệu quả sử

dụng nguồn sẵn có và đánh giá những tính trạng ưa chuộng đối với người dân
để áp dụng vào xác định mục tiêu và sự phát triển của chương trình giống trong
cộng đồng dựa trên sự phát hiện của các kỹ thuật, văn hóa xã hội và kinh tế
 Tối ưu hóa quy trình, kế hoạch đối với chương trình quả lý giống trong cộng

đồng được xây dựng trên nguồn sẵn có của địa phương, trình độ hiểu biết và
những cơ hội tổ chức ở mức độ các bản, vùng và trên toàn quốc
6


Hoạt động của dự án
 Trong pha 1 của dự án:

 Đã chọn được 4 bản người Thái dựa trên tiêu trí là khoảng cách của các bản này

tới thị xã, độ cao và cường độ chăn nuôi của các bản này
 Các hộ nông dân đã được chọn tại các bản này đã được kiểm tra, đánh giá và

thu thập số liệu về nông hộ bằng phương pháp phỏng vấn và đánh giá nhanh

nông thôn
 Phỏng vấn và thu thập số liệu tập chung vào kinh tế xã hội, trồng trọt và chăn

nuôi của nông hộ, sau đó đánh giá hiệu quả kinh tế và lợi nhuận trong sự so sánh
giữa chăn nuôi lợn và các giống vật nuôi khác
 Dựa trên sự phân tích số liệu về hệ thống chăn nuôi và vai trò của từng giống

vật nuôi đã được xác định
7


Hoạt động của dự án (tiếp)
 Trong pha 2 của dự án:
 Phương pháp kiểm tra đánh giá năng xuất cá thể tại nông hộ (OPTS) đối với lợn

được thiết lập và thực hiện tại 6 bản thuộc huyện Mai Sơn và thành phố Sơn La
 Phương pháp kiểm tra đánh giá năng xuất cá thể tại nông hộ là phương pháp

đánh giá kết hợp giứa việc tự ghi chép số liệu về chăn nuôi của hộ dân và được
kiểm tra bởi các cán bộ dự án xuống tận từng hộ dân và người dân và cán bộ dự
án sẽ kiểm tra chéo lẫn nhau về số liệu ghi chép
 Số liệu này được nhập vào phần mền quản lý dữ liệu có tên là Pigchamp, để


theo dõi,quản lý và sử dụng để cho các nghiên cứu về sau

8


Hoạt động của dự án (tiếp)
 Những con giống thuần (lợn thuần MC và Bản) được cung cấp miễn phí cho các

hộ dân thuộc dự and D2, sau đó khi hộ dân nhận lợn thuần sẽ trả lại dự án 1 con

lợn thuần để dự án phát tiếp cho nhưng hộ khác trong dự án để thiết lập đàn lợn
nái hạt nhân và như thế đàn lợn nái hạt nhân sẽ được tăng dần lên
 Một chương trình phối giống được xác lập để tạo ra những đàn lợn con thuần và

con lai đủ về số lượng đầu con để kiểm tra di truyền theo các nhóm giống ở từng
hệ thống chăn nuôi

9


Hoạt động của dự án (tiếp)
 Trong pha 2 của dự án:
 Phương pháp kiểm tra đánh giá năng xuất cá thể tại nông hộ được

mở rộng ra trên 7 bản thuộc huyện Mai Sơn và thành phố Sơn La
để đánh giá đối với:
 Những điều kiện thay đổi thường xuyên của chăn nuôi lợn trong những hệ

thống chăn nuôi khác nhau
 Một cơ sở dữ liệu lớn hơn và bao hàm toàn diện với những thông tin về cấu


trúc hệ phả của đàn hạt nhân được ghi chép lại

10


Hoạt động của dự án (tiếp)
 Với những số liệu và thông tin đã thu thập được từ phương pháp OPTS và

phương pháp này vẫn đang được tiếp tục sử dụng đối với các bản đang nghiên
cứu của D2, các mô hình tính toán mô phỏng của 3 kế hoạch nhân giống đã được
mô phỏng và đánh giá giá trị di truyền giống tăng lên hàng năm và giá trị kinh tế
bằng phần mền chuyên dụng ZPLAN
 Kế hoạch nhân giống gồm:
 (1) Lai tạo giữa đực Yorkshire với nái Móng Cái thuần và được thực hiện ở hệ thông

chăn nuôi theo hướng thị trường (khu vực gần thành phố)
 (2) Lai tạo giữa đực Yorkshire với nái Bản thuần và được thực hiện ở hệ thông chăn

nuôi ở vùng xa thành phố
 (3) Hệ thống lai giống phân tầng, kết hợp lai cheó của đực Yorkshire với nái lai (MC x

Ban)
11


Hoạt động của dự án (tiếp)
 Chương trình giống lợn ở nông hộ của tỉnh Sơn La đã được tổ chức và được liên

kết, kết hợp với các tổ chức giống khác từ cấp làng, bản đến cấp toàn quốc và

cách tổ chức các chương trình giống đã được phân tích từ kết quả điều tra ở 9
tỉnh khác ở miền bắc Việt Nam

 Trong pha 4 của dự án D2:
 Phương pháp kiểm tra đánh giá năng xuất cá thể tại nông hộ tiếp tục được triển

khai và thực hiện ở 9 bản thuộc tỉnh Sơn La
 Để xác định và phân tích việc thực hiện về quản lý chương trình giống khác

nhau của nông hộ thì 3 bản của mỗi hệ thống chăn nuôi mang tính chất đối chứng
đã được chọn tham gia vào chương trinh giống
12


Hoạt động của dự án (tiếp)
 Tiếp tục thu thập tích lũy thông tin về hệ phả của đàn lợn bằng cách tăng cường

và không ngừng kiểm soát đối với việc cung cấp con giống và phối giống trong
chương trình giống
 Tiến hành nhiều nghiên cứu, đặc biệt tập chung vào những nguồn hiểu biết cơ

bản, nền tảng kiến thức và mạng lưới kiến thức của người chăn nuôi liên quan
đến những thay đổi đối với năng suất của con lợn
 Chất lượng thịt lợn của các giống MC, Bản và con lai giữa lợn đục ngoại ((Pi x

Du) x Ban) đã được xác định thông qua phương pháp mổ khảo sát
 Kiểm tra trước đối với khả năng ứng dụng của chương trình giống lợn trong

cộng đồng tại tỉnh Sơn La và Hà Giang để sau này áp dụng chương trình giống
này tại các địa phương khác

13


Hoạt động của dự án (tiếp)
 Một số hoạt động khác của dự án nhằm phục vụ cho việc thực hiện thành

công chương trình giống lợn tại cộng đồng:
 Các dịch vụ về thú y đã được thực hiện từ khi bắt đầu dự án cho đến lúc kết

thúc, như là tiêm phòng vacxin và tẩy giun định kỳ, điều trị lợn bệnh, lợn ốm
miễn phí cho lợn của các hộ trong dự án
 Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân ở các bản dự án để

nâng cao hiểu biết và kiến thức về chăn nuôi lợn và kiến thức về chăm sóc sức
khỏe cho đàn lợn của các hộ
 Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi lợn giữa các hộ trong

các bản của dự án D2
14


Hoạt động của dự án (tiếp)
 Bên cạnh việc thực hiện thành công chương trình giống trong các

bản thi dự án cũng đã đóng ghóp vào việc đào tạo các sinh viên là

nghiên cứu sinh, sinh viên thạc sỹ và sinh viên đại học từ các
trường đại học Hohenheim (CHLB-Đức), Trường ĐH Nông nghiệp
hà Nội, trường ĐH Nông, Lâm Thái Nguyên


15


Kết quả đạt được
 Hai hệ thống chăn nuôi đã được xác định:
 Gần khu vực thành phố, là hệ thống chăn nuôi lợn dựa vào yếu tố thị trường và
sự nhu cầu của thị trường (chăn nuôi bán thâm canh)
 Ở nhưng bản thuộc khu vực xa thành phố, vùng sâu, vùng xa là hệ thống chăn

nuôi lợn dựa vào nguồn sẵn có của địa phương (chăn nuôi quảng canh)
 Vai trò và chức năng của các giống vật nuôi nuôi tại các nông hộ ở các hệ thống

chăn nuôi khác nhau cũng đã được đánh giá và so sánh với nhau

16


Kết quả đạt được (tiếp)
 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
 Lợn Móng Cái có năng xuất cao, những có sự đòi hỏi và yêu cầu cao về

chăm sóc, giống này phù hợp và được ưa chuộng nuôi tại nơi có điều kiện
dễ dàng liên kết với thị trường tốt và cũng đáp ứng yêu cầu cung cấp thịt
cho thị trường
 Sự tăng trong nhanh và thu nhập cao từ bán lợn của các hộ dân nuôi lợn

nái Móng Cái ở khu vực gần thành phố, do đó kết quả phân tích chỉ ra
rằng lợn nái Móng Cái phù hợp với khu vực này và ngược lại lơn Bản
phù hợp ở những vùng xa thành phố
17



Kết quả đạt được (tiếp)
 Tiềm năng đóng góp của chăn nuôi phát triển bền vững trong các hệ

thống canh tác miền núi ở miền bắc Việt Nam là đặc biệt thích hợp cho
các điều kiện sản xuất không thuận lợi trong các vùng sâu, vùng xa, đặc
biệt là cho nông dân nghèo, đồng bào dân tộc sống ở vùng cao
 Hệ thống chăn nuôi truyền thống ở khu vực dự án cho thấy có sự ảnh

hưởng tích cực về sinh thái, sự bổ sung của các hoạt động trang trại, cũng
như đóng góp đối với sự đa dạng sinh học của các loài vật nuôi khác nhau
trong hệ thống chăn nuôi này

18


Kết quả đạt được (tiếp)
 Sự tối ưu hóa chăn nuôi lợn và quản lý đối với việc nâng cao tỷ lệ

nạc kết hợp các giống lợn ngoại trong hệ thống sản xuất định
hướng thị trường đã được thẩm định và cho thấy người dân thích sử

dụng lợn nái của họ để phối với lợn đực giống ngoại lai (Pi x Du)lợn Mỹ)
 Sản xuất thịt lợn Bản với giá cao trong sự kết hợp chăn nuôi lợn

Bản tại các bản ở vùng xa thành phố đã được nghiên cứu, xác định
và kết quả chỉ ra rằng thịt lợn Bản rất được người tiêu thụ ưa
chuộng
19



Kết quả đạt được (tiếp)
 Đã thiết lập được hệ thống thu thập, quản lý và sử lý số liêu về đánh giá

năng suất cá thể tại nông hộ đối với chăn nuôi lợn, làm cơ sở dữ liệu cho
các đánh giá phân tich phục vụ cho việc thực hiên chương trình giống và
chương trình giống là mô hình có thể chuyển giao cho các địa phương
khác
 Trong vùng dự án, tỷ lệ lợn chết đã giảm xuống và năng suất của từng cá

thể lợn cũng được tăng lên và khả năng sinh sản của lợn Móng Cái được
phát hiện là cao hơn so với lơn Bản

20


Kết quả đạt được (tiếp)
 Đã có cơ sở dữ liệu về năng suất sinh sản của từng cá thể lợn thuần Móng Cái

và lợn thuần Bản đã lưu giữ 367 nái Móng Cái và 492 nái Bản của đàn lợn hạt
nhân tại các bản của dự án D2
 Đến nay tổng số 312 hộ gia đình ở 12 bản, gồm cả các bản thuộc thành phố Sơn

La, huyện Thuận Châu và huyện Mai Sơn, đã được tham gia vào dự án D2
 Dự án cũng đã cung cấp con giống miễn phí cho các hộ trong tham gia, trong đó

270 lợn nái Móng Cái, 233 lợn nái Bản, 31 lợn đực giống Móng Cái, 33 con lợn
đực Bản và 25 lợn đực Yorshires
 Hiện nay, đàn nái hạt nhân trong các bản của dự án tham gia vào chương trình


nhân giống cộng đồng bao gồm 58 Móng Cái sinh sản và 145 nái Bản
21


Kết quả đạt được (tiếp)
 Đến nay, 5 tiến sĩ, 11 thạc sĩ và 18 cử nhân đã thực tập theo dự án

và đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp
 Dự án cũng đã đóng ghóp 15 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí

quốc tế, 30 bài báo khoa học báo cáo tại các hội khoa học quốc tế, 5 cuốn
sách khoa học về kết quả nghiên cứu của dự án đã được suất bản bởi các

nhà xuất bản quốc tế

22


Cảm ơn sự chú ý, theo dõi của quý vị

23



×