Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Nghiên Cứu Sự Phát Triển Hình Thái, Chức Năng Và Thể Lực Của Vđv Nam Bóng Đá Đội Tuyển Trẻ Tỉnh Đăk Lăk Sau Một Năm Tập Luyện 2015 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.27 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
…………………………………..

PHÙNG VĂN THẢO

“NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI,
CHỨC NĂNG VÀ THỂ LỰC CỦA VĐV NAM BÓNG ĐÁ
ĐỘI TUYỂN TRẺ TỈNH ĐĂK LĂK SAU MỘT NĂM
TẬP LUYỆN 2015 – 2016”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP.HCM, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
…………………………………..

PHÙNG VĂN THẢO

“NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI,
CHỨC NĂNG VÀ THỂ LỰC CỦA VĐV NAM BÓNG ĐÁ
ĐỘI TUYỂN TRẺ TỈNH ĐĂK LĂK SAU MỘT NĂM


TẬP LUYỆN 2015 – 2016”

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số : 60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học
TS. Trịnh Toán

TPHCM, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

PHÙNG VĂN THẢO


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành nhất, tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Quý
thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, Trường Đại Học Thể Dục
Thể Thao Tp.HCM, đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm TDTT, Ban huấn luyện,
cùng toàn thể các VĐV nam đội tuyển bóng đá trẻ tỉnh ĐĂK LĂK đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi thu thập số liệu hoàn thành luận văn.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Thầy hướng dẫn: TS. Trịnh
Toán đã tận tình động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn

PHÙNG VĂN THẢO


MỤC LỤC
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viện khoa học Thể Dục Thể Thao
Huấn luyện viên
Vận động viên
Trình độ tập luyện
Lượng vận động
Thể dục Thể Thao
Xuất phát cao
Giáo sư
Phó Giáo Sư
Tiến Sĩ
Thạc Sĩ
Câu Lạc Bộ

DANH MỤC KÝ HIỆU
Viện KHTDTT
HLV
VĐV
TĐTL
LVĐ
TDTT
XPC
GS
PGS
TS
ThS
CLB

DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
1
2

3
4
5
6
7

Lít
Mét
Centimet
Giây
Phút
Gam

l
m
cm
s
Ph
G

Kilôgam

Kg


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TÊN BẢNG


TRANG

Bảng 3.1

Error:
Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá hình Referenc
thái, chức năng sinh lý và tố chất thể lực của VĐV e source
nam Bóng Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk.
not
found

Bảng 3.2

Error:
Referenc
Kết quả kiểm tra hình thái lần 1 của VĐV nam Bóng
e source
Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk.
not
found

Bảng 3.3

Error:
Referenc
Kết quả về kiểm tra các chức năng sinh lý lần 1 của
e source
VĐV nam Bóng Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk
not
found


Bảng 3.4

Error:
Referenc
Kết quả về kiểm tra thể lực lần 1 của VĐV nam Bóng
e source
Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk
not
found

Bảng 3.5

Error:
Referenc
Kết quả kiểm tra về hình thái của VĐV nam Bóng Đá
e source
lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk sau 1 năm tập luyện.
not
found

Bảng 3.6

Kết quả kiểm tra về các chức năng sinh lý sau một Error:
năm tập luyện của VĐV nam Bóng Đá lứa tuổi 17-18 Referenc


tỉnh Đăk Lăk.

e source

not
found

Bảng 3.7

Error:
Referenc
Kết quả kiểm tra về thể lực của VĐV nam Bóng Đá
e source
lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk sau 1 năm tập luyện 65
not
found

Bảng 3.8

Error:
Referenc
Bảng so sánh kết quả về hình thái của VĐV nam Bóng
e source
Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk và Cà Mau lứa tuổi 17.
not
found

Bảng 3.9

Error:
Referenc
Bảng tiêu chuẩn đánh giá của Viện KH TDTT đối với
e source
VĐV Bóng đá lứa tuổi 16 – 17.

not
found

Error:
Bảng so sánh kết quả về chức năng sinh lý của VĐV Referenc
Bảng 3.10 nam Bóng Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk với một vài e source
nghiên cứu khác.
not
found

Bảng 3.11

Bảng đánh giá chỉ sô VO2max theo lứa tuổi
William & Wilkins

Bảng 3.12 Đánh giá chỉ số công năng tim của Ruffer

Error:
Referenc
của
e source
not
found
Error:


Referenc
e source
not
found

Error:
Bảng so sánh kết quả về thể lực của VĐV nam Bóng Referenc
Bảng 3.13 Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk với các đội bóng cùng e source
lứa tuổi
not
found
Error:
Referenc
Bảng tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Viện KH TDTT
Bảng 3.14
e source
đối với VĐV Bóng đá lứa tuổi 16 – 17.
not
found
Error:
Bảng điểm các chỉ tiêu hình thái, chức năng sinh lý và Referenc
Bảng 3.15 tố chất thể lực của VĐV nam Bóng Đá lứa tuổi 17-18 e source
tỉnh Đăk Lăk.
not
found
Error:
Bảng điểm phân loại tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá Referenc
Bảng 3.16 hình thái, chức năng sinh lý và tố chất thể lực của e source
VĐV nam Bóng Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk.
not
found
Error:
Bảng đánh giá và xếp loại tổng hợp các chỉ tiêu hình
Referenc
thái, chức năng sinh lý và tố chất thể lực và xếp loại

Bảng 3.17
e source
tổng hợp ban đầu của VĐV nam Bóng Đá lứa tuổi 17not
18 tỉnh Đăk Lăk
found


Error:
Bảng đánh giá và xếp loại tổng hợp các chỉ tiêu hình
Referenc
thái, chức năng sinh lý và tố chất thể lực và xếp loại
Bảng 3.18
e source
tổng hợp của VĐV nam Bóng Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh
not
Đăk Lăk sau một năm tập luyện.
found

Bảng 3.19 So sánh xếp loại tổng hợp qua 2 lần kiểm tra.

Error:
Referenc
e source
not
found


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TT


NỘI DUNG

TRAN
G

HÌNH

Hình 2.1

Hình 2.2

Giao diện phần mềm tính VO2 max

Error:
Referen
ce
source
not
found

Cách thực hiện Test 505 Agility (s)

Error:
Referen
ce
source
not
found

BIỂU ĐỒ

Trình độ người được phỏng vấn.
Biểu đồ 3.1

Error:
Referen
ce
source
not
found

Biểu đồ nhịp tăng trưởng về hình thái của VĐV Error:
nam Bóng Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk sau 1 Referen
năm tập luyện.
ce
Biểu đồ 3.2
source
not
found
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ nhịp tăng trưởng về chức năng sinh lý của Error:
VĐV nam Bóng Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk sau Referen
một năm tập luyện.
ce


source
not
found
Biểu đồ nhịp tăng trưởng về thể lực của VĐV nam Bóng Error:
Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk sau 1 năm tập luyện.
Referen

ce
Biểu đồ 3.4
source
not
found


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, phong trào tập luyện thể thao ở Việt Nam ngày
càng phát triển mạnh về số lượng người tham gia tập luyện ở nhiều môn với
nhiều lứa tuổi, giới tính. Thể thao thành tích cao – một bộ phận cấu thành của
thể thao nước nhà nước ta đã có những bước tiến vượt trội đặc biệt là tại SEA
Games 22, lần đầu tiên đăng cai nhưng Việt Nam khẳng định mình trên đấu
trường khu vực với 344 huy chương: 155 HCV, 96 HCB, 93 HCĐ. Tuy nhiên
thể thao Việt Nam mới chỉ tỏa sáng trên đấu trường khu vực, thành tích đạt
được ở các giải đấu tầm cao thế giới và châu lục còn khiêm tốn. Vì vậy ngành
thể dục thể thao đã đưa ra những quan điểm, giải pháp hữu hiệu những đổi
mới trong công tác đào tạo tài năng thể thao.
Trong điều kiện hội nhập của nước ta hiện nay, nhiệm vụ phát triển thể
thao thành tích cao là một trong ba nhiệm vụ chiến lược quan trọng của ngành
thể dục thể thao. Để phát triển thể thao thành tích cao, công tác tuyển chọn,
đào tạo vận động viên trẻ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhằm thực hiện hoàn
chỉnh hệ thống đào tạo tài năng thể thao quốc gia, từng bước nâng cao vị thế
của thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực, châu lục và thế giới. Nhà
nước và ngành TDTT đã có sự tập trung đầu tư phát triển các môn thể thao
mũi nhọn, trong đó có bóng đá.
Bóng đá là môn thể thao được nhiều người yêu thích, bởi vì tập luyện
bóng đá ngoài việc nâng cao sức khỏe, làm cho cơ thể cường tráng, phát triển

cân đối, giáo dục tính dũng cảm, ngoan cường, tình đồng đội, tình yêu thương
lẫn nhau, tình đoàn kết hợp tác, và nhất là tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc
phục mọi khó khăn mà môn thể thao này đòi hỏi. Trong những năm gần đây,
nền bóng đá nước ta đã bắt đầu khởi sắc, với những thành tích ban đầu rất
đáng khích lệ, mang đầy tính thuyết phục: Đội tuyển QG lọt vào vòng tứ kết


2

Asian Cup 2007, vô địch AFF cúp ở Thái Lan (năm 2009), xếp thứ 131 trên
bảng xếp hạng của FIFA năm 2012 hơn đối thủ cùng khu vực là Thái Lan 136,
… Tuy nhiên, để hội nhập vào bóng đá khu vực và thế giới, Việt Nam cần làm
được nhiều hơn nữa.
Thực tế, bóng đá Việt Nam có khoảng cách xa so với các nước trên khu
vực Châu Á và trên thế giới. Ngày nay xu hướng phát triển bóng đá hiện đại
yêu cầu các VĐV phải đáp ứng nhu cầu khá cao về thể lực, kỹ thuật, chiến
thuật, chức năng nhiệm vụ của từng cầu thủ ngày càng mở rộng, tốc độ thi
đấu càng cao, sự đối kháng càng quyết liệt. Mỗi trận đấu đòi hỏi VĐV phải có
thể hình và nền tảng thể lực vững chắc. Trong khi đó một số cầu thủ nồng cốt
của đội tuyển quốc gia đang giảm sút phong độ do tuổi tác cao, các cầu thủ trẻ
chưa được đầu tư đúng mức, chất lượng đào tạo cầu thủ trẻ chưa được coi
trọng. Đây chính là yếu tố quyết định đến chất lượng bóng đá đỉnh cao của
mỗi đội bóng, câu lạc bộ cũng như đội tuyển quốc gia.
Muốn đào tạo được VĐV trẻ tốt thì ít nhất VĐV đó phải được đào tạo
ngay từ nhỏ theo chương trình tuyển chọn, huấn luyện một cách khoa học.
Sau khi huấn luyện chúng ta cần đánh giá lại công tác tuyển chọn ban đầu rồi
tiếp tục chọn lựa những VĐV ưu tú nhất để tiếp tục huấn luyện nâng cao. Dựa
vào sự phát triển về thể hình, thể lực, kỷ thuật, tư duy chiến thuật và tâm lý thi
đấu sau một quá trình tập luyện, từ đó đánh giá sự phát triển của VĐV, nhằm
đưa ra những nhận định về sự biến đổi các mặt năng lực thể thao của VĐV.

Trong suốt quá trình đó, việc nghiên cứu đánh giá sự phát triển về hình thái,
thể lực và kỹ thuật là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với công tác
đào tạo bóng đá trẻ hiện nay.
Đắk Lắk nằm ở trung tâm khu vực Tây nguyên, có vị trí chiến lược rất
quan trọng về chính trị, hội tụ mọi điều kiện về phát triển kinh tế - xã hội; tài


3

nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú; trình độ dân trí và mặt bằng văn
hóa từng bước được nâng lên; tình hình an ninh – quốc phòng ổn định. Là địa
phương có dân số đông trên 1,8 triệu người cho nên rất thuận lợi cho các lĩnh
vực kinh tế - xã hội phát triển. Trong đó, nhu cầu thưởng thức và hưởng thụ
văn hóa – thể thao của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, nhất là môn bóng đá
đã được yêu thích và chiếm được lòng tin yêu của người hâm mộ tỉnh nhà.
Đắk Lắk là tỉnh có truyền thống và bề dày về bóng đá trước đây, cũng
như sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4.
Năm 1976, Đội tuyển bóng đá Đắk Lắk đã tham gia giải bóng đá “Trường
Sơn” khu vực miền Trung và những năm tiếp theo đều tham gia các giải bóng
đá hạng A2, A1 toàn quốc, kết quả đều đạt thứ hạng khá trong khu vực và cả
nước. Cũng như đã từng tham gia giải hạng nhất quốc gia từ những năm đầu
thập kỷ 90.
Hiện nay, Đắk Lắk có khoảng 20 Huấn luyện viên bóng đá tốt nghiệp Đại
học chuyên ngành.Trong đó có 6 HLV bằng C, 2 HLV bằng B theo chứng chỉ
của AFC và 01 có chứng chỉ quản lý theo qui chế của FIFA, 02 thạc sĩ . Các
huấn luyện viên được phân bổ ở các tuyến đào tạo và đội tuyển tỉnh.
Các vận động viên năng khiếu tập trung và các tuyển trẻ của tỉnh đuợc
chi phí bằng nguồn kinh phí ngân sách của Nhà nước; một buổi học văn hóa,
một buổi tập luyện. Nhìn chung chất lưọng đào tạo vận động viên năng khiếu
và các tuyển trẻ so với nhiều địa phương khác trong khu vực và toàn quốc

tỉnh đã đầu tư làm tốt. Hầu hết các vận động viên từ nguồn đào tạo từ các
tuyến trẻ đã bổ sung cho đội tuyển nhiều năm qua của tỉnh.
Đặc biệt đội tuyển trẻ tỉnh ĐĂK LĂK được quan tâm hơn cả. Vì đây là
lứa năng khiếu mà trung tâm TDTT cùng với Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du


4

Lịch tỉnh ĐĂK LĂK tuyển sinh, đào tạo bài bản để làm nồng cốt cho các
tuyến trên của tỉnh sau này.
Từ những yêu cầu thực tiễn của bóng đá địa phương với mong muốn
bóng đá tỉnh nhà ngày càng phát triển, rút ra những thông tin cần thiết cho
người làm chuyên môn tham khảo, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch
tuyển chọn và huấn luyện phục vụ trực tiếp công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ
của tỉnh nhà. Tôi chọn hướng nghiên cứu đề tài là:
“NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG
VÀ THỂ LỰC CỦA VĐV NAM BÓNG ĐÁ ĐỘI TUYỂN TRẺ TỈNH
ĐĂK LĂK SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN 2015 – 2016”
♦ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu thực trạng và sự phát triển hình thái, chức năng sinh lý và
tố chất thể lực của VĐV nam Bóng Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk sau một
năm tập luyện.
♦ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Xác định chỉ tiêu đánh giá hình thái, chức năng sinh lý và tố chất thể
lực của VĐV nam Bóng Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk.
2. Đánh giá thực trạng và sự phát triển về hình thái, chức năng sinh lý
và tố chất thể lực của VĐV nam Bóng Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh ĐăkLăk sau một
năm tập luyện giai đoạn 2015-2016.
3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hình thái, chức năng sinh lý và tố chất
thể lực của VĐV nam Bóng Đá lứa tuổi 17-18 tỉnh Đăk Lăk.



5

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1

Khái niệm về trình độ tập luyện và các quan điểm đánh giá trình độ

tập luyện của VĐV bóng đá trẻ:
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về trình độ tập luyện của VĐV
Việc đánh giá TĐTL trong quá trình tuyển chọn và đào tạo VĐV luôn
được thế giới coi trọng, bởi nếu làm tốt vấn đề này sẽ tiết kiệm được kinh phí
và tăng hiệu quả VĐV trình độ cao. Trong quá trình đào tạo VĐV nhiều năm,
việc kiểm tra đánh giá TĐTL của VĐV các cấp theo độ tuổi, giới tính và môn
thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong
huấn luyện và tuyển chọn VĐV. Đối với VĐV cấp cao, đánh giá TĐTL
thường gắn liền với trạng thái sung sức trong các chu kỳ huấn luyện. còn đối
với VĐV trẻ thì việc đánh giá TĐTL thường nhằm mục đích đánh giá khả
năng tiềm tàng của trẻ, từ cơ sở đó có thể đưa ra dự báo về triển vọng phát
triển của các em.
Có khá nhiều khái niệm của các tác giả trong và ngoài nước xoay
quanh vấn đề này, đây cũng là yếu tố làm rõ hơn và phong phú thêm nguồn tài
liệu tham khảo giá trị.
Tiến sĩ D.Harre cho rằng : “ TĐTL của VĐV thể hiện sự nâng cao năng
lực thể thao nhờ ảnh hưởng của LVĐ tập luyện, LVĐ thi đấu và các bổ trợ
khác ’’[8, tr101]. Như vậy theo định nghĩa trên của Harre cho ta thấy LVĐ tập
luyện và LVĐ thi đấu, TĐTL của VĐV còn phụ thuộc vào các biện pháp bổ
trợ khác nữa. cũng theo Harre thì các thông tin về TĐTL của VĐV được thể

hiện ở các cuộc thi đấu và thành tích thông qua các test.
Theo Nôvicôp AD và Mátvêép L.P thì TĐTL liên quan phần lớn đến
những thay đổi thích ứng sinh học ( chức năng và hình thái ) xảy ra trong cơ
thể VĐV dưới tác động của LVĐ tập luyện và thay đổi có biểu hiện ở sự phát
triển năng lực của VĐV. Từ đó ông đưa ra khái niệm : “ TĐTL là thước đo


6

mức thích ứng của cơ thể với một hoạt động cụ thể đạt được qua tập luyện ’’.
[21, tr8].
Aulic I.V trong quyển “ Đánh giá trình độ tập luyện thể thao ’’ cho
rằng : “ việc đánh giá TĐTL khong phải là mục đích tự thân, là nhiệm vụ
hàng thứ hai, nó như là một phương tện kiểm tra cần phải cóđể phục vụ vấn
đề chính, đó là phương pháp tập luyện tạo điều kiện đạt được những thành
tích thể thao cao ’’[2, tr11]. Ông nhận xét : “ có một yếu tố cơ bản TĐTL
không được Nôvicôp AD và Mátvêép L.P nói tới đó là thành tích thể thao’’ vì
vậy theo ông : “ TĐTL là năng lực tiềm tàng của VĐV để đạt được những
thành tích nhất định trong môn thể thao lựa chọn và năng lực này được biểu
hiện cụ thể ở mức chuẩn bị về kỹ - chiến thuật, thể lực, đạo đức, ý chí và trí
tuệ.TĐTL nâng cao thì VĐV càng có thể làm trọn vẹn được một nhiệm vụ
nhất định với hiệu quả mỹ mãn hơn.’’[2, tr5-6]
Ở Việt Nam các nghiên cứu của nhiều tác giả cũng đưa ra các khái
niệm về TĐTL như sau:
Theo PGS.TS Trịnh Trung Hiếu – TS Nguyễn Sĩ Hà : “ TĐTL là trạng
thái gắn liền với những biến đổi thích nghi của các đặc tính sinh học trong cơ
thể của VĐV, những biến đổi đó xác định mức độ khả năng của hệ thống chức
năng cơ thể .’’[11, tr12-13]
Quan điểm của PGS.TS Nguyễn Toán – TS Phạm Danh Tốn : “ TĐTL
của VĐV là kết quả tổng hợp của việc giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn

huấn luyện thể thao. Nó thể hiện ở mức nâng cao khả năng chức phận của cơ
thể, năng lực vận động chung và chuyên môn của VĐV ở mức hoàn thiện các
kỹ năng, kỹ xảo thể thao phù hợp.’’[32, tr423]. Khi phân tích, PGS.TS
Nguyễn Toán còn chỉ ra rằng TĐTL của VĐV còn thể hiện trong một cấu trúc
tổng hợp ( như là một hợp kim) về chức năng, kỹ năng, trí năng, chiến thuật,
năng lực tâm lý. Đó là 5 thành tố cơ bản của TĐTL , giữa chúng có mối quan
hệ vừa thúc đẩy, vừa chế ước cho nhau.


7

Theo GS.TS Lưu Quang Hiệp :“Trình độ tập luyện và mức độ thích
nghi của cơ thể đối với hoạt động cụ thể nào đó, đạt được bằng tập luyện đặc
biệt”.[12, tr399]. Như vậy dưới con mắt các nhà y sinh học nhìn từ gốc độ
sinh lý, sinh hóa để xem xét trình độ tập luyện, ta thấy : về bản chất, đó chính
là quá trình tạo ra con người thích nghi với hoạt động giữa các hệ chức năng
trên cở sở những biến đổi sâu sắc về cấu tạo, chức năng sinh lý, sinh hóa
trong cơ thể.
Còn theo quan điểm của TS.Nguyễn Thế Truyền – PGS.TS Nguyễn
Kim Minh – TS.Trần Quốc Tuấn : “ TĐTL là một phức hợp gòm nhiều yếu tố
y sinh, tâm lý, kỹ - chiến thuật, thể lực ngày càng được nâng cao nhờ ảnh
hưởng trực tiếp lâu dài của LVĐ tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp
hỗ trợ ngoại sinh khác ’’[33, tr8]
Khái niệm về biến đổi lâu dài của TĐTL luôn luôn gắn liền với các
phạm trù “ phát triển ’’ và “ thích nghi ’’.
Phát triển là một quá trình những biến đổi trạng thái của tất cả các
thành tố tạo nên thực thể trong tự nhiên và xã hội diễn ra theo qui luật nhất
định. Sự biến đổi các thực thể đó có mối quan hệ tương hỗ về lượng và chất,
tính ngẫu nhiên, tính đa dạng của những biến đổi đó theo xu hướng chung và
tồn tại lâu dài.

Phát triển TĐTL nhờ tác động lâu dài của LVĐ tạo nên những biến đổi
vè chức năng và cấu trúc trong các cơ quan và các hệ thống cơ thể. Tuy nhiên
mọi quá trình phát triển đều mang tính tịnh tiến thường gắn với các yếu tố có
tính chất chu kỳ. Do đó, quá trình phát triển TĐTL được thực hiện không theo
đường vòng, không theo đường thẳng mà dường như theo đường xoáy chân
ốc bao gồm cả các yếu tố đối lập nhau nghĩa là vừa có chu kỳ, vừa có dạng
tuyến tính trong quá trình phát triển của TĐTL.
Trong những năm qua, bóng đá trẻ Việt Nam đã và đang được quan
tâm và cũng đã đạt được một số thành tích đáng ghi nhận. Nhưng nếu nhìn
xa hơn một chút thì việc đào tạo VĐV bóng đá trẻ ở từng các địa phương


8

chưa thật sự được chú trọng về chiều sâu, chưa có định hướng phát triển
bóng đá lâu dài và bềnh vững. Từ đó công tác đào tạo bóng đá trẻ ở các địa
phương chưa được thực hiện một cách tương xứng xu thế phát triển chung
của bóng đá cả nước nói chung và thế giới nói riêng. Việc thực hiện và ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình đào tạo và huấn luyện là việc làm rất
cấp thiết cho công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ cả nước nói chung và bóng
đá Đăk Lăk nói riêng.
1.1.2 Các quan điểm đánh giá trình độ tập luyện của VĐV bóng đá trẻ:
Các môn thể thao khác nhau thì mức độ quan trọng của từng mặt năng
lực thể thao trong TĐTL khác nhau, mỗi môn thể thao đều có những yêu cầu
cao có tính chất riêng đối với cơ quan hoặc hệ cơ quan trong cơ thể. Vì vậy,
mỗi môn thể thao đều có tác dụng hoàn thiện chủ yếu một, hay một số chức
năng hoặc cơ quan nhất định. Trình độ tập luyện của cơ thể vận động viên
được xác định thông qua các phương pháp sư phạm, tâm lý, y sinh học. Tuy
nhiên, trình độ tập luyện là một khái niệm tổng hợp, đặc trưng cho khả năng
cho toàn bộ cơ thể.

Để đánh giá TĐTL, người ta phải tiến hành kiểm tra trình độ tập luyện.
Kiểm tra trình độ tập luyện là một trong những giai đoạn nhất định, dùng các
phương pháp và công cụ kiểm tra thích hợp, cơ thể thu thập những tư liệu
cũng như phản ánh được TĐTL của vận động viên, bao gồm hình thái và chức
năng cơ thể, tố chất vận động, kỹ chiến thuật, tri thức cơ bản về TDTT, lý
luận môn chuyên sâu, yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt rõ
hơn về đặc điểm của TĐTL ở VĐV cấp cao và VĐV trẻ có sự khác nhau:
- VĐV cấp cao: Có đặc điểm trình độ tập luyện luôn ở mức cao, vì thế
khi đánh giá trình độ tập luyện, thường gắn với trạng thái sung sức thể thao
ứng với từng chu kỳ huấn luyện và thành tích thi đấu thể thao cụ thể.
- VĐV trẻ: Có đặc điểm trình độ tập luyện thấp và luôn biến động


9

trong quá trình phát triển, vì vậy khi đánh giá tổng hợp trình độ tập luyện vận
động viên trẻ cần phải xem xét nhiều chỉ tiêu, các test có tốc độ tăng trưởng
tốt trong quá trình tập luyện, phản ánh trạng thái tập luyện phù hợp với môn
thể thao đặc thù. Qua phần trình bày trên chúng ta thấy hình thái, thể lực và
kỹ thuật chiếm vị trí rất quan trọng trong trình độ tập luyện của VĐV.
1.2. Đặc điểm của bóng đá hiện đại:
Bóng đá hiện đại là bóng đá tấn công, được triển khai với nhịp độ cao,
toàn đội tấn công, lấy đông đánh ít, cầu thủ di chuyển với tốc độ nhanh, bất
ngờ dứt điểm ghi bàn trong mọi tình huống. Nếu bị mất bóng trong khi tấn
công thì toàn đội chuyển sang phòng ngựầu thủ phải có ý thức hỗ trợ bọc lót
cho nhau trên tất cả các tuyến. Để phòng ngự vững chắc đòi hỏi cầu thủ phải
thành thạo chiến thuật phòng ngự cũng như những yêu cầu mà HLV ra nhằm
hạn chế một cách đối đa các phương án tấn công của đối phương [9].
Trong bóng đá hiện đại ngày nay, khoảnh khắc chuyển đổi giữa tấn
công và phòng ngự là rất nhanh. Đội bóng nào có tốc độ chuyển đổi giữa

phòng ngự sang tấn công hoặc tấn công sang phòng ngự một cách chủ động
và nhanh hơn đối phương thì đội bóng đó sẽ làm chủ trận đấu và khả năng
giành tháng lợi là rất lớn.
Cầu thủ phải có thể lực tốt và toàn diện để đáp ứng các yêu cầu ngày
cao và khắc nghiệt của các trận đấu và cả giải đấu.
Trên cơ sở ban đầu của một cầu thủ là phát triển một cách toàn diện về
thể chất lẫn năng lực chuyên môn, sau đó cầu thủ được chuyên môn hóa vị trí,
đảm đương nhiệm vụ cụ thể và hoàn thành tốt trong cả tấn công lẫn phong ngự.
Kết hợp tính nguyên tắc, tính kỹ luật trong chiến thuật, phát huy tính
sáng tạo, tính ngẫu hứng của từng cầu thủ trong tấn công lẫn phòng ngự. Tính
sáng tạo được thể hiện qua sự quan sát, phán đoán, nhạy bén trong mọi tình
huống, chớp thời cơ nhanh và hiệu quả nhất. Thông thường ở các đội bóng có


10

đẳng cấp cao đều có một cầu thủ (thủ lĩnh) chỉ huy điều khiển nhịp độ trận
đấu, thể hiện kinh nghiệm và bản lĩnh cũng như trình độ chuyên môn.
Ở mỗi đội bóng cũng có những chuyên gia chuyên thực hiện các quả đá
phát: trực tiếp, gián tiếp, phạt góc, penalty. Bởi vì trong bóng đá hiện đại ngày
nay, việc thực hiện tố và có hiệu quả các tình huống cố định đóng vai trò hết
sức quan trọng trong việc giành thắng lợi trong một trận đấu.
Trong bóng đá hiện đại việc chuẩn bị tâm lý cho một trận đấu hay cả
giải đấu luôn được coi trọng vì mỗi cầu thủ luôn bị áp lực cả trong lẫn ngoài
sân cỏ. Vì vậy, người HLV và kể cả cầu thủ phải được trang một tâm lý hết
sức vững vàng để kiểm soát mình và có thể vượt qua các áp lực đó [32].
1.3. Những yêu cầu đối với VĐV bóng đá hiện đại:
Năng lực của một cầu thủ bóng đá mang đặc tính tổng hợp của nhiều
yếu tố, các yếu tố này phối hợp với nhau tạo thành năng lực của cầu thủ quyết
định đến thành tích thể thao của cầu thủ đó. Ngoài những tiêu chuẩn chung

đối với các VĐV thể thao như: có sức khỏe, có tố chất thể lực tốt, có khả năng
tiếp thu nhanh cac kỹ thuật, kỹ xão, có phẩm chất đạo đức tốt và đặc điểm
tâm lý vững vàng thì VĐV bóng đá phải đáp ứng các yêu cầu chuyên môn của
môn bóng đá . Muốn trở thành một cầu thủ bóng đá giỏi, về cơ bản thì cầu thủ
đó ít nhất phải hôi đủ các yếu tố sau đây:
1.3.1 Những yêu cầu về thể hình
Đối với các VĐV bóng đá không yêu cầu khắc khe về thể hình như một
số môn thể thao khác, song cũng đòi hỏi kích thước cơ thể lớn. Ở những vị trí
như: thủ môn, trung vệ, tiền đạo...những cầu thủ chơi ở những vị trí này
thường có thể hình tương đối hơn so với những cầu thủ chơi ở các vị trí khác.
Vì vậy khi tuyển chọn cần qua tâm đến kích thước cơ thể, công suất cơ thể,
các tố chất nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khéo léo....Khi tập luyện và thi đấu
thì yêu cầu về sức bền rất cao, sức chịu đựng đối với hệ tim mạch khá lớn. Do


11

đó, khi tuyển chọn cần coi trọng công năng tim của VĐV được chọn lựa .
1.3.2 Những yêu cầu về thể lực
Bóng đá là môn thể thao đòi hỏi thể lực tốt, bởi trong một trận đấu cầu
thủ luôn phải hoạt động liên tục và trong trạng thái căng thẳng. Theo các
nghiên cứu, người ta thấy rằng: Một cầu thủ nam có đẳng cấp cao thực hiện
khoảng 1100 biến đổi động tác với cường độ cao và chạy 11 km trong một
trận đấu. Vì vậy huấn luyện thể lực cho cầu thủ một cách có hệ thống, có khoa
học, tổng hợp và hiều quả sẽ giúp cho cầu thủ đảm bảo những đòi hỏi về thể
lực và thực hiện động tác kỹ thuật một cách chuẩn xác nhất. Thể lực của bóng
đá thể hiện qua các tố chất sau:
 Sức nhanh (tốc độ):
Sức nhanh là năng lực phảnh ứng của cơ thể đối với các loại khích
thích nhằm hoàn thành một động tác hay di động một cự ly nào đó trong một

thời gian ngắn nhất.
Tố chất sức nhanh là một trong các tố chất cơ bản của VĐV bóng đá,
chiếm một vị trí quan trọng trong tố chất thân thể của VĐV. Ngày nay do tốc
độ của các trận đấu bóng đá ngày một nhanh, nên yêu cầu khả năng nhanh
nhẹn đối với cầu thủ ngày càng cao. Trong một chuẩn mực nào đó, cầu thủ có
tốc độ tốt trong thi đấu luôn luôn là nhân tố quan trọng trong việc chiếm ưu
thế về không gian và thời gian, nó cũng thể hiện ở mặt tập thể, ở cá nhân, tính
uy hiếp trong tấn công và tạo sựu tin cậy trong phòng ngự. Ngày nay, yếu tố
sức nhanh được xem như là một trong những chỉ tiêu để đánh giá và tuyển
chọn VĐV.
 Sức mạnh:
Là khả năng lực tuyệt đối của cơ bắp khắc phục lực cản bên trong hoặc
bên ngoài của quá trình vận động.Là năng lực biểu hiện của cơ bắp khi hoạt
động hoặc khi co giãn. Tố chất sức mạnh được chia làm bốn loại: sức mạnh


12

tuyệt đối, sức mạnh tương đối, sức mạnh bền và sức mạnh tốc độ.
Tố chất sức mạnh là cơ sử cho các tố chất thể lực khác và cũng là cơ sở
cho VĐV trong việc nắm vững những kỹ năng vận động, nâng cao thành tích
vận động của VĐV.
Bóng đá hiện đại ngày nay các trận đấu diễn ra quyết lệt, tốc đọ ngày
càng nhanh.... vì vậy yêu cầu cầu thủ phải thực hiện các động tác chạy, nhảy,
dừng, xuất phát nhanh, chuyển thân....khắc phục quán tính và lưc cản.Ngoài
ra còn đòi hỏi cầu thủ phải hoàn toàn xuất sắc khi thực hiện các động tác kỹ
thuật một cách nhanh chóng và chính xác. Chính vì vậy, tố chất sức mạnh trở
thành thước đo huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá.
 Sức bền:
Sức bền chỉ năng lực đấu tranh chóng mệt mỏi trong thời gian hoạt

động dài của cơ thể. Cầu thủ có tố chất sức bền tốt sẽ tạo điều kiện nâng cao
năng lực đề kháng mệt mỏi của mình, khiến cho khả năng thay đổi tiết tấu của
quá trình hưng phấn và ức chế của võ đại não nâng cao lên. Chức năng hệ
thần kinh thực vật cũng được phát triển, năng lực dự trữ năng lượng trong cơ
thể được nâng lên cao.Tất cả sự biến đôi về mặt sinh lý và sinh hóa này sẽ là
cơ sở vật chất cần thiết cho sự phát triển các tố chất sức mạnh, tốc độ, linh
hoạt, từ đó xúc tác cho các tố chất này phát triển.
Sức bền có hai loại:
+ Sức bền ưa khí.
+ Sức bền yếm khí.
 Mềm dẻo và khéo léo
Trong bóng đá, sự mềm dẻo thể hiện qua việc thể hện một cách có hiệu
quả những kỹ thuật động tác: chuyền bóng, nhận bóng, dẫn bóng....Còn độ
khéo léo chính là khả năng nhanh chóng thực hiện những chuyển động mới
hay đó chính là khả năng điều tiết sự thay đổi vận động của cơ thể một cách
nhanh chóng, chính xác, trong điều kiện luôn thay đổi phức tạp.


13

Khi đánh giá sự khéo léo của VĐV ta dựa vào các yếu tố sau:
+ Độ chính xác khi di chuyển.
+ Sự phối hợp động tác khó trong chuyển động.
+ Thời gian thực hiện chuyển động.
1.3.3 Những yêu cầu về kỹ thuật trong bóng đá
Trong bóng đá những yêu cầu về kỹ thuật hết sức quan trọng, vì nếu
không có một kỹ thuật hoàn thiện, nhuần nhuyễn thì khó mà thực hiện tốt các
yêu cầu chiến thuật trong tấn công lẫn phòng ngự.Có kỹ thuật tốt sẽ thực hiện
được chiến thuật từ đó có thể áp đặt lối chơi lên đối phương, đẩy đối phương
vào thế bị động và giành thắng lợi. Có thể nói kỹ thuật là một thành tố trong

sự liên kết giữa chiến thuật, thể lực, tâm lý trong suốt quá trình tập luyện cũng
như thi đấu bóng đá.
Kỹ thuật là cơ sở cho việc hoàn thiện chiến thuật, sự phát triển của kỹ
thuật sẽ nâng chiến thuật lên một tầm cao mới.VĐV phải được trang bị kỹ
thuật một cách điêu luyện và đạt đến mức kỹ xảo, có như vậymới thể xử lý
bóng, tình huống một cách chính xác và đạt được yêu cầu của chiến thuật đề
ra. Kỹ thuật bóng đá là cách gọi tổng hợp để chỉ những hành động, phương
pháp và động tác hợp lý mà cầu thủ áp dụng trong tập luyện và thi đấu như:
kỹ thuật tâng bóng, sút bóng, nhận bóng, dẫn bóng, tranh cướp bóng, ném
biên và kỹ thuật thủ môn. Dù đã là cầu thủ trưởng thành hay mới bước vào tập
luyện thì cầu thủ đó phải được trang bị các kỹ thuật một cách cơ bản nhất và
để trở thành một cầu thủ gỏi, có kỹ thuật siêu hạng thì cầu thủ đó phải đảm
bảo được các yêu cầu sau:
Chơi bóng thuần thục bằng cả hai chân, chuyền bóng, sút bóng mạnh
và chính xác ở mọi cự ly, mọi góc độ.
Nhận bóng, giử bóng dưới nhiều hình thức, biết thay đổi linh hoạt các
động tác kỹ thuật nhằm đánh lạc hướng phán đoán của cầu thủ đối phương.
Có khả năng không chiến tốt, dù cho đó có là động tác đánh đầu


×