Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TL QLNN về lao động CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.97 KB, 11 trang )

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO NGƯỜI
KHUYẾT TẬT
1.1.Một số khái niệm
- Người khuyết tật: là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
- Việc làm cho người khuyết tật là gì: dạy nghề gắn với giải quyết việc làm
không chỉ giúp ổn định cuộc sống của người khuyết tật, mà còn góp phần
khẳng định giá trị của họ đối với gia đình, xã hội.
- Chính sách việc làm cho người lao động là gì: Nhà nước tạo điều kiện để
người khuyết tật chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc
làm và làm việc phù hợp sức khỏe, đặc điểm của người khuyết tật. Nhà nước
khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo vệc làm cho
người khuyết tật.
1.2. Vai trò chính sách việc làm cho người khuyết tật
- Nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của người khuyết tật, đồng thời tạo cơ hội
việc làm cho người khuyết tật, từ đó góp phần bảo vệ , chăm sóc và giúp đỡ
người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng, tham gia bình đẳng vào
các hoạt động xã hội.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp của người khuyết tật từ đó hướng tới giảm tỷ lệ thất
nghiệp chung.
- Tạo điều kiện để người khuyết tật được lao động, làm việc một cách bình
đẳng.
- Tạo tiền đề để người khuyết tật có sự tự tin, bỏ qua sự bi quan, tự ti của bản
thân.
- Giúp ổn định cuộc sống của người khuyết tật và còn góp phần khẳng định
giá trị của họ đối với gia đình, xã hội.
- Giúp đỡ những người khuyết tật tăng cường hay khôi phục việc thực hiện
các chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ
cần thiết để hỗ trợ người khuyết tật, gia đình và cộng đồng triển khai hoạt
động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm




bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng
như những người khác trong xã hội.
Chương 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO NGƯỜI
KHUYẾT TẬT TẠI TỈNH HÀ NAM
2.1.Giới thiệu về tỉnh Hà Nam
2.1.1.Kinh tế- xã hội
- Hà Nam nằm về phía Nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía Nam của Thủ
đô Hà Nội, diện tích tự nhiên 826,66km2, dân số khoảng 825.000 người, gồm
các dân tộc Kinh, Tày, Hoa... Tỉnh lỵ Hà Nam là thị xã Phủ Lý. Hà Nam có 5
huyện: Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm và Bình Lục. Phía Bắc
của tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên, Hà Tây, Đông giáp Thái Bình, Tây giáp
Hoà Bình, Đông Nam và Nam giáp Nam Định và Ninh Bình.
- Địa hình Hà Nam khá đa dạng, nhưng chủ yếu là vùng chiêm trũng, có một
phần đồi núi và nửa đồi núi. Tuy là tỉnh đồng bằng nhưng lại có nhiều dãy núi
đá vôi. Có hai con sông lớn chảy qua là sông Đáy và sông Châu Giang. Đất
đai phần lớn do phù sa bồi đắp, ruộng đất rất phì nhiêu, là một tỉnh thuần
nông, có năng suấtcao.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa khô từ 11 đến tháng 4 năm sau.
- Khu Công nghiệp Đồng Văn I và Khu Công nghiệp Đồng Văn 2 thuộc địa
bàn thị trấn Đồng văn: Tổng diện tích 410ha. Với giao thông thuận tiện: Đây
là 1 trong số ít các khu công nghiệp giáp với 3 phía đều giáp với quốc lộ lớn.
Phía Đông giáp với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, phía Nam giáp quốc
lộ 38, phía Tây giáp quốc lộ 1A. Khu công nghiệp cũng liền kề với ga Đồng
Văn thuộc hệ thống đường sắt Bắc Nam.
Khu công nghiệp Châu Sơn 200ha - nằm trong thành phố Phủ Lý
Khu công nghiệp Hòa Mạc 200ha - thuộc thị trấn Hòa Mạc - Duy Tiên
- Các dự án khu công nghiệp khác (đang thi công):

Khu công nghiệp Ascendas - Protrade, diện tích 300ha
Khu công nghiệp Liêm Cần - Thanh Bình, diện tích 200ha
Khu công nghiệp Liêm Phong, diện tích 200ha
Khu công nghiệp ITAHAN, diện tích 300ha.
Ngoài ra tỉnh cũng xây dựng được nhiều cụm công nghiệp và đã cho các
doanh nghiệp và tư nhân thuê, tạo việc làm cho nhiều nhân lực. Phát triển
công nghiệp dồn dập cũng đã ít nhiều mang lại các hậu quả về môi trường,
xong tỉnh cũng đã từng bước thanh kiểm tra các khu công nghiệp và dần tốt
đẹp hơn. Nhiều khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý rác thải hoạt động hiệu
quả và kinh tế.
- Nông nghiệp: 28,4% :Cơ cấu nông nghiệp trong GDP giảm dần từ 39,3%


năm 2000 còn 28,4% năm 2005. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông
nghiệp bình quân đạt 4,1% (2001-2005). Trong đó: trồng trọt tăng 1,7%, chăn
nuôi tăng 6,7%, dịch vụ 31%, sản lượng lương thực đạt 420 tấn/năm, sản
lượng thuỷ sản năm 2005 đạt 11.500 tấn, giá trị sản xuất trên 1 ha đạt 38,5
triệu đồng. Hình thành vùng cây lương thực chuyên canh, thâm canh có năng
suất cao ở ba huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục. Tại đây đầu tư vùng lúa
đặc sản xuất khẩu có năng xuất cao. Chuyển diện tích trũng ở vùng độc canh,
hoang hoá sang sản xuất đa canh để nuôi trồng thủy sản là 5.188 ha. Chuyển
một phần đất màu sang trồng rau sạch chuyên canh và trồng hoa. - Các sản
phẩm chăn nuôi chủ yếu: Tổng đàn bò 35.000 con; lợn 350.000 con; dê
16.000 con; gia cầm 3.350.000 con. Nhập bò sữa cung cấp cho nông dân là:
150 con. Đến nay đã phát triển được 355 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
đạt trên 30.000 tấn/năm.
Du lịch,dịch vụ:
- Về du lịch sinh thái: Hà Nam có nhiều điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn
như: Khu du lịch đền Trúc thờ vị anh hùng Lý Thường Kiệt và Ngũ Động Thi
Sơn là quả núi năm hang nối liền nhau cách thành phố Phủ Lý 7 km. Đã quy

hoạch Khu du lịch Tam Chúc thuộc huyện Kim Bảng với quy mô gần 2000 ha
với 9 khu chức năng. Diện tích mặt nước hồ khoảng 600 ha, diện tích phụ cận
và khu du lịch sinh thái là 600 ha. Xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, sân gôn,
quần vợt, công viên nước, nhà thuỷ tạ. Nơi đây cách chùa Hương 7 km, cách
Hà Nội 70 km, Nam Định 40 km, Ninh Bình 45 km, Hưng Yên 40 km là điểm
dừng chân cho khách du lịch nhiều tỉnh, nơi nghỉ dưỡng và giải trí vào các
ngày nghỉ cuối tuần của khách thập phương, đang thu hút đầu tư. - Chùa Long
Đọi Sơn ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Di tích Long Đọi Sơn
được xếp hạng từ năm 1992. Hàng năm có trùng tu, tôn tạo để gìn giữ cho
muôn đời sau. - Khu trung tâm du lịch thành phố Phủ Lý: Được xây dựng 2
bên dòng sông Đáy, giáp cửa sông Châu; có khách sạn 3 sao, 11 tầng, có khu
du lịch bến thuỷ phục vụ du khách đi chùa Hương, Ngũ Động Sơn, chùa Bà
Đanh, Hang Luồn. Nơi đây còn là địa điểm bơi thuyền dọc sông Châu, sông
Đáy vãng cảnh nước non Phủ Lý. - Đền Trần Thương, ở huyện Lý Nhân, thờ
quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Đến được xây dựng
năm 1783; với diện tích 1,4 ha.
2.1.2.Lao động – việc làm
Cụ thể, trong số 13.174 người được tạo việc làm mới trong 9 tháng đầu năm
thì lao động nữ là 5.380 người. Trong đó, 752 người đi xuất khẩu lao động,
đạt 75,2% kế hoạch và có khoảng 15.094 người được tạo việc làm thêm. Bên
cạnh đó, Sở LĐ-TB&XH tỉnh cũng hỗ trợ tuyển dụng lao động tại Khu công
nghiệp Hòa Mạc - huyện Duy Tiên và các cụm công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn tỉnh, kết quả đã hỗ trợ tuyển dụng 1.122 lao động vào làm
việc tại các doanh nghiệp.


Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh cũng đã tổ chức khảo sát nhu cầu tuyển
dụng, sử dụng lao động của các doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu
tìm việc làm. Tổ chức 16 phiên giao dịch việc làm thu hút 1.624 người tham
gia đăng ký tìm việc làm và giới thiệu vào làm việc tại 213 đơn vị, doanh

nghiệp; tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho 5.107 người; Tiếp nhận tư
vấn về chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho 2.003 người lao động, quyết định
hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 1.791 người lao động với tổng số tiền
chi trả 15,031 tỷ đồng.
Hà Nam là một trong những tỉnh thành tại Việt Nam hoạt động xuất khẩu lao
động khá mạnh. Trong thời gian qua Sở lao động – Thương binh tỉnh Hà Nam
và Xã hội cũng đã rất sát sao trong việc tuyên truyền và đẩy mạnh xuất khẩu
lao động. Rất nhiều phương án đã được địa phương cũng như doanh nghiệp
xuất khẩu lao động đề ra nhằm đẩy mạnh trong việc cung cấp thông tin tư vấn
tuyển chọn đi xuất khẩu lao động.
Chỉ tiêu của tỉnh Hà Nam 2017 là 3500 người xuất khẩu lao động nước ngoài
và nâng cao cuộc sống cho gia điình nhất là các hộ gia đình ở nông thôn sẽ
được các ban ngành đoàn thể quan tâm nhiều hơn. Qua đó phát triển kinh tế
địa phương đúng hướng vì một Hà Nam giàu đẹp, văn minh và thân thiện.
2.2.Thực trạng tình hình việc làm cho người khuyết tật
- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo địa phương :
Đơn vị :nghìn người
Hà nam

Năm 2014
472,4

Năm 2015
Sơ bộ năm 2016
472,1
473,4
Nguồn :dân số và lao động - tổng cục thống kê

-Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số phân theo
địa phương.

Đơn vị :%
Hà nam

Năm 2014
58,3

Năm 2015
Sơ bộ năm 2016
57,8
57,8
Nguồn : dân số và lao động – tổng cục thống kê

Theo thống kê của Hội người khuyết tật tỉnh Hà Nam, hiện toàn tỉnh có
18.000 người khuyết tật các loại, không kể những người là thương bệnh binh
và nạn nhân chiến tranh khác, trong đó gần 1.200 người được hưởng trợ cấp
thường xuyên từ ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, trên 1.000 hộ gia đình
cũng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật.


Trong những năm qua, nhiều chương trình lồng ghép công tác thực hiện Luật
người khuyết tật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được thực hiện
như tuyên truyền đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật, miễn giảm học
phí cho trẻ em khuyết tật, cho vay vốn ưu đãi … Tỉnh Hà Nam đã từng bước
tạo điều kiện cho người khuyết tật phát huy hết khả năng của mình để đáp ứng
nhu cầu của bản thân, vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động trợ giúp
người khuyết tật, góp phần xây dựng cộng đồng. Ngoài ra, tỉnh còn quan tâm
tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hoạt động từ thiện trợ giúp người khuyết
tật có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ họ vượt lên chính mình.
Đến nay, đã có 90 người khuyết tật của tỉnh Hà Nam được hưởng lợi từ dự án
“Hỗ trợ hoà nhập kinh tế - xã hội và việc làm cho người khuyết tật” do Hội

Chữ thập đỏ Tây Ban Nha tài trợ và được triển khai tại hai huyện Bình Lục và
Thanh Liêm.
-Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Nam đã tổ chức 5 lớp dạy nghề cho người khuyết
tật, trong đó có 2 lớp may công nghiệp, 2 lớp thêu ren và 1 lớp nón lá. Những
nghề được lựa chọn đều là nghề truyền thống của địa phương, nơi mà người
khuyết tật đang sinh sống. Điều này không chỉ giúp địa phương duy trì được
nghề truyền thống mà còn giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, đặc
biệt là người khuyết tật góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách an
sinh xã hội. Mỗi khoá dạy nghề cho người khuyết tật diễn ra trong thời gian 7
tháng, trong quá trình học các học viên được hỗ trợ học liệu thực hành, kiểm
tra tay nghề.
2.3.Thực trạng chính sách việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Hà Nam
- Theo mục 4- chương 11- điều 176 của bộ Luật lao động quy định với chính
sách việc làm cho người khuyết tật thì :
Điều 176. Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật
1. Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người
khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo
việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc, theo quy định của
Luật người khuyết tật.
2. Chính phủ quy định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc
làm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động là người khuyết tật.
Căn cứ vào điều này, thì tỉnh Hà Nam cũng đã triển khai một số dự án, kế
hoạch việc làm cho người khuyết tật dựa trên chính sách của Nhà nước đối
với lao động là người khuyết tật. Cụ thể là kế hoạch đào tạo nghề cho lao
động nông thôn năm 2017 (số :1750/KH-UBND) quy định rõ chỉ tiêu ,nhiệm
vụ ; đối tượng học nghề; thời gian đào tạo; kinh phí đào tạo; chính sách đối


với người học nghề; hình thức hỗ trợ đào tạo; thời gian thực hiện; tổ chức
thực hiện...

-Hay như Thông qua dự án "Hỗ trợ hòa nhập kinh tế xã hội và việc làm cho
người khuyết tật”do Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha tài trợ được triển khai tại
hai huyện Bình Lục và Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam từ tháng 4/2014. Đến
nay, Dự án đã mang lại nhiều kết quả ý nghĩa góp phần giúp người khuyết tật
có cơ hội vươn lên trong cuộc sống, xóa dần những mặc cảm tự ti để hòa nhập
cộng đồng. Mỗi khóa dạy nghề cho người khuyết tật diễn ra trong thời gian 7
tháng, trong quá trình học các học viên được hỗ trợ nguyên vật liệu thực hành,
kiểm tra tay nghề và tạo việc làm với thu nhập trên 1 triệu đồng/tháng.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là
NKT cũng sẽ hưởng một số chính sách ưu đãi sau, cụ thể: Được hỗ trợ cải tạo
điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho NKT; được miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất
kinh doanh. Ngoài ra còn được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và
miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh
theo tỷ lệ lao động là NKT, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô
DN.Nhìn chung, Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và DN nhận NKT
vào làm việc. DN sử dụng nhiều lao động là NKT đều được hưởng những
chính sách ưu đãi trên. Các DN khi sử dụng lao động là NKT vừa được hưởng
ưu đãi vừa nhận được sự ủng hộ của xã hội bởi đã góp phần giúp NKT được
hòa nhập với cộng đồng.
- Tại Hà Nam hội người khuyết tật được thành lập năm 2006 trong bối cảnh
cả nước mới chỉ có 4 tổ chức Hội cấp tỉnh. Điều này cho thấy việc xây dựng
và phát triển tổ chức Hội dành cho người khuyết tật thực sự rất khó khăn. Vì
vậy,những năm qua, Hội người khuyết tật tỉnh Hà Nam luôn chú trọng xây
dựng, củng cố tổ chức Hội với quan điểm để làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ
và hỗ trợ cho người khuyết tật thì trước hết tổ chức Hội phải thật vững mạnh.
Với mục tiêu tham gia vào quá trình vận động chính sách, phổ biến kiến thức
về lĩnh vực người khuyết tật (NKT), tư vấn đồng cảnh, tìm kiếm và tạo cơ hội
việc làm, ổn định kinh tế cho các hội viên, hướng tới sự tham gia đầy đủ và
bình đẳng dựa trên Quyền của NKT. Ngay sau khi được thành lập, các thành

viên trong BCH Tỉnh hội, đặc biệt là người đứng đầu tổ chức Hội Người
khuyết tật tỉnh Hà Nam đã nỗ lực không ngừng trong mọi mặt hoạt động, đặc
biệt là trong công tác kiện toàn và phát triển tổ chức Hội. Xác định con người
là nhân tố quyết định, Hội thường xuyên chú trọng nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ thông qua dự án CODV (Dự án tăng cường năng lực và phát triển
tổ chức cho Hội Người khuyết tật cấp tỉnh của Việt Nam) do Liên Hiệp hội về


NKT Việt Nam và đối tác Đan Mạch phối hợp triển khai. Cùng với đó, Tỉnh
Hội Hà Nam cũng thường xuyên phổ biến những chính sách pháp luật về
NKT, xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên nguồn của Hội và cử cán bộ tham gia
các lớp bồi dưỡng do Liên hiệp Hội về NKT Việt Nam, Diễn đàn NKT Việt
Nam tổ chức. Tạo cơ hội giao lưu, gặp gỡ nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa các
thành viên BCH thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao. Tổ chức đưa đoàn
đại biểu tham dự Hội nghị NKT Châu Á thái bình dương tại Hà Nội tháng
11/2014; giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức NKT tại các địa
phương như: Quảng Bình, Đà Nẵng, Hà Nội, Thái Nguyên, Nam Định, Ninh
Bình…Tính đến nay mạng lưới tổ chức Hội Người khuyết tật đã trải rộng trên
địa bàn tỉnh với 6/6 Huyện,Thành phố và 5 xã, phường có Hội NKT với sự
tham gia của trên 800 hội viên nòng cốt sinh hoạt tại các cấp Hội. Trong Nghị
quyết của Đại hội Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam nhiệm kỳ 2 (20112016) cũng đã đặt ra yêu cầu phát triển Hội NKT cấp phường, xã trên địa bàn
toàn tỉnh. Như vậy cùng với hệ thống tổ chức hội phát triển sâu rộng và năng
lực các thành viên làm công tác Hội cũng đã được nâng lên thì thành quả
trong xây dựng, phát triển tổ chức Hội của Hà Nam rất đáng ghi nhận trong
bối cảnh cả nước cũng chỉ có 17 tổ chức Hội NKT có tư cách pháp nhân
như Tỉnh hội Hà Nam.
Nhờ xây dựng được hệ thống tổ chức Hội sâu rộng mà những năm qua, Hội
Người khuyết tật tỉnh Hà Nam đã có nhiều hoạt động hướng về cơ sở và trợ
giúp tích cực cho hội viên. Chỉ tính riêng trong năm 2014, Hội Người khuyết
tật tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh xóa nhà không an toàn

cho 02 đối tượng tại huyện Kim Bảng và Bình Lục với số tiền là 20 triệu/1 hộ.
Các Huyện, Thành Hội cũng đã tiến hành thăm và tặng quà cho các đối tượng
hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng số tiền và hiện vật trị giá
trên 200 triệu đồng.
2.4.Đánh giá
2.4.1.Ưu điểm
- Luật NKT (2010) đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về
NKT trên cơ sở tiếp cận quyền con người, từng bước nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của NKT phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
thực hiện các cam kết của Việt Nam đối với Công ước quốc tế về quyền của
NKT.
- Đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn trong cả nước đã thành lập Hội đồng
xác định mức độ KT cấp xã theo đúng quy định. Tính đến năm 2015 đã có
1.311.332 NKT được cấp giấy xác nhận khuyết tật (chiếm khoảng 18,7%
NKT), đa số là các trường hợp NKT nặng, đặc biệt nặng. Về cơ bản, việc xác


định mức độ khuyết tật tại cấp xã triển khai thuận lợi, hợp lý, tạo điều kiện
cho NKT tiếp cận kịp thời các chính sách của Nhà nước.
- Việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về NKT những năm qua đã tạo
ra những chuyển biến tích cực đối với cuộc sống của NKT. Sự thay đổi về
nhận thức xã hội giúp NKT tự tin hơn, hòa nhập vào đời sống xã hội ngày
càng thuận lợi. Với vai trò chủ đạo của Nhà nước, hoạt động trợ giúp NKT đã
thu hút sự quan tâm, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ
chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tới mọi mặt đời sống của NKT, từng bước
giảm dần những rào cản, cải thiện một bước việc đáp ứng các nhu cầu, quyền
lợi chính đáng của NKT, tạo động lực để NKT phát huy năng lực của mình,
vươn lên hòa nhập, đóng góp cho xã hội và trợ giúp thiết thực đối với người
cùng hoàn cảnh. Việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp NKT đã huy
động được sự tham gia của nhiều thành phần xã hội và đông đảo các tầng lớp

nhân dân tham gia hỗ trợ, trợ giúp người khuyết tật, trong đó có vai trò quan
trọng của các tổ chức của NKT, tổ chức vì NKT và các tổ chức tôn giáo, nhân
đạo,
từ
thiện.
- Có được những kết quả trên là do sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống
chính trị và sự đóng góp của xã hội trên cơ sở phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc. Hệ thống chính sách pháp luật về NKT được bổ sung, Nhà nước
ưu tiên bố trí nguồn lực, tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm cụ thể để
thực hiện. Gia đình NKT đã phát huy tốt vai trò là tuyến đầu nuôi dưỡng,
chăm sóc, bảo vệ NKT, đồng thời nhiều NKT đã nỗ lực khắc phục khó khăn,
vượt qua mặc cảm tự ti, vươn lên khẳng định khả năng sống độc lập, hòa nhập
xã hội và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội.
2.4.2.Nhược điểm
- Đời sống của một bộ phận không nhỏ NKT còn nhiều khó khăn, hiện còn
khoảng 10% NKT thuộc hộ nghèo. Còn một số NKT chưa được tiếp cận hoặc
tiếp cận chưa đầy đủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước về y tế, giáo dục,
dạy nghề, việc làm… Một bộ phần cán bộ và người dân nhận thức chưa đẩy
đủ về vấn đề NKT, xem công tác NKT thuộc trách nhiệm của ngành Lao động
–TBXH và trợ giúp NKT chỉ là hoạt động từ thiện. Thêm vào đó, ở một số
nơi, công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Người khuyết tật còn chậm,
chưa kịp thời, thiếu sâu sát, vẫn còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với
NKT.
- Hoạt động xác định mức độ khuyết tật đạt kết quả chưa cao. Tính đến cuối
năm 2015, cả nước có trên 1,3 triệu người NKT được cấp giấy xác nhận
khuyết tật, chiếm khoảng 18,7% tổng số NKT. Đây đa số là các trường hợp
NKT nặng và đặc biệt nặng. Bên cạnh đó, công tác thống kê, quản lý NKT
còn nhiều bất cập, chưa phản ánh, cập nhật được quy mô và thực trạng NKT
của cả nước và từng địa phương. Từ năm 2010 đến nay, dữ liệu về NKT vẫn



dựa trên kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Việc triển khai thực
hiện công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cũng còn nhiều khó
khăn do thiếu nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ nhân lực
thực hiện công tác phục hồi chức năng. Số lượng NKT được dạy nghề đạt
thấp, hầu hết chỉ ở trình độ sơ cấp, chưa đạt được chỉ tiêu đến năm 2015 có
250.000 NKT trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và
tạo việc làm. Cùng với đó, kinh phí dạy nghề cho NKT chưa được bố trí
riêng, mức hỗ trợ tiền ăn, đi lại thấp, không phù hợp với NKT. Đối với NKT
tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho NKT chưa được trực tiếp
vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách
xã hội. Nhiều địa phương chưa thực hiện việc hỗ trợ cho cơ sở sản xuất, kinh
doanh sử dụng từ 30% lao động là NKT trở lên.
- Người khuyết tật vẫn còn khó tiếp cận với các hoạt động văn hóa, giải trí,
thể dục thể thao ở cơ sở. Việc miễn giảm giá vé, giá dịch vụ cho NKT chưa
đồng bộ, nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành quy định này. Kết quả thực hiện
việc đảm bảo tiếp cận giao thông, cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng
chưa đạt lộ trình theo luật định. Số lượng NKT tiếp cận sử dụng Internet thấp,
nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi. Mức trợ cấp xã hội cho NKT còn
thấp. Số lượng NKT được tiếp nhận vào các Trung tâm bảo trợ xã hội còn ít,
cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp NKT còn thiếu thốn, nhất là trang thiết bị
y tế phục hồi chức năng phù hợp cho NKT, thiếu các dịch vụ trị liệu tâm lý.
2.4.3.Nguyên nhân
- Tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NKT của Bộ,
ngành liên quan chậm đã ảnh hưởng đến việc triển khai. Một số quy định
mang tính nguyên tắc trong Luật nên số lượng văn bản cần được hướng dẫn
chi tiết khá lớn, cần có thời gian để nghiên cứu, ban hành.
- Chưa có cơ chế phù hợp ở cấp quốc gia để thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ,
đồng bộ giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các chính sách,
chương trình, đề án liên quan đến NKT. Cán bộ chuyên trách cấp xã, phường,

thị trấn kiêm nhiệm nhiều công việc nên hiệu quả triển khai công tác NKT
chưa cao. Ngân sách bố trí thực hiện các chính sách của Luật NKT còn hạn
chế.
- Vấn đề áp dụng chính sách cho NKT tại một số địa phương còn nhiều bất
cập, thủ tục hành chính phức phức tạp làm cho NTK gặp khó khăn, nhiều cán
bộ chưa thể hiện được sự giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình giúp đỡ NKT.
- Nhiều trường học phổ thông hiện nay chưa sẵn sàng cho việc nhận học sinh
khuyết tật học hòa nhập.


Chương 3. GIẢI PHÁP
3.1.Xu hướng việc làm cho người khuyết tật
Thực tế, gần đây trình độ tay nghề, chuyên môn, văn hóa của NKT có xu
hướng ngày càng tăng chứng tỏ NKT đang được đào tạo, học hành đầy đủ.
Bên cạnh đó, cũng chứng tỏ DN tuyển dụng lao động khuyết tật có trình độ
cũng đang tăng dần, kéo theo tỉ lệ NKT có thu nhập cao cũng tăng lên.”Ví dụ
như có các cơ sở kinh doanh hộ gia đình thuê người khuyết tật làm việc, các
cơ sở tẩm quất người mù, sản phẩm tăm tre nhân đạo,...Hằng năm, các cơ
sở,các Hội sẽ có nhân viên tới các trường học , bán những sản phẩm mà các
học viên khuyết tật làm ra :bút, thước kẻ...
3.2.Giải pháp
- Nghiên cứu ban hành một số luật liên quan đến NKT như: Luật Trợ giúp xã
hội, Luật Sức khỏe tâm thần, đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật
về NKT phù hợp với Hiến pháp và Công ước quốc tế về quyền của NKT.
Đảm bảo việc phân bổ ngân sách hàng năm và trung hạn cho chính sách bảo
trợ xã hội, trong đó có chính sách trợ giúp cho NKT.
- Cần tăng cường thực hiện quản lý Nhà nước về công tác NKT, cụ thể hóa
các mục tiêu, giải pháp về công tác NKT vào chương trình phát triển kinh tế
xã hội của địa phương, ban hành các chính sách cụ thể tạo điều kiện cho các
cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động trợ giúp NKT. Chủ động

cân đối nguồn lực phù hợp để thực hiện chính sách NKT. Trong phạm vi trách
nhiệm, thẩm quyền của mình thực hiện việc miễn, giảm giá vé một số dịch vụ
cho NKT, đẩy nhanh tiến độ thực hiện lộ trình tiếp cận các công trình xây
dựng cho NKT theo quy định trong Luật NKT.
- Chủ động cân đối nguồn lực và ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện có hiệu
quả chính sách pháp luật và các chương trình, đề án về NKT.
- Xây dựng, phê duyệt quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục chuyên biệt và
hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; ban hành chức danh
nghề nghiệp và chính sách đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục NKT
- Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến chính sách pháp luật về NKT
nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng xã hội đối
với hoạt động trợ giúp NKT; hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển các tổ chức
của NKT và hoạt động vì NKT.
- Tạo nguồn lực tài chính , đất đai, máy móc... cho việc thực hiện chính sách
việc làm cho người khuyết tật
- Chính sách động viên , khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động khuyết
tật cần phải được mở rộng, tuyên truyền rộng rãi tới các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh, có những ưu đãi lớn cho doanh nghiệp ví dụ như giảm thuế.




×