Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ảnh hưởng của việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến hoạt động xuất khẩu sức lao động của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.98 KB, 8 trang )

1

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
MÔN

QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỀ SỐ 3
Phân tích ảnh hưởng của việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến
hoạt động xuất khẩu sức lao động của Việt Nam sang các nước trong ASEAN

1


2

MỤC LỤC

2


3

MỞ ĐẦU
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày
08/8/1967 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển và hợp tác
trong khu vực. Sau gần nửa thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN ngày nay trở
thành một liên kết khu vực quan trọng, là đối tác không thể thiếu trong chính sách


khu vực của các nước lớn và các trung tâm kinh tế quan trọng trên thế giới.
Ngày 31/12/2015 đã đánh dấu một sự kiện mang tính bước ngoặt của
ASEAN đó chính là việc ra mắt Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community). Cộng
đồng gồm ba trụ cột chính: Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Văn
hoá – Xã hội (ASCC) và Cộng đồng Kinh tế (AEC). Trong ba trụ cột này, AEC có
tác động nhanh và mạnh nhất đến các nước thàng viên, trong đó có Việt Nam. AEC
mở ra những cơ hội, đồng thời đặt ra những thách thức không nhỏ đối với toàn bộ
nền kinh tế nước ta. Trong đó, hoạt động xuất khẩu sức lao động của Việt Nam đến
các nước ASEAN là một trong những lĩnh vực có nhiều cơ hội cũng như thách thức
nhất bởi lẽ, tự do hoá di chuyển lao động có tay nghề cũng là một nội dung quan
trọng để tiến tới một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong ASEAN.

I.

NỘI DUNG
Khái niệm về hoạt động xuất khẩu sức lao động Việt Nam sang các
nước ASEAN
Xuất khẩu lao động Việt Nam là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng

lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu
nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Xuất khẩu lao động góp phần
giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ
cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác.
Xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước ASEAN là một phần của hoạt
động xuất khẩu sức lao động Việt Nam, trong đó, nước ta cung ứng lao động sang
thị trường các nước nằm trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á như là Thái Lan,
Lào, Malaysia, Singapore…
II.

Thực trạng hoạt động xuất khẩu sức lao động của Việt Nam sang

các nước ASEAN sau khi thành lập AEC
Là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, AEC được thành lập nhằm

mục đích tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia
3


4

thành viên ASEAN. Ngoài ra, AEC giúp thúc đẩy kinh tế phát triển một cách đồng
đều, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao và hội nhập đầy đủ vào
nền kinh tế toàn cầu. Tới nay, chặng đường Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã đi được
hơn một năm. Theo đánh giá của các chuyên gia, dù kết quả chưa được như kỳ vọng
song đây vẫn là là động lực để Việt Nam tiếp tục đổi mới, tận dụng cơ hội, vượt qua
thách thức trong những năm tới.
Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là hiện nay là có lực lượng lao động dồi dào
và cơ cấu lao động trẻ. Tính đến thời điển 07/2016, lực lượng lao động trừ 15 tuổi
trở lên ở nước ta ước tính là 54,4 triệu người, còn số người trong độ tuổi lao động là
khoảng 47,5 triệu người.1 Bên cạnh đó, nhân lực Việt Nam hoàn toàn có thể đảm
nhiệm những công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều kĩ năng trong các doanh nghiệp đến
từ ASEAN với bằng chứng là giải nhất Cuộc thi Tay nghề ASEAN 2014. Điều này
càng chứng tỏ tiềm năng đáng kể của lao động nước ta trong thị trường ASEAN.
Tuy nhiên, lao động Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều hạn chế. Trước
hết, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và có khoảng cách lớn so với
các nước trong khu vực. Theo Ngân hang Thế giới, Việt Nam đang thiếu lao động
có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất
lượng nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia
xếp hạng của Ngân hàng Thế giới.2 Không chỉ có vậy, năng suất lao động của Việt
Nam còn thấp. Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), năng suất lao động của Việt
Nam thấp hớn 15 lần so với Singapore và chỉ bằng khoảng 1/5 lần so với Thái Lan

hay Malaysia. Bên cạnh đó, sự chuẩn bị kiến thức, kĩ năng, thái độ… để sẵn sang di
chuyển sang làm việc tại nước ngoài của lao động Việt Nam chưa cao. Lao động
nước ta còn thiếu nhiều kỹ năng như ngoại ngữ, tác phong nghề nghiệp, tính kỷ
luật… Cũng theo Ngân hàng Thế giới năm 2012 về khả năng đáp ứng các kỹ năng
của sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu của nhà tuyển dụng trong các nước ASEAN,
thái độ làm việc của lao động Việt Nam được đánh giá là thiếu hụt ở mức độ
nghiêm trọng, các kỹ năng quan trọng như tư duy sáng tạo, công nghệ thông tin…
vẫn còn thiếu hụt lớn.

1 Theo />2 Theo Hỏi đáp về Cộng đồng Kinh tế ASEAN; PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn, TS Nguyễn Anh
Thu, NXB Thông tin và Truyền thông, 2016
4


5

Chính vì những khó khăn trên, mặc dù AEC đã hình thành và phát triển được
hơn một năm, tình hình xuất khẩu lao động nước ta sang thị trường các nước thành
viên ASEAN đã giảm mạnh. Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam
(VAMAS), năm 2016, có 2.109 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường các
nước Đông Nam Á, chiếm 1,67% tống số lao động đưa đi xuất khẩu sang nước
ngoài, giảm 71,45% so với số lao động đưa đi trong năm 2015. Trong đó chỉ có hai
thị trường tiếp nhận lao động nước ta là: Malaysia và Singapore. Malaysia có quy
mô tiếp nhận lớn nhất là 2.079 người, chiếm 99,00% số lao động đưa sang thị
trường các nước Đông Nam Á. Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 173
lao động. Tuy nhiên, quy mô tiếp nhận lao động Việt Nam tại Malaysia giảm
71,72% so với năm 2015. Thị trường Singapore đã tiếp nhận 29 lao động, tiếp tục
có xu hướng giảm và giảm 6,45% so với năm 2015. Đây là thị trường đòi hỏi người
lao động không chỉ có tay nghề cao mà cả có trình độ tốt về ngoại ngữ. 3
III.


Cơ hội và thách thức trong tương lai của hoạt động xuất khẩu
lao động Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN
1. Cơ hội:
Với dân số 90 triệu/600 triệu dân trong ASEAN, lao động Việt Nam sẽ tìm

được nhiều cơ hội trong tương lai. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang có cơ cấu dân
số vàng, việc này dẫn đến sự thuận lợi để tiếp thu được tri thức, kỹ năng mới; từ đó
góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động của Việt Nam.
Bên cạnh đó, thỏa thuận tự do di chuyển lao động trong AEC sẽ làm gia tăng số
lượng việc làm của Việt Nam trong thời gian tới, do Việt Nam có lợi thế cạnh tranh
ở lao động giá rẻ trong các ngành dệt may, da giày… và nguồn nhân lực cao từ các
ngành nghề như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông… Thị trường lao động dồi
dào, nhu cầu lao động có tay nghề ngày càng gia tăng là cơ hội rất lớn cho Việt
Nam trong bối cảnh tự do luân chuyển thị trường lao động. Trước mắt, có 8 ngành
nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các Thỏa
thuận công nhận tay nghề tương đương (MRAs) gồm dịch vụ tư vấn kỹ thuật; dịch
vụ kiến trúc; hành nghề y khoa; hành nghề nha khoa; dịch vụ điều dưỡng; ngành
nghề du lịch; dịch vụ kế toán, kiểm toán và du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng
cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó có nhân lực được đào tạo chuyên môn
3 Theo />5


6

hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biết là tiếng Anh,
được di chuyển tự do hơn. Nhờ thỏa thuận này, lao động Việt Nam sẽ có cơ hội học
tập và làm việc trong các môi trường chuyên nghiệp, phát triển của các nước trong
AEC, đồng thời cũng làm thúc đẩy nguồn nhân lực, đặc biệt với giới trẻ, tạo dựng
tinh thần tự học tập, nâng cao trình độ tay nghề, và quan trọng là rèn luyện tiếng

ngoại ngữ. Không chỉ có vậy, với đối tượng sinh viên, việc hợp tác giữa các trường
đại học trong ASEAN (mạng lưới AUN) tạo ra nhiều cơ hội học tập và từ đó mở ra
cơ hội việc làm tại các nước ASEAN trong tương lai.
2. Thách thức:

Bên cạnh những thuận lợi, những cơ hội nhìn thấy được từ một thị trường
rộng lớn là những khó khăn thách thức:
Thứ nhất, tuy lực lượng lao động của nước ta dồi dào nhưng chất lượng và
cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập. Do
xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp nên tỷ lệ lao động
tham gia vào thị trường lao động chính thức còn thấp. Chỉ có 40% nhân lực có trong
hợp đồng quan hệ lao động, 60% là lao động tự do, không có trong các quan hệ làm
việc chính thức.
Thứ hai, muốn dịch chuyển lao động thì phải có ngoại ngữ nhưng ngoại ngữ
cũng là một điểm hạn chế của lao động Việt Nam. Trên thực tế, trình độ tiếng Anh
của lao động Việt Nam còn thấp và rất ít người lao động học ngôn ngữ của các nước
ASEAN như Thái Lan, Lào, Campuchia…
Thứ ba, hệ thống thông tin của thị trường lao động Việt Nam hiện nay còn
nhiều yếu kém và hạn chế; thị trường lao động hiện tại là thống nhất, không rào cản,
nhưng thông tin thị trường lao động dường như bị chia cắt, tổ chức theo từng tỉnh,
thiếu chia sẻ trong vùng, miền và cả nước; khả năng bao quát, thu thập và cung ứng
thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu các đối tác trên thị trường lao động, đặc biệt là
người chủ sử dụng lao động và người lao động. Do vậy, chưa đánh giá được hiện
trạng của cung - cầu lao động, các “nút thắt” về nhu cầu nguồn nhân lực trong nước.
Thứ tư, trong những năm tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề già hóa
dân số sẽ làm cho lợi thế lực lượng lao động trẻ mất dần đi theo thời gian. Một vấn
đề khác là nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ hiện tượng biến đổi khí hậu
khiến một số ngành suy giảm mạnh và lợi thế cạnh tranh.
IV.


Một số giải pháp để nâng cao, phát triển hoạt động xuất khẩu sức
lao động Việt Nam sang các nước ASEAN

Trước hết, nước ta đã có Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản giáo
dục và đào tạo mà một trong những tư tưởng quan trọng là lấy sự chấp nhận của thị
6


7

trường lao động làm thước đo hiệu quả của giáo dục và đào tạo. Nhiều giải pháp cụ
thể và đồng bộ đã được thể hiện trong Nghị quyết; quan trọng nhất là phải đổi mới
cơ chế kế hoạch hóa đào tạo; phải nắm bằng được nhu cầu của thị trường và đấy
phải là nền tảng để xây dựng kế hoạch đào tạo.
Bên cạnh đó, hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm cũng cần tổ chức lại nhằm
tăng cường sự liên kết, chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau trong công tác cung ứng và
tuyển dụng lao động, hạn chế đánh mất những cơ hội quý giá.
Không chỉ có vậy, cần xây dựng một cổng thông tin điện tử quốc gia về thị
trường lao động trong AEC hoặc sàn giao dịch việc làm trong AEC với thông tin
thiết thực về chính sách, tiêu chuẩn, mức lương, điều kiện sinh hoạt… để người dân
dễ dàng tiếp cận.
Cuối cùng, bên cạnh đào tạo bậc cao, Việt Nam cũng cần chú trọng phát triển
hệ thống đào tạo nghề. Các chương trình dạy nghề cần gắn với các kỹ năng mềm
như ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, tác phong lao động, kỷ luật lao động… để
giúp người lao động làm việc trong môi trường đa quốc gia. Trong quá trình đào tạo
nghề cũng cần phải lồng ghép giáo dục phổ biến các kiến thức pháp luật của các
quốc gia trong khu vực liên quan đến lao động, việc làm.

KẾT BÀI
Trên đây là toàn bộ bài viết của em. Do kinh nghiệm còn ít, kiến thức còn

nhiều hạn chế nên bài làm còn sai sót mong thày cô góp ý và giúp đỡ thêm.
Em xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />
la-227-64198.html
2. Hỏi đáp về Cộng đồng Kinh tế ASEAN; PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn, TS

Nguyễn Anh Thu, NXB Thông tin và Truyền thông, 2016
3. />
nam-2016_t221c655n44422.html
4. />5. />6. />
nghe-duoc-tu-do-di-chuyen
/>7


7. />
truong-lao-dong-viet-nam-1304074.html
8. Cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội và thách thức với Việt Nam, Nguyễn
Thị Hải Vân, Tạp chí Quản lý Nhà nước số tháng 5/2015.
9. Hiện thực hoá Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tác động đến Việt Nam,
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Nam
Á, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2013

8



×