PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM CỦA
VINAMILK VÀ SO SÁNH VỚI ĐỐI THỦ TRÊN THI TRƯỜNG
Lời mở đầu
I. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần sữa Vinamilk
II. Mục tiêu kinh doanh của công ty, dựa vào phân tích SWOT chỉ ra các điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Vinamilk.
1. Mục tiêu;
2. Phân tích SWOT.
III. Các chiến lược Marketing của Vinamilk.
1. Chiến lược Marketing là gì?Tại sao phải có chiến lược Marketing?.
2. Các chiến lược Marketinh cụ thể của Vinamilk.
IV. Các thành tựu đạt được sau khi thực hiện các chiến lược Marketing.
Kết luận
V. Tài liệu tham khảo.
BÀI LÀM
Lời mở đầu
Trong thời kì mở cửa của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt
Nam gia nhập WTO, chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng của
các chiến lược Marketing giúp các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được
với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì Marketing không chỉ là một chức năng
1
trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu
của khách hàng.
Nắm bắt xu thế đó, trong những năm qua, mặc dù phải cạnh tranh với
các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực, Vinamilk đã
duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh
có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài. Theo kết quả bình chọn 100
thương hiệu mạnh nhất Việt Nam (Do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức), Vinamilk
là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc
độ tăng trưởng 30%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được
bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOP TEN hàng Việt Nam chất lượng cao 8
năm liền 1997-2004. Để đạt được những thành tựu như trên, không phải bất cứ
một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng dễ dàng đạt được. Chắc chắn các nhà
lãnh đạo của thương hiệu nổi tiếng Vinamilk đã phải thực hiện khâu Marketing
hết sức thành công.Vậy những chiến lược mà Vinamilk đã sử dụng là gì để
khiến thương hiệu của mình trở nên thành công đến vậy???? Dưới đây tôi xin
phân tích chiến lược Marketing đã giúp Vinamilk đứng vững trên thị trường
trong suốt 30 năm qua.
I. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần sữa Vinamilk.
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) được thành lập từ năm
1976. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty Sữa Việt Nam
(VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành
công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam.(số
vốn điều lệ hiện tại là 1.590.000.000.000 đồng)
Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt là Công ty Cổ phần Sữa
Việt Nam. Tên đăng ký hợp pháp của Công ty bằng tiếng Anh là Vietnam Dairy
Products Joint-Stock Company. Tên viết tắt là Vinamilk.
Công ty được thành lập theo phương thức chuyển từ một doanh nghiệp
nhà nước thành một công ty cổ phần, được tổ chức quản lý và hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp. Theo đó, Công ty có tư cách pháp nhân kể từ Ngày Thành
2
lập, và các Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.
Trụ sở đăng ký của Công ty là:
Địa chỉ: 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh;
Điện thoại: (848) 9300 358;
Fax: (848) 9305 206;
E-mail: ;
Website: www.Vinamilk.com.vn.
Chính sách chất lượng
của Công ty Cổ Phần Sữa Vinamilk:
Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng
bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng,
an toàn vệ sinh thực phẩm, với giá cả cạnh tranh và tuân theo luật định.
3
Logo VINAMILK dạng đứng
Logo VINAMILK dạng ngang
II. Mục tiêu kinh doanh của Công ty, dựa vào phân tích SWOT chỉ ra các
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Vinamilk
1. Mục tiêu
Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi
khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là
người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và
cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
a/. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là:
- Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản
phẩm từ sữa khác;
- Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành và nước giải khát;
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất
và nguyên liệu;
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của Pháp luật.
- Sản xuất và kinh doanh bao bì;
- In trên bao bì;
- Sản xuất, mua bán các sản phẩm nhựa (trừ tái chế phế thải nhựa).
b/. Mục tiêu của Công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản
xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối
đa hoá lợi nhuận có thể có được của Công ty cho các Cổ đông, nâng cao giá trị
Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho
người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Bên
cạnh đó, Vinamilk gắn kết công nghiệp chế biến với phát triển vùng nguyên
liệu nhằm tăng tính độc lập về nguồn nguyên liệu trong hiện tại và tương lai.
c/. Mục tiêu: Người Việt Nam sẽ được sử dụng các sản phẩm tiêu
chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam do chính doanh nghiệp của Việt Nam sản xuất
4
với những điều kiện ưu đãi nhất. Để đạt được mục tiêu đó, Vinamilk tiếp tục
tăng cường đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng kênh phân phối ở các tỉnh, thành,
chọn đơn vị, cá nhân làm nhà phân phối có khả năng kinh doanh và tài chính
dồi dào, có mạng lưới bán hàng rộng và mối quan hệ tốt, tổ chức lực lượng
nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, tận tâm, hỗ trợ tốt cho công tác xây dựng
và quảng bá thương hiệu sản phẩm..
2. Phân tích SWOT
Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)
- Hệ thống phân phối sâu rộng,
thương hiệu mạnh, tiềm lực tài
chính vững chắc, quy mô sản
xuất lớn, đội ngũ lãnh đạo là
những người mạnh
- Khâu Marketing yếu, dẫn đến
chưa tạo được một thông điệp
hiệu quả để quảng bá đến người
tiêu dùng về những điểm mạnh
của công ty
- Chủ động trong nguồn nguyên
liệu, giá thu mua sữa cao hơn,
hệ thống xe đông lạnh vận
chuyển tốt, dây chuyền chế
biến hiện đại (trong sản phẩm
sữa tươi thì tỷ trọng sữa tươi
của các sản phẩm Vinamilk rất
cao, ít nhất từ 70% đến 99%
sữa tươi so với các đối thủ chỉ
có khoảng 10% sữa tươi)
- Vinamilk lại chưa hề có một
thông điệp nào mạnh mẽ để
khẳng định ưu thế này đến
người tiêu dùng.
Cơ hội (O)
- Ngành sữa phấn đấu tăng sản
lượng sữa toàn ngành trung
bình 5-6%/năm giai đoạn 20062010, đồng thời xuất khẩu sữa
ra thị trường nước ngoài. Tổng
vốn đầu tư cho phát triển ngành
sữa đến năm 2010 là gần 2.200
Thách thức (T)
- Cạnh tranh với các công ty sữa
ngoại nhập khác (tâm lý sính
ngoại của người tiêu dùng)
- Khả năng đáp ứng của các vùng
nguyên liệu nội địa còn kém
5
tỷ đồng.
- Ngành sẽ xây dựng các nhà
máy chế biến sữa gắn liền với
các vùng tập trung chăn nuôi bò
sữa để có thể tự túc được 40%
nhu cầu sữa vắt từ đàn bò trong
nước vào năm 2010.
- Ngành sữa sẽ huy động tối đa
mọi nguồn vốn trong xã hội
như vốn tín dụng, vốn thuộc
các chương trình của Nhà nước,
huy động từ việc bán trái phiếu,
cổ phiếu, vốn FDI, ODA cho
việc đầu tư các dự án chế biến
sữa cũng như các dự án đầu tư
phát triển vùng nguyên liệu.
III. Các chiến lược Marketing của Vinamilk
1. Chiến lược Marketing là gì? Tại sao phải có chiến lược
Marketing?
a/. Chiến lược Marketing là gì? Chiến lược Marketing là cách mà
doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu Marketing và thường đi qua
công thức 4P:
* Product: các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy
bỏ, sữa chửa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì v.v.
* Place: Chính sách chung về kênh và cấp dịch vụ khách hàng.
* Price: Chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng
nhóm sản phẩm cho từng phân khúc thị trường.
* Promotion (hay còn được gọi là communication): Chính sách chung
về truyền thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như là: quảng cáo, đội
ngũ bán hàng, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triễn lãm, thư tín, trung
tâm dịch vụ khách hàng, internet v.v.
b/ Tại sao phải có chiến lược Marketing:
6
“Tất cả mọi chiến lược Marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm
tạo ra doanh số, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận”. Bởi lẽ doanh nghiệp cần phải
biết làm thế nào để xác định và phân khúc thị trường, xây dựng giải pháp hấp
dẫn để chào cho khách hàng, và xây dựng thương hiệu với định vị mạnh. Họ
phải biết làm thế nào để làm giá cho giải pháp của mình một cách hấp dẫn và
hợp lý, và làm thế nào để chọn và quản trị kênh phân phối để đưa sản phẩm của
mình đến người tiêu dùng một cách có hiệu quả. Họ cần phải biết làm thế nào
để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của mình, để khách hàng biết và mua.
Không chỉ thế, họ cần phải biết áp dụng chiến lược thị trường và phương pháp
quản trị phù hợp với thực tế thị trường đầy kỹ thuật mới trong xu hướng toàn
cầu hoá. Do đó chiến lược Marketinh là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp.
Sự thành công của các chiến lược Marketing chính là sự thành công của doang
nghiệp.
2. Các chiến lược Marketing cụ thể của Vinamilk
2-1. Quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, PR
mạnh mẽ, tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng.
Từ kết quả phân tích SWOT cho thấy điểm yếu của Vinamilk là công
tác Marketing do đó trong nhiều năm trở lại đây ngoài việc sản xuất kinh
doanh, Vinamilk là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc hướng về cộng
đồng. Vừa qua tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, Vinamilk
đã tổ chức khánh thành Trường Mẫu giáo ấp Hòa Lợi do Vinamilk tài trợ xây
dựng với số tiền 250 triệu đồng. Trường có 2 phòng học để tiếp nhận khoảng
60 cháu là con của dân địa phương. Ngoài ra, Vinamilk còn góp kinh phí trong
việc phụng dưỡng suốt đời các Mẹ Việt Nam Anh hùng tại 2 xã Lương Quới và
Lương Hòa (huyện Giồng Trôm) và thực hiện nhiều chương trình hướng về
cộng đồng như chương trình “Sữa học đường” dành cho học sinh ở một số
vùng sâu, vùng xa, miền núi; đặc biệt chương trình học bổn g “Vinamilk ươm
mầm tài năng trẻ” thực hiện trên toàn quốc, với kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng.
Cùng với Vinamilk, các hãng sữa khác cũng ra sức chạy đua trong việc
quảng bá tên tuổi, chất lượng sản phẩm. Điều này đã làm cho thị trường sữa tại
Việt Nam trở nên sôi động. Một trong những khó khăn của Vinamilk là tâm lý
"sính hàng ngoại" của người Việt Nam. Song với những chương trình của
Vinamilk, các sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng đón nhận nhiệt
7
tình. Vinamilk đã chinh phục được trái tim của người tiêu dùng Việt Nam về cả
chất lương, mẫu mã và giá cả.
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Công ty, Vinamilk đã chi 7 tỷ
đồng cho quỹ từ thiện “cùng Vinamilk vươn tới trời cao” - chương trình dành
cho trẻ em nghèo, khuyết tật, mồ côi trên toàn quốc, và 100 triệu đồng góp vào
quỹ “vì người nghèo” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM phát động.
Ngoài việc mở rộng thị trường xuất khẩu tại châu Úc và châu Phi,
Vinamilk còn chú trọng đến việc tổ chức lại hệ thống tiêu thụ trong nước, các
chương trình chăm sóc khách hàng, tập trung quảng bá thương hiệu đến người
tiêu dùng.
Để đảm bảo yếu tố cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm,
Vinamilk tập trung phát triển vùng nguyên liệu trong nước bằng nhiều phương
thức hỗ trợ khác nhau như: tổ chức chương trình xóa đói giảm nghèo tại các
vùng nông thôn qua việc phát triển chăn nuôi bò sữa, xây dựng trại bò kiểu
mẫu, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc bò sữa và bảo quản sản phẩm, tăng giá thu mua
sữa tươi cho bà con nông dân...
Để đưa các sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tốt nhất,
Vinamilk đã xây dựng kế hoạch sản xuất gắn liền với thị trường tiêu thụ, kiểm
soát chặt chẽ chất lượng người tiêu dùng.
Công ty sữa Dutch Lady - một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất
của Vinamilk - cũng có nhiều chiến lược phát triển. Vinamilk có sản phẩm nào
thì đồng thời Cô gái Ha Lan Dutch Lady cũng có sản phẩm ấy. Tuy nhiên các
sản phẩm của Dutch Lady không đa dạng bằng Vinamilk. Về quảng cáo,
Dutch Lady cũng kém xa Vinamilk. Các chương trình quảng, cáo tài trợ của
Vinamilk xuất hiện nhiều, quy mô lớn. Cùng với Vinamilk, Cô gái Hà Lan,
Nutifood cũng đẩy mạnh chương trình quảng bá, hướng tới cộng đồng như
chương trình: “Nâng niu cuộc sống mỗi ngày”. Tuy nhiên những hoạt động đó
không thể so sánh được với các chương trình của Vinamilk.
Trong chiến lược phát triển Công ty, Vinamilk đã triển khai xây dựng
hệ thống kho tại xí nghiệp kho vận, tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 nhà máy bia,
Nhà máy sữa Đà Nẵng, Nhà máy sữa Tuyên Quang và Nhà máy sữa Tiên Sơn
(Bắc Ninh).
8
2-2. Đột phá về công nghệ
Cách đây 5 năm, bà Mai Kiều Liên đã đưa ra chiến lược “Đi tắt đón
đầu công nghệ mới”. Đó là việc tranh thủ tối đa các nguồn vốn tín dụng để đầu
tư đổi mới thiết bị tiên tiến, máy móc hiện đại của các hãng nổi tiếng trên thế
giới.“Hơn bao giờ hết, trên lĩnh vực chế biến thực phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn phải được đặt lên hàng đầu, vì vậy đầu tư công nghệ hiện đại là một yếu tố
để khẳng định chất lượng và thương hiệu”.
Năm năm qua, công ty đã đầu tư gần 500 tỉ đồng hiện đại hóa máy móc
thiết bị, công nghệ sản xuất. Nhiều dây chuyền tinh chế hiện đại xuất xứ từ các
nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan... được lắp đặt
cùng với các chuyên gia hàng đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyển giao
công nghệ. Hiện Vinamilk có trên 250 chủng loại sản phẩm, các sản phẩm đều
đạt chất lượng cao, được các tổ chức quốc tế kiểm định. Sữa đặc có đường, sữa
đậu nành, sữa chua, sữa bột Dielac của Vinamilk đã được xuất khẩu sang Mỹ,
Úc, Nam Phi, Trung Đông và nhiều nước châu Á. Kim ngạch xuất khẩu năm
2005 đạt 87 triệu USD, tăng gấp 2,7 lần năm 2004.
2-3. Phát huy nội lực
Trong nhiều năm liền, khi phong trào liên doanh với nước ngoài nở rộ,
nhiều hãng sữa lớn của thế giới chào mời, nhưng Vinamilk vẫn nói không. Gắn
với chiến lược phát huy nội lực, là việc “phủ” các nhà máy và thực hiện “cuộc
cách mạng trắng” - hình thành các vùng nguyên liệu trên toàn quốc. Từ chỗ chỉ
có 3 nhà máy ở phía Nam, năm 2005, Vinamilk đã có 8 nhà máy hiện đại cả
Bắc - Trung - Nam, mạng lưới 1.400 đại lý phân phối sản phẩm đến những
vùng xa xôi nhất với chính sách một giá. Công ty cũng chấp nhận giảm lợi
nhuận mỗi năm 15 tỉ -20 tỉ đồng từ khâu chế biến để bù vào giá thu mua sữa
tươi cho nông dân. Đến nay,Vinamilk đã đầu tư trên 20 tỉ đồng, xây dựng các
trạm trung chuyển, bồn lạnh chứa, hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa, góp phần đưa
đàn bò sữa cả nước lên 107.000 con.
2-4. Biến đối thủ thành đối tác
Đây là chiến lược mới nhất của Vinamilk để tiếp tục vững vàng trước
“cơn sóng thần hội nhập”. Với nguyên tắc hai bên cùng có lợi, Vinamilk sẽ hợp
tác với các tập đoàn quốc tế lớn trên lĩnh vực chế biến thực phẩm, tận dụng
9
kinh nghiệm quản lý, Marketing, công nghệ; khai thác thương hiệu, đa dạng
hóa sản phẩm và thị trường. Hiện sản phẩm liên doanh với Campina (Hà Lan)
đã cho ra sản phẩm đầu tiên trên thị trường xuất khẩu và nội địa; Cà phê Moon
- sản phẩm mới nhất hợp tác với một tập đoàn nước ngoài của Vinamilk vừa ra
đời - đã xuất khẩu sang Mỹ, Thái Lan. Sắp tới, thị trường sẽ có thêm sản phẩm
bia sữa của Vinamilk hợp tác với một tập đoàn sản xuất bia lớn thứ hai thế
giới... Năm 2006, dự kiến doanh thu nội địa và xuất khẩu của Vinamilk tăng
50% so với năm 2005 (năm 2005, Vinamilk đạt doanh thu 5.667 tỉ đồng).
IV. Các thành tựu đạt được sau khi thực hiện các chiến lược Marketing.
Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp của Vinamilk đạt trên 3.500 tỷ
đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu đạt gần 5.700 tỷ
đồng, tăng 50% so với năm 2004. Trong đó, doanh thu ở thị trường nội địa
chiếm hơn 4.250 tỷ đồng và gần 1.400 tỷ đồng là doanh thu xuất khẩu. Lợi
nhuận của Vianamilk trong năm 1005 là 604 tỷ đồng, tăng 15% so với kế
hoạch công ty đặt ra đầu năm.
26/2/2007, Công ty Cổ phần Sữa VN (Vinamilk) xuất khẩu lô hàng sữa
bột trẻ em đầu tiên trị giá 400 triệu USD sang thị trường Dubai (Các Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống Nhất). Đây là thị trường mới khai phá trong năm
2007 của Vinamilk với hợp đồng xuất khẩu trị giá 25,5 triệu USD. Trước đó,
ngày 28 Tết, Vinamilk đã xuất khẩu 5 container cà phê Capuchino đi Úc. Đây
là mẻ cà phê đầu tiên từ nhà máy mới đầu tư trị giá 18 triệu USD trong năm
qua, sản xuất theo công nghệ Đan Mạch. Với sản phẩm đầu tiên thành công
này, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk, tự tin cho biết năm nay, nhà
máy sẽ tiếp tục cho ra đời sản phẩm cà phê rang xay, cà phê cô đặc và cà phê
hòa tan; sử dụng nguyên liệu cà phê nhân trong nước để xuất khẩu. Hiện tại,
Vinamilk đã ký hợp đồng xuất khẩu trị giá 33,5 triệu USD sang thị trường
Dubai, Iraq, Campuchia, Philippinesnăm nay, Vinamilk đưa ra thị trường sản
phẩm mới- bia Zorok, liên doanh với hãng bia SABMiler nổi tiếng của Mỹ.
Kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng 30% so với năm 2006.
Hiện Vinamilk là đơn vị có tỉ suất lợi nhuận trên vốn cao nhất ngành
công nghiệp (38%). Giá trị gia tăng tính trên đầu người 225 triệu
đồng/người/năm, cao gấp 4 lần bình quân của ngành. Ngày 19-1 sắp tới, cổ
phiếu Vinamilk sẽ được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Với vốn điều lệ
10
1.590 tỉ đồng, doanh thu trên 5.000 tỉ đồng/năm, dự báo sự tham gia thị trường
chứng khoán của Vinamilk sẽ “dẫn điểm” chỉ số Index VN. Và đó cũng chỉ là
một bước để cổ phiếu Vinamilk vươn ra thị trường quốc tế trong một tương lai
gần...
KẾT LUẬN
Cạnh tranh trên thương trường ngày một quyết liệt, cùng với đó là các
khái niệm kinh doanh mới không ngừng được hoàn thiện và luôn thay đổi.
Trước đây, quan niệm “rượu ngon không ngại quán nhỏ” một thời rất được
quan tâm thì nay cũng bị quá trình cạnh tranh trên thị trường làm thay đổi. Sản
phẩm có chất lượng tốt đến đâu nếu không được đưa ra giới thiệu, quảng cáo
thì kết quả cũng không mấy ai quan tâm, bởi phạm vi của nó bị bó hẹp. Chính
vì vậy các chiến lược Marketing ra đời chính là để giúp các doanh nghiệp có
thể quảng bá thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng.
Vinamilk đã nắm bắt được yếu tố trên và đã thực hiện nó một cách hết
sức khôn ngoan. Qua hoạt động Marketing của Vinamilk qua từng giai đoạn ,
thực tế cho thấy Vinamilk đã thực hiện các chiến lược Marketing đúng thời cơ
và đã rất thành công. Các doanh nghiệp khác nên lấy trường hợp của Vinamilk
làm bài học cho sự phát triển thương hiệu của mình. Tuy nhiên cũng cần xem
xét các điểm yếu của Vinamilk để qua đó rút kinh nghiệm cho bản thân doanh
nghiệp mình, tránh đi vào “vết xe đổ” của họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
o Giáo trình “Quản trị Marketing” của trường Đại học Griggs;
o Trần Minh Đạo, Marketing cơ bản, NXB Thống kê, 2003;
o MBA Trong Tầm Tay - Chủ Đề Marketing, NXB trẻ;
o Philip Kotler, Những nguyên lý tiếp thi, NXB Thống kê, 2000;
o Philip Kotler, Quản tri Marketing, NXB Thống kê, Hà Nội,
1994, 2002.
TRÍCH DẪN
o Sử dụng thông tin trên trang thươngmai.biz, và các diễn đàn về
Marketing saga.com.vn;
o Nguồn từ Internet.
11