Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Quan diem cua HCM ve ly luan va thuc tien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.39 KB, 4 trang )

NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Lý luận gắn liền với thực tiễn
Cập nhật lúc 9h25 - Ngày 08/10/2015

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người tổ chức sáng
lập, rèn luyện Đảng ta. Không chỉ là nhà tổ chức thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh
còn là nhà tư tưởng vĩ đại. Cùng với những di sản vô giá mà Người đã để lại cho
dân tộc ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tư tưởng của Người còn mãi mãi
soi đường cho Đảng và nhân dân vững bước tiến vào thế kỷ XXI, thực hiện thắng
lợi

công

cuộc

đổi

mới,

công

nghiệp

hoá,

hiện

đại

hoá



đất

nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho dân tộc và nhân
loại. Con người, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là một chỉnh thể thống nhất, ở
đó có mối liên hệ hữu cơ không thể tách rời giữa tư tưởng và hành động, giữa lý luận và thực
tiễn, trong suy nghĩ và cách ứng xử của Người. Cả cuộc đời Người hành động để cứu dân, cứu
nước, cho nước nhà được độc lập, đồng bào ta được tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành, mọi người tiến bộ, sống nhân ái, hạnh phúc - đó là lẽ sống của Người.
Mục đích học tập, nghiên cứu lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh là để phục vụ cho hoạt động
cách mạng, để tổ chức hoạt động thực tiễn. Vì vậy, các bài nói, bài viết của Người đều rất
mộc mạc, giản dị, gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân. Với trí tuệ thiên tài, học vấn uyên bác
và kinh nghiệm vốn sống phong phú, nhưng để cho nhân dân dễ hiểu và làm theo, Chủ tịch
Hồ Chí Minh chọn cách nói, cách viết mà ở bên trong, ở đằng sau những câu, những chữ ấy
chứa đựng những tư tưởng rộng lớn, những triết lý sâu sa, lý luận gắn liền và hoà quyện với
thực

tiễn.

Khi đề cập tới lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày các vấn đề lý luận không trừu tượng mà
rất thực tiễn, lý luận thấm sâu vào thực tiễn, biến thành tư tưởng để chỉ đạo hành động cách
mạng bằng năng lực tư duy khoa học độc lập, sáng tạo, linh hoạt và vô cùng sâu sắc. Người
nắm chắc cái thực chất của lý luận, dùng tinh thần của lý luận để soi sáng thực tiễn; không
nói câu chữ, câu nệ sách vở, hay gò bó bằng các khái niệm, phạm trù phức tạp khó hiểu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Lý luận phải đem ra thực hành, thực hành phải nhằm theo
lý luận"(1); "Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đich để



bắn"(2). Người luôn sử dụng lý luận là kim chỉ nam cho hành động, nên trong từng câu, từng
chữ của Người, lý luận luôn bám sát thực tiễn, phân tích thực tiễn với sự am hiểu sâu sắc và
làm chủ lý luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, thực tiễn với lý luận ở trình độ trí
tuệ

cao,

đầy

tính

sáng

tạo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh: trong hoạt động thực tiễn, bất cứ làm việc gì
muốn thành công phải có lý luận dẫn đường, công tác lý luận tư tưởng luôn có vai trò quan
trọng hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Người cho rằng: "Cách mệnh trước hết
phải làm cho dân giác ngộ, phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu"(3); "Đảng mà
không có chủ nghĩa, cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam"(4). Đồng
thời, Người chỉ rõ: "Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong
công việc thực tế"(5); và "Không có lý luận thì lúng túng như người nhằm mắt mà đi"(6).
Người căn dặn: phải kiên quyết chữa các bệnh kém lý luận, coi khinh lý luận "chỉ có thực
hành mà không có lý luận cũng như có một mắt sáng, một mắt mù"(7); "Lý luận cốt để áp
dụng vào công việc thực tế, lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông"(8).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một nguyên tắc nhất quán trong học tập, nghiên cứu, vận dụng
lý luận, đó là lý luận gắn liền với thực tiễn và tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận. Theo
Người, lý luận luôn gắn bó hữu cơ không thể tách rời thực tiễn, lý luận bắt nguồn từ sự khái
quát thực tiễn. Khái quát hoá thực tiễn là hợp điểm giữa lý luận và thực tiễn, giữa nhận thức
và hành động là sự chuyển hoá giữa lý luận và thực tiễn. Tổng kết thực tiễn, khái quát lý

luận, nguyên tắc ấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện một cách triệt để, được kết tinh
trong con người, trong cuộc sống, trong suy nghĩ, hành động và trở thành nét đặc sắc trong


tưởng

của

Người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn, nhắc nhở cán bộ, đảng viên: Lý luận phải liên hệ với thực
tiễn, học phải đi đôi với hành, phải kiên quyết chống tình trạng lý luận suông và thực hành
mù quáng; học tập, nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác-Lê-nin là phải nắm vững tinh thần và
phương pháp của nó để ứng xử với mọi người và xử trí mọi công việc; dùng lý luận là kim chỉ
nam cho hành động, chứ không phải thuộc lòng câu chữ, cũng không máy móc giáo điều,
mà phải vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách sáng tạo, phù hợp, hiệu quả. Người phê
phán: "Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành,
thì khác nào một cái hòm đựng sách"(1). Để nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của
chủ nghĩa Mác-Lê-nin, vận dụng đúng đắn sáng tạo vào điều kiện, tình hình cụ thể của cách
mạng Việt Nam trong từng giai đoạn, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải nghiên cứu
sâu sắc, toàn diện và hệ thống các học thuyết nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa Mác-Lê-nin;
trong đó mỗi luận điểm cần phải được nghiên cứu nghiêm túc với thái độ khách quan gắn với


quá trình phát triển, điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, phạm vi, nhiệm vụ, mục đích nó
phải giải quyết; đồng thời, phải gắn với nghiên cứu, quán triệt cương lĩnh chính trị, đường lối
chính sách của Đảng, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với mọi âm mưu thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ sự trong sáng của học thuyết Mác-Lê-nin, đường
lối, quan điểm của Đảng; kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận và khảo sát, tổng kết thực
tiễn


để

không

ngừng

bổ

sung,

phát

triển

chủ

nghĩa

Mác-Lê-nin.

Thực hiện Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu lý
luận. Trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải có động cơ, thái độ, trách nhiệm học tập đúng
đắn là: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân
dân, Tổ quốc và nhân loại"(1). Lý luận phải gắn liền với hành động. Mỗi cán bộ, đảng viên
phải thường xuyên tự giác học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ trí tuệ và năng lực công
tác; nâng cao giác ngộ cách mạng, có lập trường tư tưởng, bản lĩnh vững vàng, kiên định, nói
phải đi đôi với làm, đổi mới cách nghĩ, cách làm, nói và làm theo nghị quyết, kiên định những
vấn


đề

quan

điểm



tính

nguyên

tắc

của

Đảng.

Lý luận gắn liền với thực tiễn theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đòi hỏi mỗi cán bộ,
đảng viên phải thường xuyên tự giác tu dưỡng, rèn luyện giữ gìn và nâng cao đạo đức cách
mạng. Chính Người và cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là tấm gương sáng ngời,
vĩ đại nhất về đạo đức cách mạng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên phải
có đức và tài, trong đó đức là gốc. Những chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng
viên đã được Người nhiều lần chỉ rõ: tuyệt đối trung thành với Đảng; trung với nước, hiếu với
dân; ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng; quyết tâm suốt đời phấn đấu cho
Đảng, cho cách mạng; hoàn cảnh nào, người đảng viên, cán bộ cũng phải đặt lợi ích của
Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết; kiên quyết dũng cảm, chiến thắng
chủ

nghĩa




nhân…

Để tự tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng và lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một
mặt đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác, kiên trì và bền bỉ phấn đấu "cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Mặt khác, các cấp ủy, tổ chức đảng trước
hết là từng chi bộ phải tăng cường giáo dục, rèn luyện và thông qua quản lý, kiểm tra giúp
cho cán bộ, đảng viên không ngừng rèn luyện trau dồi đạo đức cách mạng và lối sống trong
sạch

lành

mạnh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận gắn liền với thực tiễn giúp cho chúng ta nhận thức đúng và
giải quyết hợp lý mối quan hệ biện chứng tác động qua lại của lý luận và thực tiễn, dùng lý
luận làm kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn, tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận, thực


tiễn phải là cơ sở, động lực của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý để không rơi vào chủ
nghĩa giáo điều, kinh viện và chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc chủ quan duy ý chí, khắc phục
bệnh
Trung

sách

vở,



thói
Bùi

(Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị Quân sự)



luận
Quang

suông.
Cường



×