Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Tonh hop đầu tư tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA TÀI CHÍNH
MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI : ĐỊNH GIÁ CÔNG TY PHÂN
BÓN BÌNH ĐIỀN
Giảng viên: Ths. Trần Tuấn Vinh
Lớp: D

TP.Hồ Chí Minh Tháng 10/2017

Nhận xét của giảng viên:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


Đầu tư tài chính
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………...

Danh sách nhóm
STT
1
2


Họ và tên
Nguyễn Thị Mỹ Hiệp

3

Đoàn Thị Diễm Hường

MSSV
03063014009
4
03063014037

Công việc
Mức độ hoàn thành
Làm nội dung,thuyết trình
100%
Làm nội dung,tóm tắt nội
100%
dung thuyết trình
Làm nội dung, power point
100%
2


Đầu tư tài chính
6
4
5


Nguyễn Thị Thanh Thảo
Lê Thị Thùy Trang

03063014260
7

Làm nội dung ,thuyết trình
Làm nội dung, tổng hợp
word

100%
100%

MỤC LỤC :

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 GDP Việt Nam qua các năm (2010 - 2016)1
Biểu đồ 1.2 Thu nhập bình quân đầu người của Việt nam 6 tháng đầu năm 2017
Biểu đồ 1.3 Thất nghiệp và việc làm
Biểu đồ 1.4 TỶ giá VND/USD đầu năm 2017
Biểu đồ 1.5 Tốc độ vốn đầu tư Việt Nam 6 năm (2015-2017)
Biểu đồ 1.6 Chỉ số ICOR của Việt Nam qua các năm (2000-2015)
Bảng 1.7 Thuế nhâp khẩu các loại phân bón ở Việt Nam 2016
Biểu đồ 2.5 Mô hình Michael Poter
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu cổ đông của BFC
Biểu đồ 4.4 Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm qua các năm (2012 -2016)
Biểu đồ 4.5 Cơ cấu lợi nhuận của BFC
Biểu đồ 4.6 Cơ cấu tài sản BFC qua các năm (2013-2016)
Biểu đồ 4.7 Cơ cấu nguồn vốn qua các năm (2012-2016)
Biểu đồ 3.6.1 Thôn tin cỏ phiếu của BFC ngày 25/10

Biểu đồ 3.6.2 Biến động cổ phiếu
Biểu đồ 3.6.3 Đồ thị cổ phiếu biến động theo ngày
Biểu đồ 3.6.4 Biểu đồ xu hướng
Biểu đồ 3.6.5 Biểu đồ chỉ báo giá cổ phiếu

3


Đầu tư tài chính

1.

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ PHÁP
LUẬT
1.1. Các chỉ số vĩ mô
1.1.1.

GDP

Bình quân giai đoạn 2010-2016, GDP của Việt Nam tăng trưởng 6%/năm, cho
thấy nền kinh tế tăng trưởng khá ổn định:

4


Đầu tư tài chính
Biểu đồ 1.1 GDP Việt Nam qua các năm (2010 - 2016)
Nguồn: Word Bank
Năm 2016 có tốc độ tăng trưởng chậm lại trong khi nền kinh tế năm 2017 chịu
rủi ro từ diễn biến trên thế giới: định hướng và điều hành của Chính phủ đóng vai trò

quan trọng. Kinh tế tăng trưởng 6,21% trong cả năm 2016, thấp hơn so với mức tăng
trưởng GDP của năm 2015 (6.68%) do diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới, sự sụt
giảm mạnh về sản lượng trong nền công nghiệp khai khoáng cùng với những tác động
xấu từ yếu tố môi trường, yếu tố thiên tai. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng
đầu năm 2017 ước tăng 5,73% so với cùng kỳ năm trước, trong đó GDP quý 1 tăng
5,15%, quý 2 tăng 6,17%. Diễn biến của GDP nửa đầu năm 2017 về cơ bản đang
giống với xu hướng cùng kỳ năm 2016, mặc dù tốc độ tăng trưởng đã được cải thiện
qua các quý song vẫn ở mức thấp. Trong đó, đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của
nhóm ngành công nghiệp và xây dựng sụt giảm mạnh – động lực chính của nền kinh tế
trong những năm qua. Nông nghiệp vẫn là ngành được chú trọng trọng tâm theo định
hướng của chính Phủ, đặc biệt là nông nghiệp sạch. GDP 2017 dự báo tăng khoảng
6,3%-6,5%. GDP tăng trưởng ở mức cao và ổn định chứng tỏ kinh tế Việt Nam đang
bước vào chu kỳ tăng trưởng tốt. Đây là cơ sở quan sức trọng thúc đẩy mọi ngành
nghề sản xuất, thu hút dòng vốn đầu tư chảy vào nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp
hoạt động tăng trưởng tốt, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đồng thời nâng cao
phúc lợi và mọi mặt đời sống, giúp nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng
tăng đáng kể.
1.1.2.

Lạm phát

Lạm phát cả năm 2016 gần 5%. Tỷ lệ lạm phát 2017 được dự báo vào khoảng 44,5%. Lạm phát sau khi tăng cao ở thời điểm cuối năm 2016 đã có chiều hướng giảm
dần qua từng tháng trong năm nay, điều này trái ngược với xu hướng tăng của lạm phát
so với cùng kỳ. Kết thúc tháng 6/2017, CPI bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng ở
mức 4,15% so với cùng kỳ năm 2016. CPI cơ bản bình quân tiếp tục diễn biến ổn định
ở mức 1,52% qua 6 tháng. Khi CPI tăng thấp và ổn định, Ngân hàng Nhà nước có thể
tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất cho vay, giúp các doanh nghiệp tiết
5



Đầu tư tài chính
kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành, kích thích sức mua tăng. Nó sẽ có hiệu ứng tốt
cho nền kinh tế như một hình thức kích thích sản xuất và kích cầu tiêu dùng.

Biểu đồ 1.2 Thu nhập bình quân đầu người của Việt nam 6 tháng đầu năm 2017
Nguồn: Tổng cục thống kê
1.1.3.

Thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm nay
tăng nhẹ với cùng kỳ năm trước, ở mức 2,28% so với mức 2,27 % của cùng thời điểm
so sánh vào năm ngoái. Tuy nhiên xu hướng thất nghiệp và thiếu việc làm đã giảm nhẹ
qua các quý.

6


Đầu tư tài chính

Biểu đồ 1.3 Thất nghiệp và việc làm
Nguồn: Tổng cục thống kê
1.1.4.

Tỷ giá

Một mối quan tâm không nhỏ khác của giới đầu tư chứng khoán là áp lực đối với
tỷ giá Việt Nam đồng (VND). Có thể thấy, lực tác động lớn đến tỷ giá VND năm 2016
là những yếu tố từ bên ngoài, không xuất phát từ nội tại nền kinh tế Việt Nam. Cùng
với việc áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm từ đầu năm 2016, thực tế đã chứng minh tỷ

giá VND cả năm ngoái cũng chỉ tăng 1,2 - 1,5%, bất chấp các biến động lớn như
Brexit hay sự trượt giá của đồng CNY. Việt Nam cũng có những e ngại về ảnh hưởng
từ bên ngoài, trong đó có xu hướng dự trữ ngoại hối Trung Quốc bị giảm đi do dòng
vốn ngoại rút ròng liên tục trong 2 năm qua (1.600 tỷ USD), khiến áp lực với đồng
nhân dân tệ (CNY) tăng lên. Từ đó đẩy rủi ro trượt giá của VND lớn theo. Thị trường
ngoại hối ổn định sau một năm áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm.

7


Đầu tư tài chính

TỶ giá VND/USD đầu năm 2017
Nguồn: Ngân hàng nhà nước

1.1.5.

Lãi suất

Nếu từ góc độ nhà đầu tư, tín dụng dường như là yếu tố được quan tâm trước tiên
với các chủ định hướng dòng vốn dài hạn về các mũi nhọn ưu tiên như doanh nghiệp
vừa và nhỏ, xuất khẩu, nông nghiệp-nông thôn và nông nghiệp công nghệ cao. Những
khu vực tín dụng có thể phát sinh rủi ro như tín dụng tập trung cao cho một nhóm
khách hàng, tín dụng bất động sản cao cấp đều đang được lưu ý. Trong năm 2017, mặt
bằng lãi suất sẽ vẫn tiếp tục chịu áp lực với những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống
ngân hàng kéo theo việc cạnh tranh huy động và những biến động trên thị trường thế
giới, đặc biệt là lộ trình tăng lãi suất của FED đi cùng rủi ro tỷ giá. Vừa qua, ngân
hàng Nhà nước ban hành văn bản điều chỉnh giảm 0,25% lãi suất điều hành và giảm
0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng
đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh

tế, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Kết thúc tháng 6 mặt
bằng lãi suất huy động VND ngắn hạn so với thời điểm đầu năm đã tăng nhẹ khoảng

8


Đầu tư tài chính
0,01% đối với khối NHTM Nhà nước, tăng từ 0,02% - 0,07%/năm đối với khối
NHTM Cổ phần. Và lãi suất huy động kỳ hạn dài trên 12 tháng đã tăng trong khoảng
từ 0,02% - 0,05%/năm đối với khối NHTM Nhà nước và trong khoảng từ 0,09% 0,12%/năm đối với khối NHTM Cổ phần.
1.1.6.

Nợ xấu

Ngày 7/6/2017, Nghị quyết của Quốc hội về giải quyết nợ xấu đã được thông
qua, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình giải quyết nợ xấu ở các ngân hàng thương
mại và nợ xấu liên quan đến bất động sản, giúp các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng
cho nền kinh tế.
1.1.7.

Đầu tư

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2017 theo giá hiện hành ước
tính đạt 674,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước và bằng 32,8%
GDP, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ 2 năm liền trước12 . Trong đó,
vốn đầu tư từ khu vực tư nhân vẫn là động lực dẫn dắt tăng trưởng tổng vốn đầu tư
toàn xã hội khi chiếm 38,7% tổng vốn và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là 14,9%.
Vốn khu vực Nhà nước chiếm 35,9% tổng vốn và đạt tốc độ tăng 6,8%, mặc dù cao
hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2015.


9


Đầu tư tài chính
Biểu đồ 1.5 Tốc độ vốn đầu tư Việt Nam 6 năm (2015-2017)
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân cao kỷ lục 15,8 tỷ USD do hiệu
ứng kỳ vọng TPP. Tuy nhiên, vốn đăng ký đã bắt đầu giảm trong Quý 4, có thể do
tuyên bố từ bỏ TPP của Donald Trump. Dự kiến trong năm 2017, FDI sẽ giảm. Vốn
đầu tư toàn xã hội tiếp tục gia tăng trong đó nổi bật là vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.
1.1.8.

ICOR

Chỉ số ICOR thấp giúp thu hút dòng vốn đầu tư vào nên kinh tế bởi mức sinh lợi
cao hơn trên vốn bỏ ra. Theo như số liệu do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR đưa ra trong buổi hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm
2016 vào sáng ngày 10/05/2016, giai đoạn 2011 - 2015, chỉ số ICOR của Việt Nam đã
giảm đi đáng kể. Cụ thể trong năm 2015 chỉ số này chỉ còn khoảng 3.5 điểm, tức là ta
bỏ ra 3.5 đồng vốn đầu tư để thu về 1 đồng sản lượng. Đây chính là một dấu hiệu tích
cực về đầu tư của nước ta.

Biểu đồ ICOR Việt Nam các năm 2000- 2015
Nguồn: Báo cáo kinh tế thường niên 2016, viện nghiên cứu kinh tế

10


Đầu tư tài chính
1.1.9.

Các yếu tố khác


Kim ngạch xuất nhập khẩu đều đạt mức tăng trưởng tốt, cán cân thương mại
quay trở lại nhập siêu. Cuối năm 2016, Trung Quốc thông báo giảm thuế nhập khẩu
phân bón, sẽ không áp dụng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng Ure, DAP và TSP.
Đối với NPK, thuế nhập khẩu giảm mạnh từ 30% xuống còn 20%. Việc ra mắt thị
trường chứng khoán phái sinh vào quý III năm 2017 sẽ khiến thị trường chứng khoán
Việt Nam cuốn hút cũng như thanh khoản tốt hơn. Khi đó, các đối tượng tham gia thị
trường chứng khoán cảm thấy được an toàn vì có nhiều công cụ bảo vệ tốt hơn. TTCK
Việt Nam nằm trong top 3 các thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực
1.2. Các chính sách kinh tế, pháp luật

Những năm vừa qua, ngành phân bón đã gặp không ít những khó khăn( chính
sách pháp luật, cạnh tranh của thị trường nước ngoài,..). Năm 2017 ngành phân bón
cũng sẽ nhiều khả năng sẽ tiếp tục đối mặt với đầy khó khăn. Tuy vậy, khó khăn có thể
giảm bớt khi Chính phủ Việt Nam đang tiến hành thực hiện các biện pháp bảo hộ nền
sản xuất phân bón trong nước, nổi bật như:
1.2.1.

Bãi bỏ chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số
mặt hàng phân bón

Hiệp hội Phân bón Việt Nam và nhiều doanh nghiệp đã từng nhiều lần đau đầu vì
Thông tư 35 gây khó khăn cho doanh nghiệp và kiến nghị bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép
nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng phân bón. Ngày 29/5 Bộ Công Thương đã
ban hành Thông tư 07/2017/TT-BCT quy định cửa khẩu nhập khẩu một số mặt hàng
phân bón. Thông tư ra đời nhằm giảm bớt thủ tục hành chính trong nhập khẩu phân
bón, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh phân bón và chính thức có hiệu lực
vào ngày 13/07/2017. Theo đó, các loại phân bón được nhập khẩu qua cửa khẩu quốc
tế và cửa khẩu chính gồm “urê, có hoặc không ở trong dung dịch nước” và “phân
khoáng hoặc phân hóa học có chứa ba nguyên tố là nitơ, phospho và kali”. Việc nhập

khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở các loại phân bón nêu trên được phép thực hiện sau khi
được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép trên cơ sở trao đổi thống nhất với Bộ Công
Thương.
11


Đầu tư tài chính
Một mục rất quan trọng ở Điều 4, đó là bãi bỏ Thông tư 35/2014/TT-BCT quy
định việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng
phân bón. Điều đó có nghĩa là, doanh nghiệp khi nhập khẩu phân bón không phải xin
giấy phép này - một loại giấy tờ mà nhiều doanh nghiệp cho rằng gây mất thời gian và
tốn chi phí của họ.
Chính điều này sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh, hạn chế sự dư thừa nguồn cung phân bón và giảm áp lực cạnh tranh với phân
bón giá rẻ Trung Quốc trong thời gian tới.

1.2.2.

Đề xuất điều chỉnh Luật thuế

Theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế thì
mặt hàng phân bón được chuyển từ đối tượng chịu thuế VAT 5% sang nhóm không
chịu thuế VAT. Quy định này khiến cho các doanh nghiệp phân bón không còn được
khấu trừ thuế đầu vào, qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này đã không
thực sự tốt đẹp như mong muốn. Các doanh nghiệp phân bón không còn được khấu trừ
thuế GTGT đầu vào, chính vì thế chi phí tăng cao, các nhà đầu tư sẽ ngần ngại khi đầu
tư sản xuất phân bón trong nước, đặc biệt là các dự án có công nghệ cao do không
được hoàn thuế GTGT cho nhà xưởng, thiết bị, nguyên liệu vật tư. Điều này dẫn tới
tình trạng ngành sản xuất phân bón trong nước mất động lực phát triển do sản phẩm
trở nên kém cạnh tranh so với hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh

không

12


Đầu tư tài chính
còn bình đẳng mà có lợi cho các nhà sản xuất nước ngoài xuất khẩu phân bón sang
Việt Nam, việc nhập khẩu phân bón giá rả ồ ạt làm cho các doanh nghiệp sản xuất
trong nước không cạnh tranh được về giá bán, và có nguy cơ bị hàng nhập khẩu đánh
bại ngay trên sân nhà.
Trước những rủi ro phải đối mặt, tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm
2016, định hướng năm 2017 tổ chức vào ngày 9/1/2017 Bộ Công Thương đã đề xuất
Chính phủ về việc đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng ở mức
0% (thay vì miễn thuế như hiện tại). Nếu đề xuất được chấp thuận sẽ giúp giảm đáng
kể chi phí và giá thành, giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản
xuất phân bón trong nước, tăng khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài.
1.2.3.

Áp thuế tự vệ tạm thời với phân DAP, MAP nhập khẩu

Biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các
quốc gia/vùng lãnh thổ, trừ các quốc gia/vùng lãnh thổ đang phát triển có lượng xuất
khẩu vào Việt Nam không quá 3% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.
Ngày 12/5/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1682A/QĐ-BCT
về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm phân bón nhập khẩu
vào Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng phân bón DAP, MAP
nhập khẩu trong giai đoạn 2013-2016 là 1-1,2 triệu tấn mỗi năm, Năm 2016, lượng
nhập khẩu lớn nhất là từ Trung Quốc với hơn 921.000 tấn, chiếm gần 84% thị phần,
tiếp đến là Hàn Quốc, Nga…
Phân bón nhập khẩu không ngừng gia tăng vào thị trường nội địa đã gây khó

khăn cho sản xuất trong nước. Năm 2016, sản lượng sản xuất của ngành giảm gần 47%
so với năm 2015, trong khi lượng nhập khẩu chỉ giảm 11,6% từ 1,2 triệu tấn năm 2015
xuống khoảng gần 1,1 triệu tấn năm 2016. Như vậy trong năm 2016 mức gia tăng
tương đối giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước là 35,4%, hàng
hóa sản xuất trong nước giảm sâu tới 4 lần so với lượng suy giảm của hàng hóa nhập
khẩu.

13


Đầu tư tài chính
Bộ Công Thương đã có Quyết định 3044/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự
vệ tạm thời đối với các sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu vào thị trường Việt
Nam ( đây là hai lại phân được dùng cho bón lót, bón thúc cho tất cả các loại cây trồng
trên tất cả loại đất khác nhau hoặc sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác như NPK)
và sẽ chịu mức thuế tự vệ tạm thời là 1.855.790 đồng/tấn kể từ ngày 19/8/2017, và
Quyết định sẽ chấm dứt hiệu lực sau ngày 6/3/2018 (không quá 200 ngày kể từ ngày
có hiệu lực) hoặc khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ
chính thức.
Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là phân bón vô cơ phức
hợp hoặc hỗn hợp thuộc các mã HS như sau: 3105.10.20; 3105.10.90; 3105.20.00;
3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00.
2.

PHÂN TÍCH NGÀNH THEO MÔ HÌNH MP
2.1. Rào cản gia nhập ngành (2,5 điểm)

Rào cản gia nhập ngành là những yếu tố ngăn chặn các doanh nghiệp mới gia
nhập ngành. Những doanh nghiệp mới gia nhập một ngành sẽ mang lại năng lực sản
xuất mới, khát vọng chiếm lĩnh thị phần và thường mang nguồn lực đáng kể. Mối nguy

cơ gia nhập ngành phụ thuộc vào những rào cản gia nhập hiện có, cùng những phản
ứng của các đối thủ có sẵn trên thị trường. Nếu các rào cản gia nhập ngành đủ lớn thì
sẽ hạn chế được những đối thủ mới muốn tham gia vào thị trường làm giảm bớt áp lực
cạnh tranh của ngành.
2.1.1.

Tăng hiệu quả kinh tế do qui mô lớn

Yếu tố này ngăn cản gia nhập ngành bằng cách bắt các doanh nghiệp mới muốn gia
nhập phải có tổng vốn đầu tư ban đầu lớn bất chấp bất lợi về chi phí để mở rộng quy
mô sản xuất, mới có chỗ đứng trong ngành.
Sản xuất phân bón là ngành đòi hỏi phải có vốn đầu tư ban đầu cực kì lớn để xây
dựng nhà xưởng lớn, máy móc thiết bị hiện đại… đặc biệt phải có đội ngũ nhân viên
có trình độ cao, và các kho bảo quản phải tốt để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

14


Đầu tư tài chính
Do đó thì các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng dễ tồn tại trong này
như: Tổng công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí và Đạm Cà Mau với tổng tài sản
là 10.437 nghìn tỷ đang chiếm khoảng 72% thị phần toàn ngành. Với tỉ lệ như vậy,
DPM hiện được đánh giá đang dẫn dắt thị trường phân đạm.
2.1.2.

Dị biệt hóa sản phẩm

Phân bón là ngành có dị biệt hóa sản phẩm. Khách hàng lựa chọn sản phẩm phân
bón chủ yếu dựa vào thương hiệu, uy tín của đơn vị sản xuất đó trên thị trường. vì vậy,
yếu tố này tạo một rào cản khi gia nhập là buộc các doanh nghiệp mới phải đầu tư

mạnh mẽ để thay đổi sự trung thành của khách hàng với các “ông lớn” đã định vị tốt
trong ngành. Việc này đặc biệt rủi ro nếu doanh nghiệp gia nhập ngành thất bại thì họ
sẽ mất tất cả.
Các doanh nghiệp càng lớn, càng lâu đời thì càng chiếm lĩnh được thị trường:
Dẫn đầu thị trường phân lân là Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm
Thao (Mã CK: LAS). Với thâm niên gần 54 năm hoạt động trong lĩnh vực phân bón,
đến nay LAS đã sản xuất được hơn 50 loại phân bón và sản phẩm hóa chất. Đồng thời,
đến thời điểm này, LAS là DN duy nhất tại Việt Nam có thể sản xuất được hai loại sản
phẩm supe lân và lân nung chảy. Năng suất bình quân của LAS đạt khoảng 830 nghìn
tấn phân supe lân/năm và 750 tấn phân bón NPK/năm cũng như 200 nghìn tấn lân
nung chảy/năm. Tính đến nay, LAS là một trong những DN phân bón có sản lượng
tiêu thụ lớn nhất nước, đặc biệt là phân lân. Ngoài tiêu thụ tại thị trường nội địa, sản
phẩm của LAS cũng đã xuất khẩu sang thị trường Nhật.

15


Đầu tư tài chính

Bảng 1.8: Lãi sau thuế quý I/2017 của các doanh nghiệp ngành phân bón
2.1.3.

Rào cản Kĩ thuật

Sản xuất phân bón là ngành có khả năng sinh lời cao (vì Việt Nam là quốc gia thu
nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp) nên có rất nhiều doanh nghiệp muốn gia nhập tuy
nhiên sẽ bị 1 số rào cản về kĩ thuật gây khó khăn.
Sản xuất phân bón đòi hỏi phải có kinh nghiệm, quy trình sản xuất hiện đại
o Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, gồm:


Diện tích mặt bằng, nhà xưởng, kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phân bón
phải phù hợp với công suất sản xuất. Công suất tối thiểu của cơ sở sản xuất phân bón
vô cơ được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-BCT.
Dây chuyền sản xuất phải đáp ứng công suất sản xuất, được cơ giới hóa và phải bảo
đảm được chất lượng loại phân bón sản xuất. Máy móc, thiết bị để sản xuất phân bón
phải có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp. Máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh
theo quy định.
 Quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phải phù hợp với máy

móc thiết bị và công suất sản xuất.

16


Đầu tư tài chính


Phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất phân bón phải có khả năng phân tích được các
chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đầu ra
và các chỉ tiêu chất lượng quy định tại tiêu chuẩn áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào
để kiểm soát chất lượng sản phẩm.



Cơ sở sản xuất phân bón vô cơ không có phòng thử nghiệm hoặc có phòng thử nghiệm
nhưng không thử nghiệm được hết các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được
công nhận để kiểm soát chất lượng phân bón sản phẩm.




Kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phân bón phải phù hợp với năng lực,
công suất sản xuất. Kho chứa có các phương tiện bảo quản chất lượng phân bón trong
thời gian lưu giữ. Phân bón xếp trong kho phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người lao
động và hàng hóa. Kho chứa phân bón phải có nội quy thể hiện được nội dung về đảm
bảo chất lượng phân bón và vệ sinh, an toàn lao động.



Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường;



Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh
lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.
 Yêu cầu về nhân lực

Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn
về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cő sở sản
xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Người lao động trực tiếp
sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.
2.1.4.

Khả năng tiếp cận của các kênh phân phối:

Thu nhập chính của nước ta vẫn đến từ nông nghiệp. Ở nông thôn, các hộ gia
đình vẫn sống bằng trồng trọt nên khả năng tiếp cận kênh phân phối của các doanh
nghiệp mới chuẩn bị gia nhập ngành là rất lớn, dù tốn nhiều chi phí. Mặc dù hệ thống

17


Đầu tư tài chính
phân phối của các ông lớn trong ngành rộng khắp cả nước, tuy nhiên vẫn còn chưa
khai thác hết thị trường tiềm năng nên vẫn còn cơ hội lớn cho các tân binh muốn gia
nhập.
2.1.5.

Ngành đòi hỏi vốn lớn

Một trong những trở ngại lớn nhất cho các doanh nghiệp đang mấp mé muốn gia
nhập thị trường phân bón là vấn đề về vốn. Các doanh nghiệp có nguồn tài chính eo
hẹp thì không thể gia nhập vào nghành này và nếu như có tham gia thì không thể nào
cạnh tranh lại được các ông lớn, gia nhập ngành sớm như: ổng công ty CP Phân bón và
Hóa chất Dầu khí hay Bình Điền, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu ồ
ạt vào thị trường trong những năm gần đây. Có thể dẫn đến phá sản hoặc rút lui ra khỏi
ngành.
2.1.6.

Chi phí chuyển đổi

Ngành phân bón về cơ bản thì chi phí chuyển đổi tương đối thấp, mặc dù có sản
phẩm thay thế đa dạng như phân vi sinh hữu cơ… tuy nhiên với cố hũ của người nông
dân Việt Nam thì họ vẫn trung thành với các thương hiệu đã có từ lâu đời nên các
doanh nghiệp mới gia nhập rất khó để xâm nhập vào thị trường này.
2.1.7.

Chính sách của chính phủ


Các thủ tục hành chính rưởm rà của chính phủ gây ảnh hưởng không nhỏ đến
ngành. Bên cạnh những rắc rối trong việc xin giấy đăng kí kinh doanh, còn có những
thủ tục hải quan gây khó dễ trong việc xuất nhập khuẩn phân bón. Tuy gây khó khăn
cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài nhưng
lại giúp giảm áp lực cạnh tranh của ngành do hạn chế lượng phân bón nhập khuẩn từ
nước ngoài.
Khả năng xuyên thủng các rào cản
Lợi thế kinh tế về qui mô lớn: thấp

18


Đầu tư tài chính
Dị biệt hóa sản phẩm: thấp
Khả năng tiếp cận kênh phân phối: cao
Rào cản kĩ thuật: thấp
Yêu cầu về vốn: thấp
Chi phí chuyển đổi: trung bình
Chính sách của chính phủ: trung bình
 Khả năng xuyên thủng rào cản là trung bình.
2.1.8.

Ảnh hưởng tới doanh thu và chi phí của các doanh nghiệp trong
ngành

Khi 1 doanh nghiệp muốn gia nhập ngành và muốn có chỗ đứng trên thị trường
thì đòi hỏi phải có nguồn vốn và chiến lược kinh doanh hợp lý. Chi phí Marketing giai
đoạn cạnh tranh khốc liệt này ngày càng tăng cao, sẽ mất nhiều thời gian để chiếm 1
thị phần rất nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay hàng loạt các doanh nghiệp ngoại
đang tràn vào thị trừơng sản xuất, phân phối tại Việt Nam càng làm cho thị trường sôi

động hơn bao giờ hết. Tâm lý người tiêu dùng luôn hướng đến những sản phẩm chất
lượng nhưng giá cả phải hợp lý, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp làm sao phải vừa
đảm bảo về chất lượng sản phẩm của mình vừa phải cố gắng đưa ra mức giá cạnh
tranh, từ đó đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp thì giảm nhưng chi phí thì tăng
cao.
Việc làm giả phân bón đang là vấn đề khá đau đầu, chính những con sâu này đã
làm mất uy tín của ngành, làm mất đi một lượng lớn khách hang nên các doanh nghiệp
sản xuất và phân phối phân bón phải đầu tư thêm chi phí để cải thiện sản phẩm cũng
như marketing lấy lại hình ảnh thương hiệu. Từ đó, ta thấy áp lực gia nhập ngành nâng
cao thêm
2.2. Khả năng ép giá của khách hàng (1,5 điểm)

19


Đầu tư tài chính
2.2.1.

Đối tương phân tích

Phân bón là sản phẩm thiết yếu với người nông dân Việt Nam. Chính vì vậy,
khách hàng chính của ngành phân bón là người nông dân, bên cạnh đó còn có các đơn
vị sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Nhật, Ấn Độ
2.2.2.

Đặc điểm của khách hàng

Mức độ phân tán của khách hàng cao và không có những phân khúc khách hàng
tiềm năng lớn ngành.
Khách hàng mục tiêu của ngành phân bón: là người nông dân, họ đa số có trình

độ thấp nên không có đòi hỏi cao về mẫu mã sản phẩm, hình thức bên ngoài, tuy nhiên
họ rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm, và có tâm lý bầy đàn rất cao nếu sản phẩm
có lỗi về chất lượng thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ sớm bị tẩy chay và khó có chỗ
đứng trong thị trường.
Nhóm khách hàng thứ 2: là các đơn vị sản xuất liên quan đến nông nghiệp: đây là
nhóm khách hàng rất tiềm năng vì họ tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm, và ổn định nên
đem lại lợi nhuận cao.
Ngoài ra, còn có nhóm khách hàng từ việc xuất khẩu mặc dù chỉ chiếm 1 lượng
nhỏ, đòi hỏi cao về chất lượng, lẫn giá cả tuy nhiên nếu phục vụ tốt nhóm khách hàng
này thì thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được mở rộng, có lợi thế trong quá trình hội
nhập.
2.2.3.

Áp lực của khách hàng tạo ra cho ngành

Áp lực từ phía khách hàng được xem là rất quan trọng với doanh nghiệp. Ngoài
mong muốn mua sản phẩm với giá thấp khách hàng còn quan tâm đến nhiều yếu tố
khác như: chất lượng, chế độ ưu đãi…đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất làm sao phải
tạo ra được những sản phẩm giá cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng, nâng
cao uy tín thương hiệu trên thị trường.

20


Đầu tư tài chính
Có thể nói, ngành phân bón ít chịu áp lực từ phía khách hàng, mặc dù có nhiều
đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành nhưng những loại phân bón được sản xuất như
đạm, kali, ure … là những sản phẩm không thể thay thế được bằng những sản phẩm
thay thế ngoài ngành khác, nên chỉ có cạnh tranh trong nội bộ ngành, khách hàng
không thể ép giá được các doanh nghiệp sản xuất, phân phối phân bón.

2.2.4.

Tầm ảnh hưởng và phát triển của ngành trong tương lai

Phân bón là ngành đem lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư, đóng góp lớn vào
sự phát triển của xã hội. Một khi cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, nông nghiệp vẫn còn
chiếm tỷ trọng lớn thì ngành sản xuất, phân phối phân bón vẫn là ngành “hot” có tiềm
năng phát triển cao.
2.3. Áp lực từ nhà cung cấp (3 điểm)

Nhiều dự án được đưa vào sản xuất trong năm 2017, tạo áp lực cho nguồn cung
phân NPK. Trong các năm gần đây, nhờ tính tiện lợi của sản phẩm, phân bón NPK
được ưa chuộng rộng rãi trong việc chăm bón cho cây trồng. Ngoài ra, việc giá các
nguyên liệu đầu vào như Ure, DAP, SA và Kali giảm mạnh trong khi giá NPK biến
động ít hơn giúp các doanh nghiệp sản xuất NPK trong ngành ghi nhận kết quả kinh
doanh khả quan. Nắm bắt hai xu hướng trên, nhiều doanh nghiệp đã triển khai nhiều
dự án NPK hàm lượng cao. Việc triển khai các dự án này kỳ vọng sẽ tạo nền tảng tăng
trưởng mới cho các doanh nghiệp trong ngành, nhưng đồng thời cũng tăng tính cạnh
tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cấp công nghệ và chất lượng sản phẩm.
Đối với nguyên liệu sơ cấp là tài nguyên như than, khí, apatit thì sức mạnh nhà
cung cấp là rất lớn do các nguồn nguyên liệu đầu vào là tài nguyên quốc gia và thường
là các công ty do nhà nước chi phối. Trên thị trường, hầu hết chỉ có 1 nhà cung cấp
nguyên liệu đầu vào chính cho các nhà máy phân bón.
Đối với nguyên liệu thứ cấp để sản xuất phân bón phối trộn, sức mạnh nhà cung
cấp là không đáng kể, vì khách hàng có thể tùy ý lựa chọn các loại phân bón đầu vào
phù hợp với nhu cầu có thể là từ nhà máy hoặc có thể từ các đại lý của công ty.

21



Đầu tư tài chính
2.4. Tác động từ các sản phẩm thay thế (2.5 điểm)
2.4.1.

Phân bón hữu cơ

Phân bón là thức ăn của các loại cây trồng, có vai trò quan trọng trong việc thâm
canh tăng năng suất, bảo vệ “kháng thể” cho cây và tăng độ phì nhiêu cho đất. Phân
bón gồm một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây đươc phân chia thành 3
nhóm sau:


Đa lượng: Đạm (N), Lân(P), Kali(K).



Trung lượng: Canxi(Ca), Lưu huỳnh (S), Ma-nhê(Mg)



Vi lượng: Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Đồng(Cu), Molypden(Mo),
Clo(Cl).
Các lợi phân bón chia làm 2 loại:


Phân vô cơ: Bao gồm các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng
muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ quá trình vật lý, hóa học. Các loại phân
vô cơ hiện nay:

Phân đơn: là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc

K.
Phân đạm (Phân có chứa nitơ): Phân Urea, phân đạm Sunphat, phân Clorua
Amn, phân Nitrat Amon, phân Nitrat Canxi, phân Nitrat Natri, phân Cyanamit Canxiu.
Phân lân (phân chứa phosphat): phân Super Lân, phân Lân nung chảy.
Phân Kali: phân Clorua Kali, phân Sunphat Kali


Phân hỗn hợp là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm
phân trộn và phân phức hợp. Hạm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự N, P, K
được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ phân NPK 16 16 -8 tức là trong 100 kg phân
trên có 16kg đạm nguyên chất, 16 P2O5 và 8kg K2O… phân SA, phân DAP, phân
MAP.


Phân bón hữu cơ: Bao gồm các loại phân có nguồn gốc là sản phẩm hữu cơ,
như các loại phân chuồng, phân xanh, thân lá cây trồng được dùng để bón
ruộng

22


Đầu tư tài chính


Phân hữu có truyền thống: chúng được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý
truyền thông. Nguồn đó là chất thải của vật nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp, là
phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây cọ dầu, ...được nhà nông ủ lại nhờ hoại mục)




Phân hữu cơ sinh học: có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm than bùn) được xử
lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều
chủng vi sinh vật.



Phân hữu cơ vi sinh: có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân bón
hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt
động khi được bón vào đất. Hiện nay, loại phân bón này được lựa chón thay thế hàng
đầu cho phân bón hóa học khi có hiệu quả cao mà khnog ảnh hưởng xấu đến môi
trường và sức khỏe người dùng.



Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phần vô cơ

Thị trường phân vô cơ phát triển và chiếm thị phần lớn hơn phân hữu cơ (nhu cầu
tiêu thụ phân vô cơ trong cả nước vào khoảng 90%, nhu cầu tiêu thụ phân hữu cơ và
một số chủng loại khác chỉ vào khoảng 10%). Tuy nhiên, theo thông kê của Tổ chức
Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) thì hiệu suất sử dụng phân bón của Việt Nam thuộc
diện thấp nhất thế giới, chỉ khoảng 45%-50%. Điều này có nghĩa rằng, hơn nửa lượng

23


Đầu tư tài chính
phân bón nông dân sử dụng hằng năm không được cây trồng hấp thụ mà bị tồn dư
trông đất, rửa trôi, bây hơi, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Chính
vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu nghĩ đến việc thay thế phân bón vô cơ thành
phân bón hữu cơ vi sinh, bởi vì loại phân bón hữu cơ có lợi cho cây trồng, vừa đảm

bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, vừa giúp tăng khả năng miễn dịch, tăng
năng suất thêm 20%.
Mặc dù, ở thị trường phân bón Việt Nam, phân bón hữu cơ chưa phát triển bởi vì
quá trinh sản xuất loại phân bón này cần có công nghệ cao, cũng như khó bảo quản lâu
như phân vô cơ. Nếu như các doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ phá vỡ các rào
cản trên thì phân bón hữu cơ chính là sản phẩm thay thế tối ưu cho phân bón vô cơ.
2.4.2.

Dung dịch thủy canh

Dung dịch thủy canh

Hệ thồng thủy canh
Dung dịch thủy canh được chạy trong các ống thủy cân để cung cấp dinh dưỡng
cho bộ rễ của cây. Trồng rau thủy canh là một trong những phương pháp trồng rau
mới, cây sử dụng các chất dinh dưỡng trong môi trường thủy canh để phát triển chứ
không phải từ đất truyền thông.
Phân loại hệ thống thủy canh:


Hệ thống canh tĩnh (trồng rau thủy canh bằng thùng xốp): dung dịch dinh dưỡng
không chuyển động trong quá trình trông cây.
24


Đầu tư tài chính


Hệ thống thủy canh động (thủy canh tuần hoàn): dung dịch có chuyển động trong quá
trình trồng cây.




Hệ thống thủy canh mở: Dung dịch dinh dưỡng không có sự tuần hoàn trở lại, gây lãng
phí.



Hệ thống bán thủy canh: Dung dịch dinh dưỡng có sự tuần hoàn trở lại nhờ hệ thống
bơm hút dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa.
Ưu điểm: Không cần phải quan tâm đến cỏ dại; trồng nhiều vụ, có thể trái vụ,
không cần tưới; năng suất có thể tăng từ 25%-50% so với phương pháp truyền thông;
sản phẩm hoàn toàn sạch đồng nhất; đặc biệt không tích lũy chất độc, không gây ô
nhiễm môi trường.
Nhược điểm: Giá thành cao do đầu tư ban đầu lớn đẫn đến khó tiêu thụ; yêu cầu
kỹ thuật cao; sự lan truyền bệnh nhanh; đòi hỏi nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn nhất
định.
Nhìn chung, hệ thống thủy canh là một sản phẩm thay thế của các loại phân bón
hiện nay. Đây là một sản phẩm tiềm năng phát triển trong tương lai, với một xu hướng
toàn cầu là bảo vệ môi trường hiện này.
2.4.3.

Sản phẩm dinh dưỡng thay thế thức ăn (Meal replacement)

Là thực phẩm dinh dưỡng thay thể cho bữa ăn thông thường, cung cấp các dưỡng
chất và năng lượng kiểm soát được dưới dạng bột pha uống, thanh bar hay một món
soup… Sản phẩm này thay thể 2 -3 bữa ăn hằng ngày hoặc dùng cho bữa phụ tùy nhu
cầu. Sử dụng sản phẩm thay thế bữa ăn là một cách nhanh chóng và tiền lợi nhất để
cung cấp cơ thể hàm lượng cao protein, carbohydrat và các chất dinh dưỡng quan
trọng khác.

Đây là một sản phẩm được chế xuất công nghiệp, tổng hợp từ các chất vô cơ,
không qua thu hoạch từ cây trồng. Vì thế, nếu con người tương lai có xu hướng sử
dụng sản phẩm dinh dưỡng thay thế thức ăn truyền thông phát triển thì đây là một sản
phẩn vừa thay thế các món ăn chế biến có nguyên liệu thực vật, vừa nguyên nhân dẫn
đến ngành phân bón sụp đổ.
Hiện nay, các sản phẩm thay thế của ngành phân bón việt Nam thực sự chưa phát
triển mạnh, bởi vấp phải một số yếu điểm như công nghệ, thói quen của người dân

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×