Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN ĐÀN BÒ SỮA CỦA MỘT SỐ NÔNG HỘ Ở HAI XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG VÀ TÂN THẠNH TÂY HUYỆN CỦ CHI TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.6 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN ĐÀN BÒ SỮA CỦA
MỘT SỐ NÔNG HỘ Ở HAI XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG
VÀ TÂN THẠNH TÂY HUYỆN CỦ CHI
TP. HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: TRẦN THANH HUYỀN
Lớp: DH07TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2007 – 2012

Tháng 08/2012

1


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************

TRẦN THANH HUYỀN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN ĐÀN BÒ SỮA CỦA
MỘT SỐ NÔNG HỘ Ở HAI XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG
VÀ TÂN THẠNH TÂY HUYỆN CỦ CHI


TP. HỒ CHÍ MINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn
Th.S NGUYỄN KIM CƯƠNG

Tháng 08/2012

2


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: TRẦN THANH HUYỀN
Tên luận văn: “ Khảo tình hình bệnh trên đàn bò sữa của một số nông hộ ở xã Tân
Thạnh Đông và Tân Thạnh Tây huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét
và đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y ngày
………………………………………………………………………………..
Thư kí hội đồng

Giáo viên hướng dẫn:

Th.S Nguyễn Kim Cương

3


LỜI CẢM TẠ


Cảm ơn bố mẹ đã sinh con ra, chăm lo cho con từ bé đến giờ. Cảm ơn bố mẹ đã
yêu thương con, cho con ăn học, dạy bảo con nên người. Công lao của bố mẹ rất rất to
lớn, con luôn khắc ghi trong lòng. Con xin viết đôi dòng này để tỏ lòng biết ơn mà con
luôn muốn nói với bố mẹ.
Cảm ơn toàn thể thầy cô giáo đã dạy dỗ em từ mẫu giáo đến trường đại học.
Chính các bài học thầy cô đã dạy cho em mới giúp em có được những kiến thức quý
giá của ngày hôm nay.
Cảm ơn sự dạy dỗ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Th.S Nguyễn Kim Cương,
bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, khoa Chăn Nuôi Thú Y đã giúp em hoàn thành bài
luận văn này.
Chân thành cảm ơn:
Gia đình bác sĩ thú y Tuấn đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành
khảo sát và làm bài luận văn.
Gia đình ông Hia, cô Năm, chú Bảo, ông Hai đã hợp tác giúp đỡ tôi tận tình
trong thời gian tôi tiến hành khảo sát tại trại.
Cảm ơn toàn thể các bác, các cô, các chú nông dân tại hai xã Tân Thạnh Đông
và Tân Thạnh Tây đã hợp tác giúp tôi hoàn thành đề tài khảo sát tại các nông hộ.
Cảm ơn tất cả bạn bè đã đông viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.

4


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

XÁC NHÂN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


ii

LỜI CẢM TẠ

iii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG

vii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

viii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

ix

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1


1.2 Mục đích

2

1.3 Yêu cầu thực hiện

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

3

2.1 Vài nét về tình hình chăn nuôi bò sữa

3

2.1.1 Tình hình chung

3

2.1.2 Công tác quản lý và kiểm định giống

3

2.1.3 Công tác thú y và phòng chống dịch bệnh

4

2.2 Giới thiệu địa điểm thực tập


5

2.2.1 Đôi nét về xã Tân Thạnh Đông

5

2.2.2 Đội nét về xã Tân Thạnh Tây

7

2.3 Các bệnh thường gặp trên bò sữa

9

2.3.1 Bệnh viêm vú

9

2.3.1.1 Nguyên nhân

9

2.3.1.2 Triệu chứng và bệnh tích

9

2.3.1.3 Chuẩn đoán

9


5


2.3.1.4 Điều trị

10

2.3.2 Bệnh kí sinh trùng đường máu

11

2.3.2.1 Nguyên nhân

11

2.3.2.2 Triệu chứng

11

2.3.2.3 Điều trị

12

2.3.3 Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis)

12

2.3.3.1 Đặc điểm

12


2.3.3.2 Nguyên nhân

13

2.3.3.3 Triệu chứng

13

2.3.3.4 Bệnh tích

13

2.3.3.5 Chuẩn đoán

14

2.3.3.7 Điều trị

14

2.3.4 Bệnh tụ huyết trùng

15

2.3.4.1 Nguyên nhân

15

2.3.4.2 Triệu chứng


15

2.3.4.3 Bệnh tích

16

2.3.4.4 Chuẩn đoán

16

2.3.4.6 Điều trị

16

2.3.5 Bệnh sinh sản trên bò sữa

17

2.3.5.1 Bệnh sót nhau

17

2.3.5.2 Bệnh viêm âm đạo

18

2.3.5.3 Bệnh viêm tử cung

18


2.3.5.4 Sốt sữa – bại liệt sau khi sinh

20

2.3.6 Bệnh viêm móng

22

2.3.7 Bệnh viêm khớp

23

2.3.8 Hội chứng tiêu chảy trên bê con

24

2.4 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu

25

6


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

28

3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát


28

3.2 Đối tượng khảo sát

28

3.3 Nội dung khảo sát

28

3.4 Các chỉ tiêu khảo sát

28

3.4.1 Tỷ lệ bò bệnh so với bò khảo sát

28

3.4.2 Tỷ lệ bò bệnh được điều trị

28

3.4.3 Tỷ lệ ca bệnh điều trị khỏi

28

3.5 Phương pháp tiến hành

29


3.6 Tổng kết và xử lý số liệu

30

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

31

4.1 Tình hình sản xuất chung của địa phương

31

4.2 Cơ cấu đàn bò của 19 hộ nông dân được khảo sát

34

4.3 Tình hình bệnh trên đàn bò sữa khảo sát

35

4.3.1 Các trường hợp bệnh xảy ra trên toàn đàn

35

4.3.2 Các trường hợp bệnh trên bò cái sinh sản

39

4.3.3 Các trường hợp bệnh không xác định rõ


45

4.4 Liệu trình điều trị bệnh

48

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

55

5.1 Kết luận

55

5.2 Đề nghị

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

7


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Cơ cấu đàn bò khảo sát ở 19 hộ nông dân

34


Bảng 4.2 Tỷ lệ bò mắc bệnh trên toàn đàn bò khảo sát

36

Bảng 4.3 Tỷ lệ bò mắc bệnh trên toàn đàn bò khảo sát được điều trị

37

Bảng 4.4 Tỷ lệ các trường hợp bệnh xảy ra trên toàn đàn bò được
điều trị khỏi

38

Bảng 4.5 Tình hình bệnh trên đàn bò cái sinh sản

39

Bảng 4.6 Tỷ lệ điều trị khỏi các trường hợp bệnh trên đàn bò cái sinh sản

42

Bảng 4.7 Kết quả thử kháng sinh đồ

43

Bảng 4.8 Các trường hợp bệnh khác

45

Bảng 4.9 Tỷ lệ điều trị các bệnh nghi ngờ


47

Bảng 4.10 Kết quả điều trị các bệnh nghi ngờ

47

8


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
CMT: California Mastitis Test
IM: (intramuscular) tiêm bắp
IV: (intravenous) tiêm tĩnh mạch
SC: (subcutaneous injection) tiêm dưới da
PO: (oral) đường uống
MAT: (Microscopic. Agglutination Test) phản ứng vi ngưng kết
ELISA: Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay
P: Thể trọng
UBND: ủy ban nhân dân

9


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát tình hình bệnh trên đàn bò sữa của một số nông hộ ở hai xã
Tân Thạnh Đông và Tân Thạnh Tây huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh” được thực
hiện từ ngày 20/02/2012 đến ngày 1/06/2012.

Đề tài được thực hiện nghiên cứu khảo sát tình hình bệnh và công tác điều trị
trên đàn bò sữa của 19 hộ nông dân thuộc hai xã Tân Thạnh Đông và Tân Thạnh Tây
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả ghi nhận được như sau:
Các bệnh thường gặp trên toàn đàn bò khảo sát gồm: bệnh trên da (54,23%),
bệnh chân móng (57,92%), bệnh khớp 920,08%), bệnh mắt (2,19%), bệnh tiêu hóa
(22,27%), bệnh hô hấp (11,61%) và các trường hợp bệnh chuẩn đoán nghi ngờ là bệnh
tụ huyết trùng (3,69%), kí sinh trùng đường máu và Leptospira (3,14%), sán lá gan
(2,46%). Trong đó bệnh chân móng có tỷ lệ mắc bệnh so với số bò khảo sát cao nhất (
57,92%). Bệnh mắt có tỷ lệ điều trị khỏi cao nhất (100%). Bệnh tụ huyết trùng có tỷ lệ
điều trị khỏi thấp nhất (77,27%).
Các bệnh thường gặp trên đàn bò cái sinh sản gồm: đẻ khó (15,63%), sẩy thai
(1,67%), sót nhau (15,63%), sa tử cung (0,21%), viêm tử cung (5,82%), viêm âm đạo
(1,67%), viêm vú (12,92%), sốt sữa (0,63%), bại liệt sau sanh (3,54%), bệnh tiết niệu
(1,04%). Trong đó bệnh sót nhau có tỷ lệ bò mắc bệnh so với số bò cái sinh sản được
khảo sát cao nhất ( 15,63%). Các ca bệnh đẻ khó, sẩy thai, sa tử cung, sốt sữa, tiết niệu
có tỷ lệ điều trị khỏi cao nhất (100%). Bệnh viêm vú có tỷ lệ điều trị khỏi thấp nhất
(82,26%).
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do phương thức chăn nuôi, điều kiện chuồng
trại và công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi không được quan tâm
đúng mức trong nông hộ.

10


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong tình hình đất nước ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng một
nâng cao, sức khoẻ con người ngày càng được quan tâm hơn. Chính vì thế, nhu cầu sử

dụng sữa và các sản phẩm từ sữa ( đa số là sữa bò) của dân ta ngày càng được nâng cao
hơn. Hiện tại, đàn bò sữa cả nước có 115.000 con, trong đó khu vực phía Nam chiếm
75% số bò, riêng thành phố Hồ Chí Minh có 80.000 con trong đó đang khai thác sữa là
41.000 con với năng suất sữa đạt 5.475 kg/con/năm, sản lượng bình quân là 224.475
tấn/năm ( theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, 2011,
Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi năm 2011 và kế
hoạch thực hiện năm 2012). Tuy nhiên, sản lượng sữa sản xuất trong nước chỉ có thể
đáp ứng được 22 – 25% nhu cầu, còn lại phải nhập từ nước ngoài. Chính vì thế, ngành
chăn nuôi bò sữa đang là một trong những ngành nông nghiệp có nhiều tiềm năng phát
triển mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm thương mại, khoa học kỹ
thuật hàng đầu của cả nước, là một thị trường tiêu thụ dồi dào. Với lợi thế đó, tuy điều
kiện khí hậu không mấy thuận lợi cho việc nuôi bò sữa nhưng ngành nuôi bò sữa ở
thành phố Hồ Chí Minh vẫn phát triển rất mạnh, đứng đầu cả nước về số lượng bò sữa
và sản lượng sữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm giàu bằng nghề nuôi bò
sữa. Ngoài việc phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn ( xây dựng chuồng
trại, mua trang thiết bị, con giống, thức ăn … ), nông dân còn phải nắm bắt kỹ thuật
nuôi dưỡng, chăm sóc sao cho bò đạt được sản lượng sữa vừa cao vừa đạt chuẩn thu
mua của các công ty thu mua sữa như FrieslandCampina Việt Nam, Vinamilk… Một

11


trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa
là tình hình bệnh trên đàn bò sữa. Hằng năm, thành phố Hồ Chí Minh đã chi một
khoảng không nhỏ cho công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn bò ( chủng ngừa
vaccine, các xét nghiệm …), công tác tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân và
công nhân chăn sóc nuôi dưỡng bò sữa. Thiệt hại kinh tế không chỉ nằm ở chỗ số tiền
phải chi ra để chữa trị, chăm sóc cho bò bệnh mà còn thiệt hại về sản lượng sữa, bò bị
loại thải. Qua đó có thể thấy được thiệt hại kinh tế rất rõ ràng khi một con bò sữa bị

bệnh.
Để nắm được tình hình bệnh và tìm hiểu những nguyên nhân chính thường dẫn
đến bệnh trên đàn bò sữa huyện Củ Chi, từ đó tìm cách khắc phục, làm giảm thiệt hại
kinh tế cho người chăn nuôi bò. Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường
Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Kim
Cương của bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát tình hình bệnh trên đàn bò sữa của một số nông hộ ở hai xã Tân Thạnh Đông
và Tân Thạnh Tây huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2 Mục đích
Tìm hiểu tình hình bệnh trên đàn bò sữa ở xã Tân Thạnh Đông và Tân Thạnh Tây
thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 Yêu cầu thực hiện
Khảo sát tình hình bệnh trên đàn bò sữa ở 19 hộ nông dân tại xã Tân Thạnh Đông
và Tân Thạnh Tây huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.
Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.

12


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Vài nét về tình hình chăn nuôi bò sữa ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011
2.1.1 Tình hình chung
Theo “Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi năm
2011 và kế hoạch thực hiện năm 2012” của Sở nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
tính đến ngày 19/9/2011 tổng đàn bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh là 82.281 con. Quy
mô chăn nuôi: Bình quân chăn nuôi bò sữa là 10,13 con/hộ.
Trong năm, thành phố đã sản xuất và cung cấp ra thị trường từ bình quân trên
9.700 con giống bò sữa, sữa tươi nguyên liệu đạt 224.475 tấn .

2.1.2. Công tác quản lý và kiểm định giống bò sữa
Tổng đàn bò sữa trên địa bàn thành phố là 82.281 con, trong đó tổng đàn bò cái
vắt sữa là 41.000 con. Năng suất sữa đạt 5.475 kg/con/năm. Sản lượng sữa hàng hóa
ước đạt 224.475 tấn.
Tổ chức giám định, bình tuyển 6.025 con bò sữa; khảo sát và theo dõi khả năng
sinh sản, phối giống, năng suất sữa 4.000 con; đánh giá chất lượng đời sau các dòng
tinh bò sữa 2.145 con bê; giám định ngoại hình 2.250 con bò sữa. Qua bình tuyển cũng
đã xác định được 18,22% đàn bò có năng suất sữa trên 4.600 kg/chu kỳ (ngoại lệ đạt
5.200 kg/chu kỳ). Đây là đàn giống tốt sẽ được tiếp tục kiểm tra năng suất cá thể và
giám định ngoại hình, thể chất, để làm cơ sở xây dựng đàn bò sữa hạt nhân của thành
phố trong những năm tới.
Các hộ, trại đã từng bước nâng cao trình độ chăn nuôi; thực hiện các biện pháp
chọn lọc, cải thiện cơ cấu đàn; tăng tỷ lệ đàn sinh sản và vắt sữa góp phần nâng cao

13


hiệu quả chăn nuôi. Cơ cấu đàn bò sữa năm 2011 là đàn sinh sản là 69,69%, trong đó
đàn vắt sữa 49,83%.
Đàn bò sữa thành phố đã có cải thiện trên một số chỉ tiêu kỹ thuật so với năm
2010, bao gồm:
Tuổi phối giống lần đầu đạt 479 ngày, giảm 7 ngày so với năm 2010.
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 436 ngày, giảm 8 ngày so với năm 2010.
Hệ số phối là 3,42 liều/con đậu thai, giảm 0,14 liều tinh/con so với năm 2010.
Trọng lượng bê sơ sinh 35,62 kg, tương đương với năm 2010.
Trọng lượng bò phối giống lần đầu đạt 273 kg, tăng 3,54% so với năm 2010.
Các đơn vị kinh doanh đã cung cấp 119.365 liều tinh bò sữa có nguồn gốc từ Mỹ,
Canada, Newzeland, Israel... để nâng cao năng suất sữa của đàn bò.
2.1.3 Công tác thú y và phòng chống dịch bệnh trên đàn bò sữa
Trong năm 2011, các Trạm thú y quận huyện tiếp tục cấp mới và đổi sổ quản lý

dịch tễ tại các hộ được kiểm soát theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.
Thực hiện bấm 91.981 thẻ tai cho bò sữa; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các doanh
nghiệp thu mua sữa, hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
và kiểm soát dịch bệnh. Xác nhận 3.701 hợp đồng thu mua sữa của Công ty Vinamilk
với nội dung chấp hành quy định tiêm phòng, áp dụng các biện pháp vệ sinh trong chăn
nuôi và khai thác sữa.
Các quận, huyện tổ chức triển khai tiêm phòng miễn phí bệnh lỡ mồm long móng,
tụ huyết trùng trên đàn bò sữa ngay từ đầu năm, vì vậy không để xảy ra dịch bệnh trên
đàn bò sữa. Kết quả 2 đợt tiêm phòng năm 2011 đạt 90,44% đối với LMLM và 90,47%
đối với tụ huyết trùng.
Tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác kỹ thuật giữa Chi cục Thú y và tổ chức
Thú y Đông Tây (CEVEO - trường Đại học Nông Lâm và Đại học Lyon - Pháp) giai
đoạn 2011-2013, thực hiện chương trình hợp tác thú y với nội dung tập huấn và hỗ trợ
điều trị bệnh cho bò sữa (từ 19 – 26/6 đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng thú y

14


cho 22 CBTY và BS thú y tư nhân; lớp điều trị bệnh bệnh trên bò sữa cho 12 CBTY và
mạng lưới thú y viên), góp phần nâng cao tay nghề cho lực lượng thú y về chăm sóc và
điều trị cho bò sữa phù hợp với tốc độ phát triển, kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi.
Tổ chức lấy 606 mẫu máu kiểm tra bệnh Lao và Brucellose, 586 mẫu sữa kiểm tra
kháng sinh tồn dư; 20 mẫu sữa thử CMT. Kết quả cho thấy, không phát hiện bệnh Lao
và Brucellose trên bò sữa và tồn dư kháng sinh trong sữa; tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn vẫn ở
mức cao 80%, trong đó tỷ lệ từ 3+ trở lên là 34,44%.
Chi cục Thú y đã thực hiện ký hợp đồng trách nhiệm đối với 04 hộ tham gia xây
dựng mô hình điểm chăn nuôi bò sữa (Củ Chi: 02 mô hình và Hóc Môn: 02 mô hình).
Mô hình được chọn chủ yếu được tập trung tại xã xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh
đó, để đánh giá tình hình dịch bệnh và hiệu quả của việc xây dựng mô hình chăn nuôi
bò sữa điểm, tất cả các hộ mô hình chăn nuôi điểm xây dựng từ năm 2006 - 2010 (tổng

cộng 38 mô hình tại Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh) được lấy mẫu xét nghiệm về
Leptospirosis, ký sinh trùng, CMT và lở mồm long móng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ
nhiễm Leptospirosis là 7,97%, tỷ lệ bảo hộ FMD-O là 91,59%, tỷ lệ nhiễm ký sinh
trùng đường máu là 14,22%, tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn là 52,8%, trong đó tỷ lệ nhiễm trên
3+ là 12,62%.
2.2 Giới thiệu về địa điềm thực tập
Quá trình khảo sát của chúng tôi được tiến hành tại 2 xã Tân Thạnh Đông và Tân
Thạnh Tây thuộc huyện Củ Chi.
2.2.1 Đôi nét về xã Tân Thạnh Đông
Theo báo cáo “Thực trạng xã Tân Thạnh Đông huyện Củ Chi” của UBND xã Tân
Thạnh Đông (2011) ghi nhận :
Vị trí địa lý: Tân Thạnh Đông nằm về phía Đông Nam của Huyện Củ Chi, có diện
tích tự nhiên 2.650,37 ha, chiếm 6,09% diện tích toàn huyện. Ranh giới hành chính của
xã được xác định :
Phía Đông giáp xã Hòa Phú và Bình Mỹ.

15


Phía Tây giáp xã Tân Phú Trung, Tân Thạnh Tây.
Phía Bắc giáp xã Trung An.
Phía Nam giáp xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn.
Diện tích tự nhiên: Diện tích đất tự nhiên 2.650,37 ha, chiếm 6,093% diện tích
toàn huyện được chia làm 19 ấp: ấp 1, ấp 2, ấp 2A, ấp 3A, ấp 3B, ấp 4, ấp 4A, ấp 5, ấp
6, ấp 6A, ấp 7, ấp 7A, ấp 8, ấp 9, ấp 9A, ấp 10, ấp 11, ấp 11A, ấp 12.
Các đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn:
Địa hình:
Nằm tiếp giáp xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn) và xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi) về
hướng Đông Nam.
Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 4 -16 m.

Thổ nhưỡng : Chia thành 2 vùng rõ rệt, gồm 2 nhóm đất chính sau :
Vùng đất gò : chủ yếu các nhóm đất xám điển hình có tầng mặt trung bình 15 –
30 cm, thoát nước tốt.
Vùng bưng, triền : tập trung các nhóm đất phèn có cả dạng đất phèn có cả dạng
đất phèn hoạt động và phèn trung bình có tầng mặt thấp 15 – 30 cm; tầng Pyrite giàu
hữu cơ ở độ sau 50 – 100 cm.
Khí hậu:
Tân Thạnh Đông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận
xích đạo trong năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ: Đặc điểm chính là nhiệt độ cao và ổn định giữa các tháng trong năm.
Nhiệt độ trung bình khoảng 270C, nhiệt độ cao nhất là 380C (tháng 4), nhiệt độ thấp
nhất là 240C (tháng 12).
Bức xạ mặt trời: Lượng bức xạ mặt trời nhận được nhìn chung là cao. Tổng cộng
trung bình hàng năm đạt 0,37-0,38 Kcal/Em2/ngày. Lượng bức xạ phân bố cao nhất
vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 9, số giờ nắng trung bình trong ngày là 9 giờ.

16


Mưa: Tân Thạnh Đông có lượng mưa trung bình là 2.300 – 2.729 mm/năm. Mùa
mưa trong năm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tuy nhiên lượng mưa tập trung chủ yếu
vào tháng 6 – 9, số ngày mưa trung bình khoảng 151 ngày/năm.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí hàng năm cao đạt đến 71%. Trong một ngày
đêm độ ẩm không khí thấp nhất vào lúc 13 giờ (khoảng 48%) và đạt cao nhất vào lúc 1
đến 7 giờ sáng (95%).
Gió: Chế độ gió khá thuần. Thống trị chủ yếu là gió mùa, ít bị bão, phân bố vào
các tháng trong năm như sau :
Từ tháng 2 – 5 : gió Tín Phong, có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc
trung bình 1,5 – 2,5 m/s.

Từ tháng 5 đến tháng 9 năm sau thịnh hành gió Tây, Tây Nam với vận tốc trung
bình 1,5 – 3 m/s.
Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau thịnh hành gió Đông Bắc với vận tốc trung
bình 1 – 1,5 m/s.
Nông nghiệp: Nông nghiệp giữ vai trò khá quan trọng trong cơ cấu kinh tế, chiếm
tỷ trọng 34,05 % tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế. Tổng diện tích canh tác là
1,257 ha trong đó: diện tích cây lúa 800 ha, năng suất bình quân đạt 4,5 tấn/ha; diện
tích đất trồng cỏ 420 ha, năng suất bình quân 240 tấn/ha; diện tích cây hoa kiểng 9 ha;
bình quân đạt 80 triệu/ha/năm; diện tích trồng cây thuốc lá 22,5 ha, bình quân 210
triệu/ha/năm; diện tích trồng cây cao su 4,5 ha, bình quân đạt 300 triệu/năm. Chăn
nuôi phát triển nhanh, tính đến tháng 3 năm 2011: Tổng đàn heo 22.265 con, tổng đàn
bò 12.297 con, tổng đàn trâu 140 con. Diện tích nuôi trồng thủy sản 1ha, bình quân 80
triệu/ha/năm.
Nông nghiệp đang chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng trong ngành
chăn nuôi.

17


2.2.2 Đôi nét về xã Tân Thạnh Tây
Theo báo cáo “ Thực trạng xã Tân Thạnh Tây huyện Củ Chi” của UBND xã Tân
Thạnh Tây (2011) thì :
Vị trí địa lý: xã Tân Thạnh Tây nằm phía Đông Nam của huyện Củ Chi, cách trung
tâm khoảng 8 km theo đường Tỉnh lộ 8 và cách Thành phố Hồ Chí Minh 44 km. Ranh
giới hành chính được xác định như sau:
Phía Bắc giáp xã Phú Hoà Đông.
Phía Nam giáp các xã Tân Phú Trung và Tân Thạnh Đông.
Phía Tây giáp xã Phước Vĩnh An.
Phía Đông giáp xã Trung An.
Xã có đường Tỉnh lộ 15 và Tỉnh lộ 8 chạy qua địa bàn xã. Nhìn chung hệ thống

đường giao thông liên xã tương đối hoàn chỉnh là điều kiện đặc biệt thuận lợi trong
việc phát triển kinh tế, thương mại dịch vụ trong thời kỳ CNH –HĐH.
Diện tích tự nhiên:
Diện tích đất tự nhiên 1.148,11 ha chiếm 2,63% diện tích toàn huyện.
Địa bàn xã có 6 ấp bán nông nghiệp gồm có: ấp 1, ấp 1A, ấp 2, ấp 2A, ấp 3, ấp
3A.
Về địa hình: xã có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao giảm dần theo hướng
Tây sang Đông, căn cứ vào độ cao địa hình của xã chia làm hai dạng chính:dạng đất gò
và dạng đất bưng, triền.
Thổ nhưỡng: chủ yếu các nhóm đất xám điển hình có tầng mặt trung bình 15 - 30
cm, thoát nước tốt và đất phù sa tập trung các nhóm đất phèn có cả dạng đất phèn hoạt
động và phèn trung bình có tầng mặt thấp 15 – 30 cm; tầng Pyrite giàu hữu cơ ở độ sâu
50 – 100 cm phục vụ cho sản xuất lúa và hoa màu.
Về khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa xã Tân Thạnh Tây khá giống với xã Tân
Thạnh Đông.

18


Kinh tế : Nông nghiệp giữ vai trò khá quan trọng trong cơ cấu kinh tế, chiếm tỷ
trọng 53,03% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế, tỷ trọng chăn nuôi tăng dần trong
sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích canh tác là 215 ha trong đó: Diện tích cây lúa 80
ha , năng suất bình quân đạt 4,0 tấn/ha; diện tích đất trồng cỏ 100 ha, năng suất bình
quân 240 tấn/ha, diện tích cây hoa kiểng 5 ha; bình quân đạt 80 triệu/ha/năm. Chăn
nuôi phát triển nhanh: tổng đàn heo 3.481 con, tổng đàn bò 2.980 con. Diện tích mặt
nước nuôi trồng thủy sản 21 ha, chủ yếu nuôi cá Basa và cá rô.
Cơ cấu sản xuất và đóng góp giá trị của ngành nông nghiệp: chăn nuôi (87,74 %) trồng trọt (11,08%) – thủy sản (1,18%).
2.3 Các bệnh thường gặp trên bò sữa
2.3.1 Bệnh viêm vú
2.3.1.1 Nguyên nhân:

Có các nguyên nhân gây bệnh viêm vú sau: nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm
vú là do nhiễm trùng, các vi khuẩn thường gặp trong sữa, bầu vú bị viêm là:
Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae, Streptococcus dysgalactiae,
Streptococcus uberis, E.coli, Enterobacter…và một số loại vi khuẩn và nấm khác.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn tới bệnh viên vú như: do bản thân thú,
do môi trường nuôi dưỡng, cách chăn sóc, khai thác sữa…
2.3.1.2 Triệu chứng và bệnh tích
Triệu chứng chung: bầu vú có biểu hiện nóng, đỏ, sưng, đau; bò khó chịu khi vắt
sữa, sữa vắt ra lợn cợn hay kết vón, có khi lẫn máu, mủ. Khởi đầu là viêm một thùy vú,
sau đó lây sang các thùy vú khác, sản lượng sữa giảm rõ rệt. Nếu viêm nặng bò sẽ bị
sốt nóng, bỏ ăn. Bệnh thường tiến triển rất nhanh.
Bò bị viêm vú ở nhiều thể khác nhau, thể viêm vú ca ta, thể viêm vú thanh dịch,
thể viêm vú fibrin, viêm vú thể có mủ.
Hậu quả: bò bị bệnh viêm vú dẫn đến hư hại tuyến vú, những tế bào tuyến sữa bị
phá hủy, gây các biến chứng như: teo bầu vú, xơ cứng bầu vú, bầu vú bị hoại tử.

19


2.3.1.3 Chẩn đoán
Trong trường hợp viêm vú thể cấp tính thì triệu chứng lâm sàng quá rõ ràng.
Nhưng việc chẩn đoán thể viêm vú tiềm ẩn rất quan trọng nhằm giảm những thiệt hại
về kinh tế cho người chăn nuôi.
Viêm vú thể lâm sàng: bầu vú sưng to, có các tế bào biểu mô trong sữa, thú sốt,
bỏ ăn, giảm sản lượng sữa. Kiểm tra sữa bằng mắt thường có thể thấy: sữa có mùi hôi,
màu vàng, lợn cợn hoặc có máu.
Viêm vú thể tiềm ẩn: dùng phản ứng nhanh bằng cồn 700 để phát hiện bệnh,
nhưng dùng phương pháp CMT để phát hiện bệnh thì chính xác hơn.
2.3.1.4 Điều trị bệnh viêm vú
Bò viêm vú cần được phát hiện sớm và kịp thời. Có thể điều trị bệnh viêm vú trên

bò sữa theo 2 phác đồ sau đây:
Phác đồ 1: bò bị bệnh viêm vú lâm sàng.
Thuốc điều trị: phối hợp 2 kháng sinh: penicillin với liều 30.000 UI/kg thể trọng
bò ( 1UI của penicillin = 0,6 mg), phối hợp với kanamycin với liều 20.000 mg/kg thể
trọng bò. Thuốc pha lẫn chia 2 lần tiêm trong ngày, tiêm liên tục 4-5 ngày.
Kết hợp pha dung dịch cũng 2 loại kháng sinh trên bơm vào núm vú cho bò. Liều
như sau: Penicillin: 1 triệu UI và Kanamycin 0,5 gam. Dùng kim đầu tù bơm thuốc vào
các núm vú, núm vú nào lành bơm trước, núm vú bị bệnh bơm sau. Thuốc cũng sử
dụng liên tục trong 4-5 ngày liền. Mỗi ngày, bơm thuốc một lần.
Trước khi bơm thuốc phải vắt hết sữa ở bầu vú. Sữa ở bầu vú bị viêm phải hủy bỏ.
Thuốc trợ sức: tiêm cafein hoặc long não cho bò kết hợp các vitamin B1, Vitamin
C, vitamin K (nếu thấy máu trong sữa).
Hộ lý: giữ chuồng trại sạch sẽ và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt bò trong thời gian
điều trị.
Tùy điều kiện thuốc có ở địa phương, có thể thay thế:

20


Kanamycin bằng streptomycin hoặc neomycin với liều dùng tương tự như
steptomycin.
Penicillin bằng ampicillin, với liều 30 mg/kg thể trọng hoặc cefaflexin với liều 20
mg/kg thể trọng bò.
Phác đồ 2: Bò bị viêm vú cận lâm sàng:
Điều trị : dùng các loại thuốc đã pha sẵn đóng trong ống tiêm nhựa như:
Mastiject, Mammals ... bơm vào bầu vú cho bò, cứ 24 giờ 1 lần. Bơm thuốc liên tục 4
ngày. Trước khi bơm thuốc cũng vắt hết sữa trong bầu vú.
Thuốc trợ sức: như phác đồ 1.
Hộ lý: như phác đồ 1.
2.3.2 Bệnh ký sinh trùng máu

2.3.2.1 Nguyên nhân
Bệnh được lây truyền gián tiếp qua các vectơ truyền bệnh và ký chủ trung gian là
các loài ve, ruồi, mòng …các loài côn trùng này hút máu gia súc bệnh lan truyền sang
gia súc khoẻ. Ở nước ta, bệnh được phát hiện xảy ra nhiều vào tháng 4 - 9 là lúc thời
tiết thuận lợi cho nhiều loài côn trùng hút máu phát triển.
Các loại ký sinh trùng máu tiêu biểu là :
Tiên mao trùng (Trypanosoma): sống ký sinh trong mạch máu, lây truyền do loài
ruồi, mòng hút máu.
Lê dạng trùng (Babesia), thê lê trùng (Theileria), biên trùng (Anaplasma): sống
ký sinh trong tế bào hồng cầu, lây truyền do các loài ve hút máu.
Những năm gần đây bệnh có tỉ lệ tăng cao do nhiều giống ngoại nhập có khả năng
đề kháng kém với ký sinh trùng gây bệnh và gia súc bệnh thường nhiễm cùng lúc 3 - 4
loại ký sinh trùng và thường kết hợp với Leptospira.

21


2.3.2.2 Triệu chứng
Sốt cao 39,5 – 420C, sốt thành từng cơn kéo dài từ 2-7 ngày, trung bình 3-5 ngày
rồi thân nhiệt trở lại bình thường. Sau đó 4-6 ngày lại sốt, sốt thường tăng về chiều có
khi cả về đêm. Con vật bỏ ăn, khi sốt miệng chảy nước dãi. Khi sốt cao gia súc thường
có biểu hiện thần kinh như mất thăng bằng, quay cuồng, run rẩy từng cơn, sùi bọt mép.
Nếu nặng hơn mắt đỏ ngầu, húc đầu vào tường, phá chuồng, lồng lộn.
Nhu động ruột, dạ dày giảm, có khi ngừng hẳn. Con vật lúc đi táo bón, lúc đi chảy
phân lầy nhầy và có lẫn máu.
Gia súc thiếu máu, niêm mạc mắt, hậu môn, lúc đầu sung huyết rồi chuyển nhanh
sang trắng, vàng nhạt. Cổ, hầu, ức, rốn, bẹn bị thuỷ thủng. Chảy nước mũi thở khó, thở
dốc , nhịp thở tăng. Con vật gầy nhanh, ủ rũ, các cơ bắp thịt run rẩy. Nếu bệnh kéo dài
con vật hôn mê, bại liệt.
Nếu nhiễm lê dạng trùng hoặc thê lê trùng nước tiểu có màu hồng rồi chuyển dần

sang màu nâu đỏ do chứa nhiều huyết sắc tố. Khi có nhiễm thê lê trùng các nốt bạch
huyết sưng to nhất là những nốt gần nơi nhiễm ve.
Gia súc cho sữa giảm sản lượng sữa hoặc ngừng tiết sữa. Gia súc bệnh thường đi
tiêu chảy kéo dài, vật gầy ốm, suy nhược, mất dần sức đề kháng, thường chết do kiệt
sức.
Gia súc mang thai bệnh dễ bị sảy thai, đẻ non, sót nhau.
2.3.2.3 Điều trị
Sử dụng Trybabe - thuốc đặc trị ký sinh trùng đường máu gia súc.
Khi chẩn đoán xác định loài ký sinh trùng gây bệnh, sử dụng thuốc theo liều:
Lê dạng trùng, biên trùng: 1ml/15kg thể trọng
Tiên mao trùng: 1ml/10kg thể trọng
Thê lê trùng:1ml/ 7kg thể trọng

22


Trường hợp không xác định rõ trâu bò nhiễm loại ký sinh trùng đường máu nào thì
tiêm bắp Trybabe liều 8 mg/kg thể trọng để diệt ký sinh trùng đường máu và
Marbovitryl 1ml/10kg thể trọng để trị nhiễm khuẩn Leptospira kết hợp.
Tiêm thêm vitamin B12, vitamin C để tăng sức đề kháng giúp gia súc mau bệnh
phục.
Tiêm vimekat 20ml/con để phục hồi cơ thể.
( nguồn Cong binh, 2009, “ Các bệnh thường gặp ở Trâu bò ”, Agriviet.com)
2.3.3 Bệnh xoắn khuẩn ( Leptospirosis)
2.3.3.1 Đặc điểm
Bệnh Leptospira là một bệnh truyền nhiễm ở thú và người do xoắn khuẩn
Leptospira interrogans. Đặc điểm điển hình là: sốt, vàng da, tiểu ra máu, viêm gan
thận, rối loạn tiêu hóa và có thể sẩy thai.
2.3.3.2 Nguyên nhân
Do Leptospira interrogans gây ra và có nhiều serotype gây ra trên trâu bò. Serovar

có tầm quan trọng đối với trâu bò là: Icterohaemorragiae, Ponoma, Hardjo và Canicola.
Trong đó Leptospira interrogans serovar Ponoma gây bệnh phổ biến nhất trên gia súc.
Bệnh phát triển mạnh khi có chế độ dinh dưỡng kém, chuồng trại ẩm thấp, có nhiều
chuột, bọ.
2.3.3.3 Triệu chứng
Thể nhẹ: Sốt khoảng 39-400C, giảm sản lượng sữa, biếng ăn, vàng ở da, niêm mạc,
nhịp tim tăng, nước tiểu màu. Ở mi mắt, môi, dưới hàm… có hiện tượng phù thủng.
Con cái dễ bị sẩy thai sau khi nhiễm khoảng 1 tháng. Nếu không được chăm sóc tốt thú
có thể chết do hiện tượng thiếu máu.

23


Thể mãn tính: thường xảy ra, ít thấy triệu chứng, triệu chứng hay gặp là ỉa chảy,
nước tiểu vàng hay sẫm, gây sẩy thai ở thú cái hoặc đẻ con ra yếu ớt, đẻ non hoặc có
thể gây không thụ thai. Lượng sữa giảm từ 20 -30%, thường xảy ra sau khi dịch phát
ra ồ ạt và điều trị không đến nơi đến chốn làm bệnh dây dưa kéo dài. Nơi chứa nhiều
vi khuẩn là thận và đường sinh dục (của đực và cái). Thú bệnh thể mãn có thể thành
con mang trùng suốt đời, và bài trùng qua nước tiểu, dịch âm đạo.
2.3.3.4 Bệnh tích :
Thời kì nung bệnh 10 – 20 ngày.
Thể cấp tính: Bò thường có vẻ yếu và sốt 40-410C, uể oải, biếng ăn, sản lượng
sữa giảm đột ngột và thường có xuất huyết dưới niêm mạc. Lông thú xù xì không bóng
mượt, mắt lờ đờ, mệt. Niêm mạc và da vàng sẩm và tiểu ra huyết sắc tố.
Trong vài trường hợp có viêm khớp hoặc viêm da hoại tử có khi viêm não, có thể
sẩy thai ở bò cái. Bệnh nặng bò trưởng thành chết từ 3 -5 ngày , bê chết 12 -24 giờ kể
từ khi phát bệnh. Thể cấp tính thường xảy ra ở bê.
Ở thể cấp tính: xuất huyết dưới niêm mạc, có hiện tượng hoàng đản toàn thân,
mỡ màu vàng, thú bị thiếu máu niêm mạc nhợt nhạt và tiểu ra huyết sắc tố. Cũng có thể
gây loét niêm mạc dạ múi khế, gan có màu vàng sưng ấn dễ nứt, viêm thận kẽ sưng to,

lách mềm sưng to. Bàng quang chứa nước tiểu màu đỏ.
Ở thể nhẹ và mãn tính: viêm thận kẽ đang tiến triển với những đóm trắng trên bề
mặt của vỏ thận.
2.3.3.5 Chuẩn đoán
Lâm sàng: căn cứ vào triệu chứng nêu trên để chuẩn đoán nhưng dễ lầm với các
bệnh sẩy thai do các nguyên nhân khác, dễ lầm với bệnh kí sinh trùng đường máu.
Chuẩn đoán phi lâm sàng là chính xác hơn cả.
Tìm vi trùng gây bệnh bằng nuôi cấy, soi kính hiển vi và tiêm truyền động vật
thí nghiệm.
Tiến hành phản ứng huyết thanh học bằng phương pháp vi ngưng kết MAT.

24


Có thể xét nghiệm bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang hay ELISA .
2.3.3.6 Điều trị
Gia súc bệnh cần phải đình chỉ phối giống nếu có yêu cầu phối giống. Điều trị kịp
thời bằng kháng sinh: oxytetracycline hay doxycycline liên tục trong 5 ngày.
Có thể sử dụng kết hợp với kháng huyết thanh và các thuốc trợ lực như: ADE-B
complex, vitamin C.
Nếu thú sốt có thể dùng anagine 20% 1 ml/10 kg thể trọng, ngày 1 lần cho đến khi
hết sốt.
Chăm sóc, nuôi dưỡng thú tốt.
Vệ sinh tiêu độc chuồng trại bằng các loại hoá chất.
Trường hợp bệnh nặng khó chữa khỏi, hoặc bò quá gầy yếu, khả năng làm giống
kém nên loại thải và xử lý.
2.3.4 Bệnh tụ huyết trùng
2.3.4.1 Nguyên nhân
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.
2.3.4.2 Triệu chứng

Bò mắc bệnh ở 3 thể: thể ác tính (quá cấp tính), cấp tính (thường gặp), và mãn tính.
Thể ác tính : thể này thường ít gặp. Bò phát bệnh rất nhanh: con vật đột nhiên lên
cơn sốt cao (41-420C) và trở nên hung dữ, điên loạn, đập đầu vào tường, có thể chết
trong 24 giờ. Ở một số ổ dịch, một số bê nghé 3-18 tháng có hội chứng thần kinh giãy
giụa, rồi ngã xuống đất chết. Có khi con vật đang ăn cỏ chạy lồng lên, điên loạn, run
rẩy, ngã xuống và lịm đi.
Thể cấp tính: thể này xảy ra phổ biến ở bò, thời gian nung bệnh ngắn từ 1-3 ngày,
con vật bỏ ăn, không nhai lại, mệt lả, bứt rứt, sốt cao đột ngột 40-420C. Các niêm mạc
mắt, mũi đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mắt, nước mũi chảy liên tục. Các hạch lâm ba đều
sưng, đặc biệt là hạch lâm ba dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi ra, thở khó

25


×