Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP TỔN THƯƠNG XƯƠNG KHỚP TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ CHI CỤC THÚ Y TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.88 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP TỔN THƯƠNG XƯƠNG
KHỚP TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI
TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ
CHI CỤC THÚ Y TP. HCM

Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ TRÚC
Lớp

: DH07TY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2007 – 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************



TRẦN THỊ TRÚC

KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP TỔN THƯƠNG XƯƠNG
KHỚP TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI
TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ
CHI CỤC THÚ Y TP. HCM
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ QUANG THÔNG

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: TRẦN THỊ TRÚC
Tên khóa luận “Khảo sát các trường hợp tổn thương xương khớp trên
chó và hiệu quả điều trị tại Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị - Chi cục
Thú Y TP. HCM”
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi – Thú
Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Ngày ….. tháng ….. năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

TS. Lê Quang Thông


ii


LỜI CẢM TẠ
 Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
Cùng toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học
tập.
 Chân thành biết ơn sâu sắc đến thầy:
TS. Lê Quang Thông
BSTY: Trương Đức Dũng
Đã tận tình dạy bảo và hướng dẫn em trong suốt thời gian học và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
 Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến ba má, anh chị và những người thân
trong gia đình đã cho tôi có được ngày hôm nay.
 Chân thành biết ơn:
Ban lãnh đạo Chi Cục Thú Y TP. Hồ Chí Minh
Ban lãnh đạo Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị
Cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị trong phòng điều trị số 151, Lý Thường
Kiệt, Phường 7, Quận 11
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
 Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn luôn chia xẻ, động viên giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập.

TP. HCM, 08/2012
Trần Thị Trúc


iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát các trường hợp tổn thương xương khớp trên chó và hiệu quả điều
trị tại Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị - Chi Cục Thú Y TP. HCM” được thực
hiện trong thời gian từ ngày 04/05/2012 đến ngày 12/05/2012, chúng tôi ghi nhận
trong 4903 ca bệnh đến khám có 69 ca bị tổn thương xương – khớp, chiếm tỷ lệ
1,41 %. Với các kết quả được ghi nhận như sau:
-

Các trường hợp tổn thương xương – khớp xảy ra ở con đực nhiều hơn so với
con cái; ở nhóm giống chó nội cao hơn nhóm chó ngoại và gặp nhiều nhất là
ở lứa tuổi 12 – 36 tháng (3,67 %), kế đến là lứa tuổi < 12 tháng (2,14 %), và
thấp nhất là ở lứa tuổi > 36 tháng (0,27 %).

-

Trong các trường hợp tổn thương thì cao nhất là trường hợp chó bị gãy
xương (86,96 %), kế đến là trật khớp (7,25 %), viêm khớp (4,35 %) và cuối
cùng là đứt dây chằng (1,44 %).

-

Các trường hợp tổn thương xương – khớp ở chi sau cao hơn chi trước (66,67
% so với 30,43 %). Trong đó gãy ở thân xương chiếm tỷ lệ cao nhất (70,83
%), kế đến là trường hợp gãy xương ở đầu xương (29,17 %). Chủ yếu là gãy
kín (94,20 %), còn các trường trường hợp gãy hở thì hiếm gặp hơn (5,80 %).

-


Tỷ lệ trường hợp gãy xương dạng gãy ngang là cao nhất (47,92 %), kế đến là
dạng gãy xéo (35,42 %), dạng gãy vỡ vụn và nhiều đoạn (14,58 %), cuối
cùng là dạng gãy xoắn ốc (2,08 %).

-

Tỷ lệ điều trị bằng bó bột là cao nhất (52,17 %), kế đến là điều trị bằng nội
khoa (31,88 %), cuối cùng là điều trị bằng phẫu thuật với nẹp vít và đinh
xuyên tủy (14,5 %). 53,62 % chó được điều trị khỏi sau 30 ngày.

-

Thời gian lành da của chó trong phương pháp nẹp vít là 17,75 ngày ngắn hơn
so với phương pháp đinh xuyên tủy là 25,5 ngày.

-

Thời gian chó đi lại được sau phẫu thuật nẹp vít là 42 ngày ngắn hơn so với
phẫu thuật đinh xuyên tủy 84,5 ngày.

iv


-

Tỷ lệ tai biến trong và sau khi phẫu thuật: phương pháp nẹp vít 80 % và 40
%, phương pháp đinh xuyên tủy 40 % và 80 %, phương pháp bó bột tai biến
sau điều trị là 63,89 %.


-

Chi phí điều trị trung bình của phương pháp nội khoa là 43.950 đồng, bó bột
là 131.639 đồng, của phương pháp đinh xuyên tủy là 416.800 đồng và
phương pháp nẹp vít là 419.200 đồng.

-

Hiệu quả điều trị của phương pháp bó bột là cao nhất (94,44 %), kế đến là
phương pháp nẹp vít và phương pháp đinh xuyên tủy (40 %) và thấp nhất là
điều trị bằng nội khoa (36,36%).

v


MỤC LỤC
Trang

TRANG TỰA.............................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................ iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH .........................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU .....................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2

1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ THỂ HỌC CỦA HỆ XƯƠNG ...................................................3
2.1.1 Cấu tạo của xương..............................................................................................3
2.1.2 Chức năng của xương.........................................................................................5
2.2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XƯƠNG .......................................6
2.3 QUÁ TRÌNH LÀNH XƯƠNG .............................................................................7
2.3.1 Giai đoạn viêm (Inflammatory phase) ...............................................................7
2.3.2 Giai đoạn sửa chữa (Reparative phase) ..............................................................8
2.3.3 Giai đoạn tái tạo và trưởng thành .......................................................................8
2.4 CẤU TẠO CỦA KHỚP ........................................................................................9
2.4.1 Định nghĩa ..........................................................................................................9
2.4.2 Phân loại khớp ..................................................................................................10
2.5 MỘT SỐ BẤT THƯỜNG TRÊN XƯƠNG VÀ KHỚP .....................................11
2.5.1 Gãy xương, nứt xương .....................................................................................11

vi


2.5.2 Trật khớp ..........................................................................................................11
2.5.3 Viêm khớp, đứt dây chằng ...............................................................................12
2.6 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH XƯƠNG – KHỚP .............12
2.6.1 Dựa vào dấu hiệu lâm sàng ..............................................................................12
2.6.2 Chẩn đoán phi lâm sàng ...................................................................................12
2.7 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG – KHỚP ...........................13
2.7.1 Phương pháp không phẫu thuật........................................................................13
2.7.2 Phương pháp phẫu thuật ...................................................................................14
2.7.3 Chăm sóc hậu phẫu ..........................................................................................16
2.8 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...........................................................17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................18

3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................18
3.2 Đối tượng ............................................................................................................18
3.3 Dụng cụ và thuốc điều trị ....................................................................................18
3.3.1 Dụng cụ ............................................................................................................18
3.3.2 Thuốc điều trị ...................................................................................................19
3.4 Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi ...........................................................19
3.4.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................19
3.4.2 Chỉ tiêu theo dõi ...............................................................................................20
3.5 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................20
3.5.1 Lập bệnh án theo dõi bệnh ...............................................................................20
3.5.2 Phân loại chó đến khám bệnh ..........................................................................21
3.5.3 Phân loại các dạng xương gãy..........................................................................21
3.6 Phương pháp thực hiện........................................................................................21
3.6.1 Phương pháp bó bột thạch cao .........................................................................22
3.6.2 Phương pháp phẫu thuật đinh xuyên tủy..........................................................23
3.6.3 Phương pháp phẫu thuật nẹp vít.......................................................................24
3.7 Chăm sóc hậu phẫu .............................................................................................25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................26

vii


4.1 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương – khớp trên tổng số chó đến khám ....................26
4.2 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương – khớp theo giới tính .........................................27
4.3 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương – khớp theo lứa tuổi ..........................................27
4.4 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương – khớp theo nhóm giống ...................................28
4.5 Tỷ lệ các trường hợp tổn thương: gãy xương, viêm khớp, trật khớp, đứt dây
chằng .........................................................................................................................29
4.6 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương – khớp ở chi trước, chi sau ................................30
4.7 Tỷ lệ các trường hợp gãy xương ở đầu xương, cổ xương và thân xương ...........31

4.8 Tỷ lệ các trường hợp gãy ngang, gãy xéo, gãy xoắn ốc, vỡ vụn và nhiều đoạn .31
4.9 Tỷ lệ các trường hợp gãy xương kín, gãy xương hở ...........................................32
4.10 Tỷ lệ điều trị bằng nội khoa, băng và phẫu thuật ..............................................33
4.11 Tỷ lệ các loại phương pháp bó bột và phương pháp phẫu thuật (nẹp vít và đinh
xuyên tủy) sử dụng ....................................................................................................33
4.12 Tỷ lệ thú được điều trị khỏi sau 30 ngày ..........................................................35
4.13 Thời gian băng và phẫu thuật ............................................................................35
4.14 Thời gian thú lành da sau phẫu thuật ................................................................36
4.15 Tỷ lệ tai biến trong và sau khi điều trị: .............................................................37
4.16 Thời gian thú đi lại được sau phẫu thuật:..........................................................38
4.17 Chi phí điều trị ..................................................................................................39
4.18 Hiệu quả điều trị các trường hợp tổn thương xương – khớp ............................40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................42
5.1 Kết luận ...............................................................................................................42
5.2 Đề nghị ................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................44
PHỤ LỤC ..................................................................................................................46

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương – khớp theo giới tính................................27
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương – khớp theo lứa tuổi .................................27
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương – khớp theo nhóm giống ..........................28
Bảng 4.4 Tỷ lệ các trường hợp tổn thương xương – khớp ........................................29
Bảng 4.5 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương – khớp ở chi trước, chi sau ......................30
Bảng 4.6 Tỷ lệ các trường hợp gãy xương ở đầu xương, cổ xương và thân xương .31
Bảng 4.7 Tỷ lệ các trường hợp gãy ngang, gãy xéo, gãy xoắn ốc, vỡ vụn và nhiều
đoạn ...........................................................................................................................32

Bảng 4.8 Tỷ lệ các trường hợp gãy xương kín, gãy xương hở .................................32
Bảng 4.9 Tỷ lệ điều trị bằng nội khoa, băng và phẫu thuật ......................................33
Bảng 4.10 Tỷ lệ các phương pháp bó bột và phương pháp phẫu thuật (nẹp vít và
đinh xuyên tủy) sử dụng ............................................................................................34
Bảng 4.11 Tỷ lệ thú được điều trị khỏi sau 30 ngày .................................................35
Bảng 4.12 Thời gian thú lành da sau phẫu thuật .......................................................36
Bảng 4.13 Tỷ lệ tai biến trong khi điều trị ................................................................37
Bảng 4.14 Tỷ lệ tai biến sau khi điều trị ...................................................................37
Bảng 4.15 Thời gian thú đi lại được sau phẫu thuật .................................................38
Bảng 4.16 Hiệu quả điều trị các trường hợp tổn thương xương – khớp ...................40

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chung số chó bị tổn thương xương – khớp...................................26
Biểu đồ 4.2 Thời gian băng và phẫu thuật ................................................................36
Biểu đồ 4.3 Chi phí điều trị .......................................................................................39

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo của một xương dài ..........................................................................3
Hình 2.2 Sự hình thành và phát triển của xương ........................................................6
Hình 2.3 Quá trình lành xương ...................................................................................9
Hình 2.4 Cấu tạo của khớp ..........................................................................................9
Hình 3.1 Chó ta 3 tháng gãy xương đùi trái trước và sau khi điều trị bằng phương
pháp bó bột ................................................................................................................22
Hình 3.2 Chó ta 8 tháng tuổi gãy xương đùi phải được điều trị bằng phương pháp
đinh xuyên tủy ...........................................................................................................23
Hình 3.3 Hình chụp X – quang chó ngoại 10 tháng tuổi gãy xương đùi phải và trái
được điều trị bằng phương pháp nẹp vít ...................................................................24

Hình 4.1 Chó ta 10 tháng tuổi bị gãy xương đùi phải và hình chụp X – quang xương
gãy .............................................................................................................................30
Hình 4.2 Chó ta 1,5 năm bị gãy xương chi trước và hình chụp X – quang xương gãy
...................................................................................................................................31
Hình 4.3 Hình chụp X – quang chó ta 1 năm tuổi bị gãy xương ống quyển vỡ vụn 32
Hình 4.4 Chó ta 8 tháng được điều trị bằng phương pháp bó bột .............................34

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xưa đến nay chó vẫn được xem là một người bạn trung thành của con
người. Một chú chó không chỉ đơn giản làm công việc săn bắt, giữ nhà ngày nay nó
còn là một người bạn, một người dẫn dắt, một cảnh khuyển… Vì vậy nhu cầu nuôi
chó làm thú cưng đang ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, cùng với sự hội nhập kinh
tế thế giới nhiều giống chó ngoại đã được nhập vào nước ta nhằm phục vụ cho nhu
cầu của con người.
Chăm sóc những chú thú cưng này chúng ta không chỉ chú ý đến những bệnh
gây ra bởi vi khuẩn, virus … mà còn có một nhóm bệnh khác cũng quan trọng
không kém, đó là những chấn thương do tai nạn. Ở nước ta hình thức nuôi chủ yếu
vẫn là thả rông do đó tình trạng chó bị tai nạn giao thông là không ít. Đó cũng là
một trong số nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương xương và khớp gặp trên chó.
Hiện nay phương pháp điều trị phổ biến nhất là bó bột, đây là phương pháp dễ thực
hiện, chi phí thấp, hiệu quả điều trị khá cao. Tuy nhiên, trong các trường hợp gãy
xương phức tạp hơn (xương vỡ vụn, gãy nhiều đoạn) thì phương pháp này dường
như không có hiệu quả, có thể dẫn đến việc phải tháo khớp, làm cho xương bị biến
dạng, chó không đi đứng được như bình thường.… Để tránh những trường hợp
đáng tiếc đó ta cần phát triển nhiều phương pháp mới mang lại hiệu quả cao hơn.

Hiện nay trên thế giới đã phát triển nhiều phương pháp điều trị gãy xương cho hiệu
quả điều trị cao, áp dụng được trong nhiều trường hợp gãy xương khác nhau, giảm
được những biến chứng như: nẹp vít, đinh xuyên tủy, cố định ngoài. Ở Việt Nam

1


việc ứng dụng các phương pháp mới này còn khá hạn chế, chỉ mới xuất hiện ở vài
bệnh viện thú y tương đối lớn và được trang bị tốt.
Vì vậy, để đánh giá được hiệu quả điều trị những ca tổn thương ở xương –
khớp của những phương pháp trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn
Nuôi - Thú Y, bộ môn Cơ Thể Ngoại Khoa trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM,
dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Quang Thông chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát các trường hợp tổn thương xương khớp trên chó và hiệu quả
điều trị tại Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị - Chi Cục Thú Y TP. HCM”
1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá tỷ lệ và phân loại các trường hợp bị tổn thương xương - khớp và
hiệu quả điều trị của các chó đến khám tại Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị Chi Cục Thú Y TP. HCM
1.2.2 Yêu cầu
- Tỷ lệ các trường hợp chó bị gãy xương trên tổng số chó đến khám.
- Tỷ lệ các trường hợp tổn thương xương – khớp theo vị trí cơ thể học.
- Tỷ lệ các trường hợp gãy xương theo hình thái học.
- Tỷ lệ các trường hợp gãy xương dựa trên tổn thương bên ngoài da.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị các trường hợp đã ghi nhận.

2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ THỂ HỌC CỦA HỆ XƯƠNG
2.1.1 Cấu tạo của xương (Phan Quang Bá, 2009)

Hình 2.1 Cấu tạo của một xương dài (Nguồn: )
Đại thể
Mỗi xương có cấu tạo gồm:


Ngoài cùng là lớp ngoại cốt mạc, lớp màng này không hiện diện ở các

đầu khớp.

3




Kế tiếp là lớp mô xương đặc, rất dày ở thân xương, mỏng dần ở hai

đầu xương.


Lớp mô xương xốp: rất mỏng ở thân xương, dày ở hai đầu xương.

Riêng ở hai đầu xương, mô xương đặc biến mất, chỉ còn sự hiện diện của mô
xương xốp.


Trong cùng là xoang tủy chứa tủy xương.


Xương dài gồm 3 phần


Đầu xương tăng trưởng (epiphysis): là một bao sụn nằm bọc lấy đầu

của thân xương ở cả hai đầu, đầu xương chứa xương xốp.


Hành xương (metaphysic): nằm ngay dưới đĩa sụn tăng trưởng và giới

hạn là thân xương, hành xương chứa xương xốp.


Thân xương (diaphysis): là một ống dài ở giữa bên trong chứa tủy

xương.
Cốt mạc: gồm ngoại cốt mạc và nội cốt mạc


Xương được bao bọc bên ngoài bởi lớp màng xương ngoài. Màng

xương ngoài gồm hai lớp: lớp ngoài là mô sợi, lớp trong gồm các tế bào
trung mô có khả năng tạo xương còn gọi là tế bào gốc tạo xương.


Mặt trong của xương (ranh giới giữa mô xương và tủy xương) và mặt

trong các khoang xương xốp được lót một lớp tế bào trung mô gọi là màng
xương trong. Màng xương trong cũng có khả năng tạo xương như lớp trong

của màng xương ngoài nhưng mức độ ít hơn.
Vi thể


Mô xương đặc: là lớp xương mịn, rắn chắc, màu vàng nhạt, sắp xếp

theo từng lớp mỏng gọi là các phiến xương. Các phiến xương bao quanh hệ
thống ống rất nhỏ chạy dọc theo trục xương gọi là các ống Havers. Ngoài ra
còn có kênh Volkmann nhỏ hơn và thẳng góc với trục xương. Các kênh này
thông với nhau và chứa mạch máu, thần kinh và mô liên kết.

4




Mô xương xốp: các ống Havers và các ống Volkmann hòa lẫn vào

nhau, đồng thời tăng số lượng lên rất nhiều, làm xương có nhiều hốc nhỏ như
bọt bể, do đó xương có độ xốp.
Chất căn bản của xương
Trên xương tươi chưa lấy tủy thành phần hóa học như sau: nước 50 %, lipid
16 %, protein 12 % và các muối khoáng 22 %.
Trên xương đã lấy đi phần tủy và sấy khô (xương khô) người ta tìm thấy có
1/3 chất hữu cơ (cốt giao 35 %) là các protein có cấu trúc phân tử khá bền. Phần còn
lại khoảng 2/3 (65%) là chất vô cơ gồm các muối khoáng: phosphate can - xi (57,3
%), carbonate can - xi (3,8 %), phosphate magie (2 %), chloride can - xi và chloride
natri (3,5 %).
Nếu tách phần hữu cơ bằng nhiệt thì không làm biến đổi hình dạng của
xương, thấy xương rất giòn, dễ gãy nên có thể suy ra rằng chất hữu cơ làm xương

có tính dẻo dai.
Nếu lấy đi phần muối khoáng sẽ thấy xương mềm, dễ uốn cong. Vậy chất
khoáng tạo nên độ rắn chắc của xương.
2.1.2 Chức năng của xương (Phan Quang Bá, 2009)
Các xương trong cơ thể có các nhiệm vụ sau đây:
- Là các phần tử cứng rắn nhưng thụ động. Sự vận động của nó nhờ vào các cơ (bắp
thịt) tác động lên theo nguyên tắc đòn bẩy (chức năng vận động của xương).
- Làm thành bộ khung hoặc các xoang che chở các cơ quan có vai trò quan trọng
hoặc dễ bị tổn thương như: não, tủy sống, các cơ quan của bộ máy tuần hoàn, bộ
máy hô hấp…
- Giữ vai trò quan trọng trong việc dự trữ chất khoáng nhất là can - xi, photpho cho
cơ thể.
- Tủy xương tham gia vào việc tạo huyết.

5


2.2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XƯƠNG (Phan Quang Bá,
2009)

Đĩa sụn tăng

trưởng

Hình 2.2 Sự hình thành và phát triển của xương
(Nguồn: )
Phần lớn các xương được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn: đầu tiên
hình thành màng rồi chuyển thành sụn, cuối cùng thành xương. Bộ xương được phát
triển từ trung mô.
Trong giai đoạn đầu, bộ xương của phôi gồm một dây sống. Ở một số động

vật có xương cấp thấp, dây sống tồn tại suốt đời, sau đó xung quanh dây sống xuất
hiện nhu mô và về sau biến thành cột sống. Cũng vào thời điểm này, chất nhu mô
xuất hiện ở nhiều nơi khác trong phôi để tạo nên bộ xương nguyên thủy gọi là
xương màng. Kế tiếp, màng biến thành sụn, rồi sụn được cốt hóa để thành xương.
Quá trình cốt hóa là sụn được hủy hoại và mô xương thay thế. Trong những
xương nguyên thủy, xuất hiện nhiều điểm cốt hóa. Các điểm này lan dần ra và thay
thế cho môi trường sụn.
Trong các xương dài, giữa thân xương và hai đầu xương còn tồn tại một lớp
sụn trong một thời gian khá dài còn gọi là sụn tiếp hợp đầu xương. Các tế bào của
sụn này còn giữ khả năng sinh sản trong một thời gian, sau đó sẽ bị lấn dần bởi mô
xương, sụn tiếp hợp biến mất hoàn toàn khi thú trưởng thành, khi đó xương hoàn

6


toàn ngưng phát triển theo chiều dài. Xương lớn lên về chiều dày nhờ lớp ngoại cốt
mạc và cũng chấm dứt khi thú trưởng thành.
Các xương hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn gọi là sự hình thành
xương thứ cấp.
2.3 QUÁ TRÌNH LÀNH XƯƠNG
Xương gãy có khả năng lành lại một cách tự nhiên. Xương của thú sẽ cung
cấp nhiều tế bào mới cho tất cả vị trí xương gãy và các mạch máu nhỏ bé sẽ được
tái tạo lại cho xương. Những tế bào xương mới sản sinh này sẽ bao phủ lên cả hai
đầu chỗ xương bị gãy và hàn gắn chặt lại chỗ xương bị gãy cho tới lúc xương rắn
chắc như trước đây.
Trong quá trình lành xương phần hữu cơ sẽ được tái tạo trước, bao gồm các
tế bào xương với hệ thống các sợi gelatin. Sau đó, sự cốt hóa sẽ nối tiếp để được
phần mô xương hoàn chỉnh.
Thời gian lành xương trung bình 6 - 8 tuần sau khi bị tổn thương ban đầu
(Johnson, 2005). Quá trình lành xương gãy gồm có 3 giai đoạn: giai đoạn viêm, giai

đoạn sửa chữa, giai đoạn tái tạo và trưởng thành (Trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc
Thanh Thái, 2011).
2.3.1 Giai đoạn viêm (Inflammatory phase)
Các tiểu cầu và bạch cầu có hạt cùng di chuyển đến ổ gãy, kích thích và
phóng thích enzyme phá vỡ các mảnh vỡ tế bào. Bạch cầu đơn nhân trở thành đại
thực bào tại vị trí tổn thương, chúng thực hiện thực bào các tế bào hoại tử, mảnh vỡ
của tế bào. Bạch cầu đơn nhân phóng thích các chất xúc tác biệt hóa các nguyên sợi
bào. Các lympho bào cũng tham gia đến chỗ viêm hoạt động hệ thống enzyme tiêu
thể, sản xuất interferon, chất gây sốt, tổng hợp huyết khối ở mô và prostaglandin,
chúng tham gia tiêu diệt các vật chất lạ từ vết thương, chống lại nhiễm trùng tạo
huyết khối.

7


2.3.2 Giai đoạn sửa chữa (Reparative phase)
Trong vài ngày khối tụ máu được tạo thành tại vùng gãy, các bạch cầu đơn
nhân và nguyên sợi bào bắt đầu chuyển hóa các khối tụ huyết, các tế bào bắt đầu
xâm lấn các cục máu đông, nhanh chóng sản xuất các mô như mô hạt, mô sẹo, mô
sợi, mô sụn. Đây là bước khởi đầu của quá trình sửa chữa.
Nếu có sự hiện diện của nhiễm khuẩn, các bạch cầu sẽ thực hiện chống
nhiễm trùng. Tiểu cầu và yếu tố tăng trưởng tăng nguyên sợi bào di chuyển đến vết
thương. Chúng tạo thành khối u sẹo bên ngoài bao quanh vị trí gãy do tế bào trung
mô. Chúng chuyển hóa thành u sụn mềm bắt đầu ngấm khoáng, chuyển hóa thành
can - xi. Các mao mạch bắt đầu hình thành từ bên ngoài, cung cấp máu cho nơi hóa
sụn can - xi và cung cấp dưỡng chất cho vết thương. Các mô hạt tại vùng gãy
chuyển hóa thành trung mô và liên kết sợi rất nhiều collagen. Chúng liên kết bắt cầu
nối hai vùng gãy lại với nhau và can - xi hóa bắt đầu chuyển từ ngoài vào trong. Các
tế bào mô xương bắt đầu tăng sinh chuyển hóa thành sụn, sau đó phát triển thành
xương. Mạch máu bên trong bắt đầu hình thành các mao mạch phát triển phân

nhánh liên kết mạch máu hai bờ gãy với nhau.
2.3.3 Giai đoạn tái tạo và trưởng thành
Là giai đoạn cuối cùng của quá trình lành xương gãy để phục hồi lại chức
năng và chịu lực của xương. Giai đoạn này chiếm 70 % thời gian của quá trình lành
xương, các mô sẹo tạo khối u bên ngoài từ từ chuyển hóa giảm dần và biến mất.
Các mô sẹo bên trong tiếp tục hình thành xoang tủy của thân xương. Sự phát triển
của mô sẹo từ mềm sang cứng tùy thuộc vào lượng máu cung cấp để đạt được sự
chắc chắn liên kết của vùng gãy. Sự ổn định của xương gãy và lưu lượng máu được
cung cấp đến vị trí gãy sẽ quyết định quá trình lành xương.

8


Hình 2.3 Quá trình lành xương (Nguồn: Johnson, 2005)
2.4 CẤU TẠO CỦA KHỚP (Phan Quang Bá, 2009)

Hình 2.4 Cấu tạo của khớp
2.4.1 Định nghĩa
Khớp là chỗ nối hai xương lại với nhau, có chức năng quan trọng là giúp cơ
thể vận động và bảo vệ các cơ quan quan trọng của cơ thể. Mặc dù chức năng quan
trọng nhất là vận động nhưng chức năng giữ, cố định và bảo vệ các bộ phận của cơ
thể cũng không kém phần quan trọng.
Trong hệ cơ xương khớp, khớp là thành phần dễ bị tổn thương nhất nhưng
chúng lại có chức năng bảo vệ sự vững chắc của hệ thống cơ xương khớp và giúp
tránh bị các chấn thương. Chính vì vậy, các khớp quan trọng thường có các cơ lớn
bao quanh, giúp bảo vệ khớp và tránh các khớp khỏi bị chấn thương.

9



2.4.2 Phân loại khớp
Trong cơ thể có rất nhiều loại khớp có cấu trúc và chức năng khác nhau, có
những khớp rất chắc, không cử động (khớp sọ), có những khớp có biên độ cử động
giới hạn (các khớp cột sống) nhưng cũng có những khớp có biên độ cử động rất lớn
(các khớp chi). Vì vậy, dựa vào biên độ cử động và cấu trúc của khớp chúng ta có
thể chia thành ba loại chính:
Các khớp chặt cứng, không cử động (khớp bất động): các xương được
nối với nhau bởi mô sợi cứng chắc và thực sự không thể cử động được, khớp này
được gọi là khớp sợi. Bao gồm: các khớp hộp sọ, ở lồng ngực, ở khung chậu… có
tác dụng nối các xương sọ với nhau giúp tạo nên một hộp sọ chắc chắn bảo vệ sọ
não bên trong; nối các xương sườn và xương ức phía trước và cột sống ngực phía
sau để tạo thành lồng ngực bảo vệ tim, phổi và hệ thống mạch máu lớn phía trong;
nối các xương vùng chậu tạo thành khung chậu bảo vệ các cơ quan.
Các khớp cử động ít (khớp bán động): như khớp mu, khớp cột sống…
được gọi là khớp sụn, phần tận cùng của xương được tiếp nối bởi một mô liên kết
cứng chắc gọi là sụn khớp. Loại khớp này có thể chặt cứng hay cử động rất ít (khớp
mu) hoặc chuyển động khá nhiều như khớp của trục sống. Khớp này thường khá
cứng, có thể co giãn, cử động ở mức độ nhất định.
Các khớp cử động nhiều hay các khớp di động (các khớp chân tay):
được gọi là các khớp hoạt dịch. Ở loại khớp này các xương cách nhau bởi một
khoang chứa đầy chất hoạt dịch cho phép có biên độ cử động rất lớn. Trong khớp
hoạt dịch có một lớp sụn mềm bao quanh đầu xương. Lớp sụn này có tác dụng như
một tấm đệm làm giảm bớt sự va chạm, ngăn tổn thương đầu xương, giúp khớp cử
động dễ dàng hơn.
Xoang khớp chứa chất lỏng giống như lòng trắng trứng, được gọi là hoạt
dịch, có tác dụng nuôi dưỡng và bôi trơn khớp, giúp khớp cử động dễ dàng tránh bị
vỡ hay xói mòn. Xoang khớp cũng được bao quanh bởi một bao sợi, gọi là bao khớp
giúp cố định khớp tránh cho khớp cử động quá mức gây trật khớp. Bao khớp được
lót bởi một lớp mô liên kết lỏng lẻo gọi là màng hoạt dịch.


10


Sự chắc chắn của khớp hoạt dịch được củng cố bởi các dây chằng, đây là
chất liệu đàn hồi rất chắc chắn nối hai đầu xương cố định tại khớp và điều khiển sự
hoạt động của khớp.
Ngoài ra, khớp còn được củng cố bởi gân cơ cấu tạo từ các sợi collagen. Gân
nối cơ với xương giúp tạo nên sự căng giãn cơ và trương lực cơ. Các cơ lớn, khỏe,
tạo nên sự vững chắc và bảo vệ cho khớp. Bao khớp và các dây chằng sẽ nhận và
truyền tín hiệu thần kinh về não cho biết tư thế của khớp giúp duy trì sức căng cơ.
Cử động của khớp được điều khiển bởi cơ và dây chằng nếu không có dây chằng
khớp sẽ rất lỏng lẻo và khi vận động dễ gây trật khớp.
2.5 MỘT SỐ BẤT THƯỜNG TRÊN XƯƠNG VÀ KHỚP
2.5.1 Gãy xương, nứt xương
Thường do té ngã hay do một số tai nạn tác động tới xương làm gãy hay nứt
xương.
Có nhiều dạng đường gãy khác nhau như: gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn,
gãy lún, gãy thành nhiều mảnh. Gãy một phần (nứt) hay hoàn toàn.
Gãy xương có thể thành góc, bị xoay biến dạng, phụ thuộc vào vị trí bị gãy.
Khi bị gãy hở da và các phần mềm ở đó sẽ bị tổn thương, có thể lộ xương ra bên
ngoài.
2.5.2 Trật khớp
Có thể xảy ra ở bất kì khớp nào thường do té ngã hay bị tai nạn làm trật khớp.
Dấu hiệu nhận biết:


Đau do tổn thương rách bao khớp




Giảm hay mất hoàn toàn cơ năng vận động khớp



Dấu hiệu gồ bất thường



Hõm khớp bị rỗng



Chụp X-quang khớp

11


2.5.3 Viêm khớp, đứt dây chằng
Viêm khớp là tình trạng thấy bị cứng hay sưng ở các đầu khớp xương. Khi
bệnh tiến triển sẽ thấy đau ở các khớp xương khi vận động. Khi sờ nắn xung quanh
các khớp này sẽ thấy đau, có khi bị sưng, các khớp cử động sẽ bị hạn chế, nhiều khi
phát ra tiếng kêu trong khớp khi cử động. Các khớp chân của thú thường hay bệnh,
còn xương vai, xương chậu và xương sống ít bị hơn.
Khi chụp X-quang sẽ thấy khớp xương bị nhỏ hẹp lại hoặc sưng lên có dịch,
sụn ở khớp xương bị ăn mòn. Do 2 nguyên nhân:
Nội tại: là lớp sụn ở khớp bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp
xương. Điều này tạo sự đau nhức khi cử động hay vận động.
Bên ngoài: lâu ngày bệnh sẽ gây viêm có dịch.
Bệnh viêm khớp làm ảnh hưởng tới sự hình thành các tế bào ở đầu khớp để
tạo chất sụn và chất nhờn cho khớp.

2.6 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH XƯƠNG – KHỚP
2.6.1 Dựa vào dấu hiệu lâm sàng
Tại vị trí gãy có rất nhiều dấu hiệu để chẩn đoán như đau, nhạy cảm đau khi
khám, biến dạng hoặc thay đổi tạo thành góc. Thú cử động bất thường, sưng cục bộ,
mất chức năng của các cơ quan và sờ nắn nghe tiếng kêu răng rắc.
2.6.2 Chẩn đoán phi lâm sàng
Chụp X –quang ở hai mặt trục diện và mặt bên, tâm của phim là ở vị trí gãy.
Ngoài ra phải thấy rõ khớp ở hai đầu xương bị gãy để xác định chính xác mặt gãy
và tình trạng gãy. Việc xác định chính xác sẽ giúp lựa chọn biện pháp điều trị thích
hợp. Ngoài ra, trong chẩn đoán còn có thể sử dụng siêu âm (echography), chụp cắt
lớp (Computed Tomography: CT) và chụp cộng hưởng từ (Magnectic Resonace
Imaging: MRI).

12


2.7 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG – KHỚP
Tùy theo kết quả chẩn đoán và tình trạng tổn thương mà ta có các phương
pháp điều trị khác nhau:
Điều trị nội khoa:
Đối với những thú bị chấn thương nhẹ như trật khớp, viêm khớp nhẹ ta có
thể cho uống thuốc giảm đau, thuốc tan máu bầm, kháng sinh, kháng viêm, thuốc
bổ…
Điều trị ngoại khoa:
Chó bị tổn thương gãy xương, trật khớp có thể do cắn nhau, té từ trên cao, tai
nạn giao thông, bị đánh… Tùy vào mức độ nặng nhẹ ta có các biện pháp khác nhau:
không phẫu thuật (Robert Jones, băng bó bột), phẫu thuật (nẹp vít, đinh xuyên tủy
và cố định ngoài)
2.7.1 Phương pháp không phẫu thuật
Bao gồm phương pháp Robert Jones và bó bột thạch cao có thể kết hợp với nẹp.

Chỉ định: các trường hợp xương gãy không hoàn toàn; xương gãy kín hoặc dạng
gãy ngang đơn giản không có sự dịch chuyển; gãy một xương trên cặp xương đôi và
gãy ở phần đầu xương.
* Phương pháp Robert Jones
Dụng cụ:
 Băng dính
 Bông gòn
 Gạc
 Băng thun co dãn hoặc băng dính
 Nẹp (nếu cần)
Thực hiện:
Đầu tiên chuẩn bị và gây mê thú.
Nắn lại hai đầu xương gãy về đúng vị trí. Băng lớp gòn đệm 2 - 4 cm từ phần
ngón chân đến giữa xương đùi hoặc xương cánh tay (vẫn thấy ngón chân số 3 và 4).

13


Băng chặt một lớp băng thun để giữ cố định lớp gòn đệm. Sau cùng là một lớp băng
dính hoặc băng thun dính ngoài cùng. Có thể kết hợp đặt thêm nẹp giữa lớp băng
thun và băng dính (hoặc băng thun dính Vetrap).
* Phương pháp bó bột
Dụng cụ:
 Băng thạch cao
 Bông gòn không thấm nước
 Gạc
 Dụng cụ để bó bột: cắt bột (dao, cưa), thau nước.
Thực hiện:
Chuẩn bị và gây mê thú.
Cố định chân được bó ở tư thế bình thường. Băng một lớp gạc mỏng từ ngón

chân đến giữa xương đùi hoặc xương cánh tay (vẫn thấy ngón chân số 3 và 4). Băng
lớp gòn không thấm nước lót đệm (băng dầy ở các khớp xương).
Nhúng cuộn băng thạch cao vào nước 2 - 3 phút. Băng các lớp thạch cao nhẹ
nhàng khi chân thú ở tư thế bình thường. Vuốt dọc theo chân thú để ép các lớp
thạch cao và tạo dáng bình thường cho chân. Nhưng tránh siết quá chặt tay sẽ làm
bó chặt chân thú làm chèn ép hệ thống mạch máu, teo cơ…
Có thể tạo thêm các nẹp bằng băng thạch cao để giữ chân được ổn định.
2.7.2 Phương pháp phẫu thuật
*Phương pháp cố định nẹp và vít
Chỉ định: các trường hợp gãy ngang , gãy nhiều mảnh vỡ lớn, gãy kéo dài.
Dụng cụ:
- Dụng cụ phẫu thuật cơ bản: dao, kéo, kẹp kim, nhíp, kẹp mạch máu…
- Dụng cụ phẫu thuật xương: khoan xương, dụng cụ giữ và vặn vít, nẹp, vít, thước
đo, kẹp giữ xương Kern…

14


×