Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.36 MB, 38 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NAM TRỰC
TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM ĐỒNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT KINH NGHIỆM
(DỰ THI CẤP TỈNH)

XÂY DỰNG THÓI QUEN VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC
SÁCH CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Tác giả: Lê Thị Hạnh
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Hiệu trưởng
Nơi công tác: Trường tiểu học Nam Đồng

NAM TRỰC, THÁNG 5 NĂM 2016


MỤC LỤC
Nội dung
Thông tin chung về sáng kiến
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
1.1. Lợi ích của việc đọc sách qua các công trình nghiên cứu
1.2. Các văn bản khuyến khích, thúc đẩy việc đọc sách
2. Cơ sở thực tiễn
2.1.Thực trạng chung về văn hóa đọc sủa nước ta
2.1.1. Thành tựu đạt được
2.1.2. Hạn chế của việc phát triển văn hóa đọc
2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế


2.2. Thực trạng việc đọc sách của học sinh trường tiểu học Nam Đồng
2.2.1. Đặc điểm, tình hình trường tiểu học Nam Đồng
2.2.2. Thực trạng việc đọc sách của học sinh trường tiểu học Nam Đồng
II. Các gải pháp xây dựng thói quen và rèn lyện kĩ năng đọc sách cho học sinh
trường tiểu học Nam Đồng
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh, của cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học sinh trong trường.
2. Xây dựng tủ sách lớp học để học sinh đọc sách thuận lợi
3. Tạo nguồn sách phong phú, phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo tính giáo dục
4. Xây dựng quỹ thời gian đọc sách cho học sinh
5. Tăng cường các hoạt động hướng dẫn đọc và khuyến đọc
5.1. Tổ chức giới thiệu sách vào các buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần, sinh hoạt lớp
5.2. Tổ chức các trò chơi mà nội dung là những kiến thức, những hiểu biết mà học sinh
tích lũy được trong quá trình đọc sách
5.3. Hướng dẫn và tổ chức cho các em viết cảm nhận sau khi đọc sách
5.4. Hướng dẫn các em sử dụng Index khi đọc sách
5.5.Tổ chức cho học sinh thực hành, trải nghiệm những điều các em đọc được trong sách
5.6. Động viên, khuyến khích học sinh thường xuyên và kịp thời
6. Tổ chức cho học sinh tự quản tủ sách và việc đọc sách
III. Kết quả
1. Kết quả khảo sát
2. Đánh giá chung
IV.Bài học rút ra
V. Kiến nghị

Trang
3
4
5
5

5
5
7
8
8
8
9
11
12
12
14
18
18
19
20
22
24
24
24
25
26
28
34
34
34
35
36
37
38


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tên sáng kiến: Xây dựng thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học
sinh trong trường tiểu học.


2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tổ chức các hoạt động giáo dục
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 4 năm 2016
4. Tác giả:
Họ và tên: Lê Thị Hạnh
Năm sinh: 1973
Nơi thường trú: Nam Tiến Nam Trực, Nam Định.
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường tiểu học Nam Đồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Địa chỉ liên hệ: Trường tiểu học Nam Đồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0907390972
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tên đơn vị: Trường tiểu học Nam Đồng
Địa chỉ: Đồng Sơn, Nam Trực, Nam Định
Điện thoại: 03503827467

TỔNG KẾT KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG VÀ RÈN LUYỆN THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ


Xây dựng xã hội học tập suốt đời là một trong những chiến lược then chốt của
giáo dục nước ta trên con đường đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo do Đảng

khởi xướng. Một hành trang không thể thiếu trong việc học tập suốt đời đó là thói
quen và kĩ năng đọc.
Thời đại bùng nổ thông tin - với sự xuất hiện của truyền hình, của inernet và
các phương tiện nghe nhìn khác đã làm phong phú thêm các hình thức đọc. Song
mọi hình thức đọc, dù để học tập, dù để thỏa mãn tính tò mò, dù để giải trí,… cũng
dẫn dắt người đọc đến cái đích sau cùng đó là trí tuệ. Rõ ràng là so với việc đọc sách
báo, phương tiện nghe nhìn có những lợi thế hơn, phù hợp và thuận tiện hơn với
nhịp sống hiện đại, khi mà quỹ thời gian cho việc nghỉ ngơi, giải trí của con người
sau những giờ lao động, làm việc căng thẳng còn quá ít ỏi.
Thế nhưng, khác với internet, sách - chính là hệ thống sàng lọc giúp đa số
người đọc, nhất là người đọc nhỏ tuổi không bị lạc trong một rừng rậm các dữ liệu,
các thông tin và những kiến thức chưa được kiểm chứng. Việc tìm kiếm và kiểm
chứng các thông tin, các kiến thức trên Internet không những đòi hỏi một nền tảng
kiến thức cơ bản mà còn tốn rất nhiều thời gian. Chính vì vậy mới có điều tưởng như
nghịch lý: càng thiếu thời gian, càng cần đọc sách.
Như chúng ta đã biêt, sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại được
lưu truyền qua hàng ngàn năm. Đọc sách là cách tốt nhất để ta tiếp thu văn hóa trên
thế giới, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình. Đặc biệt, đối với học sinh, khi đọc
sách, các em được tiếp xúc với các văn bản chuẩn mực về câu chữ, tiếp xúc với cách
trình bày vấn đề một cách mạch lạc và dễ hiểu. Các em đọc càng nhiều, vốn từ và
cách hành văn sẽ dần đi vào kiến thức của các em. Đọc nhiều sách các em sẽ học
được cách tác giả viết câu, diễn giải, chuyển ý khéo léo, lôgic. Quá trình đọc lâu dài
sẽ giúp các em hình thành được kỹ năng ngôn ngữ, các em sẽ tự tin giao tiếp với vốn
kiến thức tích lũy được qua sách. Như vậy có thể nói, xây dựng và rèn luyện được
thói quen và kĩ năng đọc sách cho học sinh ngay từ khi còn nhỏ là một việc làm hết
sức cần thiết.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân việc xây dựng thói quen và kĩ năng đọc sách
cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Trên cơ sở thực tế những việc đã làm



và kết quả đạt được tại trường tiểu học Nam Đồng, huyện Nam Trực tôi lựa chọn đề
tài “Xây dựng và rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh trong trường tiểu học”
để nghiên cứu và tổng kết các bài học kinh nghiệm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
1.1.

Lợi ích của việc đọc sách qua các công trình nghiên cứu.

- Đọc sách là cách tốt nhất để bổ sung kiến thức
Bạn sẽ tìm được trong sách rất nhiều kiến thức không được học. Càng đọc
nhiều loại sách thì kiến thức thu được càng phong phú. Tất cả những gì bạn đọc sẽ
lấp đầy tâm trí bạn với những thông tin mới mẻ, thú vị. Càng hiểu biết, bạn càng
được trang bị tốt để vượt qua bất cứ thử thách nào trong cuộc sống.
- Đọc sách giúp rèn luyện tư duy
Quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện
tượng trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thông qua quá
trình tưởng tượng, liên tưởng. Sự liên tưởng nảy sinh khi bạn so sánh những vấn đề
đã được đọc trong sách này với sách khác, trong quan điểm của người này với người
khác, cái giống và khác nhau, tại sao lại có giống và khác như vậy… Trí tưởng
tượng phong phú, suy nghĩ cặn kẽ, kết hợp với những động lực khám phá tìm tòi sẽ
giúp bạn hình thành năng lực sáng tạo, nghĩ ra cái mới, tìm ra cái mới và từ đó làm
ra cái mới.
Những người thích đọc sách sẽ có một não bộ có khả năng tập trung và dễ tập
trung hơn trong mọi hoàn cảnh. Với đặc điểm này, nếu bạn đọc sách thường xuyên
sẽ có khả năng quan tâm đầy đủ các sự kiện và làm được những điều thiết thực trong
cuộc sống.
- Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ
Đọc sách thực chất là một quá trình giao tiếp, khi đó tác giả quyển sách và bạn

là những nhân vật tham gia giao tiếp. Chỉ có điều quá trình giao tiếp này diễn ra một
chiều, những vấn đề tác giả nói đến đi sâu vào trí não và hình thành tư duy ở bạn.
Đọc sách một thời gian lâu, bạn sẽ biết trình bày vấn đề một cách khúc chiết, mạch


lạc, suôn sẻ, gọn gàng dễ hiểu. Không chỉ vậy, nhờ loại hình giao tiếp đặc biệt này,
bạn sẽ tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc, thái độ của người khác.
Bạn sẽ hình thành những phản xạ và sự nhạy cảm, linh hoạt cần thiết để xử lý vấn
đề. Chẳng hạn, bạn biết nói bằng ngữ điệu thế nào, khi nào nói khi nào ngưng, khi
nào đặt câu hỏi khơi gợi, khi nào pha trò tạo cảm hứng mới ở người tham gia giao
tiếp…
Đọc càng nhiều, bạn càng có được thêm nhiều từ vựng, chúng sẽ trở thành
vốn từ hàng ngày của bạn. Nói lưu loát và thu hút là lợi thế trong bất cứ ngành nghề
nào. Việc đọc hỗ trợ nhiều cho sự nghiệp của bạn.
Đọc sách cũng giúp ích nhiều cho việc học ngôn ngữ mới. Khi bạn sử dụng
một ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ, nếu được tiếp xúc với những từ được dùng
trong từng ngữ cảnh, khả năng nói cũng như viết của bạn sẽ thông thạo hơn.
- Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và làm người
Đọc sách thể dục thể thao, bạn sẽ biết rèn luyện sức khỏe dẻo dai bền bỉ hơn.
Đọc sách triết học, bạn sẽ nhận ra những quy luật và những diễn biến ý thức hệ trong
cuộc sống, từ đó hình thành cách nhìn và cách nghĩ của bản thân. Đọc sách vật lý
bạn hiểu biết về quy luật vận động của thế giới tự nhiên hơn, từ đó ứng dụng vào
cuộc sống. Đọc sách văn học bạn sẽ hình thành cảm xúc, thái độ hợp lý trước mọi
cảnh ngộ, cuộc đời; xây dựng đời sống hài hòa, nhân văn, có chiều sâu… Tóm lại,
sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với cộng
đồng, môi trường, xã hội và cả nhân loại.
- Đọc sách giúp kích thích tinh thần
Giống như bất kỳ các cơ quan khác trong cơ thể, não đòi hỏi phải được tập thể
dục để luôn mạnh khoẻ. Khi bạn đọc sách, bạn phải ghi nhớ các nhân vật và thông
tin về họ. Có thể là hơi nhiều nhưng não là một thứ tuyệt vời, chúng có thể nhớ tất cả

những điều này dễ dàng. Rất kì diệu, mỗi ký ức mới sẽ khiến não tạo ra nếp nhăn
mới và củng cố nếp nhăn cũ, hỗ trợ việc nhớ lại và cân bằng cảm xúc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đọc sách giúp kích thích tinh thần. Sự kích
thích tinh thần giúp làm chậm lại tiến độ hoặc thậm chí có thể ngăn chặn căn bệnh


Alzheimer và mất trí nhớ, giữ cho bộ não của bạn hoạt động và tham gia ngăn không
cho bị mất năng lượng.
- Đọc sách giúp thư giãn
Bất kể bạn gặp bao nhiêu căng thẳng trong công việc, các mối quan hệ cá
nhân, hay vô vàn các vấn đề khác phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày, tất cả sẽ
biến mất khi bạn tập trung vào một câu chuyện thú vị. Một cuốn sách hay có thể đưa
bạn tới một thế giới khác, một bài báo hấp dẫn sẽ giúp ổn định bạn trong thời điểm
hiện tại, khiến tình trạng căng thẳng dần dần tan biến và cho phép bạn thư giãn.
Ngoài việc thư giãn với một cuốn sách hay, đề tài mà bạn đọc có thể mang lại
sự bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn bạn. Đọc một tác phẩm về mặt tâm linh có thể
làm giảm bớt huyết áp và mang lại cảm giác êm đềm, trong khi đọc cuốn sách về kỹ
năng rèn luyện bản thân sẽ giúp ích cho những người bị rối loạn cảm xúc và bệnh
tâm thần nhẹ.
1.2. Các văn bản khuyến khích, thúc đẩy việc đọc sách
Trải qua hàng ngàn năm, việc đọc sách đã góp phần xây dựng con người văn
minh, xã hội văn minh, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Để kỷ niệm về
việc này, thế giới đã lấy ngày 23/4 là ngày thế giới đọc sách.
Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của văn hóa đọc đồng thời hướng tới một xã
hội học tập, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 284/QĐTTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam. Sự kiện này mang lại kỳ vọng
nâng cao nhận thức về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với
việc phát triển kiến thức, kỹ năng, tư duy, nhân cách con người; khuyến khích, phát
triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc.
Trong ngành giáo dục, ngày 16/01/2015, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đã ban

hành Công văn số 222/BGDĐT-CSVCTBTH chỉ đạo tổ chức Ngày Sách Việt Nam
lần thứ 2. Ngày 3/12/2015, Bộ GD&ĐT đã có công văn số 6841/BGDĐT- GDTX về
việc đổi mới thư viện và việc xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường phổ thông và
mầm non.


Sở GD&ĐT Nam Định đã có Công văn số 540/SGDĐT- GDCN&TX ngày
04/5/2016 về việc chỉ đạo thực hiện xây dựng 12662 tủ sách lớp học.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng chung về văn hóa đọc của nước ta
2.1.1. Những thành tựu đạt được
Ở nước ta trong mấy chục năm qua, văn hoá đọc đã có những bước phát triển
vượt bậc. Điều đó thể hiện ở những con số sau đây:
Trước năm 1975, cả hai miền Bắc và Nam xuất bản hàng năm được khoảng
4.000 tên sách. Ngày nay, hàng năm xuất bản khoảng xấp xỉ 26.000 tên sách và
khoảng gần 400 tên báo, tạp chí. Nhiều báo có số lượng xuất bản mỗi số lên tới
500.000 bản, tăng gấp 6 lần, tốc độ gia tăng hàng năm khoảng 10%.
Trước năm 1975, hệ thống thư viện công cộng mới chỉ được phát triển rộng
khắp trên các tỉnh miền Bắc và vươn tới gần hết các huyện. Còn ở miền Nam, hệ
thống thư viện công cộng hầu như chưa được phát triển, thư viện công cộng mới chỉ
có ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt... Ngày
nay, hệ thống thư viện công cộng đã phát triển từ tỉnh tới huyện và đang vươn tới
nhiều xã trên toàn quốc, bao gồm 64 thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng
10.000 thư viện và tủ sách cơ sở ở xã. Tại các vùng nông thôn Việt Nam đã có
khoảng 3 vạn điểm đọc sách báo cho người dân. Qui mô của các thư viện tỉnh và
huyện ngày càng được mở rộng về số lượng bản sách, nhân viên phục vụ, trụ sở thư
viện và kinh phí hoạt động... Các thư viện tỉnh đang trong giai đoạn tự động hoá,
chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử, thư viện số. Các bước
phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng đã tạo cho hệ thống thư viện công cộng có
sự gần gũi, thân thiện với mọi người dân trên khắp mọi miền đất nước... Bên cạnh đó

còn có các hệ thống thư viện khác như: thư viện trường phổ thông, thư viện trường
đại học, thư viện khoa học kỹ thuật, thư viện quân đội... có mặt tại hầu khắp các cơ
quan chủ quản. Đặc biệt, trong nhiều năm gần đây, xuất hiện các thư viện tư nhân,
thư viện gia đình với những bộ sưu tập rất có giá trị và phong phú, không chỉ có ở
các thành phố mà còn được phát triển ở các vùng nông thôn.


Sự xuất hiện của Internet trong đời sống xã hội chúng ta trong mười năm qua,
đã tạo ra một phương thức đọc hiện đại, với một lượng thông tin, tri thức khổng lồ.
Tốc độ phát triển thuê bao trường truyền Internet và tỷ lệ dân chúng sử dụng Internet
của chúng ta đạt một tỷ lệ cao so với khu vực châu Á.
Các cửa hàng sách đã phát triển rất nhanh trong mấy năm qua, đặc biệt ở các
thành phố lớn. Nhiều nhà sách với chuỗi cửa hàng bán sách ra đời, có cả các cửa
hàng bán sách theo chuyên đề, các siêu thị sách... Tính đến nay chúng ta đã có
12.000 cửa hàng sách và nhà sách tư nhân.
Công tác khuyến đọc cũng đã được quan tâm. Trong nhiều năm trở lại đây
xuất hiện các tạp chí với mục đích giới thiệu, hướng dẫn đọc như: Tạp chí Xuất bản
Việt Nam, Người đọc sách, Sách và Đời sống. Đồng thời, trên vô tuyến truyền hình,
đài truyền thanh, các báo hàng ngày, báo tuần, tạp chí cũng có giới thiệu, hướng dẫn
đọc thường xuyên hơn cho người dân. Các Hội chợ sách trong nước và quốc tế, phố
sách cũng đã được tổ chức ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh... tạo cho công chúng được tiếp cận thường xuyên và dễ dàng hơn với sách
mới xuất bản. Hệ thống thư viện công cộng, nhất là các thư viện tỉnh đã tổ chức
thường xuyên các cuộc thi kể chuyện sách thiếu nhi trong các dịp hè nhằm xây dựng
và phát triển thói quen đọc sách và phần nào giáo dục kỹ năng đọc sách cho thiếu
nhi...
2.1.2. Hạn chế của việc phát triển văn hóa đọc.
Bên cạnh những mặt tích cực, nền văn hoá đọc của Việt Nam còn có những
mặt hạn chế nhất định.
Mới đây, báo cáo của Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thê thao & Du lịch) đã chỉ ra

rằng, tỷ lệ người Việt Nam đọc sách thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Cụ
thể, tỷ lệ người Việt Nam hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26%, tỷ lệ người thỉnh
thoảng mới đọc sách chiếm 44%, người đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc
của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 - 10 % dân số.
Ông Nguyễn Quang Thạch, người đã có 19 năm nghiên cứu và thực hiện
chương trình “Sách hóa nông thôn” cho biết, tỷ lệ người Việt Nam hoàn toàn không
đọc sách có thể nhiều hơn 26% dân số. Những người hoàn toàn không đọc sách nói


chung ở đây không phải là mù chữ mà đây là thói quen không đọc sách thường
xuyên và không có sách để đọc. Đầu năm 2015, ông đi bộ xuyên Việt để vận động
chương trình Sách hóa nông thôn. Trong quá trình đó, ông đã phỏng vấn trên 3.000
người, và nhận được kết quả có hơn 90% người dân không đọc sách.
Người dân vẫn chưa có thói quen và kỹ năng đọc sách phù hợp mà chủ yếu
đọc theo ngẫu hứng, chỉ có một bộ phận nhỏ học sinh, sinh viên và những người làm
công tác nghiên cứu khoa học… mới có thói quen và cách đọc đúng
So sánh với một số nước có nền văn hóa đọc phát triển, chúng ta sẽ càng thấy
rõ những yếu kém của mình. Cụ thể:
Ấn Độ: Năm 2015, đất nước Nam Á này đã được NOP World Culture Score
Index xếp hạng nhất trong khảo sát về thời gian đọc sách trung bình của người dân.
Theo đó, thời gian đọc sách trung bình một tuần của một người Ấn Độ lên đến gần
11 giờ (10 giờ 42 phút). Có đến 25% số người trẻ đọc sách thường xuyên và 49% số
người được đi học đọc sách như một cách giải trí.
Israel: Quê hương của người Do Thái – dân tộc nổi tiếng với chỉ số IQ trung
bình 110, nơi đã sản sinh cho thế giới những thiên tài như Albert Einstein, Karl
Marx, Johann Strauss,... cũng là đất nước nổi tiếng bởi niềm đam mê đọc sách. Các
bà mẹ Do Thái đã gieo cho con tiềm thức về sự “ngọt ngào” của sách bằng cách nhỏ
vài giọt mật lên những trang sách và cho trẻ liếm. Đất nước Trung Đông này có hai
chỉ số về sách cao nhất thế giới, đó là số lượng sách xuất bản theo đầu người cao
nhất thế giới và số người trẻ đọc sách cao nhất thế giới. Thậm chí, họ còn đặt các

cuốn sách ở nghĩa trang vì họ tin rằng các linh hồn sẽ tiếp tục đọc chúng.
Nhật Bản: Đất nước mặt trời mọc được cả thế giới nể phục bởi tinh thần tự
lực tự cường, từ một quốc gia phong kiến lạc hậu trở thành cường quốc Châu Á và
thế giới. Văn hóa đọc ở Nhật đã được hình thành cách đây hơn 300 năm. Từ thời
Genroku (1688-1704), nước Nhật đã có hệ thống xuất bản với lượng sách lên đến
10.000 cuốn/năm. Thời Minh Trị, những cuốn sách từ phương Tây được dịch lại và
in ra hàng triệu bản để phổ biến đến người dân. Ngày nay, mỗi năm Nhật Bản xuất
bản 43.000 đầu sách. Bình quân mỗi năm một người dân đọc hơn 10 cuốn sách. Đặc
biệt, người Nhật có thói quen tranh thủ đọc sách ở mọi không gian chờ: đường phố,


bến xe bus, trên tàu điện ngầm,... thói quen này đã hình thành văn hóa đọc đứng –
Tachiyomi.
Đức: Một trong những cái nôi của báo chí và văn học thế giới – nước Đức, có
một nền văn hóa đọc vẫn giữ được mức ổn định trong thời đại công nghệ thông tin
áp đảo hiện nay. Trong một khảo sát tháng 7/2015 với 25.000 người từ 14 tuổi trở
lên, có đến 7/10 người (68.7%) thích đọc sách và thường xuyên đọc sách, 3/10
(29.6%) đặc biệt đam mê sách. Năm 2015, 44,6% người Đức đọc ít nhất một cuốn
sách mỗi tuần.
Thái Lan: Người láng giềng với chúng ta là á quân sau Ấn Độ trong xếp hạng
thời gian đọc sách của World Culture Score Index. Các số liệu của cơ quan thống
kê quốc gia nước này cho thấy, người dân xứ sở chùa vàng dành trung bình 37 phút
đọc sách mỗi ngày. 81,8% dân số từ 6 tuổi trở lên thường xuyên đọc sách và nhóm
đọc sách nhiều nhất là trẻ em từ 6 – 12 tuổi.
Malaysia: Theo thống kê của Thư viện Quốc gia, đã có 72.271 cuốn sách
được mượn trong riêng tháng 8/2014. Trung bình một người Malaysia đọc 14 cuốn
sách một năm.
2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân đầu tiên kể đến là văn hóa nghe nhìn đã lấn át văn hóa đọc.
Các thiết bị nghe nhìn hiện đại như điện thoại di động, máy nghe nhạc MP3, máy

xem phim MP4, internet… rất phổ biến. Sự tiện ích của các phương tiện trên đã làm
cho chúng ta dần dần lười đọc sách.
- Nguyên nhân thứ hai khiến nhiều người quay lưng với văn hóa đọc là sự bận
rộn. Tìm việc làm, học tập, làm thêm, giải trí, …. đã chiếm gần hết quỹ thời gian
của mỗi người. Vì vậy, việc đọc và nghiền ngẫm các tác phẩm là điều không tưởng
- Chúng ta chưa có một tổ chức nào, một hoạt động xã hội nào xây dựng thói
quen đọc có hệ thống, hầu như chưa tiến hành giáo dục kỹ năng đọc có hệ thống từ
bậc tiểu học lên đến bậc đại học. Một nguyên nhân rất quan trọng là cách học từ thời
kỳ học phổ thông cho đến đại học, cao đẳng chưa tạo cho người học thói quen đọc
sách. Cách học văn theo mẫu rập khuôn, khô cứng, gò bó, dạy học theo kiểu đọc
chép đã triệt tiêu nhu cầu, khả năng đọc sách của học sinh, sinh viên.


- Sự phân bố tài liệu đọc giữa thành thị và nông thôn mất cân đối. Hệ thống
thư viện công cộng xã, thôn mới chỉ phát triển rất ít và nghèo nàn về nội dung. Sách,
báo, tạp chí xuất bản được tiêu thụ chủ yếu mới chỉ ở các thành phố lớn.
- Số lượng tên sách được xuất bản hàng năm đã có bước phát triển vượt bậc,
nhưng chất lượng sách không được phát triển phù hợp. Tuy số lượng sách hàng năm
đã đạt khoảng 26.000 tên, nhưng có tới 80% là sách giáo khoa giáo trình. Có hiện
tượng chạy theo lợi nhuận, thiếu định hướng rõ rệt trên hai bình diện nâng cao và
phổ cập kiến thức cho nên hiệu quả chưa cao. Giá sách còn cao so với thu nhập trung
bình của người dân.
- Công tác tuyên truyền hướng dẫn đọc chưa được thực hiện thường xuyên
liên tục và có định hướng. Ngay ở những cơ quan có chức năng hướng dẫn dân
chúng đọc như hệ thống thư viện công cộng, cơ quan phát hành sách, phương tiện
truyền thông đại chúng... cũng được thực hiện chưa thường xuyên, chưa phong phú
và hấp dẫn... Các tạp chí giới thiệu, hướng dẫn đọc tuy xuất bản nhiều nhưng chưa
đến được công chúng rộng rãi. Các hội chợ sách chưa được tổ chức định kỳ thường
xuyên và cũng mới chỉ được tổ chức ở các thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh...

2.2. Thực trạng việc đọc sách của học sinh trường tiểu học Nam Đồng
2.2.1. Đặc điểm, tình hình trường tiểu học Nam Đồng, huyện Nam Trực
Đồng Sơn là một xã nằm phía nam huyện Nam Trực, phía bắc và phía đông
giáp xã Nam Dương, xã Nam Tiến của huyện Nam Trực, phía nam giáp xã Trực
Thuận của huyện Trực Ninh, phía tây giáp xã Nghĩa Đồng của huyện Nghĩa Hưng.
Đồng Sơn có diện tích khoảng 14 000 ha, dân số hơn 16 000 người. Nghề nghiệp
chủ yếu của nhân dân trên địa bàn xã là làm nông nghiệp. Ngoài ra, người dân địa
phương có nghề làm phở. Khoảng ½ số hộ gia đình có người đi bán hàng phở trên
khắp các địa phương trong toàn quốc. Đời sống kinh tế của nhân dân không đồng
đều, bình quân thu nhập của người dân thuộc mức bình quân chung của huyện.
Đồng Sơn là một xã ghép nên có 3 vùng miền rõ rệt: Nam Đồng, Nam Thành,
Nam Thượng. Mỗi miền có 3 trường: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Trường
tiểu học Nam Đồng là một trường thuộc miền Nam Đồng của xã Đồng Sơn.


Trường tiểu học Nam Đồng được thành lập từ năm 1952, tái lập năm 1995.
Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, trường tiểu học Nam Đồng đã có
nhiều đổi mới và thành tích rất đáng ghi nhận. Tháng 7/1999, trường tiểu học Nam
Đồng vinh dự được đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Tháng
6/2013, nhà trường đã được công nhận đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2, đạt Chuẩn
xanh – sạch – đẹp – an toàn, thư viện của nhà trường được công nhận đạt Chuẩn thư
viện trường phổ thông. Phát huy tốt vai trò của trường đạt Chuẩn quốc gia, trong
những năm qua, chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường có những bước
tiến vững chắc. Tháng 10/2014, nhà trường đã được Sở GD&ĐT đánh giá đạt tiêu
chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3.
Chính quyền và nhân dân địa phương rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
Công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả cao trong việc xây dựng môi trường giáo
dục lành mạnh, tích cực và tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất.
Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh mẽ ở các thôn xóm, dòng
họ góp phần không nhỏ trong việc xây dựng môi trường giáo dục tích cực.

Đội ngũ giáo viên chuẩn về trình độ đào tạo, có tinh thần trách nhiệm và tâm
huyết với nghề.
Học sinh ngoan, có ý thức tự giác, kỉ luật, tích cực tham gia vào các hoạt động
của nhà trường.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nhà trường có một số khó khăn, hạn chế
sau đây:
Một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh phải đi làm ăn xa nhà không có thời
gian chăm lo cho con cái, việc phối kết hợp giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế. Đội ngũ
giáo viên của nhà trường có một số đồng chí sức khỏe yếu phải điều trị dài ngày, tuổi
đời bình quân cao (trên 40 tuổi). Công tác chủ nhiệm của một vài giáo viên còn hạn
chế, giáo viên tổng phụ trách Đội luôn thay đổi nên chất lượng của các
HĐGDNGLL chưa đảm bảo yêu cầu, chất lượng đặt ra. Mặc dù đã đạt Chuẩn quốc
gia mức độ 2 nhưng cơ sở vật chất của nhà trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
bán trú của học sinh, cơ sở vật chất chất phục vụ cho HĐGDNGLL còn nhiều hạn
chế.


2.2.2. Thực trạng việc đọc sách của học sinh trường tiểu học Nam Đồng
Ngoài việc quan sát việc đọc sách của học sinh tiểu học Nam Đồng hàng ngày,
phỏng vấn giáo viên và phụ huynh học sinh, cuối năm học 2013 – 2014, tôi tiến hành
khảo sát 297 học sinh (chiếm 100%) học sinh của trường theo mẫu:
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
Các em thân mến!
Sách báo là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta vì qua sách báo chúng ta học được biết
bao điều bổ ích. Các em hãy vui lòng trả lời trung thực, thẳng thắn những suy nghĩ, sở thích, thói
quen và cả những mong muốn của mình về việc đọc sách qua các câu hỏi dưới đây:

1. Học lớp ?
Lớp 1


Lớp 2

Lớp 4

Lớp 5

2. Giới tính?

Lớp 3

Nam

Nữ

3. Bố mẹ làm nghề gì?
Viên chức

Nông dân

Buôn bán

Giáo viên

Công nhân

Các nghề khác

4. Ngoài giờ học, các em tham gia các hoạt động nào?
Xem ti vi


Chơi thể thao

Đến các câu lạc bộ

Tự học

Giúp bố mẹ làm việc nhà

Đọc sách

5. Hàng ngày các em có thời gian đọc sách , nghe đọc sách không?


Không

Nếu có, em dành bao nhiêu thời gian?
Dưới 30 phút

Trên 30 phút

Hơn 1 giờ

6. Em thường đọc, nghe những loại sách gì?
Truyện cổ tích
Truyện danh nhân
Truyện tranh

Truyện lịch sử
Sách tìm hiểu khoa học
Các loại sách khác


7. Vì sao em đọc những loại truyện trên?
Tự em thích

Bạn bè giới thiệu


Các thầy cô giáo yêu cầu

Bố mẹ khuyên

8. Em thường đọc sách từ nguồn nào?
Tự mua

Mượn thư viện trường

Mượn bạn bè

9. Sau khi đọc xong một cuốn sách, em thường làm gì?
Kể lại cho bạn bè, người thân
Trả lời câu hỏi của bố mẹ về cuốn sách
Ghi lại những xúc cảm về cuốn sách
Không làm gì.
10. Trong những cuốn sách đã đọc, em thích nhất cuốn nào? Hãy kể tên.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
11. Khi đọc cuốn sách mình yêu thích, em thường có những trạng thái nào?
Tâm trạng giống nhân vật

Thoải mái, vui vẻ


Muốn hành động giống nhân vật mình yêu thích.
12. Em có thích tham gia các hoạt động hướng dẫn đọc sách hay không?


Không

Nếu có, đó là những hoạt động nào?
Liên hoan, tuyên truyền giới thiệu sách
Xem triển lãm sách
Thi kể chuyện
Vẽ tranh theo sách.
13. Em sử dụng thư viện như thế nào?
Đến hàng ngày

Đến mỗi tháng một lần

Đến mỗi tuần một lần

Không đến

14. Thư viện có những cuốn sách mà em thích không?


Không

15. Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện đối với em như thế nào?
Tận tìnhgiúp đỡ

Bình thường

Xin cảm ơn các em đã trả lời

Tổng hợp phiếu khảo sát, tôi thu được kết quả

Cáu gắt, khó tính.


Lớp
Lớp 1
Số HS
70
Số HS nữ
41
* Bố mẹ làm nghề:

Lớp 2
60
34

Lớp 3
62
33

Lớp 4
60
27

Lớp 5
45
23


Nông dân: 258/297 (87%)

Buôn bán: 31/297 (10%)

Giáo viên: 3/297 (1%)

Công nhân: 4/297 (1,3%)

Tổng
297
158

* Ngoài giờ học, các em tham gia các hoạt động:
Xem ti vi: 290/297 (97,6%)

Chơi thể thao: 65/297 (21,9%)

Đến các câu lạc bộ: 0%

Tự học: 249/297 (83,8%)

Giúp bố mẹ làm việc nhà: 93/297(31,3%)

Đọc sách: 83/297 (27,9%)

* Hàng ngày các em có thời gian đọc sách , nghe đọc sách:
Có : 263/297 (88,6%)

Không: 34/297 (11,4%)


* Thời gian dành đọc sách
Dưới 30 phút: 152/263 (57,8%)

Trên 30 phút: 86/263 (32,7%)

Hơn 1 giờ: 25/263 (9,5%)
* Các em thường đọc, nghe những loại sách:
Truyện cổ tích: 240/263(91,3%)
Truyện lịch sử: 96/263 (36,5%)
Truyện danh nhân: 68/263 (25,9%)
Sách tìm hiểu khoa học: 19/263 (7,2%)
Truyện tranh: 251/263 (95,4%)
Các loại sách khác: 36/263 (13,7%)
* Các em đọc những loại truyện trên vì:
Tự em thích: 188/263(71,5%)

Bạn bè giới thiệu: 26/263(9,9%)

Các thầy cô giáo yêu cầu: 35/263(13,3%)

Bố mẹ khuyên: 14/263(5,3%)

* Em thường đọc sách từ nguồn:
Tự mua: 63/263 (23,9%)

Mượn thư viện trường: 143/263 (54,4%)

Mượn bạn bè: 57/263 (21,7%
* Sau khi đọc xong một cuốn sách, các em thường làm:

Kể lại cho bạn bè, người thân: 65/263 (24,7%)
Trả lời câu hỏi của bố mẹ về cuốn sách: 3/263(1,1%)


Ghi lại những xúc cảm về cuốn sách: 0
Không làm gì: 195/263(74,1%)
* Khi đọc cuốn sách mình yêu thích, các em thường có những trạng thái:
Tâm trạng giống nhân vật: 55/263 (20,9%)
Thoải mái, vui vẻ: 146/263 (55,5%)
Muốn hành động giống nhân vật mình yêu thích: 62/263 (23,6%)
* Thích tham gia các hoạt động hướng dẫn đọc:
Có: 231/297(77,8%)

Không: 66/297 (22,2%)

Đó là những hoạt động:
Liên hoan, tuyên truyền giới thiệu sách: 94/231 (40,7%)
Xem triển lãm sách: 2/231 (0,9%)
Thi kể chuyện: 102/231 (44,6%)
Vẽ tranh theo sách: 33/231(14,3%)
* Sử dụng thư viện:
Đến hàng ngày: 28/297 (9,4%)
Đến mỗi tuần một tuần: 102/297 (34,3)
Đến mỗi tháng một lần: 95/297 (32%)
Không đến: 72/297 (24,2%)
* Thích sách của thư viện:
Có: 165/297 (55,6%)

Không: 132/297 (44,4%)


* Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện:
Tận tìnhgiúp đỡ: 49/297 (16,5%)
Bình thường: 229/297 (77,1%)
Cáu gắt, khó tính: 19/297 (6,4%)
Trên cơ sở số liệu điều tra và quan sát thực tế, tôi đánh giá thực trạng việc đọc
sách của học sinh trường tiểu học Nam Đồng thời điểm cuối năm học 2013-2014
như sau:
Tuy có thư viện và thư viện đã được công nhận đạt Chuẩn thư viện trường phổ
thông nhưng các em học sinh trong trường chưa tích cực đọc sách, chưa biết cách
lựa chọn sách và đọc sách. Nguyên nhân của tình trạng trên phải kể đến:


- Gia đình và nhà trường chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc tạo
dựng thói quen đọc sách và cách đọc sách cho học sinh.
- Việc học tập trên lớp chiếm quá nhiều thời gian dẫn đến học sinh không có
thời gian để đọc sách.
- Tài liệu thư viện chưa phong phú, chưa hấp dẫn được học sinh.
- Nhà trường và gia đình chưa có nhiều các hình thức khuyến đọc hiệu quả,
chưa có định hướng và hướng dẫn để học sinh nâng cao hiệu quả đọc sách.
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém về việc văn hóa đọc trong nhà trường,
tôi đã sử dụng đồng bộ các giải pháp sau đây.
II. Các giải pháp xây dựng thói quen và rèn luyện kỹ năng đọc sách cho
học sinh trường tiểu học Nam Đồng.
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh, của cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh trong trường.
Mục đích của việc tuyên truyền là giúp họ nhận thấy rõ vai trò và tầm quan
trọng của việc đọc sách. Từ đó, tạo được sự đồng thuận và sự phối hợp chặt chẽ
trong công tác xây dựng và rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh.
Nội dung của công tác tuyên truyền tập trung vào những văn bản chỉ đạo của
Đảng, Chính phủ, ngành Giáo dục và Đào tạo về việc phát triển văn hóa đọc cho học

sinh; lợi ích của việc đọc sách; thành tựu của những nước có văn hóa đọc tốt.
Hình thức tuyên truyền chủ yếu là lồng ghép trong các hội nghị của cha mẹ
học sinh, của nhà trường, của cơ quan chuyên môn cấp trên, của chính quyền địa
phương bàn về công tác giáo dục. Bên cạnh đó, tổ chức một số hoạt động về chuyên
đề xây dựng văn hóa đọc như: hội thảo, giao lưu phát triển năng lực học sinh, thi
giới thiệu sách, thi kể chuyện, tập làm theo sách.
2. Xây dựng tủ sách lớp học để học sinh đọc sách thuận lợi.
Xuất phát từ những nguyên nhân: gia đình chưa quan tâm đến việc tạo dựng
thói quen đọc sách và cách đọc sách cho học sinh; học sinh thiếu thời gian đọc sách;
sách chưa hấp dẫn được học sinh, tôi đã tìm các biện pháp khắc phục những hạn chế
đó, tạo mọi điều kiện để học sinh có thể đọc sách thuận lợi. Bên cạnh việc tuyên
truyền nâng cao nhận thức, tìm nguồn kinh phí để mua sách, lựa chọn sách phù hợp,


hấp dẫn học sinh, xây dựng quỹ thời gian cho học sinh đọc sách ở trường, tôi đã tập
trung xây dựng trong mỗi lớp một tủ sách.
Thực tế cho thấy, mặc dù thư viện nhà trường luôn được quan tâm đầu tư song
hiệu quả mà nó mang lại không được như mong muốn. Việc khai thác hiệu quả thư
viện của nhà trường có một số bất cập nảy sinh đó là:
+ Thư viện chỉ mở cửa vào giờ hành chính mà thời gian này học sinh phải học
tập trên lớp.
+ Vị trí của thư viện, việc quản lý mượn trả sách, quản lý người đọc chưa
thuận tiện.
+ Nhân viên thư viện chuyên trách không có nên việc giúp các em lựa sách và
hướng dẫn đọc chưa tốt.
Mô hình tủ sách lớp học sẽ giúp khắc phục được những bất cập nêu trên. Các
em có thể tiết kiệm và tranh thủ mọi thời gian để đọc sách, được đọc sách phù hợp
với lứa tuổi, được các thầy cô giáo chủ nhiệm trực tiếp hướng dẫn đọc.
Một số lưu ý khi xây dựng tủ sách lớp học:
+ Tủ sách phải đảm bảo an toàn, thẩm mĩ và thuận tiện. Vật liệu xây dựng tủ

sách nên bằng gỗ (không nên làm bằng kính vì dễ gây tai nạn cho trẻ nhỏ). Thiết kế
tủ cần linh hoạt, có thể là những giá sách nghệ thuật, sơn màu sắc vui nhộn, kích
thích thị giác của học sinh. Tủ không nên có cửa, có khóa, độ cao phù hợp với từng
lứa tuổi để tạo sự thuận tiện và an toàn cho học sinh khi sử dụng
+ Mỗi tủ sách phải có danh mục sách để học sinh dễ lựa chọn, nên có những
khẩu hiệu ngắn gọn để kêu gọi, khuyến khích học sinh đọc sách. Phải có sổ ghi chép
mượn trả và quản lý tài liệu thư viện.


3. Tạo nguồn sách phong phú, phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo tính
giáo dục
Để tạo nguồn sách cho học sinh, tôi đã sử dụng một số hình thức: kêu gọi phụ
huynh học sinh của lớp góp sách, góp tiền, góp công tự làm tủ sách cho con em


mình; kêu gọi các em học sinh cũ của trường tặng sách về trường cũ; kêu gọi các nhà
hảo tâm, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, các thầy cô giáo tài trợ;
phát động cho các Chi Đội, các Sao Nhi đồng thu nhặt phế liệu, nuôi lợn nhựa tiết
kiệm, hướng dẫn các câu lạc bộ Khéo tay hay làm, câu lạc bộ Khoa học làm và bán
các sản phẩm tái chế từ phế liệu.
Sách được các thầy cô giáo phân loại theo độ tuổi, theo chủ đề (sách văn học,
sách lịch sử, sách khoa học, truyện cổ tích, sách danh nhân, sách kĩ năng,….) và
kiểm duyệt. Căn cứ kiểm duyệt sách cho học sinh đó là: xuất bản hợp pháp (nhà xuất
bản đã kiểm duyệt); sách dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng; sách giáo viên đã
đọc, phản hồi sách của độc giả trên Internet, danh mục sách hay dành cho thiếu nhi
do một đọc giả bình chọn, …Như vậy, sách đưa về các tủ sách lớp học là những sách
phù hợp với từng độ tuổi học sinh và có đủ các chủng loại.
Bên cạnh đó, mỗi chiều thứ hai hàng tuần, ban Thư viện của các lớp xuống
thư viện của nhà trường mượn sách về tủ lớp cho các bạn đọc. Ngoài ra, sau mỗi một
học kỳ, tôi cho các tủ sách trong khối mượn, đổi sách cho nhau (những cuốn mà lớp

chưa có)

Ông Đỗ Hoàng Sơn – Giám đốc Công ty sách Long Minh, chị Vũ Thị Thu Hà – Chương trình
sách hóa nông thôn Việt Nam tặng sách cho các em học sinh.


Ông Bạch Ngọc Chiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định và các nhà tài trợ tặng sách cho
các em học sinh.

4. Xây dựng quỹ thời gian đọc sách cho học sinh.
Trong khâu xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, tôi đã quan tâm đến
quỹ thời gian đọc sách trên lớp của các em. Tôi có quy định cụ thể về thời gian đọc
sách trong ngày để việc đọc sách ban đầu là việc thực hiện nền nếp, quy định sau trở
thành hoạt động tự giác, trở thành thói quen.
Mỗi một tuần, học sinh có 2 buổi thời gian giữa giờ (30 phút) dành cho đọc
sách, đó là sáng thứ hai và sáng thứ năm (sáng thứ hai các em có 40 phút sinh hoạt
tập thể đầu tuần nên thời gian giữa giờ dành cho đọc sách là rất hợp lý). Những học
sinh không tham gia các câu lạc bộ (từ 16h-17h) các ngày thứ hai, ba, tư, năm sẽ đọc
sách tại lớp (có khoảng hơn 60%). Các em học sinh lớp 1 và 2 được bố trí một tiết
học trong thời khóa biểu buổi hai để các em đọc sách.
Như vậy, mỗi một học sinh có ít nhất 3 giờ, nhiều nhất 6 giờ trong một tuần
dành cho việc đọc sách tại trường theo quy định. Ngoài ra, học sinh còn có thể đọc
sách trước giờ vào học, giờ ra chơi buổi chiều, đọc sách ở nhà.


LỊCH SINH HOẠT CỦA HỌC SINH
Trường tiểu học Nam Đồng
- 7 h00’ đến 7h15’: Tập thể dục buổi sáng,
- 7h 15’ đến 7h30’: Hát đầu giờ, kiểm tra và chia sẻ bài tập ứng dụng.
- 7h30’ đến 8h50: Học tiết 1,2

- 8h50’ đến 9h 25’: Sinh hoạt tập thể.
(Thứ hai, năm: đọc sách; Thứ ba, sáu: Múa hát hoặc aerobic; Thứ tư: Trò chơi)
- 9h25’ đến 10h45’: Học tiết 3,4
- 10h45’ đến 10h50’: Công tác chủ nhiệm
- 13h 30’ đến 13h 35’: Hát đầu giờ, khởi động tạo hứng thú học tập.
- 13h35’ đến 14h 55’: Học tiết 5,6
- 15h 55’ đến 15h10’: Vui chơi tự do
- 15h10’ đến 15h 50’: Học tiết 7
- 15h50’ đến 15h 55’: Công tác chủ nhiệm
- 15h 55’ đến 17h: Sinh hoạt câu lạc bộ, Sinh hoạt Sao Nhi Đồng, Đội, lao động chăm
sóc cây cối, đọc sách.
Thứ hai, tư: CLB Văn nghệ, Bóng đá, Khoa học, Khéo tay hay làm và đọc sách
Thứ ba, năm: CLB Võ thuật, Aerobic, Viết chữ đẹp, Cờ vua và đọc sách
Thứ sáu: Tuần 1đến tuần 3 lao động chăm sóc cây cối.
THỜI
BIỂU
NĂM
HỌCtheo
2015
2016
Thứ sáu (tuần cuối tháng):
SinhKHÓA
hoạt Chi
đội, Sao
nhi đồng
chủ- điểm
1A
S
SHTT
TA

TV
TV
ÂN
TOÁN
TV
TV
TOÁN
TD
TV
TV
TV
TV
TOÁN
ÂN
TV
TV
TNXH
TOÁN

C
Toán
ĐĐ
TA
MT *
MT
L.chữ
T.CÔNG
T.việt
Đọc sách
T.việt

Toán
SHTT
T.việt
Tự học
SHL

1B
S
SHTT
TV
TV
TA
TOÁN
ÂN
TV
TV
ÂN
TV
TV
TD
TOÁN
TV
TV
T.CÔNG
TV
TV
TOÁN
TNXH

C

TOÁN
TA
ĐĐ
T.việt
Toán
SHTT
MT *
MT
L.chữ
Toán
T.việt
Đọc sách
T.việt
Tự học
SHL

2A
S
SHTT
TV
TA
TOÁN
TV
TV
ÂN
TOÁN
TOÁN
ÂN
TD
TV

TOÁN
T.CÔNG
TV
TV
TD
TOÁN
TV
TV

2B
C

ĐĐ
TV

T.việt
TNXH
TA
MT **
MT
Đọc sách
Toán
T.việt
L.chữ
T.việt
Tự học
SHL

S
SHTT

TV
TV
TOÁN
TV
TV
TOÁN
ÂN
TV
TNXH
ÂN
TOÁN
TV
TV
ĐĐ
TOÁN
TOÁN
TD
TV
TV

5. Tăng cường các hoạt động hướng dẫn đọc và khuyến đọc

C
TA
T.việt
Toán
MT **
MT
L.chữ
TD

T.việt
TA
T.việt
Toán
T.CÔNG
Tự học
Đọc sách
SHL


Trong quá trình tổ chức cho học sinh đọc sách, giáo viên đã có nhiều sáng tạo
trong việc giúp học sinh có hứng thú và kĩ năng đọc. Các hình thức hướng dẫn và
khuyến đọc mà các thầy cô trường tiểu học Nam Đồng thường sử dụng là:
5.1. Tổ chức giới thiệu sách vào buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần, sinh hoạt
lớp.
Thứ hai hàng tuần, Ban thư viện của nhà trường lựa chọn và giới thiệu cho
cho mỗi khối lớp một cuốn sách. Cuốn sách được lựa chọn giới thiệu và phần giới
thiệu cuốn sách được giáo viên và ban Thư viện của các lớp gửi cho ban Thư viện
nhà trường vào cuối tuần. Ban Thư viện của trường biên soạn và giới thiệu trước
toàn trường vào giờ sinh hoạt tập thể.
Giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, ban Thư viện các lớp cũng tổ chức giới thiệu sách
cho các bạn của lớp mình.

Các em học sinh lớp 5A xung phong giới thiệu sách với khách thăm lớp

5.2. Tổ chức các trò chơi mà nội dung là những kiến thức, những hiểu biết mà
học sinh tích lũy được trong quá trình đọc sách.


Trò chơi “Hái hoa dân chủ”: Tổ chức vào giờ sinh hoạt tập thể đầu tuần. Mỗi

khối lớp là một màu hoa. Nội dung câu hỏi trong các bông hoa xoay quanh cuốn
sách đã giới thiệu ở tuần trước.
Trò chơi “ Ai hiểu biết hơn” hay “Tìm nhà thông thái”: Thường tổ chức trong
các buổi sinh hoạt chủ điểm. Học sinh thành lập đội, thi đấu với nhau. Nội dung thi
là trả lời các câu hỏi trong cuốn “Dép thông minh” hoặc cuốn “Nhà thông thái”.

Em Vũ Thùy Duyên – Học sinh lớp 3B tham gia trò chơi “Hái hoa dân chủ”
trong giờ sinh hoạt tập thể

5.3. Hướng dẫn và tổ chức cho các em viết cảm nhận sau khi đọc sách
Khi giới thiệu một cuốn sách cần đưa ra một số các câu hỏi gợi mở để khi đọc
xong học sinh căn cứ vào đó viết cảm nhận. Trong các giờ đọc sách theo quy định,
dành 5 phút cuối giờ để các em viết cảm nhận về cuốn sách hoặc một phần cuốn
sách mình đã đọc. Bài viết của các em được gửi vào hòm thư “Điều em muốn nói”.


×