Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Ư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TƯ CÁCH NGƯỜI CÁCH MỆNH QUA TÁC PHẨM “ĐƯỜNG KÁCH MỆNH”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.69 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA CƠ BẢN
------------------------------------------

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TƯ
CÁCH NGƯỜI CÁCH MỆNH QUA
TÁC PHẨM “ĐƯỜNG KÁCH
MỆNH”
GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH MÔN HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 NĂM 2017


Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách người cách
mệnh qua tác phẩm “Đường kách mệnh”
Nhóm thực hiện đề tài: 3
Danh sách sinh viên thực hiện đề tài:


Mục Lục
Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................3
Chương 1: Lý do chọn đề tài..........................................................................................3
Chương 2: Mục đích nghiên cứu....................................................................................3
Chương 3: Nhiệm vụ của đề tài......................................................................................3
Chương 4: Giới hạn của đề tài........................................................................................3
Chương 5: Kết cấu của đề tài.........................................................................................4
Phần II: PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................4
Chương 1: Khái quát hoàn cảnh ra đời và kết cấu tác phẩm “Đường kách mệnh”.........4
1. Hoàn cảnh ra đời....................................................................................................4
2. Kết cấu tác phẩm....................................................................................................6
Chương 2: Hồ Chí Minh viết về tư cách của người cách mệnh trong tác phẩm đường


kách mệnh...................................................................................................................... 7
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách người cách mạng.............................................7
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.....................................................15
Chương 3: Vân dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Tư cách của người cách mệnh trong
xây dựng Đảng ta thời kì đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa đât nước (1996 – 2016)
..................................................................................................................................... 21
1. Về thời cơ thuận lợi:.............................................................................................21
2. Về thách thức và khó khăn:..................................................................................22
Phần III: KẾT LUẬN......................................................................................................22
Phần IV: PHẦN PHỤ LỤC.............................................................................................24
Phần V: TÀI LIỆU, TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................24


Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hoá
được cả thế giới công nhận và ngưỡng mộ. Trong cả một đời người hoạt động cách mạng,
Bác đã để lại một lượng lớn những quan điểm, tư tưởng về sự nghiệp giải phóng dân tộc,
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là cả một hệ thống khoa học, mang tính logic chặt chẽ mà
cho đến ngày nay chúng vẫn còn nguyên giá trị. Trong các tác phẩm Người viết, có một
tác phẩm đã mở đường dẫn lối cho con đường đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đó là
“Đường Kách Mệnh”. Tác phẩm được coi như kim chỉ nam trong thời kì cách mạng Việt
Nam còn non trẻ bởi những lý luận vô cùng sâu sắc và toàn diện. Đặc biệt, trong 15 vấn
đề lớn thì Hồ Chí Minh đã đặt mục “ tư cách của người cách mệnh” ở ngay đầu sách,
như vậy vấn đề nhân cách con người luôn được Bác chú tâm nhất, là điều kiện tiên quyết,
quyết định thành bại của cách mạng Việt Nam. Không chỉ quan trọng đối với vấn đề cách
mạng Việt Nam, tác phẩm còn là cẩm nang mẫu mực, kinh điển để mỗi cán bộ Đảng viên
tự bồi dưỡng rèn luyện đạo đức phẩm chất trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
vận dụng vào thời kì phát triển đất nước, quá độ lên chủ nghĩa xã hội như hiện nay. Với
những lý do trên, nhóm em chọn tác phẩm làm đối tượng nghiên cứu với đề tài “Tư

tưởng Hồ Chí Minh về tư cách người cách mệnh trong tác phẩm Đường Kách Mệnh” với
mong muốn đề tài góp phần giúp sinh viên hiểu rõ tư cách người cách mênh theo tư
tưởng HCM, từ đó vận dụng tực tiễn trở thành công dân đúng mực, là công dân có ích.

Chương 2: Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung quan điểm lý luận về Tư cách người cách mệnh trong tác
phẩm Đường Cách Mệnh của Hồ Chí Minh, từ đó vận dụng lý luận vào xây dựng Đảng
trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Chương 3: Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu, làm rõ tư tưởng HCM về tư cách người cách mệnh, làm rõ nguồn
gốc hình thành nội dung tư tưởng tác phẩm, các lý luận về phẩm chất người cách mệnh,
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách người cách mệnh trong xây dựng đảng về
chính trị, đạo đức và công tác tổ chức cán bộ.

Chương 4: Giới hạn của đề tài
Tiểu luận nghiên cứu dựa trên cơ sở tác phẩm Đường cách mệnh, các tài liệu
thuộc thư viện trường Đại học Tài chính Marketing và một số tài liệu khác tìm hiểu trên
mạng tham khảo, tư liệu lịch sử trong viện bảo tàng TPHCM.


Chương 5: Kết cấu của đề tài
Phần nội dung gồm 3 chương:
-

Chương 1: Khái quát hoàn cảnh ra đời và kết cấu tác phẩm.

-

Chương 2: Hồ Chí Minh viết về tư cách của người cách mệnh trong tác phẩm.


-

Chương 3: Vận dụng tư tưởng HCM về tư cách người cách mệnh trong xây
dựng Đảng ta thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Phần II: PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát hoàn cảnh ra đời và kết cấu
tác phẩm “Đường kách mệnh”
1. Hoàn cảnh ra đời
1.1 Bối cảnh quôc tế:
+ Cuối thế kỷ XIX, CNTB ở phương Tây đã chuyển sang giai đoạn độc quyền,
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tiến hành xâm lược, thôn tính các dân tộc khác, biến các
nước khác trở thành thuộc địa để vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công; lúc này Phương
Đông, trong đó có Việt Nam trở thành đối tượng trực tiếp xâm lược của các nước đế quốc
Phương Tây. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, hầu hết các nước trên thế giới trở
thành thuộc địa của các nước đế quốc lớn như Mỹ, Anh, Pháp. Sau chiến tranh thế giới
thứ nhất, để bù đắp cho những thua thiệt trong chiến tranh, các nước đế quốc bắt đầu tiến
hành vơ vét bóc lột ở các thuộc địa, do đó tạo ra sự căm phẩn và làn sóng đấu tranh của
nhân dân các nước thuộc địa. Đầu thế kỷ XX, ở Phương Đông bắt đầu có sự thức tỉnh,
đầu tiên là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1905. Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười
Nga thành công, đây là cuộc cách mạng vô sản nhưng có thể coi là cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc.
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản lần thứ III thành lập. Tại Đại hội II Quốc tế Cộng
sản III đã công bố “Sơ thảo luận cương những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin”, Sơ
thảo đã vạch ra phương hướng và chỉ rõ con đường để các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu
tranh giành độc lập. Sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga cũng như sự ra đời của Quốc
tế Cộng sản III đã cổ vũ và từ đó hàng loạt đảng cộng sản trên thế giới được thành lập,
tình hình đó có tác động rất lớn đối với cách mạng Việt Nam, trước hết tác động vào suy
nghĩ của những người yêu nước đang đi tìm đường cứu nước, trong đó có Nguyễn Ái

Quốc - Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh với tư chất thông minh và bản lĩnh chính trị rất nhạy
bén trước những thay đổi của thời cuộc, do đó Người đã sớm nắm bắt được đặc điểm của
thời cuộc và xu thế của thời đại.


Ảnh TL 1: Đoàn Chủ tịch Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản, Mátxccơva, tháng 3-1919Trong nước:

1.2 Bối cảnh trong nước:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, đến năm 1884 cơ bản hoàn
thành xâm lược nước ta bằng vũ trang, thực dân Pháp bắt đầu áp dụng các chính sách cai
trị và bóc lột ở Việt Nam.
Từ năm 1898, công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được
tiến hành. Đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ hai đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa. Dưới tác động của các chính sách cai trị và
bóc lột của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, dẫn tới sự ra đời
của giai cấp mới, đó là giai cấp công nhân, một giai cấp sớm thể hiện bản chất cách mạng
và có khả năng to lớn trong việc tập hợp, lôi kéo lực lượng. Ngay từ đầu, giai cấp công
nhân đã thể hiện khả năng lãnh đạo cách mạng, đây là một đặc điểm hết sức quan trọng.
Phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX nổ ra mạnh mẽ và có sự kế thừa truyền thống dân tộc, các phong trào yêu nước nổ
ra liên tục nhưng tất cả đều nhanh chóng bị thực dân Pháp dập tắt. Sự thất bại của phong
trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã cho thấy hệ tư tưởng phong kiến
không còn đáp ứng được yêu cầu của dân tộc. Hệ tư tưởng phong kiến không thể là con
đường đưa dân tộc thoát khỏi nô lệ. Khi phong trào Cần Vương thất bại, phong trào yêu
nước chuyển ngay sang dân chủ tư sản như: phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân
hay Đông Kinh Nghĩa Thục… Đó là những phong trào yêu nước đi theo khuynh hướng
dân chủ tư sản, nhưng phong trào yêu nước đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản cũng
nhanh chóng bị thực dân Pháp dập tắt. Có thể nói, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt



Nam vẫn trong tình trạng bế tắc về đường lối cứu nước. Nhiều nhà yêu nước đã ra đi tìm
đường cứu nước, trong số đó có Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Đến năm 1920, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Khi nghiên cứu chủ
nghĩa Mác – Lênin, Bác mới nhận thức đầy đủ và rút ra kết luận “Bây giờ học thuyết
nhiều, chủ nghĩa lắm, thế nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin là chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mạng nhất” và Người quyết định đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin, Người
đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc là con đường cách mạng vô sản. Từ đó Bác Hồ
bắt đầu tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cứu nước vào trong
nước để tổ chức vận động nhân dân đấu tranh, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng. Đến
tháng 6/1925, Bác Hồ đã lập ra tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hay còn gọi
là Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, tập hợp những người yêu nước ra đi
tìm đường cứu nước đang ở Trung Quốc. Người đã mở các lớp để huấn luyện cho hội
viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Tài liệu huấn luyện hội viên của Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên chính là tác phẩm Đường Cách Mệnh. Tác phẩm Đường Cách
Mệnh là tập hợp những bài giảng của Bác Hồ cho hội viên Hội Việt Nam thanh niên cách
mạng đồng chí hội.

Ảnh TL 2: tác phẩm đường cách mệnh của chủ tịch hồ chí minh

2. Kết cấu tác phẩm
2.1 Về mặt hình thức:
-Cuốn sách được phân theo 15 vấn để như sau:


(1) Tư cách một người cách mệnh; (2); Vì sao phải viết sách này? (3) Cách mệnh; (4)
Lịch sử cách mệnh Mỹ; (5) Cách mệnh Pháp; (6) Lịch sử cách mệnh Nga; (7) Quốc tế;
(8) Phụ nữ quốc tế; (9) Công nhân quốc tế; (10) Cộng sản thanh niên quốc tế; (11) Quốc
tế giúp đỡ; (12) Quốc tế cứu tế đỏ (13) Cách tổ chức công hội; (14) Tổ chức dân cày; (15)
Hợp tác xã.
2.2 Về kết cấu nội dung:

Gồm 3 vấn đề căn bản:





Những vấn đề lý luận cách mạng chung
tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới
rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam
xác định phương pháp tổ chức và hoạt động cách mạng.

Chương 2: Hồ Chí Minh viết về tư cách của người
cách mệnh trong tác phẩm đường kách mệnh
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách người cách mạng
1.1 Hồ Chí Minh viết về tư cách của những người cách mệnh vậy họ
là những ai?
“Vì bị áp bức mà sinh ra Kách mệnh, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng Kách
mệnh càng bền, chí Kách mệnh càng quyết. Khi trước tư bản bị phong kiến áp bức cho
nên nó Kách mệnh. Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là người
chủ Kách mệnh”
1.2 Tại sao họ lại là những người cách mệnh?
1. Là vì công nông bị áp bức nặng hơn,
2. Là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết,
3. Là vì công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được
thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc. Vì những cớ ấy, nên công nông là gốc Kách
mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực
khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn Kách mệnh của công nông thôi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Đảng ta không từ trên trời sa xuống, Đảng cũng ở
trong xã hội”. Do đó chất lượng đội ngũ những người làm cách mạng là nhân tố quyết



định đến thành bại của cách mạng. Việc rèn luyện tư cách, phẩm chất người cách mệnh
phải được thực hiện phù hợp với yêu cầu đặt ra của cách mạng cũng như trong công cuộc
xây dựng CNXH sau này. Trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” (1927) Hồ Chí Minh chỉ
rõ: muốn làm cách mạng thành công, người cách mạng trước hết phải có tư cách cách
mạng. Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư cách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu
là các tư cách đạo đức.
Tư cách một người cách mệnh là sự thống nhất biện chứng 3 mối quan hệ cơ bản nhất
của con người: quan hệ với mình, quan hệ với mọi người và quan hệ với công việc.
Người đã chỉ rõ những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người cộng sản thông qua hệ
thống thái độ và hành vi rất cụ thể:
“Tư cách một người kách mệnh
Tự mình phải:
Cần kiệm.
Hoà mà không tư.
Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà không nhút nhát.
Hay hỏi.
Nhẫn nại (chịu khó).
Hay nghiên cứu, xem xét.
Vị công vong tư.
Không hiếu danh, không kiêu ngạo.
Nói thì phải làm.
Giữ chủ nghĩa cho vững.
Hy sinh.
Ít lòng tham muốn về vật chất.
Bí mật.
Đối người phải:



Với từng người thì khoan thứ.
Với đoàn thể thì nghiêm.
Có lòng bày vẽ cho người.
Trực mà không táo bạo.
Hay xem xét người.
Làm việc phải:
Xem xét hoàn cảnh kỹ càng.
Quyết đoán.
Dũng cảm.
Phục tùng đoàn thể.”

Ảnh TL 3: Trang viết về tư cách của người cách mạng trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
xuất bản năm 1927


1.3 Ý nghĩa ?
 Tự mình phải: là yếu tố thuộc nội lực có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến sự tiến
bộ của mỗi người. Mỗi người cách mạng cần rèn luyện để hoàn thiện bản thân, đó
là cơ sở cho sự tiến bộ của tổ chức, của xã hội.
 Cần kiệm: là phẩm chất cần có của mọi người lao động trong cuộc sống, trong
công tác. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là phẩm chất gắn lền với hoạt động
thực tiễn , được thể hiện cụ thể hằng ngày của mỗi con người không thể che
đậy được; gắn chặt giữa nói và làm, giữa suy nghĩ là hành động. Thể hiện cụ
thể
o Cần: tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng
tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không
lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa
vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh húc của chúng ta”
o Kiệm: tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm của dân,

của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều
cái nhỏ cộng lại sẽ thành cái to; “không xa xỉ, không hoang phí, không
bừa bãi”(1) không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu
bù.
Bác cho rằng cần tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiền của dân, của nước, của bản thân từ
cái nhỏ, đến cái lớn. Bởi vì, của cải nếu hết còn có thể làm ra được, còn thời gian đã qua
đi, không bao giờ quay trở lại. Muốn tiết kiệm thời gian, bất kỳ việc gì, nghề gì cũng phải
chăm chỉ, làm nhanh, không nên lần nữa. Không ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời
giờ của người khác. Theo Bác tiết kiệm không phải là “bủn xỉn”, “tiết kiệm là quốc
sách”. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng
làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho tổ quốc, thì dù là bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của,
cũng vui lòng. Như thế mới đúng là tiết kiệm. Việc đáng tiêu mà không tiêu là bủn xỉn
chứ không phải là tiết kiệm.
Cần với kiệm đi đôi với nhau như hai chân của một người. “Cần” mà không “Kiệm” “thì
làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như một cái thùng không đáy; nước đổ vào chừng
nào, chảy ra hết chừng ấy; không lại hoàn không. Kiệm mà không cần thì không tăng
thêm, không phát triển được. Người viết “10 người muốn ăn cơm, mỗi người riêng một
nồi, nấu riêng một bếp, nấu rồi ăn riêng, ăn rồi ai nấy dọn dẹp riêng của người nấy, thế thì
hết bao nhiêu củi, nước, công phu, thì giờ”. Như vậy, mỗi người cần biết cần, kiệm để
làm giàu cho đất nước.


 Hoà mà không tư: có nghĩa là đoàn kết với mọi người vì sự nghiệp chung,
không vì một lợi ích riêng tư nào. Nói như vậy không có nghĩa là không quan
tâm đến lợi ích riêng, bởi vì Bác Hồ quan niệm trong lợi ích chung có lợi ích
riêng của mỗi người. Vốn là người rất am hiểu về Nho giáo, nên khi nêu “hoà
mà không tư”, có lẽ người muốn nói đến mệnh đề Nho giáo “thân với mọi
người phàm không kết đảng, hoà hợp với mọi người mà không a dua” song
được người nâng lên tầm cao mới, đó là hướng sức mạnh đại đoàn kết, hướng
hành động đoàn kết với mọi người vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây

dựng nhà nước giàu mạnh. Sự nghiệp chung mà có lúc Người gọi là nghĩa lớn
đó là độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Người coi đó là
mục đích cao cả của sự đoàn kết và theo Người thì mục đích đó có đồng chí thì
mới đồng, chí có đồng thì tâm mới đồng, tâm đã đồng thì làm mới chóng. Chỉ
có sự đoàn kết vì đại nghĩa mới tập hợp được đông đảo nhất quần chúng nhân
dân.
 Cả quyết sửa lỗi mình: mục đích của việc cả quyết sửa lỗi thì theo Bác Hồ là
cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, cốt để sửa đổi cách làm việc tốt
hơn, đúng hơn; mỗi cán bộ, Đảng viên hằng ngày phải kiểm điểm, tự phê bình,
tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt, được như thế trong Đảng sẽ không có
bệnh và Đảng sẽ khoẻ mạnh vô cùng. Do vậy, mục đích của tự phê bình và phê
bình còn nhằm tăng cường sức mạnh đoàn kết, như Bác nói “muốn đoàn kết
chặt chẽ là phải thật thà tự phê bình, thành khẩn phê bình đồng chí và những
người xung quanh, phê bình tự phê bình để cùng nhau tiến bộ, để đi đến càng
đoàn kết. Đoàn kết, phê bình, tự phê bình thật thà để đi đến đoàn kết hơn nữa”.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh yếu tố năng động chủ quan ở mỗi người đến sức
mạnh của lý tưởng, của ý chí, của tu dưỡng đạo đức cách mạng. Người nói
“muốn làm cách mạng phải cải cách chính mình trước tiên”.
 Cẩn thận mà không nhút nhát: làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận,
nhưng ở đây không có nghĩa là quá nhút nhát, không dám đương đầu với khó
khăn gian khổ đồng thời phải xem xét hoàn cảnh thực tế rồi mới hành động khi
có thời cơ thuận lợi thì phải mạnh dạn, dũng cảm, quyết đoán, có như vậy thì
mới đem lại kết quả.
 Hay hỏi: người cách mệnh luôn phải tự mình đặt ra những câu hỏi cần hải làm
gì và làm như thế nào, bên cạnh đó cần học hỏi, tiếp thu ý kiến của người khác
không dấu dốt. Thể hiện tinh thần cầu thị, cầu tiến bộ người cách mạng. Phải
nỗ lực học tập mọi lúc mọi nơi, học thầy học bạn để nâng cao trình độ đáp ứng
nhu cầu nhiệm vụ cách mạng giao cho, không dấu khuyết điểm, không dấu dốt.
 Nhẫn nại: cách mạng là sự nghiệp lớn lao và luôn diễn ra trong hoàn cảnhkhó
khăn vì vậy đòi hỏi người cách mệnh phải kiên trì bền bỉ chịu đựng những khó













khăn trong công việc, đây là một đức tính quan trọng và cần thiết để giành
được thắng lợi cuối cùng.
Hay nghiên cứu, xem xét: khi làm cách mạng đòi hỏi phải xem xét, nghiên
cứu các cuộc cách mạng trên thế giới. Qua đó, Hồ Chí Minh thấy rằng cuộc
cách mạng tháng 10 Nga kà đã thành công và thành công đến nơi nghĩa là dân
chung được hưởng hạnh phúc tự do, bình đẳng thật sự không phải tự do bình
đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách
mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi lại ra sức cho công, nông các
nước và dân bị áp bức ở các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc
chủ nghĩa và tư bản trên thế giới. Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn
cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng làm gốc, phải có Đảng vững bền,
phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.
Vị công vong tư: là luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân, vì
lợi ích của tập thể có thể hi sinh lợi ích của bản thân. Đây là một trong những
đức tính tạo nên phẩm chất cao quý của người cách mệnh.
Không hiếu danh, không kiêu ngạo: yêu cầu người cách mạng phải hết sức
khiêm tốn, phải phục tùng sự phân công của tổ chức, không hiếu dân, hiếu vị,
không lên mặt dạy đời; không coi thường cấp dưới, không nịn nọt cấp trên,

không chạy theo danh lợi cá nhân mà phải đặt lợi ích chung của tập thể, mục
tiêu vì sự nghiệp cách mạng lên trên, không vì lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng
tới lợi ích tập thể. Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn gian khổ, thất bại
cũng không sợ sệt, dụt dè lùi bước. Khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ
vững tinh thần người cách mệnh “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” lo hoàn
thành nhiệm vụ tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không quan liêu,
không kiêu ngạo, không hủ hoá. Khi đã là người có chức quyền thì không tỏ ra
kiêu ngạo, coi mình là trên hết mà coi thường dân chúng.
Nói thì phải làm: người cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào cũng phải có tinh
thần phụ trách, thành tâm phụ trách. Khi đã có quyết định chính xác thì phải
quyết tâm thực hiện, dù khó khăn đến mấy cũng phải tìm mọi cách để cho
quyết định được thực hiện. Bác thường nói: “quyết tâm không phải ở hội
trường, ở lời nói, mà phải quyết tâm trong công tác, trong hoạt động... Phải
quyết tâm chiến đấu, quyết tâm chịu khổ, chịu khó, quyết tâm khắc phục khó
khăn, quyết tâm chấp hành chính sách Trung ương Đảng và Chính phủ.... bất kì
một việc lớn hay nhỏ đều phải có quyết tâm làm cho bằng được”. Khẳng định
một trong ba nguyên tắc đạo đức của Người: nói thì phải làm; xây đi cùng với
chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Giữ chủ nghĩa cho vững: là phẩm chất đầu tiên, là yêu cầu cốt yếu nhất của
người cách mạng. Đó là phải giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, suốt đời trung


thành, kiên định với lý tưởng cách mạng . Có như vậy mới cây dựng được
niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của cách mạng, không dao động
trước khó khăn gian khổ, thậm chí hi sinh cả tính mạng mình. Hồ Chí Minh
khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai
cũng phải hiểu, ai cũng phải làm theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ
nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Người
khẳng định dứt khoát: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê-nin.

Trong tình hình hiện nay, chúng ta càng phải khẳng định niềm tin đó. Nếu
chúng ta để mất niềm tin thì sẽ mất tất cả.
 Hy sinh: lý tưởng cộng sản vô cùng trong sáng, tươi đẹp. Nhưng để đi đến
tương lai tươi sáng đó là cả một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ vượt qua
bao khó khăn thử thách. Vì chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thì địch không
bao giờ chịu từ bỏ quyền lợi của mình mà luôn tìm mọi cách, mọi thủ đoạn
nham hiểm, tàn bạo để thực hiện mưu đồ của chúng. Nên mỗi người khi bước
vào hoạt động cách mạng phải các định tinh thần sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng
cộng sản, kể cả hy sinh tính mạng mình.
 Ít lòng tham muốn về vật chất: là không tham danh vị, không tham tiền. Có
gan chống lại những vinh hoa, phú quý không chính đáng. Bác rất ghét những
kẻ luôn tìm cách đút túi mình tài sản của dân, bởi tham ô là thói rất xấu, rất có
hại, không những phí phạm của cải xã hội mà còn làm vẩn đục chế độ, mất
cán bộ. Tham ô là tội ác.
 Bí mật: trong cách mạng phải đề ra đường lối, xây dựng tổ chức, trong tổ chức
có sự đoàn kết thống nhất cao. Giữa tổ chức và cá nhân có mối quan hệ gắn bó
mật thiết với nhau nên người cách mệnh trong quá trình hoạt động, phải luôn
tuyệt đối giữ bí mật về tài liệu công tác tổ chức.
 Đối người phải:
 Với từng người phải khoan thứ: nêu cao tình cảm cách mạng cao cả của
những người cùng chí hướng, luôn khoan dung, độ lượng. Khi đồng chí mắc
khuyết điểm phải góp ý chân thành với ý thức xây dựng tạo mọi điều kiện
thuận lợi để đồng chí sửa chữa khuyết điểm, không dấu diếm khuyết điểm,
nhưng cũng không ghen ghét, đố kị hoặc có ấn tượng xấu với người mắc
khuyết điểm.
 Với đoàn thể thì nghiêm: nêu cao ý thức tập thể, luôn đặt lợi ích tập thể lên
trên hết, trước cách mạng không loại trừ tự do cá nhân, nhưng yêu cầu mỗi
người cách mạng phải biết đặt lợi ích cá nhân trong lợi ích tập thể. Khi tổ chức
cách mạng giao nhiệm vụ thì phải tuyệt đối phục tùng, dù phải vượt qua gian
khổ hoặc hy sinh tính mạng.



 Có lòng bày vẻ con người: thể hiện lòng vị tha, những gì mình biết mà người
khác chưa hiểu thì phải luôn tìm cách giúp đỡ, bày vẽ để cùng tiến bộ và hoàn
thành nhiệm vụ chung. Có lòng bày vẽ cho người hoàn toàn khác với thói ích
kỷ, tự cao tự đại.
 Trực mà không táo bạo: phẩm chất thẳng thắn, trung thực, quyết đoán nhưng
không vội vàng hấp tấp khi giải quyết công việc. Nhất là khi góp ý cho người
khác phải nghiên cứu, xem xét hoàn cảnh cụ thể, toàn diện đúng mức. Tránh
chủ quan, phiến diện, nóng vội dễ dẫn đến thất bại.
 Làm việc phải:
 Xem xét hoàn cảnh kĩ càng: trước khi thực hiện công việc phải nghiên cứu,
đánh giá điều kiện khách quan, chủ quan, thuận lợi, khó khăn, khả năng tổ
chức thực hiện để có quyết định đúng đắn. Tránh vội vàng, chủ quan, phiến
diện sẽ dẫn đến thất bại.
 Quyết đoán: thể hiện tác phong, phương pháp giải quyết công việc một cách
dứt khoát. Khi đã nhận nhiệm vụ cách mạng giao cho thì phải kiên quyết tìm
mọi cách thực hiện; không rụt rè, bàn lùi, thoái chí sẽ dẫn đến thất bại. Việt tốt,
việc hay, việc có lợi cho cách mạng thì dù nhỏ cũng kiên quyết làm. Việc xấu,
việc sai, dù có đem lại lợi ích cho bản thân thì cũng kiên quyết tránh. Làm cách
mạng rất khó khăn và nguy hiểm, vì vậy người cách mạng phải suy xét hoàn
cảnh đưa ra và quyết định phù hợp đối với cách mạng, phải quyết đoán không
do dự làm lỡ mất thời cơ.
 Dũng cảm: đức tính cao quý của người cách mạng, thắng không kiêu, bại
không nản, tìm mọi cách để thực hiện nhiệm vụ được giao, dù phải vượt qua vô
vàn khó khăn, gian khổ, thậm chí hy sinh cả tính mạng cũng quyết tâm hoàn
thành. Trong cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược, ranh giới giữa sự sống và cái
chết rất mong manh vì vậy nếu không có lòng dũng cảm thì không thể làm cách
mạng thành công.
 Phục tùng đoàn thể: người cách mạng tham gia hoạt động trong một tổ chức

đoàn thể nhất định, nên đòi hỏi phải có ý thức tập thể, tính lỷ luật cao. Khi
được tổ chức, đoàn thể phân công công tác thì phải tuyệt đối chấp hành; phải
đặt lợi ích của đoàn thể lên trên hết, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi
ích đoàn thể. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách đảng viên cộng sản luôn
nhấn mạnh vấn đề xây dựng ý thức tổ chức và kỷ luật, phục tùng nghiêm chỉnh
kỷ luật của Đảng, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng, của tập
thể trước lợi ích cá nhân. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Trong một số trường hợp
cá nhân phải biết hy sinh lợi ích của bản thân vì lợi ích tập thể. Tóm lại, “tư cách người


cách mệnh” là phác hoạ cơ bản và đầu tiên về đạo đức để người cách mạng có đủ uy tín
tập hợp và lãnh đạo quần chúng. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tinh thần cách
mạng tiên tiến, triệt để của giao cấp công nhân và truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam đã được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Mặc dù tác phẩm Đường cách mệnh năm 1927 không phải một chuyên luận về đạo đức
cách mạng nhưng nó đã khái quát hóa một cách vô cùng ngắn gọn súc tích đạo đức cách
mạng mà mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện. Tác phẩm đã nhấn mạnh nội dung cơ bản
trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đó là lấy đạo đức cách mạng làm gốc, làm nền tảng
của người cách mạng. Trong Di húc, chủ tịch Hồ CHí inh nhấn mạnh: ““Đảng ta là một
Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,
thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải
xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân... Đảng cần
phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Từ việc nêu
ra các định nghĩa cơ bản trong tư cách đạo đức mà người cách mệnh cần có, người đi sâu
vào khái quát vấn đề phẩm chất đạo đức cụ thể cho từng đối tượng.
2.1 Trung với nước, hiếu với dân:

Đối với nền văn hóa phương Đông, tư tưởng trung quân ái uốc không phải là điều mới,
nhưng khi nó được đặt trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, thì trung là trung với nước, là
trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của
Ðảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Còn bàn về vấn đề hiếu trong hiếu với dân thì Bác đã từng chỉ rõ: "Trong bầu trời không
gì quý bằng nhân dân... Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi
ích của nhân dân"(2); "Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ
khi có Ðảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa
đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà... đạo đức ngày nay cao rộng
hơn: không phải chỉ có hiếu với bố mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân"(3); "Người kiên
quyết cách mạng nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất. Vì sao? Nếu không làm cách
mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc
phong kiến giày vò. Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác,
bố mẹ của cả nước nữa...Chữ tình, chữ hiếu, cũng phải hiểu một cách rộng và hiểu như
thế mới là đúng"(4) Như vậy trung với nước hiếu với dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh


được thể hiện trong mọi công việc đường lối của Đảng cũng như là tiêu chí chug cho cán
bộ, đảng viên học tập rèn luyện.
Điều này thể hiện từ những ngày đầu Đảng ta thành lập, Người luôn nhắc nhở: "Mỗi
người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào
Ðảng để làm đày tớ cho nhân dân” (5) Như vậy chỉ có Đảng, Nhà nước hoạt động phải
gần dân, thân dân, lấy trí tuệ ở dân, học hỏi dân, phải biết làm học trò dân mới làm được
thầy học của dân. Chỉ có thực hiện được như thế thì người cách mạng mới được dân tin
yêu, cách mạng mới đi đến thành công.

Ảnh TL 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp bình dân học vụ cho người dân khu lao động Lương Yên, Hà Nội, ngày 27
tháng 5 năm 1956

2.2 Cần kiệm liêm chính chí công vô tư:

Trong tác phầm Cần kiệm liêm chính dưới bút danh Lê Quang Thắng vào tháng 6 năm
1949, Bác viết:
“Vì sao Hồ Chủ tịch đề ra khẩu hiệu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính?


Vì Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới , nền tảng của Thi đua ái quốc .
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người.”

Cần tức siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai; phải có kế hoạch trong mọi công việc,
biết tính toán sắp đặt gọn gàng. Dân tộc ta mỗi người cần cù lao động một chút sẽ tạo
quan hệ chặt chẽ với nhau, kết hợp thành một dây chuyề, đẩy nhanh mọi thứ tới thành
công. Người đưa ra một thí dụ minh chứng kết quả tuyệt vời của chữ Cần:
“ Trong 20 triệu đồng bào ta, cho 10 triệu là thanh niên và thành nhân có sức làm việc.
Nếu mỗi người, mỗi ngày chỉ làm thêm một tiếng đồng hồ, thì:
Mỗi tháng sẽ thêm lên 300 triệu giờ.
Mỗi năm thêm lên 3.600 triệu giờ.
Chỉ những giờ ấy đã bằng động viên 400 triệu người làm trong một ngày 9 giờ.
Cứ tính một giờ làm là đáng giá một đồng bạc, thì mỗi năm nước ta đã thêm được 3.600
triệu đồng. Đưa số tiền đó thêm vào kháng chiến, thì kháng chiến ắt mau thắng lợi, thêm
vào kiến quốc, thì kiến quốc ắt mau thành công.” (6)
Kiệm tức tiết kiệm không hoang phí kể cả khi nó là của cải hay thời giờ,; không xa xỉ
nhưng cũng không bủn xỉn, đấy mới đúng là tiết kiệm. Chính Bác cũng là người tiên
phong trong phong trào tiết kiệm, điển hình qua câu chuyện sử dụng phong bì của Bác:
"Trung bình, cái phong bì là 180 phân vuông giấy (0,018 m2).
Mỗi ngày, các cơ quan, đoàn thể và tư nhân trong nước ta ít nhất cũng dùng hết một vạn

cái phong bì, tức là 180 thước vuông giấy. Mỗi tháng là 5.400 thước. Mỗi năm là 64.800
thước vuông giấy.


Nếu ai cũng tiết kiệm, dùng một cái phong bì 2 lần, thì mỗi năm chỉ tốn một nửa giấy, tức
là 32.400 thước vuông. Còn 32.400 thước thì để dành cho các lớp bình dân học vụ, thì
chẳng tốt sao?
Hơn nữa, nhờ sự tiết kiệm giấy, mà tiền bạc và công phu làm giấy có thể thêm vào việc
kiến thiết khác, thì càng ích lợi hơn nữa...".
Qua những ví dụ rất dễ hiểu, tác phẩm này đã đi sâu vào cụ thể một trong những tư cách
mà người cách mệnh cần ở tác phẩm Đường cách mệnh. Tiên phong làm gương phải bắt
đầu từ những người lãnh đạo, cho nên việc rèn luyện những phẩm chất này ở cán bộ,
Đảng viên là vô cùng cấp thiết.
Nếu Cần Kiệm gắn liền với nhau như đôi chân không tách rời được, thì đi với Kiệm cũng
phải có Liêm, vì như Bác đã nói :” Vì xa xỉ mà sinh tham lam” Người cán bộ mà không
học được đức tính tiết kiệm, sống hoang phí sẽ nảy sinh lòng bất liêm, muốn vơ vét vào
thêm cho mình để phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Bất cứ làm nghề gì đều có thể dẫn tới
sống bất liêm nếu không quán triệt tinh thần thực hành tiết kiệm. Và sau đó từ không
trong sạch sẽ làm được những việc bất chính tức không đứng đắn, thẳng thắn. Cổ nhân có
câu: “ Thượng bất chính,hạ tắc loạn”, chính vì thế người cán bộ , đảng viên phải luôn
luôn ở tình trạng tỉnh táo trước mọi vấn đề, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức
như lời dặn của Bác Hồ.
Song song với Cần Kiệm Liêm Chính là Chí Công Vô Tư. Chí công, vô tư là không nghĩ
đến mình trước, hưởng thụ đi sau, là “lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng
bào”. Điều mà Phạm Trọng Yêm đời Tống đã nói: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên
hạ chi lạc nhi lạc” đã được Hồ Chí Minh đưa thành nội dung phục vụ cách mạng, phục vụ
nhân dân. Bác đòi hỏi, thực hành chí công vô tư là phải “kiên quyết quét sạch chủ nghĩa
cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”. Bởi vì, chủ nghĩa cá nhân là trái với chủ nghĩa
tập thể, trái với đạo đức cách mạng,nó dễ dàng kéo người ta xuống dốc và “đẻ ra hàng
trăm thứ bệnh”. Đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, cần xóa bỏ triệt để chủ

nghĩa cá nhân vì một sự đồng lòng đoán kết của cả dân tộc.


Ảnh TL 5: Bữa cơm đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi công tác ở Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.

2.3 Yêu thương con người:
Chắc chắn ai cũng quen với câu: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" Cả một đời người, Bác luôn dành tình yêu
thương vô bờ tới mọi con dân nước Việt , không phân biệt miền xuôi, miền ngược, không
phân biệt già trẻ gái trai. Và vì Đảng ta lấy đạo đức làm nền tảng, là của dân, do dân và vì
dân nên trước lúc ra đi Người vẫn căn dặn :” Phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau,
nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người.” Người
làm cách mạng có lẽ quan trọng nhất cũng là làm việc với tấm lòng yêu thương quần
chúng nhân dân, có như vậy mới đứng được trên lập trường của quần chúng để thấu hiểu
và chia sẻ.

Ảnh TL 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi nông dân Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đang gặt
lúa, năm 1954


2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng:
“Bốn phương vô sản đều là anh em”, đây là tinh thần đoàn kết cần có giữa các dân tộc bị
áp bức bóc lột trên khắp thể giới. Mọi cuộc cách mạng của các dân tộc bị áp bức đều có
liên hệ với nhau, mỗi cuộc cách mạng nổ ra và thắng lời đều đem lại sự cổ vũ tinh thần to
lớn cho những dân tộc bị áp bức khác, chính vì thế, sự đoàn kết giữa các dân tộc sẽ đem
lại nguồn sức mạnh to lớn, kể cả trong đấu tranh hay hợp tác hữu nghị sau này. Tinh thần
quốc tế trong sáng là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng
lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc. Không phải đối với bất cứ ai, vào bất cứ lúc

nào cũng thấy được tinh thần quốc tế có hay không, trong sáng hay không trong sáng,
nhưng việc giáo dục của Đảng và việc rèn luyện của cá nhân mỗi người về tinh thần quốc
tế lại không thể coi nhẹ. Trong vấn đề này, đường lối chính trị của Đảng lãnh đạo và
những chủ trương, chính sách cụ thể của Nhà nước có ý nghĩa định hướng đúng đắn cho
việc bồi dưỡng tinh thần quốc tế ở mỗi người.

Tóm lại , như nhận xét của cố giáo sư-nhà giáo nhân dân Trần Văn Giàu về tác phẩm
Đường cách mệnh thì: ” Làm người cách mạng có thể thiếu tài, không thể trái đạo đức” ,
23 điều thuộc tư cách của người làm cách mệnh trong tác phẩm Đường cách mệnh “đã
đặt những nền móng cho một đạo đức học càng về sau càng phát triển thành một đặc
điểm lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh” (7)

Ảnh TL 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm thủ đô Sô-phi-a nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Bun-gari, ngày 16 tháng 8 năm 1957


Chú thích:
(1) Thế nào là Kiệm, Báo Cứu quốc, 1949.
(2) Hồ Chí Minh: toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, T.8, tr 276.
(3) SÐD, T.12, tr. 554, 558.
(4) S ÐD, T.7, tr. 60, 61.
(5) SÐD, T12, tr 222.
(6) SÐD, T7, tr 572.
(7) Báo Cứu quốc, 5-1949.
(8) Tuyển tập Trần Văn Giàu, NXB. Giáo dục, TPHCM, 2001, tr 1246.

Chương 3: Vân dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Tư
cách của người cách mệnh trong xây dựng Đảng ta thời
kì đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa đât nước (1996 –
2016)
Đường cách mệnh hàm chứa giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, đóng góp quan trọng

trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam, Đường cách mệnh có ý
nghĩa và vai trò như kim chỉ nam cho đường lối của cách mạng Việt Nam. Nội dung của
tác phẩm thể hiện rõ quan điểm của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về chính trị, tư tưởng và tổ
chức chuẩn bị tiến tới việc thành lập Đảng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hai bộ phận không thể tách rời tạo nên
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam
Khi nghiên cứu nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
chúng ta đã xem xét hoàn cảnh lịch sử trong nước và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX. Việc quán triệt, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh vào thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lại đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu cả thời cơ lẫn thách
thức, thuận lợi lẫn khó khăn của cách mạng Việt Nam, gắn liền với hoàn cảnh trong nước
và quốc tế ở thời điểm những năm cuối cùng của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.


1. Về thời cơ thuận lợi:
Hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều điểm nóng, chiến tranh vẫn diễn ra ở một số nơi.
Tuy vậy, nhìn chung các quốc gia đều mong muốn có hoà bình, ổn định để tập trung vào
sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam, lấy phát triển
kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm phù hợp với xu thế chung của thế giới
Thuận lợi cơ bản khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
là nhân dân Việt Nam có Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động lãnh đạo. Gần 20
năm qua sự nghiệp đổi mới diễn ra trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được kết quả rất quan trọng. Kết quả đó tạo
niềm tin để toàn đảng, toàn dân, toàn quân vững vàng, tiếp tục sự nghiệp đổi mới của
mình.

2. Về thách thức và khó khăn:
Đổi mới là cách mạng, là một cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc sâu sắc. Vì vậy đổi mới
không thể chỉ diễn ra trong thời cơ và thuận lợi mà đòi hỏi phải biết vượt qua, biết chiến

thắng những thử thách, khó khăn to lớn.
do đó dựa vào đường cách mệnh đảng ta đã có những đường lối thích hợp cho quá trình
đổi mới:
Quan điểm lý luận gắn liền với thực tiễn
Quan điểm lịch sử - cụ thể
Quan điểm đổi mới và phát triển
Bên cạnh đó vận dụng những kiến thức về tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đường
Cách Mệnh:
 Kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
 Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới
 Chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa giáo điều, bảo vệ và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh





Phần III: KẾT LUẬN
Trước hết ta thấy rằng vấn đề “Tư cách một người cách mệnh” được đặt lên trang
nhất của tác phẩm, từ đó đưa ra một đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam một
hàm ý sâu xa, điều này thể hiện một ý nghĩa quan trọng và đặt biệt trong cả lý luận và
thực tiễn của Hồ Chí Minh.
Thông qua những chương đầu của tác phẩm mà ta đã thấy rõ sự đúng đắn đã được
Bác thừa kế từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là làm cách mạng “Trước hết phải có


Đảng cách mệnh” lãnh đạo. Và Bác đã vận dụng sáng tạo, phát triển lý luận này khi
khẳng định rằng “muốn làm cách mạng thực sự triệt để, theo Người, phải có những con
người cách mạng thực sự” mà phải có những tố chất như Bác đã trên, đó là con người
năng lực cách mạng và đạo đức cách mạng đối với bản thân, đối với người khác lẫn cách

làm việc của bản thân phải xem xét thận trọng. Như vậy có thể thấy rằng Bác đã đưa ra
những tiêu chí cụ thể, mang tính thuận theo lẽ người để đánh gía đạo đức của một người
cách mạng. Tư cách người cách mạng, Bác đã xét và bày tỏ đúng về vấn đề, đó chính là
yếu tố cần và đủ - cái vốn không thể thiếu của người cách mạng, người làm cách mạng
phải rèn giũa bản thân , phấn đấu giữ gìn tư cách cách mạng, chính là điều cốt yếu, là yếu
tố buộc có để có thể phát triển đất nước, phục vụ quần chúng. Suy ngẫm rằng tròn thời
đại hiện nay, sự tha hóa về nhân cách con người có phần trầm trọng hơn, nạn tham ô,
tham nhũng, quan liêu, công tư bất minh, các lối sống sai lầm về đạo đức, tệ nạn xã hội
ngày càng mở rộng, bệnh nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm... của một vài cán bộ,
đảng viên, lãnh đạo tất cả thẩy xuất phát từ thức thiếu thận trọng và giữ gìn tư cách của
người cách mạng, của bậc lãnh đạo mà nhân dân tin tưởng. Tự xem xét bản thân, xem xét
người, sử dụng đúng công tác tự phê bình mà Hồ chủ tịch đã nhắc nhở cán bộ công nhân
viên. Đặc biệt chú ý phải xét mình, soi mình đặt lên trên hết trước khi xét người, phải tự
rèn dũa bản thân để trở thành tấm gương cho người khác noi theo – đây là nguyên tắc
trong công tác phê và tự phê của người cán bộ, đảng viên cộng sản.
Trong thời đại đất nước phát triển và giới trẻ ngày càng trở thành thành phần quan
trọng mà đất nước cần quan tâm thì việc rèn dũa tư cách cho bản thân mỗi cá nhân đang
trở thành vấn đề được đặt lên hàng đầu. “Tư cách người cách mệnh” không còn là vấn đề
riêng của người làm cách mệnh, những nhà lãnh đạo mà cần được nhiều thành phần giới
trẻ quan tâm mà suy ngẫm để hoàn thiện bản thân phát triển, bởi lẽ trong thời điểm hiện
nay đất nước còn lạc hậu và kém phát triển thì việc cần những con người có tâm, có đức,
mang trong mình “tư cách người cách mệnh” là vấn đề tất yếu và cấp thiết. Xét trên nhiều
mặt thì tình trạng giới trẻ sa vào tệ nạn xã hội, tìm đến những thói hư tật xấu càng nhiều,
trầm trọng nhất vẫn là sự vô tâm bàng quang với mọi thứ xung quanh, thu mình lại với
mạng xã hội, với smartphone, quan tâm đến thế giới ảo nhiều hơn đời thực, châm chọc
soi mói khuyết điểm của nhau dần trở nên phổ biến mà quên đi tư cách bản thân, trách
nhiệm đất nước lớn lao cần xây dựng và phát triển. Do đó, vấn đề cấp bách là đưa giới trẻ
tiếp xúc với những tư tưởng đúng đắn, cải thiện tư tưởng bản thân để nhận ra cái đúng,
cái cần để phát triển và học tập. Bởi lẽ đó nên đưa bài học về “Tư cách người cách mạng”
đến với thế hệ trẻ càng sớm càng tốt, có thể mang gần hơn đến thế hệ trẻ thông qua sách

giáo khoa văn học chương trình phổ thông. Đó chắc hẳn cần sự quan tâm và ủng hộ của
nhiều người hơn nữa để sớm mang những tư tưởng này bồi dưỡng giới trẻ. Đất nước có
phát triển không là thay đổi được tư duy của giới trẻ?


Phần IV: PHẦN PHỤ LỤC
Ảnh TL 1: Đoàn Chủ tịch Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản, Mátxccơva, tháng 31919Trong nước:................................................................................................................5
Ảnh TL 2: tác phẩm đường cách mệnh của chủ tịch hồ chí minh.......................................6
Ảnh TL 3: Trang viết về tư cách của người cách mạng trong tác phẩm “Đường Kách
Mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1927.....................................................9
Ảnh TL 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp bình dân học vụ cho người dân khu lao động
Lương Yên, Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 1956..............................................................16
Ảnh TL 5: Bữa cơm đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi công tác ở Việt
Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược........................................19
Ảnh TL 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi nông dân Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên đang gặt lúa, năm 1954.................................................................19
Ảnh TL 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm thủ đô Sô-phi-a nhân chuyến thăm hữu nghị
chính thức nước Cộng hòa Bun-ga-ri, ngày 16 tháng 8 năm 1957...................................20

Phần V: TÀI LIỆU, TÀI LIỆU THAM KHẢO
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2008), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (1996), Hồ Chí Minh toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2012), Đường cách mệnh, Tạp chí Tuyên giáo.
Trần Văn Giàu (2001), Tuyển tập Trần Văn Giàu, NXB. Giáo dục, TPHCM.
Chu Đức Tính (2007), “Trung với nước, hiếu với dân - một phẩm chất cơ bản
trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”, Báo Nhân dân điện tử.
 Trần Lực (2015), “Đạo đức cách mạng”, Trang thông tin điện tử Hồ Chí Minh







 />

×