Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vấn đề thất nghiệp của thanh niên việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.42 KB, 14 trang )

Định hướng nghề nghiệp
và vấn đề thất nghiệp của thanh niên1 Việt Nam hiện nay
Nguồn nhân lực thanh niên là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực
quốc gia. Thanh niên luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng,
phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Hơn nữa, công tác phát triển thanh niên
không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực bảo đảm cho sự ổn định để phát triển
bền vững của từng quốc gia. Ở nước ta, nếu thanh niên được trang bị đầy đủ các kỹ
năng và năng lực phù hợp sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực nói chung. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nêu rõ: “Thanh niên là rường cột
của nước nhà, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong
những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá qua kỹ năng của người lao động.
Kỹ năng của người lao động bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng
cứng có thể được hiểu là những kiến thức và thực hành có tính chất kỹ thuật nghề
nghiệp. Kỹ năng cứng của người lao động được tích lũy thông qua các môn học
được đào tạo chính khóa, được thể hiện bằng trình độ chuyên môn kỹ thuật của
người lao động. Kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng
ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc
giao tiếp giữa người với người, liên quan đến việc sống và tương tác của một người
với xã hội, với cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức.
Mất cân đối về kỹ năng của người lao động so với yêu cầu của thị trường lao
động là một trong những vấn đề lớn của hệ thống giáo dục Việt Nam. Việc mất cân
1


đối về kỹ năng có thể diễn ra dưới hai hình thức: (i) kỹ năng của người lao động
cao hơn so với yêu cầu của thị trường lao động hoặc (ii) kỹ năng của người lao
động thấp hơn và không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Hai hình


thức mất cân đối về kỹ năng này đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến phát
triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trong trường hợp kỹ năng của người lao
động cao hơn so với yêu cầu của thị trường lao động sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí
những kỹ năng này, đồng thời cũng thể hiện sự lãng phí tài nguyên và các nguồn
lực cần có để đạt được các kỹ năng này. Bên cạnh đó, khi những người có kỹ năng
cao hơn so với yêu cầu lại có mức thu nhập thấp hơn so với những người có kỹ
năng phù hợp với công việc sẽ gây ra tâm lý tiêu cực tại nơi làm việc. Trường hợp
kỹ năng của người lao động không đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động sẽ gây
ra tác động xấu đến phát triển sản xuất kinh doanh do người lao động không thể tận
dụng và tối ưu hóa các công nghệ, trang thiết bị hiện đại. Tại Việt Nam, mất cân
đối về kỹ năng giữa người lao động và yêu cầu của thị trường lao động chủ yếu
dưới hình thức thứ hai – kỹ năng của người lao động thấp hơn và không đáp ứng
được yêu cầu của thị trường lao động (World Bank, 2014).
Kỹ năng mềm của người lao động so với yêu cầu của thị trường lao động
Thực tế cho thấy, ở Việt Nam, các kỹ năng mềm chưa được chú trọng phát
triển trong các chương trình giảng dạy tại trường đại học, khiến cho sinh viên mới
ra trường mất một khoảng thời gian dài để bắt kịp và hòa nhập được với môi
trường làm việc. Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển Thái Lan (TDRI)
năm 2012 đã chỉ ra rằng, hầu hết các kỹ năng mềm của người lao động Việt Nam
nằm ở mức trung bình hoặc yếu, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh
đạo.
Biểu 1: Đánh giá kỹ năng mềm của người lao động Việt Nam (%)
Loại kỹ năng

Tốt
2

Trung Bình

Yếu



Làm việc nhóm

9,5

33,3

57,1

Truyền đạt kỹ năng cho người khác

14,3

38,1

47,6

Phục vụ khách hàng

38,1

42,9

19,0

Lãnh đạo

4,8


47,6

47,6

Thương lượng

23,8

61,9

14,3

Làm việc trong môi trường đa dạng

38,1

47,6

14,3

Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Thái Lan (2012), Kỹ năng cho việc làm: Khu vực
Đông Nam Á.

Rất nhiều doanh nghiệp phản ánh học sinh, sinh viên ra trường không đáp
ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát do Ngân hàng thế giới
thực hiện năm 2012 về mức độ đáp ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại
học so với yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đông Á, trong đó có Việt
Nam, thái độ làm việc được đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng, các kỹ năng tư
duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết
vấn đề được đánh giá là thiếu hụt lớn 1. Khảo sát của ILSSA- Manpower năm 2013

cũng cho thấy tình hình tương tự, gần 30% doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong
tuyển dụng lao động trực tiếp và nhân viên văn phòng; ý thức về chất lượng và ý
thức chấp hành giờ giấc/đáng tin cậy là những kỹ năng thiếu hụt lớn nhất, với
khoảng 30%, trong nhóm lao động trực tiếp và quản đốc phân xưởng; những kỹ
năng thiếu hụt tiếp theo là khả năng thích nghi với những thay đổi, khả năng làm
việc nhóm, khả năng nhận biết tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng máy
tính cơ bản. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014 cho thấy “Phần lớn người sử dụng
lao động nói rằng tuyển dụng lao động là công việc khó khăn vì các ứng viên
không có kỹ năng phù hợp (“thiếu kỹ năng”) hoặc vì sự khan hiếm người lao động
trong một số ngành nghề (“thiếu hụt người lao động có tay nghề”)”.

1 World

Bank, Putting higher education to work, skill and research for growth in East Asia,
Regional Report, Washington DC, 2012
3


Một cuộc điều tra quy mô nhỏ được thực hiện tại trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân Văn và trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà
Nội chỉ ra con số 50% sinh viên được khảo sát không thực sự tự tin vào khả
năng/kiến thức mình được học và gần 70% sinh viên cho rằng mình không có khả
năng tự nghiên cứu. Sự thiếu tự tin vào kiến thức và kỹ năng được học của sinh
viên chính là một dấu hiệu của mất cân đối cung cầu trong giáo dục – đào tạo xét
theo khía cạnh kỹ năng được đào tạo.
Kỹ năng cứng giữa người lao động so với yêu cầu của thị trường lao động
Tình trạng mất cân đối về kỹ năng cứng được thể hiện cụ thể thông qua mất
cân đối về trình độ đã được đào tạo của người lao động so với yêu cầu về trình độ
của công việc đang làm.


 Tình trạng thiếu trình độ trong thực thi công việc, thể hiện qua hiện
tượng “thiếu thợ”
Năm 2016, tỷ lệ thiếu trình độ của nguồn nhân lực là 34,0%, trong đó tỷ lệ
thiếu trình độ ở bậc “Dạy nghề” là cao nhất (81,0%), tiếp đến là ở bậc “Trung cấp
chuyên nghiệp và cao đẳng” (23,3%) và thấp nhất là ở bậc “Đại học trở lên”
(9,7%). Như vậy, so với yêu cầu của công việc đang làm, nguồn nhân lực đang
thiếu hụt trình độ tay nghề (bậc “Dạy nghề”) một cách khá trầm trọng và ở các
trình độ bậc trung và cao thì mức thiếu hụt trình độ thấp hơn rất nhiều, điều này
cho thấy việc chuẩn bị kỹ năng và năng lực để tham gia vào thị trường lao động
của nguồn nhân lực chưa tốt, mới chỉ tập trung vào học tập các trình độ bậc trung
và cao mà chưa chú trọng học tập để trang bị kỹ năng tay nghề.
Biểu 2: Tỷ lệ lao động thiếu trình độ, phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
và theo thành thị\nông thôn, Việt Nam 2016
Đơn vị tính: %

4


Tổng số
Tổng
số

Nam

Thành thị
Tổng

Nữ

số


Nam

35,
Tỷ lệ thiếu trình độ

34,0

32,9

2

81,0

75,3

Trung cấp chuyên
nghiệp và cao đẳng

5

46,7

43,0

34,9

9

Tổng

số

Nam

7

77,0

70,4

2

Nữ
28,

28,1

28,2

84,

13,
23,3

Nữ
50,

87,
Dạy nghề


Nông thôn

0
90,

84,3

79,2

5

21,2

33,9 11,7

15,
25,0

35,6

9

19,
Đại học trở lên

9,7

7,8 11,4

6,7


5,2

8,1

16,9

14,3

0

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ số liệu điều tra lao động việc làm năm 2016,
TCTK

Tỷ lệ thiếu trình độ của nữ cao hơn nam (35,2% so với 32,9%) và của khu
vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (46,7% so với 28,1%). Tuy nhiên, ở khu
vực nông thôn đang thiếu hụt trình độ bậc thấp (trình độ dạy nghề) và trình độ bậc
cao (trình độ từ đại học trở lên) nhiều hơn khu vực thành thị (84,3% so với 77,0%
và 16,9% so với 6,7%). Điều này cho thấy ngoài việc thiếu hụt trình độ tay nghề
như tình trạng chung thì nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn cũng đang thiếu hụt
cả trình độ bậc cao.

 Tình trạng thiếu việc làm liên quan đến trình độ, thể hiện qua hiện tượng
“thừa thầy”
Năm 2016, tỷ lệ thiếu việc làm liên quan đến trình độ của nguồn nhân lực là
20,6%, trong đó ở bậc “Dạy nghề” là thấp nhất (3,0%), tiếp đến là ở bậc “Đại học
trở lên” (18,8%) và cao nhất là ở bậc “Trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng”
(38,4%). Tỷ lệ thiếu việc làm liên quan đến trình độ của nữ cao hơn nam (23,1% so
với 18,7%) và của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (21,6% so với
19,3%). Tuy nhiên, nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn đang thiếu việc làm liên

5


quan đến trình độ bậc cao (trình độ từ đại học trở lên) nhiều hơn khu vực thành thị
(20,2% so với 17,4%).
Biểu 3: Tỷ lệ thiếu việc làm liên quan đến trình độ, Việt Nam 2016
Đơn vị tính: %
Tổng số
Tổng
số
Tỷ lệ thiếu việc làm liên
quan đến trình độ
Trung cấp chuyên nghiệp
và cao đẳng
Đại học trở lên

Nam

20,6

18,7

3,0

2,8

38,4

42,0


18,8

20,1

Dạy nghề

Thành thị
Nữ
23,
1

Tổng
số
21,6

19,7

3,6

3,2

45,5

49,3

18,2

19,3

3,7

35,
6
17,
4

Nam

Nông thôn
Nữ
24,
0
5,1
42,
6
17,
0

Tổng
số

Nam

19,3

17,5

2,4

2,5


32,5

36,2

20,2

21,9

Nữ
21,
8
2,3
29,
3
18,
3

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ số liệu điều tra lao động việc làm năm 2016,
TCTK

 Nhu cầu đào tạo nghề của nguồn nhân lực hầu như chưa được đáp ứng
và cung trình độ bậc trung và cao đang vượt so với nhu cầu
Biểu 4: Tỷ số cung đáp ứng cầu trình độ (SMDR), Việt Nam 2016
Đơn vị tính: %
Tổng số
Tổng
số
Tỷ số cung đáp ứng

42,3


Thành thị

Nam

Nữ

46,9

37,3
6

Tổng
số
48,7

Nông thôn

Nam

Nữ

54,2

43,2

Tổng
số
36,0


Nam

Nữ

40,2

31,2


cầu trình độ
Dạy nghề
Trung cấp chuyên
nghiệp và cao đẳng
Đại học trở lên

13,6

20,9

5,1

211,5 211,7 211,4

14,4

22,5

5,6

12,9


19,6

4,7

182,

168,

195,

244,

265,

227,

9

0

9

0

9

7

136,


152,

122,

134,

148,

122,

141,

163,

124,

6

3

9

5

0

4

6


2

0

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ số liệu điều tra lao động việc làm năm 2016,
TCTK

Năm 2016, tổng cung trình độ của nguồn nhân lực đáp ứng được 42,3% nhu
cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nền kinh tế. Trong đó, cung trình độ tay nghề
(trình độ “Dạy nghề”) mới chỉ đáp ứng được 13,6% nhu cầu của trình độ “Dạy
nghề”, như vậy nhu cầu đào tạo nghề hầu như chưa được đáp ứng. Ngược lại, cung
trình độ bậc trung (trình độ “Trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng”) và trình độ
bậc cao (trình độ “Đại học trở lên”) đều vượt so với nhu cầu (tương ứng 211,5% và
136,6%).
Theo tính toán, mỗi năm nước ta có gần 1 triệu người bước vào tuổi lao
động. Đây là số nhân lực trẻ góp phần làm cho nguồn nhân lực của nước ta ngày
càng dồi dào. Đến 1/7/2016, dân số thanh niên đạt 23,9 triệu người, chiếm 25,8%
tổng dân số cả nước, trong khi đó lực lượng lao động thanh niên chiếm 32,6% tổng
lực lượng lao động cả nước, thanh niên đang làm việc chiếm 31,7% tổng số người
làm việc cả nước và thanh niên đang thất nghiệp chiếm 74,8% tổng số người thất
nghiệp cả nước2. Tỷ trọng thanh niên trong tổng số người đang thất nghiệp của Việt
Nam là một con số đáng lo ngại (Hình 1). Tỷ trọng này của thanh niên cao gấp hơn
ba lần so với tỷ trọng của những người từ 31 tuổi trở lên (74,8% so với 24,2%).
Hình 1: Một số tỷ trọng của thanh niên so với những người từ 31 tuổi trở lên

7


Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2016 của Tổng cục Thống kê


 Phần lớn thanh niên đang theo học đại học, tỷ trọng thanh niên đang học
đại học trong tổng số thanh niên đang học các trường chuyên nghiệp đã
tăng nhanh từ 54,1% (năm 2012) lên tới 71,5% (năm 2016).
Trong tổng số thanh niên đang theo học các trường chuyên nghiệp, có tới
gần ba phần tư đang theo học từ đại học trở lên (Hình 2), tỷ trọng này đã tăng từ
54,1% (năm 2012) lên tới 71,5% (năm 2016). Trong khi đó, tỷ trọng thanh niên
đang học cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ngày càng giảm và tỷ trọng đang
học sơ cấp và dạy nghề gần như không thay đổi trong giai đoạn 2012-2016. Điều
này cho thấy, sau khi học hết trình độ phổ thông trung học (lớp 12), để chuẩn bị
kiến thức và kỹ năng để tham gia thị trường lao động thì hầu hết thanh niên đã
chọn con đường học tiếp lên bậc đại học.
Hình 2: Tỷ trọng thanh niên đang đi học chuyên nghiệp, 2012-2016

8


Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả điều tra biến động dân số hàng năm của Tổng cục Thống kê

Vấn đề việc làm của thanh niên có mối quan hệ chặt chẽ với định hướng
nghề nghiệp của chính họ. Do đó, để nguồn nhân lực thanh niên của nước ta đáp
ứng tốt những đòi hỏi ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
thì phải có định hướng phát triển nghề nghiệp cho thanh niên phù hợp với những
yêu cầu mới của sự phát triển. Tuy nhiên, định hướng nghề nghiệp của thanh niên
trong những năm qua còn không ít những bất cập nhất định do cả yếu tố chủ quan
lẫn khách quan, cả từ phía gia đình và xã hội. Năm 2015, Trung tâm Thông tin và
Dự báo KT-XH quốc gia (NCIF) đã thực hiện một cuộc khảo sát “Thực trạng đầu
tư giáo dục cho con cái trong các hộ gia đình ở Việt Nam”, kết quả khảo sát cho
thấy, có 77,6% bố mẹ cho rằng việc học đại học/cao đẳng của con cái là bắt buộc.
Tỷ lệ này của khu vực thành thị cao hơn 15 điểm phần trăm so với khu vực nông

thôn (81,9% so với 66,9%). Điều này cho thấy, nhìn chung áp lực của việc “vào đại
học bằng mọi giá” và áp lực “bằng cấp” ở khu vực thành thị nặng nề hơn khu vực
nông thôn rất nhiều. Quan điểm của bố mẹ về việc bắt buộc con cái phải học đại
học/cao đẳng sẽ gây áp lực tâm lý rất lớn cho con cái của họ.

9


Cuộc khảo sát trên cũng tìm hiểu nguyên nhân của việc bố mẹ bắt buộc con
cái phải học đại học/cao đẳng. Bên cạnh lý do bố mẹ bắt buộc con cái phải học đại
học/cao đẳng “Vì học cao mới có tương lai tốt” cũng có một bộ phận cho rằng vì
“Do xu thế của xã hội”. Việc bắt buộc con cái của mình phải học đại học/cao đẳng
theo trào lưu của xã hội sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và gây lãng phí nguồn lực cho cả
xã hội và gia đình. Áp lực về việc bắt buộc phải đi học đại học gây ra một hệ lụy
xã hội rất lớn về mặt nguồn lực tài chính và chi phí cơ hội. Điều này thể hiện rõ
trong nhiều báo cáo gần đây của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tỷ lệ thất
nghiệp ở những người có trình độ từ cao đẳng trở lên khá cao. Điều nay cũng thể
hiện rõ ở nhiều địa phương qua thực tế các trường hợp. “Có một hiện tượng xảy ra
ở Hà Tĩnh là có một nhà hàng ở thành phố Hà Tĩnh tuyển nhân viên chạy bàn.
Ông chủ nhà hàng cho biết, có rất nhiều người được tuyển vào đã nói dối về trình
độ của mình. Nhiều người có trình độ đại học nhưng không xin được việc nên chấp
nhận đi làm ở nhà hàng của ông” (Theo một cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà
Tĩnh).

 Trung bình năm 2016, có tới 74,8% số người thất nghiệp là thanh niên.
Trong nhóm thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất đối với những người
có trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên.
Ước tính từ số liệu điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê, trung
bình năm 2016 cả nước có 1121,9 nghìn người thất nghiệp, trong đó số thất nghiệp
thanh niên chiếm 74,8% (tương ứng với 839,4 nghìn người). Trong số thanh niên

đang thất nghiệp có 178,5 nghìn người có bằng đại học trở lên.
Biểu 5: Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, 2016
Đơn vị tính: %

Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Toàn quốc

Chung

Thành thị

Nông thôn

Nam

Nữ

5,05

7,24

4,02

4,83

5,30

10



Chưa đào tạo chuyên môn kỹ thuật
Dạy nghề
Trung cấp chuyên nghiệp
Cao đẳng
Đại học trở lên

3,87
4,75
6,70
10,06
9,69

6,47
4,22
6,85
10,35
9,20

2,99
5,04
6,59
9,82
10,56

4,15
4,78
3,84
9,09
9,24


3,52
4,57
8,63
10,62
10,02

Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm của Tổng cục Thống kê

Có sự khác biệt về tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên giữa các trình độ chuyên
môn kỹ thuật. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất đối với nhóm thanh niên đã tốt nghiệp cao
đẳng (10.06%) và thấp nhất đối với những người chưa đào tạo chuyên môn kỹ
thuật (3,87%).

 Thanh niên hiện đang thất nghiệp có trình độ khá cao với gần một nửa số
thanh niên thất nghiệp đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ đã qua
đào tạo chuyên môn kỹ thuật của nhóm thanh niên thất nghiệp tăng
nhanh.
Tỷ lệ đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của nhóm thanh niên thất nghiệp
tăng từ 35,6% năm 2014 lên 44,6% năm 2016. Như vậy, với gần 45% số thanh niên
thất nghiệp đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho thấy thanh niên hiện đang thất
nghiệp có trình độ khá cao và mức tăng hàng năm của tỷ lệ này khá nhanh và trong
thời gian tới Việt Nam cần phải có những chính sách khai thác nguồn nhân lực đã
qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật hợp lý hơn để giảm số thất nghiệp và tăng số có
việc làm của nhóm thanh niên đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
Hình 3: Biến động tỷ lệ đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của nhóm thanh niên
và thanh niên thất nghiệp, 2014-2016

11



Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm của Tổng cục Thống kê

Trong bối cảnh đào tạo bậc trung và cao của thanh niên đang thừa so với nhu
cầu, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên đang ở mức cao và có tới gần ba phần tư số thanh
niên đang theo học từ đại học trở lên trong số thanh niên đang học chuyên môn kỹ
thuật thì việc giải quyết vấn đề thất nghiệp và việc làm của thanh niên trong thời
gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Nước ta đang lãng phí nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn kỹ thuật,
việc khai thác và sử dụng nguồn lực này chưa hiệu quả và lao động được sử dụng
không phù hợp với trình độ đã được đào tạo. Tình trạng này xuất phát từ việc định
hướng cho thanh niên trong việc chuẩn bị kỹ năng và năng lực để tham gia vào thị
trường lao động đang thực hiện chưa tốt. Như vậy, để tận dụng thành công “cơ hội
dân số vàng” thì nước ta cần có chính sách đào tạo nghề, đào tạo chuyên nghiệp có
trọng điểm để đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội. Đặc biệt, cần tuyên truyền cho các
bậc phụ huynh và gia đình xóa bỏ tâm lý “vào đại học bằng mọi giá”, khuyến khích
gia đình định hướng cho con cái chuẩn bị kỹ năng và năng lực để tham gia vào thị
trường lao động theo sát nhu cầu và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước./.
12


13


1 Trong

bài viết này, thanh niên là những người trong độ tuổi từ 16 đến 30 (theo Luật Thanh niên
Việt Nam sửa đổi năm 2005)
2 Tính toán của tác giả từ dự báo dân số 2014-2049 và kết quả điều tra lao động việc làm quý 2
năm 2016 của Tổng cục Thống kê




×