Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tieu luan he thong chinh tri o co so

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.15 KB, 21 trang )



7
Chƣơng 1
I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ CƠ SỞ

1.1. Nhận thức chung về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở
1.1.1. Hệ thống chính trị và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
1.1.1.1. Hệ thống chính trị
Thuật ngữ "hệ thống chính trị" xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chính trị và hệ thống chính trị là sản phẩm của
quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp, là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử nhất
định. Khi nghiên cứu về thiết chế chính trị và cách thức tổ chức của một xã hội,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiếp cận khái niệm hệ thống chính trị như một chế
độ
chính trị theo tính hệ thống của nó và sử dụng những thuật ngữ tương đương như:
"hệ thống cai trị", "hệ thống đẳng cấp chính trị", "cơ cấu chính trị", "hình thức
chính
trị", "thiết chế xã hội và chính trị", "cơ cấu chính quyền"...vv


Kế thừa và phát triển những tư tưởng về dân chủ và hệ thống chính trị của
C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tiếp tục hoàn thiện khái niệm dân chủ và hệ
thống
chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế, V.I.Lênin chưa sử
dụng khái niệm "hệ thống chính trị" trong các bài nói, bài viết của mình, nhưng
ông
thường dùng khái niệm "chuyên chính vô sản" để nghiên cứu về thiết chế chính trị


của
xã hội. Mà hệ thống chuyên chính vô sản theo quan niệm của Lênin bao gồm: Nhà
nước của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân giữ vai trò
lãnh
đạo nhà nước và các tổ chức quần chúng mà tiêu biểu là công đoàn. Như vậy, nếu
xét
theo nội hàm, những thuật ngữ mà C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra và được V.I.Lênin
kế
thừa, phát triển với thuật ngữ hệ thống chính trị hiện đại có liên quan chặt chẽ với
nhau
và được hiểu là tương đồng.
Đối với khoa học chính trị hiện đại, hệ thống chính trị là một phạm trù rất
quan trọng, bởi vì nó tổng hợp những vấn đề của thực tiễn chính trị. Hơn
nữa,


những vấn đề đó không phải được xem xét rời rạc, lộn xộn, biệt lập mà là xem xét
trong một chỉnh thể có tính hệ thống, có hình thái phát sinh, phát triển, có chủ thể,
đối tượng, với các mối quan hệ chức năng, theo những vị trí, vai trò nhất định; có


8
"đầu vào" và "đầu ra"; có nội dung và hình thức, có hiện tượng và bản chất... Vì
vậy, hiện nay quan niệm về hệ thống chính trị còn rất khác nhau, phụ thuộc vào
khuynh hướng, trường phái chính trị học khác nhau.
Ở phương Tây, có hai cách tiếp cận cơ bản về hệ thống chính trị. Thứ nhất,
cách tiếp cận thể chế: coi hệ thống chính trị là tập hợp các thể chế chính trị (gồm
các tổ chức nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội) và những mối quan hệ qua
lại giữa chúng. Thứ hai, cách tiếp cận hệ thống: coi hệ thống chính trị không chỉ
bao gồm cấu trúc thể chế và các quan hệ giữa chúng, mà còn là những chuẩn mực

chính trị, vai trò chính trị, hành vi chính trị. Từ hai cách tiếp cận cơ bản này phát
triển nên một số quan điểm khác nhau về hệ thống chính trị như: Nhà chính trị học
Mỹ D.Istons, trong tác phẩm Hệ thống chính trị (1953), Giới hạn sự phân tích
chính trị


(1965) cho rằng: "Hệ thống chính trị giống như một bộ máy tự phát triển, tự điều
tiết
và phản ứng với những tác động từ bên ngoài. Hệ thống đó có "đầu vào", đó là nơi
thu
nhận những tác động, yêu cầu, ủng hộ... của môi trường xã hội và văn hóa xã
hội
quanh nó. Còn "đầu ra" là những quyết định chính trị và hành động chính trị để
thực
hiện các quyết định đó" [43, tr.33-34]. Cách tiếp cận khác của nhà chính trị học Mỹ
G.Almold cho rằng: "Hệ thống chính trị đó là các kiểu khác nhau của hành vi chính
trị,
của các tổ chức nhà nước cũng như phi nhà nước. Các kiểu hành vi đó được chia ra
hai cấp độ là: thể chế và định hướng" [43, tr.34-35]. Một số cách tiếp cận khác cho
rằng: "Hệ thống chính trị là cơ chế để thực hiện và giải quyết các vấn đề, đồng thời
để
hoạch định và kiểm soát sự thực hiện các quyết định cũng như kiểm soát các quan
hệ
quản lý của Nhà nước" [43, tr.35].
Đến đầu những năm 80, khái niệm hệ thống chính trị được khẳng định trong
các tài liệu triết học, chính trị học của Liên Xô. Hệ thống chính trị được hiểu theo
cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội, là bộ phận của thượng tầng kiến trúc được


quyết định bởi hạ tầng kinh tế, theo kết cấu xã hội giai cấp. Hệ thống chính trị là

một kiểu xác định của hình thái kinh tế - xã hội. Hiện nay một số nhà khoa học
Nga
coi hệ thống chính trị như một tổ hợp phức tạp các thể chế nhà nước, các
đảng
chính trị, các tổ chức xã hội, trong khuôn khổ đó diễn ra đời sống chính trị và thực
thi quyền lực nhà nước, quyền lực xã hội.



9
Ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài khoa học đề cập đến hệ
thống chính trị, hoặc những khía cạnh khác nhau của hệ thống chính trị, đã có
không
ít định nghĩa hệ thống chính trị được nêu ra. Có thể khái quát theo hai quan niệm:
Quan niệm thứ nhất, xem hệ thống chính trị chỉ bao gồm những tổ chức chính trị xã


hội mang bản chất của giai cấp cầm quyền, hoặc phục vụ cho quyền lực chính trị
của
giai cấp đó. Theo đó, hệ thống chính trị đồng nhất với phạm trù "hệ thống chuyên
chính của giai cấp cầm quyền". Quan niệm thứ hai, xem trong hệ thống chính trị,
ngoài hệ thống chuyên chính của giai cấp cầm quyền với tư cách là bộ phận cơ
bản,
quan trọng nhất, quy định bản chất và chức năng cơ bản của toàn bộ hệ thống, còn

các tổ chức, các thiết chế chính trị hợp pháp khác. Theo quan niệm này có thể hiểu:
"Hệ thống chính trị là một chỉnh thể bao gồm Nhà nước, các Đảng chính trị hợp
pháp, các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp, trong đó, vai trò chủ đạo thuộc về
các
thiết chế của giai cấp cầm quyền để tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội

nhằm
củng cố, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời" [19, tr.197].
Nhìn chung, ở Việt Nam, cách tiếp cận khái niệm hệ thống chính trị là mô tả
các yếu tố thực thể cơ bản cấu thành và phản ánh chức năng tổng quát của hệ thống
chính trị. Phù hợp với quan điểm đó, có thể nêu lên định nghĩa chung về hệ thống
chính trị như sau: "Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính
trị (các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức và các phong


trào chính trị...) được xây dựng trên các quyền và chuẩn mực xã hội, phân bố theo
một kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo những nguyên tắc, cơ chế và quan
hệ cụ thể, nhằm thực thi quyền lực chính trị" [55, tr.262].
Như vậy, có thể thấy, hệ thống chính trị là một hệ thống cấu trúc, một chỉnh
thể bao gồm các bộ phận cấu thành, có quan hệ mật thiết với nhau, có vị trí, chức
năng, vai trò khác nhau. Hệ thống ấy được thể hiện ở những cấp khác nhau: trung
ương, địa phương, cơ sở. Cấu trúc hệ thống chính trị rất đa dạng, ở mỗi quốc gia
lại
có đặc thù khác nhau, nhưng cơ bản gồm 3 bộ phận: Đảng chính trị, Nhà nước, các
tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp.
1.1.1.2. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
Trong các xã hội nô lệ, phong kiến, tư bản tuy trình độ phát triển về mọi mặt
rất khác nhau, nhưng đều có chung bản chất là dựa trên cơ sở của chế độ chiếm
hữu




10
tư nhân về tư liệu sản xuất và duy trì quyền áp bức bóc lột của giai cấp thống trị
đối

với đông đảo nhân dân lao động. Vì vậy, hệ thống chính trị của các chế độ xã hội
ấy
hình thành và phát triển với quá trình vận động của mâu thuẫn giữa các giai cấp đối
kháng. Sự vận động của mâu thuẫn giai cấp trong các chế độ người áp bức, bóc lột
người, gắn với cuộc đấu tranh của nhân dân lao động và các lực lượng
tiến bộ
chống lại chế độ xã hội đó, làm thay đổi các hệ thống chính trị theo hướng tiến bộ,
hoặc thủ tiêu thay thế nó bằng một hệ thống chính trị dân chủ, tiến bộ hơn.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị ra đời dựa trên tiền đề chính
trị là thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân
giành
chính quyền, thiết lập chuyên chính vô sản, tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng

hội mới. Vì vậy, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực sự của
quyền lực chính trị, tự định đoạt quyền chính trị của mình. Dù đã trải qua những
thăng trầm, biến cố trong quá trình phát triển, nhưng hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa vẫn luôn kiên định và nhất quán mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân


chủ, không có sự đối kháng giai cấp, không có sự phân biệt giàu nghèo.
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác
nhau, tùy theo góc độ tiếp cận, các nhà nghiên cứu đưa ra các định nghĩa khác
nhau.
Tuy nhiên, có thể thấy rõ điểm chung mà các định nghĩa nêu lên là xem hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa là cách thức tổ chức quyền lực chính trị mà giai cấp công
nhân nắm quyền thực hiện phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Các tác giả trong
cuốn "Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới",
nhà
xuất bản Chính trị quốc gia (1999) đã khẳng định: "Hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa là một chỉnh thể bao gồm Nhà nước chuyên chính vô sản, Đảng Cộng sản và

các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp và mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố
nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân" [6, tr.47]. Cũng có định nghĩa cho rằng:
"Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là liên minh các thiết chế chính trị - xã hội
được thành lập, hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ mà vai trò lãnh đạo thuộc về
Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm thực hiện triệt để quyền
lực nhân dân xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội" [52, tr.301].
Đối với nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể chân




chính của quyền lực. Cho nên, hệ thống chính trị Việt Nam là cơ chế, công
cụ thựchiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản. Hệ
thống chính trị ở nước ta hiện nay về mặt thành tố bao gồm: Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội. Các bộ phận này được kết nối với nhau theo
những
quan hệ, cơ chế và nguyên tắc vận hành nhất định, trong một môi trường văn hóa
chính trị đặc thù. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân của hệ
thống
chính trị, giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội; Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là trụ cột, là trung tâm của hệ thống chính trị; Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của nhà nước và xã
hội. Về mặt tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị nước ta được tổ chức thành 4 cấp
gắn liền với nền hành chính quốc gia: cấp Trung ương; cấp tỉnh, thành phố; cấp
huyện, quận, thị xã và cấp xã, phường, thị trấn.
Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức theo mô hình có đỉnh quyền lực.
So với nhiều nước trên thế giới, ngay cả những nước có cùng mô hình hệ thống
chính trị, thì hệ thống chính trị Việt Nam vẫn có những đặc điểm khác biệt. Những



đặc điểm chủ yếu của hệ thống chính trị Việt Nam là:
Một là, hệ thống chính trị ở Việt Nam là hệ thống chính trị nhất nguyên, chỉ
do một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nó thể hiện ở chỗ, chủ nghĩa Mác Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh được coi là nền tảng tư tưởng chung của cả hệ thống; chủ
nghĩa
xã hội là mục tiêu chung; không chấp nhận các khuynh hướng chính trị trái với chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trái với mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội.
Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, nhưng đồng
thời cũng giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng đối
với xã hội nói chung, hệ thống chính trị nói riêng xuất phát từ điều kiện cụ thể của
nước ta như: truyền thống lịch sử; phẩm chất vốn có của Đảng; những thành tựu to
lớn mà Đảng ta đem lại cho nhân dân trong quá trình lãnh đạo cách mạng.
Hai là, các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng Cộng sản thành lập, có lịch
sử đấu tranh vẻ vang, có vai trò to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ
và xây dựng đất nước. Các đoàn thể quần chúng luôn gắn mình với sự nghiệp
cao cả của Đảng và lịch sử hào hùng của dân tộc, thể hiện rõ là các tổ chức quần
chúng có chức năng xã hội gắn với đời sống của các tầng lớp nhân dân, vừa tổ




12
chức nhân dân trực tiếp thực hiện quyền làm chủ; vừa giúp Đảng, Nhà
nước
trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách tới nhân dân, vừa truyền đạt tiếng
nói, nguyện vọng của dân đến Đảng, Nhà nước. Với lịch sử lâu dài, vẻ vang, với
vai trò to lớn qua các thời kỳ và kinh nghiệm tổ chức quần chúng, các đoàn thể

này xứng đáng là chủ thể của hệ thống chính trị.
Ba là, hệ thống chính trị nước ta là hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được
xây dựng theo mô hình Xô viết, mặc dù đang trong quá trình đổi mới, hoàn thiện
nhưng ảnh hưởng của chế độ tập trung quan liêu, bao cấp trong mô hình ấy đang
còn khá nặng nề cả trong cách nghĩ, cách làm của đảng viên và nhân dân, cũng như
trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.
Bốn là, nền hành chính nhà nước, một bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị
còn rất non trẻ, lại hầu như không được kế thừa gì từ quá khứ (chế độ thực dân
phong
kiến), bị ảnh hưởng của mô hình tập trung quan liêu cao độ, nhưng phải thực hiện
rất


nhiều nhiệm vụ lịch sử mới mẻ và to lớn như: đưa nước ta từ một nước nông
nghiệp lạc
hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa,
thực hiện công nghiệp hóa đồng thời với hiện đại hóa đất nước, xây dựng một nền
kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của
dân, do dân, vì dân...
Những đặc điểm này vừa quy định kết cấu, tổ chức, vận hành và các mối
quan hệ, vừa cho thấy những khó khăn thách thức mà chúng ta phải giải quyết, vừa
đặt ra những yêu cầu đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta khác với
các hệ thống chính trị khác trên thế giới.
1.1.2. Hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta hiện nay
1.1.2.1. Khái niệm
Cơ sở là một khái niệm đa nghĩa, xét về mặt loại hình, đó là cơ sở của xã hội,
những không gian xã hội, nơi diễn ra các hoạt động sống của con người, nơi hình

thành những tập thể, cộng đồng người để thực hiện các hoạt động lao động, sinh
hoạt,
giao tiếp thông qua các quan hệ xã hội, các tổ chức và thiết chế. Bức tranh về cơ sở


rất phong phú, đa dạng từ một cộng đồng người tập hợp lại theo lứa tuổi, giới tính,
công việc, sở thích, nghề nghiệp hay gia đình, cơ quan, công sở, một xí nghiệp,
doanh
nghiệp, công ty, một bệnh viện, một trường học, một viện nghiên cứu... Tuy nhiên,
những loại hình và mô hình này không nằm trong đối tượng nghiên cứu của đề tài.


13
Cơ sở được nghiên cứu ở đây là khái niệm dùng để chỉ một cấp quản lý trong
hệ thống bốn cấp quản lý hành chính nhà nước hiện hành ở nước ta. Ở nước ta hiện
nay, xã, phường, thị trấn được gọi chung là cấp cơ sở và do số lượng xã là tuyệt
đối,
thị trấn cũng tương đương với xã; còn phường ở các tỉnh vẫn gắn một phần với sản
xuất và cư dân nông nghiệp nên cấp cơ sở được gọi chung là cấp xã.
Đến tháng 12 năm 2012 ở nước ta có 11.120 đơn vị cơ sở xã, phường, thị trấn
[45, tr.13]. Đây là địa bàn cư trú, làm ăn của nhân dân lao động, nơi diễn ra mọi
hoạt động của đời sống xã hội. Ở đó, vừa diễn ra các hoạt động sản xuất,
kinh
doanh của người lao động, vừa diễn ra quá trình trao đổi, lưu thông hàng hóa, là
đầu


mối của thị trường, nơi hình thành các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sản xuất và
tiêu dùng. Nói tới cơ sở là nói tới nơi diễn ra các hoạt động của người dân và cuộc
sống của họ; nói tới các hình thức tổ chức hoạt động sống của cộng đồng và các

mối
quan hệ xã hội giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng. Tại đây, vai
trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động của các tổ chức
chính
trị - xã hội đều hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng
an ninh, giữ vững ổn định chính trị và tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Tất
cả những hoạt động đó đều nằm trong khuôn khổ lãnh đạo, quản lý, điều hành trực
tiếp của toàn bộ hệ thống chính trị cơ sở.
Khi nghiên cứu về hệ thống chính trị cơ sở có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Cách tiếp cận thứ nhất, xem xét hệ thống chính trị cơ sở như một hệ thống
về mặt tổ chức và chức năng của các bộ phận hợp thành: tổ chức Đảng, chính
quyền
(Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân), Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân (Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh) ở
xã,


phường, thị trấn. Mỗi bộ phận hợp thành hệ thống chính trị cơ sở có vị trí, vai trò

chức năng khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể:
Đảng bộ cơ sở, mà nòng cốt là Ban Chấp hành Đảng bộ là hạt nhân chính trị,
trực tiếp thực hiện vai trò lãnh đạo thông qua việc triển khai, đề ra các chủ trương,
đường lối, chỉ thị, nghị quyết định hướng cho chính quyền triển khai các hoạt động
quản lý, điều hành trên phạm vi địa bàn; bằng hoạt động của đảng viên trong bộ
máy chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở; bằng việc giới thiệu
đảng
viên ưu tú tham gia giữ các chức vụ chủ chốt trong chính quyền và các đoàn thể




14
nhân dân; bằng công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục; bằng sự gương mẫu
của đảng viên; bằng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đối với cán bộ và đảng viên.
Chính quyền là trụ cột của hệ thống chính trị cơ sở, có vai trò quản lý, điều


hành toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi địa bàn theo Hiến pháp và
pháp
luật. Trong chính quyền cơ sở, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở

sở, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, thay mặt nhân
dân
quyết định những vấn đề quan trọng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Ủy
ban
nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính nhà
nước ở cơ sở, thực hiện nhiệm vụ theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, nhiệm
vụ do
cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền và chỉ đạo tổ chức thực hiện, đôn
đốc,
kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ tự quản của địa phương.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có chức năng tuyên truyền,
vận động quần chúng nhân dân ở cơ sở thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật Nhà nước, của chính quyền cơ sở; củng cố, tăng cường khối
đại
đoàn kết toàn dân, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo lợi ích và bảo vệ
quyền lợi chính đáng của hội viên, đoàn viên. Đồng thời, thực hiện chức năng giám
sát, phản biện đối với hoạt động của chính quyền, đối với cán bộ, công chức, đảng



viên ở cơ sở; tham gia một số hoạt động quản lý xã hội ở cơ sở, thôn xóm.
Bên cạnh đó, cấp cơ sở hiện nay còn rất nhiều tổ chức, hội đoàn do nhân dân
tự nguyện lập ra, hoạt động theo phương thức tự quản và tuân thủ pháp luật, thỏa
mãn nhu cầu giao tiếp, liên kết cộng đồng, cùng nhau tổ chức đời sống trong cộng
đồng, góp phần tạo ra sự đoàn kết, đồng thuận trong xã hội. Những tổ chức này tuy
không phải là bộ phận hợp thành hệ thống chính trị cơ sở nhưng có mối quan hệ
mật
thiết với hệ thống này. Vì vậy, nếu hệ thống chính trị cơ sở biết tạo điều kiện, phát
huy ưu thế của các tổ chức này thì sức mạnh của tinh thần đoàn kết, hợp tác, sáng
tạo trong cộng đồng xã hội ở cơ sở sẽ được nhân lên gấp bội, đem lại sự ổn định ở
cơ sở, tạo ra sức bật lớn cho cơ sở phát triển, làm cho nền tảng xã hội của Đảng,
Nhà nước và của cả chế độ được củng cố vững mạnh ngay từ cơ sở.
Như vậy, xét về phương diện cơ cấu tổ chức, hệ thống chính trị cơ sở có khá
nhiều tổ chức hợp thành với vị trí, vai trò, chức năng, thẩm quyền khác nhau. Củng


15
cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở phải củng cố và nâng cao chất
lượng


hoạt động của từng tổ chức này, cũng như mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ
thống theo tư tưởng: nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực, hiệu
quả trong quản lý điều hành của chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân.
Cách tiếp cận thứ hai, không chỉ về mặt tổ chức pháp lý mà còn bao gồm cả
các yếu tố thể hiện bản chất của hệ thống chính trị nói chung và những điều kiện
đảm bảo cho các bộ phận của hệ thống đó vận hành. Ở nghĩa này, hệ thống chính
trị

cơ sở được hiểu theo tính chất của việc thực hiện dân chủ cơ sở, thể hiện quyền lực
của nhân dân. Cách tiếp cận này đòi hỏi phải nghiên cứu những vấn đề như: quyền
dân chủ trong bầu cử, chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân, những việc dân được
biết, được bàn và thực hiện kiểm tra; tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân,
đại biểu Hội đồng nhân dân; vai trò của tổ chức Đảng, Mặt trận và các đoàn thể
trong việc phát huy quyền dân chủ của người dân; trách nhiệm của Ủy ban nhân
dân
trong việc đảm bảo và thực hiện quyền dân chủ của dân.
Việc nghiên cứu về hệ thống chính trị cơ sở theo nội dung dân chủ cho thấy
mối liên hệ bên trong của hệ thống, từ đó đi đến nhận thức: củng cố, nâng cao chất
lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn không chỉ là vấn đề về tổ chức


pháp lý, mà còn là vấn đề cơ chế thực hiện dân chủ. Có như vậy mới tạo ra động
lực
thực sự thúc đẩy sự phát triển của cơ sở.
Qua phân tích những cách tiếp cận trên, có thể hiểu: "Hệ thống chính trị cơ sở
là toàn bộ các thiết chế chính trị như tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân
dân được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định và gắn bó hữu cơ
với
nhau nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở" [46, tr.10].
1.1.2.2. Đặc điểm
Hệ thống chính trị cơ sở là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, nên nó mang đặc điểm chung của toàn bộ hệ thống. Tuy
nhiên, ngoài những đặc điểm chung, xét khía cạnh địa vị pháp lý và thực tế thì hệ
thống chính trị cơ sở còn có những đặc trưng riêng như:
Thứ nhất, là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam, gần với cộng
đồng dân cư nhất, do vậy tổ chức và hoạt động mang tính tự quản cao.





×