Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Chuyên đề dạy học tích hợp liên môn trong Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.04 KB, 15 trang )

Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

CHUYÊN ĐỀ
“ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG CHƯƠNG
TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9 TẠI TRƯỜNG TH&THCS LÝ THƯỜNG KIỆT”

I. Đặt vấn đề
Hiện nay, phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống vẫn còn rất phổ biến trong quá
trình dạy học của giáo viên. Về cơ bản, PPDH này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm
theo lối truyền thụ kiến thức. Bên cạnh ưu điểm, PPDH này cũng có nhiều hạn chế, đó là học
sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú
ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn
chế.
Để khắc phục hạn chế, thế giới đưa ra nhiều phương pháp dạy học mới và dạy học tích
hợp là một xu thế được nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam triển khai thực hiện, nhất là
trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện dạy học
tích hợp, các quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền
với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể, có ý nghĩa đối
với học sinh. Khi đó học sinh được dạy sử dụng kiến thức trong những tình huống cụ thể và
việc giảng dạy các kiến thức không chỉ là lý thuyết mà còn phục vụ thiết thực cho cuộc sống
con người, để làm người lao động, công dân tốt,… Mặt khác, các kiến thức sẽ không bị lạc hậu
do thường xuyên cập nhật với cuộc sống.
Trên cơ sở đó cùng với việc áp dụng vào thực tế giảng dạy tại đơn vị, sau đây tôi xin đại
diện tổ Ngữ văn Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt xin được trình bày chuyên đề “Áp dụng
dạy học tích hợp liên môn trong Ngữ văn 9 tại Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt.”

II. Thực trạng
1. Thuận lợi
a. Về phía giáo viên:
- Được BGH nhà trường rất quan tâm chỉ đạo, được tạo điều kiện để áp dụng vào thực tế
Người viết: Nguyễn Đức Dũng



Trang 1


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

giảng dạy.
- Tổ chuyên môn ý thức được tầm quan trọng của vấn đề nên trong họp tổ luôn lồng ghép
nội dung dạy học tích hợp và áp dụng vào tiết dạy, dự giờ, rút kinh nghiệm.
- Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển nên giáo viên có điều kiện tiếp cận với các
nguồn tài liệu dễ dàng.
b. Về phía học sinh:
- Đa số các em có ý thức học tập tốt cũng như các lớp dưới đã được học theo phương
pháp tích hợp nên không còn bỡ ngỡ.
- Nguồn tài liệu phong phú, kiến thức các môn khác nắm vững cũng là điều kiện thuận
lợi để các em dễ dàng hoàn thành các nhiệm vụ được giao, giải quyết tốt các vấn đề đặt ra trong
quá trình học tập.
2. Khó khăn
a. Về phía giáo viên:
- Giáo viên được đào tạo đơn môn nhưng lại dạy học liên môn. Chương trình SGK hiện
hành chủ yếu thiết kế cho dạy học đơn môn nhưng bây giờ dạy tích hợp nên khó khăn trong
việc xây dựng các chủ đề dạy học.
- Vấn đề bất cập lớn hơn chính là tâm lí giáo viên với sức ép liên môn vừa phải giảng dạy
cho các em dễ tiếp thu mà vừa phải giúp các em ứng dụng được vào thực tiễn, không rời xa lí
thuyết.
- Tuy có được tập huấn, tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu nhưng về phương pháp, cơ bản
vẫn là giáo viên tự nghiên cứu và áp dụng vào thực tế giảng dạy. Bên cạnh đó một số giáo viên
chưa nhiệt tình áp dụng dạy học liên môn.
- Hợp tác với các giáo viên có những nội dung liên môn chưa chặt chẽ.
b. Về phía học sinh:

- Bên cạnh những học sinh có ý thức học tốt vẫn còn học sinh chưa có ý thức học tập, có
những học sinh không nắm vững kiến thức các môn khác hoặc khả năng vận dung chưa tốt nên
chưa giải quyết được vấn đề trong bài học.
- Một số HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải dành thời gian cho công việc
Người viết: Nguyễn Đức Dũng

Trang 2


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

gia đình nên phần nào ảnh hưởng đến việc áp dụng dạy học tích hợp liên môn, đặc biệt là ở
những bài có giao việc về nhà…

III. Giải pháp
1. Khái niệm “Dạy học tích hợp liên môn”
Trước hết, cần hiểu thế nào là “dạy học tích hợp.” Theo “Từ điển Giáo dục học” trong
“Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường THCS và trường THPT” của NXB Đại học Sư
phạm thì dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập
cùng một lĩnh vực hoặc hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. Tích
hợp có các mức độ sau:
- Tích hợp trong nội bộ môn học (tích hợp ngang, tích hợp dọc);
- Tích hợp đa môn;
- Tích hợp liên môn;
- Tích hợp xuyên môn.
Theo quan điểm của Xavier Rogier thì tích hợp liên môn là phối hợp sự đóng góp của
nhiều môn để nghiên cứu và giải quyết một tình huống.
Theo quan điểm của Susan M Drake thì tích hợp liên môn là các môn học được liên hợp
với nhau và giữa chúng có cùng chủ đề, vấn đề, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn
là chung.

Vậy dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai
hay nhiều môn học; là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm
cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn
đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng
một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau[Phụ lục 1].

2. Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn:
- Giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm của các môn học khác nhau: tránh được
nội dung trùng lặp, tiết kiệm thời gian, phát triển năng lục cho học sinh.
Người viết: Nguyễn Đức Dũng

Trang 3


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

- Giúp xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn khi lựa chọn
nội dung: rèn luyện kĩ năng, nâng cao nhận thức.
- Phát triển năng lực giải quyết các vấn đề làm cho việc học trở nên có ý nghĩa đối với
học sinh.
- Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức tự học của học sinh.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.
3. Xây dựng chủ đề và tiến hành dạy học tích hợp liên môn.
Theo công văn số 2176 /SGDĐT-GDTrH về việc chỉ đạo tố chức và quản lý các hoạt
động chuyên môn trong nhà trường năm học 2017-2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng
ngày 20 tháng 9 năm 2017 thì để xây dựng một chủ đề tích hợp liên môn (cũng như chủ đề môn
học) có 6 bước sau:
+ Bước 1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.
+ Bước 2. Lựa chọn nội dung từ các bài học trong sách giáo khoa hiện hành của các môn
học có liên quan để xây dựng nội dung bài học.

+ Bước 3. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành; dự
kiến các hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinh để xác định các năng lực và phẩm chất chủ yếu
có thể góp phần hình thành/phát triến từ bài học.
+ Bước 4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiếu, vận dụng, vận dụng
cao).
+ Bước 5. Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả ở mục
4 để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập
theo chủ đê bài học.
+ Bước 6. Thiết kế tiến trình dạy học bài học thành các hoạt động học theo tiến trình sư
phạm của phương pháp dạy học tích cực đế tổ chức cho học sinh thực hiện ở trên lớp và ở nhà.
Trên cơ sở nội dung các chủ đề tích hợp liên môn đã xây dựng, GV tiến hành tổ chức dạy
học theo qui trình gồm 3 bước:
+ Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề: Sử dụng nội dung chủ đề đã xây dựng,
kết hợp với một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực của HS.
Người viết: Nguyễn Đức Dũng

Trang 4


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

+ Bước 2: Thiết kế tiến trình dạy học: Bao gồm các bước để thực hiện kế hoạch dạy học
+ Bước 3: Thực hiện kế hoạch dạy học các chủ đề theo các tiến trình đã thiết kế. Đánh
giá theo các tiêu chí về năng lực cần hình thành và điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng HS và
đặc điểm vùng miền, …

3. Phương pháp dạy học tích hợp liên môn.
Sau khi xác định các kiến thức tích hợp liên môn, giáo viên định hướng phương pháp
giảng dạy nhằm dẫn dắt học sinh, giúp học sinh làm chủ trong quá trình tìm hiểu, phát hiện và
nắm bắt kiến thức cũng như hình thành năng lực giải quyết vấn đề.

Trước hết là việc chuyển giao nhiệm vụ học tập trước khi học bài mới. Việc làm này
không chỉ giúp học sinh chủ động kiếm tìm câu trả lời mà nó còn là cách góp phần giúp học
sinh chủ động giải quyết vấn đề, nắm kiến thức đồng thời tạo hứng thú cho người học. Công
việc này các em sẽ thực hiện ở nhà theo từng cá nhân hoặc nhóm.
Nội dung yêu cầu phải giúp người học tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng kiến thức tổng hợp để
tìm ra câu trả lời. Câu hỏi đặt ra không chỉ là gợi ý tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật trong tác
phẩm, mà câu hỏi đặt ra yêu cầu học sinh cần vận dụng kiến thức của môn khác để trả lời.
Chính điều này sẽ giúp các em hứng và say sưa hơn với môn học
Khâu thứ hai là tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài trên lớp. Trước hết giáo viên cần kiểm
tra việc chuẩn bị bài của học sinh, làm cơ sở cho việc dạy bài mới. Người giáo viên khi hướng
dẫn các em học bài trên lớp cần phải khéo léo, linh hoạt tổ chức dẫn dắt học sinh chủ động tiếp
cận và giải quyết bài học một cách thấu đáo thông qua hệ thống câu hỏi hướng vào kiến thức
môn học và những kiến thức có liên quan thuộc bộ môn khác.
Các câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài cần phong phú, ở nhiều mức độ phù hợp với
trình độ người học. Cần thiết có các câu hỏi nâng cao, câu hỏi nêu vấn đề buộc học sinh phải tư
duy để giải quyết.
Học sinh cần được dẫn dắt và làm việc nhiều hơn trong giờ học, chỉ những khi cần kết
luận hoặc ở những ý hay, giáo viên mới dừng lại để phân tích, phẩm bình một cách ngắn gọn
vừa tránh được hiện tượng thầy đọc, trò chép, giúp giờ học linh hoạt, sôi nổi, hấp dẫn hơn do
học sinh được tham gia tích cực vào giờ học.
Người viết: Nguyễn Đức Dũng

Trang 5


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Giáo viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là
mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai
trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể

duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi sao chép, làm thui chột dần năng lực tư
duy, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo của
học sinh.
Để dạy học tích hợp liên môn, bên cạnh việc cải tiến các phương pháp truyền thống hiện

nay chúng ta đang vận dụng một số phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học như:
phương pháp bàn tay nặn bột, dạy học nêu vấn đề, dạy học dự án, dạy học theo tình
huống, tăng cường ứng dụng CNTT; nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều
chỉnh ứng xử của học sinh, phương pháp đánh giá học sinh… Các phương pháp này rất phù

hợp với dạy học tích hợp liên môn.[Phụ lục]
IV. Kết quả
Với học sinh: tích cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm ra các tri thức mới; hiểu bài, dễ
nhớ và nhớ lâu; học sinh có ý thức học các môn khác hơn; năng lực quan sát, sử dụng ngôn
ngữ, giao tiếp, tư duy sáng tạo tốt hơn
Với giáo viên: nhu cầu tìm hiểu lí luận, phương pháp dạy học hiện đại tăng lên; tích cực tìm
hiểu kiến thức các môn khoa học khác; khả năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy
học tốt hơn…

V. Bài học kinh nghiệm
- Giáo viên cần đầu tư thời gian nghiên cứu, áp dụng và rút kinh nghiệm việc sử dụng các
phương pháp dạy học hiện đại.
- Nắm được chương trình SGK một số môn tích hợp nhiều kiến thức với Ngữ văn như
lịch sử, địa lí, GDCD…
- Trong quá trình dạy học biết khen thưởng học sinh kịp thời để tạo động lực cho các em
học tập
- Tích hợp liên môn không quá ôm đồm, bảo đảm kiến thức bộ môn.
Người viết: Nguyễn Đức Dũng

Trang 6



Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

- Rèn luyện tốt cho học sinh khả năng tự học, kĩ năng làm việc nhóm…

VI. Kết luận
Có thể nói rằng dạy học tích hợp liên môn là điều kiện cần thiết để phát phát huy năng
lực của học sinh đồng thời là tiền đề quan trọng để giáo viên có thể thực hiện tốt vai trò của
mình trong việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa trong thời gian tới.
Để thực hiện tốt hơn nữa việc dạy học tích hợp liên môn bên cạnh việc giáo viên cần tích
cực tự học, tự tìm hiểu nội dung, phương pháp giảng dạy thì sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lí
giáo dục cũng đặc biệt cần thiết. Đó chính là tiền đề cần thiết để việc đổi mới chương trình giáo
dục sắp tới của chúng ta thành công.
Trên đât là bài tham luận về Áp dụng dạy học tích hợp liên môn trong Ngữ văn 9 của tổ
Ngữ văn Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt. Nội dung chuyên đề có thể còn nhiều hạn chế,
kính mong quý thầy cô nhận xét góp ý để chuyên đề hoàn thiện hơn.

PHỤC LỤC 1
Trên cơ sở hướng dẫn HS tìm hiểu văn bàn LẶNG LẼ SA PA (Nguyễn Thành Long)
giáo viên tích hợp liên môn như sau:
- Giáo dục công dân lớp 9 – Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên;
- Địa lí lớp 9 – Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ;
- Địa lí lớp 6 – Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí;
- Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về “Quan điểm của Hồ Chí Minh về
nội dung xây dựng con người mới”
Thành chủ đề: “Hình ảnh anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” và con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa”.

Người viết: Nguyễn Đức Dũng


Trang 7


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Người viết: Nguyễn Đức Dũng

Trang 8


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

PHỤ LỤC 2
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÙ HỢP VỚI TÍCH HỢP LIÊM MÔN”

1. Phương pháp nêu vấn đề (hay còn gọi là giải quyết vấn đề, nhận biết…)
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống có
vấn đề (hoặc điều khiển HS phát hiện vấn đề), hoạc sinh hoạt động tự giác, tích cực, chủ động,
sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được
những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là
"tình huống có vấn đề" vì "Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề" (Rubinstein).
Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS những
khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải
ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để
biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.
Quy trình thực hiện
Bước 1. Nhận biết vấn đề: Trong bước này cần làm xuất hiện tình huống có vấn đề, phân
tích tình huống đặt ra nhằm nhận biết được vấn đề. Mục đích chủ yếu của giai đoạn này là giúp
Người viết: Nguyễn Đức Dũng


Trang 9


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

người học ý thức được nhiệm vụ nhận thức, kích thích nhu cầu, hứng thú nhận thức và giải
quyết vấn đề sáng tạo. Đây là sự hoạt động trí tuệ căng thẳng của người học.
- Bước 2. Tìm các phương án giải quyết: Đây là giai đoạn người học phải xác định được
kiến thức cần vận dụng (kiến thức của môn học nào, ở lớp mấy, bài nào)
- Bước 3. Giải quyết vấn đề: HS vận dụng kiến thức vào việc giải quyết tình huống đặt ra
- Bước 4. Đánh giá kết quả: Phân tích, lí giải kết quả mà học sinh đã giải quyết, kết luận tri
thức mới.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Làng” của nhà văn Kim Lân, để cho HS thấy được tình yêu nước
là tình cảm quan trọng nhất trong giai đoạn đầu của toàn quốc kháng chiến, ta có thể tạo ra tình
huống có vấn đề: Có thể nói rằng xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, lòng yêu
nước của người dân Việt Nam thời kì nào cũng mạnh mẽ, cũng cần thiết. Vậy tại sao nói
lòng yêu nước trong giai đoạn này là quan trọng nhất?
Để giải quyết được câu hỏi này buộc HS phải huy động tổng hợp kiến thức lịch sử của
giai đoạn trước đó để giải quyết: Năm 1958 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta và thiết
lập bộ máy cai trị thực dân nửa phong kiến. Chúng ra sức vơ vét, bóc lột, đàn áp, khủng bố
nhân dân ta một cách dã man. Điều đó làm cho nhân dân vô cùng căm ghét chính quyền đô hộ.
Từ tháng 9 năm 1945 chúng ta dành được thắng lợi, chính quyền thuộc về nhân dân tiếp tục
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược. Để thành công đòi hỏi cuộc kháng
chiến phải được nhân dân ủng hộ… Nên lúc này yêu nước chính là yêu kháng chiến, là được
nhân dân ủng hộ.
2. Phương pháp dạy học dự án
Với tư cách là một phương pháp dạy học thì bản chất của dạy học dự án là sự chuyển đổi
người học sang cơ chế tự phát triển theo định hướng cá nhân trong hoạt động học tập cộng tác,
chuyển từ cách dạy “thầy nói” trên bục giảng sang hướng dẫn “trò làm” nhiệm vụ thực (“from

sage on the stage to guide on the side” - Alison King, 1993).
Bản chất của phương pháp này là dạy học hợp tác, hướng học sinh đến việc tiếp thu kiến
thức và kỹ năng thông qua quá trình giải quyết một bài tập được gọi là một dự án mô phỏng;
dạy cho học sinh cách tiếp thu và vận dụng kiến thức.
Dự án có thể chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học và có độ dài khoảng 1-2 tuần hoặc có thể
Người viết: Nguyễn Đức Dũng

Trang 10


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

vượt ra ngoài phạm vi lớp học và kéo dài trong suốt khóa học, năm học.
Một trong những đặc điểm quan trọng của phương pháp này là nội dung kiến thức trong
dạy học dự án mang tính chất tổng hợp và liên môn. Tuy nhiên đây là một phương pháp đòi hỏi
cả người dạy và người học mất nhiều thời gian hơn, người học cần có ý thức tự giác…
Để áp dụng phương pháp này, người dạy (hoặc chính học sinh) lên các dự án và được
thực hiện ở nhà theo hình thức cá nhân hoặc nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Sau thời
gian hoàn thành, các em sẽ báo cáo kết quả và đánh giá trên lớp.
Quy trình thực hiện:
Giai đoạn 1: Xây dựng tiền đề dự án bao gồm: Chọn tên tiền đề dự án, lựa chọn tài
nguyên (tư liệu kiến thức, các thông tin có liên quan,…), tạo nhóm làm việc
Giai đoạn 2: Triển khai dự án: Đây là giai đoạn hiện thực hoá ý tưởng dự án bằng
những hoạt động cụ thể của học sinh nhằm tạo ra các “sản phẩm thực”. Các thành viên trong
từng nhóm thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Giáo viên đóng
vai trò là người điều phối, tư vấn, trợ giúp, khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động.
Giai đoạn 3: Hoàn thiện sản phẩm cuối. Đây là giai đoạn để các nhóm hoàn tất công
việc. Trong quá trình làm việc, học sinh thường xuyên duy trì phản hồi, báo cáo tiến độ công
việc với giáo viên. Thông qua đó, giáo viên sẽ cung cấp những thông tin định hướng, tư vấn
hợp lý, giúp học sinh có thể điều chỉnh cách thức làm việc hay suy nghĩ thêm ý tưởng để hoàn

thiện sản phẩm cuối tốt hơn.
Giai đoạn 4: Trình bày sản phẩm. Bên cạnh quá trình nỗ lực tạo ra sản phẩm, chất
lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào việc trình bày sản phẩm đó một cách hấp dẫn và thuyết
phục. Trong giai đoạn này, học sinh vẫn là những người giữ vai trò chủ đạo, là người quyết định
sự thành công của sản phẩm do chính họ tạo ra. Giáo viên sẽ đóng vai trò là quan sát viên, ban
giám khảo chính, người điều khiển, tổ chức quá trình thực hiện.
Giai đoạn 5: Đánh giá, phản hồi. Khâu đánh giá được coi là một trong những khâu
trọng yếu và thể hiện tính đổi mới rõ rệt nhất trong dạy học theo dự án: thay đối từ hình thức
đánh giá truyền thống “trên giấy bút” sang đánh giá thực (đánh giá sự thực hiện).

3. Phương pháp tranh luận
Người viết: Nguyễn Đức Dũng

Trang 11


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Đó là phương pháp hình thành cho học sinh những phán đoán, đánh giá và niềm tin dựa
trên sự va chạm các ý kiến, các quan điểm khác nhau. Nhờ đó nâng cao được tính khái quát,
tính vững vàng và tính mềm dẻo của các tri thức thu nhận được. Tranh luận không yêu cầu phải
đi đến giải pháp cuối cùng, những kết luận dứt khoát. Tranh luận giúp cho học sinh những cơ
hội phân tích các khái niệm về các lý do bảo vệ các quan điểm, niềm tin và thuyết phục những
người khác tin vào những quan điểm đó.
Trong khi tranh luận học sinh không chỉ phát biểu những ý kiến của mình mà còn phát
hiện những điểm mạnh, điểm yếu trong những phán đoán của người khác. Tìm và chọn các luận
chứng để bác bỏ những sai lầm và khẳng định những chân lý. Tranh luận đòi hỏi những người
tham gia phải dũng cảm từ bỏ những quan điểm không đúng và chấp nhận những quan điểm
đúng đắn. Những vấn đề đưa ra tranh luận phải có ý nghĩa thiết yếu đối với cuộc sống của học
sinh, phải thực sự làm cho họ băn khoăn suy nghĩ, xúc động và do đó thúc đẩy họ tham gia trao

đổi ý kiến.
Giáo viên cũng như học sinh phải chuẩn bị chu đáo cho cuộc tranh luận. Các vấn đề tranh
luận cần phân công cho học sinh chuẩn bị trước. Trong khi tranh luận cần phải đảm bảo tự do tư
tưởng, giáo viên không nên can thiệp thô bạo, vội vã phê phán những quan điểm sai của học
sinh, bắt họ chấp nhận những quan điểm của mình. Trái lại, cần phải tế nhị, chân thành, trầm
tĩnh, biết hài hước nhưng không xúc phạm đến nhân phẩm của họ.
Một số hình thức tranh luận: tranh luận giữa giáo viên với học sinh, tranh luận giữa học
sinh với học sinh.

4. Phương pháp "Khăn trải bàn"
a. Khái niệm: Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá
nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS

Người viết: Nguyễn Đức Dũng

Trang 12


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

b. Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”
- Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)
- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân
làm việc độc lập trong khoảng vài phút
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các

câu trả lời
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
c. Một số lưu ý
- Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý
kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.
- Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể
học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề.
- Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn”
lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn
Người viết: Nguyễn Đức Dũng

Trang 13


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

- Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng
nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).
Ứng dụng CNTT đã và đang vận dụng vào quá trình dạy học. Tuy nhiên ứng dụng CNTT
ở đây không chỉ là việc sử dụng giáo án điện tử mà còn sử dụng các tiện ích khác của CNTT
phục vụ cho quá trình dạy học như nhạc nền cho học sinh hát (một số bài thơ ở HK II đã được
phổ nhạc), các video hoặc những bộ phim hoạt hình minh hoạ; các phần mềm như skype,
messenger của Facebook, google drive của google; giáo viên xây dựng các trang web hay blog,
các trang web chính thống, website của các trường,…
Để ứng dụng tốt CNTT phục vụ dạy học, yêu cầu trước tiên là giáo viên phải thấy được
tác dụng và biết sử dụng để ứng dụng vào dạy học. Tiếp nữa là phải có ý thức sử dụng nó như
một công cụ dạy học.
Ưu điểm nổi bật của các phần mềm trên là giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với

học sinh có thể tương tác, hỗ trợ cho nhau trực tiếp trên các phần mềm này.
Sau đây là một số ứng dụng dành cho các phần mềm: tạo nhóm học tập trực tiếp với hình
ảnh thực (như live stream của facebook nhưng ở chế độ bí mật), tạo các nhóm học tập để giáo
viên và học sinh tương tác trên massenger facebook, chia sẻ tài liệu và có thể chỉnh sửa trên
google drive, học sinh có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin học tập trên các trang web đáng tin
cậy.
Website của các trường học bên cạnh thực hiện chức năng thông tin có thể xây dựng
thêm diễn đàn để học sinh và giáo viên cùng tương tác. Đây là công cụ khá hữu ích nhưng đa số
các trường chưa làm được việc này. Bên cạnh đó giáo viên, các tổ chuyên môn cũng hoàn toàn
có thể xây dựng các blog để phục vụ cho dạy dọc thông qua violet.vn hay blogger (mã nguồn
mở) để cung cấp tài liệu cũng như tương tác với người học.

Người viết: Nguyễn Đức Dũng

Trang 14


Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt

Người viết: Nguyễn Đức Dũng

Trang 15



×