Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BA MỨC ĐỘ ĐẠM LÊN NĂNG SUẤT KHỔ QUA TN 166 TẠI HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH VỤ ĐÔNG XUÂN 2009 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.97 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
--- o0o ---

Trần Quang Vũ

ẢNH HƯỞNG CỦA BA MỨC ĐỘ ĐẠM LÊN NĂNG SUẤT
KHỔ QUA TN 166 TẠI HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH
VỤ ĐÔNG XUÂN 2009 -2010

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Chấp nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BA MỨC ĐỘ ĐẠM LÊN NĂNG SUẤT
KHỔ QUA TN 166 TẠI HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH
VỤ ĐÔNG XUÂN 2009 - 2010

Do sinh viên: Trần Quang Vũ thực hiện.
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.


Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

TS. Trần Thị Kim Ba

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Trồng Trọt với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BA MỨC ĐỘ ĐẠM LÊN NĂNG SUẤT
KHỔ QUA TN 166 TẠI HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH
VỤ ĐÔNG XUÂN 2009 - 2010
Do sinh viên: Trần Quang Vũ thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp đã đựơc Hội đồng đánh giá ở mức: …………………………..

DUYỆT KHOA

Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2010
Chủ tịch Hội đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Trần Quang Vũ

iv


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Trần Quang Vũ

Giới tính: Nam.

Ngày tháng năm sinh: 15-10-1987

Dân tộc: Kinh.


Nơi sinh:Cầu Kè – Trà Vinh

Tôn giáo: Không.

Địa chỉ: Ấp Tân Qui I, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm 1994 đến 1998.
Trường: Tiểu học An Phú Tân C.
Địa chỉ: Ấp Tân Qui I
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo từ năm 1998 đến 1999.
Trường: Trung học cơ sở An Phú Tân B
Địa chỉ: Ấp Tân Qui II.
Thời gian đào tạo từ năm 1999 đến 2003.
Trường: Trường trung học cơ sở Tân An
Địa chỉ: Đại Lộ Hòa Bình – Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm 2003 đến 2006
Trường: trung học phổ thông Bán Công Phan Ngọc Hiển.
Điạ điểm: Đường Xô Viết Nghệ Tỉnh, P. An Cư,Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Ngày …. tháng …. năm 2010
Người khai ký tên

Trần Quang Vũ

v



LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai sự nghiệp của con.
Thành kính biết ơn!
TS. Trần Thị Kim Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, gợi ý,
động viên và giúp đỡ tôi trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cám ơn!
Quý thầy cô và cán bộ Bộ môn Khoa Học Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi giúp
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Thầy cố vấn học tập Trần Văn Hâu đã tận tình dìu dắt lớp hoàn thành tốt khóa
học.
Các bạn Trồng Trọt K33 A1 và A2 đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực
hiện đề tài

vi


Trần Quang Vũ, 2010. “Ảnh hưởng của ba mức độ phân đạm lên năng suất khổ
qua TN 166 tại huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh vụ Đông Xuân 2009-2010”. Luận
văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Thị Kim Ba
TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của ba mức độ phân đạm đến năng suất khổ qua TN 166 tại
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh vụ Đông Xuân 2009 - 2010” được thực hiện nhằm tìm
ra liều lượng phân đạm thích hợp đến sự sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của
giống khổ qua TN 166.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm ba nghiệm
thức là ba liều lượng đạm (120, 160 và 200 kg N/ha), mỗi nghiệm thức có ba lần lặp

lại. Diện tích mỗi lần lặp lại là 36m2 (2,4 m x 15 m). Tổng diện tích thí nghiệm là 378
m2. Giống khổ qua TN166 được chọn làm vật liệu thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm cho thấy ở nghiệm thức bón 200 kg N/ha cho số lá (168 lá),
chiều dài dây chính (333 cm), đường kính gốc thân (1,08 cm), đường kính trái (4,6
cm), chiều dài trái (19,1cm), số trái trung bình trên một dây nhiều nhất (21,1 trái) và
năng suất lớn nhất (24,4 tấn/ha). Nghiệm thức bón 160 kg N/ha có năng suất là 23,5
tấn/ha và nghiệm thức bón 120 kg N/ha là 20,3 tấn/ha. Cả ba nghiệm thức 200 kg
N/ha, 160 kg N/ha và 120 kg N/ha cho năng suất trái không thương phẩm như nhau
(1,49, 1,53, 1,74 tấn/ha). Dư lượng nitrate trong trái khổ qua ở các nghiệm thức thí
nghiệm thấp hơn nhiều lần so với dư lượng cho phép theo quy định của tổ chức FAO
và tổ chức WHO. Nghiệm thức 200 kg N/ha cho lợi nhuận cao nhất 54.025.913 đồng
và hiệu quả đồng vốn cao nhất 1,24. Nghiệm thức 160 kg N/ha, có lợi nhuận là
51.391.130 đồng và hiệu quả đồng vốn là 1,21. Thấp nhất là nghiệm thức 120 kg N/ha
có lợi nhuận là 39.556.348 đồng, có hiệu quả đồng vốn là 0,95.

vii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

i

Lời cam đoan

iii

Lý lịch khoa học


iv

Cảm tạ

v

Tóm lược

vi

Mục lục

vii

Danh sách bảng

xi

Danh sách hình

x

MỞ ĐẦU

1

Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2


1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng

2

1.2 Tình hình sản xuất khổ qua trên thế giới và trong nước

2

1.3 Đặc tính sinh học của khổ qua

3

1.3.1 Bộ rễ

3

1.3.2 Thân

3

1.3.3 Lá

4

1.2.4 Hoa

4

1.2.5 Trái


4

1.3.6 Hạt

4

1.4 Điều kiện sinh trưởng

5

1.5 Kỹ thuật canh tác

5

1.6 Vai trò của chất đạm đối với cây rau và cây ngắn ngày

6

1.7 Một số kết quả nghiên cứu phân bón trên họ dưa bầu bí

9

1.8 Dư lượng Nitrate trong rau

10

Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

12


2.1 PHƯƠNG TIỆN

12

2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm

12

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

12

2.2 PHƯƠNG PHÁP

12

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

12

2.2.2 Cách tiến hành thí nghiệm

13

viii


2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi

15


2.2.3.1 Phân tích thành phần hóa học khu đất thí nghiệm

14

2.2.3.2 Chỉ tiêu sinh học

18

2.2.3.3 Chỉ tiêu năng suất

18

2.2.3.4 Chỉ tiêu về dư lượng nitrate trong trái khổ qua

19

2.2.3.5 Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

20

2.2.5 Phân tích số liệu

20

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

3.1 Ghi nhận tổng quát


21

3.2 Thành phần hóa học khu đất thí nghiệm

21

3.3 Chỉ tiêu sinh học

22

3.3.1 Số lá của cây khổ qua

22

3.3.2 Chiều dài dây chính của cây khổ qua

23

3.3.3 Đường kính gốc thân khổ qua

25

3.4 Chỉ tiêu năng suất khổ qua

26

3.4.1 Đường kính trái khổ qua

26


3.4.2 Chiều dài trái khổ qua

28

3.4.3 Trong lượng trung bình trên trái

30

3.4.4 Số trái trung bình trên dây

32

3.4.5 Năng suất trái khổ qua

34

3.5 Dư lượng Nitrate trong trái khổ qua

35

3.6 Hiệu quả kinh tế

36

Chương 4 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ

38

4.1 Kết luận


38

4.2 Đề nghị

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

39

PHỤ CHƯƠNG 1
PHỤ CHƯƠNG 2

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1

Sản lượng khổ qua của một số quốc gia Châu Á

3


2.1.a

Liều lượng các loại phân bón lót cho cây khổ qua được thực
hiện tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

14

2.1 b

Liều lượng các loại phân bón thúc cho cây khổ qua được thực
hiện tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

15

2.2

Thang đánh giá pH

16

2.2

Thang đánh giá độ dẫn điện EC (Ngô Ngọc Hưng, 2005)

16

2.3

Đánh giá hàm lượng đạm tổng số trong đất.


18

3.1

Thành lý hóa khu đất thí nghiệm

22

3.2

Ảnh hưởng của 3 mức độ đạm lên sự sinh trưởng lá của cây
khổ qua ở giai đoạn 12-82 NSKT tại huyện Tiểu Cần, tỉnh
Trà Vinh.

23

3.3

Ảnh hưởng của 3 mức độ đạm lên sự sinh trưởng chiều dài
dây chính của cây khổ qua ở giai đoạn 12-82 NSKT tại huyện

24

Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
3.4

Hiệu quả kinh tế của cây khổ qua TN166 ở ba mức độ đạm
tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

x


37


DANH SÁCH HÌNH
Hình
2.1
3.1

3.2 a

3.2 b
3.3 a

3.3 b
3.4 a

3.4 b
3.5 a
3.5 b
3.6 a
3.6 b

3.7

Tựa hình
Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
Ảnh hưởng của 3 mức độ đạm lên sự sinh trưởng đường
kính gốc thân của cây khổ qua ở giai đoạn 12-72 NSKT tại
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

Ảnh hưởng của 3 mức độ đạm lên sự tăng trưởng đường
kính trái khổ qua 56 NSKT tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà
Vinh
Tương quan giữa đường kính trái trong giai đoạn 56 NSKT
và năng suất khổ qua tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
Ảnh hưởng của 3 mưc độ đạm lên sự tăng trưởng chiều dài
trái khổ qua trong giai đoạn 56 NSKT tại huyện Tiểu Cần,
tỉnh Trà Vinh
Tương quan giữa chiều dài trái trong giai đoạn 56 NSKT
với năng suất khổ qua tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
Ảnh hưởng của 3 mức độ đạm lên sự phát triển trọng lượng
trung bình của trái khổ qua tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà
Vinh
Tương quan giữa trọng lượng trung bình trái với năng suất
khổ qua tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
Ảnh hưởng của 3 mức độ đạm lên số trái khổ qua trung
bình / dây tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
Tương quang giữa số trái trung bình trên dây và năng suất
khổ qua tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
Ảnh hưởng của 3 mức độ đạm lên năng suất trái thương
phẩm của cây khổ qua tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
Ảnh hưởng của 3 mức độ đạm lên năng suất trái không
thương phẩm của cây khổ qua tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà
Vinh
Ảnh hưởng của 3 mức độ đạm lên dư lượng Nitrate trong
trai khổ qua tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

xi

Trang

13
26

27

28
29

30
31

32
33
33
34
35

36


MỞ ĐẦU

Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày do rau cung cấp
nhiều vitamin và khoáng chất. Hơn nữa, rau còn làm tăng tính ngon miệng góp phần
như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con
người. Khổ qua là một trong những loại rau ăn trái có nhiều chất dinh dưỡng. Khổ qua
có tên khoa học là Momordia charantia, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae. Theo Lylas
(1995) trong 100 gam (g) khổ qua có: 22,2 mg vitamin C; 0,9g protid; 3g glucid. Đặc
biệt, khổ qua là loại rau được xem như cây thuốc nam quí vì nó chữa được nhiều bệnh
như tiểu đường, bệnh tê thấp, sỏi thận, viêm phổi,… Ngoài ra nó có thể dùng để chế

biến ăn tươi hằng ngày hoặc sấy khô làm trà, là một mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao.
Mặt khác, khổ qua hiện nay còn đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng trên những vùng đất lúa mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Thế nhưng
việc sản xuất khổ qua còn đang gặp nhiều khó khăn về kỹ thật canh tác, việc cung cấp
dinh dưỡng chưa hợp lý làm giảm phẩm chất nông sản và năng suất cây trồng.
Theo kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón trên rau tại TP. Cần Thơ cho
thấy tất cả các loại rau đều sử dụng phân đạm dạng Urea với lượng rất cao gấp 1,2 - 2
lần so với yêu cầu của từng loại rau. Đối với nông dân, Urea là loại phân chủ lực nhất
trong canh tác rau (Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 1999). Theo Nguyễn Văn Bộ
(2002), hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt 30 - 45% , phân lân và kali
khoảng 50%. Như vậy, nếu chỉ tính riêng phân đạm hằng năm bón khoảng 2 triệu tấn
thì đã bị mất do rửa trôi, bay hơi,… khoảng 1,2 – 1,3 triệu tấn Urea.
Vì lý do trên, đề tài “ Ảnh hưởng của ba mức độ đạm lên năng suất khổ qua TN166 tại
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh - vụ Đông Xuân 2009 - 2010” được thực hiện nhằm
mục tiêu tìm ra liều lượng phân đạm thích hợp đến sự sinh trưởng, năng suất và hiệu
quả kinh tế của giống khổ qua TN 166.

xii


Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
Khổ qua có tên khoa học là Momordia charantia, họ Cucurbitaceae. Theo
Jeffrey (1967) khổ qua gồm 23 loài chỉ có ở Châu Phi. Các nhà phân loại học cho rằng
khổ qua có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đông
Nam Á. Ngoài ra, khổ qua còn có ở Châu Phi và Nam Mỹ (Mai Thị Phương Anh và
ctv., 1996).
Cây khổ qua là một loại rau ăn quả có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và kinh tế, được

người dân ưa chuộng dùng làm cây thực phẩm và cây thuốc nam để chữa bệnh
(Nguyễn Thị Nguyệt, 2001). Trong 100 g khổ qua có 22,2 mg vitamin C; 0,9 g protid;
3 g glucid. Khổ qua trị được bệnh đái đường, viêm họng, làm sáng mắt, đỡ mệt nhọc,
khỏi hồi hộp tinh thần sảng khoái (Lylas, 1995).
Theo Vinning (1995) khổ qua có thể dùng để ăn sống, làm dưa hoặc đóng
hộp,... Nhiều địa phương miền Bắc xem khổ qua là cây thuốc nam quí trong mùa hè
hơn là giá trị của một cây thực phẩm, bởi vì trong khổ qua có chất đắng
(Momordicine), là một vị thuốc rất công hiệu giúp giải nhiệt, giảm ho. Hiện nay, khổ
qua là một mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao ở dạng sấy khô (Trần Thị Ba, 1997).

1.2 Tình hình sản xuất khổ qua trên thế giới và trong nước
Ngày nay khổ qua được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới như Nhật Bản, Thái
Lan, Triều Tiên, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam,... (Trần Thị Ba, 1997). Riêng ở Việt
Nam, hiện nay khổ qua được đưa vào sản xuất trái vụ trên đất lúa giúp tăng thu nhập
cho người dân điển hình là ở Hòa Châu II (Nguyễn Thị Nguyệt, 2001).

1


Bảng 1.1: Sản lượng khổ qua của một số quốc gia Châu Á (Lim, 1998; được trích dẫn
bởi Nguyễn Thị Nhật Thảo và Trần Thị Mộng Quyên, 2000)
Đơn vị tính: tấn
Năm

Sản lượng

Philippin

1992


18.000

Trung Quốc

1993

35.000

Malaysia

1994

19.000

Nước sản xuất

1.3 Đặc tính sinh học của khổ qua
1.3.1 Bộ rễ.
Rễ chính cây khổ qua có thể ăn sâu từ 0,9 m đến trên 2 m. Rễ phụ chủ yếu tập
trung ở lớp đất mặt 20 - 35 cm. Nhờ có bộ rễ phát triển mạnh mà khả năng chịu hạn
của khổ qua tương đối lớn, ngược lại ẩm độ đất quá cao, mạch nước ngầm cao sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của bộ rễ (Tạ Thị Thu Cúc, 1979).

1.3.2 Thân.
Khổ qua thuộc họ thân thảo một năm, có đặc tính leo bò. Với điều kiện thời tiết
thuận lợi và để cây sinh trưởng tự nhiên không áp dụng kỹ thuật bấm đọt khổ qua có
thể vương dài 8 - 10 m. Trong thời kỳ đầu thân khổ qua phát triển rất chậm (Tạ Thị
Thu Cúc, 1979). Theo Tạ Thu Cúc (2005), nếu để cây khổ qua bò lan tự nhiên, chiều
dài thân có thể đạt tối đa 20 m khả năng sinh trưởng của thân thay đổi theo thời gian
và kỹ thuật trồng. Thời kỳ cây con có 1 - 2 lá đến 4 - 5 lá thật thân khổ qua phát triển

chậm, đốt ngắn, thân mảnh. Thời kỳ ra hoa thân phát triển mạnh nhất, tốc độ sinh
trưởng nhanh, lóng dài. Đến khi cây già thì độ dài thân đạt tối đa. Trên thân khổ qua
mỗi nách lá mọc ra tua cuống không phân nhánh. Giữa các đốt thân có những vùng tế
bào có khả năng phân chia thành những tế bào mới rất lạ làm các lóng thân vương dài
ra (Tạ Thị Thu Cúc, 1979). Theo Nguyễn Văn Thắng (1999) cây khổ qua có tính sinh
nhánh lớn, có thể sinh nhánh cấp 4, cấp 5.
1.3.3 Lá.
Theo Tạ Thị Thu Cúc (1979) lá mầm khổ qua thường rất lớn, hình trứng và
thường có ý nghĩa lớn trong quang hợp tạo vật chất nuôi cây và ra lá thật sau này. Tốc
2


độ ra lá và tăng kích thước lá khổ qua ở thời kỳ cây con phát triển rất chậm, đặc biệt là
khi gặp nhiệt độ thấp Lá thật là lá đơn, cuống dài và rỗng. Trên thân lá khổ qua mọc so
le, dài 5 - 10 cm. Phiến lá chia 5 - 7 thùy, hình trứng, mép lá có răng cưa đều. Mặt
dưới lá màu nhạt hơn mặt trên, trên gân lá có lông ngắn (Đường Hồng Dật, 2003).

1.3.4 Hoa
Theo Đường Hồng Dật (2003), hoa khổ qua mọc đơn độc ở kẻ lá. Hoa khổ qua
thuộc loại đơn tính đồng chu hoa đực, hoa cái cùng gốc. Hoa có cuống dài. Cánh hoa
màu vàng nhạt. Đường kính hoa khoảng 2 cm. Vì hoa khổ qua đơn tính và thụ phấn
khác hoa nên hoa thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng. Hoa cái thường là hoa đơn và kích
thước lớn hơn hoa đực. Hoa đực thường có cuống dài hơn hoa cái, Hoa đực thường ra
sớm và nhiều hơn hoa cái (Tạ Thị Thu Cúc, 1979). Theo Nguyễn Văn Thắng (1999) tỷ
lệ giữa hoa đực và hoa cái không cân đối. hoa cái ít hơn hoa đực tới 15 - 20 lần. Trong
thực tế sản xuất cần tỉa bỏ số hoa đực không cần thiết để tập trung dinh dưỡng nuôi
trái, khi thời tiết không có lợi cho ong bướm hoạt động cần thực hiện thụ phấn bổ
sung, trung bình 1 hoa đực thụ phấn cho 2 - 3 hoa cái (Tạ Thu Cúc, 2005).

1.3.5 Trái

Trái khổ qua thuộc loại quả thịt, thường có 3 lá noãn. Bộ phận sử dụng của trái
chủ yếu là vỏ quả giữa hay vỏ quả trong, cần chọn giống có vỏ quả dầy. Trái khổ qua
có dạng hình thoi, dài 8 – 15 cm, rộng 4 - 6 cm (Tạ Thị Thu Cúc, 1979).

1.3.6 Hạt
Hạt phần lớn có hình dẹp hơi dài 0,7 – 0,8 cm, một đầu nhọn và một đầu tròn
quanh hạt có màu đỏ máu như màu gấc (Đường Hồng Dật, 2003). Hạt chứa nhiều chất
béo nên đễ mất sức nẩy mầm. hạt chứa cucurbitacin có tác dụng xổ lãi tốt ( Trần Thị
Ba và ctv, 1999)

1.4 Điều kiện sinh trưởng
Về ngoại cảnh khổ qua chịu được những thay đổi của môi trường (Lim,1998).
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cây khổ qua là 20 - 300C, nhiệt độ cao hơn sẽ
làm cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ 35 - 400C cây sẽ chết. Khổ qua ưa
3


ánh sáng ngày ngắn, cây thích hợp cho sinh trưởng và phát dục ở độ dài chiếu sáng 10
- 12 giờ/ngày, cường độ ánh sang trong phạm vi 15.000 - 17.000 lux (Mai Văn Quyền,
1995). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khổ qua dễ dàng ra hoa, trái quanh
năm.
Yêu cầu về ẩm độ đất của khổ qua rất lớn 85-90%, nhất là thời kỳ mang trái
(Cantwell và ctv.,1996). Khổ qua ở thời kỳ sinh trưởng khác nhau thì yêu cầu về lượng
nước khác nhau, hạt nẩy mầm yêu cầu lượng nước 50% trọng lượng hạt, thời kỳ cây
con thân, lá và rễ phát triển chậm lượng nước tiêu hao ít nên yêu cầu nước thấp, thời
kỳ ra hoa đến thu quả yêu cầu nước rất lớn. Theo Liao và Lin (1994) khổ qua không
chịu được ngập nước, năng suất thay đổi có ý nghĩa nếu bị ngập 4 ngày .
Theo Larkcom (1991) cây khổ qua nếu được trồng đất màu mỡ và đầy đủ chất
hữu cơ thì không cần cung cấp nhiều dinh dưỡng. Khổ qua phát triển tốt nhất trên đất
thịt pha cát, giàu chất hữu cơ nhưng vẫn có thể chịu được nhiều loại đất

(Cantwell,1996). Khoảng pH tối ưu cho cây khổ qua là 6 – 6,7 (Desai và Musmade,
1998). Tuy nhiên, theo công ty Trang Nông (1999), cây khổ qua có thể phát triển
được trên đất ít phèn (độ pH < 5) và không quá kiềm (độ pH > 7). Cây khổ qua có thời
gian sinh trưởng và thu hoạch kéo dài khoảng 90 - 100 ngày, thay đổi tùy giống, trung
bình 50 ngày cho thu hoạch lứa đầu, năng suất khoảng 12 - 15 tấn/ha (Trần Thị Ba,
1997).

1.4 Kỹ thuật canh tác
Thời vụ: Khổ qua có thể trồng được quanh năm nhưng thích hợp nhất là vụ
Đông Xuân, kế đến là vụ Xuân Hè.
Giống: Có 2 loại giống chính là khổ qua trái dài, chiều dài của trái khoảng 25 30cm, gai to, ít đắng, năng suất cao và khổ qua trái nhỏ, chiều dài của trái khoảng 15 17cm, gai nhỏ, vị dắng, sai trái nhưng năng suất thấp (Trần Thị Ba, 1997).
Làm đất: Đất trồng khổ qua phải cày bừa tơi xốp, sạch cỏ, bằng phẳng. Nếu
trồng trong mùa mưa phải lên líp và đào rãnh thoát nước tốt (Công Ty Trang Nông,
1999).
Gieo hạt: lượng hạt giống cần 12 – 15 kg/ha, khoảng cách trồng giữa 2 cây trên
hàng thích hợp là 40 – 50 cm, hàng cách hàng là 2 m, mật độ tương ứng 10.000 cây/ha.

4


Bón phân: Lượng phân bón thay đổi tùy loại đất, trung bình cho 1 ha là 10 - 12
tấn phân chuồng, 169 kg N, 138 kg P2O5, 120 kg K2O, phân chuồng nên bón lót toàn
bộ.
Tưới nước: Tưới trung bình 2 lần/ngày trong mùa nắng, cây cần nhiều nước
trong thời kỳ trổ bông và phát triển trái nên cần tăng lượng nước tưới.
Phòng trừ sâu bệnh: Lúc khổ qua còn nhỏ cần quan tâm phòng trừ sâu đất (sâu
ăn tạp), dế, chuột, bệnh lỡ cổ rễ cây con và bệnh đốm phấn,... trong mỗi giai đoạn cây
khổ qua phát triển cần phòng trừ sâu xanh, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, gầy mềm, bệnh vàng lá,
đốm lá, héo rũ. Nên phun thuốc định kỳ để phòng trừ các loại sâu bệnh. Phun thuốc
nên hạn chế vào thời điểm khổ qua trổ bông rộ (Công Ty Trang Nông, 1999).

Thu hoạch: Khổ qua cho thu hoạch nhiều lần, lần đầu khoảng 50 ngày sau khi
gieo. Trung bình cách 3 - 5 ngày thu một lần, tổng cộng thu 10 - 15 lứa trong 40 - 50
ngày tùy theo mùa vụ và mức độ thâm canh của nông dân (Trần Thị Ba, 1997).

1.5 Vai trò của phân đạm đối với cây rau và cây ngắn ngày
Trong nhiều năm trở lại đây để tăng sản lượng nông nghiệp người dân đã sử
dụng nhiều biện pháp thâm canh tăng vụ, làm cho đất đai ngày càng mất đi nhiều
dưỡng chất do bị xói mòn, rữa trôi. Theo Nguyễn Thị Quý Mùi (1995) vai trò của phân
bón rất quan trọng, bằng tất cả các biện pháp kết hợp lại như thời vụ trồng, làm đất,
luân canh, giống, tưới tiêu,… người ta đã tổng kết được rằng năng suất cây trồng hơn
một trăm năm qua tăng lên do bón phân đạt 50%. Tính từ thập niên 90 trở lại đây, bình
quân sản lượng lương thực bội thu hằng năm tăng lên nhờ bón phân là 35% (Bùi Đình
Dinh, 1996).
Theo Mai Văn Quyền (2003) thức ăn chính của cây là lấy từ đất. Cây lấy đạm
chủ yếu cũng là từ đất (Lê Văn Hòa, 1998). Nhưng mức đạm đảm bảo cho cây trồng
không chỉ tùy thuộc vào hàm lượng các hợp chất đạm mà cây hấp thu được (Moxolox,
1987). Hơn nữa, trong phần lớn các loại đất, đạm dễ tiêu do đất cung cấp thường ít.
Đạm khoáng hóa từ chất hữu cơ không đủ để đáp ứng nhu cầu nhằm tạo năng suất cao.
Vì vậy, hầu hết các trường hợp nếu bón thêm phân đạm đều làm tăng năng suất cây
trồng (Lê Văn Căn, 1985). Tuy nhiên, lượng đạm do cây trồng hấp thu từ phân bón ít
khi vượt quá 50% so với lượng đạm bón vào. Một trong những lý do chính của hiệu
quả sử dụng phân bón kém là một lượng đạm được bón (trên 89%) bị mất từ hệ thống
5


đất cây trồng (Peoples và ctv, 1995). Người ta cho rằng phân đạm có thể bị mất do rửa
trôi, xói mòn và chảy tan. Một kết quả nghiên cứu khác cho biết hiệu quả sử dụng
phân đạm thật sự rất thấp, thường chưa tới 40% (Cassman và ctv., 1993) .
Theo Lâm Thị Bích Phượng (1991) sự đáp ứng nhu cầu đạm cho cây trồng còn
tùy thuộc vào tốc độ khoáng hóa các hợp chất hữu cơ chứa đạm. Cây trồng hấp thu

đạm từ đất dưới 2 dạng NO3- và NH4+, đôi khi ở điều kiện đặc biệt, cây trồng có khả
năng hấp thu hợp chất đạm có phân tử nhỏ như Urea, acid amin.
Đạm là nguyên tố quan trọng hàng đầu đối với sự sống tế bào vì là thành phần
của nhiều hợp chất quan trọng như diệp lục tố, amino acid, enzyme, acid nucleic, đạm
đồng hóa hydro carbon trong cây, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc hút các
nguyên tố khác (Vũ Hữu Yêm, 1995). Cây trồng bón đủ đạm thúc đẩy sự đâm chồi, đẻ
nhánh và ra lá nhiều và lá có kích thước to giúp cây quang hợp mạnh và cho năng suất
cao (Đường Hồng Dật, 2002). Đạm tích lũy nhiều ở các bộ phận non như lá và ngọn.
Triệu chứng thiếu đạm thường xuất hiện trên lá già, lá ngã màu vàng và gân lá cũng
vàng, tán lá nhỏ, mau già cổi, sinh trưởng và quang hợp kém (Nguyễn Ngọc Tân và
Nguyễn Đình Huyên, 1981). Thiếu đạm trầm trọng thì số lượng hoa sẽ giảm nhiều và
hàm lượng protein giảm (Nguyễn Xuân Trường và ctv., 2000).
Lượng đạm tăng quá nhu cầu thì tăng lượng hoa đực trên cây và tích lũy NO3
trong lá và thân (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 1995). Dưa hấu bón đạm
nhiều làm tăng bệnh cháy lá, đốm nhựa lá, làm giãm phẩm chất dưa hấu tháp bầu
(Dương Văn Hưởng, 1990). Thừa đạm cây chậm sinh sản, chất lượng nông sản kém và
làm giảm lượng vitamin C trên rau (Scharner và Werner, 1957).
Đạm kích thích sự phát triển của rễ. Cây trồng huy động mạnh các thức ăn khác có
trong đất, đạm được xem là yếu tố có ảnh hưởng gần như quyết định đến năng suất và
chất lượng sản phẩm. Do đó, khi bón phân trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng là
để mở rộng diện tích quang hợp, tạo tiền đề cho việc tăng năng suất (Vũ Hữu Yêm và
ctv., 1998).
Theo Moxolox (1987), năng suất cây trồng còn tùy thuộc vào nhu cầu của từng
loại cây đối với dạng nitơ, ammonium và nitrate, tuỳ thuộc vào phản ứng của môi
trường, thành phần ion, cation và mức độ đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng khác. Đạm
rất cần thiết cho cây khổ qua ở cả giai đoạn tăng trưởng làm tăng sinh trưởng ở giai
đoạn thân lá và năng suất đồng thời cũng có khả năng làm cân đối tỉ lệ hoa đực và hoa
6



cái (Mugiang, 1993; Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 1995). Tuy nhiên, thực tế
ở nước ta hiện nay theo kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón trên rau tại TP.
Cần Thơ cho thấy tất cả các loại rau đều sử dụng phân đạm dạng urea với lượng rất
cao gấp 1,2 - 2 lần so với yêu cầu của từng loại rau. Đối với nông dân, urea là loại
phân chủ lực nhất trong canh tác rau (Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 1999). Điều này
cho thấy, thực tế nông dân sử dụng phân bón rất lãng phí do chưa hiểu biết hết tác
dụng của phân bón hợp lý và cân đối. Chính vì vậy hiện nay hiệu suất sử dụng phân
đạm chỉ đạt 30 - 45% , phân lân và kali khoảng 50%. Như vậy, nếu chỉ tính riêng phân
đạm hằng năm bón khoảng 2 triệu tấn thì đã bị mất do rửa trôi, bay hơi, … khoảng 1,2
– 1,3 triệu tấn Urea (Nguyễn Văn Bộ, 2002)
Nguyễn Văn Bộ (2002), bón phân cân đối cho phép phát huy tiềm năng năng
suất của tất cả các loại cây trồng, đồng thời làm tăng phẩm chất nông sản như hàm
lượng protein trong hạt ngũ cốc tăng, hàm lượng vitamin trong rau và hoa quả tăng,
tích lũy nitrate trong rau quả giảm và làm cho hình dáng, màu sắc nông sản trở nên hấp
dẫn hơn. Phân bón làm tăng năng suất và ảnh hưởng đến phẩm chất trái (Trần Thị Ba,
2003). Tuy nhiên, tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây mà sự cần thiết của loại và
lượng phân đạm khác nhau. Giai đoạn cây phát triển rễ, thân, lá cần sử dụng nhiều
NH4+ (Bùi Huy Đáp, 1957). Đạm là thành phần cấu tạo nên cơ thể thực vật. Đạm được
rễ cây trồng hút lên từ đất kết hợp với glucid hình thành trong quá trình quang hợp tạo
thành acid amin, các acid amin kết hợp thành protein cho trái (Togari, 1968). Đạm là
một trong những dưỡng chất không thể thiếu được đối với đời sống cây trồng, là yếu
tố quan trọng nhất trong việc gia tăng năng suất. Đạm là thành phần cấu tạo nên
nguyên sinh chất, nhân tế bào và là thành phần cấu tạo enzyme. Đạm có tác dụng trực
tiếp đến quá trình phân chia tế bào, tiếp đến là quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây. Đạm rất cần thiết cho cây rau phát triển thân lá. Việc cung cấp đạm đầy đủ sẽ đảm
bảo cho sự sinh trưởng mạnh và phẩm chất rau ngon (Phạm Hồng Cúc và ctv., 1993).
Việc bón đạm trong giai đoạn sinh trưởng là để mở rộng diện tích quang hợp, tạo tiền
đề cho việc tăng năng suất (Vũ Hữu Yêm và ctv., 1998). Theo Nguyễn Văn Huệ
(2004), bón đạm và phủ líp đều có xu thế làm gia tăng đường kính gốc thân.
Trong trường hợp cung cấp đạm không đầy đủ, cây phát triển kém, lá có màu

lục (Moxolox, 1987). Khi thiếu đạm cây lùn lá nhỏ, mau già cỗi, lá vàng, quang hợp
kém (Võ Tòng Xuân, 1986; Bùi Huy Đáp, 1957) sự thiếu đạm (ít hơn 2 – 2,5% trọng
7


lượng khô) ở dưa bầu bí sẽ làm cho sự phát triển mất cân đối, tăng trưởng chậm, kích
thước cây bị giảm, dễ bị cháy nắng, sự tích lũy chất khô, sự thành lập và phát triển trái
giảm (William và Lamont, 1992). Trái mau chín và năng suất kém cũng là kết quả của
sự cung cấp không đầy đủ đạm (Lê Văn Hòa, 1998).

1.7 Một số kết quả nghiên cứu phân bón trên họ dưa bầu bí khổ qua
Để nâng cao hiệu quả của phân bón thì bón sao cho phù hợp với sự thiếu hụt
các yếu tố dinh dưỡng trong đất và đáp ứng được nhu cầu sinh lý của chủng loại cây
trồng. Theo Mugiang (1995) sự đáp ứng phân đạm ở dưa bầu bí đối với phân đạm là
tốt nhất kế đến là lân và kali. Năng suất dưa bầu bí cao nhất khi bón đạm ở mức 70,
80, 137 và 180 kg N/ha tùy thuộc vào loại đất và giống. Theo Phạm Hồng Cúc (2000)
lượng phân cho dưa bầu bí khổ qua nhiều hay ít tùy thuộc vào độ màu mở của đất,
công thức phân trung bình trên hecta được khuyến cáo ở ĐBSCL là 160 N – 160 P2O5
- 100 K2O.
Trong thực tế sản xuất lượng phân bón nông dân sử dụng khác nhau tùy theo
vùng. Theo Trần Thị Ba (1997) lượng phân bón thay đổi tùy loại đất, trung bình cho 1
hecta ở vùng Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang và Sóc Trăng là 10 - 20 tấn phân
chuồng, 169 kg N, 138 kg P2O5, 120 kg K2O. Phân chuồng nên bón lót toàn bộ. Theo
Nguyễn Thị Nguyệt (2001) đề nghị lượng phân dùng cho khổ qua trên diện tích 1
hecta là 132 kg N, 113 kg P2O5, 49 kg K2O.
Theo Hoàng Văn Ký (2010) khuyến cáo tùy theo chân đất tốt hay xấu mà ta có
thể tăng hoặc giảm lượng phân bón. Lượng phân bón trung bình cho 1 hecta là 20 tấn
phân hữu cơ hoai, 39 kg P2O5, 92 kg N, 60 kg K2O, bánh dầu 1000 kg, vôi 500 kg, với
cách bón cụ thể như sau:
Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, vôi, 200 kg bánh dầu

Bón thúc lần 1: 10 ngày sau khi trồng 50 kg Urea, 200 kg bánh dầu.
Bón thúc đợt 2: 20 ngày sau khi trồng bón 50 kg Urea, 50 kg KCl, 300 kg bánh
dầu.
Bón thúc đợt 3: 30 – 35 ngày sau khi trồng bón toàn bộ lượng phân còn lại.

1.8 Dư lượng Nitrate trong rau

8


Nitrate đóng vai trò rất quan trọng đến năng suất cây trồng. Tuy nhiên, lượng
nitrate khi cây sử dụng không hết tồn dư lại trong nông phẩm thì nó trở thành nhân tố
có hại cho sức khỏe con người. Bởi vì nitrate vào cơ thể con người ở mức độ thấp thì
không gây độc, chỉ khi hàm lượng vượt quá mức cho phép được quy định cho mổi loại
rau bởi tổ chức y tế thế giới (WHO) thì mới nguy hiểm. Trong bộ máy tiêu hóa của
con người, NO3- bị khử thành NO2-. NO2- một trong những chất chuyển biến
Oxyhemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt động được
gọi là Methaemoglobin làm hô hấp tế bào giảm, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến
giáp, gây đột biến và phát triển các khối u. Nếu lượng nitrate ở mức độ cao có thể gây
phản ứng với amin thành chất nitrosamine gây ung thư cho cơ thể người (Trần Khắc
Thi, 1995).
Mức dư lượng nitrate tiêu chuẩn cho phép biến động tùy theo loại rau và từng
tổ chức khác nhau trên thế giới, trung bình trên rau là 300 – 500 mg/kg (Trần Văn Hai
và ctv.,1999). Theo quy định của tổ chức lương thực thế giới (FAO) và tổ chức WHO
giới hạn hàm lượng nitrate trong một số loại rau như cải bắp, cải bông không quá 500
mg/kg; cải xanh, cải ngọt dư lượng tối đa cho phép dưới 1.000 mg/kg; xà lách dưới
2.000 mg/kg; hành lá là 160 mg/kg; bầu bí là 400 mg/kg. Ở nước ta hiện nay vẫn sử
dụng các qui định giới hạn của tổ chức FAO và tổ chức WHO làm tiêu chuẩn để đánh
giá độ sạch của rau đối với ô nhiễm hóa học (Nguyễn Văn Uyển, 1995; Tạ Thu Cúc,
1994; Lê Văn Khoa, 1999). Theo Nguyễn Văn Hiền và ctv., (1995); Lê Văn Khoa

(1999) hàm lượng nitrate tích lũy trong sản phẩm rau chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như thời vụ, khí hậu, loại rau, kỹ thuật canh tác, bón phân NPK không cân đối, thời
gian bón thúc lần cuối đến thu hoạch.

9


Chương 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh vụ Đông Xuân từ
tháng12 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010.

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Giống khổ qua lai F1 TN166 của Công Ty Giống Trang Nông được chọn làm
vật liệu thí nghiệm.

2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm
thức (120, 160 và 200 kg/ha) và 3 lần lập lại. Các nghiệm thức trong thí nghiệm được
trình bày như sau (đơn vị kg/ha):
Nghiệm thức 1: 120 kg N – 160 kg P2O5 – 110 kg K2O
Nghiệm thức 2: 160 kg N – 160 kg P2O5 – 110 kg K2O
Nghiệm thức 3: 200 kg N – 160 kg P2O5 – 110 kg K2O
Diện tích trồng của mỗi nghiệm thức là 36m2, tổng diện tích thí nghiệm là 378 m2.

10



15m

NT 120N

0,4m

NT 160N

NT 200N

2,4m

NT 160N

NT 200N

NT 200N

NT 120N

NT 160N

NT 120N

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

2.2.2 Cách tiến hành thí nghiệm
Chuẩn bị đất: sau khi thu hoạch lúa xong tiến hành lên líp, mỗi líp có kích

thước rộng 0,8m, cao 0,2m, dài 15m líp trồng dạng líp đôi hai tim mương cách nhau
2,8 m, giữa hai líp có mương rộng 0,4m, sâu 0,4 m, líp được làm sạch cỏ và trải màng
phủ khổ 1,4 m, đục lỗ màng phủ, mỗi lỗ cách nhau 60 cm.
Chuẩn bị giống và cách gieo: Hạt giống khổ qua TN 166 được ngâm 6 giờ và ủ
hạt 24 giờ (cho đến khi hạt nứt nanh). Sau đó, gieo mỗi hốc một hạt, lấp tro trấu và
11


tưới nước sau khi gieo, khoảng cách trồng cây cách cây là 1,4 m, hàng cách hàng là
0,6m với mật độ là 1.190 cây/ 1.000 m2.
Bón phân: Lượng phân cần cho một hecta gồm ba mức độ đạm (120,160,200 kg
N/ha) – 160 kg P2O5/ha – 110 kg K2O/ha. Trong thí nghiệm này, đạm được sử dụng ở
dạng Urea (60% N), lân ở dạng Super lân (16%P2O5) và kali ở dạng KCl (60% K2O).
Phương pháp bón được trình bày trong Bảng 2.1a và 2.1b.

Bảng 2.1a: Liều lượng các loại phân bón lót cho cây khổ qua được thực hiện tại huyện
Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
Đơn vị tính: kg
Bón lót
Nghiệm thức

Phân chuồng

P2O5

Vôi

120 kg N

10.000


160

500

160 kg N

10.000

160

500

200 kg N

10.000

160

500

Bảng 2.1.b: Liều lượng các loại phân bón thúc cho cây khổ qua được thực hiện tại
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
Đơn vị tính: kg
Bón thúc
12 NSKT

22 NSKT

32 NSKT


N

K2O

N

K2O

N

K2O

N

K2O

120 N

34,3

9,42

34,3

18,8

34,3

28,3


17,1

9,42

160 N

45,7

9,42

45,7

18,8

45,7

28,3

22,9

9,42

200 N

57

9,42

57


18,8

57

28,3

29

9,42

Nghiệm
thức

12

45 NSKT


2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
2.2.3.1 Phân tích thành phần hóa học khu đất thí nghiệm
Mẫu đất được lấy tại địa điểm trước khi tiến hành thí nghiệm theo quy tắc
đường chéo góc lấy 5 điểm ở độ sâu 0 – 20 cm. Sau đó, sấy khô mẫu rồi nghiền qua
rây mịn 2 mm, tiến hành phân tích một số chỉ tiêu trong đất:

* pH đất
pH đất được đo bằng pH kế hiệu Orion (model 420 A, của Mỹ) và đánh giá độ
pH của đất dựa vào thang đánh giá pH của Ngô Ngọc Hưng (2005) được trình bày
trong Bảng 2.2
Bảng 2.2 Thang đánh giá pH (Ngô Ngọc Hưng, 2005)


Phân loại đất theo độ chua

pH
3,0 – 4,5

Đất chua nhiều

4,6 – 5,5

Đất chua vừa

5,6 – 6,5

Đất chua ít

6,6 – 7,5

Đất trung tính

7,6 – 8,0

Đất kiềm yếu

8,1 – 8,5

Đất kiềm vừa

8,6 – 10


Đất kiềm mạnh

* EC đất
Được đo bằng máy EC kế hiệu Orion (model 115, của Mỹ), trị số EC cho biết
hàm lượng muối trong đất và khả năng thích ứng của cây trồng qua thang đánh giá của
Ngô Ngọc Hưng (2005) được trình bày trong Bảng 2.3
Bảng 2.3 Thang đánh giá độ dẫn điện EC (Ngô Ngọc Hưng, 2005).
EC (mS/cm)

Ảnh hưởng đến cây trồng

Đất:nước (1:2)

Trích bảo hòa

< 0,40

0 – 1,0

0,40 – 0,80

1,1 – 2,0

Không ảnh hưởng đến cây trồng

0,81 – 1,20

2,1 – 4,0

Một số cây trồng có năng suất suy giảm


Không giới hạn năng suất

13


×