Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài dự thi tich hop theo chu de chung tay bao ve moi truong nuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 16 trang )

Dạy học
tích hợp

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng
- Phòng giáo dục và đào tạo Lâm Hà
- Trường THCS TỪ LIÊM
- Địa chỉ: Từ Liêm 3 – Nam Ban – Lâm Hà – Lâm Đồng
- Điện thoại: 0633852601
Thông tin về giáo viên dự thi
Họ và tên: Trương Thị Thanh Hương
Ngày sinh: 24 – 10 – 1988

Môn: Sinh Học- Công Nghệ

Điện thoại: 0944250529; Email:


Dạy học
tích hợp

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
1. Tên hồ sơ dạy học

Tích hợp Kiến thức các môn : Vật lý, Hoá học, Địa lý, Sinh Học, Giáo dục
công dân, giáo dục môi trường vào giảng dạy chủ đề:“ Chung tay bảo vệ môi
trường nước”.
2. Mục tiêu dạy học:
a. Kiến thức:
- Môn Địa lý: Biết được sự phân bố của nước vấn đề nước ngọt của các
quốc gia trên thế giới và trên đất nước Việt Nam chúng ta.


- Môn Sinh Học: Hiểu được vai trò của nước đối với tự nhiên trong cơ thể
người và trong đời sống sinh hoạt.
- Môn Vật Lý: Biết được tính chất vật lý của nước là hòa tan được nhiều
chất khác trong đó có chất lỏng, chất khí, và chất rắn
- Môn Hóa học: Tính chất hóa học của nước tác dụng với một số kim loại ,
tác dụng với một số oxit bazơ, oxit axit để hiểu rõ thêm về vai trò cũng như tác hại
khi nước bị ô nhiễm, vận dung vào việc khai thác, sử dụng nước hiện nay.
- Môn GDCD: Biết được nhiều nguồn nước ngọt trên trái đất đang bị ô
nhiễm nặng do chất thải sinh hoạt và công nghiệp gây ảnh hưởng sức khỏe con
người.
b. Kỹ năng:
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin,
phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
-Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong
thực tiễn.
c.Thái độ
- Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm


Dạy học
tích hợp

- Có ý thức tuyên truyền cho mọi người xung quanh hiểu được tầm quan
trọng của nước, bảo vệ nguồn nước, biết sử dụng tiết kiệm nước sạch trong
sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức
liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
3. Đối tượng dạy học
Đối tượng dạy học là học sinh khối lớp 8.
4. Ý nghĩa của bài học

- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống
xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.
- Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ đó
tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.
- Qua việc thực hiện dạy học theo chủ đề sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ
nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trao dồi kiến thức các
môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt
ra trong môn học một cách nhanh và hiệu quả.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực, tư duy
sáng tạo.
- Cụ thể qua dự án này học sinh không chỉ nắm được công thức hóa học, tính
chất vật lí, tính chất hóa học của nước mà còn thấy được vai trò quan trọng
của nước với đời sống, nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, nêu được
những biện pháp bảo vệ môi trường nước ở cấp độ vi mô và vĩ mô.
5. Thiết bị dạy học
- Máy chiếu.
- Máy vi tính.
- Bản đồ về sự phân bố nước ở Việt Nam.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Chủ đề được tiến hành trong 2 tiết học
Tiết 1: gồm 3 hoạt động


Dạy học
tích hợp

Hoạt động 1: Tài nguyên nước và vấn đề nước ngọt ở Việt Nam và các quốc gia
trên thế giới
Hoạt động 2: Sự phân bố của nước và hiện trạng sử dụng nước ở Việt Nam
Hoạt động 3: Tính chất và vai trò của nước.

Tiết 2: Gồm 2 hoạt động
Hoạt động 4: Ô nhiễm nguồn nước và biện pháp khắc phục
Hoạt động 5: Vận dụng kiến thức vào việc xử lý ô nhiễm môi trường nước
Giáo án:
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: qua bài học, học sinh biết được:
- Biết về nguồn tài nguyên nước, sự phân bố và hiện trạng sử dụng nước tại
-

Việt Nam.
Vai trò của tài nguyên nước.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và biện pháp bảo vệ môi

trường nước.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng tư duy: tổng hợp, so sánh, phân tích kiến thức từ sách
-

giáo khoa, sách báo, mạng internet,…
Tích hợp kiến thức liên môn các môn Địa lý, Sinh học, Hóa học, Vật lý,

-

Giáo dục công dân.
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống gặp trong thực tế

đời sống.
3. Thái độ: Yêu thích các môn học.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:

- Giáo án.
- Máy chiếu.
- Máy vi tính.
- Bản đồ về sự phân bố nước ở Việt Nam.
- Phân công nhiệm vụ cho các tổ.
2. Học sinh :
- Chuẩn bị theo sự phân công của giáo viên:
+ Tổ 1: Tìm hiểu kiến thức liên môn về sự phân bố nguồn nước ngọt tại
Việt Nam.
+ Tổ 2: Tìm hiểu kiến thức liên môn về tính chất của nước
+ Tổ 3: Tìm hiểu kiến thức về vai trò của nước
+ Tổ 4: Tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước, hậu quả, biện
pháp giữ gìn bảo vệ môi trường nước


Dạy học
tích hợp

+ 4 tổ : Đưa ra một số cách xác định, xử lý nguồn nước ô nhiễm tại chính
địa phương mình đang sinh sống.
C. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Hoạt động dạy học
a. Đặt vấn đề:
GV chiếu clip về sự ô nhiễm môi trường nước.
GV tạo tình huống có vấn đề:

Nếu môi trường nước bị ô nhiễm, nếu nguồn tài nguyên quý giá cạn kiệt…thì
con người sẽ ra sao? Gia đình bạn, thành phố nơi bạn sống nếu thiếu nước một
ngày, một tuần? Thế giới sẽ thế nào nếu không có nước? Con người sẽ ra sao khi

hàng ngày, hàng giờ sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ chính những nguồn
nước bị ô nhiễm? Ô nhiễm nguồn nước là đề tài không mới nhưng lúc nào cũng
nóng hổi, gây ra nhiều tranh cãi bởi nó đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp cuộc
sống của con người chúng ta trên Trái Đất.
GV hỏi: Từ tình trạng ô nhiễm môi trường trong clip trên, các em có những suy nghĩ và
hành động gì hs trả lời – gv nói lên sự cần thiết chung tay bảo vệ môi trường nước.
Mời các em cùng đến với chủ đề: Tích hợp kiến thức môn Sinh học , vật lý, địa lý, hóa
học GDCD thông qua chủ đề “chung tay bảo vệ môi trường nước”.

GV giới thiệu nội dung bài học : Tiết học gồm: 5 hoạt động chia làm 2 tiết
Tiết 1: gồm 3 hoạt động
Hoạt động 1: Tài nguyên nước và vấn đề nước ngọt ở Việt Nam và các quốc gia
trên thế giới.
Hoạt động 2: Sự phân bố của nước và hiện trạng sử dụng nước
Hoạt động 3: Tính chất và vai trò của nước
Tiết 2:gồm 2 hoạt động
Hoạt động 4: Ô nhiễm môi trường nước và biện pháp khắc phục.
Hoạt động 5: Vận dụng kiến thức vào việc xử lý ô nhiễm môi trường nước
b. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tài nguyên nước và vấn đề nước ngọt ở Việt Nam và các
quốc gia trên thế giới.


Dạy học
tích hợp

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Gv mời tổ 1 lên thuyết trình về tài nguyên nước - Tổ 1 lên trình bày -> các tổ khác quan
và vấn đề nước ngọt ở Việt Nam và các quốc gia sát, rút ra nhận xét.

trên thế giới.
-HS hoạt động nhóm viết sơ đồ tư duy
- Vậy muốn bảo vệ môi trường nước trước tiên
về các vấn đề liên quan đến nước.
chúng ta cần phải biết được những vấn đề liên
quan đến nước (Tổ chức thảo luận nhóm xây
dựng sơ đồ tư duy).
-GV chọn 1 số nhóm nhận xét đánh giá và đưa ra

-Đại diện một số nhóm trình bày
- HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.

nội dung chính bài học.
-Gv khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng
của nước thông qua một số câu nói của Viện sĩ
Xiđorenko,Nhà Bác học Lê Quý Đôn và Hồ Chí

- Hs quan sát, theo dõi để hiểu được
nhu cầu nước tại Việt nam và các quóc

Minh.
gia trên thế giới.
-Gv giới thiệu thông qua các slide 7,8,9,10,11
làm rõ về nhu cầu nước của các quốc gia trên thế
giới trong đó có Việt Nam.

Tiểu kết 1: Tài nguyên nước là toàn bộ lượng nước có trong các thủy vực trên Trái Đất
mà con người có thể sử dụng được cho các hoạt động dân sinh và phát triển kinh tế xã
hội của mình.
Nhu cầu nước: Là nhu cầu cấp thiết sự phát triển của mỗi một quốc gia trong

đó có Việt Nam.
Hoạt động 2: Sự phân bố của nước và hiện trạng sử dụng nước
-Gv chiếu slide cho học sinh thấy sự phân bố -Hs tổ 2 vận dụng kiến thức liên môn


Dạy học
tích hợp

nước trên bề mặt trái đất. Yêu cầu tổ 2 lên trình trình bày về sự phân bố nước ngọt tại
bày về sự phân bố nước ngọt tại Việt Nam.

Việt Nam. Các nhóm khác quan sát,
nhận xét.

-Gv giới thiệu sự phân bố nước trên thế giới qua
bản đồ.

-GV khẳng định sự phân bố của nước trên bề trái
đất là không đồng đều.
-Tổ chức học sinh thảo luận nhóm phân tích sự
phân bố các mạng lưới sông ngòi tại Việt Nam.

-Hs thảo luận nhóm vận dụng kiến
thức môn địa lý phân tích về sự phân
bố của các kênh ,nước, sông ngòi tại
Việt Nam.

-Gv mở rộng kiến thức về hệ thống sông ngòi ở - Đại diện 1 nhóm lên bảng chỉ về sự
Việt Nam (Mạng lưới sông ngòi dày đặc ở phân bố nước tại các con sông chính ở



Dạy học
tích hợp

vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửa

Việt Nam thông qua bản đồ.

Long giúp cho việc canh tác lúa nước
chuyển

ý

sang

hiện

trạng

sử

dụng.

-Ở Việt Nam nước được sử dụng 60% vào nông
nghiệp, 20% vào công nghiệp, 12% vào chăn
nuôi, 8% vào sinh hoạt của con người.
- Gv chỉ trên lược đồ cho hs thấy rõ chất lượng
nước ở các con sông chính tại VN đang đứng
trước nguy cơ ô nhiễm trầm trong(Ví dụ khu vực
đồng bằng bắc bộ , sông Cửu long do khai thác

quá mứ dẫn đến bị nhiễm mặn ở các vùng biển,
sông thị vải là con sông ô nhiễm nặng nhất - HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.
trong hệ thống sông tại Đồng Nai).
Hầu hết các con sông lớn như Hà Nội, TPHCM
nơi dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp
lớn đều bị ô nhiễm cạn kiệt nguồn nước tại
Việt Nam nguy cơ đang đến.


Dạy học
tích hợp

Tiểu kết 2:
-Sự phân bố nước:Nước phân bố không đều trên bề mặt trái đất
-Hiện trạng sử dụng nước tại Việt Nam: Ở Việt Nam nước được sử dụng 60% vào nông
nghiệp, 20% vào công nghiệp, 12% vào chăn nuôi, 8% vào sinh hoạt của con người 
cạn kiệt nguồn nước tại Việt Nam nguy cơ đang đến.
Hoạt động 3: Tính chất và vai trò của nước
GV: Muốn biết được nước có vai trò gì thì cần -Hs thảo luận nhóm vận dụng kiến
phải biết nước có những tính chất gì. Yêu cầu tổ thức môn hóa học trình bày tính chất
3 lên trình bày trình bày tính chất vật lý, hóa học vật lý, hóa học của nước
của nước.

-GV: Vận dụng kiến thức liên môn hóa học và
sinh học giải thích rõ: Trạng thái của nước liên
quan đến chu trình chuyển hóa nước trong tự
nhiên

-Hs thảo luận nhóm vận dụng kiến
thức về môn hóa học, sinh học



Dạy học
tích hợp

-Gv: Nhấn mạnh về nguồn nước được sử dụng - Đại diện 1 nhóm lên trình bày vai trò
Trạng thái liên quan đến sự phân bố của nước
của nước
vai trò và tác hại của nước.
-GV hướng dẫn cho hs tự phân tích tính chất
hóa học của nước Vai trò, tác hại của nước

-GV: Cho thảo luận cả lớp về vai trò của nước.
GV: Bổ sung thêm kiến thức về vai trò của nước
thông qua đoạn video mà hs đã trình bày.

- Hs lắng nghe , ghi nhớ kiến thức.

-GV mở rộng: Vận dụng kiến thức sinh học
giải thích sự sinh tồn của các loại động vật
dưới nước. Kỹ năng hít thở ở người khi lặn
dưới nước
- Gv: Vận dụng kiến thức bộ môn vật lý dẫn dắt - HS quan sát.
vào phần ô nhiễm môi trường nước, tạo tình
huống có vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi
trường nước
-Gv làm thí nghiệm ảo liên quan đến bài sự nổi
(vật lý 8)



Dạy học
tích hợp

-HS:Đối với chất lỏng không hòa
tan trong nước. Các hoạt động khai
-Gv Quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức thác và vận chuyển dầu có thể làm

hóa học kết hợp điều kiện vật nổi giải thích rò rỉ dầu lửa. Vì dầu nhẹ hơn nước
hiện tượng tràn dầu cá chết

nên dầu nổi trên mặt nước. Lớp dầu
này ngăn cản việc hòa tan oxy trong
nước vì vậy sinh vật không lấy được
oxy sẽ chết

- GV Sử dụng kiến thức địa lý giới thiệu biển - HS liên hệ thực tế.
chết ở nước nào? Giải thích người nổi được
trên biển chết vì dng < dnb.
-Liên hệ biển Việt Nam bị ô nhiễm bởi chất
rắn lơ lửng ( nitrat, nitrit) cụ thể nhiễm mặn ở
hai con sông chính tại Việt Nam.
Liên hệ việc ô nhiễm nguồn nước ở một số
nơi ở Việt Nam cụ thể thông qua video ô


Dạy học
tích hợp

nhiễm ở Quảng Ninh trong trận mưa bão vừa
qua.

Tiểu kết 3: Vai trò của nước: Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản
xuất:
+Cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, cho hoạt động vui chơi, giải trí
+cần thiết cho các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,
cung cấp điện năng.
Hoạt động 4: Ô nhiễm môi trường nước và biện pháp khắc phục
- Gv cho hs xem đọan clip về việc nguyên - Học sinh quan sát.
nhân và hậu quả ô nhiễm môi trường nước.
- GV yêu cầu tổ 4 lên trình bày về nguyên
nhân ô nhiễm môi trường nước, hậu quả,
biện pháp giữ gìn bảo vệ môi trường nước.
GV nêu câu hỏi:
? Ô nhiễm môi trường nước là gì?

- HS tổ 4 lên trình bày về nguyên nhân ô
nhiễm môi trường nước, hậu quả, biện
pháp giữ gìn bảo vệ môi trường nước.
- HS vận dụng kiến thức sinh học kết hợp
thực tiễn cuộc sống để trả lời các câu hỏi.

? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
là gì?
? Ô nhiễm môi trường nước gây ra những
hậu quả gì?

- HS lien hệ thực tế.

- Gv mở rộng thêm về việc nhiễm độc asen ở
Việt Nam thông qua phóng sự ngắn.
- GV mở rộng thêm về hiện tượng mới gần

đây nhất cá chết hàng loạt tại các vùng duyên
hải miềm trung.
- Tổ chức các nhóm thảo luận tìm ra giải
pháp bảo vệ môi trường nước. Liên hệ với
chính bản thân mỗi học sinh nhằm bảo vệ
môi trường nước trên địa bàn Nam Ban.
-GV đưa ra hình ảnh cảnh báo về tình trạng
quá tải ở bệnh viện vì các bệnh nhân chịu hậu

- HS tự thảo luận tìm ra và trình bày các
biện pháp bảo vệ môi trường nước dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.


Dạy học
tích hợp

quả của ô nhiễm môi trường
- Hs tự suy nghĩ và rút ra được những việc
mà bản thân mình cần phải làm để bảo vệ
môi trường nước Tại địa phương (Nam
Ban)

-Gv chiếu đoạn video về những biện pháp
cần thiết để tuyên truyền nâng cao ý thức của
học sinh trong việc bảo vệ môi trường nước.
Tiểu kết: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
- Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường làm chất lượng nước bị ảnh

hưởng nghiêm trọng.
Biện pháp: -Xử lý nguồn nước ngầm trước khi đưa vào sử dụng
- Sử dụng tiết kiệm nước
- Không vứt rác thải xuống nguồn nước, rác thải phải được phân loại xử
-

lý theo đúng quy trình.
Tuyên truyền rộng rãi, âng cao ý thức bảo vệ nguồn nước trong cộng
đồng, xã hội.

Hoạt động 5: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
trong thực tiễn
Gv đưa ra các tình huống:
TH1: Gia đình nhà bạn Lan và một số

-Hs thảo luận nhóm thống nhất ý kiến đưa

người dân xung quanh khu vực thường ra giải pháp tuyên truyền về bảo vệ môi
xuyên có thói quen đổ rác xuống suối ,cứ trường nước
tối đến là mẹ lại sai Lan mang rác ra suối
vứt, nhưng hôm nay trên lớp Lan đã được


Dạy học
tích hợp

thầy cô dạy về việc bảo vệ môi trường, bảo
vệ nguồn nước xung quanh mình nhưng
Lan không biết phải nói như thế nào cho mẹ
hiểu vậy nếu em là bạn Lan em sẽ xử lý như

thế nào?

-Học sinh vận dụng kiến thức về tính chất
của nước thông qua môn hóa học trả lời.

-GV: Làm thế nào để nhận biết được nguồn - Học sinh vận dụng kiến thức hóa học, vật
nước tại nơi ở mình đang sinh sống có bị ô lý nêu ra các cách xử lý nguồn nước bị ô
nhiễm hay không?

nhiễm:

-Gv nhận xét bổ sung và đưa ra một số cách
có thể nhận biết qua màu sắc hay dùng quỳ - Đổ nước vào thùng , khoắng lên nhiều lần
tím để xác định.

rồi để lắng , gạn láy nước trong(hoặc dùng

Xử lý nguồn nước bị ô nhiễm tại gia phèn chua nhã nhỏ nủa thìa/25lit nước)
- Dùng vôi sống (10g/140lit nước)
đình:
+Tổ 1 : Đối với nước bị nhiễm sắt thường + Đun sôi cho các ion này kết tủa hay hay
có màu vàng, mùi tanh

dùng các thiết bị lọc nước.
+ Dùng các thiết bị lọc nước.
- HS lắng nghe.

+ Tổ 2: Nước nhiễm phèn xử lý như thế
nào?
+ Tổ 3: Xử lý nước cứng ( chứa Ca 2+ và

Mg2+ cao)
+ Tổ 4: Xử lý nước bị nhiễm asen.
-GV sửa, bổ sung và mở rộng kiến thức về
những thành tựu mới trong xử lý nước tại
Việt Nam.

- Hs nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ tài

-Vật liệu hấp phụ asen hiệu năng cao nguyên nước về nguồn nước bị ô nhiễm.
NC-F20
-Vật liệu xúc tác oxy hóa hấp phụ -Học sinh thảo luận và trình bày ý tưởng đưa
nanocomposite oxit phức hợp Mn- ra sản phẩm.
Fe (NC-MF)


Dạy học
tích hợp

-Công nghệ NanoVAST (Tổ hợp vật liệu
NC-MF và NC-F20 kết nối với các kỹ
thuật khác)
-Gv vận dụng kiến thức môn GDCD giáo
dục ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên nước
về nguồn nước bị ô nhiễm để học sinh nhận
biết và xác định cần phải làm gì.
-Gv: Tổ chức cho hs vẽ, trình bày ý tưởng
hoặc viết lời kêu gọi mọi người cung chung
tay bảo vệ môi trường nước.
D. Kết thúc vấn đề: GV tóm lại nội dung bài học bằng sơ đồ :
Sau khi học xong chủ đề này cô mong rằng các em học sinh sẽ là tuyên truyền


viên xuất sắc để mọi xung quanh, bạn bè, gia đình cũng cùng chung tay dự án
bảo vệ môi trường nước vì cuộc sống của con người. Chúng ta hãy hành động
ngay bây giờ từ những việc làm nhỏ nhất để bảo vệ nguồn nước và biến chúng
thành nét văn hóa của mỗi người Việt Nam ta.
1. Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh
- Gv đánh giá kết quả thảo luận nhóm thông qua sơ đồ tư duy, sản phẩm của
-

học sinh.
Hs tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau( các nhóm, tổ).

2. Các sản phẩm của học sinh
- Bài thuyết trình vận dụng kiến thức liên môn theo sự phân công của các
-

nhóm.
Sơ đồ tư duy các vấn đề liên quan đến nước của các nhóm.
Bản vẽ, lời kêu gọi cộng đồng cùng “chung tay bảo vệ môi trường nước”.

E. Kết luận:
Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn
vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với
học sinh Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi
một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành


Dạy học
tích hợp


một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm
này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học
khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm
ơn!



×