Tải bản đầy đủ (.pptx) (73 trang)

Chuyên đề ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH TRÊN XOÀI, ỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU
KHOA NÔNG NGHIỆP
---***---

BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA

Chuyên đề
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH
TRÊN XOÀI, ỔI

GVHD : MAI NHƯ PHƯƠNG


NHÓM 5
1. PHẠM HỮU ĐỨC
2. VÕ PHƯƠNG HẰNG
3. NGUYỄN CAO TRÍ
4. NGUYỄN HOÀI PHƯƠNG
5. TĂNG ĐĂNG KHOA
6. LỮ HUỲNH KHIÊM
7. MÃ VĂN KHÁNH


I. Bệnh trên xoài
1. Bệnh xì mủ
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris
pv. mangeferae indicae gây ra.



1.2. Điều kiện và cơ chế gây bệnh
+ Bệnh phát triển nhanh và mạnh vào những
đến tháng 11.

tháng mưa nhiều, nhất là từ tháng 9

+ Vi khuẩn xâm nhập vào trái xoài qua các khí khổng trên bề mặt vỏ trái hay các vết nứt
do côn trùng cắn, do quá trình chăm sóc tạo ra.
+ Sau khi thâm nhập, vi khuẩn nhanh chóng lây lan ra xung quanh.
+ Vào mùa mưa thì tốc độ phát tán càng mạnh hơn và lan ra cả vườn xoài.


1.3. Triệu chứng của bệnh:



Trên chồi non và trái xoài bị bệnh có những vết nứt dọc hoặc các chấm nhỏ có màu
nâu đen, từ các vết bệnh mủ sẽ chảy ra, vi khuẩn theo đó tràn ra ngoài.



- Trên lá cây bị bệnh có các đốm đen với
nhiều hình dạng khác nhau.

- Vết đốm đen màu có màu hơi xám ở
giữa, xung quanh có viền đen đậm hơn .

- Các vết đốm này lớn dần lên và tạo
thành một vùng trũng xuống so với bề
mặt lá.



1.4. Điều kiện lưu tồn



Vi khuẩn có khả năng lưu tồn lâu trong lá, cành bệnh, xác bả thực vật,


1.5. Biện pháp phòng trị:

-

Biện pháp bao trái là hiệu quả cao nhất.
Một kết quả thử nghiệm tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp còn cho thấy: Khi
dùng giấy xi măng bao trái thì tỷ lệ trái bị bệnh giảm từ 37% xuống còn 2%.





Trước khi bao trái nên phun một trong số loại thuốc bảo vệ thực vật sau: 
Champion 77WP, Kasuran 47WP, Coc 85, Copper Zinc 85WP, Kasumin 2L,
Starner 20WP,  Copper-B 75WP...
Nếu ngừa cả bệnh thán thư thì nên dùng Copper-B 75WP.






Khi làm cỏ, bón phân cần tránh làm tổn thương cây xoài.



Nếu phát hiện thấy cây nào trong vườn xoài đã bị bệnh thì nên thu hái trái xoài đã
bệnh, dọn sạch vườn, cắt bỏ những cành lá bệnh và đem tiêu huỷ.



Dùng thuốc tiêu diệt toàn bộ nhện đỏ, bù lạch để chúng không gây ra các vết
thương tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.

Không nên phun nước lên lá xoài để tránh lây lan bệnh ra toàn vườn.


2. Thán thư xoài
( colletotrichum gloeosporioides)
2.1. Triệu chứng





Trên lá: Trên lá non có những đốm tròn hay có góc cạnh, màu nâu đỏ, kích thước 3 –
5mm, bệnh nặng các vết bệnh nối với nhau thành vùng lớn.
Vết bệnh khô và rách, trên lá có nhiều lỗ thủng hoặc rụng đi.
Bệnh làm lá biến dạng, nhăn nheo và rụng sớm.





Ngọn cành: Trên ngọn cành non có các đốm màu nâu xám, lan rộng ra bao
quanh cành, lan dần xuống. Vùng bị bệnh khô làm rụng lá và chết đọt.



Trên bông: Bệnh tạo ra các vết đen nhỏ trên cuống bông làm bông rụng nhất là
khi trời ẩm.



Trên trái: Bệnh thường hại trên trái già chín, vỏ trái xuất hiện vết đốm màu đen,
hình tròn hay bầu dục, lõm vào, kích thước 5 – 10mm.




2.2. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển



Do nấm colletotrichum gloeosporioides :
- Họ Melanconiaceae.
- Bộ Melanconiales.
- Lớp nấm bất toàn.



Sinh sản tạo ổ bào tử có nhiều lông cứng màu nâu, trên mặt ổ có nhiều bào tử và
bào tử phân sinh.




Bào tử đơn sinh phân bào hình trụ, không màu, bên trong có 2 – 3 giọt giàu.





Nguồn bệnh nằm trong lá, trong cành mang bệnh.




Bệnh phát triển mạnh khi thời tiết ẩm, nhiệt độ 22 – 230C.

Mùa mưa nhiệt độ tương đối thấp, có nhiều sương mù dễ bị bệnh nặng và làm rụng bông
nhiều.
Bào tử được sinh ra nhiều từ các vết bệnh trên chồi non, cành, lá bệnh truyền đi xa nhờ gió,
nước mưa hoặc côn trùng.


2.3. Phòng trừ








Vệ sinh vườn cây: Cắt bỏ các cành lá, chùm bông và quả bị bệnh tập trung tiêu
hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại là lan truyền
Phun thuốc trừ nấm để hạn chế lây lan bệnh trên các cành lá non, bảo vệ hoa và
quả.
Bao trái: để hạn chế sự tấn công và gây hại của bệnh.
Phun ngừa bệnh vào mùa mưa.
Nhúng trái trong nước 3 sôi 2 lạnh (550c) có pha Benomyl nồng độ 0,05% để
phòng ngừa bệnh sau thu hoạch.




Lập vườn ươm không nên gần các vườn quả để hạn chế sự lây lan từ vườn quả
sang vườn cây con.



Tránh trồng quá dày tạo độ ẩm cao làm cho bệnh phát triển mạnh.



Chú ý phòng trừ một số côn trùng gây hại trên lá như câu cấu, bọ cánh cứng hoặc
một số côn trùng chích hút vì chúng có thể gây ra những vết thương và mở đường
cho nấm bệnh tấn công.


3. Bệnh phấn trắng
3.1. Triệu chứng bệnh






Bệnh hại các bộ phận: chồi, cành non, lá, hoa và quả non.
Trên các bộ phận bị bệnh có màu trắng.
Các vết bệnh thường bị bao phủ bởi một lớp bụi màu phấn trắng làm cho cay bị
khô và đen.





Hoa và quả non bị bệnh sẽ khô rụng sớm, quả bị bệnh có màu nâu tím.
Lá bị bệnh khô vàng dần, dễ rụng.


3.2. Nguyên nhân gây bệnh




Nấm oidium mangiferae thuộc họ phấn trắng Eryciphaceae, sợi nấm lan trên bề mặt lá
tạo thành các vòi hút xâm nhập bên trong tế bào biểu bì gây hại.
Từ đám nấm sinh ra các cành bào tử mọc thẳng đứng. Trên đỉnh bào tử hình thành
màng ngăn tạo ra các bào tử phân sinh hình trứng, ovan, đơn bào, không màu.



3. Đặc điểm phát sinh, phát triển




Bệnh xuất hiện và gây hại vào mùa đông xuân trong điều kiện thời tiết mát lạnh,
nhiệt độ thấp, độ ẩm cao.



Vào thời kì cây ra hoa đậu quả non.


3.4. Biện pháp phòng trừ





Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây phát triển mạnh.





Có thể bao trái sau khi rụng sinh lý.

Cung cấp phân bón cân đối và đầy đủ.
Thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện bệnh trong giai đoạn cây ra bông, đậu trái
non.
Trồng các giống xoài chống bệnh.
Phun thuốc trừ nấm: Anvil 5SC hoặc Cyproconazole, Score 250EC.



×