Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể – Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

L−u ThÞ Th¸i

Tên đề tài:
T

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC HỒ BA BỂ TẠI KHU
DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ - BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: ChÝnh quy

Chuyên ngành : Khoa häc M«i tr−êng
Khoa

: M«i tr−êng

Khoá học

: 2012 - 2014

Thái Nguyên, 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

L−u ThÞ Th¸i

Tên đề tài:
T

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC HỒ BA BỂ TẠI KHU
DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ - BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: ChÝnh quy

Chuyên ngành

: Khoa häc M«i tr−êng

Khoa

: M«i tr−êng

Lớp

: K9 - KHMT


Khoá học

: 2012 - 2014

Giảng viên hướng dẫn : ThS. NguyÔn Duy H¶i

Thái Nguyên, 2014


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, và thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Duy Hải, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường
nước Hồ Ba Bể tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể - Bắc Kạn”
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Duy Hải, sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán
bộ Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bắc Kạn, Ban quản lý khu du lịch Vườn
quốc gia Ba Bể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng
dẫn ThS. Nguyễn Duy Hải cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ khoa Môi
trường, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ Sở Tài
Nguyên Môi Trường tỉnh Bắc Kạn, Ban quản lý khu du lịch Vườn quốc gia
Ba Bể, toàn thể công nhân viên làm việc tại khu du lịch Hồ Ba Bể; các bạn bè
đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên khuyến khích
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên bản luận văn không thể
tránh khỏi những thiết sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn của tôi được hoàn
thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
BOD5 : Nhu cầu ôxy sinh hóa
COD
: Nhu cầu ôxy hóa học
DO
: Độ ôxy hòa tan
DLST : Du lịch sinh thái
KDL
: Khu du lịch
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TN & MT: Tài nguyên và môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
VQG
: Vườn quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích môi trường nước mặt ....... 23
Bảng 4.1: Các thành phần dân tộc sống ở các xã vùng đệm........................... 29
Bảng 4.2: Số lượng khách du lịch tới thăm quan Hồ Ba Bể ........................... 33
Bảng 4.3: Cơ sở lưu trú của khu du lịch VQG Ba Bể. .................................... 35
Bảng 4.4: Chất lượng nước mặt Hồ Ba Bể năm 2014 .................................... 37
Bảng 4.5: Diễn biến chất lượng nước Hồ Ba Bể qua các năm ....................... 38
Bảng 4.6: Chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI tại Hồ Ba Bể ..................... 41

Bảng 4.7: Hoạt động của du khách đến Ba Bể và các vấn đề tồn tại.............. 43
Bảng 4.8: Thống kê nguyên nhân xả rác xuống lòng hồ ................................ 44
Bảng 4.9: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước Hồ Ba Bể......... 45
Bảng 4.10: Ý thức để rác của khách du lịch ................................................... 48


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ định hướng phát triển khu du lịch Ba Bể.............................. 21
Hình 4.1: Số lượng du khách tới thăm Hồ Ba Bể ........................................... 33
Hình 4.2: Biểu đồ diễn biến TSS, BOD5, COD tại khu du lịch Hồ Ba Bể ..... 39
Hình 4.3: Biểu đồ diễn biến hàm lượng ôxy hòa tan tại khu du lịch Hồ Ba Bể...... 40
Hình 4.4: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải khu vực Hồ Ba Bể ....................... 42
Hình 4.5 Biểu đồ ý thức để rác của khách du lịch Hồ Ba Bể ......................... 49


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu cuả đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3.Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở lí luận về hoạt động du lịch ............................................................. 4
2.1.1. Khái niệm du lịch .................................................................................... 4

2.1.2. Khái niệm môi trường du lịch ................................................................. 5
2.1.3. Cơ cấu của môi trường du lịch ................................................................ 5
2.1.4. Đặc trưng của ngành du lịch ................................................................... 7
2.2. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường du lịch ........................... 8
2.2.1. Tác động tích cực của hoạt động du lịch đến môi trường....................... 8
2.2.2. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường..................... 11
2.2.3. Các nguồn du lịch tác động tới môi trường .......................................... 12
2.3. Các yếu tố tác động đến chất lượng môi trường nước Hồ Ba Bể ............ 13
2.3.1. Các yếu tố tác động do điều kiện tự nhiên ............................................ 13
2.3.2.Các yếu tố tác động do phát triển kinh tế xã hội khu vực...................... 15
2.4. Định hướng phát triển khu du lịch Ba Bể đến năm 2030. ....................... 16
2.4.1. Bảo tồn và nâng cao sức hấp dẫn của thiên nhiên Ba Bể (tài nguyên du
lịch số 1) để Ba Bể thành địa điểm trải nghiệm thiên nhiên ấn tượng........... 16


2.4.2. Bảo tồn văn hóa truyền thống (tài nguyên du lịch thứ 2) đồng thời sáng
tạo ra các hình thức trải nghiệm mới............................................................... 17
2.4.3. Hoàn thiện hạ tầng và các công trình du lịch ........................................ 18
2.4.4. Phát triển khu vực một cách bền vững với “Du lịch” là ngành kinh tế
chủ chốt - Hướng tới Du lịch sinh thái............................................................ 20
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 22

3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3.1. Khái quát về khu du lịch Vườn quốc gia Ba Bể ................................... 22
3.3.2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tại khu du lịch VQG Ba Bể ...... 22
3.3.3. Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường khu du lịch VQG Ba Bể .. 22

3.3.4. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường và ý thức bảo vệ môi
trường của khách du lịch tại khu du lịch VQG Ba Bể .................................... 22
3.3.5. Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước Hồ Ba Bể ..... 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 23
3.4.2. Phươg pháp điều tra .............................................................................. 23
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ............................................... 23
3.4.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 23
3.4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 25
4.1. Khái quát về khu du lịch Vườn quốc gia Ba Bể ...................................... 25
4.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .................................................................. 25
4.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................. 29


4.1.3 Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 31
4.2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tại khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba
Bể..................................................................................................................... 32
4.2.1. Hiện trạng khách du lịch đến với khu du lịch VQG Ba Bể .................. 32
4.2.2. Hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ tại khu du lịch VQG Ba Bể ............ 34
4.3. Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường khu du lịch VQG Ba Bể ..... 36
4.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt Hồ Ba Bể........................ 36
4.3.2. Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt Hồ Ba Bể ......................... 38
4.3.3. Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt so với Chỉ số chất lượng
nước WQI. ....................................................................................................... 40
4.4. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường và ý thức bảo vệ môi
trường của khách du lịch Hồ Ba Bể ................................................................ 42
4.4.1.Hoạt động du lịch và các vấn đề tồn tại ................................................. 42
4.4.2. Kết quả điều tra đánh giá ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch 46
4.5. Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước Hồ Ba Bể ........ 49

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay du lịch được xem là ngành kinh tế không khói quan trọng của
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam du lịch trở nên phô biến và là
nhu cầu không thể thiếu của con người khi đời sống tinh thần của họ ngày càng
phong phú. Là một ngành dịch vụ hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn những nhu
cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên xã hội, các nét đẹp về văn hóa,… Cùng
với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, du lịch cũng dần có những tác động
tới môi trường sống của con người.
Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là hai vấn đề có liên quan chặt
chẽ với nhau, ảnh hưởng tác động qua lại tới nhau. Môi trường tốt tạo tiền đề
cho du lịch phát triền, ngược lại du lịch phát triển cũng tác động đến môi
trường cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực. Sự phát triển của du lịch ngoài ý
nghĩa góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng
đồng thì nó mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc
làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia và cộng đồng địa phương, nhất là đối
với vùng sâu, vùng xa nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên và cảnh quan thiên
nhiên, văn hóa hấp dẫn. Bên cạnh những nguồn lợi do phát triển du lịch mang
lại thì sự phát triển nhanh chóng của du lịch ẩn chứa nhiều nguyên nhân dẫn
đến sự suy thoái môi trường ở các vùng du lịch.
Năm 2011 Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn được công nhận khu

RAMSAR thứ 3 của Việt Nam, đây là khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan
trọng của thế giới. Khu RAMSAR Ba Bể có Hồ Ba Bể rộng khoảng 500 ha, ở
trên độ cao 178 m so với mặt nước biển. Đây là hồ tự nhiên trên núi duy nhất
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, với độ sâu trung bình từ 17 - 23
m, có chỗ sâu nhất tới 29 m, Hồ Ba Bể là khu du lịch sinh thái, văn hóa quan
trọng trong vùng du lịch miền núi Đông Bắc.
Hiện tại môi trường tự nhiên của Hồ Ba Bể cơ bản vẫn được giữ những
ưu thế mà thiên nhiên ban tặng, song với sự phát triển nhanh chóng của ngành
du lịch trong những năm gần đây, thì lượng khách đến với hồ Ba Bể đã tăng


2

lên rất nhiều và để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch các cơ sở lưu trú, khu
vui chơi giải trí được xây dựng, các điểm du lịch được tu sửa càng nhiều hơn.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển du lịch, bên cạnh những mặt tích cực
thì môi trường tự nhiên của Hồ Ba Bể đang ngày càng bị suy thoái do các
hoạt động phát triển kinh tế của con người gây ra ô nhiễm môi trường và làm
cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt tình trạng xuống cấp môi
trường do hoạt động du lịch gây ra: Vấn đề môi trường quan trọng nhất hiện
nay liên quan đến du lịch là sự thiếu kiểm soát đối với tình trạng xả rác thải
và nước thải vào Hồ Ba Bể. Hoạt động của ngành du lịch đã có những ảnh
hưởng xấu đến chất lượng nước mặt.
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, với mục đích góp phần xác định
ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể nói chung và
các khu vực xung quanh nói riêng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể tại
khu du lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể - Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu cuả đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá chất lượng môi trường nước Hồ Ba Bể, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng tới môi trường nước hồ để đưa ra các giải pháp nâng cao chất
lượng nước hồ, giảm nguy cơ ô nhiễm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định rõ các tác động của hoạt động du lịch tới môi trường
nước mặt Hồ Ba Bể.
- Đề ra các giải pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực của hoạt động
du lịch tới môi trường nước Hồ Ba Bể.
1.3.Yêu cầu của đề tài
- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
- Xác định chất lượng nước mặt Hồ Ba Bể.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi
trường nước Hồ Ba Bể.


3

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng các kiến thức đã học trong nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Qua khảo sát tìm hiểu thực tế giúp cho chúng ta có thể hiểu hơn về
hiện trạng môi trường nước Hồ Ba Bể và những khó khăn trong công tác bảo
vệ môi trường khu du lịch.
- Từ những đánh giá đó đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất
lượng nước Hồ Ba Bể, nhằm đưa môi trường Hồ thành một khu sinh thái bền
vững phục vụ cho ngành du lịch, các ngành công nông nghiệp, thủy sản…của
khu vực.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận về hoạt động du lịch
2.1.1. Khái niệm du lịch
Có thể nói du lịch là một trong những ngành kinh tế cổ xưa nhất trong
lịch sử nhân loại, ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện những hành vi "du lịch" đầu
tiên: như cuộc hành trình của các nhà hiền triết quanh khu vực Địa Trung Hải
để xác định ra bảy kì quan của thế giới cổ đại, hay các cuộc "vi hành" nhằm
tìm hiểu nhân tình thế thái và thưởng ngoạn những thắng cảnh tự nhiên của
các vị Hoàng đế Trung Hoa cổ đại... đã được ghi chép trong lịch sử. Cùng với
thời gian và sự phát triển của xã hội loài người, các hành vi du lịch ngày càng
trở nên phổ biến và du lịch dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng của
mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, người ta nhận thấy yếu tố kinh
tế là không thể thiếu trong khái niệm du lịch. Theo xu hướng đó, khái niệm du
lịch đã có những thay đổi phù hợp hơn bao hàm các nội dung liên quan đến sự
chuyển cư, những hoạt động tại nơi đến cũng như các vấn đề kinh tế xã hội liên
quan. Gắn kết cả hai cách nhìn nhận về du lịch từ phía người đi du lịch và
người kinh doanh du lịch, hai học giả Hoa Kỳ Mathieson Wall đã khái quát
như sau: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến ngoài nơi ở và
làm việc của họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và
cơ sở vật chất tạo ra để đáp ứng những nhu cầu của họ”.
Định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới WTM (World Travel
Organization) đã xác định rõ “Du lịch là hành động rời khỏi nơi thường trú
để đi đến một nơi khác, một môi trường khác trong một thời gian ngắn nhằm
mục đích tìm hiểu, khám phá, vui chơi, giải trí nghỉ dưỡng”.

Trong Luật Du lịch năm 2005 của Việt Nam, khái niệm du lịch được
xác định chính thức như sau: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định”.[18]


5

2.1.2. Khái niệm môi trường du lịch
“Môi trường du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố về tự nhiên, kinh tế
- xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”.
Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác
đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại
góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường.
Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn
liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường
xung quanh. Chính vì vậy hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với
môi trường hiểu theo nghĩa rộng. Các cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sông,
biển cả… Các giá trị văn hóa như các di tích công trình kiến trúc nghệ thuật
… hay những đặc điểm và tình trạng của môi trường xung quanh là những
tiềm năng và điều kiện cho phát triển du lịch. Ngược lại, ở chừng mực nhất
định, hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi
trường như việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây
xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hóa du lịch … Như vậy, rõ ràng rằng hoạt
động du lịch và môi trường có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai
thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thế sẽ là nguyên nhân làm suy
giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng
có nghĩa là làm suy giảm hiểu quả của chính hoạt động du lịch [11].
Bất cứ hoạt động nào của du lịch cũng có tác động hai chiều đến môi

trường của nó. Cho nên trong hoạt động du lịch cần có những quy hoạch hợp
lý, chính sách và dự án tối ưu nhất nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.
2.1.3. Cơ cấu của môi trường du lịch
Môi trường du lịch gồm ba thành phần chính [6]
- Môi trường du lịch tự nhiên:
Là một bộ phận cấu thành nên môi trường du lịch nói chung, bao gồm
tập hợp các đối tượng tự nhiên sống (hữu cơ) và không sống (vô cơ). Trong
đó có những đối tượng tự nhiên chưa bị con người tác động và cả những đối
tượng tự nhiên đã bị con người tác động tự nhiên đã bị con người tác động,
cải tạo ở những mức độ khác nhau, song vẫn bảo tồn được một phần hoặc


6

toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và phát triển. Môi trường du lịch tự nhiên là
toàn bộ không gian, lãnh thổ bao gồm các nhân tố thiên nhiên như: đất, nước,
không khí, hệ động vật trên cạn và dưới nước… và các công trình kiến trúc
cảnh quan thiên nhiên - nơi tiến hành các hoạt động du lịch.Ví dụ như các khu
du lịch nổi tiếng Phong Nha- kẻ Bàng, Hạ Long, Sapa, Đà lạt,Thác Bản giốc,
động ngườm ngao…là những điểm du lịch dựa trên cơ sở môi trường tự
nhiên.Với những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Làm cho các hoạt động du
lịch có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, chính vì vậy mà chúng được trực
tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch. Các nhân tố, điều kiện cơ bản
của môi trường du lịch tự nhiên có tác động đáng kể nhất đối với du lịch có
thể kể là vị trí địa lý, môi trường địa chất - địa mạo, môi trường nước, môi
trường không khí, môi trường sinh học.
- Môi trường du lịch nhân văn
Môi trường du lịch nhân văn là một bộ phận của môi trường du lịch
liên quan trực tiếp đến con người và cộng đồng, bao gồm các yếu tố về dân
cư, dân tộc. Gắn liền với các yếu tố dân cư, dân tộc là truyền thống quan hệ

cộng đồng, các yếu tố về lịch sử, văn hóa... Khi chúng đứng trên quan điểm
môi trường thì đó là những yếu tố tích cực của môi trường du lịch bởi vì đây
không chỉ là đối tượng của du lịch mà còn là yếu tố tạo sự hấp dẫn của môi
trường du lịch bởi tính đa dạng của những giá trị nhân văn truyền thống của
các cộng đồng dân tộc khác nhau. Bên cạnh đó, sự phát triển các yếu tố văn
hóa, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nhân văn (di tích lịch sử, di sản thế
giới, lễ hội, ẩm thực, văn hóa dân tộc …) ở các điểm du lịch cũng chính là
những phương diện hữu hiệu nhằm nâng cao các giá trị nhân văn, tăng điều
kiện thuận lợi để thu hút du khách.
- Môi trường du lịch kinh tế- văn hóa xã hội
Môi trường kinh tế xã hội là toàn bộ hoàn cảnh, hoạt động kinh tế, xã
hội của quốc gia, khu vực hay trên toàn thế giới. Khi xem xét môi trường kinh
tế xã hội thì cần xem xét rõ các yếu tố như thể chế chính sách, trình độ phát
triển khoa học công nghệ, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường đô thị
và công nghiệp, mức sống của người dân, an toàn trật tự xã hội, tổ chức xã
hội và quản lý môi trường.


7

2.1.4. Đặc trưng của ngành du lịch
Mọi dự án phát triển du lịch được thực hiện trên cơ sở khai thác những
giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng với các cơ sở hạ
tầng và các dịch vụ kèm theo. Kết quả của quá trình khai thác đó là việc hình
thành các sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi
ích cho xã hội.
Trước tiên đó là các lợi ích về kinh tế xã hội, tạo ra nhiều cơ hội tìm
kiếm việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cộng đồng địa phương thông qua
các dịch vụ du lịch, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử
và sự đa dạng của thiên nhiên nơi có các hoạt động phát triển du lịch. Sau nữa

là những lợi ích đem lại cho du khách trong việc hưởng thụ các cảnh quan
thiên nhiên lạ, các truyền thống văn hoá lịch sử.
Những đặc trưng cơ bản của ngành du lịch bao gồm:
- Tính đa ngành
Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác phục vụ du lịch (sự
hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và
các dịch vụ kèm theo...). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu
cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp
cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hoá...).
- Tính đa thành phần
Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần du khách, những người phục
vụ du lịch, các cộng đồng nhân dân trong khu du lịch, các tổ chức chính phủ
và phi chính phủ tham gia vào các hoạt động du lịch.
- Tính đa mục tiêu
Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan
lịch sử văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của du khách và người tham
gia hoạt động dịch vụ, mở rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế và nâng cao ý
thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội.
- Tính liên vùng
Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du
lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia khác nhau.


8

- Tính mùa vụ
Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ
cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển,
thể thao theo mùa (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối
tuần, vui chơi giải trí (theo tính chất công việc của những người hưởng thụ

sản phẩm du lịch).
- Tính chi phí
Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là hưởng thụ
sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền.
2.2. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường du lịch
Hoạt động du lịch luôn luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng
tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi, sông, biển…
các giá trị văn hoá, nhân văn. Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo
nên những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng,
làng văn hoá… trên cơ sở của một hay tập hợp các đặc tính của môi trường tự
nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừng… hay
một đền thờ, một quần thể di tích.
Việc thu hút du khách, tạo nên công ăn việc làm cho người dân, kích
thích sự phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống
cộng đồng người dân địa phương… là hệ quả tích cực của tác động du lịch
đến môi trường. Trong quá trình phát triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi
trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ, vì vậy sự suy giảm chất lượng của
môi trường sẽ dẫn đến sự giảm sút sức hút của hoạt động du lịch.
2.2.1. Tác động tích cực của hoạt động du lịch đến môi trường
* Môi trường du lịch tự nhiên:
- Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và
bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực
vào việc bảo tồn cácvườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng
văn hóa - lịch sử - môi trường, tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến
trúc mỹ thuật.


9

- Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ

những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa
dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.
- Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự
án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước,
thác nước nhân tạo.
- Du lịch góp phần tích cực tu sửa, phát triển cảnh quan đô thị, cảnh
quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới,
cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia
tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường sá thông tin, năng lượng, nhà cửa
xử lí rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được cung cấp. Hạn
chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các giải pháp hạ
tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng.
- Đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát
triển thành các khu du lịch biển. Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ
đất còn trống chưa được sử dụng hiệu quả. Giảm sức ép do khai thác tài
nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế tại các khu vực phát triển
du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được sử dụng.
- Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo
vệ môi trường.
* Môi trường du lịch nhân văn
- Tác động đến chính trị: Thông qua hoạt động du lịch, du khách có
được sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau làm gia tăng sự đoàn kết quốc tế, hòa
bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Du lịch cũng chấp nhận các hình
thức giao lưu văn hóa khác nhau, kể cả trao đổi quan điểm và luyện tập các
ngôn ngữ khác nhau.
- Du lịch có tác động thúc đẩy, xây dựng văn minh tinh thần: Du lịch là
lối sống đặc biệt ngày càng trở thành một loại hành vi xã hội phổ biến. Thông
qua khai thác hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức, du khách được mở rộng
tầm mắt, thêm phần lịch thiệp, tăng cường hiểu biết, thoải mái tinh thần, tôi



10

luyện tình cảm. Vì vậy, hoạt động du lịch góp phần nâng cao đời sống văn
hóa tinh thần và tu dưỡng đạo đức cho con người.
- Du lịch có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rất tích cực, thúc đẩy du lịch là
yếu tố cơ bản của phồn vinh xã hội. Đồng thời, thông qua hoạt động du lịch
còn có thể làm tăng sự hiểu biết của du khách đối với cảnh quan thiên nhiên,
đất nước, con người, lịch sử văn hóa xã hội của quốc gia, nhờ vậy tinh thần
yêu tổ quốc, yêu quê hương được tăng lên và có tinh thần trách nhiệm xây
dựng đất nước giàu mạnh, lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ môi trường.
Du lịch làm tăng nhận thức của địa phương về giá trị kinh tế của các khu vực
tự nhiên và văn hóa, qua đó có thể khơi dậy niềm tự hào đối với những di sản
của quốc gia và địa phương cũng như quan tâm đến việc giữ gìn chúng.
- Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân
gian. Ngoài việc cung cấp các hoạt động tham quan di tích văn vật du ngoạn
phong cảnh thiên nhiên, du lịch còn có tác dụng bảo vệ văn hóa, làm đẹp môi
trường và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộc.
- Phát triển, giao lưu văn hóa: Du khách biết thêm về văn hóa của
nước chủ nhà, biết về âm nhạc, nghệ thuật, các món ăn truyền thống và
ngôn ngữ của nước đó.
- Tạo hình ảnh mới: Người nước ngoài được biết thêm về cộng đồng
người dân nước họ du lịch.
- Du lịch có thể đẩy mạnh việc bảo tồn và giao lưu các truyền thống
văn hóa lịch sử, góp phần bảo tồn và quản lí bền vững các tài nguyên, bảo vệ
các di sản ở địa phương, phục hưng các nền văn hóa bản xứ, các nghề thủ
công mĩ nghệ.
- Du lịch còn tạo ra khả năng hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn các di
tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là các di tích ở
những nước nghèo không có đủ tiềm lực để trùng tu hay bảo vệ như: Các di

sản kiến trúc nghệ thuật, văn hóa, đồ thủ công, lễ hội, trang phục, lối sống
truyền thống.
- Đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp cho việc phát triển các bảo
tàng, các hoạt động văn hóa truyền thống, kể cả văn hóa ẩm thực.


11

- Du lịch tạo ra việc làm, ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định xã hội
như: Không để cho các cộng đồng tan rã, giảm bớt việc thanh niên đi nơi khác
tìm việc làm, tăng thu nhập của dân địa phương thông qua việc cung cấp
những sản phẩm mỹ nghệ công nghiệp cho
2.2.2. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường
* Môi trường du lịch tự nhiên
- Tài nguyên nước xây dựng, đất đá và các chất nạo vét, đặc biệt là
những nơi chặt phá rừng ngập mặn để xây bến cảng, làm cho chất lượng nước
giảm đi rất nhiều, nước bị đục, quá trình trầm lắng tăng. Sinh vật đáy bị huỷ
diệt, chất bẩn do nạo vét tạo nên. Biển và đất bị nhiễm độc bởi chất thải.
- Tác động lâu dài do việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du
lịch. Đất bờ bị sụt lở hoặc chất thải trôi dạt sẽ làm tăng thêm hàm lượng bùn
và các chất cặn, vì thế mà chất lượng nguồn nước kém đi, độ nhiễm độc tăng.
Việc thay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến mất cân bằng sinh thái, thay đổi
cảnh quan, đẩy nhanh quá trình xói mòn. Các hoạt động khác: giao thông tấp
nập, có quá nhiều du khách làm chất lượng không khí kém đi, các giá trị du
lịch bị xuống cấp.
- Tài nguyên không khí: Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí xuất
hiện chủ yếu là do các hoạt động giao thông, do sản xuất và sử dụng năng
lượng, tăng cường sử dụng giao thông cơ giới là nguyên nhân đáng kể gây
nên bụi bặm và ô nhiễm môi trường, trạng thái ồn ào phát sinh do việc tăng
cường sử dụng các phương tiện cơ giới như thuyền, phà gắn máy, xe máy…

cũng như hoạt động của du khách tại các điểm du lịch tạo nên những hậu quả
trước mắt cũng như lâu dài.
- Tài nguyên đất: Du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khách
sạn và công trình dịch vụ du lịch. Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn
những diện tích đất trước đây là những cảnh quan thiên nhiên, những khu đất
trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động phát triển các khu du lịch thường dẫn đến
việc giảm quỹ đất canh tác nông nghiệp.
- Tài nguyên sinh vật: Hoạt động của du khách gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường sống của các loài động thực vật.


12

* Môi trường du lịch nhân văn
Những tác động của du lịch đến văn hoá - xã hội được thể hiện trong
việc góp phần thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia đình,
lối sống tập thể, hành vi đạo đức, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của
cộng đồng, phần lớn đó là những tác động gián tiếp. Hoạt động du lịch gây ra
nhiều thay đổi về đạo đức xã hội và mức độ tội phạm.
- Văn hóa:
+ Nền văn hoá truyền thống của nước chủ nhà có thể bị huỷ hoại hoặc
giảm giá trị.
+ Văn hoá xuống cấp cả về quy mô lẫn tốc độ.
+ Làm tổn hại đến các hệ thống văn hóa, gây ra những thay đổi về tập
quán tình dục.
+ Dân địa phương tiếp thu một cách không chọn lọc những tác phong,
giá trị đúng mực của khách nước ngoài. Làm cho nền văn hoá truyền thống
địa phương thích nghi với nhu cầu, đáp ứng lòng mong đợi của du khách.
- Tính truyền thống:
+ Tạo nên tình trạng quá tải về dân số, mất vệ sinh, tệ hơn là sự mất lễ

nghi trong các lễ hội.
+ Mất đi tình trạng ổn định ban đầu, mất đi lòng tự hào về văn hoá
của chính mình.
+ Sự gắn bó cộng đồng bị thay đổi, sự ràng buộc về họ hàng và cộng
đồng bị rạn nứt.
+ Sự thay đổi địa vị giữa chủ và khách.
+ Tăng cường xung đột giữa cái mới và cái cũ bảo thủ. Xã hội trở nên
phức tạp hơn.
2.2.3. Các nguồn du lịch tác động tới môi trường
Nguồn tác động đến môi trường gồm toàn bộ các sự việc hiện tượng,
hoạt động trong dự án và những hoạt động khác liên quan đến dự án. Chúng
có khả năng tạo nên những tác động đến môi trường và thường bao gồm 4
nhóm yếu tố sau:


13

- Các nguồn tác động của dự kiến bố trí các công trình xây dựng trong
dự án phát triển du lịch:
+ Xây dựng khách sạn.
+ Xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (trung tâm thể thao, bến
tàu thuyền, công viên giải trí...).
+ Các công trình đặc thù riêng cho mỗi nội dung dự án phát triển du
lịch cụ thể (thể thao, tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, sinh thái,
mạo hiểm...).
- Các nguồn tác động đầu vào của dự án phát triển du lịch:
+ Hoạt động cải tạo và nâng cấp hoặc xây mới các cơ sở hạ tầng, cở sở
vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước
và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải...).
+ Các hoạt động khai thác vật liệu và hoạt động xây dựng của công nhân.

+ Các hoạt động dịch vụ (vận chuyển, bưu chính viễn thông, y tế,
bảo hiểm...)
- Nguồn tác động trong giai đoạn phát triển của dự án:
+ Lập quy hoạch và chuẩn bị mặt bằng (di dân, san ủi...)
+ Thực hiện quy hoạch: đầu tư xây dựng, xây lắp...
+ Các hoạt dộng du lịch sau xây dựng: thể thao, tắm biển, thăm vườn
quốc gia, khu bảo tồn, các hoạt động dịch vụ du lịch, các hoạt động dịch vụ
du lịch, các hoạt động quản lý, các chương trình hoạt động khác...
- Tác động đầu ra của dự án:
+ Tải lượng ô nhiễm từ các cơ sở dịch vụ du lịch.
+ Các nguồn nước đã bị ô nhiễm (nước thải, nước biển, nước hồ)
+ Chất thải từ các phương tiện vui chơi giải trí, dịch vụ vận tải bộ, thuỷ,
hàng không...làm ảnh hưởng đến môi trường không khí và môi trường nước,
đất và các hệ sinh thái.
2.3. Các yếu tố tác động đến chất lượng môi trường nước Hồ Ba Bể
2.3.1. Các yếu tố tác động do điều kiện tự nhiên
* Ảnh hưởng của yếu tố thuỷ văn


14

Theo tài liệu khí tượng - thuỷ văn, lượng mưa năm ở khu vực VQG Ba
Bể có lượng mưa năm tới 1.343mm.
Hồ Ba Bể chịu tác động lớn của chế độ thuỷ văn sông Năng, chế độ
mưa mùa đã làm cho chế độ dòng chảy trên sông Năng có 2 mùa rõ rệt: mùa
lũ và mùa cạn. Thêm vào đó, do địa hình dốc nên tính chất ác liệt của lũ càng
gia tăng. Vào mùa lũ, ngoài 3 con sông, suối ở phía Nam nước từ sông Năng
có thể chảy vào hồ và mực nước ở hồ có thể dâng lên từ 2 - 3m. Khi nước lũ
sông Năng giảm xuống, nước trong hồ lại tiếp tục chảy vào sông Năng. [21]
Mùa lũ kéo dài 5 tháng (tháng 3- tháng 9) với lượng dòng chảy chiểm

75% tổng dòng chảy cả năm, trong đó lũ lớn nhất thường xảy ra vào tháng 8.
Ngược lại, mùa cạn kéo dài 5 tháng (tháng 10 - tháng 2), modun dòng chảy
trong mùa này luôn dưới mức trung bình năm, trong đó các tháng 1 - 3 có
dòng chảy nhỏ nhất. [3]
* Ảnh hưởng của yếu tố địa hình
Đặc điểm địa hình (ảnh hưởng đến sự phân bố dòng chảy theo không gian,
hiệu suất dòng chảy và xói mòn bề mặt, ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của
từng con sông và sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không gian). Lưu vực Hồ
Ba Bể có độ dốc lớn, trong lưu vực có nhiều thung lũng, các thung lũng lớn tập
trung ở vùng thượng lưu. Về phía hạ lưu, các núi thấp, thung lũng hẹp và ít. Độ
cao bình quân lưu vực là 312 m, độ dốc lòng sông 1,62%, độ dốc bình quân lưu
vực là 43,3%. [7]
*Ảnh hưởng của môi trường sinh học
Thảm thực vật (nhất là các loại thân gỗ) có giá trị cao trong điều tiết khí
hậu, cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ tài nguyên nước và đất. Từ bản đồ
thảm thực vật tỉnh Bắc Kạn thành lập năm 1998 có thể nhận thấy rằng nguyên
nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nước Hồ Ba Bể cạn là do nguồn sinh thủy của
sông Năng giảm sút. Trên các sườn núi Nộc Chấp, Kéo Mỏ chỉ có các trảng
cây bụi thứ sinh, hoặc trảng cỏ cây bụi và cây trồng. Chỉ ở phần đỉnh của các
dãy núi còn sót lại những mảng rừng rậm thường xanh. [5]
Tuy nhiên, mật độ cây xanh và diện tích thảm thực vật ngày càng suy
giảm có thể gây một số tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường và kinh


15

tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn. Các tác động rõ rệt nhất là: Gia tăng cường độ
và tần suất lũ lụt; Gia tăng xói mòn, suy giảm chất lượng đất; Gia tăng ô
nhiễm nước các sông, hồ.
* Ảnh hưởng do sói mòn bồi lắng

Xói mòn trên lưu vực gia tăng, quá trình bồi lấp lòng hồ nhanh hơn
(trong 20 năm mức bồi lắng đạt 0,5 - 1,0 m). Với tốc độ đó thì tuổi thọ của hồ
sẽ rút ngắn. Ngoài ra quá trình xói mòn gây ô nhiễm và làm suy giảm chất
lượng nước hồ. [18]
2.3.2.Các yếu tố tác động do phát triển kinh tế xã hội khu vực
* Hoạt động nông lâm nghiệp
Lượng nước hồi quy cùng với nước mưa rửa trôi mang theo vào nước
khá nhiều các loại hợp chất như các chất khoáng, mùn hữu cơ, kim loại, dinh
dưỡng và nhất là hóa chất bảo vệ thực vật các loại. Một số điều dễ nhận thấy
là hầu hết các khu vực sản xuất nông nghiệp đều nằm cạnh các con sông, suối
nhằm tạo thuận lợi cho khâu tưới tiêu. Vì lẽ đó mà sự xâm nhập của nước sản
xuất nông nghiệp trở nên thường xuyên hơn và với quy mô rất lớn.Một điều
đáng lo ngại là việc sản xuất nông nghiệp hiện nay rất phụ thuộc vào các loại
phân bón hữu cơ và các loại hóa chất diệt trừ sâu bọ, diệt cỏ. Một vụ lúa trung
bình người dân phun thuốc diệt sâu từ 3 đến 5 lần và phun tổng hợp rất nhiều
loại thuốc khác nhau để đề phòng sâu bệnh kháng thuốc. Loại nước (mưa,
nước hồi quy) từ các khu vực sản xuất nông nghiệp có khả năng gây phú
dưỡng nguồn nước và ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, gây nhiễm độc hệ
sinh thái dưới nước. [14]
Nền nông nghiệp lạc hậu và sự yếu kém trong công tác bảo vệ rừng
đầu nguồn gây nên sự suy giảm diện tích rừng phòng hộ, dẫn đến xói mòn,
rửa trôi, gây bồi lắng lòng sông.
Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô hộ gia đình
đầu nguồn nước, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đã gây ra ô
nhiễm môi trường, phát sinh mùi hôi thối do quá trình phân hủy các chất hữu cơ.
* Hoạt động dịch vụ, sinh hoạt
Khu vực Hồ Ba Bể chưa có hệ thống xử lý và thoát nước, cộng thêm sự
rửa trôi bề mặt của nước mưa trở thành nguồn ô nhiễm và phức tạp đến môi



16

trường, đặc biệt là tới nguồn nước Sông Năng, lưu vực Hồ Ba Bể. Đời sống
nhân dân tăng kéo theo sựu gia tăng mạnh về khối lượng rác thải sinh hoạt
trong khi chưa có biện pháp thu gom, xử lý rác thải hiệu quả.[14].Cùng với
công nghiệp hóa và đô thị hóa, khối lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng
gia tăng, bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải trạm xá. Phần lớn lượng rác thải
trên không được xử lý và đổ bừa bãi ra sông, hồ, ao trong khu vực.
Lượng nước thải và chất thải rắn phát sinh từ các bệnh viện, trạm y tế
đều không có công trình xử lý. Toàn bộ rác thải bệnh viện trên địa bàn chưa
được phân loại từ nguồn, rác thải mang mầm bệnh độc hại được đổ chung với
rác thải sinh hoạt, đó là nguồn gây ô nhiễm nguy hại cho sức khoẻ người dân
sinh sống ở đây.
Khu du lịch Hồ Ba Bể tập chung một lượng lớn du khách đến tham
quan và nghỉ ngơi hàng năm. Với 40.000 lượt khách du lịch mỗi năm, các
hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, thương mại, khách sạn nhà hàng đã phát sinh
một lượng lớn nước thải, chất thải rắn sinh hoạt. Công tác bảo vệ môi trường
khu du lịch chưa được quan tâm, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh (nước
thải, chất thải rắn…) không được thu gom mà đổ thẳng ra sông, suối, hồ là
một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước hồ [16]
2.4. Định hướng phát triển khu du lịch Ba Bể đến năm 2030.
2.4.1. Bảo tồn và nâng cao sức hấp dẫn của thiên nhiên Ba Bể (tài nguyên
du lịch số 1) để Ba Bể thành địa điểm trải nghiệm thiên nhiên ấn tượng.
a. Bảo tồn, tái sinh tự nhiên đồng thời cải tạo môi trường của làng
bản và đô thị
Thiên nhiên Ba Bể là tài nguyên du lịch chính, biến khu vực hồ Ba Bể
thành điểm thưởng ngoạn thiên nhiên của du khách là định hướng cơ bản để
phát triển du lịch. Do đó, điều kiện tiên quyết là cần phải bảo toàn môi trường
thiên nhiên vườn quốc gia Ba Bể. Hơn nữa, cần bảo vệ và tái sinh thiên nhiên
của cả khu vực lân cận, đồng thời cải tạo môi trường sống của làng bản và đô

thị nhằm tạo ra cảm giác thoải mái cho khách du lịch.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước sông
nói riêng của Ba Bể bắt nguồn từ nết sống và sản xuất nông nghiệp của nhân


×