Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực VII (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––

ĐỔ QUANG HIỆP

HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC VII

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––

ĐỔ QUANG HIỆP

HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC VII
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Minh Hằng

THÁI NGUYÊN - 2018




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa
công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông
tin xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Quang Hiệp


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thị Minh Hằng, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế, khoa Sau Đại
học - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên - Đại học Thái
Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu,
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp, đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn


Đỗ Quang Hiệp


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn .......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ..................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ........................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM TOÁN THU
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG .................................................................................. 5
1.1. Cở sở lý luận về kiểm toán thu ngân sách địa phương ........................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 5
1.1.2. Kiểm toán thu ngân sách địa phương ................................................................ 9
1.1.3. Các bước thực hiện kiểm toán thu NSĐP ....................................................... 10
1.1.4. Nội dung kiểm toán ngân sách địa phương ..................................................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 17
1.2.1. Tình hình quyết toán ngân sách nhà địa phương năm 2011 ........................... 17
1.2.2. Tình hình quyết toán ngân sách địa phương năm 2015 .................................. 20
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho KTNN khu vực X ......................................... 21
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 23
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 23

2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 23
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................... 23
2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................... 25
2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 26


iv
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN THU NGÂN SÁCH
ĐỊA PHƯƠNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC VII .................... 27
3.1. Khái quát về kiểm toán nhà nước khu vực VII .................................................. 27
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển KTNN khu vực VII .................................. 27
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy KTNN khu vực VII ............................ 27
3.1.3. Tổ chức bộ máy của KTNN khu vực VII ....................................................... 28
3.2. Thực trạng quy trình kiểm toán kiểm toán thu NSĐP của KTNN khu vực VII ....... 29
3.2.1. Công tác chuẩn bị kiểm toán năm của KTNN khu vực VII ............................ 29
3.2.2. Công tác thực hiện kiểm toán.......................................................................... 33
3.2.3. Lập và xét duyệt báo cáo kiểm toán ................................................................ 37
3.2.4. Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị .................................................... 38
3.3. Kết quả Kiểm toán thu NSĐP tại các tỉnh do KTNN khu vực VII tiến hành .... 39
3.3.1. Kiểm toán về quản lý thu ngân sách ............................................................... 39
3.3.2. Kiểm toán về quản lý thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí và thu khác .................... 63
3.3.3. Kiểm toán việc tuân thủ luật và chế độ thu tại các đối tượng nộp thuế .......... 66
3.3.4. Kiểm toán về quản lý thu tại Kho bạc Nhà nước ............................................ 67
3.3.5. Kiểm toán về công tác quản lý tạm thu tạm giữ ............................................. 67
3.4. Tổng hợp kết quả sai xót thu NSĐP................................................................... 69
3.5. Đánh giá hoạt động kiểm toán thu NSĐP của KTNN khu vực VII ................... 72
3.5.1. Đánh giá của chuyên gia về quy trinh thực hiện kiểm toán ............................ 72
3.5.2. Đánh giá của kiểm toán viên ........................................................................... 76
3.6. Kết luận chung ................................................................................................... 83
3.6.1. Nhận xét chung ............................................................................................... 83

3.6.2. Những hạn chế còn tồn tại .............................................................................. 84
3.6.3. Nguyên nhân của các hạn chế ......................................................................... 85
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU
VỰC VII ................................................................................................................... 87
4.1. Căn cứ và định hướng của giải pháp .................................................................. 87


v
4.1.1. Định hướng về tổ chức công tác kiểm toán ngân sách địa phương tại
Kiểm toán Nhà nước khu vực VII ............................................................................. 87
4.1.2. Mục tiêu kiểm soát chất lượng kiểm toán ....................................................... 90
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa
phương tại KTNN Khu vực VII ................................................................................ 90
4.2.1. Tổ chức hệ thống thông tin, hồ sơ kiểm toán chung liên quan đến quản lý
thu NSĐP .................................................................................................................. 91
4.2.2. Giải pháp về phương thức khảo sát thu thập thông tin ................................... 92
4.2.3. Giải pháp về phân công nhiệm vụ trong các phòng kiểm toán ....................... 92
4.2.4. Giải pháp về kế hoạch kiểm toán của đoàn kiểm toán .................................... 93
4.2.5. Giải pháp về trình tự kiểm toán thu NSĐP trong kiểm toán NSĐP ............... 94
4.2.6. Giải pháp về hồ sơ kiểm toán tổng hợp .......................................................... 94
4.2.7. Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán .......... 94
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 96
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 98


vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐP


Địa phương

DTĐP

Dự toán địa phương

DTTW

Dự toán trung ương

GTGT

Gía trị gia tăng

KTNN

Kiểm toán nhà nước

KTV

Kiểm toán viên

NQD

Ngoài quốc doanh

NSĐP

Ngân sách địa phương


NSNN

Ngân sách nhà nước

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TW

Trung ương

XDCB

Xây dựng cơ bản


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tổ chức bộ máy của KTNN khu vực VII ................................................. 28
Bảng 3.2: Kiến nghị tăng thu NSĐP của KTNN khu vực VII .................................. 70
Bảng 3.3: Kết quả đánh giả của các chuyên gia........................................................ 73
Bảng 3.4: Đánh giá công tác chuẩn bị kiểm toán thu NSĐP .................................... 77
Bảng 3.5: Đánh giá công tác thực hiện kiểm toán thu NSĐP ................................... 80
Bảng 3.6: Đánh giá công tác lập và phát hành báo cáo kiểm toán thu NSĐP .......... 82
Bảng 3.7: Đánh giá công tác kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị ................ 83


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Kiểm toán thu Ngân sách địa phương (NSĐP) là một hoạt động quan trọng
trong kiểm toán NSĐP. Hoạt động này được thực hiện thường niên và chủ yếu do
Kiểm toán nhà nước (KTNN) các khu vực thực hiện. Thông qua hoạt động kiểm
toán NSĐP đã giúp cho việc tăng thu, tiết kiệm chi cho ngân sách ở các địa phương
hàng ngàn tỷ đồng. Đã có rất nhiều các luận văn nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề
kiểm toán ngân sách địa phương nhằm mục đích làm lành mạnh hóa nền tài chính
của địa phương và đất nước và bên cạnh đó cũng giúp cho các địa phương quản lí
và tiết kiệm được nguồn ngân sách của mình một cách tốt hơn. Tuy nhiên hoạt động
kiểm toán chi ngân sách địa phương này không làm tăng thu của ngân sách địa
phương lên, do đó hoạt động kiểm toán thu là hoạt động quan trong luôn đi kèm với
hoạt động kiểm toán chi ngân sách địa phương.
Thông qua hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương cho từng lĩnh vực,
từng khâu trong quản lý, điều hành ngân sách và đã đạt được kết quả tích cực. Đối
với kiểm toán công tác quản lý thu ngân địa phương giúp nghị xử lý, khắc phục
những hạn chế, sai phạm và kiến nghị tăng thu hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách địa
phương. Thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán thu ngân sách địa phương cũng đóng
góp một phần vào việc ổn định nguồn ngân sách địa phương.
Hiện tại hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của KTNN khu vực
VII được triển khai thường niên, tuy nhiên những phân tích về kiểm toán thu ngân
sách địa phương chỉ chiếm một phần nhỏ trong báo cáo hoạt động kiểm toán ngân
sách địa phương. Qua đó ta thấy so với hoạt động kiểm toán các khoản chi ngân
sách địa phương thì hoạt đông kiểm toán thu ngân sách địa phương chưa thực sự
được quan tâm đúng mức. Thực tế thì hoạt động thu NSĐP có tính chất rất quan
trọng liên quan đến việc duy trì nguồn ngân sách cho địa phương. Kết quả thu
NSĐP cũng chính là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của mỗi địa
phương. Do đó để có thể thực hiện được kết quả về chỉ tiêu liên quan đến các nguồn
thu thì nhiều địa phương có thể tự ý thay đổi linh hoạt các điều khoản nghiệp vụ để
có thể đạt được mục tiêu.



2
Bên cạnh việc các hoạt động thu NSĐP có thể sảy ra tình trạng lạm thu hay
thu không đúng quy định thì việc bỏ sót các nguồn thu do yếu kém về chuyên môn
nghiệp vụ hay có sự thiếu minh bạch của các cấp quản lý cũng hoàn toàn có thể sảy
ra. Chính vì vậy hoạt động kiểm toán thu NSĐP là rất quan trọng đối với việc quản
lý sai xót thu và duy trì tính minh bạch trong quản lý thu NSĐP. Chính vì vậy hoạt
động kiểm toán thu NSĐP cần phải được chú trọng thực hiện tốt hơn.
Thực tế chỉ ra rằng hiện việc nghiên cứu thực trạng của từng hoạt động kiểm
toán tại KTNN khu vực VII chưa được triển khai một cách bài bản, đặc biệt đối với
hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương. Để có thể triển khai hoạt động kiểm
toán thu ngân sách địa phương một cách có hiệu quả thì việc nghiên cứu và phân
tích thực trạng về hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương phải được tiến
hành. Xuất phát từ những thực tế như vậy tác giả đã chọn luận văn: Hoạt động kiểm
toán thu ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước khu vực VII, nhằm đánh
giá thực trạng và tìm ra hạn chế và đưa ra những giải pháp, kiến nghị để nâng cao
chất lượng công tác kiểm toán thu ngân sách địa phương trong kiểm toán, đáp ứng
sự kỳ vọng của Đảng, Quốc hội và chính phủ đối với hoạt động của KTNN.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục tiêu chung
Tổng hợp cơ sở lý luận liên quan đến kiểm toán thu NSĐP và trên cơ sở
phân tích những hoạt động và kết quả đạt được của kiểm toán thu NSĐP của Kiểm
toán nhà nước khu vực VII từ đó chỉ ra được những tồn tại và hạn chế để làm cơ sở
cho việc đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán thu NSĐP.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về kiểm toán thu NSĐP trong hoạt động
kiểm toán NSĐP.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng công tác kiểm toán thu NSĐP
tại KTNN khu vực VII, phát hiện được những hạn chế của công tác kiểm toán thu

kiểm toán NSĐP.


3
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán thu ngân
sách địa phương của KTNN khu vực VII.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Hoạt động kiểm toán thu NSĐP trong đó chủ yếu tập trung vào nghiên cứu
các quá trình kiểm toán và các báo cáo đánh giá của quá trình kiểm toán NSĐP của
Kiểm toán khu vực VII. Bên cạnh đó để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động kiểm toán thì các kiểm toán viên của khu vực VII cũng là đối tượng chính sẽ
được nghiên cứu trong luận văn này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu về kiểm toán báo
cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ trong việc kiểm toán thu NSĐP trong các cuộc
kiểm toán khu vực VII thực hiện.
Phạm vi thời gian: Giai đoạn năm 2015 - 2016 (5 cuộc kiểm toán thu NSĐP).
Phạm vi không gian: Địa bàn 06 tỉnh (Lào Cai; Yên Bái; Phú Thọ; Điện
Biên; Sơn La; Lai Châu).
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Trên cơ sở thực tiễn hoạt động kiểm toán thu ngân sách địa phương của
KTNN khu vực VII hiện nay, luận văn đánh giá những thành tựu đã đạt được và
những tồn tại cũng như việc tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán thu ngân sách địa phương.
- Luận văn cũng hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về NSĐP,
kiểm toán ngân sách địa phương và hoạt động kiểm toán ngân sách địa phương
của KTNN, chỉ rõ các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm toán ngân sách địa
phương của KTNN.
- Trong nghiên cứu này luận văn cũng đề xuất các giải pháp được đưa ra

trong luận văn một mặt góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm toán ngân sách
địa phương, đồng thời giải quyết những vấn đề đặt ra đối với công tác kiểm toán thu
ngân sách địa phương của KTNN khu vực VII được hiệu quả hơn và có thể nhân
rộng trong hoạt động kiểm toán ngân sách địa phương của KTNN.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×