Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Sử dụng phần mềm Primer 5.0 nghiên cứu một số Sử dụng phần mềm Primer 5.0 đến biến động sử dụng đất của thị trấn Hùng Sơn – huyện Đại Từ – tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.65 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------- *** -----------

DƯƠNG HẠNH THẢO
Tên đề tài:
“SỬ

DỤNG PHẦN MỀM PRIMER 5.0 NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG SỬ
DỤNG ĐẤT THỊ TRẤN HÙNG SƠN HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Quản lí Đất đai
: Quản lý Tài nguyên
: 2010 - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------- *** -----------

DƯƠNG HẠNH THẢO


Tên chuyên đề :
"SỬ DỤNG PHẦN MỀM PRIMER 5.0 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT THỊ TRẤN
HÙNG SƠN - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Quản lí đất đai
: Quản lý Tài nguyên
: 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Hoàng Văn Hùng

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo của Nhà trường, thực hiện phương
châm “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn” giúp cho sinh viên
trau dồi kiến thức, phát huy khả năng, kiến thức đã tích lũy trong quá trình
thực tập, biết áp dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các yêu cầu thực
tế, biết vận dụng lý luận vào thực tiễn, phát hiện và giải quyết các vấn đề thực

tiễn, khi ra trường có thể phát huy khả năng của mình.
Được sự phân công của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm
khoa Quản lý Tài Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng sự
quan tâm giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Hoàng Văn Hùng vì thế em đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Sử dụng phần mềm Primer 5.0 nghiên cứu một
số yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất của thị trấn Hùng Sơn,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên’’
Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy
cô giáo và anh chị nơi em thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Trường Đại học Nông Lâm,
Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên và đặc biệt là thầy giáo TS. Hoàng
Văn Hùng người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Do thời gian thực tập có hạn và trình độ kiến thức bản thân còn phần
nào hạn chế, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu, mặc dù đã rất cố
gắng song bản khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi
vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô
và bạn bè để bài khóa luận của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Dương Hạnh Thảo


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa


BTNMT

Bộ tài nguyên Môi trường

ĐGHC

Địa giới hành chính

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHCN

Khoa học công nghệ

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

QH

Quy hoạch

SDĐ


Sử dụng đất

TNMT

Tài nguyên Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với bất kỳ quốc gia nào thì đất đai cũng là tài sản vô cùng quý
giá, là nguồn tư liệu chính của sản xuất đầu vào do đó đất đai là vấn đề được
quan tâm hàng đầu, ở nước ta cũng vậy “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở văn
hoá, an ninh, quốc phòng” (Luật đất đai, 2003)[4].
Công tác quản lý đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong công
tác quản lý Nhà nước về các vấn đề xã hội. Vì vậy, để phát huy được nguồn
nội lực từ đất đai phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
đòi hỏi chúng ta phải có những cơ chế, chính sách phù hợp để tạo nguồn thu
cho ngân sách Nhà nước, tạo vốn cho đầu tư phát triển, thúc đẩy sự hình
thành và phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản (Luật đất đai
2003)[4]. Đất đai đã trở thành tài nguyên vô cùng quý giá, là nơi tạo ra hầu
hết của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống hàng tỷ người trên trái đất (Lê
Thái Bạt, 1995) [9]. Xuất phát từ tầm quan trọng của nó và các yêu cầu sử
dụng đất dựa trên quỹ đất đai của từng địa bàn cụ thể, đất đai luôn được quản

lý, theo dõi sự biến động sử dụng đất, mục đích sử dụng trong từng thời điểm
cụ thể (Nguyễn Thị Yến và Hoàng Văn Hùng 2012)[3]
Ngày nay, cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thì
công nghệ thông tin trở thành một công cụ mạnh mẽ được ứng dụng vào các
lĩnh vực trong cuộc sống đem lại hiệu quả rõ rệt (Nguyễn Văn Bình và Lê
Thị Hoài Phương, 2010)[6]. Trong lĩnh vực quản lý đất đai cũng vậy phần
mềm Primer 5.0 có thể phân nhóm các đơn vị đất đai nhanh chóng hơn chính
xác cho từng đơn vị đất đai và có thể sắp xếp theo thứ tự khả năng thích nghi
của các nhóm vùng từ thích nghi cao nhất đến không thích nghi để cung cấp
cho ta những thông tin chính xác về biến động sử dụng đất. Từ đó chúng ta


đưa ra hướng sử dụng đất hiệu quả và hợp lý cho tương lai. ( Luật đất đai
2003)[4].
Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của nhà trường, Khoa Quản
lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của thầy giáo TS. Hoàng Văn Hùng và các thầy cô giáo, em đã lựa
chọn đề tài: “Sử dụng phần mềm Primer 5.0 nghiên cứu một số yếu tố ảnh
hưởng đến biến động sử dụng đất của thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên’’.
1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất của thị
trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng đất và quản lý đất đai cho địa phương.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá biến động giá đất tại thị trấn Hùng Sơn huyện Đại Từ giai
đoạn2000– 2010.
- Xác định và phân tích một số yếu tố chính ảnh hưởng tới biến động sử
dụng đất.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và công tác quản
lý đất đai tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ.
1.2.3. Yêu cầu
- Cập nhật đầy đủ các văn bản có liên quan đến biến động sử dụng đất
- Các số liệu, tài liệu phản ánh chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến biến
động sử dụng đất tại thị trấn Hùng Sơn huyện Đại Từ.
- Các đề nghị, kiến nghị phải có tính khả thi.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn để tìm ra cái mới cho lý
thuyết từ đó quay trở lại áp dụng cho thực tiễn.
- Sử dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế nâng cao tính thực tiễn,
chiều sâu của kiến thức ngành học cho bản thân.


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất để giúp cho
các nhà quản lý ở địa phương nắm được hiện trạng biến động đất đai của thị
trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ để từ đó có những định hướng quản lí đất đai
phù hợp và hiệu quả hơn.


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Hiện nay, phần lớn các quan hệ đất đai trên thế giới là sở hữu đất đai
thuộc về tư nhân. Riêng ở Việt Nam, khi nghiên cứu về quan hệ đất đai. Nhà
nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu đất đai. Nhà nước thể hiện quyền
năng của mình bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất
của các cơ quan quyền lưc trên cơ sở những đặc điểm kinh tế xã hội chính trị

của đất nước. Ngoài ra, hệ thống các cơ quan Nhà nước sẽ thực hiện việc
quản lý sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo quy hoạch và
pháp luật dưới sự giám sát của Nhà nước.
Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước
đối với đất đai, đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất,
trong việc phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch,
trong việc kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; trong việc điều
tiết các nguồn lợi từ đất đai (Nguyễn Thị Lợi, 2007)[11].
Liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai hệ thống đăng ký đất đai,
không thể không đề cập vấn đề biến động đất đai và cung cấp thông tin đất
đai, vì đây chính là một trong những mục đích quan trọng khi xây dựng hệ
thống đăng ký và là một trong những hoạt động đòi hỏi cần phải có đối với hệ
thống. Vì vậy, việc phân tích biến động đất đai được đặt ra (Đặng Anh Quân
2011)[14].
2.2. Những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam theo Luật
Đất đai năm 2003
Tại khoản 2 điều 6 Luật Đất đai 2003 có quy định 13 nội dung quản lý
nhà nước về đất đai như sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất
và tổ chức thực hiện các văn bản đó.


2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản
đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.

6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Thống kê, kiểm kê đất đai
8. Quản lý tài chính về đất đai
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.
10. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.” (Luật Đất đai 2003. [4]
Mười ba nội dung trên nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà
nước về đất đai ( Nguyễn Khắc Thái Sơn 2007)[12]
2.3. Tổng quan về Primer 5.0 và phần mềm XLSTAT V2013
2.3.1 . Phần mềm Primer
♦ Các chức năng của PRIMER 5.0:
Theo Nguyễn Hữu Kiệt (2008)[17] thì: Phần mềm PRIMER có nhiều
phiên bản, trong đề tài này sử dụng phiên bản 5 của PRIMER để phục vụ ứng
dụng nghiên cứu. Với phiên bản 5 phần mềm PRIMER có nhiều tính năng
mới hơn so với các phiên bản cũ trước đây.
♦ Loại tập tin được sử dụng trong PRIMER 5.0:


Theo Nguyễn Hữu Kiệt (2008)[16] thì: Dữ liệu PRIMER có thể đọc
được và lưu trong những định dạng khác nhau. Dữ liệu tốt hơn nên được lưu
trên định dạng PRIMER thông thường để tiếp tục sử dụng các tập tinh như
những thừa số. Các định dạng khác thì có ích cho việc trao đổi dữ liệu với
những chương trình khác.

Các đuôi mở rộng của các tập tin tư liệu được sử dụng trong PRIMER
5.0:
.pri – Sample variable data
.sid –Similarity matices
.agg – Aggregation data
.ppl – Plot files
Theo (Clarke K.R., Gorley R. N., 2001)[19] Để thực hiện phân tích
nhóm dữ liệu các loài trước tiên đòi hỏi một ma trận đồng dạng. Để thiết lập
một ma trận đồng dạng phải tạo ra cửa sổ chủ động bằng cách click trên thanh
nhỏ của nó (nếu cần) và chọn analysis > cluster, chú ý rằng Plot dendrogram
kiểm tra cái hộp được rà soát. Click Ok để xuất đồ thị dendrogram. Nếu bấm
vào những phân đoạn của thanh ngang, thao tác này sẽ xoay dedrgram chuyển
động, có thể chọn nhiều tùy chọn của đồ thị bằng việc chọn Graph >
properties từ danh mục chủ đề hoặc là shortcut, mang theo danh mục này
bằng cách click chuột phải khi con chạy đi qua biểu đồ
♦ Tính năng phân nhóm trong PRIMER (Cluster):
Sự phân nhóm có thứ bậc Phân tích tổng hợp (hay phân loại) nhằm mục
đích tìm thấy những nhóm tự nhiên của các mẫu, như những mẫu trong một
nhóm thì giống nhau nhiều hơn so với khác nhóm.
Theo sự phân loại của Cormack (1971), 5 phương pháp tổng hợp được
phân biệt như sau:
- Phương pháp có thứ bậc: Những mẫu được nhóm lại và những nhóm
này sẽ định dạng tổng hợp ở cấp độ thấp của sự đồng dạng
- Kỹ thuật lạc quan
- Phương pháp tìm kiếm hiện tại
- Kỹ thuật nhóm


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×