Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con tại huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.25 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU THỊ BÍCH HOÀN

ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT
TRONG PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG
Ở LỢN CON TẠI HUYỆN VĂN QUAN
TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

:
:
:
:

CHÍNH QUY
SƯ PHẠM KTNN
CHĂN NUÔI THÚ Y
2012 - 2014

THÁI NGUYÊN, 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU THỊ BÍCH HOÀN

ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT
TRONG PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG
Ở LỢN CON TẠI HUYỆN VĂN QUAN
TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa

:
:
:

CHÍNH QUY
SƯ PHẠM KTNN
CHĂN NUÔI THÚ Y

Khóa học

:

2012 - 2014

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN SỬU
Khoa CNTY - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên


Thái Nguyên, 2014


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, thầy giáo hướng dẫn, phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn huyện Văn Quan, UBND xã Đại An, tôi được thực tập
tốt nghiệp tại địa bàn xã Đại An, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Trong thời
gian thực tập để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp tôi đã được sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô trong khoa Chăn nuôi thú y, gia
đình và nhân dân địa phương.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Sửu - Trưởng bộ môn VSV GPBL, khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y.
- Ủy ban nhân dân xã Đại An - huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan - tỉnh
Lạng Sơn.
- Tổ thú y xã Đại An.
- Các hộ gia đình tại các điểm nghiên cứu.
Đã quan tâm hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã cổ vũ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong
khoa chăn nuôi thú y và UBND xã Đại An đã quan tâm và tạo mọi điều kiện
để tôi thực hiện tốt chuyên đề nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 09 năm 2014

Sinh viên

Triệu Thị Bích Hoàn


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, mỗi sinh viên trước khi ra
trường cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức khoa học, chuyên môn vững
vàng và sự hiểu biết xã hội một cách sâu sắc. Chính vì vậy mà thực tập tốt
nghiệp là một khâu rất quan trọng đối với tất cả các sinh viên các trường Đại
học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nói chung và trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Quá trình thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh
viên trước khi ra trường. Đây là một giai đoạn quan trọng trong quá trình học
tập nghiên cứu của sinh viên để sinh viên được học hỏi thêm những kiến thức
thực tế về kinh nghiệm nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng thực hành, củng cố
lòng yêu ngành, yêu nghề để sau khi ra trường trở thành một người cán bộ có
trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực trong công tác, do vậy thực tập
tốt nghiệp là không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường.
Xuất phát từ mục đích trên, được sự nhất trí của trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y em thực hiện đề tài:
“Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con
tại huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn”.
Sau thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của TS.
Nguyễn Văn Sửu cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành bản
khóa luận này. Do kiến thức bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với
công tác nghiên cứu nên trong khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót.
Em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô cùng

các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Sự cần thiết tiến hành làm chuyên đề....................................................... 2
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề................................................................. 2
1.3.1. Điều kiện của bản thân ..................................................................... 2
1.3.2. Điều kiện của cơ sở nơi triển khai thực hiện chuyên đề .................... 2
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................... 2
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội: ........................................................... 6
1.3.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp ................................................ 8
1.3.2.4. Đánh giá chung ....................................................................... 12
1.4. Mục tiêu sau khi kết thúc chuyên đề ...................................................... 13
1.5. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong nước và
ngoài nước.................................................................................................... 13
1.5.1. Cơ sở khoa học............................................................................... 13
1.5.1.1. Đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ ................................ 13
1.5.1.2. Đặc điểm của bệnh phân trắng lợn con ................................... 18
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 24
1.5.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................ 25
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ................................................................. 27
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian thực hiện ............................................ 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 27

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 27
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 27
2.2.1. Nội dung ........................................................................................ 27
2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................... 27


iv
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp điều tra bệnh phân trắng lợn con .............................. 27
2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ................................................. 28
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 28
Phần 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ..................................... 29
3.1. Kết quả phục vụ sản xuất ....................................................................... 29
3.1.1. Công tác điều tra dịch bệnh ........................................................... 29
3.1.2. Công tác tiêm phòng ...................................................................... 29
3.1.3. Công tác chuẩn đoán và điều trị bệnh ............................................ 30
3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề.................................................................. 33
3.2.1. Kết quả điều tra tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng tại xã Đạị
An - huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn..................................................... 33
3.2.2. Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng theo tuổi của các hộ
trong thôn thuộc xã Đại An - huyện Văn Quan - tỉnh lạng Sơn ................ 34
3.2.3. Tỷ lệ lợn con chết do bệnh phân trắng theo lứa tuổi tại các
điểm nghiên cứu ...................................................................................... 36
3.3. Một số biện pháp kỹ thuật trong phòng bệnh phân trắng ở lợn con
và kết quả sử dụng một số loại thuốc trong điều trị bệnh phân trắng
tại xã Đại An ............................................................................................... 38
3.3.1. Một số biện pháp phòng bệnh phân trắng lợn con tại xã Đại An
huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn ............................................................ 38
3.3.2. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con ....................................... 39

Phần 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................... 42
4.1. Kết luận ................................................................................................. 42
4.2. Tồn tại ................................................................................................... 42
4.3. Đề nghị .................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 44


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

%

:

Tỷ lệ phần trăm

ha

:

hacta

km

:

Kilomet

Kg


:

Kilogam

TT

:

Thể trọng

SS

:

Sơ sinh

E.coli

:

Escherichia coli

HCL

:

Axit Clohyđric

NXB


:

Nhà xuất bản

VSV

:

Vi sinh vật

GPBL

:

Giải phẫu bệnh lý

UBND

:

Ủy ban nhân dân

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng tại các điểm nghiên cứu ....... 33
Bảng 3.2. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tuổi tại các điểm
nghiên cứu .................................................................................. 34
Bảng 3.3. Tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh phân trắng theo độ tuổi ............. 36
Bảng 3.4. Kết quả điều trị của một số loại thuốc cho lợn con mắc bệnh
phân trắng ................................................................................... 40


1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây chăn nuôi lợn giữ một vị trí quan trọng trong
ngành nông nghiệp của Việt Nam. Con lợn được xếp hàng đầu trong số các
vật nuôi, cung cấp phần lớn thực phẩm cho người tiêu dùng và phân bón cho
sản xuất nông nghiệp. Ngày nay chăn nuôi lợn có tầm quan trọng đặc biệt,
làm tăng kim ngạch xuất khẩu đây cũng là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho
nền kinh tế quốc dân. Để cung cấp lợn giống cho nhu cầu chăn nuôi của trang
trại và nông hộ thì việc phát triển đàn lợn là việc làm cần thiết.
Khi nói đến ngành chăn nuôi phải kể đến chăn nuôi lợn bởi tầm quan
trọng và ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân
dân. Chăn nuôi lợn đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm
nghèo, tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân.
Tuy nhiên để chăn nuôi lợn có hiệu quả, các chủ hộ, chủ trang trại cần

áp dụng theo một quy trình kỹ thuật để có thể đạt hiệu quả cao trong phòng và
trị bệnh cho lợn, đặc biệt là bệnh phân trắng ở lợn con. Bệnh xảy ra là nguyên
nhân chủ yếu làm giảm sức sản xuất của đàn lợn, ảnh hưởng đến chi phí chăn
nuôi và giá thành sản phẩm.
Bệnh phân trắng ở lợn con thường gây chết lợn con do nhiễm độc tố vi
khuẩn và do mất nước, tác nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn E.coli,
Salmonella (S. cholerasuis, S. typhisuis) và đóng vai trò phụ là vi khuẩn:
Proteus, Streptococcus. Bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau khi sinh và
trong suốt thời kỳ bú mẹ.
Tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, đa số người dân sống
bằng nghề nông nghiệp, phát triển kinh tế theo hướng tăng gia sản xuất bằng
hình thức chăn nuôi trong các hộ gia đình, với quy mô vừa và nhỏ dưới nhiều
hình thức khác nhau. Trong chăn nuôi lợn, bệnh phân trắng ở lợn con rất đáng
lo ngại, làm ảnh hưởng đáng kể tới tỷ lệ nuôi sống và sức sinh trưởng của lợn.
Đây là một bệnh thường xuyên xảy ra trong nhiều trại lợn và các hộ gia đình
nuôi lợn ở nước ta nói chung và huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn nói riêng.


2

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn trên, em tiến hành thực hiện đề tài:
“Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn
con tại huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Sự cần thiết tiến hành làm chuyên đề
Qua nắm bắt từ thực tế, em thấy rằng chăn nuôi lợn còn mang tính chất
cá thể. Tuy nhiên sự hiểu biết và ứng dụng khoa học kỹ thuật của người dân
còn nhiều hạn chế và đặc biệt không theo một quy trình kỹ thuật cụ thể nào
nên tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra quanh năm, gây thiệt hại không nhỏ cho
kinh tế hộ gia đình, trong đó có bệnh phân trắng lợn con.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn trên, em tiến hành thực hiện đề tài:

“Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn
con tại huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn”.
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề
1.3.1. Điều kiện của bản thân
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại trường, với sự nỗ lực, cố gắng
của bản thân và sự dạy bảo nhiệt tình của các thầy cô, em đã có một nền tảng
kiến thức lý thuyết các môn từ cơ sở đến chuyên ngành.
Bản thân luôn cố gắng hết mình thực hiện công việc và thường xuyên
nhận được sự quan tâm động viên của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Trong thời gian thực hiện chuyên đề em luôn nhận được sự hướng dẫn
nhiệt tình của thầy giáo TS. Nguyễn Văn Sửu.
1.3.2. Điều kiện của cơ sở nơi triển khai thực hiện chuyên đề
Huyện Văn Quan là một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn có tổng
cộng 24 xã, thị trấn, trong đó có 1 thị trấn và 23 xã. Xã Đại an là một xã thuộc
huyện Văn Quan, cách thị trấn khoảng 10km.
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Văn Quan là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, cách
thành phố Lạng Sơn 45 km (theo trục đường QL 1B). Có vị trí toạ độ địa lý:
Từ 21044’ đến 22000’ vĩ độ Bắc. Từ 106024’ đến 106043’ kinh độ Đông.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×