Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số nội dung quan trọng về dự án luật sửa đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.08 KB, 3 trang )

 Một số nội dung quan trọng về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Dạy nghề xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hộiGóp ý
Cơ quan ban hành: Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi
đồng
Mô tả: Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã thảo
luận, đóng góp ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy
nghề. Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, thực hiện sự chỉ đạo của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội (TVQH), Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (TTUB) đã làm việc với Ban
soạn thảo Dự án Luật (BST) và đại diện các bộ, ngành có liên quan về các nội
dung dự kiến tiếp thu, giải trình để hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội thông
qua tại kỳ họp thứ 8.
 Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận,
đóng góp ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề. Trên
cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội (TVQH), Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và
Nhi đồng của Quốc hội (TTUB) đã làm việc với Ban soạn thảo Dự án Luật (BST) và
đại diện các bộ, ngành có liên quan về các nội dung dự kiến tiếp thu, giải trình để hoàn
thiện dự án Luật trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8.
TTUB báo cáo một số nội dung quan trọng của Dự án Luật xin ý kiến Ủy ban TVQH
như sau:
1. Về tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật
Trên cơ sở ý kiến của tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội đề nghị đổi tên và mở rộng
phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Dự án Luật cũng như ý kiến đồng thuận tại công
văn số 5524/VPCP-PL ngày 22/7/2014 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của
Thủ tướng Chính phủ về việc chỉnh lý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Dạy nghề, TTUB đề nghị đổi tên gọi của Dự án Luật thành Luật Giáo dục nghề
nghiệp. Theo đó, phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Dự án Luật Giáo dục nghề
nghiệp sẽ được mở rộng, gồm cả trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, để bao quát
toàn bộ lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Cũng có ý kiến đại biểu đề nghị đổi tên Luật thành Luật Dạy nghề sửa đổi vì Dự án


Luật đã sửa đổi, bổ sung trên ½ số điều của Luật Dạy nghề năm 2006.
2. Về các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về việc sắp xếp lại các trình độ đào tạo của giáo dục
nghề nghiệp, trên cơ sở ý kiến đồng thuận của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số
5524/VPCP-PL ngày 22/7/2014, TTUB nhất trí với BST đề nghị thống nhất các trình
độ đào tạo trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp thành trung cấp nghề nghiệp,
theo đó giáo dục nghề nghiệp có các trình độ đào tạo sơ cấp nghề nghiệp, trung cấp
nghề nghiệp và cao đẳng nghề.
3. Về việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
Trên cơ sở thống nhất dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục
nghề nghiệp, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị thống nhất một cơ quan đầu mối
giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Về
vấn đề này, TTUB và BST nhất trí với ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn
5524/VPCP-PL, theo đó Luật cần quy định một cơ quan thống nhất quản lý nhà nước
về giáo dục nghề nghiệp và giao cho Chính phủ phân công cụ thể cho phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.


Tuy nhiên, cũng có ý kiến đại biểu đề nghị quy định ngay trong Luật cơ quan quản lý
nhà nước về giáo dục nghề nghiệp là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
4. Về việc thay đổi cơ chế phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp
Một số ý kiến đại biểu đề nghị thay đổi cơ chế phân bổ ngân sách và quy định cụ thể
trong Luật tỉ lệ ngân sách nhà nước đầu tư cho đào tạo nghề nghiệp theo hướng phân
cấp cho địa phương chủ động quyết định. Về vấn đề này, TTUB cho rằng việc phân bổ
kinh phí ngân sách nhà nước phải tuân theo các quy định của Luật Ngân sách nhà
nước, vì vậy không nên quy định trong Luật này tỉ lệ cụ thể ngân sách nhà nước đầu tư
cho giáo dục nghề nghiệp cũng như cơ chế phân bổ mà nên giao cho Chính phủ quyết
định linh hoạt, phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn. Tuy vậy, TTUB thấy
cần bổ sung quy định nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi
ngân sách dành cho giáo dục - đào tạo và phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh

bạch, kịp thời.
5. Về cơ chế đấu thầu, đặt hàng đào tạo nghề nghiệp của Nhà nước
Một số ý kiến đại biểu đề nghị mở rộng phạm vi ngành nghề mà Nhà nước thực hiện
đấu thầu, đặt hàng đào tạo nghề nghiệp. Về vấn đề này, TTUB cho rằng việc giới hạn
phạm vi đấu thầu, đặt hàng đào tạo nghề nghiệp của Nhà nước là cần thiết nhằm tập
trung nguồn lực, tránh đầu tư dàn trải và không bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Theo
đó, việc đấu thầu, đặt hàng đào tạo nghề nghiệp của Nhà nước chỉ thực hiện đối với
những ngành nghề đặc thù, mũi nhọn mà Nhà nước và xã hội cần nhưng khó thực hiện
xã hội hóa nên Nhà nước cần hỗ trợ.
6. Về chính sách phân luồng học sinh theo học nghề nghiệp
TTUB cho rằng việc phân luồng học sinh theo học nghề nghiệp được thực hiện trong
quá trình học sinh theo học các cấp học phổ thông, vì vậy thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật Giáo dục. Tiếp thu ý kiến đại biểu, TTUB đề nghị không quy định trong Luật
này tỉ lệ học sinh theo học nghề nghiệp mà chỉ nên quy định một số cơ chế, giải pháp
nhằm khuyến khích, thu hút học sinh theo học nghề nghiệp (như chính sách ưu tiên
trong tuyển sinh; miễn, giảm học phí; hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho các đối tượng
chính sách, đối tượng ở các vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chính sách về
thang, bảng lương đối với người tốt nghiệp các trình độ giáo dục nghề nghiệp,…).
Hơn nữa, việc lựa chọn theo học các trình độ đào tạo nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của nhà quản lý mà chịu tác động của nhiều yếu tố như điều kiện, hoàn cảnh,
năng lực, nguyện vọng của người học. Vì vậy, không nên luật định tỉ lệ học sinh được
phân luồng vào học nghề nghiệp mà nên để Chính phủ xác định trong các chiến lược,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng giai đoạn cụ thể.
7. Về việc miễn, giảm học phí và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề nghiệp
- Có ý kiến đề nghị không nên miễn học phí cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS
vào học trung cấp nghề nghiệp cũng như miễn, giảm học phí cho học sinh học các
nghề nghiệp đặc thù, mũi nhọn nhằm nâng cao trách nhiệm của người học và chia sẻ
trách nhiệm với Nhà nước.

TTUB cho rằng việc thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh học nghề nghiệp là
hợp lý nhằm góp phần thu hút người học, tạo điều kiện thực hiện tốt chính sách phân
luồng học sinh. Theo quy định hiện hành, mức trần học phí đào tạo trung cấp nghề tính
trung bình cho các nghề là khoảng 3.700.000 đồng/năm/học sinh. Nếu Nhà nước miễn,
giảm học phí cho 100.000 học sinh thì phải chi khoảng 370 tỷ đồng/năm. Hiện nay,
bình quân mỗi năm chỉ có gần 40.000 học sinh tốt nghiệp THCS theo học nghề (chiếm
khoảng 3,3% tổng số học sinh tốt nghiệp THCS) và số học sinh này cũng đã được


giảm 50% học phí theo Nghị quyết 35/2009/QH12 của Quốc hội. Vì vậy, tổng kinh phí
Nhà nước phải bù thêm nếu thực hiện miễn học phí cho đối tượng học sinh tốt nghiệp
THCS theo học nghề nghiệp là rất nhỏ. Bên cạnh đó, việc miễn, giảm học phí cho các
đối tượng theo học các nghề nghiệp đặc thù, nghề nghiệp mũi nhọn mà xã hội có nhu
cầu nhưng khó tuyển sinh là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, tránh
tình trạng thiếu hụt lao động trong các ngành nghề đặc thù, cần thiết cho phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
- Có ý kiến đề nghị xem lại chính sách đào tạo nghề nghiệp nội trú cho học sinh dân
tộc nội trú do đối tượng này đã được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước;
xem lại chính sách hỗ trợ học nghề nghiệp đối với đối tượng là phụ nữ và lao động
nông thôn vì khó đảm bảo được nguồn chi.
TTUB cho rằng việc thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho
các đối tượng là người dân tộc thiểu số, phụ nữ và lao động nông thôn thể hiện tính
nhân văn với nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc, góp phần thực hiện bình đẳng giới và công
bằng xã hội về cơ hội tiếp cận với đào tạo nghề nghiệp của nhóm lao động yếu thế
trong xã hội.
Thực tế hiện nay, số lượng học sinh người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách học
nghề nội trú là rất ít vì theo quy định, học sinh tốt nghiệp THCS hoặc THPT muốn vào
học nghề nội trú phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cử tuyển. Do vậy, để tăng cường
số lượng người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, Dự thảo
Luật bổ sung quy định chính sách đào tạo nghề nghiệp nội trú đối với học sinh người

dân tộc thiểu số nhưng cũng chỉ hạn chế trong phạm vi đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ
cận nghèo, người khuyết tật. Theo thống kê của Tổng cục dạy nghề tại 51 tỉnh có
người dân tộc thiểu số, nhu cầu học nghề của nhóm đối tượng này từ năm 2014 đến
năm 2020 là 176.040 người. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo
nghề nghiệp nội trú đối với nhóm đối tượng này chỉ khoảng 345,7 tỷ đồng cho cả giai
đoạn 2014-2020. Đây là số tiền không lớn để thực hiện một chính sách quan trọng đối
với đối tượng cần được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước.
Bên cạnh đó, việc hỗ trợ cho đối tượng phụ nữ và lao động nông thôn thuộc hộ nghèo,
hộ cận nghèo theo học trình độ sơ cấp nghề nghiệp và học nghề dưới 3 tháng thực chất
là pháp điển hóa chính sách đang thực hiện trên thực tế vì hiện các đối tượng này đang
được hỗ trợ kinh phí học nghề theo 02 đề án của Chính phủ là Đề án đào tạo nghề cho
lao động nông thôn và Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề và tạo việc làm. Do vậy, TTUB
đề nghị giữ quy định này và giao cho Chính phủ hướng dẫn cụ thể cho phù hợp với
điều kiện thực tiễn của từng giai đoạn.
8. Về chính sách ưu tiên đối với người tốt nghiệp các trình độ đào tạo của giáo
dục nghề nghiệp
TTUB đề nghị quy định người có bằng tốt nghiệp các trình độ đào tạo nghề nghiệp
được tuyển dụng đảm nhiệm vị trí công việc phù hợp với trình độ đào tạo, được hưởng
lương không thấp hơn mức lương khởi điểm theo ngạch, bậc quy định đối với người
tốt nghiệp trung cấp nghề nghiệp, cao đẳng nghề. Ngoài ra, người có bằng tốt nghiệp
loại giỏi trở lên được ưu tiên tuyển dụng vào vị trí việc làm phù hợp hoặc được tuyển
thẳng vào học liên thông lên trình độ cao hơn nếu có nhu cầu.
Trên đây là một số nội dung quan trọng cần xin ý kiến về dự án Luật. Thường trực Ủy
ban VHGDTNTN&NĐ xin kính trình UBTVQH cho ý kiến chỉ đạo.



×