Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá thực trạng thu gom và nhận thức của người dân thành phố Nam Định tỉnh Nam Định về rác thải (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.03 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MAI XUÂN THỦY

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU GOM VÀ NHẬN THỨC
CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
– TỈNH NAM ĐỊNH VỀ RÁC THẢI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trường

Khoa

: Môi trường

Khoá học

: 2013 – 2015

Thái Nguyên, năm 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MAI XUÂN THỦY

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU GOM VÀ NHẬN THỨC
CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
– TỈNH NAM ĐỊNH VỀ RÁC THẢI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trường

Khoa

: Môi trường

Lớp

: K9 - KHMT

Khoá học


: 2013 – 2015

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Thị Thu Hằng

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Không có thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ của mội người. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường
đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Thầy,
Cô, gia đình, bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Môi trường đã tận tình giảng
dạy trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn
tới giáo hướng dẫn TS. Phan Thị Thu Hằng đã tận tình, chu đáo hướng dẫn
em thực hiện khóa luận này một cách hoàn chỉnh nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người đã quan tâm và
động viên em hoàn thành tốt việc học tập và nghiên cứu của mình.
Bài khóa luận được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng. Bước đầu
đi thực tế, tìm hiểu nhiều lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, kiến
thức của em còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ. Do vậy không tránh khỏi nhiều
thiếu sót, em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy
Cô và các bạn học để kiến thức của em trong lĩnh vực này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng


Sinh viên thực hiện

Mai Xuân Thủy

năm 2014


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VSMT

Vệ sinh môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

CTR

Chất thải rắn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị .......................................... 4
Bảng 2.2. Phân loại theo công nghệ xử lý ........................................................ 5
Bảng 2.3. Thành phần chất thải rắn đô thị phân theo nguồn gốc phát sinh ...... 9
Bảng 2.4. Thành phần chất thải rắn đô thị theo tính chất vật lý ..................... 10
Bảng 2.5. Thành phần chất thải rắn nông nghiệp theo tính chất vật lý........... 11
Bảng 2.6. Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của chất thải rắn sinh
hoạt .................................................................................................................. 11
Bảng 2.7. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác ............. 18
Bảng 2.8. Nguồn nhân lực và thiết bị hỗ trợ trong việc quản lý phân loại chất
thải rắn tại nguồn ............................................................................................. 20
Bảng 4.1 : Khối lượng rác thải sinh hoạt trong thành phố Nam Định ............ 40
Bảng 4.2. Đánh giá mức độ hiểu biết của người dân về rác thải sinh hoạt. ... 47
Bảng 4.3 .Đánh giá nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải. ....... 48
Bảng 4.4. Tỷ lệ người dân biết cách phân loại rác thải................................... 48
Bảng 4.5. Cách thức thu gom rác thải sinh hoạt của người dân ..................... 49
Bảng 4.6. Đánh giá nguyên nhân không phân loại rác của người dân ........... 50
Bảng 4.7. Loại hình xử lý rác thải sinh hoạt thành phố Nam Định ................ 51


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tính cân bằng vật chất ............................................................. 7
Hình 4.1. Thành phần rác thải sinh hoạt theo tỷ lệ tại bãi rác của thành phố
Nam Định ........................................................................................................ 47
Hình 4.2 : Quy trình xử lý chất thải rắn .......................................................... 60
Hình 4.3: Sơ đồ quy trình xử lý rác thải bằng phương pháp vi sinh vật ......... 61


MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
2.1. Khái niệm cơ bản về chất thải rắn .............................................................. 3
2.1.1. Chất thải rắn là gì? ........................................................................ 3
2.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn .................................................. 3
2.1.3. Phân loại chất thải rắn ................................................................... 4
2.1.3.1. Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý ........................................... 5
2.1.3.2. Phân loại theo quan điểm thông thường .............................................. 6
2.1.4. Tốc độ phát sinh chất thải rắn ....................................................... 6
2.1.5. Thành phần của chất thải rắn ......................................................... 9
2.1.5.1. Thành phần của chất thải rắn đô thị ..................................................... 9
2.1.5.2. Thành phần của chất thải rắn nông nghiệp ........................................ 10
2.1.6. Tính chất của chất thải rắn .......................................................... 12
2.1.6.1. Tính chất vật lý................................................................................... 12
2.1.6.2. Tính chất hóa học của chất thải rắn.................................................... 13
2.1.6.3.Tính chất sinh học của chất thải rắn.................................................... 14
2.2. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn ....................................................... 16
2.2.1. Tác hại của chất thải rắn đến môi trường nước ............................ 16
2.2.2. Tác hại của chất thải rắn đến môi trường đất ............................... 17
2.2.3.Tác hại của chất thải rắn đến môi trường không khí ..................... 18
2.2.4. Tác hại của chất thải rắn đến cảnh quan và sức khỏe con người .. 19
2.3. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn ........................... 19


2.3.1. Nguồn phát thải CTR và phân loại chất thải rắn tại nguồn................... 19
2.3.2. Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn ............................. 21
2.3.2.1. Quy hoạch thu gom chất thải rắn ....................................................... 21

2.3.2.2. Các phương thức thu gom .................................................................. 22
2.3.2.3. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn................................. 23
2.3.3.Chọn tuyến đường thu gom vận chuyển ....................................... 23
2.3.4. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn ......................... 24
2.3.4.1. Phương pháp xử ý nhiệt ..................................................................... 24
2.3.4.2. Xử lý sinh học .................................................................................... 26
2.3.4.3. Xử lý hóa học ..................................................................................... 28
2.3.4.4. Ổn định hóa ........................................................................................ 28
2.3.4.5. Chôn lấp rác ....................................................................................... 28
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 30
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. .............................................................. 30
3.2. Địa điểm thời gian nghiên cứu. ................................................................ 30
3.3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 30
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thành phố Nam Định. ..... 30
3.3.2. Thưc trạng công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt tại
thành phố Nam Định. ............................................................................ 30
3.3.3. Thực trạng quản lý rác thải và nhận thức của người dân thành phố
Nam Định về rác thải ............................................................................ 30
3.3.4. Đề xuất giải pháp ........................................................................ 31
3.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................ 31
3.4.1. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải ........... 31
3.4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, sử lý số liệu ........................... 33
3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến ................................................... 33


PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34
4.1. Đặc điểm điều kiện kinh tế tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Nam
Định ................................................................................................................. 34
4.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên ............................................................. 34

4.1.2. Đặc điểm địa hình ....................................................................... 34
4.1.3. Khí hậu ....................................................................................... 35
4.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................ 35
4.1.5. Tiềm năng kinh tế ....................................................................... 36
4.1.6. Tiềm năng du lịch ....................................................................... 37
4.2. Thực trang công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Nam Định. ....................................................................................................... 38
4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải. ............................................................ 38
4.2.2. Khối lượng, thành phần rác thải trên địa bàn nghiên cứu ............ 39
4.2.3. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn thành
phố Nam Định, tỉnh Nam Định.............................................................. 41
4.2.3.1. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các khu dân cư ........ 43
4.2.3.2. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn khu công nghiệp .......... 45
4.2.3.3. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn cơ sở y tế .................... 46
4.2.3.4. Kết quả phân loại chất thải rắn trên địa bàn thành phố Nam Định :.. 46
4.2.4. Đánh giá nhận thức của người dân thành phố Nam Đinh về rác
thải. ....................................................................................................... 47
4.2.5. Hiện trạng xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Nam Định . 50
4.2.5.1. Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị .................................................. 51
4.2.5.2. Hiện trạng xử lý chất thải rắn công nghiệp ........................................ 52
4.2.5.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn cơ sở y tế ............................................ 53
4.2.6. Đánh giá chung về tình hình thu gom và xử lý rác thải trên thành
phố Nam Định ....................................................................................... 53


4.3. Giải phát nâng cao hiệu quả trong công tác thu gom và quản lý rác thải
trên địa bàn thành phố Nam Định tỉnh Nam Định. ......................................... 54
4.3.1. Sự tham gia của các ban ngành đoàn thể trong công tác quản lý rác thải:.... 54
4.3.2. Các ban ngành đoàn thể trong công tác quản lý rác thải .............. 55
4.3.3. Tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát, cưỡng chế ....................... 59

4.3.4. Giải pháp về kĩ thuật công nghệ .................................................. 59
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 63
5.1. Kết luận .................................................................................................... 63
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóc đất nước với tiến độ cao, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất
công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa, nhằm đưa đất nước cơ bản trở thành nước
công nghiệp vào năm 2020, chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới. Sự phát triển với quy mô và nhịp độ đồng nghĩa với việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên một cách cạn kiệt, lượng chất thải ra môi trường ngày
càng nhiều gây ô nhiễm môi trường, giảm mỹ quan nơi ở, khu làm việc… gây
tác động xấu đến sức khỏe con người. Hiện nay rác thải là một vấn đề nan giải
mà hàng ngày chúng ta đang phải đối mặt với nó. Trong một xã hội công
nghiệp hóa, mật độ dân số cao thì nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
càng lớn, chúng ta cần nghĩ tới biện pháp để biến rác thành tài nguyên, thành
năng lượng phục vụ cho các mục đích khác nhau của con người. Rác thải là
rất đa dạng, phong phú vì vậy tận dụng được nguồn tài nguyên này là rất quan
trọng, vừa tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, tiền bạc vừa góp phần giảm thải
ra môi trường, bảo vệ môi trường.
Đối với một thành phố cổ như Nam Định bên cạnh sự phát triển mạnh
mẽ làm thay đổi bộ mặt của đất nước thì công tác bảo vệ môi trương cũng
được quan tâm sâu sắc. Để giữ cho môi trường thành phố trong sạch thì các

nhà nghiên cứu về đô thị gặp phải không ít khó khăn thách thức đặc biệt là
vấn đề quản lý thu gom rác thải. Xuất phát từ thực tế nói trên và nguyện vọng
của bản thân cùng với sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, của Ban chủ
nhiệm khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự


2

hướng dẫn trực tiếp của cô giáo TS.Phan Thị Thu Hằng em tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng thu gom và nhận thức của người dân
thành phố Nam Định - tỉnh Nam Định về rác thải”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành
phố Nam Định.
- Đánh giá nhận thức của người dân về rác thải và quản lý rác thải.
- Đề xuất phương án quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn thành
phố Nam Định.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu công tác thu gom, vận chuyển rác thải trong thành phố
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp điều kiện thực tế nâng cao hiệu quả
công tác quản lý chất thải rắn.
- Số liệu đo đếm phải chính xác, khách quan.


3

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Khái niệm cơ bản về chất thải rắn
2.1.1. Chất thải rắn là gì?
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại cộng đồng…). Trong đó quan trong nhất
là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Rác là thuật ngữ được dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối
cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn
sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiều là các chất thải rắn phát
sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người.
2.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn
là các cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các
chương trình quản lý chất thải rắn.
Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị gồm: (1) Nhà ở; (2) Thương
mại; (3) Cơ quan; (4) Xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng; (5) Các
dịch vụ đô thị; (6) Tại các trạm xử lý. Chất thải đô thị có thể xem như chất
thải cộng đồng ngoại trừ các chất thải trong quá trình chế biến tại các khu công
nghiệp và chất thải công nghiệp. Các loại chất thải sinh ra từ các nguồn này được
trình bày ở bảng 1.
Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau căn cứ vào đặc điểm
của các chất thải có thể phân chia thành 3 nhóm lớn: chất thải đô thị, công
nghiệp và nguy hại. Nguồn thải của rác thải đô thị rất khó quản lý tại các nơi
đất trống bởi vì tại các vị trí này sự phát sinh các nguồn chất thải là một quá
trình phát tán.


4

Bảng 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị

Nguồn

Nhà ở

Thương
mại
Cơ quan

Các hoạt động và vị trí
phát sinh chất thải
Những nơi ở riêng của một
gia đình hay nhiều gia đình.
Những căn hộ thấp, vừa và
cao tầng…

Cửa hàng, nhà hàng, chợ,
văn phòng, khách sạn, dịch
vụ, cửa hiệu in…
Trường học, bệnh viện, nhà
tù, trung tâm chính phủ…

Loại chất thải rắn
Chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng,
nhựa dẻo, hàng dệt, đồ da, chất thải
vườn, đồ gỗ, thủy tinh, hộp thiếc,
nhôm, kim loại khác, tàn thuốc, rác
đường phố, chất thải đặc biệt (dầu, lốp
xe, thiết bị điện…) chất thải sinh hoạt
nguy hại.
Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải

thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất
thải đặc biệt, chất thải nguy hại…
Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải
thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất
thải đặc biệt, chất thải nguy hại…
Gỗ, thép, bê tông đất…

Nơi xây dựng mới, sửa
Xây dựng đường, san bằng các công
và phá dỡ trình xây dựng, vỉa hè hư
hại.
Quét dọn đường phố, làm Chất thải đặc biệt, rác, rác đường phố,
đẹp phong cảnh, làm sạch vật xén ra từ cây, chất thải từ các công
Dịch vụ đô
theo lưu vực, công viên và viên, bãi tắm và các khu vực tiêu biểu.
thị(trừ trạm
bãi tắm, những khu vực tiêu
xử lý)
khiển khác.
Quá trình xử lý nước, nước Khối lượng lớn bùn dư
Trạm xử lý thải và chất thải công
lò thiêu đốt nghiệp. Các chất thải được
xử lý

( Nguồn: Geogre Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993)[12]
2.1.3. Phân loại chất thải rắn
Việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp xác định các loại khác nhau của
chất thải rắn được sinh ra. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn sẽ giúp chúng
ta gia tăng khả năng tái chế và tái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải, đem
lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.



5

Chất thải rắn rất đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau như:
2.1.3.1. Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý
Phân loại chất thải rắn theo dạng này người ta chia làm: Các chất cháy
được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp (xem bảng 2.2)
Phân loại chất thải rắn theo dạng này người ta chia làm: Các chất cháy
được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp (xem bảng 2.2)
Bảng 2.2. Phân loại theo công nghệ xử lý
Thành Phần
1. Các chất cháy được
- Giấy
- Hàng dệt
- Rác gỗ, củi, rơm
- Da và cao su

2.Các chất không cháy
được
- Kim loại sắt

- Kim loại không phải sắt
- Thủy tinh
- Đá và sành sứ
3. Các chất hỗn hợp

Định nghĩa

Thí dụ


- Các vật liệu làm từ giấy

- Các túi giấy, các
mảnh bìa, giấy vệ sinh
- Có nguồn gốc từ sợi
- Vải, len
- Các vật liệu và sản phẩm - Đồ dùng bằng gỗ như
được chế tạo từ gỗ, tre – rơm. bàn, ghế, vỏ dừa…
- Các vật liệu và sản phẩm - Phim cuộn, túi chất
được chế tạo từ da và cao su
dẻo, lọ chất dẻo, bịch
nylon…
- Giấy, băng cao su…
- Các loại vật liệu và sản
phẩm được chế tạo từ sắt mà - Vỏ hộp nhôm, đồ
dễ bị nam châm hút
đựng bằng kim loại…
- Các vật liệu không bị nam
châm hút
- Chai lọ, đồ dùng bằng
- Các vật liệu và sản phẩm chế thủy, bóng đèn….
tạo từ thủy tinh
- Đá cuội, cát, đất…
- Tất cả các loại vật liệu khác
không phân loại ở phần 1 và 2
đều thuộc loại này.
Loại này có thể chia làm hai
phần với kích thướt > 5mm và
< 5mm


Nguồn: Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà
xuất bản Khoa học Kỹ thuật,1999)[5]


6

2.1.3.2. Phân loại theo quan điểm thông thường
Rác thực phẩm: Bao gồm phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong
quá trình lưu trữ, chế biến, nấu ăn…. Đặc điểm quan trọng của loại rác này là
phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường
gay ra mùi hôi khó chịu.
Rác rưởi: Bao gồm các chất cháy được và không cháy được, sinh ra từ
các hộ gia đình, công sở, hoạt động thong mại… các chất cháy được như giấy,
cacbon, plastic, vải, caosu, da, gỗ… và chất không cháy được như thủy tinh,
vỏ hộp kim loại…
Tro, xỉ: Vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, rạ, lá… ở
các hộ gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp.
Chất thải xây dựng: Đây là chấ thải rắn từ quá trình xây dựng, sửa
chữa nhà, đập phá các công trình xây dựng tạo ra các xà bần, bêtông…
Chất thải đặc biệt: Liệt vào các loại rác này có rác thu gom từ việc
quét đường, rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, xe ôtô phế thải…
Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: Chất thải này có từ hệ thống
xử lý nước, nước thải, nhà máy xử lý nước thải công nghiệp. Thành phần chất
thải loại này đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý. Chất thải
này thường là chất thải rắn hoặc bùn
Chất thải nông nghiệp: Vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp
như gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì thuốc trừ sâu … Hiện nay chất
thải này chưa quản lý tốt ngay ở những nước phát triển, vì đặc điểm phân tán
về số lượng và khả năng tổ chức thu gom, xử lý phải hết sức cẩn thận.

2.1.4 .Tốc độ phát sinh chất thải rắn
Việc tính toán tốc độ phát thải rác là một trong những yếu tố quan trọng
trong việc quản lý rác thải bởi vì từ đó nguời ta có thể xác định đuợc luợng
rác phát sinh trong tương lai ở một khu vực cụ thể có kế hoạch quản lý.


7

Phương pháp xác định tốc độ phát thải rác cũng gần giống nhau
phương pháp xác định tổng lượng rác.Người ta sử dụng một số loại phân tích
sau đây để định lượng rác thải ở khu vực:
- Đo khối lượng
- Phân tích thống kê
- Dựa vào đơn vị thu gom rác ( ví dụ thùng chứa)
- Phương pháp xác định tỉ lệ rác thải
- Tính cân bằng vật chất
Lượng vào

Nhà máy

Lượng ra

Xí nghiệp
(Sản phẩm)

Nguyên liệu + nhiên liệu

Lượng rác thải

Hình 2.1: Sơ đồ tính cân bằng vật chất

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải rắn:
Sự phát triển kinh tế và nếp sống
Các nghiên cứu cho thấy sự phát sinh chất thải liên hệ trực tiếp với phát
triển kinh tế của một cộng đồng. Lượng chất thải sinh hoạt đã được ghi nhận
là có giảm đi khi có sự suy giảm về kinh tế. Phần trăn vật liệu đóng gói đã
tăng lên trong ba thập kỷ qua và tương ứng là tỷ trọng khối lượng của chất
thải cũng giảm đi.
• Mật độ dân số
Các nghiên cứu xác minh rằng mật độ dân số tăng lên, nhà chức trách
sẽ phải thải bỏ ra nhiều rác thải hơn. Nhưng không phải rằng dân số ở cộng
đồng có mật độ cao hơn sản sinh ra nhiều rác hơn mà là dân số ở cộng đồng


8

có mật độ thấp có các phương pháp rác khác chẳng hạn như làm phân
compost trong vườn hay đốt rác sau vườn.
• Sự thay đổi theo mùa
Trong những dịp như lễ giáng sinh, tết âm lịch (tiêu thụ đỉnh điểm) và cuối
năm tài chính (tiêu thụ thấp) thì sự thay đổi về lượng rác thải đã được ghi nhận.
• Nhà ở
Các yếu tố có thể áp dụng đối với mật độ dân số cũng có thể áp dụng
đối với các loại nhà ở. Điều này đúng bởi vì có sự liên kết trực tiếp giữa loại
nhà ở và mật độ dân số. Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự phát thải
trong những ngôi nhà mật độ cao như rác thải vườn. Cũng không khó để giải
thích vì sao các hộ gia đình ở vùng nông thôn sản sinh ít chất thải hơn các hộ
gia đình thành phố.
• Tần số và phương pháp thu gom
Vì các vấn đề này nảy sinh đối với rác thải trong và quanh nhà, các gia
đình sẽ tìm cách khác để thải rác. Người ta phát hiện rằng nếu tần số thu gom

rác thải giảm đi. Với sự thay đổi giữa các thùng 90 lít sang thùng di động 240
lít, lượng rác thải đã tăng lên đặc Việt Nam canada (Viet Nam canada
Environment Project) thì tốc độ phát sinh rác đô thị ở Việt Nam như sau:
- Rác thải khu dân cư : 0,3 – 0,6 kg/người/ngày
- Rác thải thương mại : 0,1 – 0,2 kg/người/ngày
- Rác thải quét đường : 0,05 – 0,2 kg/người/ngày
- Rác thải công sở :

0,05 – 0,2 kg/người/ngày

- Tính trung bình ở Việt Nam: 0,5 – 0,6 kg/người/ngày
- Singapore : 0,87 kg/người/ngày
- Hongkong : 0,85 kg/người/ngày
- Karachi, Pakistan : 0,50 kg/người/ngày


9

2.1.5. Thành phần của chất thải rắn
2.1.5.1. Thành phần của chất thải rắn đô thị
Thành phần của chất rắn đô thị được xác định ở Bảng 2 và Bảng 3. Giá
trị của các thành phần trong chất thải rắn đô thị thay đổi theo vị trí, theo mùa,
theo điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
Bảng 2.3. Thành phần chất thải rắn đô thị phân theo nguồn gốc phát sinh
Nguồn phát sinh

% trọng lượng
Dao động

Trung bình


50 - 70

62

3 - 12

5

0.1 – 1.0

0.1

3-5

3.4

8 – 20

14

Làm sạch đường phố

2-5

3.8

Cây xanh phong cảnh

2-5


3.0

1.5 - 3

2.0

0.5 – 1.2

0.7

3-8

6.0

Nhà ở thương mại, trừ các
chất thải đặc biệt nguy hiểm
Chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe,
thiết bị điện, bình điện)
Chất thải nguy hại
Cơ quan
Xây dựng và phá dỡ
Các dịch vụ đô thị

Công viên và các khu vực tiêu
khiển
Lưu vực đánh bắt
Bùn đặc từ nhà máy xử lý
Tổng cộng


100

(Nguồn:Geoge Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993)[12]


10

Bảng 2.4. Thành phần chất thải rắn đô thị theo tính chất vật lý
% Trọng lượng

Thành phần

Khoảng giá trị

Trung bình

Chất thải thực phẩm

6 - 25

15

Giấy

25 - 45

40

Bìa cứng


3 - 15

4

Chất dẻo

2-8

3

Vải vụn

0-4

2

Cao su

0-2

0.5

Da vụn

0-2

0.5

Rác làm vườn


0 - 20

12

Gỗ

1-4

2

Thủy tinh

4 -16

8

Can hộp

2-8

6

Kim loại không thép

0-1

1

Kim loại thép


1-4

2

Bụi, tro, gạch

0 – 10

4

Tổng cộng

100

(Nguồn: Nhóm Trần Hiểu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, Hà Nội 2001)[9]
2.1.5.2. Thành phần của chất thải rắn nông nghiệp
Chất thải ở nông thôn đang là vấn đề nóng bỏng và ngày càng trở nên
bức xúc. Tại hội thảo Thực trạng quản lý chất thải và vệ sinh môi trường nông
thôn các tỉnh miền Bắc, các đại biểu đã đưa ra các chất thải của từng khu vực
và cần có việc quản lý và xử lý chất thải.


11

Bảng 2.5. Thành phần chất thải rắn nông nghiệp theo tính chất vật lý
Thành phần

% trọng lượng

Chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm


0 – 30

Chất thải từ bao bì thuốc bảo vệ thực vật

20 - 40

Chất thải làng nghề

0 - 10

Chất thải nuôi trồng thủy sản

5 - 10

(Nguồn tài liệu Tại hội thảo Thực trạng quản lý chất thải và vệ sinh môi
trường nông thôn các tỉnh miền Bắc)
Bảng 2.6. Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng
của chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải

%Trọng lượng

% Thay đổi

Mùa mưa

Mùa khô

Chất thải thực phẩm


11.1

13.5

Giấy

45.2

40.0

11.5

Nhựa dẻo

9.1

8.2

9.9

Chất hữu cơ khác

4.0

4.6

15.0

Chất thải vườn


18.7

24.0

28.3

Thủy tinh

3.5

2.5

28.6

Kim loại

4.1

3.1

24.4

Chất trơ và chất thải khác

4.3

4.1

4.7


100

100

Tổng cộng

Giảm

Tăng
21.6

(Nguồn:Geoge Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993)[12]


12

2.1.6. Tính chất của chất thải rắn
2.1.6.1. Tính chất vật lý
Những tính chất vật lý quan trọng của chất thải rắn đô thị bao gồm khối
lượng riêng.độ ẩm,kích thước phân loại và độ xốp.Trong đó.khối lượng riêng
và độ ẩm là 2 tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý chất thải
rắn đô thị ở Việt Nam.
Khối lượng riêng: Khối lượng riêng(hay mật độ) của thải rác thay đổi
theo thành phần ,độ ẩm.độ nắn của chất thải.Trong công tác quản lý chất thải
rắn,khối lượng riêng là thông tố quan trọng phục vụ cho công tác thu gom,vận
chuyển và xử lý chất thải. Qua đó có thể phân bổ và tính được nhu cầu trang
thiết bị phục vụ công tác thu gom vận chuyển,khối lượng rác thu gom và thiết
kế qui mô bãi chôn lấp rác thải,…
Khối lượng riêng được xác định bởi khối lượng của vật liệu trên một

đơn vị thể tích(kg/m3). Dữ liệu về khối lượng riêng thường cần thiết để định
mức tổng khối lượng và thể tích chất thải cần phải quản lý.
Bởi vì khối lượng riêng của chất thải rắn thay đổi một cách rõ ràng theo
vị trí địa lý, mùa trong năm và thời gian lưu trữ, do đó cách tốt nhất là sử
dụng các giá trị trong bình đã được lựa chọn. Khối lượng riêng của chất thải
sinh hoạt thay đổi từ 120 đến 590 kg/m3. Đối với xe vẩn chuyển rác có thể bị
ép rác có thể lên đến 830kg/m3.
Khối lượng riêng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng
lượng để xác định tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn
vị là kg/m3 (hoặc Ib/yd3)
Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn là thông số có liên quan đến giá trị
nhiệt lượng của chất thải, được xem xét nhất lựa chọn phương án xử lý, thiết
kế bãi chôn lấp và lò đốt. Độ ẩm rác thay đổi theo thành phần và theo mùa


13

trong năm.Rác thải thực phẩm có độ ẩm từ 50-80%, rác thải là thủy tinh,kim
loại có độ ẩm thấp nhất. Độ ẩm trong rác cao tạo điều kiện thuận lợi cho các
vi sinh vật kị khí phân hủy gây thối rữa.
Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu diễn bằng 2 cách:
- Phương pháp trọng lượng ướt, độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng
% của trọng lượng ướt vật liệu;
- Phương pháp trọng lượng khô,độ ẩm của mẫu được biểu diễn bắng
% của trọng lượng khô vật liệu;
- Phương pháp trọng lượng ướt thường được sử dụng trong lĩnh vực
quản lý chất thải rắn .Độ ẩm theo phương pháp trọng ướt thường được sử
dụng trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.
2.1.6.2. Tính chất hóa học của chất thải rắn
Các chỉ tiêu hóa học quan trọng của chất thải rắn đô thị gồm chất hữu

cơ, chất tro,hàm lượng cacbon cố định,nhiệt trị.
Chất hữu cơ: lấy mẫu nung ở 9500C, phần bay hơi đi là chất hữu cơ
hay còn gọi là chất tổn thất khi nung. Thông thường chất hữu cơ dao động
trong khoảng 40-60%,giá trị trung bình là 53%.
Chất tro: là phần còn lại sau khi nung ở 950oC,tức là chất trơ dư hay
chất vô cơ.
Hàm lượng cacbon cố định: là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại
các chất vô cơ khác không phải là cacbon không tro khi nung ở 9500C, hàm
lượng này thường chiếm khỏang 5-12%, giá trị trung bình là 75%.Các chất vô
cơ khác trong tro gồm thủy tinh ,kim loại. Đối với chất thải rắn đô thị ,các
chất vô cơ này chiếm khoảng 15-30%, giá trị trung bình là 20%.


14

2.1.6.3.Tính chất sinh học của chất thải rắn
Các thành phần phần hữu cơ (không kể các thành phần như
plastic,caosu,da) hầu hết chất thải rắn có thể được phân loại về phương diện
sing học như sau:
- Các phần tử có thể hòa tan trong nước như:đường,tinh bột,animo acid
và nhiều hưu cơ.
- Bán cellolose: các sản phẩm ngưng tụ của đường 5và 6 carbon.
- Cellolose: sản phẩm ngưng tụ của đường glulose 6carbon
- Dầu,mở ,và sáp:là những esters của alcohols và acid béo mạch dài
- Lignin: một polymer chứa các vòng thơm với nhóm methoxyl.
- Lignocelluloza: hợp chất do lignin v2 celluloza kết hợp với nhau
- Protein: chất tạo thành các amino acid mạch thẳng.
Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ của chất thải rắn
đô thị là hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được chuyển hóa sinh học
thành khí ,các chất rắn vô cơ và hữu cơ khác .Sự tạo mùi hôi và phát sinh ruồi

cũng liên quan dến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu cơ trong chất thải
rắn đô thị như rác thực phẩm.
a) Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong chất
thải rắn:
Hàm lượng chất rắn bay hơi( VS) ,xác định bằng cách đốt cháy ở nhiệt
độ 5500C, Thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của
hữu cơ trong chất thải rắn .Tuy nhiên sử dụng VS để mô tả khả năng
phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong chất thải rắn thì không đúng vì một
vài thành phần hữu cơ của chất thải rắn rất dễ bay hơi nhưng lại kém khả
năng phân hủy sinh học là giấy in và cành cây.Thay vào đó ,hàm lượng lignin


15

của chất thải rắn có thể được sử dụng để áp dụng tỉ lệ phần để phân hủy sinh
học của chất thải rắn,và được tính toán bằng công thức:
BF=0.83-0.028LC
Trong đó:BF: tỷ lệ phần phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở VS
0.83 và 0.028: hằng số thực nghiệm.
LC: hàm lượng lignin của VS biểu diễn bằng % trọng lượng khô.
Khả năng phân hủy sinh học của một vài hợp chất hữu cơ tìm thấy
trong chất rắn đô thị ,dựa trên cơ sở hàm lượng lignin .Các chất thải với hàm
lượng lignin cao như: giấy in có khả năng phân hủy sinh học kém hơn đáng
kể so với chất thải hữu cơ khác trong chất thải rắn đô thị. Trong thực tế các
thành phần hữu cơ trong chất thải rắn thường được phân loại thành phần phân
hủy chậm và phần phân hủy nhanh.
b) Sự phát sinh mùi hôi
Mùi hôi có thể sinh ra khi chất thải được chứa trong khoảng thời gian
dài ở trong nhà, trạm trung chuyển và ở bãi đổ. Mùi hôi phát sinh đáng kể ở
các thùng chứa bên trong nhà vào mùa khô có khí hậu nóng ẩm. Sự hình

thành mùi hôi là do sự phân hủy kỵ khí của các thành phần hữu cơ dễ phân
hủy nhanh tìm thấy trong chất thải rắn.
c) Sự sinh sản của ruồi
Vào thời gian hè ở những vùng nóng ẩm, sự nhân giống và sinh sản của
ruồi là một vấn đề đáng quan tâm ỡ những thùng chứa chất thải rắn bên trong
nhà. Ruồi có thể phát triển nhanh trong khoảng thời gian không đến hai tuần
sau khi trứng ruồi được kí vào. Đời sống của ruồi nhà từ khi còn trong trứng
cho đến khi trưởng thành có thể được mô tả như sau:
- Trứng phát triển 8 +12h
- Giai đoạn một của ấu trùng 20h


×