Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Quản lý văn hóa nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.08 KB, 9 trang )

Câu 1 :

Đồng chí hãy chứng minh văn hóa tích cực ở trong nhà trường nâng

cao chất lượng hoạt động của nhà trường?
Câu 2 : Anh/ chị hãy vẽ một hình ảnh ẩn dụ về tổ chức, nhà trường của mình?
Trong một tổ chức nói chung cũng như một Nhà trường, văn hóa luôn tồn tại
trong mọi hoạt động tổ chức đó. Văn hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị,
niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong Nhà trường cùng
chia sẻ và tạo nên bản sắc của Nhà trường đó. Văn hóa nhà trường có vai trò quan
trọng, tác động mạnh mẽ tới chất lượng giáo dục. Có thể coi văn hóa nhà trường là
kỹ năng sống của học sinh, giúp học sinh thích nghi với xã hội, có thể tự điều chỉnh
mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ với cuộc sống xung quanh. Trong mỗi
nhà trường, văn hóa được xây dựng trên các mối quan hệ: quan hệ giữa con người
với thiên nhiên, cảnh quan; quan hệ giữa con người với con người (thầy - thầy, thầy
- trò, thầy - phụ huynh, trò - trò). Trong đó, quan hệ thầy - thầy, thầy - trò có vai trò
quan trọng nhất.
Muốn tạo động lực làm việc thì cần phải khơi dậy nhu cầu và đáp ứng nhu
cầu chính đáng của mọi người về nhu cầu vật chất cũng như nhu cầu về tinh thần.
Khi khả năng đáp ứng nhu cầu thấp, động lực với người lao động sư phạm là đồng
lương, thu nhập và những giá trị vật chất. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó,
nhu cầu vật chất thoả mãn một mức độ nào đó, người lao động nói chung, nhà sư
phạm nói riêng sẵn sàng đánh đổi, chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở
một môi trường hoà đồng, thân thiện, thoải mái, được cống hiến, sáng tạo, được
thừa nhận và tôn trọng.
Có thể nói, động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn
hoá là một động lực vô hình nhưng có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp
kinh tế, cụ thể như sau:
1. Văn hoá nhà trường giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản
1



chất công việc mình làm;
2. Văn hoá nhà trường phù hợp, tích cực sẽ tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa

sáng tạo, khuyến khích giáo viên, học sinh nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tích
mong đợi;
3. Văn hoá nhà trường tích cực làm tăng động lực làm việc. Khi nhà trường
công nhận những thành quả, giá trị của những nỗ lực và cổ vũ cho những cam kết,
cán bộ nhân viên cảm thấy có thêm động lực để làm việc chăm chỉ, cải tiến và ủng
hộ sự thay đổi;
4. Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa tổ chức
là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác,
phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn;
5. Văn hoá nhà trường tích cực cũng giúp cho người dạy, người học có cảm
giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc
vì những mục tiêu cao cả của nhà trường.


Văn hóa nhà trường là con đường không chính thức kiểm soat, điều

chỉnh hành vi
Văn hóa nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân
trong trường bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận,
truyền thống do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên. Đó
là những luật lệ thành văn và bất thành văn được lưu truyền từ thế hệ này đến thế
hệ khác. Việc kiểm soát hành vi bằng văn hóa sẽ giúp các thành viên điều chỉnh
2


hành vi của mình cho phù hợp với văn hóa chung, hướng tới những chuẩn mực chung.

Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa tổ chức là
điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác,
phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.


Văn hóa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột
Văn hóa nhà trường giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận

thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Văn hóa nhà
trường gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực hạn
chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức.
Vì vậy, văn hoá nhà trường hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột và khi
xung đột là không thẻ tránh khỏi thì văn hóa nhà trường tạo ra hành lang pháp lý,
đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không
để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.


Văn hóa giúp nâng cao chất lượng dạy và học
Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối

kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ ràng là,
văn hóa tổ chức đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường


Văn hóa nhà trường ảnh hưởng tích cực đến giáo viên
Trong tổ chức nhà trường, văn hóa nhà trường tích cực sẽ tác động rất lớn

đến giáo viên. Tác động đó thể hiện ở nhiều phương diện.
Thứ nhất, khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi
lẫn nhau giữa các giáo viên. Trong môi trường đó, giáo viên cảm thấy thoải mái dễ

dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ đang gặp phải; sẵn sàng chia
sẻ với nhau kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn; tích cực trao đổi phương pháp

3


và kỹ năng giảng dạy; quan tâm đến công việc của nhau và cùng hợp tác với lãnh
đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Thứ hai, tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất
lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập. Văn hóa nhà trường tích cực tạo bầu không
khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, tạo động lực để giáo viên quan tâm cải tiến
nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời góp phần nâng cao thành tích giảng dạy
và học tập của trường.


Văn hóa nhà trường ảnh hưởng tích cực đến học sinh
Văn hóa nhà trường tích cực ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh theo học trong

nhà trường ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, văn hóa nhà trường tích cực tạo ra một bầu không khí học tập tích
cực. Môi trường này kích thích được sự chủ động, tạo động lực cho người học,
khiến người học thực sự hứng thú và nỗ lực để đạt được kết quả học tập tốt nhất.
Cụ thể, trong môi trường văn hóa nhà trường tích cực học sinh cảm thấy tự tin,
thoải mái, vui vẻ, ham học; học sinh được tôn trọng, được thừa nhận, và cảm thấy
mình có giá trị; học sinh thấy rõ trách nhiệm của mình; tích cực khám phá, liên tục
trải nghiệm và tích cực tương tác với giáo viên, nhóm bạn và nỗ lực đạt thành tích
học tập tốt nhất. Văn hóa nhà trường tích cực tạo ra môi trường thân thiện
Thứ hai, văn hóa nhà trường tích cực tạo ra một môi trường học tập thân
thiện an toàn, cởi mở cho học sinh, tôn trọng và chấp nhận các nhu cầu và hoàn
cảnh khác nhau của học sinh… Trong môi trường nhà trường thân thiện, học sinh

cảm thấy gắn bó với trường, lớp, thích thú với việc đến trường; khuyến khích học
sinh phát biểu/bày tỏ quan điểm cá nhân và xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn
trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò.
Thứ ba, văn hóa nhà trường góp phần hình thành nên những nét phẩm chất,
tính cách riêng, được đánh giá là phù hợp và có giá trị cho học sinh của nhà trường.
Theo đó, học sinh ở các trường khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau được
4


hình thành do quá trình tiếp nhận các ảnh hưởng từ môi trường văn hóa nhà trường
tích cực các em theo học.
Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng của nền văn hóa tiêu cực còn tồn tại
trong văn hóa nhà trường nếu không được cải thiện sẽ ảnh hưởng xấu đến người
học. Trong một môi trường nhà trường nặng về truyền thụ, giáo điều, áp đặt, học
sinh sẽ trở nên thụ động, thiếu sự tự tin vào bản thân. Môi trường nhà trường không
thân thiện sẽ trở thành những rào cản khiến học sinh không bộc lộ và phát triển hết
được những khả năng của mình, không thực sự hứng thú, có trách nhiệm tham gia
vào các hoạt động học tập, vui chơi, lao động… trong nhà trường.


Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến mối quan hệ giữa giáo viên và

học sinh trong nhà trường
Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên văn hóa nhà trường là mối
quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường. Mối quan hệ giữa giáo viên và học
sinh trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục. Trong môi trường
văn hóa nhà trường tích cực cho việc học tập, mối quan hệ giữa giáo viên và học
sinh là mối quan hệ hợp tác, khuyến khích, giáo viên và học sinh tương tác tích cực
lẫn nhau. Biểu hiện cụ thể ở các đặc điểm đó là: giáo viên đặt ra các mong đợi cao
và rõ ràng với học sinh; giáo viên tôn trọng học sinh; giáo viên giao tiếp trung thực,

hiểu biết và có sự cảm thông với học sinh; giáo viên có các khuyến khích tích cực
với học sinh; giáo viên đặt ra các chuẩn mực hành vi cho học sinh; giáo viên, học
sinh luôn ở trong bầu không khí hợp tác.
Ngược lại, một bầu không khí tiêu cực trong mối quan hệ giữa giáo viên và học
sinh sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả giáo dục toàn diện. Đó có thể là sự áp đặt, thiếu tôn
trọng, thiếu sự công bằng của giáo viên với học sinh khiến học sinh mặc cảm, tự ti,
thụ động. Do vậy, văn hóa học đường lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự
tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, giúp mọi thành viên trong nhà trường quan tâm nâng
cao chất lượng dạy và học, tạo điều kiện khuyến khích học sinh nâng cao chất
5


lượng giáo dục toàn diện, giúp cho học sinh có kỹ năng tự xây dựng một hệ giá trị
lành mạnh, đúng hướng cho cuộc sống tương lai của mình, xác lập cho mình một lẽ
sống, lý tưởng sống đúng đắn.
Có thể nói, văn hóa học đường là một khái niệm động. Nếu những chuẩn
mực, giá trị xã hội thay đổi, văn hóa học đường cũng sẽ có những đổi thay. Do vậy,
việc xây dựng văn hóa học đường phải được thực hiện trong thời gian dài mới đạt
được kết quả tốt đẹp. Văn hóa học đường chịu nhiều ảnh hưởng của Hiệu trưởngngười lãnh đạo cao nhất trong nhà trường. Hiệu trưởng phải thấy rõ bản chất, vai
trò, những yếu tố cơ bản của văn hóa học đường thì mới thực hiện hoạt động này có
hiệu quả ở cơ sở trường học.

6


Câu 2 :

Anh/ chị hãy vẽ một hình ảnh ẩn dụ về tổ chức, nhà trường của mình?

Nhà trường, xét về bản chất là một tổ chức hành chính – sư phạm. Đó là một

thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những hệ giá trị,
những điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ
tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường dù ít hay nhiều đều là một
không gian văn hoá nhất định.
Hình ảnh ngôi nhà sau đây là hình ảnh ẩn dụ về tổ chức văn hóa của trường
nơi mà em đang công tác. Tổ chức của nhà trường cũng như một gia đình với hình
ảnh ngôi nhà với mái ngói đỏ tươi tuy đơn sơ nhưng hàng ngày nó che nắng, che
mưa, nó ôm ấp tình thương cho các thành viên trong gia đình. Trong ngôi nhà ấy nó
ẩn chứa tình đoàn kết, luôn chia sẻ buồn vui lấn nhau, luôn luôn làm việc theo một
nguyên tắc chung, theo sự lãnh chỉ đạo của người bố trong gia đình. Ở đó cũng thể
hiện được mối quan hệ thứ bậc trong gia đình nhưng mọi người đều có ý thức lắng
nghe ý kiến của nhau. Điều đó được thể hiện rất rõ trong bức tranh. Hình ảnh ngôi
nhà đó đã thể hiện mô hình văn hóa gương mẫu và mô hình văn hóa nhiệm vụ của
trường em. Đằng sau Cánh cửa chính là hình ảnh ẩn dụ của người hiệu trưởng,
7


những cửa phụ là hình ảnh của phó hiệu trưởng, còn các cánh cửa nhỏ hơn là hình
ảnh của các trưởng khoa, giảng viên trong trường. Còn những ô thoáng kia là hình
ảnh các sinh viên trong trường. Tất cả các cánh cửa đều được mở, ngôi nhà luôn
sáng sủa thể hiện được sự minh bạch, thẳng thắn nhưng đầy tình cảm của người
hiệu trưởng. Người hiệu trưởng luôn có vai trò chính lãnh chỉ đạo mọi hoạt động
của nhà trường, có vai trò rất quan trọng trong văn hóa nhà trường và văn hóa nhà
trường như thế nào cũng phụ thuộc vào quyền lực của người hiệu trưởng. Cánh cửa
mở cũng thể hiện được người hiệu trưởng luôn luôn biết lắng nghe, luôn luôn tâm
sự chia sẻ công việc cùng cán bộ trong trường. Người hiệu trưởng luôn tạo cho
trường có bầu không khí thoải mái, dễ chịu khiến mọi thành viên trong trường đề
cảm thấy đến trường là một niềm vinh dự, luôn sống cởi mở, đoàn kết như những
hình ảnh các cánh cửa đều được mở, đem ánh sáng và niềm tin cho trường. Tất cả
cán bộ trong trường tạo thành một khối đoàn kết, luôn kề vai sát cánh bên nhau

hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mỗi địa vị của mỗi người trong trường đều có
chức năng và nhiệm vụ riêng do người hiệu trưởng phân công. Tất cả mọi công
việc luôn được phản ảnh hai chiều tạo mối đồng thuận trong nhà trường. Họ luôn
trao niềm tin cho nhau, luôn tạo động lực cho nhau, luôn có phong cách làm việc
“Trên bảo dưới nghe”. Niềm tin đó là động lực cuốn hút các em mỗi năm vào
trường học càng đông. Vì ở đó có một môi trường văn hóa, có một tổ chức văn hóa
tích cực.
Một ngôi nhà cấp 4 tuy giản đơn với màu sắc tươi, nó khác bao ngôi nhà, nó
có nhiều loại cửa luôn được mở vòng tay rộng lớn như một gia đình đầm ấm, hạnh
phúc. Nếu cánh cử chính kia mà đóng lại chắc hẳn mọi cánh cửa khác rồi cũng dần
dần bị đóng lại, ngôi nhà mỗi ngày một vắng . Cũng như một ngôi trường – gia
đình vậy, không được sự đồng thuận, làm việc không theo thứ bậc, người hiệu
trưởng không thể hiện được vai trò trách nhiệm, không tạo được bầu không khí làm
việc thoải mái cho các cán bộ trong trường thì ngôi trường đó sẽ không có văn hóa
nhà trường tích cực.
8


Bản thân em là một thành viên trong trường luôn tin tưởng vào sự lãnh
đạo của hiệu trưởng nhà trường, ngôi trường luôn là một tổ chức văn hóa nhà
trường tích cực. Em luôn mong và tin rằng nhà trường sẽ thu hút được nhiều học
sinh vào học vì ngôi trường em có một môi trường văn hóa tốt.

9



×