Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

những vấn đề lý luận và thực tiễn xác lập bảo vệ các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360 KB, 13 trang )

Những vấn đề pháp lý và thực tiễn
xác lập bảo vệ các vùng biển thu ộc
chủ quyền của Việt Nam
A. MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200 km, với vùng biển thuộc
chủ quyền quốc gia có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng,là địa
bàn chiến lược trong công cuộc bảo vệ tổ quốc. Nhận thấy được tầm quan trọng của
các vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta nên trong những năm qua, trên cơ sở
Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982,Việt Nam đã có những
nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến vấn đề
biển đảo cũng như thực thi chủ quyền trên biển nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên
biển là sự ra đời của luật biển năm 2012, xác lập một cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc
bảo vệ chủ quyền và phát triển các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Để hiểu rõ
hơn về vấn đề chủ quyền Việt Nam trên biển, sau đây là bài làm của nhóm về nội dung:
những vấn đề pháp lý và thực tiễn xác lập, bảo vệ các vùng biển thuộc chủ quyền của
Việt Nam”

B. NỘI DUNG

I. Cơ sở pháp lý xác lập, bảo vệ các vùng biển thuộc chủ
quyền của Việt Nam
1.

Cơ sở pháp lý xác lập vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia

Công ước luật biển năm 1982 đã định khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác
định vùng biển và quy chế pháp lý của chúng; xác định ranh giới trên biển của các quốc
gia. Theo Công ước thì mỗi quốc gia ven biển có hai vùng biển thuộc chủ quyền của
quốc gia đó là: vùng nội thủy và vùng lãnh hải.



1.1.Nội thủy
Khoản 1 Điều 8 Công ước Luật biển 1982 quy định: “Trừ trường hợp đã được quy định
ở phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải, thuộc nội thủy
của quốc gia”. Phần IV – phần được loại trừ ở đây là phần quy định về quốc gia quần
đảo, quy định: “ Ở phần phía trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có thể
vạch những đường khép kín để hoạch định ranh giới nội thủy của mình theo đúng các
điều 9, Điều 10, Điều 11” ( Điều 50 của Công ước về hoạch định ranh giới nội thủy).
Theo đó thì nội thủy là vùng nước nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
của lãnh hải.Ngoài ra, theo khoản 2 điều 8 công ước này thì ngoài vùng nội thuỷ thông
thường, thì còn có nội thuỷ mà trong đó tồn tại quyền đi qua không gây hại của tàu
thuyền nước ngoài. Đó là các vùng nước có các đường hàng hải quốc tế đi qua mà vốn
trước đó chưa được coi là nội thuỷ nhưng do việc vạch đường cơ sở thẳng, vùng này
đã bị gộp vào nội thuỷ. Theo đó, trong vùng này, tàu thuyền của các quốc gia khác (kể
cả có biển hay không có biển) vẫn được phép đi qua không gây hại. Quy định này vừa
đảm bảo tính chủ quyền tuyệt đối của quốc gia ven biển, vừa đảm bảo quyền lợi cho
các quốc gia khác khi cần lưu thông trên biển.


Từ trước khi Luật biển năm 2012 được xây dựng và có hiệu lực, nước ta đã có những
quy định về chủ quyền của quốc gia trong vùng nội thủy tại nhiều văn bản pháp lý. Từ
Hiến pháp năm 1992, Luật biên giới quốc gia năm 2003, Tuyên bố của Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh
hải Việt Nam ngày 12-11-1982 (điểm 5) hay Nghi định 62/2003/NĐ-CP về quy chế khu
vực biên giới biển.Nhằm tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc xác định vùng biển thuộc
chủ quyền quốc gia và tạo điều kiện để phát triển các vùng biển này, Luật biển đã được
ban hành vào năm 2012 và có hiệu lực vào ngày 1.1.2013. Trong đó, nội thủy đươc
xác định “là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận
lãnh thổ của Việt Nam” (Điều 9, Luật biển Việt Nam năm 2012).Ở vùng nội thủy, “Nhà
nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh
thổ đất liền.”(Điều 10, Luật biển Việt Nam 2012)


1.2.Lãnh hải
Lãnh hải là vùng biển nằm giữa nội thủy và các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc
gia có chiều rộng tối đa không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
Theo Điều 2 Công ước 1982, lãnh hải là vùng biển có chiều rộng nhất định nằm ở phía
ngoài đường cơ sở, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển.. Luật
biển Việt Nam năm 2012 cũng đã khẳng định tại Điều 11: “lãnh hải là vùng biển có
chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài lãnh hải là biên
giới quốc gia trên biển của Việt Nam”.
Trên cơ sở quy định của Công ước, từ ngày 12-11-1982 Việt Nam đã tuyên bố về
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam và sau này tiếp tục được
khẳng định tại Điều 8 Luật biển Việt Nam năm 2012:“đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đãđược Chính phủ công bố. Chính phủ
xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi
được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn”.
Theo tuyên bố này, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam
là hệ thống đường cơ sở thẳng, đường thẳng gãy khúc nối liền các đảo, mũi nhô ra xa
nhất dọc theo bờ biển qua 11 điểm thành 10 đoạn thẳng xuất phát từ đường thẳng nối
liền đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai, chỉ có một điểm duy nhất được xác định theo
phương pháp đường cơ sở thông thường là điểm A8 (mũi Đại Lãnh).
Lãnh hải thừa nhận quyền “đi qua không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài. Điều này
được quy định tại Điều 17 Công ước 1982 , hay tại khoản 2, Điều 2 luật biển Việt Nam
năm 2012 “tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại
trong lãnh hải Việt Nam…”. Thuật ngữ “đi qua không gây hại” đã được cụ thể hóa tại


Điều 18 và 19 của Công ước 1982. Trong trường hợp tàu thuyền nước ngoài không
tuân thủ các quy định về quyền đi qua không gây hại trong hàng hải, quốc gia ven biển
có quyền thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn việc đi qua này;
trường hợp dặc biệt, quốc gia ven biển có quyền đình chỉ tạm thời việc đi qua lãnh hải

khi điều đó là cần thiết nhằm đảm bảo an ninh quốc gia hoặc để thực hiện những cuộc
luyện tập quân sự ( Khoản 3 điều 25).
2. Những vấn đề pháp lý xác lập và bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam

Trong phân định biển cũng như xác lập và thực hiện chủ quyền trên biển, Việt Nam đã
dựa trên một nền tảng pháp lý tương đối vững chắc là các quy định của Công ước Luật
biển 1982, các điều ước quốc tế song phương, đa phương đã ký kết cũng như các văn
bản pháp lý của quốc gia được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc và thực tiễn quốc
tế.


Tuyên bố của chính phủ Việt Nam về lãnh hải... ngày12/11/1997

Trong thời gian Công ước Luật biển 1982 chưa được thông qua và có hiệu lực đối với
Việt Nam, Chính phủ đã có những tuyên bố cụ thể để xác định các vùng biển thuộc chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán cho quốc gia mình. Đó là” tuyên bố của
chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 12-5-1977” xác định
lãnh hải tại khoản 1 :” Lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12
hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm
ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở
ra.
Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thuỷ của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối
với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
của lãnh hải”. Theo đó, tuyên bố này giúp ta bước đầu xác lập được phạm vi vùng biển
thuộc chủ quyền của Việt Nam, phạm vi các vùng biển này hoàn toàn phù hợp với các
quy định của Công ước Luật biển 1982.



Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về đường cơ sở ngày 12/11/1982

Nước ta ra tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải vào ngay
12/11/1982. Theo tuyên bố này, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục
địa việt nam là hệ thống đường cơ sở thẳng đường thẳng gãy khúc nối liền các đảo,
mũi nhố ra xa nhất dọc theo bờ biển qua 11 điểm thành 10 đoạn thẳng xuất phát từ


dường thẳng nối liền đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai (Cam-pu-chia). Tuyên bố về
đường cơ sở Việt Nam chủ yếu được xác định theo phương pháp đường thẳng gãy
khúc, trong 11 điểm xác định chỉ có 1 điểm duy nhất chúng ta xác định theo phương
pháp đường cơ sở thông thường, điểm A8( mũi Đại Lãnh).

TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM CHUẨN ĐƯỜNG CƠ SỞ
DÙNG ĐỂ TÍNH CHIỀU RỘNG LÃNH HẢI CỦA LỤC ĐỊA VIỆT NAM
(Đính theo Tuyên bố ngày 12 tháng 11 năm 1982 của Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
Điểm

Vị trí địa lý

Vĩ độ N Kinh độ


E
0

Nằm trên ranh giới phía tây nam của vùng nước lịch sử của
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân

dân Campuchia

A1

Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang

9015'0

103027'0

A2

Tại hòn Đá lẻ ở đông nam Hòn Khoai, tỉnh Minh Hải(nay là
tỉnh Cà Mau)

8022'8

104052'4

A3

Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Đặc khu Vũng Tàu - Côn
Đảo(nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

8037'8

106037'5

A4


Tại Hòn Bông Lang - Côn Đảo

8038'9

106040'3

A5

Tại Hòn Bảy cạnh - Côn Đảo

8039'7

106042'1

A6

Tại Hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Thuận Hải(nay là
tỉnh Bình Thuận)

9058'0

109005'0

A7

Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải(nay là tỉnh Khánh Hòa)

12039'0 109028'0

A8


Tại Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh(nay là tỉnh Khánh Hòa)

12053'8 109027'2

A9

Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Phú Khánh(nay là tỉnh Khánh Hòa)

13054'0 109021'0

A10 Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình(nay là tỉnh Quảng Ngãi)

15023'1 109009'0

A11 Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên(nay là tỉnh Quảng Trị)

17010'0 107020'6

(Bản đồ thể hiện Đường cơ sở của Việt Nam)
Đường màu đỏ nối 11 điểm từ hòn Nhạn đến Cồn Cỏ gọi là đường cơ sở, đường gạch
đứt quãng màu xanh gọi là biên giới quốc gia trên biển (nguồn: Bộ đội Biên Phòng).


Hiệp định phân định vùng nước lịch sử giữa Việt Nam- campuchia

Việt Nam và Campuchia đã ký kết Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa hai nước
ngày 07/7/1982, trong đó đã thoả thuận lấy đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm



đường phân chia các đảo trong khu vực này và sẽ thương lượng vào thời gian thích
hợp… để hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai nước. Đây là lần đầu tiên hai
nước thừa nhận chủ quyền đối với các đảo giữa hai nước. Hiệp định đã nâng đường
Brévié từ ranh giới quản lý hành chính và cảnh sát lên thành đường phân chia chủ
quyền đảo giữa hai nước nhưng đồng thời cũng xác nhận giữa hai nước chưa có
đường biên giới trên biển.

Hình ảnh: Phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia



Hiệp định phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Thái lan ngày
9/8/1997

Từ tháng 9 năm 1992 đến tháng 8 năm 1997, Việt Nam và Thái Lan đã tiến hành
9 vòng đàm phán và thống nhất phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa
hai nước bằng một đường ranh giới duy nhất đã ký kết Hiệp định về phân định ranh
giới trên biển giữa Việt Nam – Thái Lan ngày 09/8/1997 tại Băng Cốc. Việt Nam được
hưởng 1/3 diện tích và Thái Lan được hưởng 2/3 diện tích vùng chồng lấn. Đây là kết
quả phân định công bằng mà hai Bên đã áp dụng phương pháp đường trung tuyến có tính
đến các hoàn cảnh hữu quan trong phân định như các yếu tố địa lý tự nhiên, nguồn tài
nguyên, sự hiện diện của các đảo trong khu vực; đặc biệt, đảo Thổ Chu của Việt Nam là
đảo xa bờ (cách đảo Phú Quốc 55 hải lý), tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt nên theo luật pháp
và thực tiễn quốc tế chỉ được hưởng một phần hiệu lực trong phân định (được hưởng


32,5% hiệu lực trong phân định). Kết quả phân định thể hiện sự nỗ lực, thiện chí và sự
nhân nhượng của hai Bên để đi đến một giải pháp công bằng.

Hình ảnh: Phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan




Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ 15/12/2000

Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ là hiệp định mang tính chất tổng thể Việt Nam ký
với Trung Quốc, phân định rõ đường biên giới lãnh hải và ranh giới vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ. Hai bên thống nhất một
đường phân định với 21 điểm kéo dài từ cửa sông Bắc Luân (phía Bắc) đến cửa vịnh
phía Nam.


Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định 25.12.2000 (BĐNNG).
Đường này là tập hợp những đoạn thẳng tuần tự nối liền 21 điểm phân định.
Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ đã xác định đường biên giới lãnh hải giữa Việt
Nam và Trung Quốc ở khu vực ngoài cửa sông Bắc Luân và phân định rõ ràng phạm vi
vùng đặc quyền kinh tế và phạm vi thềm lục địa của hai nước ở Vịnh.

II. Thực tiễn xác lập và bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền
của Việt nam
a. Thực tiễn của Hiệp định về Vùng nước Việt Nam và Campuchia:
o Đây là lần đầu tiên hai nước thừa nhận chủ quyền của các bên đối với
các đảo giữa hai nước. Hiệp định này đã nâng đường Brévié từ ranh giới
quản lý hành chính và cảnh sát thành đường phân chia chủ quyền đảo
giữa hai nước nhưng cũng xác nhận giữa hai nước chưa có đường biên
giới biển.
o Hiệp định về Vùng nước lịch sử giữa Việt Nam – Campuchia có ý nghĩa
hết sức quan trọng, đã giải quyết được vấn đề chủ quyền các đảo giữa
hai nước, tạo cơ sở pháp lý để hai nước quản lý, bảo vệ, khai thác các
vùng biển của mình, góp phần tạo môi trường an ninh trật tự chung trên

biển, củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
o Trong thời gian tới, căn cứ vào Luật biển quốc tế và quy định của Hiệp
định, hai nước Việt Nam và Campuchia có nhiệm vụ tiếp tục đàm phán,
giải quyết vấn đề hoạch định đường biên giới biển trong vùng nước lịch


sử và lãnh hải cũng như ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
liên quan giữa hai nước ở khu vực này.

b. Thực tiễn xác lập chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

 Thực tiễn thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
Ở mỗi thời kỳ, trong mỗi lĩnh vực, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những biện pháp
và hành động cụ thể, thiết thực để thực hiện và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
trên biển. Những hành động đó phần nào làm cho Thế giới hiểu rằng vùng biển tranh
chấp xưa đã là của Việt Nam, đến nay vẫn thuộc chủ quyền của Việt Nam nên chúng ta
sẽ kiên quyết bảo vệ nó tới cùng.Năm 2015, nước ta bồi đắp các đảo nhỏ ở Biển Đông
nhiều hơn cả Trung Quốc. Ta nắm giữ 21 đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa, hơn bất kì
một đối thủ nào trong khu vực. Xây dựng 7 cột cờ chủ quyền Tổ quốc trên các đảo
tiền tiêu. Sáng 12/8/2015, tại thôn Triều Dương, xã Tam Thạh, huyện đảo Phú Quý,
Bình Thuận, Trung ương Đoàn TNCS HCM đã khánh thành cột cờ chủ quyền Tổ quốc
trên đảo. Cột cờ chủ quyền Tổ quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần khẳng
định chủ quyền Tổ quốc trên biển. Thực tiễn thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên
Biển Đông được tiến hành toàn diện trên các lĩnh vực như: trong xây dựng cơ sở pháp
lý; trong quản lý hành chính; trong xây dựng và phát triển kinh tế biển; trong an ninh
quốc phòng.



Tranh chấp Biển Đông đối với Việt Nam

 Tranh chấp tại các vùng biển chồng lấn:
+ Tranh chấp với Campuchia tại Vịnh Thái Lan
+ Tranh chấp với Thái Lan về vùng chồng lấn tại Vịnh Thái Lan
+ Tranh chấp với Malaysia
 Tranh chấp tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
Trong thực tiễn, không chỉ mình Việt Nam đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với hai
quần đảo, mà các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia,
Brunei cũng có những yêu sách riêng biệt đối với các đá, đảo tại khu vực này.
 Tranh chấp với Trung Quốc:
Trung Quốc đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” tại Hoàng Sa, Trường Sa với lập
luận rằng, ngư dân Trung Quốc là những người phát hiện, đặt tên và quản lý đầu
tiên hai quần đảo. Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc bao trùm 80% Biển
Đông được sử dụng như là một trong những bằng chứng về chủ quyền của họ ở


khu vực hai quần đảo cũng như vùng đặc quyền kinhtế và thềm lục địa của Việt
Nam.
 Tranh chấp với Đài Loan
Cũng giống như Trung Quốc, Đài Loan dựa trên mối lịch sử lâu dài với các đảo
để tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa.
 Tranh chấp với Philipines
Yêu sách của Philipines tại Trường Sa dựa trên sự phát hiện của Thomas Z
chiếm đóng các đảo từ ngày 15/03/1956.
 Tranh chấp với Malaysia
Năm 1971 Malaysia mới bắt đầu đưa ra yêu sách đối với Trường Sa. Tới nay
Malaysia đã quản lý 5 vị trí tại Trường Sa, đưa ra yêu cầu chủ quyền với 12 đảo
và bãi ngầm khác. Tất cả các vị trí này đều nằm trong đòi hỏi về ranh giới năm
1979 mà họ đưa ra. Quốc gia này căn cứ theo điều 76 Công ước Luật biển
1982, tuyên bố chủ quyền đối với các đảo nằm trên thềm lục địa của mình.




Thực tiễn giải quyết tranh chấp Biển Đông của Việt Nam
 Về giải quyết tranh chấp các vùng biển chồng lấn:
Việt Nam đã tiến hành đàm phán với các nước và đi đến ký kết nhiều Hiệp định
quan trọng để giải quyết vấn đề phân định biển tại các khu vực biển chồng lấn.
 Giải quyết tranh chấp chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa :
Việt Nam đã tham gia các tuyên bố và quy tắc ứng xử Biển Đông, tiến hành đàm
phán với các nước liên quan như Trung Quốc, Philippines, Malaysia … về vấn
đề giải quyết tranh chấp và hợp tác trên Biển Đông, cùng Trung Quốc ký kết văn
kiện mới “Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển”.

III. Đánh giá về việc xác lập và bảo vệ chủ quyền các vùng
biển thuộc chủ quyền Việt Nam


Quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền các vùng biển giữa Việt Nam với các
quốc gia hữu quan cơ bản đảm bảo được lợi ích quốc gia: Công tác xác lập biển
của Nhà nước đã đạt được thành tựu quan trọng, đó là trong quá trình xác lập
biển giữa nước ta với các quốc gia hữu quan trong khu vực đã có sự thống nhất,
dựa trên nguyên tắc công bằng, tôn trọng độc lập chủ quyền. Mọi biện pháp


được tiến hành thông qua thương lượng, đàm phán hòa bình, đã góp phần giữ
vững môi trường biển hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới.
Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển, có biên giới trên biển tiếp giáp
với nhiều nước trong khu vực Biển Đông. Chính vì vậy, Việt Nam đã từng bước
đàm phán ký kết những hiệp định phân định biển với các nước xung quanh một
cách hòa bình, hữu nghị trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh

thổ quốc gia, luật pháp quốc tế và luật biển quốc tế.Bên cạnh những thành tựu
đã đạt được trong quá trình đàm phán phân định biển giữa Việt Nam với các
quốc gia hữu quan tron khu vực, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn trong đàm
phán phân định biển giai đoạn tiếp theo. Do quan điểm chủ quyền của các quốc
gia liên quan còn có sự khác biệt, mặt khác do yếu tố khách quan cho nên công
tác phân định biển giữa nước ta với một số quốc gia hữu quan trong khu vực
Biển Đông vẫn chưa được hoàn thành và có nhiều vấn đề phải tiếp tục đàm
phán bằng biện pháp hòa bình để giải quyết. Cụ thể là một số vùng biển chưa
được phân định rõ ràng như vùng biển giáp với Trung Quốc ngoài cửa vịnh Bắc
Bộ, Campuchia, Philippines, Malaysia.

 Hai nước Việt Nam và Philippines đã có những thỏa thuận ở các cấp Bộ trưởng
Ngoại giao, cấp Thủ tướng Chính phủ, cấp Tổng thống và Chủ tịch nước. Những
thỏa thuận đó, đã góp phần giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa hai
nước bằng biện pháp hòa bình, trên tinh thần hữu nghị, tin cậy lẫn nhau. Đây là
cơ sở thuận lợi cho vấn đề phân định biên giới trên biển giữa hai nước trong các
giai đoạn tiếp theo.Tuy nhiên phân định biển giữa Việt Nam và Philippines vẫn
còn nhiều khó khăn: Thứ nhất, từ trước đến nay Việt Nam và Philippines chưa ký
được hiệp định phân định biển, mới chỉ có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng
biện pháp hòa bình. Thứ hai, quan điểm chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa
của Việt Nam giữa hai nước còn có sự cách biệt lớn. Thứ ba, trên thực tế
Philippines đang chiếm đóng trái phép một số đảo đá của Việt Nam tại quần đảo
Trường Sa và Philippines khẳng định có chủ quyền
 Trong quá trình phân định biển với Trung Quốc, chúng ta luôn luôn kiên trì bằng
biện pháp pháp luật, đồng thời cũng yêu cầu Trung Quốc vận dụng những
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, luật biển quốc tế, nhất là những quy
định của UNCLOS để vận dụng vào quá trình đàm phán phân định biển. Về
thuận lợi là cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của UNCOS, lãnh đạo
cấp cao của hai nước cũng nhất trí giải quyết mọi bất đồng trên biển bằng biện
pháp hòa bình. Tuy nhiên, quá trình phân định biển với Trung Quốc ngoài khu

vực cửa vịnh Bắc Bộ còn gặp nhiều khó khăn, nho những yếu tố như quan điểm


về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán còn khác xa nhau. Ngoài ra,
Trung Quốc cũng đang ráo riết thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông và cụ
thể hóa yêu sách phi lý về đường đứt khúc 9 đoạn.



×