Tải bản đầy đủ (.pdf) (296 trang)

BÁO CÁO RÀ SOÁT YÊU CẦU VỀ PHÂN TỔ SỐ LIỆU THEO GIỚI TÍNH, ĐỘ TUỔI, DÂN TỘC, VÙNG VÀ XÁC ĐỊNH SỰ CHỆNH LỆCH GIỮA SỐ LIỆU HIỆN CÓ VỚI NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÙNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 296 trang )

Tổng cục Thống kê
VIỆT
NAM
______________________________

Chương trình phát triển
Liên hiệp quốc
___________________________________

Dự án 00040722
“Dự án Hỗ trợ giám sát Phát triển kinh tế xã hội”
Hợp phần Tổng cục Thống kê

BÁO CÁO
RÀ SOÁT YÊU CẦU VỀ PHÂN TỔ SỐ LIỆU
THEO GIỚI TÍNH, ĐỘ TUỔI, DÂN TỘC, VÙNG
VÀ XÁC ĐỊNH SỰ CHỆNH LỆCH GIỮA SỐ LIỆU
HIỆN CÓ VỚI NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÙNG TIN

Hà Nội, tháng 12-2008


BÁO CÁO
RÀ SOÁT YÊU CẦU VỀ PHÂN TỔ SỐ LIỆU
THEO GIỚI TÍNH, ĐỘ TUỔI, DÂN TỘC, VÙNG
VÀ XÁC ĐỊNH SỰ CHỆNH LỆCH GIỮA SỐ LIỆU
HIỆN CÓ VỚI NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÙNG TIN

1



Giới thiệu
Báo cáo này trình bày kết quả hoạt động “Rà soát yêu cầu về phân tổ số
liệu theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, vùng và xác định sự chênh lệch giữa số
liệu hiện có với nhu cầu của người dùng tin” thuộc Dự án 00040722 “Hỗ trợ
giám sát phát triển kinh tế-xã hội” (sau đây gọi tắt là Dự án) do UNDP hỗ trợ
Tổng cục Thống kê (TCTK).
Mục tiêu của Dự án là tăng cường khuôn khổ giám sát quốc gia thông
qua việc đạt được 4 đầu ra:
(1) Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được rà soát/cập nhật phục vụ
cho việc xây dựng và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (SEDP) và
giám sát các Mục tiêu phát triển của Việt Nam (VDG) và Mục tiêu Thiên niên
kỷ (MDG);
(2) Kế hoạch hành động thống kê quốc gia được rà soát/cập nhật;
(3) Chất lượng số liệu được nâng cao và việc thu thập số liệu được
đồng bộ hoá; và
(4) Công tác báo cáo, sử dụng và lưu trữ số liệu được cải tiến.
Dự án được TCTK thực hiện với sự phối hợp của 6 Bộ (Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động
Thương binh Xã hội, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn) và 3 tỉnh (Bắc
Kạn, Quảng Nam và Bình Dương) theo phương thức quốc gia điều hành
(NEX).
Hoạt động “Rà soát yêu cầu v ề phân tổ số liệu theo giới tính, độ tuổi,
dân tộc, vùng và xác định sự chênh lệch giữa số liệu hiện có với nhu cầu của
người dùng tin” sẽ trực tiếp đóng góp vào việc đạt được đầu ra 3 của Dự án.
Hiện nay nhu cầu của người dùng tin về các chỉ tiêu có chất lượng cũng
như số liệu được phân tổ theo vùng, giới tính, dân tộc và độ tuổi để phục vụ
công tác giám sát các diễn biến kinh tế-xã hội (bao gồm cả bất bình đẳng, một
trong những vấn đề trọng tâm của các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và
MDG/VDG đang ngày càng gia tăng. Nhi
ều Bộ, ngành, tỉnh, các cơ quan

chính phủ đã xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và tiến hành thu thập số liệu
nhằm đáp ứng nhu cầu giám sát bất bình đẳng của mình. Các cơ quan thông
tin đại chúng cũng rất quan tâm đến vấn đề này.
Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng:
2


(i) Các cơ quan và tổ chức đã sử dụng các khái niệm, định nghĩa và
phương pháp tính toán các chỉ tiêu khác nhau;
(ii) Có sự trùng lặp trong thu thập số liệu. Điều này dẫn đến việc mặc
dù có cùng một khái niệm và phương pháp tính nhưng khi c ông bố lại có sự
khác biệt trong số liệu của cùng một chỉ tiêu;
(iii) Việc chia sẻ số liệu thu thập được giữa các nhà sản xuất số liệu
cũng như giữa các nhà sản xuất số liệu với người dùng tin vẫn còn hạn chế.
Ngoài ra hiện nay hai tình trạng sau vẫn đang xảy ra:
(i) Những người dùng tin cho rằng vẫn còn thiếu các số liệu thống kê
được phân tổ theo vùng, giới tính, dân tộc và độ tuổi để phục vụ cho việc
giám giát thực hiện SEDP, MDGs/VDGs, các kế hoạch phát triển ngành và
tỉnh;
(ii) Trong khi đó đối với các nhà sản xuất số liệu thì các hạn chế về mặt
kỹ thuật và sự cân nhắc giữa chi phí và lợi ích lại là các rào cản khiến họ
không thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin.
Nhằm giải quyết những vấn đề này và để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về số
liệu, Tổng cục Thống kê đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành và người
dùng tin để xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia (NSIS). Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã phối hợp chặt
chẽ với các Bộ ngành xây dựng Khung giám sát và đánh giá SEDP cho giai
đoạn 2006-2010. Một số Bộ ngành đã ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê
phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của mình. TCTK phối hợp với các Cục
Thống kê tỉnh, thành phố đang xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê cho cấp

tỉnh và huyện. Các hệ thống chỉ tiêu thống kê nêu trên sẽ phục vụ tốt hơn việc
xây dựng, giám sát và đánh giá các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp
Trung ương, cấp tỉnh và cấp Bộ ngành. Cùng với những nỗ lực nêu trên, việc
chuẩn hóa các chỉ tiêu , bao gồm xác định các khái niệm, định nghĩa chuẩn,
xác định chu kỳ thu thập, công bố, xác định các phân tổ, phân công trách
nhiệm thu thập/phổ biến số liệu cũng đã và đang được xây dựng. Ngoài ra
TCTK cũng đang xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia và ban
hành chế độ báo cáo thống kê cho các Bộ ngành nhằm đáp ứng được càng
nhiều nhu cầu của người dùng tin càng tốt.
Hoạt động “Rà soát yêu cầu về phân tổ số liệu theo giới tính, độ tuổi,
dân tộc, vùng và xác định sự chênh lệch giữa số liệu hiện có với nhu cầu của
người dùng tin” được tiến hành dựa trên các hệ thống chỉ tiêu, gồm Hệ thống
chỉ tiêu thống kê quốc gia, Khung giám sát và đánh giá K
ế hoạch phát triển
3


kinh tế xã hội 2006 -2010, hệ thống chỉ tiêu của các bộ/ngành liên quan, hệ
thống chỉ tiêu của 3 tỉnh Bắc Kạn, Quảng Nam và Bình Dương, MDGs,
VDGs, Hệ thống chỉ tiêu theo dõi thực hiện công ước quyền trẻ em (CRC), và
Hệ thống chỉ tiêu theo dõi Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử
đối với phụ nữ (CEDAW).
Tuy nhiên, do HTCTTKQG là tập hợp những chỉ tiêu thốn g kê phản
ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước, phục vụ việc đánh giá, dự
báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội từng thời kỳ nên nó sẽ là trọng tâm của việc rà soát và
đánh giá lần này.
Theo đề cương Báo cáo nêu trong Điều khoản tham chiếu của hoạt
động này, báo cáo sẽ bao gồm 2 phần:
Phần I rà soát/xác định (i) nhu cầu về phân tổ số liệu đối với các chỉ

tiêu hiện có (trong NSIS, khung giám sát & đánh giá SEDP, các hệ thống chỉ
tiêu thống kê của văn phòng quốc hội, 6 bộ và 3 tỉnh nói trên), (ii) nhu cầu
phân tổ số liệu mới đối với các chỉ tiêu hiện có (iii) các chỉ tiêu cần bổ sung
(nhất là các chỉ tiêu có liên quan đến và là những chỉ tiêu cần phân tổ theo
giới tính, độ tuổi, dân tộc và vùng) để đưa vào trong quá trình thu thập số liệu
(để phục vụ công tác giám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội/kế hoạch
hành động ở cấp quốc gia, kế hoạch phát triển ngành và địa phương, và những
cam kết quốc tế như MDGs, CEDAW, CRC, ….) và (iv) các số liệu đã được
phân tổ hiện nay đang có (bao gồm cơ quan sản xuất ra số liệu đó và làm thế
nào số liệu đó đến được tay của người dùng tin).
Phần II cần đưa ra được (i) sự khác biệt giữa các chỉ tiêu/nhu cầu về
phân tổ số liệu với số liệu hiện nay đang có (bao gồm sự khác biệt trong định
nghĩa/phương pháp tính, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, phương pháp thu
thập…); và (ii) đưa ra các khuyến nghị để giúp cho các chương trình điều tra,
các kế hoạch thu thập số liệu ở bộ ngành và tỉnh (thông qua điều tra và báo
cáo hành chính), và/ hoặc các cuộc điều tra mới ở tầm quốc gia/bộ/tỉnh và các
công cụ thu thập số liệu có thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu về phân tổ số
liệu cả về mặt kinh phí cũng như chuyên môn.
Tuy nhiên khi viết báo cáo này nhóm chuyên gia nhận thấy nếu theo bố
cục 2 phần nêu trên thì có sự trùng lắp khi rà soát từng chỉ tiêu trong mỗi hệ
thống chỉ tiêu. Ví dụ đối với 1 chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia khi viết xong về thực trạng phân tổ, nhu cầu phân tổ mới, đề xuất bổ sung

4


chỉ tiêu nếu có... thì sang phần 2 lại quay lại chỉ tiêu đó để viết về sự khác biệt
giữa các chỉ tiêu và khuyến nghị.
Vì vậy nhóm chuyên gia viết báo cáo theo bố cục mới gồm 2 phần:
Phần I viết về những vấn đề chung, phần II đi vào từng chỉ tiêu trong mỗi hệ

thống chỉ tiêu thống kê nêu trên, trong khi vẫn bảo đảm các nội dung trong
Điều khoản tham chiếu đề ra. Đối với từng chỉ tiêu trong phần II sẽ rà soát
theo 6 nội dung sau đây:
(i) Chỉ tiêu có đáp ứng được nhu cầu về số liệu của bộ/ngành chưa?
Nếu không thì đề nghị bỏ. Nếu đề nghị bổ sung chỉ tiêu thay thế thì ghi tên
chỉ tiêu?
(ii) Chỉ tiêu đã có khái niệm, định nghĩa, phương pháp tính, chu kỳ
thu thập/báo cáo/công bố chuẩn chưa? Nếu có thì đưa vào trong Phụ lục cùng
Quyết định ban hành.
(iii) Các phân tổ hiện có của chỉ tiêu, đặc biệt là các phân tổ theo: giới
tính, độ tuổi, dân tộc và vùng đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bộ và
người dùng tin khác chưa? Nếu không đè nghị bổ sung phân tổ nào?
(iv) Phương pháp phổ biến số liệu của chỉ tiêu đến người sử dụng như
thế nào?
(v) Nếu chỉ tiêu có nhiều nguồn số liệu (bộ khác cũng thu thập) thì
chỉ ra sự khác nhau trong khái niệm/định nghĩa, phương pháp tính, phương
pháp thu thập số liệu, kỳ thu thập số liệu, cơ quan thu thập số liệu.
(vi) Các khuyến nghị (nếu có)

5


PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ ký
ban hành theo quyết định 305/2005/QĐ -TTg ngày 24/11/2005. HTCTTKQG
gồm 24 nhóm chỉ tiêu với tổng số 274 chỉ tiêu. Đây là những chỉ tiêu cơ bản
phản ánh một cách toàn diện tình hình kinh tế - xã hội của nước ta. Hệ thống
chỉ tiêu này bao gồm phần lớn các chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội đã được đưa
vào niên giám thống kê quốc gia những năm qua. Các nhóm chỉ tiêu trên được

TCTK và các cơ quan, bộ ngành chịu trách nhiệm chính thức thu thập tổng hợp
số liệu; trong đó:
- 112 chỉ tiêu do TCTK chịu trách nhiệm thu thập.
- 162 chỉ tiêu do các bộ ngành khác chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
TCTK
Tổng số thu
chỉ tiêu thập
4
0
13
11
11
6
11
10
9
4
14
14
7
2
20
2
17
15
8
8
4
2

9
3
5
5
6
4
13
3

U

2
1

6
8

U

Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Nhóm 6
Nhóm 7
Nhóm 8
Nhóm 9
Nhóm 10
Nhóm 11

Nhóm 12
Nhóm 13
Nhóm 14
Nhóm 15
Nhóm 16
Nhóm 17

Tên nhóm chỉ tiêu
Đất đai, khí hậu
Dân số
Lao động, Việc làm
Cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp
Đầu tư
Tài khoản quốc gia
Tài chính công
Tiền tệ, chứng khoán và bảo hiểm
Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Thương mại trong nước
Thương mại quốc tế
Giá cả
Du lịch
Giao thông vận tải
Bưu chính viễn thông và công nghệ
thông tin
Khoa học và công nghệ

6

8

9

Bộ
ngành
khác
4
2
5
1
5
0
5
18
2
0
2
6
0
2
10

U


Nhóm 18
Nhóm 19
Nhóm 20
Nhóm 21
Nhóm 22
Nhóm 23

Nhóm 24

Giáo dục và đào tạo
Y tế và chăm sóc sức khỏe
Văn hóa, thông tin, thể thao
Mức sống dân cư
Trật tự an tòan xã hội và tư pháp
Bảo vệ môi trường
Tiến bộ phụ nữ

26
18
22
11
6
16
7

1
3
0
10
0
0
6

25
15
22
1

6
16
1

Tổng số

274

112

162

Trong 24 nhóm chỉ tiêu của HTCTTKQG các nhóm có các phân tổ về
giới tính, độ tuổi, dân tộc, vùng gồm:
- Nhóm 2. Dân số:
- Nhóm 3. Lao động việc làm
- Nhóm 18. Giáo dục và đào tạo
- Nhóm 19. Y tế và chăm sóc sức khoẻ
- Nhóm 21. Mức sống dân cư
- Nhóm 24. Tiến bộ Phụ nữ
1. Nhóm chỉ tiêu dân số
Các chỉ tiêu trong nhóm dân số cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của người
dùng tin chủ yếu, bao gồm các cơ quan chính phủ và các viện nghiên cứu.
Các chỉ tiêu trong nhóm dân số đã:
- Sử dụng các khái niệm/định nghĩa, phương pháp tính toán rõ ràng,
theo chuẩn quốc tế;
- Phân tổ theo các phân tổ chủ yếu, gồm khu vực thành thị, nông thôn,
vùng, tỉnh/thành phố, giới tính, tuổi/nhóm tuổi, và dân tộc;
- Công bố kết quả của các cuộc tổng điều tra dân số thông qua các ấn
phẩm, đĩa CD-ROM, các cơ sở dữ liệu vĩ mô và vi mô, và được đưa lên trang

WEB của Tổng cục Thống kê. Số liệu dân số hàng năm được công bố trong
các niên giám Thống kê.
- Nguồn thu thập số liệu chính về số liệu dân số là các cuộc Tổng điều
tra dân số và nhà ở thực hiện 10 năm một lần. Số liệu dân số hàng năm được
7


tính toán từ số liệu tổng điều tra dân số và số liệu điều tra chọn mẫu biến động
dân số và KHHGĐ hàng năm.
Các chỉ tiêu trong nhóm dân số có các nguồn số liệu khác, gồm:
- Ngành dân số và kế hoạch hoá gia đình cũng có hệ thống thu thập số
liệu về dân số từ “Sổ Dân số” do cộng tác viên dân số quản lý. Về văn bản, sổ
dân số cũng sử dụng khái niện “nhân khẩu thực tế thường trú” như của Tổng
cục Thống kê. Tuy nhiên, trong thực tế, cộng tác viên dân số thường chỉ đăng
ký vào sổ những đối tượng thuộc phạm vi quản lý và vận động KHHGĐ của
họ (dân số của thôn/ấp/tổ dân phố). Như vậy sẽ bỏ qua các nhân khẩu thuộc
các ngành quân đội, công an quản lý cũng như các khu tập thể của các cơ
quan tổ chức nhà nước, các ký túc xá của học sinh, sinh viên. Vì vậy, số liệu
thu thập được của ngành Dân số, KHHGĐ thường bị thiếu.
- Ngành Công an cũng có hệ thống thu thập số liệu dân số từ “Sổ đăng
ký hộ tịch, hộ khẩu” do công an xã/phường quản lý. Tuy nhiên số liệu dân số
tổng hợp được từ hệ thống sổ sách này chỉ bao gồm số người đã được ngành
công an đăng ký hộ khẩu thường trú. (Sổ đăng ký hộ tịch, hộ khẩu cũng ghi
chép các đối tượng KT3, KT4 nhưng không theo dõi được những biến động
của họ theo thời gian). Chính vì vậy, số liệu dân số do ngành Công an tổng
hợp cũng thường bị thiếu.
- Ngành Tư pháp cũng có hệ thống thu thập số liệu sinh từ “Sổ Đăng
ký hộ tịch” do cán bộ tư ph áp xã/phường quản lý. Tuy nhiên số liệu về số
trường hợp sinh tổng hợp được từ hệ thống sổ sách này chỉ bao gồm số trường
hợp sinh đã được đăng ký khai sinh, trong khi đó số không đăng ký khai sinh

hoặc đăng ký muộn còn khá lớn. Ngoài ra các trường hợp sinh của các nhân
khẩu thuộc các đối tượng KT3, KT4 không được đăng ký khai sinh. Chính vì
vậy, số liệu về các trường hợp sinh do ngành Tư pháp tổng hợp cũng thường
bị thiếu.
- Hai ngành Dân số - KHHGĐ và Tư Pháp cũng có hệ thống đăng ký
và thu thập số liệu về mức độ chết. Tuy nhiên, ngoài những hạn chế như đối
với chỉ tiêu tỷ suất sinh thô, cả 2 hệ thống này nói chung đều không đăng ký
và thu thập được các trường hợp sinh ra chỉ được ít phút, ít ngày đã chết (chết
trước khi khai sinh).
- Ngành Công an cũng có hệ thống thu thập số liệu về di chuyển của
dân số từ “Sổ đăng ký hộ tịch, hộ khẩu” do công an xã/phường quản lý. Tuy
nhiên sô liệu về chuyển đi và chuyển đến của dân số tổng hợp được từ hệ
thống sổ sách này chỉ bao gồm số người chuyển đi đã được ngành công an cắt
8


hộ khẩu thường trú và số người chuyển đến đã được ngành công an nhập hộ
khẩu. (Sổ đăng ký hộ tịch, hộ khẩu cũng ghi chép các đối tượng KT3, KT4
nhưng không theo dõi được những biến động của họ theo thời gian). Chính vì
vậy, số liệu di chuyển của dân số do ngành Công an tổng hợp cũng thường bị
thiếu rất nhiều.
Các chỉ tiêu dân số tính toán từ các cuộc điều tra dân số của TCTK còn
có một số vấn đề tồn tại sau đây mà chúng cần được khắc phục để hoàn thiện:
- Do số liệu điều tra chọn mẫu biến động dân số và KHHGĐ hàng năm
chỉ đại diện được cho cấp tỉnh trở lên nên số liệu dân số cũng chỉ tính được
cho cấp tỉnh trở lên mà chưa có số liệu cho cấp huyện.
- Số liệu dân số theo độ tuổi công bố hàng năm và 5 năm chỉ được tính
toán và phân tổ theo nhóm 5 độ tuổi nên c hưa đáp ứng yêu cầu sử dụng theo
từng độ tuổi hoặc các nhóm tuổi khác theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Y tế.

- Số liệu số hộ chủ yếu thu thập và công bố qua các cuộc Tổng điều tra
dân số thực hiện 10 năm 1 lần. Hàng năm, Tổng cục Thống kê cũng công bố
số liệu về số hộ dựa vào kết quả suy rộng mẫu của các cuộc điều tra chọn mẫu
dân số và KHHGĐ hàng năm, nhưng số liệu hộ của TCTK và các tỉnh có sự
khác biệt. Số liệu chủ hộ chưa công bố theo giới tính nên chưa đáp ứng nhu
cầu nghiên cứu những hộ có chủ hộ là nữ.
- Số năm đi học trung bình của dân số năm 1989 chỉ tính chung cho
toàn bộ dân số, không phân tổ theo giới cũng như chưa phân tổ đến các khu
vực thành thị, nông thôn.
- Tỷ lệ biết chữ của dân số cũng cần được mở rộng độ tuổi đến 10 tuổi
trở lên vì một số ngành cần chỉ tiêu này. Trong bộ chỉ số MDGs cần phân tổ
từ 15-24 khu vực thành thị/nông thôn.
Kiến nghị:
- Mẫu của các cuộc điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm
cần thiết kế đại diện đến cấp huyện để có thể tính toán được số lượng dân số
đến cấp huyện.
- Các số liệu dân số cần được phân tổ theo từng độ tuổi (ít nhất cho cấp
tỉnh) để có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu của đối tượng dùng tin.
- Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh chỉ nên tính toán và công bố 3
năm 1 lần. Điều này sẽ hạn chế được những biến động ngẫu nhiên của mức độ
chết tác động đến chỉ tiêu này.
9


- Chỉ tiêu Số năm đi học trung bình cần được tính toán cho đúng
phương pháp (tính được đúng số năm đi học cho những người nhiều bằng cấp
ngang nhau). Kỳ tính toán và công bố nên thực hiện định kỳ 5 năm một lần,
cho cả 2 giới và cho các vùng thành thị, nông thôn. Phương pháp phổ biến cần
đa dạng hơn, tiện lợi cho người dùng tin.
- Các cơ sở dữ liệu vi mô cần được phổ biến rộng rãi hơn.

- Hội LHPNVN đề nghị thêm chỉ tiêu Tỷ suất sinh của nữ, thêm phân
tổ giới tính cho chỉ tiêu Tỷ suất nhập cư, xuất cư, di cư thuần
2. Nhóm chỉ tiêu lao động việc làm:
Đa số các chỉ tiêu trong nhóm lao động việc làm đã:
- Sử dụng các khái niệm/định nghĩa, phương pháp tính toán rõ ràng,
theo chuẩn quốc tế;
- Phân tổ theo các phân tổ chủ yếu, gồm khu vực thành thị, nông thôn,
vùng, tỉnh/thành phố, giới tính, nhóm tuổi.
- Công bố kết quả của các cuộc tổng điều tra dân số thông qua các ấn
phẩm, đĩa CD-ROM, các cơ sở dữ liệu vĩ mô và vi mô, và được đưa lên trang
Web của Tổng cục Thống kê. Số liệu dân số hàng năm được công bố trong
các niên giám Thống kê.
- Nguồn số liệu gồm các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở thực hiện
10 năm một lần. Số liệu hàng năm được tính toán từ điều tra lao động việc
làm, và chế độ báo cáo định kỳ theo 2 kênh: báo cáo của các Cục Thống kê về
lao động do địa phương quản lý và các Bộ ngành về lao động do Trung ương
quản lý.
Tuy nhiên, một vấn đề vướng mắc trong nhóm chỉ tiêu lao động việc
làm là cách tiếp cận. Trong các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở, tình trạng
hoạt động kinh tế trong đó có thất nghiệp và đang làm việc được tiếp cận theo
khái niệm hoạt động thường xuyên, tức là hoạt động trong 12 tháng qua. Cách
tiếp cận này có ưu điểm là khắc phục được hạn chế về tính thời vụ của lao
động, đặc biệt là lao động trong ngành nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp,
nhưng lại bị hạn chế là mức độ chính xác không cao do phải hồi tưởng cho
một thời gian dài (12 tháng qua). Trong khi đó các cuộc điều tra lao động việc
làm theo các khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) lại tiếp cận
hoạt động kinh tế theo khái niệm hoạt động hiện thời, tức là hoạt động trong 7

10



ngày qua, nhưng ở Việt Nam chỉ điều tra tại một thời điểm trong năm nên tính
đại diện không cao do khong loại được ảnh hưởng của thời vụ đến việc làm.
Vì vậy điều tra Lao động - việc làm cần thực hiện thường xuyên hơn,
trước hết là 6 tháng một lần, dần dần thực hiện mỗi quý một lần và tiến tới
thực hiện mỗi tháng một lần. Điều này sẽ hạn chế được tính thời vụ của các
hoạt động kinh tế, nhất là chỉ tiêu thất nghiệp và lao động làm việc trong các
ngành nông nghiệp và tiểu thủ cộng nghiệp.
Ngoài ra một số chỉ tiêu trong nhóm này còn có những vấn đề cần hoàn
thiện sau:
- Chỉ tiêu 301. Lực lượng lao động và Chỉ tiêu 302. Số lao động đang
làm việc trong nền kinh tế
Hai chỉ tiêu này đang được thu thập theo 2 nguồn: điều tra lao động
việc làm và chế độ báo cáo định kỳ theo 2 kênh: báo cáo của các Cục Thống
kê (lao động do địa phương quản lý) và các Bộ ngành (lao động do Trung
ương quản lý)
Kiến nghị: Nên khai thác từ một nguồn duy nhất là điều tra lao động
việc làm.
- Chỉ tiêu 304. Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực
thành thị
Có ý kiến cho rằng số liệu này thấp do đã bằng một số nước phát triển,
Ngược lại có ý kiến cho rằng số liệu này hợp lý vì ở nước nghèo như Việt
Nam không có trợ cấp thất nhiệp nên người dân phải làm bất cứ việc gì để
sống
- Chỉ tiêu 305. Số ngày làm việc bình quân 1 lao động ở nông thôn; Chỉ
tiêu 308. Năng suất lao động xã hội; Chỉ tiêu 309. Thu nhập bình quân
1 lao động đang làm việc
Ba chỉ tiêu này đã thu thập số liệu nhưng do chất lượng thấp nên chưa
được công bố. Riêng chỉ tiêu 309 Hội LHPNVN đề nghị thêm phân tổ giới
tính.

- Chỉ tiêu 306. Số lao động được tạo việc làm trong kỳ
Có ý kiến cho rằng số liệu này cao và không có nguồn số liệu tin cậy

11


3. Nhóm chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo:
Các chỉ tiêu trong nhóm giáo dục và đào tạo cơ bản đã đáp ứng nhu cầu
của người dùng tin chủ yếu, bao gồm các cơ quan chính phủ và các viện
nghiên cứu và các đối tượng khác.
Các chỉ tiêu trong nhóm giáo dục và đào tạo đã:
- Sử dụng các khái niệm/định nghĩa, phương pháp tính toán rõ ràng,
theo chuẩn quốc tế;
- Phân tổ theo các phân tổ chủ yếu, gồm loại hình, loại trường, giới
tính, dân tộc, trình độ chuyên môn, tỉnh/TP, tuyển mới, lưu ban, bỏ học, cấp
quản lý, loại cơ sở, hình thức đào tạo, ngành đào tạo cấp 2, trong nước, ngoài
nước, trình độ chuyên môn.
- Công bố số liệu thông qua Niên giám Thống kê.
- Nguồn số liệu chính về thống kê giáo dục và đào tạo là hệ thống báo
cáo hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội. Ngoài ra TCTK duy trì song song kênh báo
cáo từ các Cục Thống kê nhưng vẫn thu thập số liệu thứ cấp từ các Sở Giáo
dục và Đào tạo.
Một số tồn tại:
- Đối với các chỉ tiêu cần số liệu dân số chia theo tuổi thì số liệu dân số
của TCTK dự báo cho 5 nhóm tuổi, không phù hợp với độ tuổi học sinh. Dự
báo theo nhiều phương án nên lựa chọn phư ơng án nào để tính là một khó
khăn. Ngoài ra số liệu dự báo dân số chưa chính xác, không phản ánh được
biến động dân số do di cư, nên có 1 vài tỉnh số liệu học sinh đi học lớn hơn
dân số cùng độ tuổi

- Một số khái niệm chưa thật chuẩn để áp dụng, như: trẻ tàn tật để tính
toán tình trạng nhập học, nước sạch để tính toán các chỉ tiêu về trường học.
Một số chỉ tiêu việc phân tổ theo giới tính chưa thực sự chính xác do hệ thống
báo cáo chưa đầy đủ, ví dụ: tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, tỷ lệ học sinh phân
tổ theo nhóm tuổi và giới.
- Số liệu chủ yếu từ báo cáo hành chính nên khó tránh khỏi “bệnh thành
tích”.
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề nghị bỏ ra khỏi HTCTTKQG
các chỉ tiêu: Số cơ sở, phòng thí nghiệm, thư viện, xưởng thực tập của cơ sở
dạy nghề vì ý nghĩa thấp. Các chỉ tiêu S ố giáo viên dạy nghề, chi cho hoạt
12


động sự nghiệp dạy nghề cũng có ý nghĩa thấp, trong khi có thể có sự trùng
lắp do số giáo viên có thể hợp đồng tại nhiều cơ sở dạy nghề khác nhau; chỉ
tiêu Số học sinh học nghề đề nghị chia làm 3 chỉ tiêu (học sinh đầu năm học,
học sinh tuyển mới và học sinh tốt nghiệp)
- Một số số liệu của kênh TCTK khác số liệu của kênh giáo dục do thời
điểm thu thập số liệu khác nhau, kênh của TCTK thường thu thập số liệu từ
các Sở Giáo dục và Đào tạo sớm trong khi số liệu chính thức của kênh Giáo
dục thường có muộn hơn.
- Hội LHPNVN đề nghị thêm chỉ tiêu: Số lượng và tỷ lệ người (theo
giới tính) được tư vấn nghề, tư vấn việc làm; Số lượng và tỷ lệ người (theo
giới tính) đi xuất khẩu lao động.
- Chỉ tiêu 1801 Số trường, lớp, phòng học mầm non đề nghị thêm phân
tổ chất lượng phòng học.
- Chỉ tiêu 1804 Số trường, lớp, phòng học phổ thông đề nghị thêm phân
tổ loại phòng học kiên cố, bán kiên cố, nhà tạm, phòng học 3 ca, phòng học
xây dựng mới và mới được cải tạo, số trường tiểu học học 2 ca 1 ngày.
- Chỉ tiêu 1806 Số học sinh phổ thông đề nghị thêm số học sinh tiểu

học học 2 ca/ ngày.
- Chỉ tiêu 1808 Tỷ lệ học sinh phổ thông tốt nghiệp: Đề nghị sửa chỉ
tiêu này thành: học sinh dự thi, học sinh tốt nghiệp và báo cáo 2 lần trong năm
(báo cáo nhanh: 17 ngày sau khi thi t ốt nghiệp và báo cáo chính thức).
- Chỉ tiêu 1809 Tỷ lệ học sinh chuyển cấp và tỷ lệ học sinh hoàn thành
cấp học:
Chỉ tiêu này hiện vẫn được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp trong các
báo cáo. Tuy nhiên, số liệu phân tổ về giới tính chưa được chính xác. Do việc
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ thi tốt nghiệp tiểu học và THCS nên rất nhiều
sở Giáo dục không báo cáo số liệu của hai cấp học này.
4. Nhóm chỉ tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe:
Các chỉ tiêu trong nhóm y tế và chăm sóc sức khỏe cơ bản đã đáp ứng
nhu cầu của người dùng tin chủ yếu, bao gồm các cơ quan chính phủ và các
viện nghiên cứu và các đối tượng khác.
Các chỉ tiêu trong nhóm y tế và chăm sóc sức khỏe đã:

13


- Sử dụng các khái niệm/định nghĩa, phương pháp tính toán rõ ràng,
theo chuẩn quốc tế;
- Phân tổ theo các phân tổ chủ yếu, gồm giới tính, độ tuổi, dân tộc,
thành thị, nông thôn, tỉnh/TP
- Công bố số liệu thông qua Niên giám Thống kê Y tế.
- Nguồn số liệu chính về thống kê y tế và chăm sóc sức khỏe là hệ
thống báo cáo hành chính của Bộ Y tế.
Một số tồn tại:
- Hiện còn một số phân tổ chưa được Bộ Y tế thống nhất như Cơ sở y
tế, giường bệnh phân theo loại hình.
- Trong thực tế do 17/18 chỉ tiêu trong nhóm Y tế và chăm sóc sức

khỏe là báo cáo hành chính hàng năm, do đó việc phân tổ thành thị, nông thôn
giới tính, độ tuổi, dân tộc… hiện gặp nhiều khó khăn. Chỉ tiêu Nhân lực y tế
báo cáo hành chính không phân tổ theo loại hình, loại cơ sở y tế.
- Ngành Y tế chưa thu thập số liệu đối với y tế tư nhân và y tế có vốn
đầu tư nước ngoài.
- Chỉ tiêu 1903 số bác sĩ tính trên 10.000 chưa thống nhất được cách
tính do có 2 quan điểm. Quan điểm 1 cho rằng chỉ cần tính số bác sĩ đang làm
trong các cơ sở y tế trực tiếp liên quan đến khám, chữa bệnh; trong khi quan
điểm 2 cho rằng cần tính thêm cả số bác sĩ làm công tác quản lý, văn phòng
không trực tiếp tham gia khám chữa bệnh, ví dụ khối văn phòng ở Bộ Y tế, Sở
Y tế, Phòng y tế huyện và khối sản xuất kinh doanh khác.
5. Nhóm chỉ tiêu về mức sống hộ gia đình:
Các chỉ tiêu trong nhóm mức sống hộ gia đình cơ bản đã đáp ứng nhu
cầu của người dùng tin chủ yếu, bao gồm các cơ quan chính phủ và các viện
nghiên cứu và các đối tượng khác.
Các chỉ tiêu trong nhóm mức sống hộ gia đình đã:
- Sử dụng các khái niệm/định nghĩa, phương pháp tính toán rõ ràng,
theo chuẩn quốc tế;
- Phân tổ theo các phân tổ chủ yếu, gồm khu vực thành thị, nông thôn,
vùng, tỉnh/thành phố, giới tính, nhóm tuổi, và dân tộc

14


- Công bố kết quả của các cuộc khảo sát mức sống thông qua các ấn
phẩm, đĩa CD-ROM, các cơ sở dữ liệu vi mô, và được đưa lên trang WEB của
Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê.
- Nguồn thu thập số liệu chính về số liệu mức sống hộ gia đình là các
cuộc khảo sát mức sống thực hiện 2 năm một lần trong những năm gần đây,
từ 2002.

Tuy nhiên có một số vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện:
- Đối với 2 chỉ tiêu Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng và chi tiêu
bình quân nhân khẩu 1 tháng cần bổ sung thêm các phân tổ: nhóm dân tộc
chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ.
- Chỉ tiêu Chênh lệch thu nhập nhóm 5 so nhóm 1 trong “Hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia” có đưa phân tổ nhóm thu nhập là không có ý nghĩa
nên đề nghị bỏ phân tổ này.
- Đối với chỉ tiêu Tỷ lệ nghèo cần bổ sung một số phân tổ: giới tính chủ
hộ, nhóm dân tộc chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ. Ngoài ra cần thống nhất
cách hiểu trong cách tính chỉ tiêu này khi có lạm phát, tức là cần phân biệt rõ
điều chỉnh chuẩn nghèo khi mô hình mức sống thay đổi và cập nhật chuẩn
nghèo khi có lạm phát
- Chỉ tiêu Tỷ lệ hộ, nhân khẩu thiếu đói còn gặp khó khăn và chưa
thống nhất trong xác định các hộ thiếu đói. Ngoài ra để tạo điều kiện thuận lợi
trong việc thu thập thông tin để tính chỉ tiêu này thì cần có sự thống nhất và
phối hợp chặt chẽ giữa Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội trong xác định hộ thiếu đói và trách nhiệm thu thập thông tin.
- Đối với chỉ tiêu 2107. Chỉ số khoảng cách nghèo cần được công bố
trong những năm có Khảo sát mức sống hộ gia đình.
6. Nhóm chỉ tiêu về tiến bộ phụ nữ:
Các chỉ tiêu tiến bộ phụ nữ lần đầu đưa vào NSIS và chế độ báo cáo
thống kê của TCTK. Hiện nay các chỉ tiêu chưa được TCTK thu thập và tổng
hợp một cách chính quy do chế độ báo cáo áp dụng cho các nơi cung cấp số
liệu chưa được hoàn thiện. Trong tương lai gần các chỉ tiêu này sẽ được tổng
hợp. Tuy nhiên, chỉ tiêu tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ trong các tổ chức
chính trị - xã hội rất khó để thu thập được ở phạm vi đầy đủ vì liên quan đến
số liệu của nhiều ngành.

15



II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ BỘ NGÀNH
Báo cáo này rà soát phân tổ về giới tính, độ tuổi, dân tộc, tỉnh và vùng
của hệ thống chỉ tiêu thống kê của 5 Bộ, gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, và Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Số liệu thống kê bộ/ngành chủ yếu được tổng hợp từ hệ thống báo cáo
hành chính định kỳ, một số ít chỉ tiêu thu thập từ các cuộc điều tra chuyên
ngành.
Đa số các bộ/ngành đã xây dựng được hệ thống báo cáo và c hương
trình điều tra, đã ra quyết định ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành.
Tuy nhiên hầu hết mới chỉ đưa ra được danh sách chỉ tiêu mà chưa chuẩn hóa
được khái niệm/định nghĩa, phương pháp tính cho từng chỉ tiêu . Các phân tổ
của các chỉ tiêu thống kê Bộ ngành nói chung đã có và đã đáp ứng được nhu
cầu sử dụng. Tuy nhiên cũng có một số chỉ tiêu cần có thêm các phân tổ về độ
tuổi và dân tộc.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục và đào tạo có 97 chỉ tiêu được ban
hành theo Quyết định số 37/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/07/2007 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. Các nhóm, tên chỉ tiêu được sắp xếp theo các
cấp học và trình độ đào tạo như sau:
(i) Giáo dục mầm non, gồm:
- Nhà trẻ
- Mẫu giáo.
(ii) Giáo dục phổ thông, gồm:
- Tiểu học
- Trung học cơ sở
- Trung học phổ thông.
(iii) Trung cấp chuyên nghiệp:
(iv) Giáo dục đại học, gồm:

- Cao đẳng.
- Đại học.

16


- Thạc sĩ.
- Tiến sĩ.
(v) Giáo dục thường xuyên.
(vi) Thu, chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Mỗi cấp học và trình độ đào tạo bao gồm các chỉ tiêu được sắp xếp theo
trình tự:
- Số trường học.
- Số lớp học.
- Số phòng học.
- Diện tích khuôn viên và diện tích phòng học.
- Cán bộ quản lý, giáo viên/giảng viên, nhân viên.
- Số giáo viên trực tiếp dạy.
- Số trẻ em/học sinh/sinh viên.
- Thu, chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
- Các chỉ tiêu phân tích.
Các phân tổ theo giới tính được áp dụng đối với các chỉ tiêu liên quan
đến học sinh, sinh viên các cấp học và cán bộ, giáo viên, giảng viên và nhân
viên các cấp học.
Phân tổ theo giới tính xây dựng cho các chỉ tiêu liên quan đến số lượng
học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên của các cấp học và số liệu thường
được công bố theo kỳ đầu năm trong niên giám thống kê Giáo dục. Phân tổ
giới của một số chỉ tiêu đã thu thập được tương đối chính xác. Tuy nhiên còn
một vài chỉ tiêu thu thập số liệu theo giới tính chưa chính xác, ví dụ Số học
sinh phổ thông chia theo độ tuổi, do đó ảnh hưởng đến việc tính toán tỷ lệ học

sinh đi học đúng độ tuổi theo giới tính. Nguyên nhân là do cấp cơ sở ghi số
liệu học sinh nữ chia theo độ tuổi chưa chính xác, số liệu dự báo dân số nữ
theo độ tuổi đi học của Tổng cục Thống kê chưa chính xác.
Các phân tổ theo độ tuổi được áp dụng đối với các chỉ tiêu liên quan
đến học sinh, sinh viên các cấp học và cán bộ, giáo viên, giảng viên và nhân
viên các cấp học , gồm học sinh đang giáo dục mầm non và phổ thông, học
sinh phổ thông người dân tộc.

17


Phân tổ theo độ tuổi của học sinh theo giới tính chưa được chính xác,
do đó ảnh hưởng đến việc tính toán tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi theo
giới tính.
Các phân tổ theo dân tộc được áp dụng đối với các chỉ tiêu liên quan
đến học sinh, sinh viên các cấp học và cán bộ, giáo viên, giảng viên các cấp
học. Khái niệm dân tộc là các dân tộc thiểu số của Việt Nam, ngoài dân tộc
Kinh. Không phân tổ theo từng dân tộc.
Hầu hết các chỉ tiêu thống kê giáo dục và đào tạo đều có phân tổ theo 8
vùng địa lý theo Danh mục hành chính Quốc gia. Có một số chỉ tiêu thống kê
giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông có sử dụng phân tổ theo vùng khác,
gồm: Đô thị, đồng bằng, núi thấp - vùng sâu, núi cao - hải đảo.
Các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu đã được ban hành nhưng chưa có
khái niệm/định nghĩa, phương pháp tính, phương pháp thu thập số liệu...
Một số chỉ tiêu về tỷ lệ đi học chung, đúng tuổi ở các cấp học có thể
tính toán và tham khảo từ Khảo sát mức sống hộ gia đình của TCTK. Tuy
nhiên, cuộc điều tra này không có số liệu hàng năm.
Chỉ tiêu Tỷ lệ đi học đúng tuổi hiện nay có thể có sai số nhất định do
nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là số liệu dự báo dân số hoặc do yếu tố
di cư. Về lý thuyết, tỷ lệ này không thể lớn hơn 100% nhưng ở bậc tiểu học

hiện nay một số tỉnh/thành phố có tỷ lệ lớn hơn 100%. Do vậy, nên tham khảo
số liệu của Khảo sát mức sống hộ gia đình của TCTK, nhưng thường không
được phân tổ chi tiết đến tỉnh/thành phố.
Các tỷ lệ học sinh đi học phân tổ theo giới tính số liệu thu thập học sinh
theo độ tuổi chưa chính xác và số liệu dự báo dân số theo giới tính có nhiều
phương án. Phân tổ theo dân tộc Bộ chưa bao giờ tính toán tỷ lệ này, Bộ GDĐT sẽ bổ sung phân tổ này vào chế độ báo cáo mới.
Các chỉ số tỷ lệ thường được tính toán từ 2 nguồn số liệu: tử số lấy từ
báo cáo của hành chính của ngành Giáo dục, mẫu số từ số liệu dân số của
Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, số liệu dân số thường không cập nhật theo
chu kỳ thu thập số liệu của ngành Giáo dục, các phân tổ không đảm bảo để
tính toán. Trong thực tế thường lấy từ số liệu dự báo dân số, do đó chất lượng
số liệu có thể không đảm bảo.
Hiện nay việc tính toán tỷ lệ trẻ em khuyết tật học hòa nhập còn rất
nhiều khó khăn do chưa có định nghĩa chuẩn về khuyết tật.

18


Một số chỉ tiêu về học sinh phân tổ theo độ tuổi: Thu thập vào kỳ giữa
năm, số liệu phản ánh chưa được chính xác qua các năm.
Về học sinh bỏ học hiện nay có 2 cách tính:
Cách tính 1: tỷ lệ học sinh bỏ học theo UNESCO có một số tồn tại: Học
sinh bỏ học được tính cho 12 tháng (từ tháng 9 năm nay đến tháng 9 năm
sau), không loại trừ số học sinh chuyển đi. Học sinh chuyển sang học các loại
khác như bổ túc văn hóa, học trung cấp, học nghề bị tính vào học sinh bỏ học.
Cách tính 2 Bộ GDĐT đang áp dụng: Học sinh bỏ học được tính cho 9
tháng học (từ tháng 9 khai giảng đến tháng 5 cuối năm học); đánh giá đúng
chất lượng giáo dục và loại trừ được số học sinh chuyển đi.
Bộ sẽ bổ sung thêm chỉ tiêu số học sinh được công nhận hoàn thành
chương trình THCS đối với học sinh khuyết tật học hòa nhập.

Có 2 chỉ tiêu có trong hệ thống chỉ tiêu Quốc gia nhưng chưa có trong
hệ thống chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần phải bổ sung 2 chỉ tiêu này
vào hệ thống chỉ tiêu của ngành, là Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học và Tỷ
lệ học sinh lưu ban, bỏ học. Nguồn số liệu cho 2 chỉ tiêu này sẵn có tại Bộ và
có khả năng thu thập được số liệu.
2. Bộ Y tế:
Do mới thành lập Tổng cục dân số trong Bộ Y tế nên trong phần này sẽ
rà soát hệ thống chỉ tiêu thống kê y tế của Bộ Y tế như truyền thống và hệ
thống chỉ tiêu thống kê của Tổng cục Dân số.
2.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê của ngành Y tế:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê của ngành Y tế gồm 127 chỉ tiêu, được ban
hành theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BYT, và được phân thành 17 nhóm
theo chương trình và nhóm bệnh.
Các phân tổ thường theo vùng, tỉnh/thành phố và cấp quản lý (Trung
ương/địa phương).
Phân tổ theo giới chưa được áp dụng nhiều trong bộ chỉ tiêu do ít chỉ
tiêu có phân tổ này và một số chỉ tiêu chưa được chú ý đến. Ví dụ: phân tổ
giới trong các chỉ tiêu về HIV/AIDS, suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, mắc
bướu cổ, mắc/chết các loại bệnh.
Chưa có chỉ tiêu nào áp dụng phân tổ theo dân tộc.

19


Phân tổ theo độ tuổi cũng ít được chú trọng, chủ yếu mới chỉ phân theo
độ tuổi trẻ em dưới 1, 5 và dưới 6 tuổi; và độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ.
Các chỉ tiêu trong hệ thống đã được chuẩn hóa về khái niệm/định
nghĩa, phương pháp tính...
Phạm vi thu thập số liệu của ngành y tế chưa bao quát được khu vực y
tế tư nhân, doanh nghiệp, tổ chức.

Chỉ tiêu thu, chi bảo hiểm y tế cần bổ sung phân tổ theo đối t ượng
(người nghèo, trẻ em < 6 tuổi, chính sách, tự nguyện...) và theo nguồn (ngân
sách nhà nước doanh nghiệp, cá nhân)
Chỉ tiêu Chi tiêu y tế hộ gia đình nên lấy nguồn từ Khảo sát mức sống
hộ gia đình của TCTK.
Một số chỉ tiêu về chi y tế tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước,
trường học, tổ chức từ thiện, y tế tư nhân, và chi ngân sách y tế kiến nghị cho
điều tra hàng năm.
Chỉ tiêu Tỷ lệ vị thành niên có thai, phá thai tuổi vị thành niên chưa đủ
tính tin cậy mặc dù đã thu thập từ báo cáo định kỳ, khuyến nghị tổ chức điều
tra.
Chỉ tiêu Tỷ lệ cặp vợ chồng chữa vô sinh đề nghị tổ chức điều tra 5
năm/lần.
Chỉ tiêu Tỷ lệ tử vong bà mẹ có hai nguồn số liệu: TCTK và Bộ Y tế.
Nguồn số liệu từ báo cáo hành chính của ngành Y tế không gồm những ca
chết ngoài cơ sở y tế. Ngược lại nguồn của ngành Thống kê thường không
đảm bảo phân tổ nhỏ do mẫu điều tra nhỏ.
Chỉ tiêu Tỷ lệ xảy thai tự nhiên đề nghị bỏ vì ý nghĩa chỉ tiêu thấp.
Chỉ tiêu Tổng số cơ sở dược toàn quốc không nên phân theo vùng, tỉnh
vì có thể tính trùng chi nhánh.
Chỉ tiêu Doanh thu nhập khẩu thuốc, tiền thuốc bq đầu người, tỷ trọng
sử dụng thuốc trong nước trong điều trị đề nghị tổ chức điều tra.
Chỉ tiêu Số ca nhiễm HIV nên bổ sung phân tổ giới và phụ nữ có thai
tuổi 15-24.
Các chỉ tiêu liên quan đến ngộ độc thực phẩm thêm phân tổ nguyên
nhân.
Đề nghị bổ sung chỉ tiêu tỷ lệ trẻ béo phì.
20



Chỉ tiêu Tỷ lệ lao phổi AFB(+) mới đề nghị điều tra để phân tích sâu
theo giới và tuổi.
Một số chỉ tiêu có nhiều nguồn số liệu như các chỉ tiêu về khám thai,
tiêm uốn ván phụ nữ có thai, tiêm chủng của trẻ em dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh có
cân nặng dưới 2.500 gram, ...có thể tham khảo từ kết quả điều tra của một số
cuộc điều tra mẫu của TCTK mặc dù nguồn số liệu của Bộ Y tế là chính
thống.
Riêng chỉ tiêu Tỷ lệ tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi 2 ngành áp dụng 2
phương pháp tính khác nhau. Ngành Y tế dựa trên số liều vắc xin phát ra,
trong khi ngành Thống kê phỏng vấn hộ. Cả 2 phương pháp này đều có thể có
những sai số. Cần cải tiến bằng cách thống kê từ thẻ tiêm chủng của trẻ em.
2.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê của Tổng cục Dân số
Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban DSGĐTE trước đây đã ra Quyết định số
02/2005/QĐ-DSGĐTE ngày 29/7/2005 của về việc ban hành Hệ thống chỉ
tiêu thống kê dân số, gia đình và trẻ em.
Hệ thống chỉ tiêu này được thu thập, tính toán, sử dụng đúng theo qui
định về khái niệm, định nghĩa qui định chung của hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia do Tổng cục Thống kê ban hành.
Về phạm vi thu thập, đây là các chỉ tiêu cơ bản nên phạm vi thu thập là
trên toàn quốc phân tổ theo tất cả các vùng địa lý kinh tế, vùng thành thị/nông
thôn, theo đơn vị quản lý hành chính tỉnh/ huyện/ xã.
Hệ thống chỉ tiêu DS-KHHGĐ đều phân tổ theo đơn vị quản lý hành
chính các cấp; thành thị/nông thôn; vùng địa lý kinh tế.
Số liệu DS-KHHGĐ gồm 2 nguồn chính là TCTK và báo cáo thống kê
định kỳ của ngành DS-KHHGĐ.
Hệ thống chỉ tiêu DS-KHHGĐ này đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng
trong thời gian qua . Tuy nhiên do biến động về tổ chức và cán bộ ở trung
ương và địa phương, đồng thời để đáp ứng nhu cầu số liệu ngày càng tăng
trong tình hình mới, TCDS đand nghiên cứu đề xuất hệ thống chỉ tiêu DS KHHGĐ mới theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả hơn.
2.3. Bộ Y tế đã đề xuất các kiến nghị/giải pháp sau:

(i). Hoàn chỉnh hệ thống chỉ tiêu Ngành Y tế:
a) Xem xét bổ sung hệ thống chỉ tiêu quốc gia và hệ thống chỉ tiêu
của ngành Y tế phù hợp với tình hình thực tiễn mới.
21


b) Bổ sung những chỉ tiêu liên quan đến dân số và kế hoạch hóa gia
đình.
c) Bổ sung chỉ tiêu thể hiện một số chính sách mới của ngành Y tế
như chỉ tiêu về giới khi sinh, một số chỉ tiêu báo cáo quốc tế như
chỉ tiêu thiên niên kỷ, chỉ tiêu báo cáo hàng năm cho Tổ chức Y
tế thế giới
d) Đối với chỉ tiêu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau cần khuyến
cáo lấy từ nguồn số liệu đủ độ tin cậy, đáp ứng kịp thời cho các
nhà quản lý.
Dựa vào Hệ thống chỉ tiêu ngành Y tế đã ban hành, cần phân loại rõ chỉ
tiêu nào, thuộc lĩnh vực nào và phân tổ gì thì thu thập thông qua báo cáo định
kỳ, những chỉ tiêu nào không thu thập được qua hệ thống định kỳ cần thu thập
thông qua điều tra. Đề xuất danh mục và phương án điều tra gửi Tổng cục
Thống kê thẩm định để trình Chính phủ phê duyệt.
Bộ Y tế cần tăng cường khai thác các thông tin trong những hồ sơ hành
chính (khai thác bệnh án, hồ sơ dịch bệnh, sổ khám bệnh, sổ tử vong ...) để có
thể phân tích chỉ tiêu theo phân tổ giới, tuổi, dân tộc.
Đối với nhóm chỉ tiêu liên quan tới các Bộ/ngành khác: Tổng cục
Thống kê là đơn vị đầu mối chủ trì việc chia sẻ thông tin do Bộ Y tế thu thập
từ các Bộ ngành khác và từ Tổng cục Thống kê. Cụ thể như sau:
a) Các chỉ số giá tiêu dùng đối với nhóm hàng dược phẩm và dịch
vụ y tế
b) Các chỉ tiêu tổng hợp nền kinh tế, thu chi NSNN chung và
NSNN dành cho ngành Y tế

c) Những thông tin từ các Bộ ngành khác (Bộ NN & PTNN, Bộ Tài
chính, Bộ lao động TBXH, BHXH Việt nam...).
d) Chia sẻ những thông tin y tế do Tổng cục thống kê được giao
trách nhiệm thu thập, công bố như dân số (theo độ tuổi, giới,
thành thị/nông thôn) và thông tin sinh tử: tỉ số chết mẹ (theo
tỉnh/thành phố, theo nguyên nhân chết), chết trẻ em (theo giới,
tuổi, nguyên nhân)
Để đáp ứng cho việc quản lý theo vùng lãnh thổ, cần có sự phối hợp và
chia sẻ thông tin không những tại tuyến trung ương mà cần phối hợp chia sẻ
số liệu giữa các đơn vị các tuyến thuộc ngành dọc của ngành Y tế với ngành
dọc của Hệ thống thống kê nhà nước do Tổng cục quản lý và chỉ đạo.
22


Thực tế có chỉ tiêu được nhiều Bộ/ngành thu thập, khái niệm chỉ tiêu
không thống nhất do vậy Tổng cục thống kê cần có hội thảo thống nhất, chuẩn
hóa thống nhất hệ thống chỉ tiêu phù hợp với thực tế Việt Nam, thống nhất
giữa các Bộ/ngành và tham khảo những khái niệm, chuẩn của quốc tế.
(ii). Kiện toàn bộ máy làm công tác thống kê: phân công cán bộ có
trách nhiệm thu thập, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị. Có chính sách đãi ngộ
thỏa đáng để cán bộ thống kê an tâm làm việc lâu dài, nâng cao chất lượng số
liệu đáp ứng đầy đủ cho người sử dụng số liệu, các nhà quản lý và hoạch định
chính sách.
(iii). Cải tiến chế độ báo cáo thống kê định kỳ nhằm đáp ứng thông tin
kịp thời cho công tác quản lý của Bộ Y tế và cung cấp đầy đủ thông tin đã
được phân công trong bộ chỉ tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ban
hành.
(iv). Xây dựng và nâng cấp hệ thống biểu mẫu phù hợp với Hệ thống
chỉ tiêu thống kê quốc gia và của Ngành Y tế, phân cấp hệ thống chỉ tiêu cho
từng tuyến đáp ứng nhu cầu thông tin hiện nay (bao gồm cả hệ thống y tế tư

nhân).
(v). Nâng cao năng lực cán bộ:
a) Đào tạo cho cán bộ về nghiệp vụ thống kê : các phương pháp
thống kê, phân tích, ự
d báo, tài khoản quốc gia... cho các bộ
tuyến trung ương, bao gồm: các vụ, cục, viện. Phần đào tạo này
rất cần sự hỗ trợ nghiệp vụ từ Tổng cục Thống kê
b) Mở lớp đào tạo cho cán bộ thống kê: thống kê cơ bản, cách ghi
chép biểu mẫu, làm báo cáo và tính toán các chỉ số cơ bản cho
các đơn vị y tế và các tuyến.
c) Đào tạo cho cán bộ kế hoạch, quản lý: sử dụng số liệu trong phân
tích, đánh giá và hoạch định chính sách
d) Tăng cường đào tạo nghiệp vụ thống kê: TCTK cần tổ chức các
lớp nghiệp vụ cho các Bộ nâng cao kỹ năng phân tích, dự báo
thống kê. Hướng dẫn về phương pháp điều tra đối với những chỉ
tiêu phân công cho Bộ Y tế mà không thu thập được qua báo cáo
định kỳ.
(vi). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý, xử lý và
truyền tin. Xây dựng cơ sở dữ liệu tại tuyến trung ương, tuyến tỉnh. Tăng

23


cường phổ biến số liệu y tế thông qua trang web thống kê, các ấn phẩm thống
kê (niên giám thống kê, phân tích chuyên đề...)

24



×