Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH môn đạo đức lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.22 KB, 23 trang )

I.

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5.
Học xong chương trình môn Đạo Đức lớp 5, học sinh(HS) cần đạt được
những yêu cầu sau:
1. Biết nội dung và ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù
hợp vơi lứa tuổi học sinh lớp 5 trong quan hệ của các em với quê hương, đát
nước, tổ tiên; với phụ nữ, cụ già , em nhỏ; với bạn bè và những người xung
quanh; với hành vi việc làm của bản thân; vơi tài nguyên thiên nhiên.
2. Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan
đến chuẩn mực đã học ; biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình
huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày.
3. Yêu quê hương, đất nước ; biết tổ tiên ; kính trọng người già, yêu thương em
nhỏ, tôn trọng phụ nữ ; đoàn kết, hợp tác bạn bè và những người xung quanh ;
có ý thức vượt khó, vươn lên trong cuộc sống ; có trách nhiệm về hành động
của mình ; yêu hòa bình ; có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

II.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5.
(1 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết)
1.Quan hệ với bản thân
Bài 1- Em là học sinh lớp 5
Bài 2- Có trách nhiệm về việc làm của mình
Bài 3- Có chí thì nên
2. Quan hệ với gia đình
Bài 4- Nhớ ơn tổ tiên
3.Quan hệ với nhà trường
Bài 5- Tình bạn
4. quan hệ với cộng đồng, xã hội
Bài 6- Kính già, yêu trẻ


Bài 7- Tôn trọng phụ nữ
Bài 8- Hợp tác với những người xung quanh
Bài 9- Em yêu quê hương
Bài 10- Ủy ban nhân dân xã (phường) em
Bài 11 – Em yêu tổ quốc Việt Nam
Bài 12 – Em yêu hòa bình
Bài 13- Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc
5. Quan hệ với môi trường tự nhiên
Bài 14- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Lưu ý:
1. Chương trình môn Đạo Đức lớp 5 gồm 114 chuẩn mực hành vi đạo đức phù
hợp với lứa tuổi HS trong các mối quan hệ của các em với bản thân , gia đình ,
nhà trường , cộng đồng và môi trường tự nhiên.


2. Các chuẩn mực hành vi đạo đức trong chương trình thể hiện sự thống nhất giữa
tính dân tộc với tính nhân loại, tính truyền thống với tính hiện đại, có tác dụng
giáo dục cho HS ý thức tự trọng , tự tin, có ý chí vươn lên , yêu thương, tôn
trọng con người, yêu quê hương, đát nước, giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng
các dân tộc khác cùng chung sống hòa bình và phát triển.
3. Nội dung chương trình môn Đạo Đức lớp 5 kết hợp giữa giáo dục quyền với
giáo dục bổn phạn của trẻ em. Dưới đây là nội dung một số quyền của trẻ em
GV cần lưu ý tích hợp khi dạy các bài cụ thể trong chương trình môn Đạo Đức
lớp 5.
Bài
Bài 1

4.
-


Tên bài
Có trách nhiệm về
việc làm của mình

Nội dung quyền trẻ em cần tích
hợp

Quyền trẻ em được tự quyết định
về những việc có liên quan đến
bản thân phù hợp vơi lứa tuổi.
Bài 2
Có chí thì nên
Quyền được phát triển của trẻ em
Bài 5
Tình bạn
Quyền trẻ em được tự do kết giao
bạn bè
Bài 7
Tôn trọng phụ nữ
Quyền được dối xử bình đẳng giữa
trẻ em trai và gái
Bài 9
Em yêu quê hương
Quyền được giữ gìn bản sắc văn
hóa quê hương
Bài 10
Ủy ban nhân dân
Quyền trẻ em được tham gia đóng
xã (phường) em
góp ý kiến về những vân đè có

liên quan đến trẻ em
Bài 11
Em yêu tổ quốc
Quyền trẻ em được có quốc tịch,
Việt Nam
quyền được giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc
Bài 12
Em yêu hòa bình
Quyền trẻ em được sống trong hòa
bình, được quan tâm, chăm sóc,
được học tập , được vui chơi
Chương trình dành 3 tiết để các trường giải quyết những vân đề đạo đức cần
quan tâm ở địa phương. Ví dụ như:
Phòng chống tệ nạn xã hội:
Bảo vệ môi trường
Thực hiện luật giao thông
Đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh liệt sĩ:
Ủng hộ nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt,…


-…

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
1. Một số quan điểm chung
1.1. Trong quá trình dạy học môn đạo đức cần đi từ quyền trẻ em đến bổn phận,
trách nhiệm của học sinh. Cách dạy như vậy sẽ giúp cho giờ học Đạo đức trở
nên nhẹ nhàng, sinh động, hạn chế tình trạng áp đặt nặng nề.
1.2. Dạy học môn Đạo đức là quá trình chuyển các giá trị đạo đức xã hội thành tình
cảm, niềm tin và hành động của HS. Điều đó chỉ có thể đạt được khi HS hứng

thú và tích cực tham gia vào quá trình dạy học, Do đó, giáo viên cần căn cứ vào
mục tiêu bài Đạo đức, căn cứ vào trình đọ của HS sở trường của GV, căn cứ
vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường, của địa phương mà thiết
kế tiết học thành các hoạt động phù hợp. Đồng thời tổ chức hướng dẫn học sinh
hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm, thói quen đạo đức đã có đẻ qua đó, các
em có thể tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng mới.
Các hoạt động dạy học Đạo đức ở lớp 5 rất phong phú, đa dạng. Có thể là:
- Phân tích các thông tin, các tình huống, các truyện kể, các tấm gương.
- Quan sát và phan tích tranh ảnh, bang hình.
- Phân tích đánh gái các hành vi, ý kiến , quan điểm, thái độ.
- Đống vai, đống tiểu phẩm.
- Chơi trò chơi.
- Tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn lớp học, nhà trường, địa phương đất nước
có liên quan đến chủ đề bài học.
- Lập kế hoạch hành động của bản thân, của nhóm, cảu lớp.
- Diễn thuyết, hát múa, đọc thơ, diễn tiểu phẩm, vẽ tranh, triễn lãm tranh về củ đề
bài học.
1.3. Dạy học môn Đạo đức cho học sinh tiểu học noí chung và học sinh lớp 5 nói
riêng phải agwns với cuộc sống của HS. Cac struyeenj kể, tình huống, tấm
gương sử dụng để dạy học Đạo đức phải gần gũi với cuộc sống thực của học
sinh. Đồng thời , GV phải hướng dẫn học sinh liên hệ và tự liên hệ ; phân tích
và đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn
mục hành vi đã học ; hướng dẫ học sinh điều tra, tìm hiểu, phân tích, đánh giá
các sự kiện trong đời sống Đạo đức của lớp học, của nhà trường, của địa
phương… Điều đó sẽ giúp cho bài học đạo đức thêm phong phú, gần gũi, sống
động với trẻ.
1.4. Dạy học môn Đạo đức theo tinh thần dổi mới phương pháp khuyến khích việc
sử dụng những tình huống, băng hình, truyện kể với kết cục mở đẻ học sinh tự
đưa ra các giải pháp, tự đánh giá kết quả các giải pháp, so sánh và lựa chọn
được giải pháp tối ưu; hạn chế việc sử dụng các khuôn mẫu ứng xử có sẵn , một

chiều.
1.5. Dạy học môn đạo đức ở lớp 5 có thể bắt đầu bằng nhiều cách :


- Phân tích các thông tin sự kiện ( ví dụ: bài 11, bài 12, bài 13, bài 14)
- Xử lí tình huống ( ví dụ : bài 5, bài 6, bài 7, bài 8)
- Quan sát tranh ,ảnh, bang hình và thảo luận ( ví dụ : bài 1, bài 3, bài 5, bài 6, bài
9, bài 11, bài 12, bài 13, bài 14)
- Đóng vai ( ví dụ: bài 5, bài 6)
- Phân tích truyện ( ví dụ : bài 2, bài 4, bài 6, bài 7, bài 8)
- Tìm hiểu và thảo luận, phân tích một sự kiện có thực ở lớp học, ở nhà trường
hoặc ở địa phương ( ví dụ: bài 2, bài 5, bài 8, bài 14)
1.6. Các hình thức và phương pháp dạy học Đạo đức ở tiểu học nói chung , ở lớp 5
nói riêng rât phong phú , đa dạng. bao gồm các phương pháp truyền thống
như : kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, sử dụng đồ dùng trực quan… các
phương pháp hiện đại như : đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chưc strof chơi, xử lý
tình huống, động não, dự án,.. Bao gồm hình thức học tập lớp , theo nhóm và cá
nhân : hình thức học ở trong lớp ngoài sân trường, vườn trường hoặc ở một địa
điểm ngoài trường có liên quan đến nội dung học tập.
Mỗi phương pháp và hình thức dạy học Đạo đức đều có mặt mạnh và hạn chế
riêng, phù hợp vơí từng loại bài , từng khâu của tiết dạy. Vì vậy không nên quá
lạm dụng hoặc phủ nhận hoàn hoàn một phương pháp hoặc hình thức dạy học
nào. Điều quan trọng là căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài; căn cứ vào
trình đọ của hs và năng hực, sở trường của Gaiso viên ; căn cứ vào điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể của từng lớp mà lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương
pháp, các hình thức dạy học một cách hợp lí, đúng mức.
2. Một số phương pháp dạy học môn Đạo đức .
2.1. Phương pháp động não
Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong thời gian ngắn này sinh
được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.

a) Các bước tiến hành
- Giáo viên nêu vấn đè cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
- Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu ( trên bảng hoặc giấy khổ to), không trừ một
ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
- Phân loại các ý kiến.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa roc ràng và thảo luận sâu từng ý.
- Tổng hợp ý kiến của HS, hỏi xem có thăc mắc hay bổ sung gì không
b) Các yêu cầu sư phạm
- Phương pháp động não có thể dùng để lí giải bất kì một vấn đề về đạo đức nào,
song đặc biệt phù hợp vơi các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế cuộc
sống của học sinh.
- Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn bằng một vài từ hay một câu thật ngắn .


- Ttaats cả các ý kiến của học sinh cần được GV hoan nghênh, chấp nhận mà
không nên phê phán , nhận định đúng, sai ngay.
- Cuối giờ thảo luận giáo viên nên nhấn mạnh kết luận cuối cùng là kết quả của
sự tham gia chung cảu tất cả học sinh.
2.2. Phương pháp kể chuyện
Kể chuyện là phương pháp dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để mô tra diễn biến
quan hệ giữa các nhân vật, sự việc theo một câu chuyện. Trong giờ đạo đức ,
đó là truyện kể về cách ứng xử của các nhân vật trong một tình huống Đạo đức.
a) Các bước tiến hành
- Giáo viên giới thiệu khái quát về truyện kể. Ở đây, GV có thể nêu đánh giá
chung về câu chuyện sắp kể nhằm giúp HS định hướng tốt hơn về nội dung câu
chuyện, nhờ đó mà việc lĩnh hội sẽ có kết qảu hơn.
- GV thuật lại chuyện kể bằng lời, kết hợp với sử dụng điệu bộ, cử chỉ và đồ
đung trực quan ; sau đó, có thể cho HS đọc hay kể lại truyện.
- GV nêu ra các câu hỏi liên quan đến nội dung câu chuyện để giúp các em có

biểu tượng rõ ràng về chuẩn mực hành vi đạo đức.
b) Các yêu cầu sư phạm
- Nắm vững tư tưởng chủ đạo, yêu cầu giáo dục, các tình tiết cơ bản, các tình
huống đạo đức, các đặc điểm nhân vật của truyện kể; tránh tình trạng biết được
đến đâu hay đến đó.
- Dùng ngôn ngữ trong angs, dễ hiểu, giàu hình ảnh và gợi cảm, đảm bảo cho
việc kể chuyện được tự nhiên, sinh động, không khô khan.
- Tái tạo lại những tình huống đạo đức với những tình tiết cơ bản, đặt học sinh
vào những tình huống đó và kích thích các em tích cực theo dõi, suy nghĩ; tránh
kể lan man, dàn đều.
- Kết hợp kể chuyện với sử dụng các phương tiện trực quan thích hợp ( tranh,
ảnh, bang hình, con rối,…) hoặc với đóng vai minh hcuarcuar học sinh, tránh kể
suông.
- Nhập vai vào truyện kể nhằm kể chuyện được tự nhiên, hấp dẫn với giọng nói
điệu bộ, vẻ mặt phù hợp.
2.3. Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại là phương pháp tổ chúc trò chơi giữa giáo viên và học sinh về các
vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi đã được GV chuẩn bị trước.
a) Các bước tiến hành
-GV lần lượt nêu từng câu hỏi, HS trả lời. Mỗi câu hỏi nên mời nhiều HS phát
biểu.
Sau khi HS trả lời xong hệ thống câu hỏi, Gv Hoặc HS ( tốt nhất là HS ) cần
tổng kết ngắn gọn về kết quả cảu đàm thoại.
b) Các yêu cầu sư phạm


- Các câu hỏi cần được chuẩn bị trước thành một hệ thống trên cơ sở tính đến
yêu cầu giáo dục của chủ điểm , nội dung truyện kể, đặc điểm tâm sinh lí, trình
độ nhận thức và kinh nghiệm sống của học sinh.
- Các câu hỏi phải tập trung khai thác những khía cạnh đạo đức theo yêu cầu của

chủ điểm hoặc truyện kể; tránh biến bài học đạo đức thành bài giảng văn.
- Hệ thống câu hỏi cần bao gồm những câu hỏi chính, cơ bản và những câu hỏi
phụ có tính chất gợi ý cho HS trả lời câu hỏi chính.
- Câu hỏi phải rõ ràng chính xác dễ hiểu ; tránh những câu hỏi chung chung, khó
hiểu.
- Câu hỏi phải phát huy được tính tích cực , đọc lập, tư duy của Học sinh, cụ thể
là yêu cầu các em :
+ Tập so sánh, đánh gái các hành vi ứng xử khác nhau trong cùng một tình
huống xác định ;
+ Tập giải thích các cách ứng xử trong những tình huống khác nhau.
+ Tự đề ra và rút kinh nghiệm.
+ Tự rút ra những nét khái quát từ các sự kiện, hành vi cụ thể,…
- Trong đàm thoại. GV chỉ nên đặt câu hỏi, không nói nhiều , không trả lời thay
cho học sinh. Đối với những câu hỏi mà Học sinh không trả lời được, GV cần
nêu những câu hỏi phụ để gợi ý, giúp HS tự tìm ra câu trả lời ; nếu HS trả lời
không đầy đủ thì GV đề nghị các em khác bổ sung.
- Cần chú ý đến những Học sinh nhút nhát, rụt rè, ngại phát biểu ; tránh hiện
tượng chỉ gọi những em “ quen thuộc’’, những em giơ tay mà bỏ qua những em
không giơ tay phát biểu.
2.4. Phương pháp thảo luận nhóm.
Thảo luận nhóm là phương pháp chia học sinh thành các nhóm nhỏ để các em
tựu do trao đổi ý kiến , bày tỏ thái độ, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề đạo
đức nào đó dưới sự hướng dẫn của GV.
a) Các bước tiến hành
- Giáo viên nêu chủ đề thảo luận.
- Gv chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ và quy định thời gian dành cho các
nhóm thảo luận.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày . Các nhóm khác có thể chất vấn hoặ bỏ sung ý
kiến .

- Gv tổng kết các ý kiến ; khen ngợi hay nhắc nhở tinh thần , thái độ làm việc,
sáng tạo cảu các nhóm trong quá trình tiến hành thảo luận.
b) Các yêu cầu sư phạm
- Cách chia nhóm phải đa đạng và phù hợp vơí đặc điểm của học sinh lớp 5 để
gây hứng thú co HS. Ví dụ: có thể chia nhóm theo màu sắc , theo tên các loại
hao, loại quả, tên các con vật mà HS yêu thích , theo chỗ ngồi,…


- Số thành viên trong mỗi nhóm phải phù hợp, tốt nhất là từ 2 đến 6 em để tạo
không lkhis gần gũi, thân thiện và tin cậy nhưng nghiêm túc trong nhóm , giúp
học sinh phát biểu một cách tự nhiên, thoải mái.
- Không nên cố định các nhóm, mà cần thường xuyên thay đổi để tạo điều kiện
cho HS có thể giao lưu, học hỏi rộng rãi với nhau trong lớp học. Đồng thời ,
cũng tạo điều kienj cho các em được luân phiên nhau làm nhóm trưởng và thư
kí của nhóm.
- Vấn đề thảo luận phải phù hợp vơi chủ đề bài học, phải thiết thực, gần gũi, gắn
bó và vừa sức với HS( nếu câu hỏi khó thì chia thành những câu hỏi nhỏ có tính
chất gợi ý); tránh đưa ra hành vi, tình huống xa lại hay câu hỏi quá đơn giản
hoặc quá khó đối với các em.
- Cần tạo điều kiện cho mọi học sinh tuej do bày tỏ ý kiến của mình, cần động
viên, khen ngợi kịp thời để tạo sự phan skhichs và không khí thi đua lành mạnh
giữa các nhóm, giữa các HS trong nhóm với nhau.
- Kết quả thảo luận nhóm có thể trình bày bằng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ
viết( ghi trên giấy khổ to) hoặc bằng tranh vẽ, tiểu phẩm,…; kết quả thảo luận
nhóm có thể do một HS đại diện cho nhóm trình bày hoặc cũng có thể do nhiều
học sinh trình bày, mỗi em một đoạn.
2.5. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh nhập vai vào nhân vật trong
những tình huống đạo đức giả định để các em bộc lộ thái độ , hành vi ứng xử.
a) Các bước tiến hành

Có thể tiến hành đóng vai theo các bứơc sau :
- Giáo viên nêu chủ đề , chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho
từng nhóm; quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đống vai.
- Cả lớp thảo luận, nhận xét, thường thì thảo luận bắt đầu từ cách ứng xử của các
nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi thảo
luận những vấn đề khái quts hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng minh.
- GV kết luận.
b) Các yêu cầu sư phạm
- Tình huống đóng vai phải phù hợp vơi schur đề bài học , phù hợp với lứa tuổi,
trình độ của học sinh và điều kiện hoàn cảnh của lớp học.
- Tình huống nên đểmở, không nên cho trước “ kịch bản”, lời thoại. ( cần phân
biệt giữa phương pháp đóng vai để giải quyết tình huống với diễn tiểu phẩm để
minh họa nội dung cac scaau chuyện trong SGK)
- Phải dành thời gian phù hợp choc cacs nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong tình huống, tiểu phẩm để không
lạc đề.


- Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia.
- Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng
vai.
2.6. Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là cách tổ chức cho HS thực hiện những thao tác, hành
động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua một trò chơi
nào đó.
Trong dạy học môn Đạo Đức ở lớp 5, có thể vận dụng nhiều loại trò chơi
khác nhau như: đố vui, ghép đôi, ghép hoa, ghép chữ , phóng viên,…
a) Các bước tiến hành

- Giáo viên phổ biến, giúp học sinh nắm vững tên trò chơi, nội ung và cách chơi.
- HS thực hiện trò chơi
- Đánh giá kết qảu trò chơi
- GV hướng dẫn HS thảo luận để rút ra ý nghĩa giáo dục từ trò chơi.
b) Các yêu cầu sư phạm
- Nội dung trò chơi phải phù hợp vơi chủ đề bài học, phù hợp vơi đặc điểm và
trình độ của HS, dễ tổ chức và thực hiện, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh,
thực tế của trường lớp( về thời gian, không gian, phương tiện,…)
- Nên có những cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của trò
chơi.
- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho đồng đảo học sinh tham gia, đặc biệt chú ý đến
những em nhút nhát; tránh tập dượt trước mang tính hình thức.
2.7. Phương pháp dự án
Phương pháp dự án được hiểu như là một phương pháp trong đó người học
thực hiện một nhiệm vụ học tập phưc hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực
tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao
trong toàn bộ quá trình học tập , từ việc xác định, lập kế hoạch, đến việc thực
hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
a) Cách tiến hành
- Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: GV và HS cùng nhau đề xuất, xác
định đề tài và mục đích dự án. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS
lựa chọn và cụ thể hóa. Trong một số trường hợp , việc đề xuất đề tài có thể từ
phía HS.
- Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: trong giai đoạn này, dưới sự hướng
dẫn của GV, HS xây dựng kế hoạch cho việc thực hiện đự án. Khi xây dựng kế
hoạch cần xác định những công việc cần làm, thòi gian dự kiến, cách tiến hành,
nguoifphuj trách mỗi công việc,…
- Thực hiện dựu án: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra
cho nhóm và các nhân.



- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: kết quả thực hiện đựu án có thể được
viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo ( ví dụ: Báo cáo kết quả điều tra về tình hình
thực hiện Luật Giao thông ở địa phương,…). Sản phẩm dựu án cũng có thể là
tranh, ảnh, mô hình,… để triễn lãm , cũng có thể là những sản phẩm phi vật thể
như: diễn một vở kịch, một cuộc tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường
trong cộng đồng; một cuộc quyên góp tiền sách vở, đồ dùng ủng hộ nhân dân
vùng bão lụt,.. Sản phẩm dự án cso thể được trình bày giữ các nhóm HS, có thể
được giới thiệu trong nhà trường hay ngoài xã hội.
- Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện, kết quả và kinh
nghiệm đạt được. Từ đó rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
b) Yêu cầu sư phạm
- Đề tài dự án phải phù hợp vói chủ đề bài học và gắn liền với các vấn đề,tình
huống thực tiễn.
- Mục tiêu dự án phải rõ ràng và có tính khả thi.
- Càn tạo cơ hội để tang cường sựu tham gia của học sinh trong dự án. Tuy nhiên,
nhiệm vụ của HS phải phù hợp với trình độ và khả năng của các em.

IV.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

-

Trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo Đức, tinh thần chung là
khuyến khích sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học, chống khuynh hướng dạy
chay. Các đồ dùng dạy học sử dụng trong tiết Đạo đức có thể là:
Tranh, ảnh ( tranh liên hoàn, tranh tĩnh, tranh động, tranh nổi, tranh tình huống)
Băng hình, bang cát-sét.
Phim đèn chiếu, phim chiếu bóng.
Con rối, mô hình, mẫu vật.
Đồ dùng để chơi đóng vai, chơi hái hoa dân chủ.

Phiếu giao việc.
Giấy khổ to, bút dạ.
Việc sử dụng các đồ dùng, thiết bị trên trong quá trình dạy học sẽ làm tăng
tính hấp dẫn, hứng thú bài học và loại trừ cách dạy lý thuyết khô khan, áp đặt.
Các thiết bị, phương tiện này có thể do Bộ, Sở, Phòng GD vad ĐT hoặc nhà
trường trang bị; cũng có thể do GV tự chuẩn bị hoặc hướng dẫn, giúp đỡ HS tự
làm.
Việc sử dụng các thiết bị, phương tiện trong giờ Đạo đức phải hợp lí, đúng
mức, đúng lúc và đúng chỗ, tùy thuộc vào nội dung, tính chất từng bài, tùy điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Tránh trình
trạng sử dụng các thiết bị, phương tiện một cách hình thưc, không hiệu quả.

V. KIỂM TRA, ĐÁNH GÍA KẾT QUẢ HỌC TẬP


Đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của HS phải dựa trên tất cả các mặt:
kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử của các em ở gai đình, nhà trường
và cộng đồng.
Hình thức đánh giá là GV nhận xét dựa trên việc tự đánh giá của HS, kết hợp
và đánh giá của tập thể HS, của cha mẹ HS, của phụ trách Đội, phụ trách Sao.

VI. SÁCH GIÁO KHOA ĐẠO ĐỨC LỚP 5.
1. SGK Đạo đức 5 được trình bày theo từng bài, từ bài 1 đến bài 14. Mỗi bài đều
được trình bày theo cấu trúc:
- Thông tin, sự kiện, tranh, truyện, tình huống hoặc tranh tình huống: nhằm nêu
vấn đề để HS suy nghĩ, phát hiện nội dung bài học.
- Câu hỏi: để định hướng cho HS khai thác các thông tin, sự kiện, truyện,tình
huống trên
- Ghi nhớ: nhằm tóm tắt nội dung bài học.
- Bài tập: nhằm giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, tình cảm, thái độ, luyện tập

các kĩ năng cần thiết.
- Thực hành: nhằm hướng dẫn HS cachs thực hành bài học trong cuộc sống ở
nhà, ở trường và ở ngoài xã hội.
2. Các thông tin, sựu kiện, tranh, truyện, tình huống trong sách được lấy từ cuộc
sống thực của học sinh nên rất cụ thể, gần gũi, dễ hiểu vơi các em.
3. Phần ghi nhớ được trình bày ngắn ngọn dưới dạng văn xuôi, văn vần, đồng dao
hoặc cao dao tục ngữ Việt Nam.
4. Phần bài tập bao gồm nhiều dạng hoạt động phong phú, đa dạng như:
- Xử lí tình huống.
- Đánh gia các ý kiến quan điểm, thái độ, hành vi,động cơ hành vi.
- Tự đánh giá hành vi, động cơ hành vi của bản thân.
- Đóng vai.
- Sưu tầm ác tư liệu( tranh, ảnh, bài báo,…) có liên qaun đến chủ đề bài học.
- Viết, vẽ tranh, hát múa, đọc thơ, kể chuyện,… về chủ đề bài học.
- Lập kế hoạch hành động các nhân, nhóm, lớp.
5. Với cấu trúc nư trên, SGK Đạo đức 5 không chỉ nhằm trang bị kiến thức cho
HS mà còn hướng dẫn học sinh phương pháp học tập, giúp các em tự phát hiện
và chiếm lĩnh nội dung bài học.
6. SGK Đạo đức 5 có sử dụng kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình. Mỗi bài đều
có ít nhát một tranh minh họa.


VII. KẾ HOẠCH BÀI DẠY

EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận thức được vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước.
2. Kĩ năng:
- Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. Bước đầu có kĩ

năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
3. Thái độ:
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Các bài hát chủ đề “Trường em” + Mi-crô không dây để chơi trò
chơi “Phóng viên” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học
sinh lớp 5 gương mẫu.
- Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
1’
4’
1’

Nội dung

1. Khởi động:
2. Bài cũ:
3. Giới thiệu
bài mới:
30’ 4. Phát triển
các hoạt động:
* Hoạt động 1:
Quan sát tranh
và thảo luận

Hoạt động dạy

Hoạt động học
Hát


Kiểm tra SGK
- Em là học sinh lớp 5

- Yêu cầu học sinh quan sát - HS thảo luận nhóm đôi
từng bức tranh trong SGK
trang 3 - 4 và trả lời các câu
hỏi.
- Tranh vẽ gì?
- 1) Cô giáo đang chúc
mừng các bạn học sinh lên
lớp 5.
- 2) Bạn học sinh lớp 5
- Em nghĩ gì khi xem các chăm chỉ trong học tập và
tranh trên?
được bố khen.
- HS lớp 5 có gì khác so với - Em cảm thấy rất vui và


các học sinh các lớp dưới?

tự hào.

- Lớp 5 là lớp lớn nhất
trường.
- Theo em chúng ta cần làm - HS trả lời
gì để xứng đáng là học sinh
lớp 5? Vì sao?
GV kết luận -> Năm nay
em đã lên lớp Năm, lớp lớn

nhất trường. Vì vậy, HS lớp
5 cần phải gương mẫu về
mọi mặt để cho các em HS
các khối lớp khác học tập .
* Hoạt động 2: - Nêu yêu cầu bài tập 1
- Cá nhân suy nghĩ và làm
Học sinh làm
bài.
bài tập 1
- Học sinh trao đổi kết quả
tự nhận thức về mình với
bạn ngồi bên cạnh.
- Giáo viên nhận xét
- 2 HS trình bày trước lớp
GV kết luận ->Các điểm
(a), (b), (c), (d), (e) là
nhiệm vụ của HS lớp 5 mà
chúng ta cần phải thực
hiện. Bây giờ chúng ta hãy
tự liên hệ xem đã làm được
những gì; những gì cần cố
gắng hơn .
*Hoạt
động GV nêu yêu cầu tự liên hệ
_ Thảo luận nhóm đôi
3:Tự liên hệ GV mời một số em tự liên _ HS tự suy nghĩ, đối
(BT 2)
hệ trước lớp
chiếu những việc làm của
mình từ trước đến nay với

những nhiệm vụ của HS
lớp 5
* Hoạt động 4: - Một số học sinh sẽ thay - Theo bạn, học sinh lớp
Củng cố: Chơi phiên nhau đóng vai là Năm cần phải làm gì ?
trò chơi “Phóng phóng viên (Báo KQ hay - Bạn cảm thấy như thế
viên”
NĐ) để phỏng vấn các học nào khi là học sinh lớp
sinh trong lớp về một số Năm?
câu hỏi có liên quan đến - Bạn đã thực hiện được


chủ đề bài học.

những điểm nào trong
chương trình “Rèn luyện
đội viên”?
- Dự kiến các câu hỏi của - Hãy nêu những điểm bạn
học sinh
thấy còn cần phải cố gắng
để xứng đáng là học sinh
lớp Năm.

- Nhận xét và kết luận.

1’

5. Tổng kết - dặn dò
- Lập kế hoạch phấn đấu
của bản thân trong năm học
này.

- Sưu tầm các bài thơ, bài
hát về chủ đề “Trường em”.
- Sưu tầm các bài báo, các
tấm gương về học sinh lớp
5 gương mẫu
- Vẽ tranh về chủ đề
“Trường em”

- Bạn hãy hát 1 bài hát
hoặc đọc
1 bài thơ về chủ đề
“Trường
em”
- HS đọc ghi nhớ trong
SGK


KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ. (Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Học xong bài này, HS biết:
1. Kiến thức:
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn
em nhỏ.
2. Kỹ năng:
- Nêu được những
hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
3. Thái độ:
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn
em nhỏ.
- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn
em nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tìm một số câu thành ngữ , tục ngữ nói về Kính già, yêu trẻ.
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Tiến trình tiết dạy:
Thời
gian
3’

1’

Nội dung

Hoạt động giáo viên

A. Khởi - HS cả lớp hát bài: Cháu yêu
động
bà.
- Bài hát có hay không?
- Bài hát đã nói lên điều gì?
B. Bài mới
1. Giới
- Nêu và dẫn dắt vào bài mới

Hoạt động học sinh
- HS cả lớp hát bài hát này.
- HS trả lời, lớp nghe và nhận
xét bạn.
- HS nghe xác định nhiệm vụ



10’

10’

thiệu bài
2. Giảng
bài
a. Hoạt
động 1
* Mục tiêu
HS biết
chọn các
ứng xử
phù hợp
trong các
tình huống

b. Hoạt
động 2
*Mục tiêu
HS biết tổ
chức
những
ngày dành
cho người
già, em
nhỏ.


– ghi bảng.
- Gọi HS đọc nội dung tình
huống của bài tập.
- GV nêu yêu cầu: Thảo luận
nhóm xử lí tình huống của
bài tập 2  Sắm vai.
- Chốt và thống nhất:
a. Nên dừng lại, dổ dành em
bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó,
dẫn em bé đến đồn công an
để tìm gia đình em bé. Nếu
nhà ở gần, có thể dẫn em bé
về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ.
b.…..
c. …...
- GV kết luận: Khi gặp
người già cần nói năng lễ
phép, gặp em nhỏ nhường
nhịn giúp đỡ.
- Liên hệ bài học.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh
: Mỗi em tìm hiểu và ghi lại
vào 1 tờ giấy nhỏ một việc
làm của địa phương nhằm
chăm sóc người già và thực
hiện Quyền trẻ em.
- Đọc yêu cầu và nội dung.
- GV nêu: Xã hội luôn chăm
lo, quan tâm đến người già
và trẻ em, thực hiện Quyền

trẻ em.
+ Ở trường, lớp em đã tham
gia phong trào nào nói về chủ
đề Kính già yêu trẻ?
- Kết luận: Các phong trào:
Áo lụa tặng bà,
- Quà cho các cháu trong
những ngày lễ: ngày 1/ 6, Tết
trung thu, Tết Nguyên Đán,

học tập – ghi vở.
- HS đọc, lớp nghe.
- Chia lớp thành 6 nhóm, các
nhóm cử thành viên sắm vai (
2 nhóm cùng thảo luận đóng
vai 1 tình huống).
- Lớp nhận xét. Bình chọn
nhóm đóng vai hay nhất.

- Nghe, thực hiện.
- HS tiếp nối trình bày.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Một nhóm lên trình bày các
việc chăm sóc người già, một
nhóm trình bày các việc thực
hiện Quyền trẻ em bằng cách
dán hoặc viết các phiếu lên
bảng.
- Các nhóm khác bổ sung,
thảo luận ý kiến.

- 1 HS đọc BT1, 1 HS đọc
BT2, lớp đọc thầm.
- 2 HS nêu bài làm, HS khác
nhận xét, bổ sung.
- Nối tiếp nêu: Áo lụa tặng
bà,
- Tổ chức các điểm vui chơi
cho trẻ.
- Thành lập quĩ hỗ trợ tài


10’

3’

c. Hoạt
động 3
*Mục tiêu
Tìm hiểu
truyền
thống tốt
đẹp của
dân tộc ta.
C. Củng
cố - dặn


quà cho các cháu học sinh
giỏi, các cháu có hoàn cảnh
khó khăn, lang thang cơ nhỡ.

- Tổ chức các điểm vui chơi
cho trẻ.
- Thành lập quĩ hỗ trợ tài
năng trẻ.
- Tổ chức uống Vitamin, tiêm
Vac-xin.
- Phân nhóm 4 và giao nhiệm
vụ cho từng nhóm tìm các
câu thành ngữ, tục ngữ, bài
hát nói về phong tục tốt đẹp
thể hiện tình cảm kính già,
yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.
- Gọi trình bày.
- GV chốt và kết luận chung.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò ở nhà và bài sau.

năng trẻ.
- Tổ chức uống Vitamin, tiêm
Vac-xin.

- Các nhóm tiến hành theo yêu
cầu của GV.

- Đại diện các nhóm tiếp nối
trình bày.
- HS nghe và thực hiện.


EM YÊU QUÊ HƯƠNG

I.Mục tiêu .
1.Kiến thức :
+Giúp học sinh biết quê hương là nơi mà ông bà cha mẹ chúng ta sinh ra là nơi nuôi
dưỡng chúng ta khôn lớn.Vì thế chúng ta phải yêu quê hương .
+Yêu quê hương là phải nhớ đến quê hương , có những hành động bảo vệ và xây dựng
quê hương, trân trọng con người và truyền thống của quê hương .
2.Hành vi :
-Phê phán nhắc nhở những việc làm gây hại đến quê hương và truyền thống quê
hương.
+Giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của quê hương cùng tham gia vào các hoạt động
chung phù hợp tại quê hương .
3.Thái độ:
+Gắn bó quê hương.
+Tích cực xây dựng và bảo vệ quê hương.
-Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh :
+Nêu được những việc làm góp phần bào vê môi trường
+Tích cực tham gia bảo vệ môi trường là thể hiện tình yêu quê hương đất nước
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh ,ảnh ở sách giáo khoa .
-Phiếu học tập dùng giao việc nhóm , giấy khổ A◦ cho bài tập 1 sgk, hình mặt cười .

III.Các hoạt động dạy học
A.Ôn định lớp(2p):


Trước khi bắt đầu vào tiết học mới để không khí lớp mình trở nên sôi động hơn các
con cùng cô hát chung với nhau bài hát “Quê hương tươi đẹp”
B. Kiểm tra bài cũ(3p).
Hoạt động của giáo viên
-Tiết trước chúng ta đã học bài “Hợp tác

với những người xung quanh” đúng
không nào các con
-Khi cô giao cho nhóm nhiệm vụ giải
bài tập khó thì các con sẽ làm gì nào?
-Mời HS trả lời
-Đúng rồi khi cô giao cho nhóm nhiệm
vụ nào đó các con phải hợp tác với nhau
để hoàn thành nhiệm vụ
-Vậy thì khi hợp tác với những người
xung quanh có tác dụng gì nào?
Mời HS trả lời
-Bạn trả lời đúng chưa cả lớp khi hơp
tác với nhựng người xungquanh công
việc sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Hoạt động của học sinh

Cùng các bạn trong nhóm thảo luận để
giải bài tập khó

Khi hợp tác với những người xung
quanh công việc sẽ đạt kết quả tốt hơn

C.Bài mới

Hoạt động của giáo viên
.Giới thiệu bài mới (5p):
PP:TRỰC QUAN,VẤN ĐÁP
-Các con hãy quan sát lên màn hình chiếu
và cho cô biết các bức ảnh nói về chủ đề

gì?
-Các con có cùng ý kiến với bạn không
nào?
-Các con hãy thử tài nói nhanh quê hương
là gì?
Mời học sinh nêu ý kiến

Hoạt động của học sinh

-Chủ đề quê hương

- Quê hương là chùm khế ngọt,là nơi
mình sinh ra , nơi có ông bà cha mẹ ,nơi
mình nhớ khi đi xa , nơi có cánh đồng ,
con sông hiền hòa.


-GVnhận xét và kết luận
Quê hương không thể định nghĩa thành
khái niệm chung nhất, quê hương là nơi
mình sinh từ khi còn nằm trong nôi được
mẹ bồng bế và lớn lên đi học thì quê
hương gắn liền với con đường đến trường
tuổi thơ chúng ta không thể thiếu những
trò chơi cùng bạn , và khi đi xa nhàluôn
mang nỗi nhớ về quê hương nơi mà có
ông bà cha mẹ và bạn bè.Cũng giống như
nhà thơ Tế Hanh
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Ai cũng có quê hương ai cũng yêu quê
hương của mình .Vậy chúng ta làm gì để
thể hiện lòng yêu quê hương và những
hành động nào là thể hiện lòng yêu quê
hương cô mời cả lớp cùng tìm hiểu bài
học hôm nay “Em Yêu Quê Hương” vừa
nói vừa ghi tựa bài .

-Nhắc lại tựa bài

Mời học sinh nhắc lại tựa bài
HĐ1:Tìm hiểu câu chuyện “Cây đa
làng em”(10p)
PP:kể chuyện, thảo luận nhóm
Mục tiêu:HS biết được một số biểu hiện
cụ thể của tình yêu quê hương.
GV kể câu chuyện
-Không ai nhớ cây đa có từ bao giờ bởi
khi họ sinh ra đã thấy “Ông đa”rồi.
Bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành 3
nhóm các con hãy phát huy tinh thần hợp
tác của mình để hoàn thành cho cô các
-Vì cây đa có từ lâu đời và là nơi nghỉ
câu hỏi sau trong thời gian 3 phút :
mát của các cô chú .


+Cây đa ở quê Hà có từ bao giờ ?


+Vì sao dân trong làng lại gắn bó với cây
đa ?

-Để chữa cho cây .Hà làm vậy để thể
hiện tình cảm với quê hương

+Hà đóng tiền để làm gì ? Vì sao Hà làm
vậy ?
-Rất yêu quê hương
Sau khi hết thời gian thảo luận cô mời đại
diện mỗi nhóm trình bày kết quả của
mình nào
GV nhận xét :Các con trả lời đúng rồi cô
co lời khen ngợi cho tinh thần học tập -Yêu quý, bảo vệ quê hương
nhóm của các con
GV Cho học sinh nhận xét về hành động
của Hà
GV nhận xét và kết luận :Hà rất yêu quê
hương của mình vì thế khi biết cây đa bị -HS đọc lại ghi nhớ
ốm bạn đã đóng tiền chữa bệnh cho cây
-Qua hành động của bạn Hà,các con thấy
đối với quê hương chúng ta phải như thế
nào ?
Mời HS trả lời
GV kết luận “đối với quê hương chúng ta
phải yêu quý,gắn bó và bảo vệ quê hương
GV đọc lại ghi nhớ của bài và mời học
sinh đọc lại
HĐ2:Bài tập 1bày tỏ ý kiến(7p)

PP:Vấn đáp
Mục tiêu:HS nêu được những việc cần -HS đọc yêu cầu bài tập 1
làm thể hiện tình yêu quê hương.
Đọc nội dung từng câu
Vừa rồi các con vừa tìm hiểu câu chuyện Giơ thẻ màu đồng ý câu


“Cây đa làng em” các con biết được tình
cảm của Hà đối với quê hương vậy ngoài
hoạt đông của Hà thì còn có những việc
làm nào thể hiện tình yêu qyê hương cô
mời các con cùng làm bài tập 1 với cô
nha.
Mời HS đọc lại yêu cầu của bài tập 1
*Cho học sinh giơ thẻ màu để bày tỏ ý
kiến nếu giơ màu đỏ là việc làm thể hiện
tình yêu quê hương, màu xanh việc làm
không thể hiện tình yêu quê hương
GV gắn bài tập 1
+GV mời HS đọc câu từng câu giáo viên
phát hiệu lệnh giơ thẻ
Mời HS giải thích vì sao lại chọn giơ thẻ
đỏ ?
GV nhận xét
-GV nhận xét và kết luận : yêu quê hương
là khi chúng ta luôn nhớ về quê hương
mỗi khi xa ,làm những việc làm có ích
cho quê hương , giữ gìn các truyền thống
tốt đẹp (Dẫn chứng tấm gương của Bác
Hồ )sau đó lồng ghép giáo dục môi

trường và liên hệ học sinh: “Với lứa tuổi
còn nhỏ các con muốn thể hiện lòng yêu
quê hương các con làm những việc phù
hợp với mình như cố gắng học thật tốt
sau này cống hiến cho quê hương.”
HĐ3 :Liên hệ thực tế(7p)
PP:Trò chơi
Mục tiêu:HS kể được những việc đả làm
thể hiện tình yêu quê hương.
Tổ chức cho học sinh xây dựng các
nhiệm vụ để thực hiện trò chơi “Bản tin

A:vì quê hương là nơi có ông bà cha mẹ
gia đình chúng ta.
B.Muốn quê hương luôn tốt đẹp lươn
[hát triển
C.Các truyền thống tốt đẹp như hiếu học
cần cù ,siêng năng, ham học hỏi giúp
chung ta có thêm ý chí kinh nghiệm góp
phần làm phong phú bản sắc dân tộc.
D.vì nó là di tích của quê hương thể hiện
lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Đ.hành động sai vì không yêu quê
hương
E. Vì làm cho quê hương thêm đẹp

-thảo luận nhóm đôi theo nhiệm vụ đã
bốc thăm
-tham gia trò chơi kể về quê hương của
mình và những việc làm thể hiện tình

yêu quê hương


nhanh”
Cô thấy các con có tinh thần sôi nổi để
hoàn thành bài tập một cô sẽ cho các con
chơi một trò chơi nha cô mời 3 nhóm
trưởng của 3 nhóm lên bốc thăm nha
NV 1(2 nhóm): thảo luận theo cặp các
câu hỏi sau :
+Quê bạn ở đâu?
+Nhớ nhất điều gì về quê hương(đặc
sản , danh lam thắng cảnh ..)
+Bạn làm gì để thể hiện tình yêu quê
hương đất nước .
NV2:Hãy vẽ một bức tranh những việc
làm mình mong muốn làm cho quê hương
của mình.
Các con đã hiểu nhiệm vụ của mình chưa
nào
Thời gian thảo luận 3 p bắt đầu.
Thời gian thảo luận đã kết thúc
Tiến hành làm bản tin
Vâng kính thưa quý vị hiện tại tôi đang
có mặt tại lớp 5a nơi mà các em học sinh
ở đây đang sôi nổi học tập để hoàn thành
bài học “Em yêu quê hương” thế thì để
xem các em đã làm gì để thể hiện tình
yêu quê hương của mình thì xin mời các
bạn theo chân phóng viên …để hiểu rõ

hơn
Cho học sinh thực hiện trình bày kết quả
Kính thưa quý vị các em học sinh không
chỉ nói ra việc mình nuốn làm để thể hiện
tình yêu quê hương mà tôi còn thấy một
nhóm các em HS còn vẽ tranh để thể
hiện tình yêu quê hương “các bạn có thể


trình trình bày việc làm mà bạn muốn làm
cho quê hương được không”
Hs nhóm trình bày
Qua cuộc khảo sát nho nhỏ ở lớp học 5a
tôi thấy rằng các em rất yêu quê hương
của mình như …….
Tình yêu quê hương k chỉ thể hiện qua
các việc làm trên của các em học mà nó
còn thể hiện qua các động nhỏ chỉ với ý
thức các em giữ gìn môi trường xung
quanh như không xả rác bừa bãi , tham
gia các hoạt đông dọn dẹp vệ sinh
.Chương trình bản tin nhanh đến đây là
kết thúc cảm ơn quý vị đã theo dõi .
4.Củng cố dặn dò(1p)

Hôm nay cô thấy lớp chúng ta hoạt đông
rất sôi nổi tham gia tích cực vào các hoạt
động cô có lời ngợi khen cho cả lớp các
con tự thượng cho mình một tràn vỗ tay
đi nào

Các con về nhà hãy sưu tầm các tranh
ảnh về phong tục tập quán,cảnh đẹp của
quê hương và các con chuẩn bị bài tập
2,3,,4 cho buổi học sau.Tiết học chúng ta
kết thúc ở đây.



×