Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số kỹ năng khai thác kênh hình trong dạy học địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.82 KB, 18 trang )

PhÇn I : MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
a. Thực trạng của vấn đề dạy và học môn Địa lý ở THCS Trần Hưng Đạo
Địa lý là một môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm
cao, môn khoa học vừa mang tính chất tự nhiên vừa mang tính chất xã hội. Nó
không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự việc và hiện tượng địa lý xảy ra trong tự
nhiên và trong các hoạt động kinh tế xã hội mà còn giúp chúng ta biết giải
thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lý thấy được mối quan hệ tác
động qua lại giữa chúng với nhau. Qua đó nó còn góp phần phát hiện, sử dụng,
khai thác và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một cách hợp lý, phát
huy những mặt tích cực về điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện kinh tế xã
hội nhằm góp phần tích cực vào xây dựng phát triển kinh tế xã hội,quốc phòng,
an ninh quốc gia.
Để phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiên tốt quá trình đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa các hoạt động học của học sinh.
Việc dạy học môn địa lý ở các trường phổ thông muốn đạt được chất lượng cao
thì đi đôi với lý thuyết việc sử dụng đồ dùng trực quan đặc biệt là kênh hình một
yếu tố bắt buộc và có tác dụng lớn để phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh trong quá trình học tập, tăng cường kỹ năng địa lý( nhận xét, phân tích, giải
thích,đánh giá, so sánh, tổng hợp… các bản đồ, biểu đồ,tranh ảnh…). Qua đó
học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu nội dung bài học. Mặt khác
nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả
trong giảng dạy Địa lý ở trường THCS nói chung. Để giúp học sinh nắm và hiểu
bài, người giáo viên phải biết cách sử dụng, khai thác và hiểu rõ nội dung kênh
hình muốn truyền đạt kiến thức gì. Đây là một trong những yếu tố gây hứng thú,
lôi cuốn học sinh, giúp các em hiểu bài dễ dàng, ghi nhớ lôgic, không máy móc

-1-


làm cho tư duy các em sau này này có thể tự phân tích, giải thích khi không có


giáo viên bên cạnh và biết áp dụng trong thực tế.
Qua thực tế giảng dạy môn Địa lý , qua dự giờ của đồng nghiệp, trao đổi
chuyên môn, tôi nhận thấy nhiều em học sinh còn quan niệm môn Địa lý là môn
học thuộc lòng, kỹ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh, biểu đồ nhìn chung còn
kém trong khi đó là một nguồn kiến thức vô cùng phòn phú.Còn giáo viên chưa
biết cách hướng dẫn học sinh cách khai thác kiến thức từ tranh ảnh sao cho hiệu
quả và khiến các em thích thú say mê. Chính vì vậy chúng ta cần phải đổi mới
cách tiếp cận nội dung bài và phương pháp tổ chức học tập nhằm tăng cường tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bằng cách phải chú ý rèn luyện cho học
sinh kỹ năng sử dụng kênh hình như: Tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ... Bởi vì tất cả
các kiến thức Địa lý trong chương trình THCS không được trình bày, phân tích,
mô tả một cách đầy đủ, mà còn tiềm ẩn trong kênh hình trong bài học, trong khi tư
duy của học sinh lứa tuổi này còn thiên về tính cụ thể. Vì thế trong quá trình dạy
Địa lý ở cấp THCS giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng,
khai thác kênh hình để giảm tính trừu tượng cho học sinh qua đó nâng cao tính chủ
động sáng tạo, biết phát hiện vấn đề và tự lĩnh hội kiến thức.
II. Mục đích nghiên cứu
1. Đối với giáo viên :
- Trong dạy học Địa lý, kênh hình có chức năng vừa là phương tiện trực quan, vừa
là nguồn tri thức địa lý quan trọng đối với học sinh. Trong sách giáo khoa Địa lý
cấp THCS, kênh hình chiếm một tỷ lệ lớn và chiếm một nội dung quan trọng trong
bài hoc.
- Thông qua hình ảnh giáo viên có thể truyền đạt nội dung kiến thức đến học sinh
đầy đủ, phong phú và dễ hiểu hơn. Kênh hình ở đây bao gồm các bản đồ, tranh
ảnh, các hình vẽ, biểu đồ… Ngoài việc hỗ trợ kênh chữ, việc khai thác có hiệu quả
kênh hình trong sách giáo khoa sẽ dễ dàng giúp cho học sinh nhận thức được các

-2-



sự vật, hiện tượng địa lý và các mối quan hệ của chúng theo thời gian và không
gian, từ đó biết giải thích các hiện tượng sự vật địa lí xung quanh.
- Việc sử dụng, khai thác kênh hình trong dạy học môn Địa lớp có ý nghĩa rất lớn
trong quá trình hình thành kiến thức và kỹ năng địa lý cho học sinh. Vấn đề là giáo
viên phải có phương pháp khai thác hiệu quả và tạo được sự hứng thú say mê cho
học sinh.
2 .Đối với học sinh:
- Việc sử dụng, khai thác tốt các kênh hình sẽ giúp học sinh nắm nội dung bài
học nhanh hơn, hiệu quả hơn, nhớ bài lâu hơn và có hệ thống.
- Học sinh không thuộc bài máy móc, có suy nghĩ một cách lôgic tư duy độc lập,
các em có kĩ năng phân tích, tổng hợp các yếu tố địa lý một cách hợp lý và đặc
biệt sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một số kỹ năng khai thác kênh hình trong dạy học địa lí của học sinh ở trường
THCS Trần Hưng Đạo
IV. Đối tượng nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu :
- Học sinh các lớp 6a, 6c, 7a, 7b, 8b, 8c
2.Phạm vị nghiên cứu
- Trường THCS Trần Hưng Đạo
V. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu lý luận.
- Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn địa lý và trước yêu
cầu đổi mới giáo dục cũng như thực tiễn dạy học bộ môn dịa lý. Nên việc biên
soạn sách giáo khoa địa lý cấp THCS cũng có nhiều thay đổi về nội dung và
phương pháp. Đó là học sinh không phải học thuộc lòng sách giáo khoa mà phải
tìm tòi, nghiên cứu, quan sát… những vấn đề về tự nhiên, về sự vật, hiện tượng

-3-



trong kênh hình để hoàn thiện nội dung bài học qua câu hỏi trong sách giáo khoa,
dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.
- Trong đổi mới phương pháp dạy học, việc biên soạn sách giáo khoa cũng có sự
thay đổi, đó là số lượng kênh chữ đã được giảm tải và số lượng kênh hình được
tăng lên đáng kể so với chương trình cũ. Thiết bị dạy học đối với môn Địa lý rất
đa dạng và phong phú: tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, bản đồ, mẫu vật… trong khuôn
khổ đề tài này tôi xin đề cập tới việc thực hiện sử dụng, khai thác kênh hình ( nội
dung chủ yếu là hình ảnh).
- Nội dung của các hình ảnh địa lý lớp THCS , tập trung vào các hiện tượng tự
nhiên trên Trái Đất, các hiện tượng kinh tế xã hội, những tác động của con người
lên môi trường tự nhiên. Chính vì vậy việc sử dụng, khai thác kênh hình trong
giảng dạy Địa lý THCS là một yêu cầu cần thiết không thể xem nhẹ được. Có như
vậy mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh nói chung và học
môn địa lý nói riêng.
2. Nghiên cứu thực tế
- Để đáp ứng yêu cầu về nhận thức, lý luận nội dung khoa học các tài liệu trực
quan, phương pháp sử dụng kênh hình trong giảng dạy bộ môn Địa lý,đặc biệt là
hình vẽ ( hình ảnh) . Để sử dụng và khai thác có hiệu qủa hình vẽ địa lý nhằm
nâng cao hiệu quả giờ học, chúng ta đều thống nhất rằng chỉ có thể sử dụng sách
giáo khoa khi nào khi mà cả giáo viên và học sinh đều hiểu sâu sắc bài viết( kênh
chữ) cũng như hình ảnh( kênh hình) của sách giáo khoa.
- Việc khai thác nội dung kênh hình trong sách giáo khoa là biện pháp quan trọng
để nâng cao chất lượng dạy học lại chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Trong
giờ dạy địa lý vẫn còn giáo viên coi nhẹ việc sử dụng kênh hình và chỉ cho kênh
hình là minh họa cho bài học, hoặc nếu có khai thác thì phương pháp và nội dung
khai thác chưa phù hợp, vẫn chưa để học sinh phát hiện vấn đề mà thường là cung

-4-



cấp kiến thức sẵn cho các em điều này làm hạn chế khả năng tư duy của học sinh.
Nguyên nhân của tình trạng trên là:
- Không ít giáo viên chưa hiểu xuất xứ, nội dung, ý nghĩa của kênh hình trong
sách giáo khoa, trong khi đó lần đổi mới sách giáo khoa này số lượng kênh hình
được tăng lên rất nhiều so với trước đây nhất là hình vẽ.
- Có giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị nội dung kênh hình nhưng lại ngại
sử dụng, sợ mất thời gian, chưa biết kỹ năng khai thác hình ảnh và tổ chức lớp
cho hiệu quả hoặc sử dụng mang tính hình thức.
VI. Những đóng góp của đề tài
- Để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên
cần thiết phải sử dụng có hiệu quả kênh hình trong dạy học môn địa lý .Từ việc
nhận thức và xác định được vị trí, ý nghĩa của việc sử dụng kênh hình trong giảng
dạy địa lý ở bậc THCS nói chung và ở trường THCS Trần Hưng Đạo nói riêng
trong những năm gần đây việc sử dụng kênh hình chưa có hiệu quả nên chưa giúp
học sinh hiểu sâu những hình ảnh, hình vẽ, những kiến thức địa lý, đồng thời
không hình thành được khái niệm địa lý, không giúp các em phát huy được khả
năng quan sát, sự tư duy về ngôn ngữ của học sinh. Những giờ học như vậy cũng
là nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa hứng thú với môn địa lý. Từ thực tế tôi xin
được trình bày kinh nghiệm “ Một số kỹ năng khai thác kênh hình trong dạy học
địa lí tạo hứng thú học tập cho học sinh THCS ở trường THCS Trần Hưng
Đạo” nhằm giúp giáo viên và học sinh có thêm nguồn tài liệu tham khảo về cách
khai thác kiến thức từ hình ảnh có hiệu quả.
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
I. Cơ sở lí luận của đề tài:
- Sử dụng, khai thác kênh hình nhằm gợi mở và hướng dẫn học sinh khai thác các
nguồn tri thức ở trong bài học chứa đựng trong kênh hình để phát triển các năng
lực tư duy sáng tạo của học sinh.

-5-


- Giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn, kích thích trí tưởng tượng
tạo hứng thú học trong học tập
- Giúp học sinh thông qua kênh hình kết hợp với kênh chữ để hiểu được nội dung
bài học một cách khoa học không máy móc
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét các hiện tượng, sự vật địa lý qua hình vẽ, tranh
ảnh.Từ đó rút ra những kiến thức cần thiết
Tham gia vào các hoạt động bào vệ, cải tạo môi trường trong nhà trường, địa
phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng.
II.Cơ sở thực tế của đề tài:
- Trong chương trình địa lí THCS hiện nay số lượng tranh ảnh rất nhiều tuy nhiên
giáo viên phần lớn khai thác chưa hiệu quả, chưa tạo được sự hứng thú say mê đối
với các em học sinh.
- Với quan điểm tranh ảnh và hình vẽ không phải là minh họa mà là nguồn kiến
thức mở để khai thác trong đề tài này tôi mong muốn được trình bày những kinh
nghiệm của bản thân về các vấn đề sau:
+ Một số nguyên tắc khi sử dụng tranh, ảnh có hiệu quả
+ Cách tiếp cận, khai thác các hiện tượng, sự vật qua hình vẽ, tranh ảnh tạo
được sự hứng thú cho học sinh.
+ Các bước hướng dẫn khai thác nội dung kiến thức qua hình vẽ, tranh ảnh.
+ Hướng dẫn khai thác một số hình ảnh cụ thể
Chương 2: Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo giải pháp.
1. Các biện pháp tiến hành.
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp điều tra
a. Điều tra chất lượng học tập của học sinh
- Đối tượng điều tra: học sinh khối 6,9
- Hình thức điều tra: kiểm tra viết

b. Điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên.
-6-


- Trao đổi với thầy,cô giáo trong trường và một số đồng nghiệp trường bạn .
- Dự giờ giáo viên dạy
2. Thời gian tạo giải pháp.
Sáng kiến này tôi thực hiên từ đầu năm học 2016– 2017 và tiếp tục hoàn thiện
trong tháng 4/2017
3. Các giải pháp để tổ chức thực hiện.
3.1. Các nguyên tắc sử dụng:
Thiết bị dạy học môn Địa lý rất phong phú, đa dạng như hình ảnh, bản đồ,
mẫu vật... trong khuôn khổ của đề tài này tôi xin được nêu việc sử dụng kênh hình
( chủ yếu là hình ảnh) khi sử dụng những kênh hình được trình bày kết hợp với
kênh chữ để tìm hiểu nội dung của bài nhằm giúp học sinh hoàn thiện kiến thức
mà bài học yêu cầu phải nắm được. Để học sinh khai thác tốt kiến thức qua kênh
hình, giáo viên giao nhiệm vụ tìm hiểu trước nội dung bài học ở nhà để các em có
được biểu tượng ban đầu về các sự vật hiện tượng địa lý thể hiện trong kênh hình.
- Trong chương trình địa lí THCS bài nào cũng có tranh ảnh nên việc hình thành
kỹ năng cho các em cần phải thường xuyên tạo thành hệ thống và nâng cao dần
theo khối lớp.
Nội dung khai thác kênh hình, ngoài câu hỏi trong sách giáo khoa thì giáo
viên phải có hệ thống câu hỏi gợi mở để tổ chức học sinh làm việc cá nhân hay
theo nhóm hoặc cả lớp.Bên cạnh đó giáo viên có thể sử dụng thêm các hình ảnh
minh họa khác ngoài sách giáo khoa để khắc sâu kiến thức trọng tâm hoặc làm nổi
bật nội dung muốn đề cấp
3.2. Cách tiếp cận, khai thác các hiện tượng, sự vật qua hình vẽ, tranh ảnh.
Giáo viên phải hiểu rõ hình vẽ được minh họa phản ánh được phần nào của
nội dung bài học để định hướng cho học sinh cách tìm hiểu.Giáo viên phải tìm ra
cách tiếp cận vấn đề vừa dễ hiểu vừa gây được sự hứng thú cho học sinh.

3.3. Kỹ năng khai thác hình ảnh địa lý.
- Hình thành kỹ năng mô tả, nhận xét.
-7-


- Hình thành kỹ năng phân tích, giải thích và tổng hợp kiến thức thông qua
tranh ảnh
3. 4. Các bước hướng dẫn khai thác.
Bước 1. Cho học sinh quan sát hình ảnh, hiểu được nội dung đề cập thông qua
hình ảnh và định hướng tư duy về ý nghĩa của hình ảnh.
Giáo viên nêu câu hỏi và nêu vấn đề tổ chức hướng dẫn học sinh trả lời câu
hỏi.Phần này rất quan trọng, kỹ năng dẫn dắt của giáo viên phải thật khéo léo, phải
tạo ra được những hứng thú bằng cách đưa ra những mâu thuẫn để học sinh tư
duy tìm ra đáp án
Bước 2. Học sinh trình bày câu trả lời để hiểu nội dung và ý nghĩa hình vẽ mô tả.
Bước 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và hoàn thiện câu trả lời.
4. Hướng dẫn học sinh khai thác một số hình ảnh cụ thể.
Bài 12 : Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề
mặt Trái Đất (địa lí 6)
Hình 31: Cấu tạo bên trong của núi lửa
* Phương pháp sử dụng: Hình 31 được sử dụng khi dạy học mục 2 – Núi lửa
và động đất.
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và nêu câu hỏi để
học sinh trả lời.
- Hãy chỉ và đọc tên từng bộ phận của núi lửa trên hình vẽ.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi bằng khả năng hiểu
biết của mình.
Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời, tập trung sự chú ý của học sinh
vào hình vẽ và chuẩn nội dung kiến thức.
- Các bộ phận núi lửa bao gồm: miệng, miệng phụ, ống phun, dung

nham, khói bụi và mắc ma.

-8-


+ Giáo viên nhấn mạnh núi lửa là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất,
con người cần phải tìm ra các biện pháp dự báo và phòng chống tác hại của núi
lửa.
Hình 33 – Tác hại của một trận động đất
* Phương pháp sử dụng: Hình 33 được sử dụng khi dạy học mục 2 – Núi lửa
và động đất.
Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và nêu câu hỏi để học sinh trả
lời.
- Hãy mô tả về tác hại của một tác hại của trận động đất.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn vào hình ảnh để mô tả theo khả năng hiểu biết
của các em.
Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, tập trung sự chú ý của
các em vào hình ảnh và mô tả.
- Trận động đất gây lên những tác hại như: nhà cửa, đường xá, cầu cống,
các công trình xây dựng, giao thông bị ngưng trệ, thiệt hại lớn về của cải vật chất
và con người.
+ Giáo viên nhấn mạnh trên thế giới có nhiều nơi xảy ra động đất như
Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc,…gây nhiều thiệt hại. Nhật Bản đã từng ra
thảm họạ kép vào năm 2010.
Bài 17 Lớp vỏ khí (Địa lí 6)
Hình45.- Các thành phần không khí
* Phương pháp sử dụng: Hình 45 được sử dụng khi dạy học mục 1 – Thành
phần của không khí.
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và đọc thông tin của
hình vẽ, giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời.

- Trong không khí có mấy thành phần.
- Mỗi thành phần chiếm tỷ lệ bao nhiêu.
-9-


Hoạt động 2: Học sinh trả lời câu hỏi kết hợp với kênh chữ và gợi ý của giáo viên
.
Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, và tập trung sự chú ý
của học sinh vào kênh hình đồng thời chuần kiến thức hoàn thành nội dung câu
hỏi.
- Không khí bao gồm 2 loại khí chính là khí Nitơ và khí Ôxi còn lại là hơi
nước và các khí khác.
- Trong đó khí nitơ chiếm 78%, khí oxi chiếm 21%, hơi nước và các khí khác
chiếm 21%
+ Giáo viên nhấn mạnh khí nitơ chiếm hơn 3/4 thành phần không khí, hơi
nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như
mây, mưa...
Hình 46: Các tầng khí quyển
* Phương pháp sử dụng: Hình 46 được sử dụng khi dạy học mục 2 – cấu tạo
của lớp vỏ khí( lớp khí quyển)
Hoạt động 1: giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình và các thông ting trong
hình vẽ, đồng thời nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
- Lớp vỏ khí gồm những tầng nào?
- Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đế 16 km là tầng gì
- Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng gì?
- Vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất?
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi bằng khả năng hiểu
biết của các em .
Hoạt động 3:Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, tập trung sự chú ý của
các em và chuẩn nội dung kiến thức qua hình

- Lớp vỏ khí gồm tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao khí quyển.
- Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16 km là tầng đối lưu.
- 10 -


- Tầng không khí nằm trên tầng đôi lưu là tầng bình lưu.
-Các tầng cao khí quyển nằm ở độ cao trên 80 km là tầng có độ dày lớn
nhất.
*Vai trò: lớp vỏ khí có tác dụng điều hòa nhiệt độ của Trái Đất, chứa những
hạt nhân ngưng kết gây ra mây, mưa… xuống bề mặt Trái Đất. Lớp ôzôn trong
tầng bình lưu có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con
người trên Trái Đất.
+ Giáo viên nhấn mạnh tầng đối lưu là tầng xảy ra hầu hết các hiện tượng
khí tượng ngoài Trái Đất.
Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng(địa lí 7)
Khai thác hình 11.1 và 11.2 (SGK) để dạy mục 2 - Đô thị hóa
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh, mô tả các đối
tượng địa lí trong hình đồng thời nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
- Mô tả hình ảnh đất nước Xingapo ?(Nhà cửa, đường xá, mức độ tập
trung của các công trình…)
- Mô tả khu nhà ổ chuột ở Ấn Độ(Nhà cửa, cuộc sống người dân…)
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi bằng khả năng hiểu
biết của các em .
- Qua 2 bức ảnh đã phản ánh cuộc sống ở đô thị của 2 địa điểm trên như
thế nào?
- Giải thích tại sao lại có sự khác biệt như vây giữa hai đô thị ở Châu Á?
Hoạt động 3:Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, tập trung sự chú ý của
các em và chuẩn nội dung kiến thức qua hình
- Tốc độ đô thị hóa ở đới nóng rất cao
- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh

- Đô thị hóa tự phát gây nhiều hậu quả về môi trường và chất lượng cuộc
sống
- 11 -


Bài 8 :Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước Châu Á(Địa lí 8)
Sử dụng hình 8.1 : Lược đồ phân bố các cây trồng vật nuôi ở châu á
để dạy mục 1 – Nông nghiệp
Hoạt động 1: giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ và bảng chú giải
trong hình, đồng thời nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
-Trong lược đồ châu Á được chia là mấy khu vực khí hậu chính, phân bố
- Kể tên các vật nuôi, cây trồng chính ở từng khu vực khí hậu?
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi nâng cao hơn bằng
khả năng hiểu biết của các em .
- Cây trồng vật nuôi giữa các vùng khí hậu có giống nhau không? Tại sao
- Vùng khí hậu nào có cây trồng vật nuôi phong phú nhất ? Giải thích?
- Việt Nam thuộc vùng khí hậu nào của Châu Á?
Hoạt động 3:Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, tập trung sự chú ý của
các em và chuẩn nội dung kiến thức qua hình
- Nông nghiệp ở Châu á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
- Khu vực khí hậu gió mùa có cây trồng vật nuôi phong phú nhất vì đây là nơi có
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho dân cư sinh sống và sản xuất nhất là sản xuất
nông nghiệp.
5.Triển khai kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Để thấy được kết quả và tác dụng của phương pháp này, tôi đã kiểm nghiệm ở
tiết dạy bài 12 mục 2. núi lửa và động đất. Học sinh quan sát hình 33 Tác hại của
một trận động đất, sau đó hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu nội dung kiến
thức qua kênh hình có kết hợp với kênh chữ bằng hệ thống câu hỏi gợi mở để học
trả lời câu hỏi.
Qua kiểm tra 10 phút cuối giờ học. Hãy mô tả những gì em trông thấy ở hình 33

về tác hại của một trận động đất
Kêt quả
Lớp

Giỏi
SL

Khá
%

SL

%
- 12 -

Trung bình
SL
%

Yếu
SL
%


6A(31 h/s)
12
39
13
42
4

13
2
6
Cũng dạy bài 12 mục 2 – học sinh quan sát bức tranh “ Tác hại của một trận động
đất” sau đó các em tự tìm hiểu nội dung kiến thức của bài học, không có sự hướng
dẫn của giáo viên
Qua kiểm tra 10 phút cuối giờ học. Hãy mô tả những gi em trông thấy ở hình 33 về tác hại
của một trận động đất.

Kêt quả
Lơp
6C(29 h/s)

Giỏi
SL %
5
17

Khá
SL
11

Trung bình
SL
%
10
34

%
38


Yếu
SL
%
3
11

Tương tự tôi cho các em học sinh lới 7A và 7B cùng làm câu hỏi : Dựa vào
H11.2 “Em hãy nêu những tác hại xấu đến môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới
nóng ” .Lớp 7A giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách khai thác hình ảnh bằng
các câu hỏi gợi mở kết hợp với kênh chữ trong SGK còn lớp 7B giáo viên không
hướng dẫn cụ thể cách khai thác hình ảnh .Sau 10 phút làm bài kết quả như sau:
Kêt quả
Lớp
7A(32 h/s)
7B(32h/s)

Giỏi
SL
11
7

Khá
%
34
22

SL
14
11


%
44
34

Trung bình
SL
%
6
19
9
28

Yếu
SL
%
1
3
5
16

Tôi cũng kiểm tra với 2 lớp 8B và 8C với cùng một câu hỏi như sau: “ Dựa vào
H8.1 em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa trồng chủ yếu loại
cây và vật nuôi nào ? Giải thích? Lớp 8 A giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân
tích lược đồ và liên hệ với kiến thức cũ còn lớp 8B giáo viên chỉ coi lược đồ là
hình ảnh minh họa cho học sinh không hướng dẫn khai thác chi tiết.Sau 15 phút
kiểm tra kết quả như sau:
Kêt quả
Lớp
8B(32 h/s)


Giỏi
SL
12

Khá
%
38

SL
15

%
47
- 13 -

Trung bình
SL
%
5
15

Yếu
SL
%
0
0


8C(32h/s)


8

25

10

31

12

38

2

6

Qua kết quả thu được tôi thấy việc sử dụng, khai thác kênh hình địa lý cấp
THCS làm cho tiết dạy của giáo viên đạt kết quả cao hơn.Việc sử dụng kênh hình
kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, nắm
nội dung chắc hơn và khắc sâu được nội dung kiến thức vừa học đồng thời không
gây nhàm chán tăng hứng thú cho học sinh.

PHẦN III: Kết luận và kiến nghị
Trên đây là kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng và kiểm nghiệm trong năm học
2016 – 2017

Trong giảng dạy tôi thấy sách giáo khoa môn Địa lí được biên sọan

theo hướng đổi mới, kênh chữ giảm bớt, tăng kênh hình về số lượng. Qua đó giúp

học sinh chủ động, tự giác tìm hiểu bài, phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ,
kết hợp vận dụng kênh chữ, kênh hình để tiếp thu kiến thức thông qua hệ thông
câu hỏi gợi mở, hướng dẫn của giáo viên.
Trong giờ học giáo viên động viên kịp thời, khuyến khích đánh giá học sinh
nhằm tạo không khí học tập gây hứng thú, kích thích tính tích cực học tập chủ
động, sáng tạo, tìm hiểu, khám phá các hoạt động nhận thức của học sinh.
Trong giờ học giáo viên cần có thái độ cởi mở, thân thiện, gần gũi và tạo tâm
lý tốt cho các em. Tìm hiểu khả năng tiếp thu bài, vận dụng kiến thức và khả năng
quan sát, thực hành cả học sinh để có những điều chỉnh thích hợp khi áp dụng
sáng sáng kiến này. Qua giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
+Giáo viên phải nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài. Xác định rõ nội dung kiến
thức của bài, mục bài ở cả kênh chữ và kênh hình để định hướng cho học sinh trả
lời câu hỏi giáo viên đưa ra hoặc trả lời câu hỏi phía dưới kênh chữ của mỗi mục
bài.
+ Động viên khuyến khích học sinh học tập sáng tạo, chủ động.
+ Trao đổi dự giờ, giao lưu với đồng nghiệp
- 14 -


+ Tìm đọc tài liệu về bộ môn, hướng dẫn học sinh phương pháp sử dụng kênh
hình không phụ thuộc nhiều vào kênh chữ.
- Sáng kiến kinh nghiêm này mới đề cập tới một số hình ảnh của các bài. Còn một
số hình khác chưa đề cập tới để phản ánh được toàn bộ nội dung bài học, mục học.
- Sáng kiến kinh nghiệm này có thể vận dụng vào việc khai thác các kênh hình
môn Địa lý cấp THCS.Trong quá trình giảng dạy tôi tiếp tục áp dụng kinh nghiệm
trong những năm học tiếp theo.
- Qua đây bản thân tôi cũng mong muốn đối với các đồng chí giáo viên giảng dạy
cần dành thời gian nhiều hơn cho việc nghiên cứu nội dung bài học, nghiên cứu
sách giáo viên, đọc tài liệu tham khảo. Sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên, có
hiệu quả, chú trọng sử dụng, khai thác kênh hình trong sách giáo khoa một cách

hiệu quả.Bên cạnh đó cần sưu tầm thêm nhiều hình ảnh khác phục vụ bài giảng
- Đối với học sinh: Phải học bài cũ, chuẩn bị đọc trước bài mới, chú ý nghe
giảng.Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy lôgic, phát hiện vấn đề, tránh lối học
thụ động.
- Về phía nhà trường và phòng giáo dục tôi mong các đồng chí tạo điều kiện hơn
nữa về cơ sở vật chất cho các lớp học để các học sinh cũng như giáo viên có thể
tiếp cận thường xuyên hơn với những phương pháp học tập mới tiến bộ hơn.
- Với những kinh nghiệm có được trong quá trình giảng dạy, tham khảo nghiên
cứu thêm các tài liệu và trao đổi với đồng nghiệp, dù đã rất cố gắng nhưng không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi góp ý của
các bạn đồng nghiệp, của các thầy, cô giáo, những người làm công tác chuyên
môn để cho sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Lục Ngạn 10/4/2017
Người viết

- 15 -


Trần Thị Hồng Nhung

.

.

Danh mục tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa địa lý lớp 6,7,8
- Sách giáo viên địa lý lớp 6,7,8
- Một số vấn đề về đổi mối phương pháp dạy học địa lý THCS.
- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Địa lí – NXB giáo dục

- Kinh nghiệm chỉ đạo chuyên môn của một số cán bộ quản lý trong huyện.
- 16 -


- Kinh nghiệm sử dụng, khai thác kênh hình dạy môn địa lý của các bạn đồng
nghiệp.
- Hướng dẫn khai thác và sử dụng kên hình trong SGK Địa THCS của tác giả
PGS – Ts Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Vũ Kim Đức, Lê Huy Huấn, Phạm Anh
Thái, Nguyễn Tú Linh.

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

- 17 -


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN

- 18 -



×