Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bộ chỉ số đánh giá Thư viện Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.94 KB, 5 trang )

Giới thiệu và nhận xét về Bộ chỉ số đánh giá Thư viện Việt
Nam
I.Giới thiệu
Trong những năm gần đây các hệ thống thư viện Việt Nam nói chung đã được cải
thiện cả về cơ sở vật chất, nguồn lực thông tin và đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, một số
thư viện này vẫn ở mức độ thấp so với các hệ thống thư viện trong khu vực và trên thế
giới, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của người dùng tin trong giai đoạn phát triển
mới của đất nước. Để phát triển dài hạn và các hệ thống thư viện Việt Nam đủ sức hỗ
trợ cho sự phát triển của từng cá nhân, của cộng đồng và đất nước thì rất cần một kế
hoạch chiến lược dài hạn và các kế hoạch cụ thể để giải quyết các khó khăn tồn tại
nêu trên. “Chuẩn đánh giá kết quả hoạt động và tác động” ra đời là tài liệu hướng
dẫn cách thức đo lường và đánh giá hoạt động và tác động của việc cung cấp thông tin
thông qua các thư viện công cộng ở Việt Nam. Công trình này do một nhóm cán bộ
thư viện đại diện cho Hội Thư viện Việt Nam và các đồng nghiệp quốc tế biên tập dựa
trên tài liệu hướng dẫn của UNESCO/IFLA. Tài liệu này sẽ được lưu hành rộng rãi
đến các thư viện công cộng, các Trung tâm Học liệu, cũng như các thư viện có quan
tâm.
Bộ chỉ số đánh giá hoạt động và tác động được Việt Nam lựa chọn mười một [11]
trong hai mươi bốn [24] chỉ số do UNESCO/IFLA hướng dẫn, mỗi chỉ số đưa ra đều
có mục đích đánh giá, tiêu chí đánh giá, dữ liệu cần thiết và công cụ thu thập dữ liệu,
phương pháp tính được cụ thể như sau:
*Chỉ số 1: Khả năng tiếp cận với thư viện
Mục đích: chỉ ra mức độ dễ dàng trong việc sử dụng thư viện liên quan tới khoảng
cách, số giờ mở cửa và số chỗ ngồi của thư viện
Tiêu chí đánh giá:


Tỉ lê dân cư trong phạm vi 5km xung quanh thư viện so với tổng số dân thuộc
địa bàn phục vụ của thư viện: nghĩa là dân số của một tỉnh/thành cụ thể, và dân
số của thư viện quận/huyện, phường/xã




Tỉ lệ giờ mở của của thư viện so với thời gian nhàn rỗi của dân chúng: thời gian
nhàn rỗi là thời gian mọi người có thể sử dụng thư viện;



Số lượng chỗ ngồi trong thư viện trên số lượt sử dụng thư viện mỗi giờ.


*Chỉ số 2: Vốn tài liệu
Mục đích: chỉ ra tổng số nhan các loại hình tài liệu và tính thời sự của tài liệu
Tiêu chí đánh giá:
Tiêu chí để đưa ra đánh giá là số bản các loại tính theo đầu người dân trên địa bàn;
Số lượng tài liệu các loại tài liệu mới bổ sung vào kho thư viện mỗi năm.
*Chỉ số 3: Lượt sử dụng thư viện
Mục đích: chỉ ra số lượt sử dụng dịch vụ thư viện trong mối tương quan với tổng số
dân và chỉ ra nhóm dân cư nào trong cộng đồng sử dụng dịch vụ thư viện nhiều nhất.
Tiêu chí đánh giá: lượt sử dụng thư viện được tính theo đầu người trong tổng số dân
trên địa bàn, tỉ lệ sử dụng thuộc các nhóm đối tượng trong tổng số dân trên địa bàn và
lượt sử dụng thư viện còn phải tính theo đầu người của các thành phần khác nhau
trong tổng số dân trên địa bàn.
*Chỉ số 4: Tham khảo tài liệu tại thư viện
Mục đích: chỉ ra việc sử dụng tài liệu các loại của dân cư trên địa bàn nói chung và
của các nhóm đối tượng khác nhau trong số dân cư này, nhu cầu theo từng lĩnh vực
nội dung và loại hình tài liệu, mức độ phù hợp của tài liệu với nhu cầu của người sử
dụng.
Tiêu chí đánh giá:



Lượt tham khảo tài liệu các loại trong thư viện tính theo đầu người của dân cư
trên địa bàn



Lượt tham khảo các tài liệu các loại trong thư viện tính theo đầu người của các
nhóm đối tượng khác nhau trong số dân cư trên địa bàn;



Tỉ lệ phần trăm của tài liệu các loại được tham khảo theo từng lĩnh vực nội
dung;



Tỉ lệ phần trăm của tài liệu các loại được tham khảo theo từng loại hình tài liệu;

*Chỉ số 5: Lưu hành tài liệu


Mục đích: chỉ ra việc sử dụng tài liệu các loại bên ngoài thư viện của dân cư nói
chung và của các nhóm đối tượng khác nhau trong số dân cư trên địa bàn, yêu cầu
theo từng lĩnh vực nội dung và theo từng loại hình tài liệu và mức độ phù hợp của tài
liệu với nhu cầu của người sử dụng.
Tiêu chí đánh giá:


Tỉ lệ phần trăm dân cư trên địa bàn mượn tài liệu




Tỉ lệ phần trăm dân cư theo nhóm đối tượng khác nhau mượn tài liệu



Tỉ lệ tài liệu được mượn theo từng lĩnh vực nội dung và theo từng loại hình tài
liệu



So sánh giữa tài liệu và việc mượn các tài liệu đó trong từng lĩnh vực nội dung
và theo từng loại hình tài liệu.

*Chỉ số 6: Công nghệ
Mục đích: chỉ ra việc sử dụng máy tính của dân cư trên địa bàn nói chung và chỉ ra
được lượt sử dụng máy tính của bạn đọc khi thư viện có kết nối internet phục vụ công
cộng tính theo đầu người trong tổng số dân trên địa bàn.
Tiêu chí đánh giá:


Lượt sử dụng máy tính trong thư viện tính theo đầu người của dân cư trên địa
bàn



Số lượt sử dụng máy tính có kết nối internet phục vụ công cộng tính theo đầu
người trong tổng số dân trên địa bàn




So sánh giữa dịch vụ internet phục vụ công cộng và việc truy cập internet theo
từng lĩnh vực nội dung

*Chỉ số 7: Các hoạt động do thư viện tổ chức
Mục đích: chỉ ra tỉ lệ phần trăm dân số tham gia vào các hoạt động do thư viện tổ
chức như: thi kể chuyện, nói chuyện, giới thiệu sách, thi vẽ tranh, học nhóm, thảo
luận, đố vui có thưởng, triển lãm, các khoá tập huấn…; các hoạt động do thư viện tổ
chức được nhiều người ủng hộ nhất.
Tiêu chí đánh giá:




Số người tham dự các hoạt động của thư viện trên đầu người trong tổng số dân
cư trên địa bàn



Số người tham dự các hoạt động của thư viện trên đầu người của từng nhóm
người sử dụng khác nhau trong tổng số dân cư trên địa bàn



Tỉ lệ người tham dự vào các hoạt động cụ thể



Tóm tắt về các giá trị và lợi ích do người tham dự chương trình báo cáo lại

*Chỉ số 8: Đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thư viện

Chỉ ra khả năng của thư viện trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng
thư viện và chỉ số này chỉ đánh giá mức độ hài lòng của những người sử dụng thư
viện, không đánh giá mức độ hài lòng của cộng đồng nói chung.
*Chỉ số 9: Đáp ứng nhu cầu sử dụng của cộng đồng
Tìm hiểu nhận thức của cộng đồng dân cư về thư viện, tiêu chí để đánh giá là những
quan điểm, ý kiến của các thành viên cộng đồng về các dịch vụ và hoạt động của thư
viện
*Chỉ số 10: Các kỹ năng mới
Chỉ ra sự tác động của dịch vụ và hoạt động thư viện đối với sự tiếp nhận các kỹ năng
mới hoặc các kỹ năng được hoàn thiện của cộng đồng địa phương. Đây là chỉ số chính
cho mọi đánh giá.
*Chỉ số 11: Nâng cao dân trí
Chỉ ra những đóng góp của các dịch vụ và hoạt động thư viện vào việc bổ sung, duy
trì và sử dụng tri thức. Các tiêu chí đánh giá về số lượng và loại hình của các hoạt
động phổ cập kiến thức do thư viện tổ chức hàng năm và số lượng người tham dự, số
lượng tài liệu phổ cập kiến thức do thư viện tạo ra hàng năm.
* Chỉ số 12: Tri thức bản địa và thông tin địa phương
Chỉ ra khả năng phục vụ của vốn tài liệu địa chí có trong thư viện và các đóng góp của
các dịch vụ và hoạt động thư viện vào việc duy trì/hồi sinh tri thức bản địa trong cộng
đồng địa phương. Tri thức bản địa là kiến thức truyền thống, thông tin địa chí liên
quan đến những gì đang xảy ra và có thể nói đến các sự kiện của địa phương hoặc là
bộ sưu tập các dữ liệu thống kê về dân số, các nhân vật tiêu biểu…


II. Nhận xét
1. Ưu điểm:


Từ chỉ số 1 đến chỉ số 8, nội dung hướng dẫn sử dụng rõ ràng, chỉ số nào cũng
chỉ ra mục đích đánh giá, tiêu chí đánh giá, công cụ và phương pháp thu thập

dữ liệu, ghi chú, điều này giúp cho người sử dụng dễ hiểu và áp dụng vào thực
tế chính xác hơn.



Tiêu chí đưa ra để đánh giá rất chi tiết cụ thể từng nhóm đối tượng, từng loại
hình tài liệu, từng nội dung tài liệu…



Cách thức phân tích kết quả của việc sử dụng các chỉ số khả thi trong việc cung
cấp thông tin được đầy đủ và hiệu quả.

2. Nhược điểm:


Nội dung của từng chỉ số không có ví dụ cụ thể của thư viện để người sử dụng
có thể tham khảo và áp dụng cách tính chính xác hơn.



Khó thống kê số lượt sử dụng thư viện đối với thư viện chưa ứng dụng công
nghệ thông tin, vì thế số liệu không chính xác.



Chỉ số 5 và chỉ số 4 có thể kết hợp lại thành một chỉ số để thuận tiện cho người
sử dụng đánh giá

Kết luận

Các chỉ số này rất cần thiết cho các nhà quản lý thư viện tham khảo, áp dụng vào thư
viện của mình nhằm đánh giá được chất lượng hoạt động của từng thư viện cụ thể. Hy
vọng trong tương lai, thư viện Việt Nam sẽ kết hợp với các tổ chức thư viện trên thế
giới để tạo ra những chuẩn đánh giá cụ thể và thống nhất hơn nữa dành cho thư viện
công cộng và thư viện học thuật nhằm nâng cao chất lượng đánh giá của hệ thống thư
viện Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO



×