QUAN HỆ ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Dẫn nhập:
Liên minh châu Âu (EU) là một trong những trung tâm quan trọng về mọi mặt
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... , có tiếng nói quan trọng hàng đầu trên thế giới.
Việc thiết lập quan hệ Việt Nam – EU vào tháng 10/1990 là phù hợp với các tính
toán chiến lược và lợi ích nhiều mặt cho cả hai bên trong bối cảnh tình hình quốc tế
chuyển biến thuận lợi hơn. Tuy quan hệ Việt Nam – EU thiết lập từ năm 1990 đến
nay gần 30 năm song đã trở thành một trong những quan hệ hàng đầu đối với Việt
Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế thương mại và hợp tác phát triển, cũng
như là cặp quan hệ có nhiều ý nghĩa về mặt chính trị đối ngoại.
Quan hệ với EU đã giúp chúng ta triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại đổi
mới đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các nước khác, tạo thế cho Việt Nam
trong quan hệ với các đối tác lớn, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định,
thuận lợi phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
*Định nghĩa liên quan.
Đa phương có thể được hiểu là nhiều bên. Quan hệ đa phương được hiểu là quan
hệ với nhiều bên, Việt Nam hiện nay đã thiết lập quan hệ đa phương với các tổ
chức liên kết trên thế giới và khu vực như Liên minh châu âu EU, ASEAN.
I. Sự hình thành quan hệ ngoại giao Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU):
1.1. Tình hình thế giới và tình hình khu vực những năm 80 đến đầu thập niên 90 của
thế kỉ XX:
* Tình hình thế giới:
Những năm 80 đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biến
động lớn, phức tạp. Thế giới tồn tại trật tự hai cực, với hai ý thức hệ đối đầu nhau. Đứng
đầu mỗi cực là một cường quốc, Liên Xô đại diện cho phe xã hội chủ nghĩa, Mỹ đại diện
cho phe tư bản chủ nghĩa. Trong khi đó nhiều nhân tố mới xuất hiện tác động mạnh đến
trật tự thế giới hai cực.
Vào đầu thập kỉ 1990, tình hình thế giới có nhiều biến động, làm thay đổi những điều
kiện mà trong đó tiến trình nhất thể hóa Tây Âu đã phát sinh và phát triển.
Trước hết, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã chấm dứt
tình trạng chiến tranh lạnh và cục diện thế giới hai cực. Tây Âu thoát khỏi nỗi ám ảnh
“Liên Xô”, đồng thời có cơ hội thoát khỏi sự khống chế của Mỹ. Tuy nhiên nếu như mất
1
đi kẻ thù chung là Liên Xô có thể làm lỏng đi mối quan hệ Tây Âu – Mỹ thì nó cũng có
tác động tương tự đối với các nước Tây Âu. Thực tế diễn ra là phá vỡ sự cân bằng Pháp –
Đức trong Cộng đồng châu Âu.
Cục diện hai cực đã chấm dứt nhưng trật tự mới chỉ đang hình thành, các thế lực đều
đang dốc sức chuẩn bị lực lượng chiếm vị thế tối ưu cho mình trong tương lai. Tình trạng
đối đầu từng bước được thấy thế bằng đối thoại. Xu thế hòa hoãn, đối thoại và hợp tác
giữa hai siêu cường xuất hiện và ngày càng được củng cố, tác động tích cực đến các nước
khác.
* Tình hình khu vực:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai là thời kì phong trào giải phóng dân tộc phát triển
mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Á, trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau, có các ở khu vực này dần giành độc lập và tiến hành xây dựng các chính sách phát
triển kinh tế, ổn định xã hội.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh và những năm sau khi Việt Nam giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước, các nước ASEAN thì hành chính sách hòa bình, trung lập, nghiêng
về quan hệ với Mỹ, Nhật và phương Tây. Đông Nam Á bị chia thành hai nhóm nước đối
đầu về chính trị: ASEAN và Đông Dương. ASEAN lo ngại sau khi Mỹ rút khỏi khu vực,
Liên Xô và Trung Quốc sẽ nhảy vào lấp khoảng trống, Chủ nghĩa Cộng sản sẽ có điều
kiện lan rộng. Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1979 càng làm tăng thêm lo
ngại của ASEAN. Mặc dù vẫn giữ quan hệ ngoại giao, thương mại, song ASEAN lên án,
chỉ trích ta gay gắt trên các diễn đàn quốc tế.
1.2. Tình hình Việt Nam và tình hình EU:
1.2.1. Tình hình Việt Nam:
Sau hàng thập kỉ đấu tranh chống hai kẻ thù xâm lược lớn là thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ, năm 1975, Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc và thống nhất nước nhà. Vừa mới giành độc lập, bị chiến tranh tàn phá nên nền
kinh tế của nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Tình hình này đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải có những chính sách phù hợp để ổn
định xã hội, phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó sự hợp tác quốc tế từ ngày
càng được các quốc gia đẩy mạnh để tạo liên minh cùng nhau phát triển.
1.2.2. Chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta
Từ xưa tới nay Việt Nam ta luôn chọn con đường ngoại giao hòa hiếu. Đường lối đối
ngoại của Đảng và nhà nước ta theo từng thời kì là khác nhau.
Thời kì kháng chiến chống Pháp, chính sách đối ngoại của Đảng ta thời kì này là “liên
hiệp với dân tộc Pháp, chống bọn phản động thực dân Pháp; đoàn kết với hai dân tộc
2
Mên, Lào và các dân tộc bị áp bức trong khối Liên hiệp Pháp; thân thiết với các dân tộc
Tàu, Xiêm, Diến Điện, Ân Độ, Nam Dương và các dân tộc yêu chuộng dân chủ, hòa bình
trên thế giới”.
Thời kì kháng chiến chống Mỹ, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) xác định nội
dung cơ bản chính sách ngoại giao của Việt Nam là “Tiếp tục tăng cường sự đoàn kết
nhất trí giữa nước ta với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu”, đối
với các nước láng giềng Việt Nam mong muốn xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt
đẹp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau. Chúng ta sẵn sàng đặt mối quan hệ hữu nghị với tất cả các nước khác
trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
Từ sau năm 1975, Việt Nam bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả
nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) nêu rõ chủ trương đối ngoại của ta là
củng cố và tăng cường tình đoàn kết ciến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào và Campuchia,
sẵn sàng thiết lập mối quan hệ với các nước trong khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng nhau có lợi; thiết lập và mở rộng quan hệ
bình thường giữa Việt Nam với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền ,
bình đẳng cùng có lợi.
Giai đoạn 1975 – 1986, chính sách đối ngoại của ta ưu tiên xây dựng quan hệ hợp tác
toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; củng cố và tăng cường đoàn kết hợp
tác với Lào và Campuchia; mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước không liên kết và các
nước đang phát triển ; đấu tranh với sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch.
Bước vào thời kì đổi mới, trong đại hội VI, Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới
phương cách tập hợp lực lượng là phải biết tập hợp sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với
sức mạnh thời đại trong điều kiện mới và xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các
nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế khác nhau. Đại hội VII, ta xác định phương châm
ngoại giao “Việt nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu
vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Đại hội VIII, nhấn mạnh thực hiện đường lói đối
ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa, mở rộng các mối quan hệ về
nhiều mặt. Đường lối đối ngoại vẫn được Đảng ta tiếp tục hoàn thiện tromng các kì đại
hội . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) xác định thực hiện nhất quán đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại mở rộng,
đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế.
1.2.3 Tình hình liên minh châu Âu (EU)
1.2.3.1. Kinh tế
3
Hoạt động của cộng đồng châu Âu cho đến đầu những năm 1970 nhìn chung tương đối
suôn sẻ. Cộng đồng châu Âu đã trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Thành tích lớn nhất mà cộng đồng đạt được là lập ra Liên minh thuế quan (1 – 7 – 1968),
giai đoạn đầu của quá trình xây dựng thị trường chung. Thời kì này, các nước Cộng đồng
châu Âu có một thuận lợi rất lớn, đó là tình hình kinh tế thế giới phát triển manh mẽ vào
những năm 1960.
Sang đầu những năm 1970, cho đến những năm 1980, kinh tế thế giới lâm vào khủng
hoảng cơ cấu, khủng hoảng năng lượng (1973, 1979)…Cộng đồng châu Âu do chậm đổi
mới nên lâm vào tình trạng khủng hoảng. Hoạt động của Cộng đồng châu Âu thời kì này
rời rạc và chậm chạp. Từ năm 1970 – 1985, tỉ trọng GNP của Cộng đồng châu Âu trong
thế giới giảm từ 30,5% xuống còn 27,3%. Trước tình hình đó Cộng đồng châu Âu đã
đánh giá lại toàn bộ hoạt động của mình. Hiệp ước về Liên minh châu Âu được kí kết
năm 1992 và có hiệu lực vào năm 1993 là Hiệp ước được kí kết nhằm xây dựng sự gắn
bó giữa các lĩnh vực khác nhau, tạo một thị trường chung để các nước thành viên cùng
nhau phát triển.
1.2.3.2. Tổ chức
Tại Pari, năm 1951, với sự tham gia của 6 nước là Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan,
Lúcxămbua đã ký Hiệp ước tahnh lập Cộng đồng than, thép châu Âu (có hiệu lực từ năm
25 – 7 – 1952). Mục đích của việc ký kết Hiệp ước này là giữ gìn hòa bình, khuyên
khích cạnh tranh để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và tiến bộ, lập ra một cộng
đồng trong lĩnh vực kinh tế để làm cơ sở cho một công đồng sâu hơn ở châu Âu.
Sau các cuộc thương lượng giữa 6 nước, tại Rôma, năm 1957, Hiệp ước thành lập Công
đồng kinh tế châu Âu và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu đã được ký kết. Để
nâng cao hiệu quả liên kết giữa 6 nước thành viên các cộng đồng và tránh sự chồng chéo,
trùng lặp giữa chức năng và hoạt động của các thể chế của những cộng đồng này, tại
Brúcxen năm 1965, các nước ký hiệp ước thống nhất các thể chế hành pháp, thành lập
một công đồng duy nhất và một ủy ban duy nhất của các Cộng đồng châu Âu. Hiệp ước
này có hiệu lực từ năm 1967. Từ đó các cộng đồng này được gọi dưới một tên chung là
Cộng đồng châu Âu. Hiệp ước về Liên minh châu Âu kí kết năm 1992, có hiệu lực năm
1993 Cộng đồng châu Âu chính thức có tên gọi là Liên Minh châu Âu.
Cộng đồng châu Âu từ chỗ ban đầu chỉ có 6 nước thành viên thì đến năm 2013 đã tăng
lên là 28 thành viên. Các nước gia nhập sau này: năm 1973 là Anh, Đan Mạch, Ailen; Hy
Lạp (1981); Bồ Đào Nha (1986); năm 1995 là Áo, Phần Lan, Thụy Điển; năm 2004 có Ba
Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Sip, Slovakia, Slovenia; năm 2007 là
Bulgari, Romani; năm 2013 là Crotia.
4
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của EU:
Hội đồng bộ trưởng
Đưa ra
phương hướng
Ủy ban châu Âu
Cho ý kiến
cho ý kiến
ủy ban KTXH
hội đồng bộ trưởng
nghị viện
ủy ban tư vấn
châu Âu
cho ý kiến
Tòa án châu Âu
cho ý kiến
các nước thành viên
tòa kiểm toán
Kiểm
Soát
Ủy ban châu Âu là cơ quan thể chế cộng đồng được sử dụng nhiều nhân viên nhất và
đóng trụ sở tại Brúcxen. Ủy ban châu Âu được coi là bộ máy lập chính sách, là cơ quan
5
khởi xướng các quyết định của cộng đồng. Chỉ trên cơ sở các ý kiến của ủy ban châu Âu,
Hội đồng bộ trưởng mới có thể xem xét và ra quyết định.
Hội đồng bộ trưởng được thành lập với sự tham gia của tất cả các thành viê, bao gồm bộ
trưởng của chính phủ các nước này. Đây là cơ quan lập pháp tối cao của liên minh châu
Âu, thông qua đề nghị của Ủy ban các cộng đồng châu Âu.
Nghị viện châu Âu ra đời cùng với cộng đồng than thép châu Âu năm 1951, là đại biểu
của nhân dân các nước thành viên, được bầu trực tiếp theo hình thức phổ thông đầu
phiếu. Nghị viện có quyền kiểm tra công việc của Ủy ban châu Âu, có thể bãi bỏ hay thay
thế Ủy ban thông qu bỏ piếu bất tín nhiệm.
Tòa án châu Âu có chức năng phán xét tranh chấp giữa các nước thành viên và các cơ
quan cộng đồng với nhau và đảm bảo giải thích thống nhất về luật lệ công đồng trong các
nước thành viên. Bên cạnh đó còn có chức năng tư vấn pháp lí đối với những hiệp ước
mà EU muốn kí với các nước khác.
Tòa kiểm toán châu Âu có nhiệm vụ kiểm ra các khoản tài chính của cộng đồng, đảm bảo
các khoản thu chi của cộng đồng đúng pháp luật, thu đù và chi hợp pháp
Ủy ban kinh tế xã hội là cơ quan cố vấn hỗ trợ hội đồng bộ trưởng và ủy ban châu Âu
Ủy ban về khu vực có chức năng tư vấn cho các cơ quan thể chế của cộng đồng.
Ngân hàng đầu tư châu Âu là tổ chức sử dụng nguồn vốn do các nước tành viên đóng góp
và vay vốn quốc tế để cấp phát tín dụng cho các tổ chức nhà nước của các thành viên.
1.2.3.3. Quan điểm, chính sách đối ngoại
Liêm minh châu Âu muốn tồn tại và phát triển được cần có những quy định, chính sách
chung để tạo một mối liên kết giữa các nước thành viên. Không chỉ liên minh về kinh tế
mà còn cần liên minh về mặt chính trị, ngoại giao.
Trong Hiệp ước về Liên minh châu Âu một trong những mục tiêu chính là khẳng định
bản sắc của minh thông qua việc vận hành một chính sách đối ngoại và an ninh chung.
Mục tiêu của chính sách này là bảo vệ các giá trị chung, các quyền cơ bản và sự độc lập
của liên minh, tăng cường liên minh của an ninh. Giữ gìn hòa bình và tăng cường an ninh
quốc tế phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Khuyến khích hợp
tác quốc tế.
Chính sách đối ngoại và quốc phòng thống nhất mà Liên minh châu Âu xây dựng tạo cho
phép Liên minh có một tiếng nói chung và có trọng lượng hơn trong các vấn đề quốc tế.
Quan hệ của Liên minh châu Âu với các nước tập trung vào bà nhóm nước chính là các
nước công nghiệp phát triển, các nước Đông Âu và Liên Xô, các nước đang phát triển.
Mối quan hệ này chủ yếu dựa trên cơ sở chính sách thương mại, chính sách luên kết và
hợp tác chung.
6
1.2.4. Quan hệ Việt Nam với các nước Tây Âu
Trong thời kì chúng ta thực hiện hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đại đa số
chính phủ của các nước thành viên công đồng kinh tế châu Âu (EEC) đều ủng hộ Mỹ và
chính quyền Sài Gòn về cả vật chất lẫn tinh thần. Những nước này có thái độ khác nhau
đối với Việt Nam trước cuộc xâm lược của Mỹ
Giai đoạn từ năm 1968 đến 1973, sau cuộc tổng tấn công Mậu Thân năm 1968, các nước
EEC nhận thấy rằng Mỹ đang sa lầy và bế tắc trong chiến tranh ở Việt Nam, việc triệu tập
hội nghị Pari bước đầu giải quyết vấn đề chiến tranh ở Việt Nam nên các nước này dần
thay đổi thái độ của mình. Năm 1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Phần Lan thiết lập
quan hệ ngoại giao. Thụy Điển là nước có phong trào ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ nhất.
Thái độ của Đan Mạch cũng có chuyển biến, Đan Mạch giữ thái độ trung lập. Các nước
như Italia, Bỉ, Hà Lan… trong thời kì này không trực tiếp lên án mạnh mẽ Mỹ nhưng
cũng không ủng hộ Việt Nam. Đức thì giữ thái độ thù địch với miền Bắc Việt Nam, tiếp
tục ủng hộ chính quyền Sài Gòn.
Giai đoạn tiếp theo cho đến khi Việt Nam thống nhất, thái độ của các nước Tây Âu, đặc
biệt là cộng đồng kinh tế châu Âu có xu hướng tích cực hơn. Một số nước đã thiết lập đầy
đủ quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như Italia và Hà Lan (1973). Tuy
nhiên thì chính sách của các nước này là duy trì cân bằng quan hệ ngoại giao với cả hai
miền.
1.3 Sự hình thành quan hệ đa phương Việt Nam - EU
1.3.1 Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu ( EU ) trước khi thiết lập quan hệ
ngoại giao chính thức
Sau năm 1975, mối quan hệ giữa Việt Nam và EU dần dần dược thiết lập. Liên minh châu
Âu đã bắt đầu có một số cuộc tiếp xúc chính trị với Việt Nam và dành cho Việt Nam
nhiều khoản viện trợ nhân đạo quan trọng bằng lương thực, thuốc men, trực tiếp hay gián
tiếp qua các tổ chức quốc tế. Việt Nam trở thành một trong những nước nhận viện trợ
chính của Liên minh châu Âu.
Từ năm 1977 đến năm 1978, EU đã viện trợ cho Việt Nam dưới hình thức này trị giá lên
đến 100 triệu đôla. Từ năm 1977, Việt Nam cũng bắt đầu được hưởng các ưu tiên của Hệ
thống Ưu đãi chung dành cho hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển sang EU.
Tuy nhiên, những làn sóng vu cáo công kích Việt Nam trong những năm tiếp sau đó
chung quanh vấn đề người di tản bằng thuyền, vấn đề Việt Nam vào Campuchia giúp đỡ
nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng đã có ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa
Liên minh châu Âu và Việt Nam. EU cũng như các nước thành viên của mình ngừng
hoặc giảm đáng kể viện trợ cho VIệt Nam. Quan hệ giữa hai bên không phát triển trong
thời gian này.
7
Cho đến những năm 1980, cùng với sự cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với các nước Tây
Âu, giữa Hội đồng Tương trợ Kinh tế mà Việt Nam là một thành viên với Liên minh châu
Âu, quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu cũng có những bước chuyển biến mới.
Hai bên nối lại các cuộc tiếp xúc và từ năm 1985, Liên minh châu Âu bắt đầu gia tăng
viện trợ nhân đạo trở lại cho Việt Nam.
Từ năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đề ra chính sách đổi mới,
chuyển hướng nền kinh tế nước ta từ kế hoạch tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường và thực hiện chính sách mở cửa. Cụ thể, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ: “ Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách
kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của
đất nước và sửu dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng
sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ”. Trong đó,
quan hệ kinh tế với các nước được xác định là “ chuyển quan hệ kinh tế đối ngoại theo
hướng nền kinh tế mở, đa phương hóa quan hệ và đa dạng hóa hình thức”. Đây là bước
ngoặt lớn của Việt Nam trong sự phát triển kinh tế cả về đối nội cũng như đối ngoại.
Đầu những năm 1990, trong quan hệ quốc tế, Việt Nam vẫn bị Mỹ thi hành chính sách
cấm vận, bao vây về kinh tế, đồng thời chưa có được quan hệ hoàn toàn bình thường với
các nước. Hơn nữa, do Liên Xô và CNXH Đông Âu tan rã, chỗ dựa vững chắc về chính
trị và kinh tế trước đây không còn nữa, thị trường truyền thống của Việt Nam bất ngờ bị
thu hẹp, nguồn viện trợ cũng không còn.
1.3.2 Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu ( EU ) khi thiết lập quan hệ ngoại giao
chính thức
a. Bối cảnh quốc tế
Sang thập kỉ 90, tình hình chính trị quốc tế là thế giới đã bước sang thời kì sau chiến
tranh lạnh, các nước đều điều chỉnh chiến lược nhẳm giành lấy một vị trí tối ưu trong hệ
thống quan hệ quốc tế đang được cơ cấu lại. Sự điều chỉnh này xuất phát từ những lợi ích
dân tộc khác nhau, đều bị chi phối bởi những nhân tố khách quan chung, trong đó:
Thứ nhất, Liên Xô và chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu tan rã khiến cho Mỹ trở thành siêu
cường duy nhất; tuy nhiên các nước lớn khác, kể cả các nước đồng minh của Mỹ đều
muốn vươn lên cạnh tranh với Mĩ, giảm bớt sự ràng buộc của Mĩ và khiên Mỹ không thể
điều khiển thế giới theo ý muốn riêng của mình. Nhân tố này rất quan trọng, nó đóng vai
trò trong việc điều chỉnh chiến lược của các nươc theo hướng đa phương, đa dạng hóa
quan hệ quốc tế.
Thứ hai, sự đối đầu về ý thức hệ đang dần giảm bớt, diễn ra dưới những hình thức khác
nhau, ít mang tính bạo lực hơn: đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ, đa nguyên, đa đảng...
Thế giới lúc này đã chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, các nước lớn vừa đấu tranh,
vừa hợp tác để cùng tồn tại hòa bình.
8
Thứ ba, phương diện kinh tế thế giới giờ đây đã trở thành một thể thống nhất cùng với
nền khoa học công nghệ không ngừng phát triển được tổ chức lại theo hướng liên kết khu
vực hóa, toàn cầu hóa. Điều này đã đẩy mạnh quá trình giao lưu kinh tế quốc tế, trước hết
là thương mại và đầu tư, làm cho sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia và
lãnh thổ trở nên phổ biến.
Cũng sau thời kì chiến tranh lạnh, sự toàn cầu hóa đã có bước phát triển mới. Hầu hết các
quốc gia trước đây theo nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp, nay đều chuyển sang nền
kinh tế thị trường. Do vậy, quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của sự
phát triển kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các nước có những bước nhảy vọt trong sự
phát triển kinh tế và đời sống xã hội theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Đối với Việt Nam nói riêng, đến đầu những năm 1990, tình hình trong nước vô cùng khó
khăn. Mặc dù chúng ta đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng trong công
cuộc đổi mới, song Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Nhận thức được sự biến chuyển của tình hình thế giới – sự tan rã của trật tự thế
giới hai cực, quá trình quốc tế hóa phụ thuộc lẫn nhau đang tăng lên mạnh mẽ, đồng thời
cũng do sự đòi hỏi bức thiết của tình hình trong nước phải phá thế bị cấm vận, Đại hội
lần thứ VII (1991) đã đề ra chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế,
nhằm có thêm bạn bè, tranh thủ thêm nguồn vốn, công nghệ cho sự phát triển kinh tế của
nước ta. Chính việc Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa đã diễn ra trùng hợp với làn
sóng đang lan tỏa của xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa, trong sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nèn kinh tế, Việt Nam đã thực sự trở thành một khu vực quan trọng và là
thị trường bổ sung vào cơ cấu kinh tế của những nước có trình độ phát triên cao hơn –
trong đó có EU.
b. Kí kết thiết lập mối quan hệ đa phương Việt Nam – EU
Do thấy rõ tiềm năng phát triển của Việt Nam, một số thành viên của EU, đứng đầu là
Pháp, Đức, Italia, Bỉ ... đã đẩy mạnh quan hệ với nước ta. Đây là những nước đầu tiên cử
nhiều đoàn cấp cao tới thăm và nối lại viện trợ cho Việt Nam. Các nhà kinh doanh của
các nước này cũng đã sớm và ngày càng tăng cường sự có mặt của họ tại Việt Nam.
Những mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa Việt Nam và nhiều thành viên Liên minh
châu Âu đã góp phần thúc đẩy việc thiết lập và phát triển quan hệ chính thức giữa Việt
Nam và EU.
Bằng những nỗ lực của cả hai phía, ngày 22-10-1990, Hội nghị ngoại trưởng của 12 nước
thành viên EU đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam ở cấp
đại sứ.
Chính việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa cả khối EU như một siêu quốc
gia với Việt Nam đã đánh dấu một bước chuyển biến mới trong quan hệ Việt Nam – EU
và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động nằm trong chính sách
9
chung của EU đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam được coi là một thị
trường có tiềm năng to lớn, giàu tài nguyên và nhân công kĩ thuật, giá tiền công lao động
lại khá thấp. Do vậy, EU đã giành cho Việt Nam một vị trí xứng đáng trong chính sách
của họ. Với những điều kiện sẵn có ở Việt Nam và Đông Nam Á, EU sẽ có lợi thế nhất
định trong việc tăng cường mối quan hệ của mình với Việt Nam và khu vực để cạnh tranh
với Nhật và Mĩ.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và EU trên cơ sở mới đã nhanh chóng phát triển. Việt Nam
và Liên minh châu Âu đã có hàng loạt cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, viếng thăm, hội thảo, khóa
học bồi dưỡng nhằm trao đổi thông tin, tìm hiểu tình hình, góp phần tăng cường sự hiểu
biết lẫn nhau. Các đoàn cấp cao của Chính phủ ta trong các chuyến thăm Tây Âu đã có
các cuộc gặp gỡ và làm việc với các nhà lãnh đạo của Ủy ban Liên minh châu Âu tại
Brúcxen. Nhiều phái đoàn cấp cao của Eliên minh châu Âu cũng đã viếng thăm Việt
Nam.
Các chương trình hợp tác cụ thể giữa Việt Nam và EU nhanh chóng được triển khai.
Chương trình quốc tế Cộng đồng châu Âu là chương trình hợp tác quy mô đầu tiên giữa
hai bên với sự phối hợp của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (HCR). Mục đích của
chương trình là nhằm giúp những người Việt Nam di tản ra nước ngoài hiện đang tạm
thời cư trú tại các nước láng giềng mà không được quyền tái định cư sang nước thứ ba
nay trở về và ổn định làm ăn sinh sống ở trong nước. Có thể nói, chương trình hợp tác
nhằm hồi hương và tái hòa nhập giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu qua gần ba năm
thực hiện đã khá hiệu quả và góp phần vào việc làm giảm dòng người ra đi bất hợp pháp.
Bên cạnh Chương trình quốc tế Cộng đồng châu Âu còn có Hiệp định buôn bán hàng dệt
và may mặc đã được kí kết và đi vào thực hiện tốt. Việt Nam và Liên minh châu Âu đang
xúc tiến thương lượng để đi tới kí kết hiệp định hợp tác thương mại, nhằm tạo ra một
khuôn khổ hợp tác rộng lớn và đi vào nề nếp.
1.4 Tiểu kết.
Quan hệ Việt Nam – EU trong thời gian qua đã có những bước phát triển tốt đẹp. Hỗ trợ
và có sự tương tác lẫn nhau trên các lĩnh vực: thương mại, nông nghiệp...
Sự kiện kí kết chính thức xác lập quan hệ đa phương Việt Nam – EU đã đưa Việt Nam
thêm một bước mới trong lịch sử đối ngoại của Việt Nam để tiến tới việc xác lập vị thế
của một quốc gia trên trường quốc tế.
II. Quan hệ đa phương giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu
2.1. Quan hệ Việt Nam - EU giai đoạn 1990 - 1995: giai đoạn những bước đi đầu
2.1.1. Tình hình thế giới và Liên minh châu Âu (EU):
* Thế giới:
10
Tháng 12/1991, Liên Xô tan rã, khối Vácxava giải thể, trật tự hai cực kết thúc, thế
giới bước vào một thời kỳ mới. Nguy cơ chiến tranh hủy diệt bị đẩy lùi nhưng xung đột
sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa ly khai, chiến tranh cục bộ... lại nổ ra và gia tăng ở một số
khu vực. Hợp tác, hòa bình và phát triển đã trở thành xu thế chủ đạo, các nước đều đặt ưu
tiên cao cho phát triển kinh tế, coi kinh tế là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong sức
mạnh tổng hợp của quốc gia. Xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực
kinh tế, thương mại nhanh chóng phát triển, một số vấn đề toàn cầu nảy sinh đòi hỏi sự
hợp tác của các quốc gia. Hàng loạt các sáng kiến, tổ chức đa phương khu vực và liên
khu vực ra đời như Khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), Khu vực tự do thương
mại Bắc Mỹ (NAFTA), Hội nghị các nhà Lãnh đạo diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM)...
=> Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, tiến trình toàn cầu hóa được
đẩy nhanh, xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trở thành tất yếu.
* Châu Âu:
Trong khi đó ở Châu Âu, việc Liên Xô tan rã và nước Đức thống nhất đã tác động
mạnh mẽ đến tiến trình liên kết, nhất thể hóa Châu Âu. Năm 1992, EU đã thông qua Hiệp
ước Maastricht (có hiệu lực từ 1/11/1993), mở ra một thời kỳ mới đẩy nhanh hơn tiến
trình thống nhất Châu Âu. Đây là một trong những Hiệp ước quan trọng nhất của EU,
chính thức khai sinh tên gọi Liên minh Châu Âu. Hiệp ước Maastricht thể hiện quyết tâm
của Lãnh đạo EU hướng tới xây dựng một Châu Âu ngày càng thống nhất.
Về đối ngoại, lần đầu tiên, EU đã thống nhất được chủ trương xây dựng một
Chính sách đối ngoại và an ninh chung. Mặc dù còn sơ khai song Chính sách đối ngoại và
an ninh chung đã cho phép EU bước đầu triển khai quan hệ đối ngoại với các nước trên
thế giới một cách nhất quán và thống nhất hơn. Trong bối cảnh Châu Á - Thái Bình
Dương phát triển năng động, kinh tế tăng trưởng nhanh và hợp tác khu vực có những
bước tiến mạnh mẽ, EU đã điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình mới. Ngày
14/7/1994, lần đầu tiên EU đã thông qua một văn kiện đối ngoại quan trọng với Châu Á
dưới tiêu đề “Hướng tới một chiến lược mới đối với Châu Á” đề ra những định hướng và
chính sách mới của EU đối với Châu Á trong nhiều thập kỷ. Mục tiêu của EU là đẩy
mạnh quan hệ với khu vực này nhằm tăng cường vai trò và ảnh hưởng cũng như không
để bị tụt hậu so với các đối tác có nhiều ảnh hưởng trong khu vực như Trung Quốc, Nhật
Bản và Mỹ. Trong đó, EU coi trọng quan hệ với các đối tác lớn như Nhật Bản, Trung
11
Quốc, ASEAN và Ấn Độ. EU coi Đông Á là khu vực có nền kinh tế sôi động bậc nhất thế
giới và muốn dựa vào động lực phát triển của khu vực này để thúc đẩy kinh tế của khối.
EU đã cùng các nước lớn như Anh, Pháp, Đức vạch ra chính sách nhằm đẩy nhanh sự
hiện diện của mình tại khu vực.
=> Trong tính toán của EU, Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng do vị trí
chiến lược, lại đang trên đà đổi mới mạnh mẽ, mở cửa và hội nhập vào khu vực và thế
giới, là thị trường tiềm năng mà EU có thể khai thác nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế,
chính trị của mình. Vì vậy, đây là những điều kiện thuận lợi để quan hệ Việt Nam - EU
phát triển.
2.1.2. Tình hình Việt Nam:
Tình hình Việt Nam những năm đầu 90 vẫn còn nhiều khó khăn bộn bề.
Thứ nhất: sau 4 năm đổi mới (từ 1986), mặc dù đã đạt được một số bước tiến ban
đầu song Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc. Các
vấn đề đối nội, đặc biệt là đời sống nhân dân còn rất khó khăn, gian khổ.
Thứ hai, trong quan hệ quốc tế, Việt Nam vẫn bị cô lập. Mỹ thi hành chính sách
bao vậy, cấm vận về kinh tế, chưa bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Trung Quốc tiếp
tục chính sách thù địch đến năm 1991 thì mới bình thường hóa quan hệ. Quan hệ với các
nước ASEAN và một số nước khác đã có một số tiến bộ sau khi ta rút quân khỏi
Campuchia song vẫn chưa thực sự tin cậy và phát triển tích cực.
Thứ ba, Liên Xô (đồng minh chiến lược) và các nước XHCN ở Đông Âu tan rã,
Việt Nam mất đi chỗ dựa vững chắc cả về chính trị và kinh tế, thị trường truyền thống
của Việt Nam bị thu hẹp, nguồn viện trợ không còn.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã chủ động điều chỉnh chiến lược, trên đà những thành tựu
thu được từ chính sách đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 đã tiến thêm một
bước trong chính sách đối ngoại, chuyển từ phương châm “thêm bạn bớt thù”, “đối đầu
sang đối thoại” sang “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại” với chủ trương
“Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Đường lối đối ngoại của ta đã bước sang
một thời kỳ mới, thời kỳ chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong quan hệ đối ngoại nhằm tạo
điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
12
2.1.3. Quan hệ đa phương Việt Nam - EU:
* Tóm tắt quá trình phát triển mối quan hệ:
Với môi trường cơ bản là thuận lợi, Việt Nam và EU đã nhanh chóng đưa quan hệ
thiết lập năm 1990 phát triển thêm một bậc. Trong giai đoạn này, hai bên đã xúc tiến hàng
loạt các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, thăm viếng, trao đổi thông tin, tăng cường hiểu biết lẫn
nhau. Ngày 12/6/1992, Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết tăng cường quan hệ
giữa EU với ba nước Đông Dương, trong đó yêu cầu Ủy ban Châu Âu và Hội đồng Bộ
trưởng đề ra những biện pháp cụ thể đẩy mạnh quan hệ mọi mặt với Việt Nam. Tháng
6/1992, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm EU, sau đó 4 tháng là chuyến
thăm của Phó Thủ tướng Phan Văn Khải. Tháng 7/1993, lần đầu tiên Thủ tướng Võ Văn
Kiệt thăm EU và một số nước Tây Âu, được Lãnh đạo EU và các nước đón tiếp trọng
thị. EU tích cực ủng hộ công cuộc đổi mới và những cố gắng mở rộng quan hệ của ta với
bên ngoài. Đoàn Thủ tướng đã vận động được Nghị viện Châu Âu ra hai nghị quyết
khuyến khích Ủy ban Châu Âu và các nước thành viên phát triển quan hệ kinh tế, chính
trị với Việt Nam.
Nhiều nhà Lãnh đạo cấp cao của các nước thành viên đã sang thăm Việt Nam. Năm 1993,
Ủy viên đối ngoại Ủy ban Châu Âu Hans Van de Broek đã thăm Việt Nam tìm hiểu công
cuộc đổi mới và chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đây là quan chức cao cấp nhất của
EU đến Việt Nam kể từ khi thiết lập quan hệ, thể hiện nhu cầu của EU thúc đẩy quan hệ
với Việt Nam và là bước đầu chuẩn bị cho việc ký Hiệp định khung hợp tác đưa quan hệ
hai bên vào khuôn khổ. Nhìn chung, chính giới và Lãnh đạo EU đều hoan nghênh và
đánh giá cao những thành tựu đổi mới và phát triển của Việt Nam. EU ủng hộ Việt Nam
tham gia các tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ASEAN…, lên
tiếng đòi Mỹ phải cải thiện quan hệ với Việt Nam. Việc EU và các nước thành viên tăng
cường quan hệ với Việt Nam đã có những tác động không nhỏ tới thái độ của Mỹ trong
tiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Năm 1994, đoàn Bộ trưởng Ngoại giao, đoàn Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban
kế hoạch Nhà nước và hai đoàn Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam thăm EU và một số
nước Tây Bắc Âu. Trong các chuyến thăm và trao đổi nói trên, ta đã tranh thủ được thêm
một khối lượng viện trợ quan trọng. Năm 1995, quan hệ giữa ta và EU đã được nâng lên
13
một mức quan trọng về chất và cả bình diện rộng: Ta đã có hai đoàn chính thức của Chủ
tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Nghị viện Châu Âu (2/1995) và Bộ trưởng Ngoại
giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm EU (7/1995). Có thể nói Việt Nam đã hoàn thành cơ bản
việc “phủ sóng ngoại giao” đối với các nước thành viên EU cũng như cả khối. Nhiều
nước thành viên đã điều chỉnh chính sách, chủ động và tích cực hơn trong quan hệ với ta.
Tháng 7/1995 tại Brussels, EU và Việt Nam ký Hiệp định khung về hợp tác, tạo cơ sở
pháp lý cho sự hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU và trở thành một công cụ cơ bản
phục vụ phát triển hợp tác giữa hai bên. Tháng 9/1995, nhân chuyến thăm chính thức của
đoàn Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Manuel Marin đến Việt Nam, Phó Thủ tướng Phan
Văn Khải đã tiến hành hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu đề ra những định
hướng đối với quan hệ hai bên và nhất trí các lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong tương lai.
Tháng 1/1996, EU mở Văn phòng đại diện thường trực và cử Đại sứ đầu tiên tại Hà Nội
(sau Bangkok, Hà Nội được EU coi là một trong ba ưu tiên mở văn phòng thường trực ở
khu vực cùng với Singapore và Malaysia), khẳng định mong muốn của EU thiết lập sự
hiện diện lâu dài của mình tại Việt Nam.
2.1.3.1. Hợp tác hai bên cùng phát triển:
Trong giai đoạn này, EU đã tỏ ra khá “hào phóng” trong việc cung cấp viện trợ.
Các chương trình viện trợ của EU nhanh chóng được triển khai như giúp Việt Nam 7 triệu
USD để đưa số công nhân bị kẹt ở Iraq trong thời gian chiến tranh vùng Vịnh về nước
(1990); ký với Việt Nam thỏa thuận về chương trình tái hòa nhập người hồi hương Việt
Nam (ECIP Vietnam). Đây là chương trình quy mô đầu tiên giữa hai bên với sự phối hợp
của Cao ủy LHQ về người tỵ nạn (UNHCR) nhằm giúp những người Việt di tản không
được định cư tại nước thứ ba trở về và ổn định làm ăn sinh sống trong nước.
Chương trình trợ giúp kỹ thuật EURO TAP VIET (gồm 6 dự án nhỏ) bắt đầu từ năm
1994 tài trợ cho các lĩnh vực kế toán và kiểm toán, bảo hiểm xã hội, quyền sở hữu trí tuệ,
hoạt động đầu tư, tiêu chuẩn hóa chất lượng, nâng cấp thông tin, ngân hàng, tín dụng…
giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, EU còn hợp tác với
các NGOs thực hiện các chương trình hỗ trợ tại Việt Nam như Chương trình bảo vệ thiên
nhiên và rừng ở Nghệ An với số tiền 17,5 triệu ECU. Trong 3 năm từ 1992 - 1995, EU
dành 85 triệu USD cho dự án về giáo dục và y tế thông qua các NGOs. Tại Hội nghị tài
trợ cho Việt Nam tại Paris, EU cam kết giúp đỡ Việt Nam 42,5 triệu USD trong năm 1993
14
và 50,1 triệu USD năm 1994. Như vậy, kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ, EU đã trở thành
nhà tài trợ chính cho Việt Nam, đóng vai trò quan trọng bù đắp vào khoảng trống về viện
trợ nước ngoài sau khi nguồn viện trợ quý giá từ Liên Xô và các nước XHCN không còn.
Nhìn chung, trong thời kỳ 1991 - 1995, ODA của EU tập trung vào 7 lĩnh vực chủ yếu:
phát triển nông thôn và viện trợ nhân đạo, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, hợp tác
kinh tế, hỗ trợ các tổ chức NGOs, hỗ trợ các đối tác đầu tư của EU, hợp tác khoa học,
công nghệ và viện trợ lương thực. Viện trợ của EU đã được sử dụng hiệu quả, góp phần
hỗ trợ Việt Nam giải quyết các khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.3.2. Hợp tác về thương mại - đầu tư:
Phiên họp toàn thể Nghị viện Châu Âu tháng 6/1992 thông qua nghị quyết về quan
hệ kinh tế - thương mại EU - Đông Dương: đối với Việt Nam, nghị quyết kêu gọi Ủy ban
Châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng đề ra những biện pháp cụ thể để tăng cường đầu tư,
thương mại, trong đó có Hiệp định buôn bán hàng dệt và may mặc. Kết quả là Hiệp định
buôn bán hàng dệt và may mặc (Hiệp định đầu tiên giữa Việt Nam và EU) đã được ký tại
Brussels tháng 12/1992. Theo đó, hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang
EU tăng gấp 10 lần so với trước, là một bước tiến quan trọng trong phát triển thương mại
hai bên. Với Hiệp định này, khối lượng hàng dệt may của Việt Nam xuất sang các nước
EU tăng lên nhanh chóng, từ 130 triệu USD năm 1992 lên 249 triệu USD năm 1993 và
280 triệu USD năm 1994 và 340 - 350 triệu USD năm 1995. Không chỉ mang lại những
lợi ích thương mại đáng kể, Hiệp định còn mở ra một hướng phát triển mới cho các sản
phẩm dệt may của Việt Nam, đồng thời giúp Việt Nam làm quen dần với các cách thức
thương mại quốc tế hiện đại. Bên cạnh hàng dệt và may mặc, EU còn cho phép ta xuất
khẩu hàng thủy sản sang EU. Tính đến tháng 4/1994 ta đã xuất 6.000 tấn đạt 30 triệu
USD.
Nhờ quan hệ chính trị tốt đẹp và việc ký kết Hiệp định buôn bán hàng dệt và may mặc,
EU đã nhanh chóng trở thành bạn hàng quan trọng của Việt Nam. Nếu như năm 1985
tổng kim ngạch thương mại hai chiều với EU chưa tới 100 triệu USD thì năm 1990 đã đạt
295,2 triệu USD, năm 1995 đạt 1,4 tỷ USD. Sau những sự kiện ở Liên Xô và Đông Âu,
Việt Nam mất đi thị trường truyền thống, việc mở rộng quan hệ thương mại với EU là
15
một thành công lớn trong quá trình đổi mới của Việt Nam, biến thách thức thành cơ hội
để phát triển kinh tế. Đến năm 1993, theo thống kê của Bộ Thương mại, EU đã là bạn
hàng thứ hai của Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu, cao hơn cả Đông Âu và Liên Xô cũ
và chỉ đứng sau Châu Á.
Trong lĩnh vực đầu tư, kể từ khi Việt Nam ban hành Luật đầu tư năm 1987 đến 1995 đã
có 11 nước thành viên EU (trong tổng số 15 nước) có dự án vào Việt Nam. Các nước EU
đã có 168 dự án được cấp phép với tổng số vốn đầu tư hơn 2,3 tỷ USD, chiếm khoảng
12% tổng số vốn FDI của tất cả các dự án nước ngoài tại Việt Nam. Đầu tư từ Châu Âu
nói chung chiếm tỷ lệ lớn thứ hai về vốn (25%) cũng như về số dự án (24%) bao gồm
nhiều lĩnh vực từ khai thác dầu khí (BP, Shell, Total…) đến sản xuất hàng tiêu dùng, lắp
ráp, chế tạo ô tô (Mercedes Benz, Peugeot, Renault…). Mặc dù hoạt động đầu tư của các
nước EU tại Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm lực của EU - nhà đầu tư lớn nhất
thế giới - nhưng trong bối cảnh kinh tế nước ta còn lạc hậu, FDI của EU trong giai đoạn
này là rất quan trọng, tạo tiền đề cho quan hệ đầu tư phát triển mạnh hơn trong giai đoạn
sau.
2.1.3.3. Đưa quan hệ hai bên vào khuôn khổ:
Trước đà phát triển tích cực của quan hệ hai bên, Việt Nam và EU từ tháng
12/1993 đã tiến hành đàm phán Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU. Sau hai năm
đàm phán, ngày 31/5/1995, hai bên đã ký tắt và đến ngày 17/7/1995 đã ký chính thức
Hiệp định tại Brussels. Hiệp định gồm 21 điều khoản và 3 phụ lục quy định những
nguyên tắc lớn của quan hệ hợp tác, tạo điều kiện phát triển quan hệ nhiều mặt giữa Việt
Nam và EU. Trong Hiệp định, hai bên thỏa thuận 4 mục tiêu hợp tác: (1) đảm bảo điều
kiện phát triển và tăng cường đầu tư, thương mại song phương; (2) hỗ trợ sự phát triển
kinh tế bền vững của Việt Nam và cải thiện đời sống cho người nghèo; (3) hỗ trợ Việt
Nam cơ cấu lại nền kinh tế và tiến tới kinh tế thị trường; (4) bảo vệ môi trường và quản
lý các nguồn lực thiên nhiên.
Mặc dù là Hiệp định khung nhưng nội dung khá cụ thể, chỉ rõ các lĩnh vực hợp tác và
việc hai bên dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc (MFN) về thương mại, đặc biệt là Quy
chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) được EU dành cho các nước đang phát triển. Điều
này có ý nghĩa thực tiễn to lớn khi Việt Nam chưa phải là thành viên WTO và đang nỗ
lực khắc phục các khó khăn kinh tế. Hiệp định tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận có
16
thể phát triển và đa dạng hóa trao đổi thương mại hai chiều, mở rộng cơ hội tiếp cận thị
trường của nhau ở mức cao nhất.
Hiệp định khuyến khích tăng cường đầu tư cùng có lợi thông qua việc thiết lập môi
trường đầu tư thuận lợi; cải thiện các điều kiện nhằm bảo hộ có hiệu quả quyền sở hữu trí
tuệ, công nghiệp và thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, tránh phân biệt đối xử
trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ; khuyến khích hợp tác kinh tế, giúp Việt Nam chuyển
tiếp thành công sang kinh tế thị trường; khuyến khích hợp tác khoa học và công nghệ;
cam kết dành viện trợ phát triển cho Việt Nam nhằm giúp Việt Nam đạt được sự phát
triển kinh tế bền vững và tiến bộ xã hội.
Trên cơ sở Hiệp định, cơ chế đối thoại Việt Nam - EU cũng đã được chính thức hóa và đi
vào khuôn khổ thông qua việc thành lập Ủy ban hỗn hợp.
Như vậy, Hiệp định khung đã mở ra triển vọng mới trong quan hệ hai bên, không chỉ là
cơ sở pháp lý cho các mối quan hệ hợp tác lâu dài và chặt chẽ giữa Việt Nam và EU mà
còn là sự công nhận quy chế đối tác và hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi theo luật
quốc tế. Đối với Việt Nam, đây là Hiệp định đầu tiên ký với một tổ chức khu vực có vai
trò chính trị, kinh tế to lớn trên thế giới, đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam vào cộng
đồng quốc tế. Hiệp định khung là một bước ngoặt lịch sử trong quan hệ giữa Việt Nam và
EU, có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam và cả EU trong quá trình phát triển mối quan
hệ đối tác giữa EU với Châu Á. Hiệp định này góp phần thúc đẩy tiến trình ký kết Hiệp
định thương mại Việt - Mỹ (2001) và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tham gia vào
WTO của Việt Nam.
2.1.4. Tiểu kết.
Giai đoạn 1990 - 1995 hậu chiến tranh lạnh, tình hình thế giới diễn biến phức tạp với
nhiều thách thức xen lẫn cơ hội, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đã trở thành chủ
đạo, các nước đều có nhu cầu gia tăng hợp tác phát triển kinh tế nhằm củng cố sức mạnh
tổng hợp. Trong bối cảnh đó, Việt Nam và EU đều có nhu cầu thúc đẩy quan hệ nhằm
phục vụ các tính toán của mình. Hai bên đã có những bước đi ban đầu chưa nhanh nhưng
tương đối vững chắc, khuôn khổ hợp tác ban đầu về pháp lý và thể chế đã được thiết lập.
EU tiếp tục chính sách hỗ trợ Việt Nam thông qua cung cấp viện trợ phát triển giúp Việt
17
Nam khắc phục những khó khăn kinh tế, xã hội, chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Điểm đặc biệt có ý nghĩa của quan hệ Việt Nam - EU trong giai đoạn này đối với sự phát
triển của Việt Nam là quan hệ hợp tác kinh tế thương mại. Trong bối cảnh mất đi nguồn
viện trợ quý báu từ Liên Xô và các nước XHCN thì quan hệ thương mại với EU đã mang
lại một nguồn ngoại tệ quan trọng, góp phần làm dịu bớt những khó khăn kinh tế của Việt
Nam. Quan hệ thương mại với EU, đặc biệt là Hiệp định buôn bán hàng dệt và may mặc
được ký kết đã giúp Việt Nam phát huy được thế mạnh của mình trong lĩnh vực sản xuất,
gia công hàng dệt và may mặc là ngành công nghiệp phù hợp với trình độ phát triển của
kinh tế Việt Nam, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, và mở ra một thị trường mới có
sức mua lớn và khả năng thanh toán cao. Quan hệ thương mại với EU cũng góp phần
giúp Việt Nam làm quen với các phương thức kinh doanh quốc tế hiện đại, tạo điều kiện
cho ta từng bước tham gia vào thị trường thế giới.
Khác với trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao khi hợp tác giữa Việt Nam và EU chủ yếu
là dưới hình thức “cho và nhận” giữa nước cung cấp viện trợ và nước nhận viện trợ thì
đến giai đoạn này, mặc dù viện trợ phát triển vẫn giữ vai trò quan trọng, song đã xuất
hiện hình thức hợp tác mới: quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai đối tác bình đẳng mặc
dù EU dành cho Việt Nam một số ưu đãi như GSP. Quy mô buôn bán hai bên không
ngừng gia tăng, trong vòng 5 năm (1990 - 1995) đã tăng gấp 6 lần. Trong cán cân thương
mại giữa hai bên, Việt Nam luôn nhập siêu trong những năm đầu (1990 - 1994), duy chỉ
có năm 1995, Việt Nam đã xuất siêu 31,7 triệu USD. Những con số đạt được tuy còn
khiêm tốn nhưng tốc độ phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại Việt Nam và EU
đã chứng tỏ tiềm năng rất lớn giữa hai bên đang được khai thác thông qua việc phát triển
quan hệ và xây dựng các khung pháp lý phù hợp.
Các hoạt động hợp tác ban đầu giữa Việt Nam và EU trong thời kỳ này đã trở thành tiền
đề cho hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và EU trong giai đoạn sau. Đây cũng là giai
đoạn hai bên dần hình thành các khuôn khổ pháp lý, cơ chế hợp tác, tạo điều kiện thuận
lợi cho hợp tác phát triển mạnh mẽ và rộng rãi hơn trong giai đoạn tiếp theo, trong đó
quan trọng nhất là Hiệp định khung năm 1995. Một trong những bài học quan trọng rút ra
từ giai đoạn này là việc xây dựng các khuôn khổ pháp lý phù hợp sẽ góp phần quan trọng
18
thúc đẩy quan hệ hai bên đặc biệt là đối với một đối tác đặc thù như EU, một thực thể
được hình thành và hoạt động dựa trên cơ sở các văn kiện pháp lý và điều ước quốc tế.
Trong bối cảnh quan hệ của ta với các đối tác lớn như Mỹ, ASEAN còn chưa tiến triển,
phát triển quan hệ với EU đã tạo cho Việt Nam một hình ảnh tích cực và một vị thế mới
trên trường quốc tế: một nước Việt Nam đổi mới, hội nhập và sẵn sàng làm bạn với tất cả
các nước. Những đánh giá, nhận xét tích cực của các nước EU về những thành tựu và
công cuộc đổi mới, hội nhập của Việt Nam đã giúp thế giới có một cái nhìn tích cực đối
với Việt Nam. Hình ảnh của một nước Việt Nam đổi mới, hội nhập và sẵn sàng làm bạn
với các nước đã góp phần thu hút bạn bè quốc tế đến với Việt Nam hơn, qua đó thúc đẩy
đầu tư, thương mại, kinh tế. Nhờ quan hệ tốt với EU, Lãnh đạo các nước Châu Âu đã lên
tiếng thúc giục Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Việc
ta thiết lập quan hệ ngoại giao với EU năm 1990 trở thành một yếu tố tích cực góp phần
không nhỏ đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ của Mỹ đối với Việt Nam, làm
nên những thành tựu ngoại giao to lớn của công cuộc đổi mới. Năm 1995, năm kết thúc
thắng lợi Kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) của Việt Nam, một năm mà theo đánh giá của
nhiều học giả trong và ngoài nước gọi là mốc son lịch sử trong quan hệ ngoại giao của
Việt Nam với việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ, gia nhập ASEAN, và ký
Hiệp định khung về hợp tác với EU, tạo ra cơ sở pháp lý cho quan hệ Việt Nam - EU phát
triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn trong giai đoạn sau.
2.2. Quan hệ đa phương Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EU) giai đoạn 1995 – nay:
2.2.1. Tình hình thế giới, tình hình khu vực, tình hình Liên minh châu Âu (EU) và
tình hình Việt Nam.
1. Tình hình thế giới:
Trong giai đoạn này, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ, hợp
tác và phát triển. Các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn
tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt.
Cách mạng khoa học- công nghệ, kinh tế tri thức diễn ra mạnh mẽ, vai trò của công nghệ
thông tin trở nên nổi bật.
Toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống thế giới.
Các quốc gia ngày càng tùy thuộc lẫn nhau, chủ nghĩa đa phương có điều kiện phát triển
mạnh mẽ. Tuy nhiên thế giới vẫn tồn tại những nhân tố mất ổn định như: chủ nghĩa
19
khủng bố, vấn đề toàn cầu ( môi trường, khí hậu, dân số, dịch bệnh…) ngày càng bức
bách, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia; tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên nổi
lên; mâu thuẫn sắc tộc, dân tộc, tôn giáo… vẫn diễn ra nhiều nơi, tình hình thế giới biến
đổi nhanh, phức tạp, khó lường.
2. Tình hình khu vực:
Cục diện thế giới đa cực, đa trung tâm ngày càng hình thành rõ nét với nhiều nhân tố mới
xuất hiện như sự hồi sinh của Nga, sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia
mới nổi, trong khi sức mạnh của Mỹ suy yếu tương đối, dẫn đến sự dịch chuyển tương
quan sức mạnh toàn cầu từ Tây sang Đông.
Khu vực châu Á- Thái Dương và Đông Nam Á phát triển năng động nhưng tiềm ẩn các
nhân tố bất ổn định.
3. Tình hình EU:
Tiến trình nhất thể hóa châu Âu tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, khẳng định đường hướng thống
nhất châu Âu là xu thế không thể đảo ngược được.
Năm 1995, Hiệp ước Schengen được ký kết cho phép công dân châu Âu tự do đi lại trong
các nước thành viên.
Năm 1997, EU thông qua Hiệp ước Amsterdam, là sự tiếp nối Hiệp ước Manstricht và là
bước chuẩn bị về cơ cấu, tổ chức cho việc mở rộng EU năm 1995, kết nạp thêm Áo, Phần
Lan, Thụy Điển. Với Hiệp ước Amsterdam, chính sách đối ngoại và an ninh chung EU
được củng cố thêm một bậc thông qua việc giảm bớt các thỏa thuận đòi hỏi sự đồng
thuận của tất cả các nước thành viên; mở rộng phạm vi các thỏa thuận thông qua bằng cơ
chế bỏ phiếu đa số; lập ra chức vụ Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an
ninh chung.
Hiệp ước Nice ký năm 2000 tiếp tục đưa ra những điều chỉnh quan trọng về tổ chức, thể
chế, cách thức vận hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của EU, chuận bị việc mở
rộng thành viên mang tính lịch sử vào năm 2004.
EU cũng đã hoàn tất việc xây dựng một thị trường thống nhất, phát hành đồng tiền chung
châu Âu- Euro, đạt được một trình độ hội nhập sâu sắc nhất thế giới chưa từng có tiền lệ.
Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước thành viên mới. Đây là đợt mở rộng lớn nhất trong
lịch sử với tổng số là 25 nước.
20
Năm 2007, EU hoàn thành tiến trình mở rộng sang phía Đông với việc kết nạp thêm
Bunggaria, Rumania, trở thành một tổ chức khu vực lớn mạnh nhất thế giới với 27 nước
thành viên.
Trong nhiều năm liền EU tiếp tục nổ lực xây dựng và thông qua Hiến pháp châu Âu
nhằm tiến tới một EU thống nhất theo hướng siêu quốc gia, song ý tưởng này đã thất bại
sau cuộc trưng bày dân ý tại Pháp và Hà Lan năm 2005. Sau thất bại này, quyết tâm xây
dựng EU trở thành một thực thể thống nhất hơn vẫn tiếp tục được các nước thành viên
theo đuổi.
Năm 2007, chính phủ các nước thành viên EU đã thông qua Hiệp ước Lisbon và hai năm
sau, Hiệp ước được phê chuẩn, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong tiến trình nhất thế hóa
châu Âu với những thay đổi sâu sắc , tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, nâng cao
hiệu quả hoạt động của các thể chế EU, phân định rõ ràng hơn thẩm quyền giữa EU với
các nước thành viên.
Về đối ngoại, EU chù trương củng cố với các nước láng giềng và các đối tác lớn trong đó
đặc biệt coi trọng quan hệ với Mỹ.
Năm 2001, EU thông qua chiến lược châu Á mới với mục tiêu chính là tăng cường sự
hiện diện về chính trị, kinh tế của EU tại khu vực châu Á, phù hợp với vị thế mới của
châu EU, phát triển cân bằng và thực tế quan hệ mọi mặt với châu Á- Thái Bình Dương.
Chính sách EU đối với Việt Nam không nằm ngoài khuôn khổ chiến lược quan hệ chung
của EU đối với châu Á và Đông Nam Á.
Các nước EU ở mức độ khác nhau đều coi trọng vị trí của Việt Nam ở khu vực và coi
trọng quan hệ với Việt Nam, đánh giá cao những thành tựu của công cuộc đổi mới, hoan
nghênh chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa. Từ khi gia nhập và
trở thành viên tích cực của ASEAN, EU coi Việt Nam là một nhân tố quan trọng thúc đẩy
đoàn kết và hợp tác trong ASEAN. Do đó, ngoài coi VN là một thị trường tiềm năng, địa
chỉ đầu tư thuận lợi ( nhân công rẻ, chính trị ổn định), EU còn coi VN là một đối tác quan
trọng thông qua đó thúc đẩy quan hệ của EU với khu vực Đông Nam Á và ASEAN.
Mục tiêu EU trong phát triển quan hệ với VN trong giai đoạn này:
+ Hỗ trợ VN phát triển bền vững, cải thiện đời sống của người nghèo.
+ Kích thích VN hội nhập kinh tế quốc tế thông qua ủng hộ VN tham gia vào hệ
thống thương mại quốc tế và cải cách kinh tế, xã hội.
+ Hỗ trợ quá trình chuyển đổi ở VN tiến tới một xã hội cởi mở trên nền tảng quản trị
tốt, nhà nước pháp quyền, tôn trọng nhân quyền.
+ Nâng cao vị thế và hình ảnh của EU tại VN.
21
4. Tình hình Việt Nam:
Giai đoạn này VN đạt được những thành tựu quan trọng, căn bản trên tất cả các lĩnh vực.
Tình hình chính trị, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được củng cố. Những thành tựu
về kinh tế đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân, VN đã hoàn thành mục tiêu thiên
niên kỷ của Liên Hợp Quốc về xóa nghèo trước thời hạn 10 năm.
Đối ngoại: VN thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ, từng bước đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước đi vào chiều
sâu nhất là với các nước láng giềng khu vực, các nước lớn, các trung tâm kinh tế- chính
trị quan trọng trên thế giới, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới được đẩy
mạnh.
* Đường lối đối ngoại của Đảng:
Giai đoạn 1996- 2011: bổ sung, phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6- 1996) khẳng định tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế,
hợp tác nhiều mặt với các nước , các trung tâm kinh tế, chính trị, khu vực và quốc tế.
Đồng thời chủ trương “ xây dựng nền kinh tế mở” và “ đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh
tế khu vực và thế giới”.
Đại hội VIII xác định rõ hơn quan điểm đối ngoại với các nhóm đối tác như: ra sức tăng
cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN, không ngừng
củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, coi trọng quan hệ với các nước phát
triển và các trung tâm kinh tế- chính trị thế giới. đoàn kết các nước đang phát triển, với
phong trào không liên kết, tham gia tích cực, đóng góp cho hoạt động của các tổ chức,
các diễn đàn quốc tế.
Chủ trương đối ngoại của Đại hội VIII: mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các
đảng phái khác; quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các
tổ chức phi chính phủ; lần đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Đảng đưa ra chủ
trương thử nghiệm để hướng tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Cụ thể hóa quan điểm của Đại hội VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành
Trung ương khóa VIII ( 12- 1997) chỉ rõ: trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất
quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài. Nghị quyết đề ra chủ trương
tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương và Tổ chức Thương mại thế giới.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4- 2001), Đảng ta nhận định: thực hiện
đường lối đổi mới toàn diện và đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, đưa
22
đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội. Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, nước
ta đã phát triển quan hệ kinh tế với hầu khắp các nước, gia nhập và có vai trò ngày càng
tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế. Từ đó Đảng đề ra chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực
2.2.2. Quan hệ đa phương Việt Nam – EU.
2.2.2.1.
Chính trị
Tiếp xúc và trao đổi đoàn diễn ra thường xuyên, kể cả ở cấp cao nhất. Đặc biệt các
chuyến tham năm 1998 của thủ tướng Phan Văn Khải và năm 2000 của tổng bí thư Lê
Khả Phiêu đến Uỷ Ban Châu Âu ( EU ) đã mỡ ra giai đoạn phát triển mới trong mối quan
hệ Việt Nam- EU. Tần suất các chuyến thăm và tiếp xúc ngày càng nhiều cho thấy rõ
mong muốn của lãnh đạo hai bên trong việc thường xuyên duy trì , củng cố và phát triển
quan hệ giữa Việt Nam- EU.
Tại các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo EU luôn bày tỏ sự đánh giá cao đối với công cuộc đổi
mới, hội nhập nền kinh tế quốc tế và những thành tựu to lớn Việt Nam đạt được trong
phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là xóa đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc. EU khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong
công cuộc đỏi mới và hội nhập, gia tăng viện trợ phát triển, khuyến khích đầu tư vào Việt
Nam, trợ giúp đào tạo nhân lực....EU cũng tỏ ra coi trọng vai trò và vị thế ngày càng tăng
của Việt Nam trong khu vực và mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ với Việt
Nam.
Về phía Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam đánh giá cao vai trò của EU trên trường quốc tế,
khẳng định EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, cám ơn và đánh giá cao
viện trợ phát triển của EU dành cho Việt Nam đã được sử dụng hiệu quả, góp phần vào
công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam luôn bày tỏ mong
muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt vs EU, tranh thủ sự ủng hộ của EU đối với công
cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, tranh thủ vốn, công nghệ và trình độ quản lí tiên tiến của
EU cũng như tiếng nói của EU trong các vấn đề toàn cầu. Trong giai đoạn này, các
chuyến thăm, tiếp xúc đã góp phần cũng cố và thắt chặt mối quan hệ hữu nghị hợp tác
nhiều mặt giữa Việt Nam-EU, tạo không khí chính trị thuận lợi nhằm tăng cường quan hệ
hai bên trên các lĩnh vực khác.
Kể từ khi ký hiệp định chung 1995, quan hệ Việt Nam- EU đã có điều kiện phát triển đa
dạng trên nhiều lĩnh vực và ngày càng đi vào chiều sâu. Vai trò của EU ngày càng được
khẳng định và EU trở thành đối tác ưu tiên của Việt Nam. Năm 2004, Hội nghị cấp cao
Việt Nam- Eu đầu tiên đã được tổ chức tại Hà Nội, tạo động lực mới cho quan hệ Việt
Nam-EU. Tháng 6/2005, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể Việt Nam-EU
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 xác định chủ trương xây dựng “ quan hệ đối
tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu vì hòa
23
bình và phát triển ” cho thấy rõ sự coi trọng của Việt Nam đối với vai trò của EU và ưu
tiên phát triển quan hệ với đối tác này. Năm 2006, với mục tiêu tăng cường hơn nữa mối
quan hệ chính trị giữa hai bên, nhân dịp chuyến thăm Uỷ ban Châu Âu ( EU ), Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tich Châu Âu ông Jose Manuel Barroso đã nhất trí về sự cần
thiết có cơ chế đối thoai thường xuyên giữa Ngoại trưởng Ngoại giao Việt Nam và Uỷ
viên Uỷ ban Châu Âu về đối thoại bên lề các hội nghị quốc tế đẻ trao đổi các vấn đề song
phương và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Quan hệ chính trị Việt Nam và EU cũng được mở rộng trong khuôn khổ các diễn đàn đa
phương trong khu vực và trên thế giới mà hai bên cùng tham gia. Ngay sau khi Việt Nam
gia nhập ASEAN 1995, EU đã tích cực ủng hộ Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN-EU,
đến năm 1997 Việt Nam đã tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN-EU. Việt Nam cũng là
một thành viên sáng lập và có nhữn đóng góp quan trọng trong cơ chế hợp tác ASEM và
tại diễn đàn LHQ. Hai bên cùng trao đổi các vấn đề đa phương và trở thành đối tác ngày
càng quan trọng của nhau trong việc góp phần giải quyết các vấn đề như: biến đổi khi
hậu, nước biển dâng, phát triển bền vững, an ninh năng lượng, chống khủng bố, chống
phổ biến vũ khí hủy diệt, di cư bất hợp pháp v.v...
2.2.2.2.
Kinh tế-thương mại.
Cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung cho nhau đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam và
EU tăng cường trao đổi thương mại và hợp tác kinh tế. Có thể nói tiềm năng lớn trong
quan hệ kinh tế thương mại của hai bên đã được khai thác tích cực. Kim ngạch buôn bán
2 chiều mỗi năm tăng 15-20%, đưa EU trở thành một trong những đối tác thương mại
hàng đầu của Việt Nam. Nếu như trong những năm 1990-1995, quan hệ kinh tế thương
mại giữa Việt Nam-EU đóng vai trò bù đắp khoảng trống về thị trường cuả Liên Xô và
các nước XHCN Đông Âu thì đến giai đoạn này, trao đổi kinh tế thương mai giữa Việt
Nam và EU đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với
Việt Nam.
Sự thống nhất của EU trong lĩnh vực thương mại đã biến EU trở thành khối thương mại
lớn nhất thế giới và vai trò này của EU đã giúp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới
và tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, làm quen và thích nghi với
các luật chơi mới cuẩ thị trường quốc tế ( giai đoạn 1995-2010 ). Ngoài ra, nó còn là
nhân tố tác động, thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Mỹ cũng như với các đối tác khác.
Trong giai đoạn này, hai bên đã trao đổi và ký kết nhiều Hiệp định kinh tế, thương mại,
hình thành các khuôn khổ pháp lý vững chắc cho sự gia tăng mạnh mẽ thương mại hai
bên. Hiệp định buôn bán hàng dệt và may mặc ký năm 1992 được sửa đổi các năm 1995,
1997, 2000 và 2003 đã mở rộng hạn ngạch cho hàng dệt may của Việt Nam. Năm 2003,
hai bên ký tắt Hiệp định thương mại và tiếp cận thị trường (sửa đổi Hiệp định buôn bán
hàng dệt và may mặc năm 1992, bổ sung yếu tố tiếp cận thị trường). Năm 2004, EU dỡ
24
bỏ hạn ngạch dệt may áp dụng đối với Việt Nam và kết thúc đàm phán song phương về
tiếp cận thị trường với Việt Nam, trở thành đối tác thương mại lớn đầu tiên hoàn thành
công việc này. Năm 2007, EU kết thúc đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam tạo điều
kiện cho Việt Nam kết thúc đàm phán với các đối tác quan trọng khác như Mỹ, mở đường
cho Việt Nam gia nhập WTO. Trong giai đoạn này, EU cũng dành cho Việt Nam ưu đãi
GSP, giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận thuận lợi thị trường EU.
Theo Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công thương), trong giai đoạn 1996 - 2000,
thương mại hai chiều phát triển đáng kể với mức tăng trung bình khoảng 20 - 30% năm,
tổng kim ngạch đạt trên 18,2 tỷ Euro, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 12,97 tỷ Euro
và xuất khẩu của EU là 5,3 tỷ Euro. Tổng xuất siêu của ta sang EU trong giai đoạn này là
12 tỷ Euro.
Năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa ta và EU đã đạt khoảng 10,2 tỷ USD, gấp 51
lần tổng kim ngạch năm 1990, gấp 7,39 lần tổng kim ngạch năm 1995 và 2,5 lần năm
2000. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 7 tỷ USD năm 2006 gấp 2,5 lần giá
trị năm 2000 và nhập khẩu đạt khoảng 3 tỷ USD gấp 2,38 lần so với năm 2000. Xuất
khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là giày dép, cà phê, hàng dệt may, gỗ, sản phẩm gỗ
và thuỷ sản. Tuy xuất khẩu thủy sản trong một số thời điểm gặp khó khăn do EU thực
hiện chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm rất ngặt nghèo nhưng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang EU năm 2006 vẫn đạt khoảng 731 triệu USD, tăng gần 68%
so với năm 2005. Xuất khẩu hàng dệt may năm 2006 đạt 1,217 tỷ USD, tăng 37% so với
năm 2005.
Về nhập khẩu, nguồn nhập khẩu chủ yếu là từ Đức và Pháp với kim ngạch nhập khẩu
bình quân từ 500 - 800 triệu USD/năm, tiếp theo là Italia, Anh và Hà Lan có kim ngạch
trung bình từ 200 - 300 triệu USD/năm. Các sản phẩm nhập khẩu từ EU là máy móc thiết
bị, công nghệ, nguyên phụ liệu dệt may, da, tân dược, hóa chất và phương tiện vận tải.
Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2008 đạt 15,5 tỷ USD, bằng mức kim ngạch định
hướng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU cho năm 2010 theo Đề án tổng
thể và Chương trình hành động phát triển quan hệ Việt Nam - EU. Mặc dù tình hình kinh
tế thế giới khó khăn, năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt 17,7 tỷ USD
trong đó Việt Nam xuất siêu lớn vào thị trường EU khoảng 6,5 tỷ USD là mức cao nhất
trong hơn 10 năm qua. Xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đạt gần 12 tỷ USD,
tăng 9,12% so với năm 2009 (9,37 tỷ USD) đưa EU trở thành thị trường xuất khẩu lớn
thứ hai của Việt Nam sau Mỹ (12,8 tỷ USD), vượt cả Nhật Bản (6,9 tỷ USD), các nước
ASEAN (9,3 tỷ USD) và gấp hơn 1,65 lần Trung Quốc (6,3 tỷ USD). Các nước có kim
ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam nhiều nhất của EU trong năm 2010 là Anh, Đức và
Hà Lan: trên 1 tỷ USD; Tây Ban Nha, Italia, Pháp: gần 1 tỷ USD; Bỉ: trên 700 triệu USD.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, thủy
sản, cà phê, khoáng sản (than đá) và hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động như: đồ gỗ,
25