Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giáo án lớp 5 (tuần 32)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.8 KB, 18 trang )

Tập đọc: ÚT VỊNH.
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (4) 2 HS đọc thuộc lòng bài Bầm ơi và trả lời câu hỏi:
H: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh
nào của mẹ?
Bài thơ nói lên điều gì?
GV nhận xét + cho điểm.
Bài mới: (1p)
Giới . Giới thiệu chủ điểm
va và bài tập đọc
ĐD: Tranh chủ điểm:
Những chủ nhân tương
lai
-Chủ điểm mở đầu sách Tiếng Việt 2 có tên gọi là Em là học
sinh. Chủ điểm kết thúc bộ SGK Tiếng Việt tiểu học có tên -
Những chủ nhân tương lai. GV cho HS quan sát tranh chủ
điểm và hỏi: Các em hiểu “Những chủ nhân tương lai” là ai?
-GV giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm: Truyện Út Vịnh
kể về một bạn nhỏ có ý thức giữ gìn an toàn đường sắt, dũng
cảm cứu em nhỏ chơi trên đường ray.
Hoạt động 1: (11p)
Luyện đọc
MT: Đọc trôi chảy, diễn
cảm toàn bài văn, đọc
đúng các từ khó.
Hiểu nghĩa các từ ở phần
chú giải.
ĐD: Tranh minh hoạ của
bài tập đọc.
PP: Đọc cá nhân, nhóm.
a) HS đọc bài viết


1 HS giỏi đọc bài văn. Cả lớp đọc thầm theo.
-GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu: Tranh vẽ
hai em nhỏ đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu. Phía xa
một đoàn tàu đang tới. Bạn nam đang lao tới cứu 2 em nhỏ.
b) HS đọc đoạn nối tiếp
-GV chia bài thành 4 đoạn.GV hướng dẫn HS giọng đọc của
từng đoạn.
HS tiếp nối nhau đọc theo đoạn: 2 lượt.
Trong quá trình HS đọc, GV cho HS nhận xét bạn đọc, phát
hiện từ HS đọc sai để luyện đọc cho các em ( Út Vịnh, chềnh
ềnh, chăn trâu, mát rượi,...). GV kết hợp cho HS tìm hiểu một
số từ khó trong bài ở phần chú giải.
c) HS đọc theo nhóm
-HS luyện đọc theo cặp (mỗi em đọc 2 đoạn)
- 2 HS đọc bài văn + lớp nhận xét.
-GV nhận xét + khen những HS đọc tốt.
d) GV đọc diễn cảm bài văn.
Hoạt động 2: (10p)
Tìm hiểu bài
MT: Hiểu nội dung của
truyện: Ca ngợi Út Vịnh
có ý thức của một chủ
nhân tương lai, thực hiện
tốt nhiệm vụ an toàn
đường sắt, dũng cảm cứu
em nhỏ.
ĐD: SGK, tranh minh hoạ
trong SGK.
PP: Hỏi đáp, động não,
*HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

H: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có
sự cố gì ?
-HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
*1 HS đọc thành tiếng đoạn 2.Cả lớp đọc thầm và trả lời câu
hỏi:
H: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn
đường sắt?
- HS thảo luận cùng bạn trả lời câu hỏi để nêu lên được 2 ý:
Tham gia phong trào “Em yêu đường sắt quê em” và nhận
thuyết phục Sơn.
*Đoạn 3 +4: 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
thuyết trình, giảng giải. H: Khi nghe còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn
rađã thấy điều gì?
Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ?
-HS trr lời, GV nhận xét, bổ sung.
*GV cho HS thảo luận nhóm 4, nói cho nhau nghe mình đã
học tập được ở Út Vịnh điều gì?
-HS phát biểu, GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động 3: (7p)
Đọc diễn cảm.
MT: Biết đọc diễn cảm bài
văn.
ĐD: Bảng phụ ghi sẵn một
phần của đoạn 2, 3.
PP: Đọc nhóm, cá nhân.
-4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm hết bài văn.
-GV đưa bảng phụ đã chép sẵn một phần của đoạn 2,3 lên và
hướng dẫn đọc.
-GV đọc diễn cảm. HS theo dõi phát hiện từ cần nhấn giọng
để thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời cứu em nhỏ của Vịnh.

-HS luyện đọc theo nhóm.
-Cho HS thi đọc: Vài nhóm thi đọc HS thi đọc
-Lớp nhận xét.
-GV nhận xét + khen những HS đọc tốt.
Củng cố, dặn dò: (3p) H: Bài văn nói lên điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài học thuộc lòng
Những cánh buồm sắp tới.

TUẦN 32
Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2008.
Toán: LUYỆN TẬP.
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (5p) -GV chấm điểm ở VBT.
-GV nhận xét, chữa những bài nhiều em làm sai.
-Vài HS nhắc lại những chú ý trong phép chia.
Hoạt động 1: (10p)
Hướng dẫn HS làm BT1
MT: Giúp HS củng cố kĩ
năng thực hành phép chia
số thập phân, số tự nhiên,
số thập phân.
ĐD: Bảng nhóm.
PP: Động não, thực hành.
-GV yêu cầu HS tự làm bài tập vào vở. GV phát bảng nhóm
cho 3 HS làm (mỗi em làm một dãy tính)
-HS làm bài trên bảng nhóm trình bày, lớp nhận xét.
-GV yêu cầu một số em nêu cách tính.
-HS trao đổi vở cho nhau để kiểm tra.
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Chẳng hạn:

11
2
6
1
11
12
6:
11
12
==
x
16 :
22
8
1116
11
8
==
x
Hoạt động 2: (9p)
Hướng dẫn HS làm BT2.
MT: Củng cố HS kĩ năng
chia nhẩm với 0,1; 0,01;...
và chia cho 0,25; 0,5 .
ĐD: SGK, bảng nhóm.
PP: Động não, thực hành.
-GV yêu cầu HS tính nhẩm rồi nêu (miệng) kết quả tính
nhẩm.
-GV yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm. Ví dụ:
8,4 : 0,01 = 840 (vì 8,4 : 0,01 chính là 8,4 x100)

hoặc 11 : 0,25 = 44 ( vì 11 : 0,25 chính là 11 x4)
GV cho HS nêu kết luận: Khi chia một số với 0,1; 0,01; 0,001
tức là bằng số đó nhân với 10; 100; 1000;...Hoặc khi nhân
một số với 0,5 hay 0,25 thì bằng số đó nhân với 2 hay 4.
Hoạt động 3: (8p)
Hướng dẫn HS làm BT3
MT: Củng cố cho HS viết
kết quả phép chia dưới
dạng phân số và số thập
phân.
ĐD: Bảng nhóm.
PP: Động não, thực hành
-HS đọc yêu cầu của bài tập và bài mẫu rồi tự làm bài tập. GV
phát bảng nhóm cho 3 HS làm (mỗi em làm 1 bài)
-HS trình bày bài làm. Lớp nhận xét.
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
b/
4,1
5
7
5:7
==
c/
5,0
2
1
2:1
==
d/
75,1

4
7
4:7
==
Hoạt động 4: (9p)
Hướng dẫn HS làm BT4
MT: Củng cố HS kĩ năng
tìm tỉ số phần trăm của hai
số.
ĐD: Bảng nhóm
PP: Động não, thực hành.
-Một HS đọc đề bài toán và đáp án, GV yêu cầu HS thảo luận
nêu cách tính để tìm đáp án.
-Gọi vài HS nêu đáp án và cho biết vì sao chọn đáp án đó.
-Lớp nhận xét.
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Khoanh vào đáp án D
Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học.
Về nhà ôn lại phép tính đã học; làm bài ở VBT.

Chính tả: (Nhớ - viết) BẦM ƠI.
Các hoạt động Cách hoạt động
Bài cũ: (4p)
MT: Ôn lại cách viết hoa
các danh hiệu, giải
thưởng,..
-GV cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp
các từ ngữ sau: Nhà giáo Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú; Huy
chương Vì sự nghiệp giáo dục; Huy chương Vàng; Huy
chương Đồng.
-GV nhận xét và cho điểm.

Giới thiệu bài: (1p) GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: (22p)
Hướng dẫn HS viết chính
tả
MT: Nhớ - viết đúng
chính tả 14 dòng đầu bài
thơ Bầm ơi.
ĐD: SGK, bảng phụ viết
một số từ HS dễ viết sai.
PP: Hỏi đáp, động não,
thực hành.
a) Hướng dẫn chính tả
-Một HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
-Một HS đọc thuộc lòng 14 dòng thơ đầu của bài Bầm ơi, lớp
lắng nghe + nhận xét.
-Cả lớp đọc thầm lại 14 dòng thơ.
-Cho HS viết vào nháp những từ dễ viết sai: lâm thâm, lội
dưới bùn, ngàn khe,...
b) HS viết chính tả
-GV nhắc HS gấp SGK, nhớ - viết 14 dòng thơ đầu.
-GV thu bài khi hết giờ.
c) Chấm , chữa bài
-GV đọc bài chính tả một lượt. HS tự soát lỗi
-GV chấm 8 - 10 bài.
-HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
-GV nhận xét chung + cho điểm.
Hoạt động 2: (10p)
Hướng dẫn HS làm bài
tập chính tả.
MT: Tiếp tục luyện viết

hoa tên các cơ quan, đơn
vị thông qua bài tập thực
hành.
ĐD:-VBT Tiếng Việt.
-Bút dạ và một vài tờ
phiếu kẻ bảng nội dung
BT2.
-Bảng lớp viết tên các cơ
quan, đơn vị.
PP: Động não, thảo luận,
thực hành.
a) Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
-Cho 1 HS đọc yêu cầu của BT. Lớp đọc thầm.
-GV giao việc: Các em đọc lại tên 3 cơ quan đơn vị a, b, c:
Nhiệm vụ của các em là phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị
thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng đã cho.
-HS làm bài vào VBT, GV phát phiếu cho 3 HS làm.
-3 HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp, lớp nhận xét. GV
nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
GV chốt: Tên các cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu
của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
b) Hướng dẫn HS làm BT3
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu + lớp theo dõi trong SGK.
-GV nhắc lại yêu cầu của bài tập.
-Cho HS làm việc. GV dán 3 tờ phiếu đã ghi sẵn bài tập 3 trên
bảng lớp.
-3 HS lên sửa trên phiếu. Lớp nhận xét.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
a/Nhà hát Tuổi trẻ
b/ Nhà xuất bản Giáo dục

c/ Trường Mẫu giáo Sao Mai
Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học.
-Nhắc HS nhớ quy tắc viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
Khoa học: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
Các hoạt động Cách tiến hành
Khởi động: (4p) Cho HS thi kể tên và phân biệt được các môi trường tự nhiên
và môi trường nhân tạo.
Bài mới:
Giới thiệu bài (1p)
GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: (15p)
Quan sát và thảo luận.
MT: Hình thành cho HS
khái niệm ban đầu về tài
nguyên.
ĐD: Hình trong SGK,
trang 130, 131.
-Phiếu học tập.
PP: Động não.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để làm rõ: Tài
nguyên thiên nhiên là gì?
-Tiếp theo, cả nhóm cùng quan sát các hình trang 130, 131
SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện
trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên
thiên nhiên đó.
-Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu bài tập:
Phiếu học tập
Câu 1: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Câu 2: Hoàn thành bảng sau:

Hình Tên tài nguyên thiên nhiên Công dụng
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
-GV theo dõi và hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: (15p)
Trò chơi “Thi kể tên các
tài nguyên thiên nhiên và
công dụng của chúng”.
MT: HS kể được tên một
số tài nguyên thiên nhiên
và công dụng của chúng.
ĐD:Bảng lớp, phấn.
PP: Trò chơi.
Bước 1:
GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi:
-Chia số HS tham gia chơi thành 2 đội có số người bằng nhau.
-2 đội đứng thành 2 hàng dọc.
-Khi GV hô “bắt đầu”, người đứng trên cùng của mỗi đội cầm
phấn lên bảng viết tên một tài nguyên thiên nhiên. Khi viết
xong, bạn đó đi xuống và đưa phấn cho bạn tiếp theo lên viết
công dụng của tài nguyên đó.
-Trong cùng một thời gian, đội nào viết được nhiều tên tài

nguyên thiên nhiên và công dụng là thắng cuộc.
-Số HS còn lại cổ động cho hai đội chơi.
Bước 2:
-HS chơi như hướng dẫn.
-Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Củng cố, dặn dò: ( 2p ) -GV nhận xét tiết học
-Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài cho. tiết sau.
Thứ ba ngày 22 tháng 4 năm 2008
Toán: LUYỆN TẬP.
Các hoạt động Cách tiến hành
Khởi động: (3p) -Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Gọi thuyền”, bằng cách tìm
các sự vật có âm đầu trùng vói âm đầu tên của mình.
Hình thức chơi bằng cách tiếp điện, mỗi lần nêu phải nêu
được 2 sự vật trở lên.
Bài cũ: (5p)
MT: Ôn lại kiến thức cũ
-GV chấm điểm ở VBT.
-GV nhận xét, bài nào nhiều em làm sai thì chữa.
-Vài HS nhắc lại cách tính chất của phép cộng, trừ.
Hoạt động 1: (8p)
Hướng dẫn HS làm BT1.
MT: Giúp HS củng cố về
tìm tỉ số phần trăm của hai
số.
ĐD: Bảng nhóm.
PP: Động não, thực hành.
-Một HS đọc yêu cầu của bài tập và phần chú ý.
-GV nhắc lại: Nếu tỉ số phần trăm là số thập phân các em chỉ
lấy đến hai chữ số ở phần thập phân.
-HS làm bài vào vở, 2 em làm bài vào bảng nhóm.

-HS làm bài trên bảng nhóm trình bày, lớp nhận xét.
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
a) 2 : 5 = 0,4 b) 2 : 3 = 0,6666 c) 3,2 : 4 = 0,8
0,4 = 40% 0,6666 = 66,66% 0,8 = 80 %
Hoạt động 2: (7p)
Hướng dẫn HS làm BT2
MT: Củng cố HS cách
thực hiện các phép tính
cộng, trừ các tỉ số phần
trăm.
ĐD: SGK, bảng nhóm.
PP: Động não, thực hành.
-HS tự làm bài vào vở. Một em làm bài vào bảng nhóm.
-HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng nhóm.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
a) 2,5% + 10,34% = 12,84%
b) 56,9% - 34,25% = 22,65%
c) 100% - 23% - 47,5% = 29,5%
GV: Khi thực hiện phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm ta
làm như thế nào? (Thực hiện như cộng trừ số tự nhiên chỉ
thêm kí hiệu phần trăm)
Hoạt động 3: (10p)
Hướng dẫn HS làm BT3
MT: Củng cố HS giải bài
toán liên quan đến tỉ số
phần trăm.
ĐD: Phiếu học tập.
PP: Động não, thực hành.
-1 HS đọc đề bài toán, HS nêu tóm tắt bài toán.
-HS thảo luận cùng bạn để nêu cách giải, rồi giải.

-Một em làm bài vào giấy cỡ lớn.
-HS trình bày bài giải, lớp nhận xét.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
Hoạt động 4: (8p)
Hướng dẫn HS làm BT4
MT: Củng cố HS giải toán
liên quan đến tỉ số phần
trăm.
PP: Động não, thảo luận,
thực hành.
-HS dẫn HS cách tương tự như bài 3.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
Bài giải
Số cây lớp 5A đã trồng được là:
180 x 45 : 100 = 81 (cây)
Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là:
180 - 81 = 99 (cây)
Đáp số: 99 cây
Củng cố, dặn dò: (3p) GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm bài ở VBT.
Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (dấu phẩy).
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (4p) -Kiểm tra 2 HS, 2 em lần lượt nêu tác dụng của đâu phẩy + mỗi
em cho một ví dụ.
-GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)
Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được mở rộng
vốn từ nam và nữ.
Hoạt động 1: (10p)

Hướng dẫn HS làm
BT1.
MT: Tiếp tục luyện tập
sử dụng dấu phẩy trong
văn viết.
ĐD: VBT.
-3 tờ giấy khổ to viết nội
dung 2 bức thư + bút dạ.
PP: Động não, thực
hành, nhận xét.
a)1 HS đọc BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
-GV giao việc:
+ Các em đọc lại nội dung 2 bức thư.
+ Điền dấu chấm, dấu phẩy vào 2 bức thư sao cho đúng. Viết
hoa những chữ đầu câu.
-HS làm bài tập vào vở. GV phát bút dạ và giấy khổ to cho 3
HS làm bài.
-3 HS làm bài vào phiếu dán bài trên bảng lớp và trình bày .
-Lớp nhận xét bài làm của bạn.
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
Bức thư 1: “Thưa Ngài, tôi xin trân trọng gửi tới Ngài một số
sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu
chấm, dấu phẩy. Rất mong Ngài đọc và điền giúp tôi những dấu
chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn Ngài”
Bức thư 2: “Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với điều
kiện anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi
bỏ vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh.”
-Cho 1 HS đọc lại mẫu chuyện vui, lớp theo dõi trong SGK.
H: Câu chuyện gây cười ở chỗ nào?
Hoạt động 2:(10p)

Hướng dẫn HS làm BT2
MT: HS biết đoạn văn có
dùng dấu phẩy, nhớ
được các tác dụng của
dấu phẩy.
ĐD: 3 tờ giấy khổ to để
HS làm bài tập 2.
PP: Động não, thảo
luận, thực hành.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT2. Lớp đọc thầm.
-GV nhắc lại yêu cầu. HS viết đoạn văn của mình trên giấy
nháp.
-GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (nhóm 6). Phát phiếu cho
các nhóm làm bài. Nhiêm vụ của các nhóm:
+ Nghe từng HS trong nhóm đọc đoạn văn của mình, góp ý
cho bạn.
+ Chọn một đoạn văn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bài tập, viết
đoạn văn đó vào giấy khổ to.
+ Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong
đoạn văn.
-Đại diện mỗi nhóm trình bày đoạn văn, nêu tác dụng của từng
dấu phẩy trong đoạn văn. HS các nhóm khác nhận xét bài làm
của nhóm bạn. GV chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những nhóm
HS làm bài tốt.
Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học.
Dặn HS xem lại kiến thức về dấu hai chấm, chuẩn bị cho bài ôn
tập về dấu hai chấm..

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×