Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN MỞ RỘNG QL1 ĐOẠN LA SƠN – LĂNG CÔ (KM848+875 KM890+200), TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.54 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC HUẾ
***

TIỂU LUẬN

Đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN MỞ RỘNG QL1 ĐOẠN LA SƠN –
LĂNG CÔ (KM848+875 - KM890+200), TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Bình
Học viên thực hiện: Lê Văn Bính
Lớp cao học: Quản Lý Tài nguyên và Môi trường
Khoá: 2015 - 2017

Huế, 11/2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 3
PHẦN I: CỞ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................5
1. Các khái niệm:................................................................................................................5
1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...................5
1.2. Khái niệm về sinh kế....................................................................................................5
1.3. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội...............................................................................6
1.4. Đánh giá tác động xã hội..............................................................................................7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................7
3. Phương pháp luận đánh giá.............................................................................................7
PHẦN HAI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI DỰ ÁN CỦA CÔNG TÁC GIẢI
PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN MỞ RỘNG QL1 ĐOẠN LA SƠN LĂNG CÔ (KM848+875 - KM890+200), TỈNH THỪA THIÊN HUẾ............................10


1. Giới thiệu về dự án:......................................................................................................10
2. Kết quả dự kiến về đánh giá tác động xã hội của dự án................................................11
2.1. Tác động của việc thu hồi đất tới chuyển đổi nghề nghiệp của người dân.................11
2.2. Tác động của việc thu hồi đất đến thu nhập của người dân........................................11
2.3. Tác động đến tài sản sở hữu của hộ dân.....................................................................11
2.4. Tác động đến một số vấn đề xã hội khác....................................................................12
3. Một số giải pháp trong công tác bồi thường, GPMB khi thu hồi đất của người dân.....12
3.1. Tổ chức và quản lý.....................................................................................................12
3.2. Công tác chỉ đạo và thực hiện....................................................................................12
3.3. Đối với việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất.........................................13
KẾT LUẬN......................................................................................................................14
Tài liệu tham khảo............................................................................................................15


MỞ ĐẦU
Huyện Phú Lộc là một huyện nằm ở cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế,
phía Bắc giáp huyện Hương Thủy, phía Nam giáp Đà Nẵng, phía Đông giáp biển đông,
phía Tây giáp huyện Nam Đông. Song song với đường Quốc lộ 1A cùng tuyến đường sắt
Bắc Nam chạy dọc suốt trên 60 km chiều dài của huyện là biển đông và dãy núi Trường
Sơn đến tận đỉnh Đèo Hải Vân nơi ranh giới với Đà Nẵng. Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý
- kinh tế rất thuận lợi, có các trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như quốc lộ
1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; Phú Lộc nằm ở trung điểm của hai thành phố lớn nhất của
khu vực miền Trung là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng (cách Huế 45 km về phía
Bắc và cách Đà Nẵng 55 km về phía Nam).
Ngày nay, sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đã gây áp lực lớn đối với
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai. Trong quá trình công nghiệp hóa, đô
thị hóa và hiện đại hóa đất nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là
chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang quỹ đất phi nông nghiệp thuộc các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội là tất yếu, diễn ra thường xuyên ở các địa phương trong

cả nước.
Thu hồi đất, bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng là khâu then chốt, quan
trọng, bồi thường giải phóng mặt bằng là điều kiện tiên quyết để triển khai các dự án; có
thể nói: giải phóng mặt bằng nhanh là khâu quyết định sự thành công của dự án.
Bồi thường giải phóng mặt bằng là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, nó tác
động tới mọi vấn đề an sinh trong đời sống của cộng đồng dân cư; liên quan đến trật tự an
ninh, an toàn xã hội và sự phát triển ổn định, bền vững của quốc gia; anh hưởng trực tiếp
đến Nhà nước, chủ đầu tư, đặc biệt là đối với người dân có đất bị thu hồi.
Quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, thể dục thể thao… trên
địa bàn huyện ngày càng gia tăng. Việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của huyện Phú Lộc nói riêng và tỉnh
Thừa Thiên Huế nói chung. Tuy nhiên cũng như các địa phương khác thuộc tỉnh và cả
nước, bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng đang là vấn đề cấp bách trong công tác quản


lý đất đai của huyện Phú Lộc; số tiền bồi thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của dự
án, ngân sách đầu tư của địa phương trong khi các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai, mà
chủ yếu là bồi thường khi thu hồi đất đang tiếp tục tăng về số lượng và tính chất, mức độ
phức tạp; tác động xấu đến an ninh trật tự và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Nội dung của bài tiểu luận dưới đây trình bày các vấn đề về xây dựng cơ sở lý
thuyết về đánh giá tác động xã hội, khái niệm, quy trình và phương pháp đánh giá tác
động xã hội. Qua đó đánh giá tác động xã hội của công tác giải phóng mặt bằng, tái định
cư dự án Mở rộng QL1 đoạn La Sơn - Lăng Cô (Km848+875 - Km890+200), tỉnh Thừa
Thiên Huế.


PHẦN I: CỞ SỞ LÝ LUẬN
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
* Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử

dụng đất đối với diện tích bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
* Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất
thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
* Tái định cư đó là những chính sách, biện pháp của Nhà nước nhằm thông qua các
hoạt động hỗ trợ để giúp đỡ những người bị thu hồi đất nằm trong diện phải di dời khi có
dự án đầu tư, đến nơi ở mới được ổn định đời sống, ổn định sản xuất để phát triển kinh tế
xã hội. Việc bố trí tái định cư cho các hộ dân được thực hiện bằng các hình thức có thể là:
bồi thường bằng nhà ở hoặc giao đất ở mới và có thể bồi thường bằng tiền để người bị thu
hồi đất tự lo chỗ ăn ở, sinh hoạt của mình.
Qua đây ta có thể hiểu bản chất của công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định
cư trong tình hình hiện nay không chỉ đơn giản là việc bồi thường bằng tiền, vật chất khác
cho người dân bị ảnh hưởng bởi quá trình thu hồi đất mà Nhà nước phải quan tâm đến đời
sống của người dân sau khi bị thu hồi đất, phải có những chính sách, biện pháp nhằm đảm
bảo lợi ích cho những người dân, đảm bảo cho họ có được chỗ ăn ở ổn định, có điều kiện
sinh sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ để người dân có thể yên tâm sản xuất phát triển kinh
tế xã hội.
* Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến định giá
các loại đất, di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định
được quy định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó. Công
tác bồi thường giải phóng mặt bằng từ khi thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng quận,
huyện cho tới khi bàn giao mặt bằng quận, huyện cho tới khi bàn giao mặt bằng cho chủ
đầu tư
1.2. Khái niệm về sinh kế


Sinh kế của một hộ gia đình, hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai hay
phương kế kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó.
Khái niệm về sinh kế có thể miêu tả như là một tập hợp của các nguồn lực và khả
năng của con người có thể kết hợp được với những quyết định và những hoạt động mà họ
sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu và ước nguyện.

Để nghiên cứu những vấn đề phát triển cộng đồng và sinh kế nông thôn, hiện nay
người ta sử dụng khái niệm Sinh kế và Khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ Hợp tác
phát triển Quốc tế Anh (DIFD): “Sinh kế của một hộ gia đình, hay một cộng đồng còn gọi
là kế sinh nhai hay phương cách kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Khái niệm
về sinh kế có thể miêu tả như là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con
người có thể kết hợp được với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện
để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu và ước nguyện (tham vọng) của họ”.
Xuất phát từ những khái niệm trên ta có thể thấy sinh kế là dùng để chỉ kế sinh
nhai hay phương cách kiếm sống của một hộ dân hay một cộng đồng, mà ở đây đối tượng
sẽ là cộng đồng nông dân bị thu hồi đất do phát triển công nghiệp và đô thị ở các vùng
nông thôn. Một kế sinh nhai được gọi là bền vững khi con người với khả năng của mình
có thể đối phó, phục hồi lại được sinh kế của mình sau các áp lực và những tổn thương (từ
các cú sốc, từ các khuynh hướng và từ thay đổi của kỳ vụ) và đồng thời có thể duy trì
hoặc thậm chí nâng cao khả năng nguồn lực con người và thiên nhiên.
1.3. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội là công cụ quản lý kinh tế của nhà nước theo
mục tiêu, được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển kinh tế-xã hội phải
đạt được trong khoảng thời gian nhất định của một quốc gia hoặc của một địa phương và
những giải pháp, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả và
cao nhất. Các kế hoạch này được xây dựng ở các cấp chính quyền từ xã, phường cho tới
các cấp cao hơn. Lập kế hoạch dưới mọi hình thức đều được thực hiện theo chiều ngang
và chiều dọc. Hầu hết các cơ quan có vai trò lập kế hoạch đều có mối quan hệ kép, bao
gồm mối quan hệ theo chiều dọc với bộ ngành trung ương và mối quan hệ theo chiều
ngang với đơn vị hành pháp phù hợp. Riêng cấp xã/phường/thị trấn trước mắt tập trung kế


hoạch hàng năm, chưa lập kế hoạch 5 năm. Về nguyên tắc, KHPTKT-XH cấp dưới cụ thể
hóa các định hướng phát triển lớn của kế hoạch cấp trên vào điều kiện cụ thể của địa
phương mình.
1.4. Đánh giá tác động xã hội

Đánh giá tác động xã hội đã được phát triển như một công cụ cho các nhà lập kế
hoạch hiểu được người dân sẽ tác động và bị tác động như thế nào bởi các hoạt động phát
triển. Nó được thực hiện để xác định những người liên quan chính và thiết lập một khung
phù hợp cho sự tham gia của họ vào việc lựa chọn, thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh
giá dự án. Đánh giá tác động xã hội cũng nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và động lực
cho sự thay đổi có thể được chấp nhận bởi đa số người dân là những người dự kiến sẽ
được hưởng lợi từ dự án và nhằm xác định sớm khả năng tồn tại của dự án cũng như
những rủi ro có thể xảy ra.
Đánh giá tác động xã hội là việc phân tích có hệ thống các tác động có thể về mặt
xã hội của một hành đồng đối với cuộc sống thường nhật của con người hay cộng đồng.
Đánh giá tác động xã hội là một việc cần thiết khi xem xét, nhận định về các mục tiêu
KTXH của dự án, phương án quy hoạch.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu chính của đánh giá tác động xã hội (SIA) là nhằm cung cấp một khung tích hợp
cho việc phân tích xã hội phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Do có nhiều biến số xã hội có khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động và sự thành công của
dự án, nên SIA đã tập trung khảo sát và đánh giá những vấn đề liên quan tới các hoạt
động xây dựng và vận hành dự án. Việc quyết định vấn đề nào là quan trọng và giải quyết
chúng như thế nào đã được tham vấn với các bên liên quan cũng như phải sử dụng các
phương pháp khác nhau để thu thập thông tin và phân tích số liệu. SIA đã được triển khai
thông qua việc thực hiện một cuộc Điều tra kinh tế - xã hội ở cấp Khu vực dự án và một
cuộc Kiểm kê những tổn thất do tác động của dự án ở cấp hộ gia đình.
3. Phương pháp luận đánh giá


Có nhiều phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong đánh giá, tuy nhiên do phạm vi
ảnh hưởng của dự án lớn, vùng dự án rất rộng và thời gian thực hiện đánh giá có hạn nên
có thể áp dụng các phương pháp sau đây để thu thập thông tin và đánh giá.
3.1.


Phương pháp điều tra cơ bản

Điều tra, khảo sát thực địa về tình hình thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ tại địa
bàn nghiên cứu trên cơ sở phỏng vấn lãnh đạo phòng Tài Nguyên và Môi trường, lãnh đạo
Ban GPMB, cán bộ địa chính và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và huyện Phú Lộc.
3.2.

Phương pháp tiếp cận hệ thống

Vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ tổng quan, được tiếp cận từ nhiều góc độ
kinh tế, pháp lý, hành chính; từ cơ sở lý luận tới thực tiễn; từ chính sách, pháp luật tới
thực tế triển khai thực hiện chính sách và thi hành pháp luật.
3.3.

Phương pháp thu thập tài liệu

- Thu thập, nghiên cứu tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố;
số liệu về thực hiện bồi thường, hỗ trợ
- Thu thập và nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Kế
thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án, đề tài khoa học có
liên quan.
- Thu thập dữ liệu về chính sách pháp luật và quá trình đổi mới.
- Thu thập tài liệu về các kinh nghiệm, kết quả thử nghiệm.
- Phỏng vấn những người có liên quan tới công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư theo mẫu phiếu có sẵn.
- Thu thập và đánh giá các phiếu điều tra xã hội học đối với những người liên quan tới cơ
chế Nhà nước thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi;
các cán bộ nghiên cứu, đại biểu cơ quan của dân, người dân, v.v.
3.4.


Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phân tích lô-gíc định tính về dữ liệu;
- Phân tích số liệu thống kê định lượng;
- Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm Micrrosoft Exell

3.5.

Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đất đai, chuyên gia về giá đất,
giá các loại tài sản trên đất để đánh giá đúng thực trạng công tác bồi thường giải phóng


mặt bằng của dự án nghiên cứu. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải
phóng mặt bằng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
3.6.

Phương pháp chọn mẫu và điều tra phiếu.

nhằm thu thập các thông tin từ một số lượng lớn từ các hộ bị ảnh hưởng thông qua việc
phỏng vấn bằng bảng hỏi với những câu hỏi cụ thể, phục vụ cho việc phân tích thống kê.
Kết quả khảo sát sẽ tạo cơ sở cho các nghiên cứu đánh giá khác vì chúng cho phép thu thập
các dữ liệu quan trọng về các vấn đề thực hiện hoặc các chỉ báo cụ thể từ một mẫu. Phương
pháp này đòi hỏi một chiến lược chọn mẫu để thực hiện đánh giá các tiêu chuẩn trước và
sau dự án


PHẦN HAI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI DỰ ÁN CỦA CÔNG TÁC GIẢI
PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN MỞ RỘNG QL1 ĐOẠN LA SƠN LĂNG CÔ (KM848+875 - KM890+200), TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1. Giới thiệu về dự án

Dự án đầu tư xây dựng công trình Mở rộng QL1 đoạn La Sơn - Lăng Cô
(Km848+875 - Km890+200), tỉnh Thừa Thiên Huế được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt
theo Quyết định số 3782/QĐ-BGTVT ngày tháng 11 năm 2013 dự án do Bộ GTVT làm
chủ đầu tư, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, cải thiện điều kiện khai
thác, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên quốc lộ 1A; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
và bảo đảm an ninh-quốc phòng trong khu vực nói chung và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói
riêng, phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển ngành GTVT.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.440 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ,
trong đó dự án thành phần giải phóng mặt bằng là 239,3 tỷ đồng. Điểm đầu của dự án là
tại km 848+875, thuộc địa phận xã Lộc Sơn (huyện Phú Lộc) và điểm cuối là km
890+200, thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế).
- Tình hình kinh tế - xã hội huyện Phú Lộc năm 2016
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu:

TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10

Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất (tỷ đồng)
Trong đó: Ngành dịch vụ

Công nghiệp - xây dựng
Nông - lâm - ngư nghiệp
Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng)
Sản lượng lương thực có hạt (1.000 tấn)
Tổng đầu tư toàn xã hội (tỷ đồng)
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (tỷ đồng)
Thu cân đối ngân sách (tỷ đồng)
Tỷ lệ hộ nghèo giảm (%, theo tiêu chí đa chiều)
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (%)
Tỷ lệ lao động được đào tạo (%)
Tạo việc làm mới bình quân hàng năm (người)
Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch (%)

Kế
Thực Tỷ lệ %
hoạch hiện so với KH
15.970 15.296
95,8
9.000 8.500
94,4
5.696 5.562
97,6
1.274 1.234
96,8
35,8
35,8
100
38,863 39,345
101,2
6.300 6.000

95,2
116,07 124,71
107,4
108,7 117,2
107,7
1,5
1,5
Đạt
9,0
8,8
Đạt
54,2
54,2
Đạt
2.600 2.600
100
64,2
64,2
Đạt


11
12
13

Tỷ lệ che phủ rừng đạt (%)
Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới (% trở lên)
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân (% trở lên)

48,2

26,7
73,5

48,2
26,7
88,26

Đạt
Đạt
Đạt

- Tình hình ảnh hưởng về giải phóng mặt bằng của dự án Mở rộng QL1 đoạn La
Sơn - Lăng Cô (Km848+875 - Km890+200) trên địa bàn huyện Phú Lộc như sau:
a. Về đất: diện tích đất thu hồi 695.000,0 m2;
STT
Loại đất
I
Đất nông nghiệp
Đất trồng cây lâu năm khác
II
Đất phi nông nghiệp
Đất ở tại đô thị
Đất giao thông
II
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Tổng cộng

Mã hiệu
LNK

ODT
DGT
BCS

Diện tích (m2)
150.000
150.000
515.000
290.000
225.000
30.000
30.000
695.000

b. Đối tượng bị ảnh hưởng về đất đai và tài sản: khoảng 1730 đối tượng;
- Khối lượng nhà ở phải di dời: 405 cái.
- Khối lượng hộ tái định cư: 405 hộ.
- Khối lượng lăng, mộ phải di dời: 79 cái, trong đó: 10 lăng xây, 34 mộ kim, 25 mộ
đất.
- Khối lượng công trình hạ tầng kỹ thuật phải phá dỡ, di dời:
+ Cột điện cao thế: 55
+ Cột điện hạ thế: 122
+ Cột điện thoại: 65
+ Cột cáp quang: 28
+ Hố ga: 109 cái
+ Đường cáp quang: 13,197 m
+ Mương xây: 498 m
2. Kết quả dự kiến về đánh giá tác động xã hội của dự án
Trên cơ sở xem xét hồ sơ, tài liệu liên quan và khảo sát, điều tra thực tế các đối tượng được
bồi thường, hỗ trợ ở dự án nghiên cứu, có các kết quả sau:

2.1. Tác động của việc thu hồi đất tới chuyển đổi nghề nghiệp của người dân
Trước khi thu hồi đất, phần lớn người dân điều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất,
có tư liệu sản xuất, mà tư liệu sản xuất này được kế thừa từ thế hệ này cho các thế hệ sau.


Sau khi thu hồi đất, đặt biệt là các hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và
sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặt khác, bản thân những người lao động ở đây cũng
chưa kịp chuẩn bị để tìm nghề mới về tư tưởng, ý thức để sẵn sàng tìm việc làm mới, hoặc
tham gia học việc để làm nghề mới sau khi bị thu hồi đất. Họ trông chờ nhiều vào số tiền
đền bù của Nhà nước, và vào hỗ trợ việc làm của chủ đầu tư, hoặc của chính quyền địa
phương.
Chính vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan đó, hầu hết người dân không có khả
năng nhanh chóng tìm kiếm việc làm mới và có thu nhập ổn định cho mình. Tình trạng thất
nghiệp ngày một gia tăng, gây ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của nhiều gia đình.
2.2. Tác động của việc thu hồi đất đến thu nhập của người dân
Thu nhập của người dân sau khi nhận được tiền bồi thường sẽ tăng lên. Trong thành phần
nguồn thu nhập của các hộ gia đình, thì thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp bị giảm
đi rất nhiều trong tổng thu nhập của người dân, thu nhập của người dân chuyển dịch sang
lĩnh vực phi nông nghiệp như: buôn bán, làm dịch vụ, làm lao động thời vụ...
2.3. Tác động đến tài sản sở hữu của hộ dân
Sau khi thu hồi đất, do có sự thay đổi lớn về lượng tiền sở hữu của người dân, chủ yếu thu
được từ tiền bồi thường, hỗ trợ đối với đất bị thu hồi, nên tài sản cũng là nhân tố có sự biến
động lớn trong mỗi hộ dân. Tài sản thay đổi trước hết là kết quả của việc sử dụng tiền bồi
thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất của người dân. Đa số người dân sau khi nhận tiền bồi
thường hổ trợ thường sử dụng vào việc mua sắm đồ dùng sinh hoạt và sửa chữa nhà cửa.
Đối với nhiều hộ dân, mặc dù về bề ngoài thì tài sản trong gia đình có được sắm sửa thêm,
được trang bị hiện đại, nhưng trên thực tế, trong số đó có nhiều hộ gia đình hiện nay làm
chỉ đủ ăn chứ không có tích lũy, một số sống bằng tiền làm thuê, cuộc sống không ổn định,
thu nhập không đều và đây là nguy cơ tiềm ẩn của tệ nạn xã hội.
2.4. Tác động đến một số vấn đề xã hội khác

Quá trình thu hồi chuyển đổi đất sang phát triển hạ tầng đô thị mang lại một phần lợi ích
cho người dân địa phương, nhưng cũng tác động không nhỏ đến an ninh trật tự xã hội của
địa phương: một số đối tượng nghiện, trộm cắp gia tăng.
3. Một số giải pháp trong công tác bồi thường, GPMB khi thu hồi đất của người dân
3.1. Tổ chức và quản lý


- Phải có sự gắn kết giữa các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển
ngành kinh tế kỹ thuật, các khu kinh tế, KCN, tiến trình thực hiện đô thị hoá huyện, tỉnh
Thừa Thiên Huế,… với chiến lược đào tạo ngành nghề để chuẩn bị một đội ngũ lao động
phù hợp với yêu cầu của việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất ở các huyện ngoài
thành.
- Các cấp chính quyền huyện, xã cần nắm rõ thực trạng lao động, việc làm ở những khu vực
có đất nông nghiệp bị thu hồi, từ đó đề xuất kế hoạch đào tạo nghề cho lao động tại địa
phương mình. Kế hoạch đào tạo của huyện, xã phải được xây dựng chi tiết, trên cơ sở phân
loại lao động, độ tuổi, sức khoẻ,…mức độ đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Từ đó
thành phố sẽ có đề án, chương trình phát triển nguồn nhân lực dài hạn, trung hạn, ngắn hạn
để tạo việc làm cho người lao động.
- Giải quyết việc làm, điều kiện sống cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi để phát
triển các KCN và phát triển Hải Phòng để trở thành đô thị đặc biệt là việc làm phức tạp,
nhạy cảm. Do đó cần có đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, công tâm, có chuyên môn
nghiệp vụ cao thực hiện.
3.2. Công tác chỉ đạo và thực hiện
- Cần có sự đồng bộ và nhất quán trong công tác chỉ đạo thực hiện chính sách thu hồi đất.
Đảm bảo sự đồng bộ trong giải quyết giữa thu hồi đất với việc làm, điều kiện sống của
người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi.
- Về tổ chức thực hiện, cần huy động và có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức
năng trong thu hồi đất, giải quyết việc làm, ổn định thu nhập và điều kiện sống cho người
dân.
3.3. Đối với việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất

- Trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho đào taọ nghề của người dân bi ̣thu hồi đất canh
tác, cần chú troṇg đăc ̣ biêṭ tới tăng dần tỷ troṇg đầu tư cho đào taọ nghề dài haṇ thay vì đầu
tư chú trọng đào tạo nghề ngắn haṇ như hiêṇ nay.
- Đối với lao động trẻ tuổi của các hộ bi thu hồi đất nông nghiệp là những lao động có trình
độ văn hóa cao, hoặc đã được đào tạo chuyển đổi nghề.
- Đối với đối tượng lao động nông nghiệp trên 35 tuổi, cần có những hỗ trợ đặc biệt. Nên
tập trung đào tạo nghề ngắn hạn đối với đối tượng, chủ yếu là các nghề dịch vụ. Đồng thời
ngân sách nhà nước cũng cần thiết kế những khoản hỗ trợ giúp những đối tươṇg này phát
triển đươc ̣ nghề nghiêp ̣ sau đào tạo, mở rôṇg kinh doanh dic ̣h vu x ̣ ung quanh các cuṃ, khu
công nghiêp ̣ tâp ̣ trung, thâṃ chí đi lao động xuất khẩu.



KẾT LUẬN
Sau khi tiến hành đánh giá tác động xã hội của dự án đồng thời có các kịch bản và
phương án giảm thiểu tác động tiêu cực việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng đạt kết quả cao, kịp thời đúng đắn đối với từng vụ việc sẽ có tác dụng tích cực
đối với nền hành chính Nhà nước, đối với sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, nâng cao
uy tín của các cơ quan Nhà nước đối với nhân dân, yếu tố đặc biệt quan trọng đó là tạo
môi trường thuận lợi trong việc quan hệ, kêu gọi vân động, thu hút các nguồn lực trong và
ngoài huyện để đầu tư phát triển ở địa phương. Ngược lại, nếu quá trình tổ chức thực
hiện, các biện pháp giải quyết không đúng đắn, kịp thời, phù hợp, thiếu công bằng dân
chủ sẽ gây ra nhiều vấn đề tiêu cực, phức tạp, những yếu tố tiềm ẩn khó lường, dẫn đến
khiếu kiện đông người, khiếu nại vượt cấp, từ đó long tin của nhân dân đối với Đảng,
chính quyền bị suy giảm; do đó kỷ cương phép nước thiếu tôn trọng, công bằng xã hội
chưa đảm bảo… Đó là những nhân tố có thể dẫn tới sự mất ổn định trong xã hội.
Tôi tin rằng với đề tài tiểu luận này sẽ có nhiều nhà lãnh đạo, quản lý, nhiều nhà
khoa học và những con người tâm huyết sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng, ổn định và cải
thiện đời sống của nhân dân ở nơi có đất bị thu hồi, giữ gìn an ninh, trật tự và ngăn ngừa

hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng có thể xảy ra, đảm bảo trật tự xã hội cũng như
củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.


Tài liệu tham khảo
1) VKHXHVN, Phát triển con người Việt nam 1999-2004 Những xu hướng chủ yếu.
NXCTQG. 2006
2) Bộ Tài nguyên và môi trường (2005), Đề án tìm hiểu thực trạng đời sống và việc làm
của người dân khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp mới, Hà
Nội.
3) Duy Hữu "Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt
Nam ",Tạp chí Cộng sản, Hà Nội.
4) Lê Hiền "Tiến trình phân tích sinh kế bền vững cho người dân vùng cao ở Thừa
Thiên Huế", Thừa Thiên Huế.
5) Quyết định số 3782/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ Giao thông
Vận tải về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Mở rộng Quốc lộ 1A
đoạn Km 848+875 - Km 890+200, tỉnh Thừa Thiên Huế.
6) Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế năm 2016.
7) Kết quả đánh giá tác động xã hội vùng dự án



×