1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ QUỐC PHÕNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
PHẠM TÙNG LÂM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG, SỨC KHỎE- BỆNH NGHỀ
NGHIỆP
VÀ KẾT QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP
TẠI NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU HẠ LONG
Chuyên ngành
Mã số
: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
: 62 72 01 64
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – 2013
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành giao thông vận tải,
ngành đóng tàu biển Việt Nam đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm và ƣu
tiên hàng đầu, hàng chục con tàu trọng tải vài vạn tấn đã đƣợc đóng mới với
công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất. Với bờ biển dài trên 3.200km, nhiều sông
dài và chi phí nhân công thấp, nƣớc ta có một tiềm năng lớn để phát triển
ngành công nghiệp đóng tàu và Chính phủ Việt Nam cũng đã quyết định đƣa
đóng tàu trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn.
Việt Nam có các nhà máy đóng tàu lớn nhƣ Nam Triệu, Hạ Long, Bạch
Đằng, Phà Rừng, Bến Kiền, Sông Cấm, Hyundai-Vinashin, Dung Quất ... có
thể đóng đƣợc các loại tàu chở hàng rời có trọng tải 53.000 DWT - 56.000
DWT, tàu chở container có sức chở đến 1.700 TEU, tàu dầu - hóa chất đến
13.500 DWT, tàu chở ô tô 4.900 xe - 6.900 xe, kho chứa dầu nổi 150.000
DWT, các loại tàu hút, kéo-đẩy, tàu tuần tra, tìm kiếm cứu nạn v.v..
Nhà máy đóng tàu Hạ Long là thành viên của Tổng công ty công nghiệp
tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN). Nhà máy có 25 nhà xƣởng và bãi lắp ráp
trên một diện tích 180.000m2 cùng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại. Trong
những năm qua, nhà máy đã xuất xƣởng hàng trăm tàu các loại tàu vận tải
biển siêu trƣờng siêu trọng phục vụ cho nền kinh tế và quốc phòng của đất
nƣớc, trong đó tiêu biểu là loạt tàu Trƣờng sa 1.000 tấn; tàu Việt BA 1.400
tấn, tàu chở hàng khô 300 tấn, tàu chở dầu 3.500 tấn, tàu LPG 2500m3, tàu
chở hàng 6.300 tấn, 53.000 tấn và ụ nổi 8.500 tấn. Đội ngũ cán bộ công nhân
viên chức của nhà máy hơn 4000 ngƣời, trong đó công nhân lao động trực
tiếp hơn 2000 ngƣời [9].
Để đáp ứng với yêu cầu của công việc, vấn đề công tác an toàn vệ sinh
lao động và bệnh nghề nghiệp luôn đƣợc đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trong
3
những năm qua công nhân vẫn phải làm việc trong những điều kiện lao động
nguy hiểm và độc hại, ở ngoài trời, trong các hầm tàu… Các yếu tố độc hại
trên tác động thƣờng xuyên lên sức khoẻ của công nhân đóng tàu vận tải biển.
Ở hầu hết các công đoạn sửa chữa và đóng tàu đều tồn tại các yếu tố
bất lợi có nguy cơ ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe. Công đoạn làm sạch bề mặt
vật liệu bằng xỉ hoặc mạt kim loại, cát hoặc thủ công đều phát sinh bụi có khả
năng gây bệnh bụi phổi và các bệnh đƣờng hô hấp khác, bệnh về mắt, da.
Công đoạn phun sơn, hàn và cắt hơi phát sinh các loại hơi khí độc hại nhƣ hơi
dung môi, khói hàn, khói kim loại nặng và nhiều loại hóa chất khác. Phá dỡ
và sửa chữa có thể phải tiếp xúc với bụi amiăng hoặc bông thủy tinh [54],
[82], [86], [92], [100], [131].
Ngoài ra, công nhân còn phải tiếp xúc với tiếng ồn và rung chuyển, bức
xạ và nhiều tƣ thế lao động bất lợi. Chính vì vậy, việc đánh giá môi trƣờng,
điều kiện lao động và xác định ảnh hƣởng của các yếu tố bất lợi đến sức khỏe
của ngƣời lao động là vấn đề cần thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, đề tài đƣợc tiến hành nhằm các
mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm một số yếu tố bất lợi trong môi trƣờng lao động
của công nhân đóng tàu vận tải biển tại nhà máy đóng tàu Hạ Long năm
2009.
2. Đánh giá thực trạng sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp của công
nhân đóng tàu vận tải biển tại nhà máy đóng tàu Hạ Long.
3. Kết quả áp dụng và sự chấp nhận một số loại khẩu trang và nút
tai phòng chống bụi và tiếng ồn cho công nhân đóng tàu.
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƢỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA
CÔNG NHÂN ĐÓNG TÀU
Nhà máy đóng tàu Hạ Long là thành viên của Tổng công ty công
nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN). Nhà máy do Chính phủ Ba Lan giúp
xây dựng và đi vào hoạt động sản xuất từ năm 1976. Nhà máy đóng tại
phƣờng Giếng Đáy - Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh.
Nhà máy có dây chuyền đóng mới tàu thuỷ hiện đại, thiết kế theo kiểu
đa tuyến khép kín từ khâu tiếp nhận vật tƣ, xử lý bề mặt tôn, gia công chi tiết,
lắp ráp các tổng đoạn trong nhà và đấu đà ngoài triền. Nhà máy có 25 nhà
xƣởng và bãi lắp ráp trên một diện tích 180.000m2 cùng hệ thống máy móc
thiết bị hiện đại [9].
Tổng số lao động của nhà máy là 4.106 ngƣời. Trong đó: công ty mẹ có
3.745 ngƣời (nữ: 929 ngƣời); các công ty thành viên: 361 ngƣời. Phân theo
trình độ: Đại học 307 ngƣời, Cao đẳng 97 ngƣời, Trung cấp 87 ngƣời, Sơ cấpcông nhân kỹ thuật: 3.254 ngƣời. Số lao động có việc làm bình quân: 4.101
ngƣời. Thu nhập của cán bộ, công nhân viên: 3.700.000 đ/ngƣời/tháng (khối
gián tiếp: 4.000.000 đồng; Khối trực tiếp: 3.500.000 đồng).
1.1.1. Quy trình công nghệ đóng tàu
Quy trình đóng mới một con tàu bao gồm 10 giai đoạn (sơ đồ 1.1):
- Giai đoạn 1 (Thiết kế): thiết kế hình dáng vỏ tàu, chân vịt, chế tạo và
thử mô hình tàu với những đặc tính kỹ thuật cơ bản.
- Giai đoạn 2 (Cắt tôn): các tấm tôn đƣợc sơn lót, sau đó đƣợc chuyển
đến phân xƣởng cắt bằng dây chuyền.
- Giai đoạn 3 (Lắp ráp phân, tổng đoạn): các tấm tôn riêng biệt đƣợc
hàn vào với nhau thành các phân, tổng đoạn.
5
- Giai đoạn 4 (Sơ bộ lắp ráp các khí cụ, giá đỡ): lắp sơ bộ các đƣờng
ống, cáp điện lớn, bệ máy và các bộ phận thiết bị cho buồng máy...
- Giai đoạn 5 (Sơn): bề mặt các tấm tôn của tổng đoạn đƣợc làm sạch
và sơn từ 3 đến 6 lớp sơn.
- Giai đoạn 6 (Đấu tổng đoạn trên đà): sau khi sơn xong, các phân đoạn
nhỏ đƣợc hàn với nhau để thành các tổng đoạn lớn. Các tổng đoạn lớn đƣợc
đƣa lên đà để hàn đấu với nhau thành con tàu.
- Giai đoạn 7 (Hạ thủy): Sau khi đấu xong các tổng đoạn và các phần
mũi, lái, tàu đƣợc hạ thủy xuống nƣớc và đƣa ra cầu tàu để tiếp tục lắp phần
ca bin thƣợng tầng và các thiết bị khác.
- Giai đoạn 8 (Lắp hoàn chỉnh thiết bị): trên những bệ, giá đã đƣợc đặt
sẵn ở giai đoạn trƣớc, các thiết bị nhƣ máy chính, nồi hơi, động cơ, thiết bị
điện đƣợc tiến hành lắp và hoàn thiện ở các khu vực khác nhau của tàu.
- Giai đoạn 9 (Thử đƣờng dài): tất cả chức năng của các hệ thống trên
tàu sẽ đƣợc kiểm nghiệm và hoạt động nhƣ khi hành trình thật.
- Giai đoạn 10 (Bàn giao): tàu đƣợc phép chính thức vận hành.
Để thực hiện đƣợc quy trình công nghệ trên, nhà máy đóng tàu bao
gồm các phân xƣởng sản xuất chính và các phân xƣờng sản xuất phụ trợ:
* Các phân xưởng sản xuất chính:
- Phân xƣởng Vỏ: làm công việc gia công tôn tấm, lắp ráp tổng đoạn và
đấu đà các tổng đoạn.
- Phân xƣởng Trang bị: lắp ráp các trang thiết bị trên boong tàu.
- Phân xƣởng Trang trí: làm sạch bề mặt, sơn toàn bộ tàu,
- Phân xƣởng Ống tầu: lắp đặt hệ thống ống
6
Thiết kế
Cắt thép
Bụi, hơi kim
loại, tiếng ồn
Bỏng nhiệt, bụi vào mắt và
đường hô hấp; tiếng ồn gây
điếc.
Lắp ráp
Bụi, hơi KL, ô
nhiễm nhiệt
Sốc nhiệt, điện giật , ngã cao,
nhiễm độc hơi KL
Làm sạch bề mặt
Bụi silic, kim
loại, tiếng ồn
Bụi vào mắt, đường hô
hấp; điện giật, ngã cao
điếc
Sơn
Hơi dung môi,
ô nhiễm nhiệt
Nhiễm độc hơi dung môi,
sốc nhiệt
Đấu tổng trên
triền đà
Hơi KL
Sốc nhiệt, nhiễm độc hơi
kim loại, Trượt ngã
Hoàn thiện
Hơi KL, ô
nhiễm nhiệt
Sốc nhiệt, điện giật ,
ngã cao, nhiễm độc hơi
Hạ thủy
Trượt ngã
Thử đƣờng dài
Bàn giao
Sơ đồ 1.1. Dây chuyền công nghệ đóng tàu và các nguy cơ về AT-VSLĐ
7
* Các phân xưởng sản xuất phụ trợ:
- Ban Cơ điện: bảo dƣỡng toàn bộ thiết bị, chịu trách nhiệm về nguồn
điện sử dụng.
- Phân xƣởng Mộc tàu: trang trí nội thất cho tàu.
- Phân xƣởng Triền đà: thực hiện công việc đƣa tàu lên, xuống đà.
1.1.2. Nguy cơ sức khỏe nghề nghiệp trong môi trƣờng lao động của công
nhân đóng tàu
Trong một dây chuyền công nghệ đóng tàu có nhiều công đoạn khác
nhau, nên đặc điểm lao động của công nhân ở các công đoạn và phân xƣởng
cũng khác nhau.
- Công đoạn xử lý tôn: tôn đƣợc phun cát trực tiếp lên bề mặt để làm
sạch sau đó đƣợc sơn lót bằng máy phun tay. Công nhân làm việc trong môi
trƣờng này chịu ảnh hƣởng tiếng ồn cƣờng độ cao của máy nén phun cát và
nồng độ bụi silic tự do trong không khí rất cao. Bên cạnh đó là sơn xăng, ở cả
dạng dung dịch và dạng bụi cùng với các hoá chất hoà tan, tẩy rửa…
- Công đoạn hạ liệu và gia công chi tiết: tôn và các chi tiết đƣợc cắt
trên máy bằng công nghệ CNC plasma cũng có độ ồn rất cao, có nguồn phát
tia cực tím và hơi khí độc do sơn lót bị cháy. Khói hàn, tia cực tím, sơn cháy
khi hàn đấu lắp các cụm chi tiết trong không khí cũng có nồng độ khá cao.
- Công đoạn lắp ráp thân tàu: ngoài tiếng ồn do lắp ráp chi tiết, bụi
kim loại, yếu tố nổi lên là ảnh hƣởng của khói hàn và hoá chất cháy đặc biệt
là trong không gian hẹp và kín.
- Giai đoạn hoàn thiện: ngƣời lao động vẫn phải hàn các hệ đƣờng
ống, nhất là đƣờng ống tráng kẽm và sơn trong hầm kín.
- Đối với việc sửa chữa: ngƣời lao động vẫn phải làm việc và tiếp xúc
với các yếu tố bất lợi nhƣ trên. Ngoài ra, họ thƣờng xuyên phải gõ rỉ bằng tay,
cắt thay tôn bằng oxy, khí ga phát sinh các loại khí CO, CO 2, các loại hơi khí
8
độc khác với nồng độ rất cao. Khi bảo dƣỡng máy, công nhân phải tiếp xúc
với dầu mỡ, các hoá chất tẩy rửa…
Ô nhiễm môi trƣờng lao động (MTLĐ) trong ngành đóng và sửa chữa
tàu thủy chủ yếu là ô nhiễm do bụi (bụi hạt mài mòn, bụi oxit kim loại), hơi
khí độc, nhiệt, tiếng ồn. Các công đoạn sản xuất ô nhiễm nhất là làm sạch bề
mặt bằng phun cát và cạo gỉ thủ công; công đoạn sơn; công đoạn hàn và cắt
thép bằng máy hàn hơi.
Ảnh hƣởng của các yếu tố bất lợi càng lớn khi điều kiện thời tiết nắng
nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn. Ngƣời lao động làm việc trong các hầm kín
hoặc những nơi chật hẹp, không thông thoáng và thƣờng là trong MTLĐ cùng
một lúc chứa nhiều yếu tố độc hại kể trên [30], [31].
1.1.2.1. Nguy cơ sức khỏe nghề nghiệp do các yếu tố vật lý
* Nhiệt độ cao:
Lê Vân Trình và cs. (2009) [33] khảo sát đánh giá hiện trạng MTLĐ và
môi trƣờng xung quanh tại một số doanh nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy ở
miền Bắc trong hai năm 2007 – 2009 thấy MTLĐ bị ô nhiễm nặng nề với
nhiều vị trí làm việc có các thông số môi trƣờng vƣợt tiêu chuẩn vệ sinh lao
động (TCVSLĐ). Làm việc trong hầm tàu vào mùa hè còn phải chịu ô nhiễm
nhiệt với nhiệt độ không khí rất cao (440C - 48,50C), tiềm ẩn nhiều rủi ro.
ngƣời lao động đồng thời phải tiếp xúc với bụi, hơi khí độc, tiếng ồn, nhiệt độ
cao và đây chính là nguyên nhân gây ra các trƣờng hợp bị sốc nhiệt, choáng
hơi sơn, khói hàn.
Năm 2005, Lƣơng Minh Tuấn (2005) [42], nghiên cứu MTLĐ của công
nhân Công ty đóng tàu Hồng Hà thấy nhiệt độ tại phân xƣởng oxy- trang trí
và Vỏ tàu trung bình là 32,0oC. Hoàng Thị Hiếu (2007) [14] nghiên cứu
MTLĐ tại tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng và Nam Triệu thấy
nhiệt độ trung bình tại buồng phun hạt mài là 40,5 ± 0,5oC.
9
* Tiếng ồn:
Tiếng ốn là một trong những yếu tố nguy cơ nghề nghiệp ở công nhân
đóng tàu, đặc biệt là ở những ngƣời liên quan đến việc sửa chữa. Nguồn tiếng
ồn từ các máy cắt gỗ (có thể lên tới 120dB) [50] hoặc từ các máy mài, cắt, hàn
và dập kim loại... Các nghiên cứu về MTLĐ ở nhà máy đóng tàu cho thấy
tiếng ồn cao nhất là 135dB khi cắt kim loại, 111dB khi mài, 117dB khi bào;
trong 8 giờ lao động, công nhân nồi hơi và thợ lắp ống tàu phải thƣờng xuyên
tiếp xúc với tiếng ồn 93dBA và 94 dBA.
Tiếng ồn là nguy cơ dẫn đến điếc nghề nghiệp (ĐNN), tăng huyết áp và
các rối loạn chức năng khác ở ngƣời lao động [6], [7], [32], [139], [141],
[147]. Mặt khác, các yếu tố bất lợi trong MTLĐ đã kết hợp làm tăng nguy cơ
thiếu hụt thính lực. Công nhân đóng tàu thƣờng tiếp xúc với các dung môi
thơm có độc tính với tế bào (toluen, xylen và styren…) và làm tăng nguy cơ
thiếu hụt thính lực do tiếng ồn [125]. Nghiên cứu của Triebig G. và cs. (2009)
ở 248 công nhân đóng tàu tiếp xúc với styren cho thấy việc tiếp xúc kéo dài
trên giới hạn quy định (>50 ppm) đã làm tăng nguy cơ mất thính lực [136].
Ở Việt Nam, Lƣơng Minh Tuấn (2005) [42], nghiên cứu môi trƣờng lao
động của công nhân Công ty đóng tàu Hồng Hà thấy mức áp âm trung bình ở
nơi sản xuất oxy là 91,3
4,93 dBA, ở trong cabin tàu 1000 tấn là 99,5
dBA, ở phân xƣởng Vỏ tàu là 93,5
4,1
4,1 dBA. Hầu hết số mẫu đo ở các vị trí
này đều vƣợt TCVSLĐ.
Hoàng Thị Hiếu (2007) [14] nghiên cứu môi trƣờng lao động tại tổng
công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng và Nam Triệu thấy cƣờng độ tiếng
ồn rất cao vƣợt TCVSLĐ là 12 dBA; ô nhiễm tiếng ồn nhất là khu vực phun
cát tẩy gỉ.
Nguyễn Thị Quỳnh Hƣơng (2007) [21] nghiên cứu một số cơ sở đóng
tàu thủy thấy ô nhiễm tiếng ồn tại các PX vỏ tàu, điện máy, máy và trang trí là
nghiêm trọng. Tại hầu hết các điểm đo, mức áp âm tƣơng đƣơng vƣợt
10
TCVSLĐ từ 9- 32 dBA; đặc biệt mức áp âm ở tần số 4000Hz vƣợt TCVSLĐ
từ 5-14 dB. Ngƣời lao động tiếp xúc với tiếng ồn không chỉ có mức âm tƣơng
đƣơng lớn hơn TCVSLĐ, mà thời gian tiếp xúc trong một ngày cũng nhƣ số
ngày làm việc trong tuần cũng vƣợt quá mức quy định.
* Rung:
Các nghiên cứu ở công nhân đóng tàu thấy do sử dụng các thiết bị gây
rung (máy xay, máy mài, máy tiện) cho nên nhiều công nhân có nguy cơ rối
loạn cơ xƣơng ở bàn tay và chi trên [55], [57], [79], [94], [129].
Park H. và cs. (2007) [109] nghiên cứu 114 công nhân sử dụng các
công cụ có tần số rung ở mức 6,32 và 13,39 m/s2 trong 4,64 giờ mỗi ngày
thấy một nửa số công nhân có triệu chứng khởi phát của bệnh Raynaud.
Tình trạng rối loạn cơ xƣơng nghề nghiệp (cấp tính hoặc mạn tính)
cũng là nguyên nhân dẫn đến nghỉ việc và bệnh nghề nghiệp (BNN) ở công
nhân đóng tàu. Ảnh hƣởng của công cụ gây rung đến chức năng bàn tay đã
đƣợc chứng minh bởi sự giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh ở cổ tay, bàn tay và
các ngón tay trong một bộ phận công nhân đóng tàu ở Mỹ [56]. Nghiên cứu
của Cherniack M. và cs. (2008) [58] cũng cho thấy có tƣơng quan thuận giữa
tỷ lệ rối loạn vận mạch ở bàn tay với cƣờng độ và thời gian tiếp xúc với các
công cụ gây rung ở 214 đối tƣợng. Herberts P. và cs. (1981) [73] thấy rằng
tình trạng rối loạn cơ xƣơng vùng vai chiếm tới 18% ở công nhân trong một
xƣởng đóng tàu và cũng có nhiều ngƣời rối loạn cơ xƣơng ở khuỷu tay.
* Bụi silic:
Bụi silic là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tai mũi họng, bệnh hô hấp và
đặc biệt là bệnh bụi phổi silic (BBPSi) nghề nghiệp [1], [61], [62], [71],
[118]. Trong hai năm 2007 - 2009, Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo
hộ lao động đánh giá hiện trạng MTLĐ một số doanh nghiệp đóng và sửa
chữa tàu thủy thấy MTLĐ bị ô nhiễm nặng nề. Tại khu vực phun cát, nồng độ
bụi chứa silic tự do vƣợt TCVSLĐ hàng chục đến hàng trăm lần [22].
11
Hoàng Thị Hiếu (2007), [14] khảo sát MTLĐ tại tổng công ty Công
nghiệp tàu thủy Bạch Đằng và Nam Triệu nồng độ bụi tại các vị trí lao động
vƣợt TCVSLĐ nhiều lần, hàm lƣợng silic tự do trong bụi tại buồng phun cát
rất cao; với công nghệ phun hạt mài, hàm lƣợng bụi sắt trong bụi vƣợt
TCVSLĐ từ 2- 2,5 lần và vẫn tồn tại silic tự do. Tại vị trí cạo gỉ hàm lƣợng
sắt trong bụi vƣợt TCVSLĐ từ 1,46- 1,69 lần [16].
Nguyễn Bích Diệp và cs. (2008) [10] nghiên cứu cắt ngang tại một
doanh nghiệp cơ khí đóng tàu, khảo sát điều kiện lao động, hồi cứu các kết
quả MTLĐ, phỏng vấn trực tiếp 300 công nhân về điều kiện làm việc thấy các
yếu tố môi trƣờng làm việc chƣa đảm bảo an toàn- vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Công nhân phàn nàn tiếp xúc nhiều với bụi (89,7%), bụi silic
(22,7%), tiếng ồn có cƣờng độ lớn trong suốt ca làm việc (94,7%), tiếp xúc
hơi khí độc khói hàn, khí CO2 sử dụng cho các máy hàn (34,7%).
Nghiên cứu của Brigham C.R. và cs. (1985) [50] còn cho thấy công
nhân đóng tàu còn có nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Bệnh về mắt ở công nhân
đóng tàu có thể chia thành hai loại chính: các tổn thƣơng do dị vật bắn vào
mắt và các bệnh liên quan đến tiếp xúc với tia tử ngoại, hồng ngoại.
Schechner R. và cs. (1991) [122] thấy rằng thợ mài thƣờng xuyên có nguy cơ
dị vật bắn vào mắt gây tổn thƣơng giác mạc cấp tính, viêm giác mạc và dẫn
đến hậu quả là đục thủy tinh thể thứ phát do chấn thƣơng, nhiễm sắt ở nhãn
cầu. Hàn còn là nguyên nhân chính gây ra phơi nhiễm tia tử ngoại gây chói
mắt, viêm giác mạc và các tổn thƣơng ác tính ở mắt.
* Bụi Amiang:
Amiang đƣợc sử dụng nhiều trong công nghiệp đóng tàu, đặc biệt là
chrysotile (amiang trắng) đƣợc dùng để cách điện, trong các tấm nối Klinger,
lót sàn buồng động cơ và phòng ở [75], [132]. Amiang có thể gây ra các tổn
thƣơng nhƣ viêm phổi, xơ phổi (bệnh bụi phổi amiang nghề nghiệp) và các
bệnh lý ác tính nhƣ ung thƣ trung biểu mô, ung thƣ phế quản và phổi; và ít
12
hơn là ung thƣ tiêu hóa, tiết niệu hoặc sinh dục (thận và buồng trứng) [48],
[81], [91], [98] [108], [115], [142], [155].
Các công việc tiếp xúc nhiều với amiang là cắt và lắp đặt các vật liệu
cách nhiệt. Murbach D. M. và cs. (2008) [105] thống kê 52 nghiên cứu ở 84
tàu từ năm 1978 đến 1992 thấy nồng độ amiang trong không khí từ 0,004 đến
0,008 sợi/cm3 ở phòng nghỉ; cao nhất là ở phòng động cơ (0,01 sợi/cm3 không
khí). Điều này chứng tỏ MTLĐ của công nhân đóng tàu có ô nhiễm amiang,
nhƣng vẫn trong giới hạn cho phép. Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy,
trƣớc những năm 1980, công nhân đóng tàu bị phơi nhiễm amiang mức độ
nặng.
Welch S. L. và cs. (2007) [143] nghiên cứu trên 18.211 công nhân
luyện kim Bắc Mỹ thấy công nhân đóng tàu có các bệnh liên quan đến amiang
tăng cao gấp 1,8 lần. Điều này đã đƣợc khẳng định qua một nghiên cứu dài từ
năm 1966 đến 1975 ở 253 công nhân đóng tàu ở Anh: 17 trƣờng hợp tử vong
do các bệnh ác tính liên quan đến amiang và 21% trƣờng hợp dày dính màng
phổi trên X quang lồng ngực [119]. Ở Pháp, từ năm 1999 đến 2005 đã có
1.879 công nhân đóng tàu mắc các bệnh amiang nghề nghiệp, chụp phim CT
lồng ngực định kỳ cho 22% số công nhân thấy có trên một nửa là mắc bệnh
(dày hoặc dính màng phổi). Bệnh amiang nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao ở nhóm
công nhân nồi hơi (27%), thợ đƣờng ống và thợ hàn.
Krstev S. và cs. (2007) [90] nghiên cứu tình hình tử vong của 4.702
công nhân (4.413 nam và 289 nữ) ở nhà máy đóng tàu của Cảnh sát biển (Mỹ)
từ tháng 1/1950 đến 31/12/1964 và đƣợc theo dõi đến 31/12/2001 thấy tỷ lệ tử
vong chuẩn cho tất các nguyên nhân là 1,08 (CI 95%: 1,04- 1,12); ung thƣ
đƣờng hô hấp (tỷ lệ tử vong chuẩn: 1,29; CI 95%: 1,15-1,43), ung thƣ phổi (tỷ
lệ tử vong chuẩn: 1,26; CI 95%: 1,12-1,41), ung thƣ trung biểu mô (tỷ lệ tử
vong chuẩn: 5,07; CI 95%: 1,85-11,03) và khí phế thũng (tỷ lệ tử vong chuẩn:
1,44; CI 95%: 1,01-1,99); thấp hơn là bệnh tim mạch (tỷ lệ tử vong chuẩn:
13
0,95; CI 95%: 0,90- 1,00 ), tổn thƣơng mạch máu của hệ thần kinh trung ƣơng
(tỷ lệ tử vong chuẩn: 0,80; CI 95%: 0,67- 0,96), xơ gan (tỷ lệ tử vong chuẩn:
0,38; CI 95%: 0,25- 0,57) và nguyên nhân khác (tỷ lệ tử vong chuẩn: 0,55; CI
95%: 0,44- 0,68). Không thấy xu hƣớng tăng tỷ lệ tử vong theo thời gian làm
việc trong nhà máy đóng tàu, ngoại trừ u trung biểu mô (tỷ lệ tử vong chuẩn:
4,23 với <10 năm và 6,27 khi ≥10 năm). Có ít nhất ba nhóm nghề có tỷ lệ tử
vong chuẩn ≥1,3 đối với bệnh ung thƣ phổi là thợ máy (tỷ lệ tử vong chuẩn:
1,60; CI 95%: 1,08-2,29), thợ ống tàu và thợ hàn, cắt (tỷ lệ tử vong chuẩn:
1,34; CI 95%: 1,07-1,65); bệnh ung thƣ miệng và mũi họng ở nhóm công
nhân trang trí, đồ gỗ (tỷ lệ tử vong chuẩn: 6,20; CI 95%: 2,27-13,50). Các tác
giả cho rằng tỷ lệ tử vong ở công nhân đóng tàu ít, nhƣng có nhiều trƣờng hợp
ung thƣ phổi và ung thƣ trung biểu mô. Hầu hết trong số này có lẽ liên quan
đến tiếp xúc với amiăng.
Tomioka K. và cs. (2011) [132] nghiên cứu thuần tập ở 249 nam công
nhân sửa chữa tàu (90 thợ ống tàu và 159 thợ nồi hơi) và so sánh với tỷ lệ tử
vong chuẩn ở nam giới Nhật Bản từ năm 1947 đến cuối năm 2007 thấy thợ
ống tàu (xử lý vật liệu amiăng trực tiếp) có tỷ lệ tử vong chuẩn cao: 2,64 (CI
95%: 1,06- 5,44) đối với ung thƣ phổi và 2,49 (CI 95%: 1,36- 4,18) đối với
các bệnh không ác tính đƣờng hô hấp. Nhóm thợ nồi hơi, tiếp xúc với amiăng
ít hơn, tỷ lệ tử vong chuẩn đối với ung thƣ phổi tăng ít hơn, nhƣng tỷ lệ tử
vong chuẩn đối với các bệnh hô hấp không ác tính tăng cao 1,78 (CI 95%:
1,06- 2,81). Theo thời gian làm việc thấy tỷ lệ tử vong chuẩn tăng đáng kể đối
với các bệnh hô hấp không ác tính. Nhƣ vậy, có mối liên quan giữa tiếp xúc
amiăng với bệnh ung thƣ phổi và các bệnh đƣờng hô hấp không ác tính ở
công nhân đóng tàu.
Jeong K.S. và cs. (2011) [80] nghiên cứu thuần tập ở 30.288 công nhân
nam (20.647 công nhân đóng tàu và 9.641 nhân viên văn phòng) làm việc từ
năm 1992 và 2005 trong một xƣởng đóng tàu tại Hàn Quốc thấy tổng số mắc
14
ung thƣ là 135 ngƣời ở nhân viên văn phòng và 519 ngƣời ở công nhân đóng
tàu. Tỷ lệ ung thƣ hiệu chỉnh theo tuổi ở nhân viên văn phòng và công nhân
đóng tàu là 136,2 và 179,7/100.000 ngƣời/năm. Hệ số tỷ lệ chuẩn cho ung thƣ
dạ dày, ung thƣ gan, ung thƣ phổi ở công nhân đóng tàu so với các nhân viên
văn phòng là 1,67 (CI 95%: 1,12-2,49), 2,13 (CI 95%: 1,37-3,36), và 3,71 (CI
95%: 1,68- 8,19). Nhƣ vậy, nguy cơ gia tăng ung thƣ dạ dày, ung thƣ gan và
ung thƣ phổi ở công nhân đóng tàu có thể do một số yếu tố nghề nghiệp trong
nhà máy đóng tàu gây nên.
1.1.2.2. Nguy cơ sức khỏe nghề nghiệp do các yếu tố hóa học
Công nhân đóng tàu còn bị phơi nhiễm với các hydrocarbon ở nhiều
dạng khác nhau [19], [82], [86], [92], [100], [124]. Hydrocacbon thơm đƣợc
tìm thấy trong các dung môi có chứa toluen và xylen (43% ngƣời lao động
tiếp xúc) đƣợc sử dụng rộng rãi khi sơn tàu và styren đƣợc sử dụng trong
đóng tàu [50], [96], [127]. Đây là những chất gây ức chế hệ thần kinh trung
ƣơng và có nguy cơ gây các tổn thƣơng ở hệ thần kinh. Các chất này gây kích
ứng da và hệ thống hô hấp, với số lƣợng lớn có nguy cơ gây phù phổi, chán
ăn và ảnh hƣởng đến chức năng tiêu hóa. Toluen còn là chất gây ung thƣ, gây
quái thai và viêm cầu thận [102]. Các hóa chất khác cũng có nguy cơ gây ung
thƣ nhƣ benzen gây bạch cầu, trichloroethylen gây ung thƣ thận cũng đã từng
đƣợc sử dụng trong ngành đóng tàu trƣớc khi bị cấm [111], [124]. Phơi nhiễm
nghề nghiệp có thể xảy ra trực tiếp (sử dụng sản phẩm) hoặc gián tiếp, thông
qua các vận chuyển sản phẩm (xăng dầu). Điều này cũng đúng với các sản
phẩm dầu, bằng chứng là sự gia tăng của ung thƣ phổi và ung thƣ da đƣợc tìm
thấy ở những ngƣời làm việc trên tàu chở dầu [101].
Styren có ảnh hƣởng đến hệ thống máu đƣợc sử dụng trong các polyme
hoá các loại nhựa polyester và chiếm 40% trọng lƣợng của các loại nhựa này
[50].
15
Khi sơn tàu, ngƣời lao động phải tiếp xúc với các dung môi thơm nhƣ
xylen, toluen có ở trong sơn và dung môi. Ngoài ra, trong dung môi còn có
ketone, aldehyde, các ester và glycol... gây khó thở và ức chế hệ thần kinh
trung ƣơng. Nồng độ các chất này tăng lên khi lao động trong khoảng không
gian kín, chật hẹp (hầm tàu) [120], [128].
Theo Kim V. và cs. (1999) [86], nồng độ toluen, xylen, methyl ethyl
ketone và glycol ether là 12; 28,23; 4,6 và 3,03 ppm cao gấp 4 lần so với khi
sơn ở trên boong tàu. Ethylene glycol acetat có nguy cơ gây rối loạn hệ thống
máu, ức chế tủy xƣơng.
Khi rửa tay trong các dung môi, thợ sơn có thể tiếp xúc với nồng độ
cao của trichloroethylen. Ngoài ra, trong sơn còn có xylen, các chất chống ăn
mòn, chống ô nhiễm nhƣ epoxy (gây kích ứng da), bột màu và các chất chống
gỉ. Từ năm 2003, tributyltin bị cấm thì các chất tạo màu đƣợc sử dụng chủ
yếu là oxit đồng, oxit kẽm, titan, niken và sắt. Những chất tạo màu này gây
kích ứng đƣờng hô hấp và đồng bị nghi là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung
thƣ hệ tiết niệu [83], [84], [152].
Grandjean P. và cs. (1980) [70] thấy nồng độ nickel trong huyết tƣơng
của thợ sơn (5,2 mg/dl), cao hơn so với nhóm thợ hàn. Các tác giả còn cho
rằng khi theo dõi các đối tƣợng này trong thời gian dài thì việc tiếp xúc trƣớc
đó với các chất độc hại không đƣợc bỏ qua. Lee K. H. và cs. (2004) [93] thấy
thợ sơn tiếp xúc với nhựa than đá có nồng độ hydroxypyren (2,24 mmol/mol
creatinin) cao hơn so với các thợ sơn không tiếp xúc với nhựa than đá.
Hall F. X. (2006) [72] so sánh nồng độ chì trong không khí và trong
máu của công nhân đóng tàu năm 1991 và năm 2002- 2003 (khi đã loại bỏ chì
trong kỹ thuật sơn và hàn) thấy nồng độ chì trong không khí ở khu vực sơn và
hàn đã giảm theo thời gian. Nồng độ chì trong máu của nhóm nguy cơ cao
giảm 2 lần (tỷ lệ lƣu hành: 8,3; CI 95%: 3,7- 18,6) và ở nhóm nguy cơ thấp
giảm 1,6 lần (tỷ lệ lƣu hành: 6,2; CI 95%: 0,86- 44,7).
16
Links I. và cs. (2007) [95] nghiên cứu sự phơi nhiễm hô hấp ở công
nhân sơn tàu thấy phơi nhiễm đồng là 3mg/m3 khi phun sơn, 0,8 mg/m3 khi
mài cát, nồng độ Dichlofluanide là 0,14 ppm; xylen và ethylbenzen là 52,6
ppm và 33,2 ppm.
Những hóa chất độc xâm nhập vào cơ thể thông qua hệ thống hô hấp và
da. Chang F. K. và cs. (2007) [52] thấy rằng khi đeo mặt nạ, nồng độ xylen
and ethylbenzin mà thợ sơn bị phơi nhiễm đã giảm 96% và 94%. Một nghiên
cứu khác của Chang F. K. và cs. (2007) [51] cũng cho thấy tỷ lệ xylen hấp thụ
qua da ở thợ sơn tàu là khoảng 63%.
Xin J. và cs. (2011) [149] nghiên cứu nồng độ chất Dichlorodiphenyltrichloroethan thƣờng có trong sơn chống gỉ ở các nhà máy đóng tàu của
Trung Quốc thấy dao động từ 0,06- 8.387,24 mg/kg. So với các nhà máy sản
xuất sơn, các nhà máy đóng tàu bị ô nhiễm nặng hơn, làm ảnh hƣởng đến sinh
thái, cƣ dân cũng nhƣ ngƣời lao động.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, công nghệ sửa chữa và đóng tàu
thủy có thể làm phát sinh các khói hàn, hơi khí độc khác [42], [137].
Lƣơng Minh Tuấn (2005) [42] khảo sát các loại hơi khí độc phát sinh
trong tại các phân xƣởng của Công ty đóng tàu Hồng Hà là khí CO, CO2,
aceton, hơi chì và SO2 thấy các mẫu đo đều thấp hơn TCVSLĐ. Tuy vậy, nếu
tiếp xúc thƣờng xuyên, liên tục và lâu dài với các chất khí này vẫn có thể ảnh
hƣởng đến sức khỏe của ngƣời lao động.
Như vậy, công nhân đóng tàu phải lao động trong môi trường có nhiều
yếu tố bất lợi: nhiệt độ và độ ẩm cao, tiếng ồn, bụi silic và các hơi khí độc
như CO, CO2, SO2... Sự tác động phối hợp của các yếu tố nguy hại kết hợp
với lao động nặng nhọc, nhịp độ lao động khẩn trương đã gây nên những ảnh
hưởng bất lợi cho sức khỏe và là nguy cơ gây ra những BNN và liên quan
đến nghề nghiệp cho người lao động như ĐNN, BBPSi nghề nghiệp…
17
1.2. MỘT SỐ BỆNH NGHỀ NGHIỆP CỦA CÔNG NHÂN ĐÓNG TÀU
Hiện nay, các nghiên cứu tình trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật của công
nhân đóng tàu thƣờng tập trung và các bệnh lý nhƣ tình trạng rối loạn cơ
xƣơng nghề nghiệp, bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp, điếc nghề nghiệp và tai
nạn lao động [53], [80], [90], [149], [150], [153], [154], [155].
1.2.1. Tình trạng rối loạn cơ xƣơng nghề nghiệp
Lao động kéo dài với tƣ thế gò bó trong khoảng không gian chật hẹp
cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn cơ xƣơng ở thợ hàn, cắt và
mài kim loại [44], [127].
Một bộ dụng cụ hàn đầy đủ có thể nặng trên 30 kg và các vòi phun có
thể nặng 2,5 kg là nguyên nhân gây nên rối loạn cơ xƣơng ở chi trên và đau
thắt lƣng. Lowe B.D. và cs. (2001) [97] ghi điện cơ ở thợ hàn thấy có tình
trạng rối loạn chức năng ở các cơ thang, cơ delta và cơ gấp ngón tay.
Alexoploulos E. C. và cs. (2008) [43] nghiên cứu 853 công nhân đóng tàu
thấy trong một năm có 14% ngƣời lao động nghỉ việc do đau thắt lƣng và thợ
hàn có tỷ lệ nghỉ việc cao nhất (18,3%). Tỷ lệ đau thắt lƣng tái phát chiếm tới
41% sau một năm, tỷ lệ này cao hơn ở những ngƣời có thoát vị đĩa đệm cột
sống và giảm đi khi điều kiện làm việc thuận lợi. Điều này đã khẳng định
đƣợc những bất lợi về ergonomie mà công nhân đóng tàu phải chịu đựng, đặc
biệt là thợ hàn, thợ đƣờng ống và thợ mài, cắt.
Xu L. và cs. (2011), [150] nghiên cứu tình trạng rối loạn cơ xƣơng
nghề nghiệp ở 1.570 công nhân đóng tàu so sánh với 253 nhân viên hành
chính (nhóm chứng) thấy rối loạn cơ xƣơng chủ yếu ở vùng cổ, thắt lƣng và
vai (58,0%; 54,6% và 44,3%) và có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm công
việc (p<0,05). Lao động nữ có tỷ lệ rối loạn cơ xƣơng ở vùng cổ và vai cao
hơn so với các công nhân nam (p<0,05). Tình trạng rối loạn cơ xƣơng ở vùng
cổ, thắt lƣng và vai có liên quan với tuổi và thời gian lao động.
18
Nguyễn Bích Diệp và cs. (2008) [10] nghiên cứu ở một nhà máy đóng
tàu thấy hầu hết công nhân làm việc ngoài trời (86,7%) và thƣờng xuyên vận
chuyển nguyên vật liệu nặng bằng tay (78,3%). Thời gian làm việc của công
nhân 8 giờ/ngày và cả 7 ngày/tuần. Tƣ thế làm việc của công nhân chủ yếu là
tƣ thế đứng và ngồi xổm trên mặt đất chiếm 84,7- 90% và các tƣ thế bất hợp
lý khác là cúi (46%) và vặn (26%).
1.2.2. Bệnh da nghề nghiệp
Do tiếp xúc với hoá chất cũng nhƣ các yếu tố vật lý nhƣ tia cực tím, tia
bức xạ, nhiệt độ nóng lạnh và những yếu tố cơ học nên công nhân đóng tàu dễ
bị các tổn thƣơng da cấp tính hoặc mạn tính [15], [113].
Peltonen L. và cs. (1983) [113] nghiên cứu trên 2.057 công nhân đóng
tàu thấy 16% bị tổn thƣơng da. Lê Thực (1999) [28] nghiên cứu bệnh ngoài
da của cán bộ, nhân viên ngành đƣờng thuỷ nội địa cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
ngoài da là 21,0%. Trong đó nấm da 28,2%, bệnh da dị ứng 16,6%, sạm da
15,7%, viêm da tiếp xúc 14,9%, bệnh da nhiễm khuẩn 11,2% và các bệnh da
khác 13,2%.
Hoàng Thị Hiếu (2007) [15] nghiên cứu cơ cấu bệnh ngoài da ở công
nhân Nhà máy đóng tàu Hạ Long trong hai năm 2005- 2006 thấy tỷ lệ mắc
bệnh ngoài da của nhóm nghiên cứu là 27,8%, trong đó nhóm sản xuất trực
tiếp có tỷ lệ mắc là 29,2%; nhóm sản xuất gián tiếp là 18,9%; nhóm trực tiếp
có nguy cơ mắc bệnh ngoài da cao gấp 1,8 lần so với nhóm gián tiếp
(p<0,01). Loét da do bỏng hàn và sạm da là cao nhất (30% và 25,8%). Tỷ lệ
mắc bệnh ngoài da ở nam chiếm 25,5%, nữ chiếm 38,3%. Nguy cơ mắc bệnh
ngoài da ở nữ cao gấp 1,5 lần so với nam (p<0,001). Vị trí xuất hiện tổn
thƣơng ngoài da chủ yếu là ở tay chiếm 90,1%; sau đó là ở mặt và cổ chiếm
44,1%. Công nhân gõ gỉ, làm sạch vỏ tàu có tỷ lệ mắc bệnh ngoài da cao nhất
(42%), tiếp theo là thợ lắp ráp (39,7%), thợ hàn cắt hơi 38,4%.
19
1.2.3. Tai nạn lao động
Theo Thông tƣ số 14/2005/TTLT- BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN của
Liên tịch Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:
“tai nạn gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể ngƣời
lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu
cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ luật Lao động quy định nhƣ:
nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dƣỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa,
cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc)” [5].
Ngành công nghiệp đóng tàu là ngành có tỷ lệ cao về tai nạn lao động.
Theo Birgham C. R. (1985) [50], tại bang Maine của Mỹ, tỷ lệ tai nạn lao
động chiếm tới 35%.
Moll van Charante A. W. (1990) [103] nghiên cứu nguy cơ tai nạn
thƣơng tích nghề nghiệp ở nam công nhân nhà máy đóng tàu tại Den Helder
(Hà Lan) thấy 300 công nhân đã có ít nhất một chấn thƣơng trong 3,5 năm.
Các yếu tố liên quan đến tai nạn thƣơng tích nghề nghiệp là thiếu hụt thính
lực trên 20 dB, và tiếng ồn lớn hơn 82 dB. Tại nhà máy đóng tàu này, tai nạn
thƣơng tích nghề nghiệp do tiếng ồn và giảm thính lực chiếm 43% các thƣơng
tích.
Năm 1991, Moll van Charante A. W. và cs. [104] nghiên cứu bệnhchứng một xƣởng đóng tàu hải quân thấy có ba yếu tố liên quan đến tai nạn
thƣơng tích nghề nghiệp là lƣợng rƣợu tiêu thụ, thiếu hụt thính lực trên 20 dB
và phơi nhiễm với tiếng ồn vƣợt quá 82dB. Theo tác giả các yếu tố này đều có
thể dẫn đến suy giảm khả năng kiểm soát tƣ thế, bởi vì, có khoảng 40% số tai
nạn thƣơng tích nghề nghiệp có liên quan với trƣợt, vấp ngã.
Tại Anh, Wollaston J.F. (1992) [146] đã ghi nhận đƣợc 8.939 vụ tai
nạn trong ngành đóng và sửa chữa tàu, tỷ lệ là 7.010 vụ tai nạn/100.000 ngƣời
vào năm 1974, với 19 vụ tai nạn gây tử vong vào năm 1973 và 1975.
20
Kośmider K. và cs. (1997) [88] theo dõi trong 5 năm (1989-1993) ở
Nhà máy đóng tàu Szczecin thấy có 1.317 tai nạn liên quan đến nghề nghiệp
của nam công nhân đóng tàu. Tỷ lệ tai nạn cao nhất là ở các nhóm nghề nhƣ
thợ hàn, ống tàu, cơ khí điện và máy tàu. Các yếu tố liên quan đến tình hình
tai nạn lao động là tuổi, thâm niên nghề nghiệp và loại hình lao động.
Ở Việt Nam, Nguyễn Bích Diệp và cs. (2008) [10] nghiên cứu ATVSLĐ tại một doanh nghiệp cơ khí đóng tàu cho thấy các tai nạn xảy ra với
các công nhân có tuổi nghề từ 1- 5 năm (chiếm 62,2%), ở các công nhân nam
(chiếm 96,2%) và chủ yếu ở lứa tuổi 18- 30 tuổi (66%).
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Bích Diệp và cs. (2008) [11] ở công
nhân đóng tàu cho thấy tai nạn lao động chủ yếu xảy ra ở các công nhân mới
vào nghề. Thời gian xảy ra nhiều tai nạn là mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9
(10,3- 13,8%) và các tháng cuối năm khi phải làm nhiều việc để hoàn thành
kế hoạch nhƣ tháng 11 (16,6%). Gánh nặng bệnh tật do bị tai nạn thƣơng tích
của công nhân cơ khí là 2,8 DALY/100 ngƣời. Chấn thƣơng phần mềm làm
mất số năm sống khoẻ mạnh do tai nạn thƣơng tích cao nhất 1,535 DALY
(34,4%). Nam giới có tổng số DALY bị mất đi cao hơn so với nữ (3,743
DALY: 92,6% ở nam so với 0,297 DALY ở nữ chiếm 7,4%). Số DALY bị
mất đi nhiều nhất là ở lứa tuổi từ 21- 30 tuổi.
1.2.4. Bệnh điếc nghề nghiệp
Điếc nghề nghiệp là vi chấn thƣơng âm do tiếp xúc với tiếng ồn nơi lao
động có cƣờng độ lớn (≥90 dB) thƣờng xuyên hàng ngày (6- 8 giờ/ngày),
trong thời gian dài (≥3 tháng) gây nên các tổn thƣơng không hồi phục, đối
xứng cả hai tai của cơ quan tiếp âm [12], [18], [24].
Trong quá trình phát triển công nghiệp số ngƣời lao động trong môi
trƣờng có tiếng ồn ở mức gây hại ngày một tăng [87]. Tỷ lệ ngƣời chịu tác
động của tiếng ồn gây hại ở các nƣớc công nghiệp phát triển khoảng 25% đến
30% trong tổng số những ngƣời lao động, do vậy số ngƣời bị ĐNN ngày càng
21
tăng và trở nên phổ biến. Trên thế giới, tỷ lệ ĐNN chiếm tới 40% trong số các
BNN đƣợc bảo hiểm.
Nghiên cứu của Reilly M. và cs. (1998) [117] ở bang Michigan (Hoa
Kỳ) trong 5 năm (1992- 1997) cho thấy có 1.378 công nhân bị giảm sức nghe
do tiếng ồn, 70% trong số này làm việc trong các ngành chế tạo. Ở bang
Washington, số công nhân bị giảm sức nghe do tiếng ồn từ năm 1984 đến
năm 1991 là 4.547 ngƣời, chủ yếu (89%) là giảm sức nghe từ từ, có tính chất
mạn tính, nhƣng cũng có 11% số ngƣời bị giảm sức nghe cấp tính [63].
Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân ĐNN đƣợc bảo hiểm chỉ đứng sau BBPSi
nghề nghiệp [12]. Nguyễn Thị Toán (1994) [31] nghiên cứu ở 11 nhà máy có
tiếng ồn lớn hơn 90 dBA với xấp xỉ 4.000 công nhân thấy tỷ lệ bệnh ĐNN
hiện mắc là 10,94%. Nghiên cứu của Phạm Thiều Hoa (2002) [16] tại công ty
Phân lân nung chảy Văn Điển thấy ở nhóm công nhân trực tiếp sản xuất, tỷ lệ
ĐNN là 2,46% và hầu hết ở mức độ nhẹ (88,89%).
Theo Nguyễn Duy Bảo (2008) [2], tính đến năm 2007, số tích lũy BNN
trong toàn quốc là 23.872 trƣờng hợp, trong đó BBPSi là 17.785 trƣờng hợp
(74,5%), tiếp đến là ĐNN: 3818 trƣờng hợp (16%).
Nghiên cứu thực trạng sức khỏe trên 927 công nhân cơ khí luyện kim
(đúc, luyện cán thép, gò rèn), Nguyễn Thị Toán (2003) [32] thấy BBPSi là
14% (từ 1/0p); bệnh ĐNN là 12,28% (gò rèn 18,63%, cán thép 10,9%, luyện
thép 4,82%). Các triệu chứng thu thập qua bảng câu hỏi đƣợc phân bổ nhƣ
sau ho khạc đờm 82,7%; ho kéo dài >3 tháng là 15,5%; ù tai, nghe kém là
65,0% và 61,0%; mệt mỏi, đau đầu là 62,9% và 57,1%.
Nguyên nhân gây ĐNN cũng nhƣ các rối loạn sinh lý ở ngƣời tiếp xúc
với tiếng ồn không những phụ thuộc vào bản chất tiếng ồn (cƣờng độ, tần số,
tính chất, thời gian tiếp xúc), các yếu tố độc hại kết hợp mà còn phụ thuộc vào
khả năng đáp ứng của cơ thể ngƣời tiếp xúc (tính thụ cảm, tuổi đời, tình trạng
cơ quan thính giác…) Những ngƣời bị các bệnh ở tai dễ bị ĐNN, trừ các
22
trƣờng hợp bị xốp xơ tai, cứng khớp bàn đạp trong hệ thống dẫn truyền âm
của tai [60], [67], [99], [126], [133]. Ngƣời lao động trong môi trƣờng luyện
cán thép, các máy nghiền quay, máy mài, máy cắt và rèn búa máy... đều có
thể bị tác động gây hại của tiếng ồn [103], [112].
Để dẫn đến ĐNN, thời gian tiếp xúc với tiếng ồn gây hại phải trên 3
tháng, thời gian tiếp xúc càng lâu thì tỷ lệ ĐNN càng tăng. Thời gian tiếp xúc
tiếng ồn trong ngày cũng rất quan trọng, với tiếng ồn 85- 90dB thì thời gian
tiếp xúc trong ngày là 6- 8 giờ. Nếu cƣờng độ cao hơn thì thời gian tiếp xúc ít
hơn cũng gây hại [64], [69], [114], [135].
Tiếng ồn phối hợp với rung xóc sẽ làm tăng nguy cơ ĐNN khi rung xóc
truyền tiếng ồn theo đƣờng xƣơng đến tai trong [76].
Nasir H. M. và cs. (2012) [106] nghiên cứu ở 358 công nhân làm việc
tại các sân bay của Malaysia từ tháng 11/2008 đến 3/2009 thấy tỷ lệ thiếu hụt
thính lực là 33,5%. Các yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu hụt ở ngƣời lao động là
>40 tuổi (OR: 4,3; CI 95%: 2,2-8,3), thời gian tiếp xúc tiếng ồn >5 năm (OR:
2,5; CI 95%: 1,4-4,7), hút thuốc lá (OR: 2,1; CI 95%: 1,2- 3,4), thời gian
phục vụ >5 năm (OR: 2,1; CI 95%: 1,1- 3,9), tiếp xúc với tiếng ồn (OR: 6,1;
CI 95%: 1,3- 29,8), tiếp xúc với rung xóc (OR: 2,2; CI 95%: 1,1- 4,3) và làm
việc trong đơn vị kỹ thuật (OR: 5,9: CI 95%: 1,1- 30,9). Tỷ lệ thiếu hụt thính
lực ở ngƣời không hút thuốc ≤40 tuổi; hút thuốc ≤40 tuổi, không hút thuốc
>40 tuổi và hút thuốc >40 tuổi tƣơng ứng là 1,0; 1,7; 2,8 và 4,6.
Ngƣời ta đề cập đến hai vấn đề chính về cơ chế bệnh sinh của bệnh
ĐNN: thần kinh và cơ học. Cơ chế thần kinh đã đƣợc nghiên cứu từ cuối thế
kỷ XI. Năm 1880, Habermann quan sát thấy tiếng ồn gây nên những thƣơng
tổn ở bộ phận thần kinh của cơ quan thính giác, ngày nay ngƣời ta quan sát
thấy ở những ngƣời tiếp xúc với tiếng ồn, ngƣỡng đáp ứng của thần kinh
thính giác tăng, dẫn đến mất khả năng nhậy cảm thông thƣờng, dần dần không
cảm ứng đƣợc với âm tần có cƣờng độ thấp [12].
23
Giai đoạn đầu, ở cơ quan thính giác ngƣời bệnh có tổn thƣơng hệ tế bào
lông tại cơ quan Corti, sau đó dày lên, xơ hóa màng nhĩ và toàn bộ cơ quan
Corti. Nguyên nhân là do các tế bào chịu áp lực âm thanh mạnh lên bề mặt tế
bào cũng nhƣ các sợi lông chịu tác động thƣờng xuyên mà dày lên và dần dần
mất cảm ứng, gây nên hiện tƣợng trơ về mặt cơ học cũng nhƣ thần kinh [36].
Đặc điểm chung của ĐNN là thiếu hụt thính lực ở tần số cao, đặc biệt là
ở tần số 4096 Hz sau đó mới dẫn đến các âm tần khác, tiếng ồn trong sản xuất
thƣờng là từ 2.000 Hz trở lên, đây sẽ là tần số chính gây tổn thƣơng vùng đáy
của loa đạo, thƣờng thì tiếng ồn có tần số thấp sẽ gây tổn thƣơng vùng đỉnh
của loa đạo (ốc tai) [12], [36], [107].
Điếc nghề nghiệp thƣờng xảy ra qua ba giai đoạn với thời gian khác
nhau, tùy theo từng ngƣời [36].
- Giai đoạn thích ứng: những ngày đầu lao động ở nơi có tiếng ồn gây
hại xuất hiện: mệt mỏi, khó chịu ở tai, ù inh tai, tức nhƣ đút nút lỗ tai. Nghe
kém cuối giờ hay sau giờ lao động.
- Giai đoạn tiềm tàng: tiến triển chậm, kéo dài hàng năm. Nghe kém
ngày một nặng hơn. Lúc đầu là hiện tƣợng giảm sức nghe ở tần số cao xung
quanh 4.000 Hz, trên thính lực đồ thấy hình chữ V có đỉnh ở khu vực 4.000
Hz có thể ở vị trí này ngƣỡng nghe tụt xuống 50 – 60dB thậm chí 60 - 70 dB
càng về sau tiến triển lâm sàng tăng các ngành của chữ V ngày một rộng ra.
- Giai đoạn rõ rệt: ngƣỡng nghe ở các tần số sinh hoạt cũng bị giảm,
ngƣời bệnh tự ý thức đƣợc nghe kém do giao tiếp ngôn ngữ đã bị ảnh hƣởng.
Nghe kém ngày càng nặng hơn và không hồi phục khi nghỉ, không tiếp xúc
với tiếng ồn.
Wecławik Z. và cs. (1983) [141] phân tích 717 trƣờng hợp BNN ở một
nhà máy đóng tàu từ năm 1968 đến 1978 thấy ô nhiễm MTLĐ là nguyên nhân
dẫn đến BNN. Nguy cơ mắc bệnh cao nhất là tại các vị trí làm việc của thợ
rèn, thợ hàn và phun sơn. Các nhóm nghề khác nhau có tỷ lệ mắc BNN khác
24
nhau: thợ hàn thƣờng bị BBPSi (45,9%), thợ rèn mắc ĐNN (78,5%) và thợ
phun sơn mắc bệnh da nghề nghiệp (44,6%). Tỷ lệ BNN ở nhóm công nhân
trên 40 tuổi cao gấp 6,5 lần so với nhóm công nhân trẻ tuổi.
Wu T. N. và cs. [148] kiểm tra 9.535 công nhân tiếp xúc với tiếng ồn
cao >85 dBA thấy có 3.216 ngƣời (34%) giảm sức nghe do tiếng ồn với
ngƣỡng nghe cao hơn 40 dBA ở một hoặc cả hai tai. Trong số này những
nghề có tỷ lệ giảm sức nghe cao là xây dựng (38,6%), đóng và sửa chữa tàu
(19,2%), công nghiệp sản xuất vũ khí (13,6%).
Ở Việt Nam, trong ngành công nghiệp đóng tàu, tỷ lệ ĐNN cũng khá
cao. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Toán (1994) [31] cho thấy tiếng ồn khi gõ gỉ
trên boong của xí nghiệp Canô xà lan Hà Nam Ninh là 109 dBA, trong hầm
tàu là 114dBA và tỷ lệ ĐNN của công nhân gõ gỉ là 11,6%.
Nghiên cứu của Phan Tuấn (1995) [41] cho thấy tỷ lệ ĐNN trong
ngành đóng tàu tại Hải Phòng là 9,64%, trong đó ĐNN loại nhẹ là 35,43%;
loại vừa là 29,13% và loại nặng là 18,11%.
Lƣơng Minh Tuấn (2005) [42], nghiên cứu trên 161 đối tƣợng tiếp xúc
với tiếng ồn nguy hại ở Công ty đóng tàu Hồng Hà thấy bệnh ĐNN chiếm tỷ
lệ 9,9%. Tuổi nghề càng cao tỷ lệ công nhân bị ĐNN càng tăng: tăng từ 4,8%
ở nhóm có tuổi nghề ≤10 năm lên 8,3% ở nhóm có tuổi nghề 11- 15 năm và
14,1% ở nhóm có tuổi nghề >15 năm. Mối tƣơng quan giữa tuổi nghề và tỷ lệ
bệnh ĐNN là mối tƣơng quan thuận với r= 0,58 (p<0,05).
Nguyễn Thị Quỳnh Hƣơng (2007) [21] nghiên cứu trên 150 công nhân
tiếp xúc với tiếng ồn thấy ĐNN tập trung nhiều ở các phân xƣởng Vỏ tàu (14
ngƣời: 19,7%), phân xƣởng máy và trang trí (8 ngƣời: 10,1%). Trong số 22
trƣờng hợp mắc bệnh ĐNN, 11 trƣờng hợp thiếu hụt thính lực ở mức nhẹ
“giảm sức nghe từ 15- 35%” (50%); 8 trƣờng hợp thiếu hụt thính lực ở mức
vừa “giảm sức nghe từ 36- 55%” (36%) và có 3 trƣờng hợp thiếu hụt thính lực
ở mức nặng “giảm sức nghe từ 56 - 75 %” (14%).
25
Vũ Văn Sản (2010) [26] nghiên cứu cắt ngang trên 259 công nhân nhà
máy đóng tàu Sông Cấm và Công ty vận tải thuỷ III Hải Phòng thấy tỷ lệ
ĐNN là 14,42%, trong đó 22,58% nhẹ, 77,42% trung bình và nặng. Tỷ lệ nam
(83,87%) cao hơn nữ (16,13%) và 2 nhóm thợ có tỷ lệ ĐNN cao nhất là thợ
gò, thợ sắt và cũng là nhóm thợ tiếp xúc với tiếng ồn có cƣờng độ lớn nhất.
Có mối liên quan tỷ lệ thuận giữa cƣờng độ tiếng ồn, thời gian tiếp xúc với tỷ
lệ mắc bệnh ĐNN.
1.2.5. Bệnh bụi phổi-silic nghề nghiệp
Bụi phổi-silic là bệnh nhiều ngƣời mắc phải, đặc biệt là ở các nƣớc
đang phát triển. Năm 1930, tại Hội nghị Johannesburg đã nêu định nghĩa
BBPSi là tình trạng bệnh lý ở phổi do hít thở dioxyt silic (SiO 2) hay silic tự
do. Đặc điểm của bệnh về giải phẫu là xơ hóa và phát triển các hạt ở hai phổi,
về lâm sàng là khó thở và về Xquang là phổi có hình ảnh tổn thƣơng đặc biệt.
Hội nghị quốc tế lần thứ tƣ về bệnh bụi phổi (Bucarest, 1971) đã xác định
bệnh bụi phổi là sự tích lũy bụi trong phổi và phản ứng của các tổ chức có bụi
xâm nhập [144]. Hiện nay, các tác giả thống nhất đặc điểm của BBPSi là phổi
xơ hóa lan tỏa, bệnh tiến triển và không hồi phục ở công nhân hàng ngày thở
hít bụi chứa silic nhƣ thạch anh, cát, đá granite… [35], [37].
Các nghiên cứu cũng cho rằng không phải tất cả các loại bụi đều gây
nguy hiểm. Bụi nguy hiểm nhất là bụi có chứa silic tự do (SiO2). 70% các hạt
bụi tìm thấy trong phổi có đƣờng kính dƣới 1µm. Chỉ có bụi quartz (thạch
anh) gây ra BBPSi và các hạt nhỏ có đƣờng kính 1µm là loại rất nguy hiểm.
Silic tự do (tinh thể) tồn tại dƣới ba dạng khác nhau là quartz,
cristobalit và tridymit. Quartz và tridymit có dạng tinh thể 6 góc; Cristobalit
có dạng tinh thể lập phƣơng. Dạng không tinh thể của silic (silic vô hình)
đƣợc xem là ít có khả năng gây xơ hóa phổi. Nhiệt độ cao có thể làm thay đổi
cấu trúc dạng tinh thể của silic. Nguồn gốc đầu tiên của silic là quartz. Quartz
là một khoáng chất đƣợc tìm thấy ở hầu hết các khoáng chất trầm tích và nó là