Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.28 KB, 37 trang )

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI
Bộ môn: Điều tra – Quy hoạch rừng

Bài tiểu luận Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh
Hóa năm 2018 tầm nhìn đến năm 2020

GVHD
Họ Tên sinh viên
Mã sinh viên

:
:
:
Năm 2018

2


MỤC LỤC

3


PHẦN I: QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ


– XÃ HỘI HUYỆN QUAN HÓA
I . YẾU TỐ TỰ NHIÊN , TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
1.1. Vị trí địa lý kinh tế.
Quan Hóa là một huyện miền núi phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa.
Huyện có diện tích tự nhiên là 996.17 km² với dân số: 42.474 người.
Tổ chức hành chính của huyện Quan Hóa gồm 17 xã: Hiền Chung, Hiền
Kiệt, Hồi Xuân, Nam Động, Nam Tiến, Nam Xuân, Phú Lệ, Phú Nghiêm, Phú
Sơn, Phú Thanh, Phú Xuân, Thành Sơn, Thanh Xuân, Thiên Phủ, Trung
Sơn, Trung Thành, Xuân Phú và 1 thị trấn Quan Hóa.
Địa giới của huyện:
• Phía tây giáp huyện Mường Lát cùng tỉnh và có một đoạn biên giới
với Lào khoảng 4,8 km;
• Phía bắc giáp hai huyện Mộc Châu (Sơn La) và Mai Châu (Hòa Bình);
• Phía đông giáp huyện Bá Thước;
• Phía nam giáp huyện Quan Sơn.

1.2. Tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Tài nguyên khí hậu
Do sự tác động của các nhân tố: vĩ độ địa lý, quy mô lãnh thổ, vị trí trong
hệ thống hoàn lưu gió mùa trong á địa ô gió mùa Trung - Ấn, hướng sơn văn, độ
cao và vịnh Bắc Bộ mà Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè
nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá,
sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất
liền, từ Bắc xuống Nam. Đôi khi có hiện tượng dông, sương mù, sương muối
làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp.

4


Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22 - 23 C. Lượng mưa trung bình

0

phổ biến là 1.700mm.
Huyện Quan Hoá thuộc vùng núi cao. Nền nhiệt độ nói chung thấp, mùa
đông khá rét, nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 0 C, sương muối nhiều và một số
0

nơi có sương giá với tần suất 1 ngày/1 năm. Khi có sương giá, sương muối làm
cho một số cây ăn quả có thể bị chết hàng loạt. Vào mùa hè, lũ có thể xuất hiện
vào thời gian tháng 7 - 8
1.2.2. Tài nguyên đất.
CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH CỦA THANH HÓA
Ký Nhóm đất
hiệu

Diện tích Phân bố
(ha)

Fh Đất mùn vàng đỏ trên núi

86.720 Phân bố trên núi cao

Thích hợp với cây lâm

800m, như ở Quan Hóa,

nghiệp và rừng tự nhiên

Lang Chánh, Như Xuân,
Thường Xuân, Bá Thước,

Quan Sơn, Mường Lát

Fa Đất vàng nhạt trên đá 136.737 Phân bố ở Quan Hóa, Tây
macma axit

Bắc Lang Chánh, Thường

Thích hợp với cây ăn quả,

Xuân

cây công nghiệp
Fk Đất nâu đỏ phát triển trên đá 44.268 Phân bố rộng rãi ở nhiều
macma bazơ và trung tính

vùng thuộc các huyện

Thích hợp với cây công

vùng núi

nghiệp
Rr Đất đen
Thích hợp với cây màu và

3.830

Tập trung nhiều ở vùng
núi Nưa


cây công nghiệp ngắn ngày
5


Li, Đất lầy, than bùn
Ly Thích hợp cho việc phát
triển đồng cỏ

10.959 Phân bố trên các địa hình
trũng khó thoát nước ở
các huyện trung du miền
núi Như Xuân, Bá Thước,
Quan Hóa, Thạch Thành,
Lang Chánh, Ngọc Lặc,
Cẩm Thủy

Ba Đất bạc màu phát triển trên
đá sản phẩm dộc tụ và trên

26.538 Phân bố trên các địa hình
núi cao và đồng bằng.

phù sa cổ
Thích hợp với cây họ đậu và
lúa một vụ
P

Đất phù sa: Bao gồm loại 141.275 Tập trung chủ yếu ở đồng
được bồi hàng năm và loại


bằng, một phần ở ven

không được bồi hàng năm,

biển và trung du miền núi

đất phù sa glây và phù sa

các cửa sông.

úng nước vào mùa hè
Thích hợp cho cây lúa
Cc Đất cát bãi, cát biển (trồng
rau quả, cây công nghiệp

15.961 Tập trung ở 6 huyện, thị
xã ven biển

ngắn ngày)
Thích hợp với cây công
nghiệp ngắn ngày, rau màu
Fs Nhóm đất đỏ vàng phát triển 335.537 Phân bố ở các huyện
trên các loại đá mẹ khác

Thạch Thành, Cẩm Thủy,

nhau: macma bazơ, trung

Ngọc Lặc, Bá Thước,


tính, axit, trầm tích, biến

Như Xuân, Như Thanh

chất...
6


Thích hợp với cây lâm
nghiệp, cây công nghiệp
Fk Đất nâu đỏ phát triển trên đá 44.268 Phân bố rộng rãi ở nhiều
macma bazơ và trung tính

vùng thuộc các huyện

Thích hợp với cây công

vùng núi

nghiệp
Fp Đất vàng nhạt trên phù sa cổ

16.696 Phân bố rộng rãi ở nhiều

Thích hợp với cây màu và

vùng núi thuộc Nông

cây công nghiệp ngắn ngày


Cống, Tĩnh Gia, Như
Thanh và một phần huyện
Quan Hóa.

Fq Đất vàng nhạt trên đá cát

89.893 Phân bố rộng rãi ở nhiều

Thích hợp với cây lâm

vùng cát kết cổ thuộc

nghiệp

Nông Cống, Quan Hóa,
Tĩnh Gia.

Fj Đất đỏ vàng trên đá biến

1.525

Phân bố ở huyện Như

chất

Xuân và các huyện vùng

Thích hợp với cây lâm

núi.


nghiệp, cây công nghiệp đặc
thù
Rr Đất đen
Thích hợp với cây màu và

3.830

Tập trung nhiều ở vùng
núi Nưa

cây công nghiệp ngắn ngày
Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Địa chí Thanh Hóa, tập 1 và có điều chỉnh với số liệu chung

7


1.3. Tài nguyên nước và mạng lưới sông ngòi.
1.3.1. Tài nguyên nước.
Tài nguyên nước của huyện Quan Hoá khá phong phú.
Có hai con sông lớn chảy qua địa bàn huyện: sông Mã và sông Luồng.
- Nước ngầm: nước ngầm khá phong phú cả về trữ lượng và chủng loại
bởi chúng xuất hiện ở đầy đủ các loại đất đá: trầm tích, biến chất, macma và
phun trào.
Có các loại hình nước dưới đất như nước khe nứt: Tồn tại trong các đá
cứng nứt nẻ có thành phần khác nhau, phân bố ở các khu vực đồi núi. Nước có
chất lượng tốt với độ tổng khoáng hoá < 1mg/lít, song phân bố rất phức tạp phụ
thuộc vào cấu trúc địa chất của từng vùng.
Hiện nay, việc khảo sát thăm dò các khu vực này còn rất hạn chế.

1.3.2. Mạng lưới sông ngòi.
Chiều dài sông Mã ở địa phận Việt Nam là 410km, riêng tỉnh Thanh Hoá
242km. Toàn bộ diện tích lưu vực là 28.106km2, trong đó phần bên nước bạn
Lào là 7.913km2, phần Việt Nam là 20.193km2, riêng Thanh Hoá gần
9.000km2. Sông Mã có 89 phụ lưu, các phụ lưu chính trên đất Thanh Hoá gồm
suối Sim (40km), suối Quanh (41km), suối Xia (22,5km), sông Luồng (102km),
sông Lò (74,5km), Hón Nủa (25km), sông Bưởi (130km), sông Cầu Chày
(87,5km), sông Chu (325km). Hệ thống sông Mã có thể cho công suất lý thuyết
là 1.890.020Kw, với sản lượng điện là 12,07 tỷ Kw/h. Bình quân trên 1km chiều
dài, sông Mã cho 3.578Kw. Hiện đã xây dựng trên hệ thống sông Mã nhà máy
thuỷ điện Cửa Đạt có công suất lắp máy 140Mw.
Ngoài ra còn có các hệ thống kênh mương và các suối nhỏ khác.

8


1.4. Tài nguyên sinh vật.
1.4.1. Thực vật rừng.
Rừng cận nhiệt đới trên núi: Loại rừng phân bố ở độ cao từ 500m tới
1.600m (còn gọi là rừng nhiệt đới trên núi thấp).
Rừng trồng: Rừng trồng đã được chú trọng phát triển từ lâu.
Chủ yếu là rừng lá rộng, thường xanh, có hệ thực vật phong phú, đa dạng
về họ, loài... Gỗ quý hiếm có lát, pơ mu, trầm hương. Gỗ nhóm II có sa mu, lim
xanh, táu, sến. Gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi, de, chò chỉ... Các loại thuộc
họ tre, nứa có luồng, nứa, vầu, giang, bương, tre. Ngoài ra, còn có mây, song,
dược liệu, cánh kiến đỏ...
Hệ thống rừng đặc dụng: Theo tiêu chuẩn quốc gia, huyện Quan Hóa có
một số rừng đặc dụng như: Khu bảo tồn cây gỗ sến rộng 300ha. Khu bảo tồn Pù
Luông, Xuân Nha.
1.4.2. Động vật rừng.

Những kết quả điều tra cho thấy ở Thanh Hoá nói chung và huyện Quan
Hóa nói riêng hệ động vật rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả động vật
trên cạn lẫn động vật dưới nước, cả động vật bản địa lẫn động vật di cư đến, cả
động vật tự nhiên lẫn động vật do con người tạo ra, v.v.. Thanh Hoá có một số
dạng quần cư động vật chính như: quần cư động vật đồng ruộng đồng bằng và
đồi thấp; quần cư động vật ở rừng tre, nứa, vầu, giang; quần cư động vật ở rừng
cây bụi, trảng cỏ; quần cư động vật ở rừng gỗ và trảng cây; quần cư động vật
nước ngọt...
Có nhiều loài động vật đã được ghi vào sách Đỏ, bao gồm:
- Các loài đang bị tiêu diệt như: nhóm thú voọc mông trắng, voọc vá,
voọc đen tuyền, vượn đen bạc má, gấu đen, gấu ngựa, báo mai hoa, hổ, voi,
hươu sao, bò tót, sơn dương, trâu rừng; nhóm chim có trĩ, gà lôi; nhóm bò sát,
lưỡng cư có rắn hổ mang chúa.
9


- Các loài sắp bị tiêu diệt: nhóm thú cu li nhỏ, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ
đuôi lợn, voọc xám, báo lửa, báo gấm, cheo cheo nam dương, tê tê, sóc bay; về
chim có cò chìa, hồng hoàng; về bò sát lưỡng cư có kỳ đà nước, thằn lằn, rắn hổ
trâu, rùa híp, rùa núi vàng, giải. Nhóm động vật không xương sống có trai cóc
hình tai, cà cuống; về thú có cầy mực, dơi thuỳ frit, sóc bay lông tai; về chim có
bồ nông chân xám, choắt chân vàng lớn, mòng biển mỏ đen; về động vật không
xương sống có cua Kim Bôi, cua Cúc Phương. Một số loài khác như tắc kè, rắn
cạp nong, rắn hổ mang cũng có nhiều song cũng đang bị săn bắt quá mức nên số
lượng suy giảm nhanh chóng...

1.5. Tài nguyên khoáng sản
Kim loại màu và kim loại hiếm: Đã phát hiện thấy 7 mỏ và điểm quặng
chì - kẽm, tuy nhiên Quan Hoá với trữ lượng phát hiện được là không lớn, song
cần điều tra thêm; niken - coban có lẫn trong quặng crômit Cổ Định, trữ lượng

khoảng 137.840 tấn niken và 27.570 tấn coban.
Ngoài ra, còn các quặng molipđen, thuỷ ngân ở rải rác nhiều nơi nhưng
trữ lượng nhỏ. Riêng quặng vàng, đã phát hiện thấy nhiều mỏ và điểm khoáng
sản vàng ở nhiều nơi. Đó là các loại khoáng hoá vàng hoặc vàng gốc thuộc
thành hệ thạch anh - vàng - sunfua, đa kim, tồn tại trong các đới dập vỡ, thành
mạch riêng của các đá phun trào axit hoặc trong đá vôi.
Tài nguyên nước khoáng cũng được phát hiện ỏ một số điểm thuộc huyện.

1.6. Dân số và nguồn lao động.
1.6.1.Dân số - Dân tộc:
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2008, dân số toàn huyện có
9.790 hộ dân với 45.883 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc anh em sinh sống trên địa
bàn: Dân tộc Thái 30.094 người (chiếm 65,60%); Mường 11.117 người (chiếm
24,23%); Kinh 4.120 người (chiếm 8,97%); Mông 378 người (chiếm 0,82%);
Hoa 174 người (chiếm 0,38%).
10


Mật độ dân số bình quân khoảng 46,3 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,95%.
1.6.2. Nguồn lao động:
Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện có 22.637 người trong độ tuổi lao
động, chiếm 49,3%. Trong đó số lao động có khả năng lao động là 21.145
người, chủ yếu là lao động thuần nông.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng đạt 15%.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KT-XH.
2.1. Những kết quả đạt được.
2.1.1. Về kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng GDP ( giá CĐ 94 ) bình quân hàng năm thời kỳ 2015

- 2017 đạt 13,0 - 13,5%. Trong đó: Nông - Lâm - Thuỷ sản: 8,0 - 8,5%; Công
nghiệp - Xây dựng: 19,0 - 19,5%; Dịch vụ: 16,0 - 16,5%.
Cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ

Năm 2015
40,0%.
26,0%.
34,0%.

Năm 2017
27,0%.
38,0%.
35,0%.

Tổng vốn đầu tư trên địa năm 2015: 4.216,0 tỷ đồng ( theo giá hiện
hành ).
Thu nhập bình quân đầu người ( giá hiện hành ) đến năm 2017 là 14,0
triệu đồng;
Tổng lương thực có hạt năm 2017 đạt 13.400,0 tấn;
Giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu năm 2015 đạt 4,5 triệu USD;
Về cơ sở hạ tầng thực hiện: các tuyến đường ô tô đến trung tâm xã chưa
được kiên cố hoá 100%.

11


2.1.2. Về nhiệm vụ văn hóa - xã hội

Giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,3 - 0,35%o; thực hiện hạ tỷ lệ tăng dân số
năm 2017 xuống 1,17%;
Giảm tỷ lệ đói nghèo từ 35,0% năm 2010 xuống 20,0% năm 2015; năm
2017 còn 15,0%.
Tỷ lệ lao động được đào tạo và bổ túc tay nghề năm 2015 đạt 30,0%; năm
2017, đạt trên 45,0%.
Hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2015 xuống dưới 25,0%;
năm 2017, dưới 15,0%.
Năm 2015, có 3/17 xã và năm 2017 có 9/17 xã đạt tiêu chí nông thôn
mới.
2.1.3. Về môi trường:
Tỷ lệ che phủ rừng lên 77,5% năm 2015 và 78,3% vào năm 2017.
Các cơ sở sản xuất mới xây dựng có công trình xử lý chất thải đảm bảo
tiêu chuẩn môi trường, hoặc áp dụng công nghệ sạch
Năm 2015, có 80,0% dân số trên địa bàn được dùng nước hợp vệ sinh;
50,0% số hộ có 3 công trình hợp vệ sinh; năm 2017, 85% số hộ được dùng nước
hợp vệ sinh và 67% số hộ có 3 công trình hợp vệ sinh.
2.1.4. Về quốc phòng - an ninh:
Đảm bảo quốc phòng, an ninh; giữ vững chủ quyền biên giới; ổn định
chính trị; kiềm chế sự gia tăng, giảm dần các tệ nạn xã hội.
Duy trì nghiêm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu ở các cấp, bảo đảm đủ
quân số, vũ khí, thiết bị kỹ thuật, thông tin liên lạc thông suốt. Thực hiện tốt
công các chỉ đạo tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ, diễn tập chiến đấu trị an
và các nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra của cấp trên. Các lực lượng nắm chắc tình
hình địa bàn, chủ động giải quyết các tình huống góp phần giữ vững an ninh
12


chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Triển khai kế hoạch sẵn sàng chiến
đấu bảo vệ các ngày lễ, tết.

Thực hiện có hiệu quả các đợt tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ tuyệt đối
an toàn trong các ngày lễ, tết. Làm chủ tình hình, quản lý chặt chẽ mọi hoạt
động các loại đối tượng. Bảo vệ an toàn các địa bàn, mục tiêu, công trình trọng
điểm, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước.

2.2. Những tồn tại, hạn chế.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2015 - 2017 có chiều hướng
phát triển khá, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, đó
là:
- Diễn biến thất thường của thời tiết, rét đậm, rét hại hồi đầu năm, hạn
hán, nắng nóng kéo dài những tháng vừa qua và đặc biệt là đợt mưa lớn gây
ngập úng, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn
nuôi; sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn; thương mại, dịch vụ tăng trưởng
chậm; thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được cải thiện nhiều; giải quyết việc
làm, nhất là xuất khẩu lao động còn thấp.
- Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều hạn chế, số
lượng dự án và doanh nghiệp đăng ký còn ở mức thấp. Một dự án đã đăng ký,
hoặc đang thực hiện vẫn còn gặp khó khăn trong việc huy động vốn và tìm kiếm
thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Kết quả cải cách hành chính ở một số cơ quan, đơn vị tuy đã có chuyển
biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình hình khiếu nại, tố cáo ở một
số địa phương còn diễn biến phức tạp.

13


PHẦN II : QUAN ĐIỂM VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ – XÃ HỘI NĂM 2018, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020.
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN.
1.1. Quan điểm phát triển và phương pháp phát

triển.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Quan Hóa năm
2018, tầm nhìn đến năm 2020 bảo đảm phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế – xã hội tỉnh Thanh Hóa.
Phát triển đồng bộ kinh tế-xã hội của huyện gắn với tỉnh Thanh Hóa và
với các địa bàn lân cận.
Phát huy tối đa và hài hoà những lợi thế và cơ hội, giảm thiểu những hạn
chế và thách thức.
Tăng cường tập trung và tích tụ sản xuất, khai thác hiệu quả những lợi thế
của huyện.
Phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ
và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái.
Kết hợp ngay từ đầu phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh.

1.2. Những thế mạnh và hạn chế trong quá trình
phát triển.
1.2.1. Những lợi thế.
Điều kiện đất đai – khí hậu con người thích hợp để phát triển nền nông
nghiệp sản xuất hàng hoá đa dạng và phong phú.
Có nhiều làng nghề truyền thống và đang hình thành các cụm công
nghiệp tiểu thủ công nghiệp, có nguồn lao động dồi dào hệ thống giáo dục đào
tạo phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như giao thông thuỷ lợi,
thủy điện đang phát triển.
14


1.2.2. Những hạn chế.
Xuất phát điểm về kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm, sản xuất
công nghiệp chiểm tỷ lệ cao công nghiêp- tiểu thủ công nghiệp chậm đổi mới,
sản phẩm chất lượng kém.

Yêu cầu vốn đầu tư lớn trong khi đó nguồn vốn huy động trong dân và
tích luỹ từ kinh tế còn thấp.
Dân số đông, áp lực giải quyết việc làm gia tăng, tỷ lệ lao động qua đào
tạo thấp.
Phát triển kinh tế gắn liền với vấn đề môi sinh, môi trường chi phí khắc
phục hiệu quả vượt ngoài khẳ năng của huyện.

II. QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂM 2018, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2020.
2.1. Mục tiêu phát triển.
2.1.1. Về kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân hàng năm từ năm 2018 – 2020
đạt 19,0%. Trong đó: Nông - lâm - thuỷ sản tăng 6,8%, công nghiệp - xây dựng
tăng 32,4%, dịch vụ tăng 23,2%.
+ Thời kỳ 2018 - 2019: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân hàng
năm 17%, trong đó: Nông - Lâm - thuỷ sản: 7,0%, Công nghiệp-Xây dựng:
35,8%, Dịch vụ: 20,9%.
+ Thời kỳ 2019 - 2020: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân hàng
năm 21,0%, trong đó: Nông - Lâm - thuỷ sản: 6,6%, Công nghiệp-Xây dựng:
29,2%, Dịch vụ: 25,6%.

Cơ cấu kinh tế:
Nông - lâm - thủy sản
Công nghiệp – Xây dựng

Năm 2018
41%
36%

Giai đoạn 2019 - 2020

22%
51%
15


Dịch vụ

23%

27%

Tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu năm 2018 là 3,0 triệu USD,
năm 2020 là 10,0 triệu USD; tăng bình quân hàng năm của thời kỳ 2015 - 2017
là 25%.
Năm 2018 thu ngân sách trên địa bàn đạt 55,0 tỷ đồng, năm 2020 đạt 80,0
tỷ đồng; tăng bình quân hàng năm là 7,0% - 8,0%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 16 triệu đồng, tương đương
800 USD, năm 2020 là 50 triệu đồng, tương đương 2.500,0 USD.
Tổng sản lượng lương thực năm 2018 là 16,6 nghìn tấn, năm 2020 là 19,4
nghìn tấn. Lương thực bình quân đầu người năm 2018 đạt 354,0 kg/người/năm
và 399,0 kg/người/năm vào năm 2020.
2.1.2. Về xã hội.
Tỷ lệ hộ đói nghèo năm 2018 còn 20,0%, năm 2020 giảm xuống còn
8,0%.
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống còn 18,0% năm
2018 và 10,0% năm 2020.
Đến năm 2020, 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 85,0% trạm
y tế có đủ cơ cấu cán bộ y tế có trình độ từ trung cấp trở lên, 100% trạm y tế xã
có bác sỹ; 100% số thôn, bản có y tá thôn.
Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100% vào năm 2020.

Xây dựng trường chuẩn Quốc gia bậc tiểu học đạt 45,0% năm 2018 và
năm 2020 đạt 80,0%; bậc trung học cơ sở năm 2018 đạt 40,0% và năm 2020 đạt
70,0%.
Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 40,0% năm 2018 và 50,0% năm 2020.
Đến năm 2020 có 100% làng bản được phủ sóng phát thanh truyền hình.
16


2.1.3. Về môi trường.
Tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi
trường, từng bước tạo thói quen, nếp sống vì môi trường xanh, sạch đẹp. Ngăn
ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
Bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa
dạng sinh học, cảnh quan môi trường và cân bằng sinh thái.
Đưa tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 80,0% năm 2018 và 85,0% năm 2020.
Kiểm soát tốt chất thải công nghiệp, y tế và chất thải sinh hoạt.
Đạt tỷ lệ 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ
sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm môi trường. Đến năm 2020,
90,0% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.
Tỷ lệ các hộ được dùng nước hợp vệ sịnh đạt 90,0% năm 2018 và 100%
vào năm 2020.
2.1.4. Về an ninh - quốc phòng.
Huy động sức mạnh toàn dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng - an
ninh, đảm bảo ổn định chính trí, giữ vững chủ quyền biên giới, hạn chế tối đa
các tệ nạn xã hội.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và quần chúng nhân
dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp
chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế, giữ vững ổn
định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phục vụ phát triển
kinh tế – xã hội.

Củng cố hệ thống chính trị các cấp, tăng cường năng lực phát hiện và xử
lý vi phạm pháp luật, thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong Chương trình cải cách
hành chính, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã được cấp có thẩm
quyền ban hành.
17


III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH
VỰC:
3.1. Nông - lâm - thủy sản.
Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng,
năng suất và hiệu quả. Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung (vùng
nguyên liệu giấy, vùng đậu tương, vùng nuôi bò thịt hàng hoá,...). Đẩy mạnh
phát triển ngành nghề nông thôn, tạo thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp cho
cư dân nông thôn.
Giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản năm 2018 là 250,8 tỷ
đồng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2011 - 2015 là 7,8%; tổng sản lượng lương
thực có hạt năm 2018 đạt 16,6 nghìn tấn. Đến năm 2020 tổng giá trị sản xuất đạt
356,6 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2016 - 2020 là 7,3%; tổng sản
lượng lương thực có hạt đến năm 2020 đạt 19,4 nghìn tấn.

3.2. Nông nghiệp.
Đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng cây
trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nội bộ
ngành, tập trung phát triển các vùng chuyên canh, vùng cây nguyên liệu phục vụ
công nghiệp chế biến; ưu tiên khu vực có điều kiện canh tác thuận lợi cho sản
xuất lương thực, tiến tới mục tiêu tự cân đối lương thực cho nhân dân trong
huyện. Phấn đấu, năm 2018 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 107,8 tỷ đồng, tốc
độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2018 - 2019 là 5,19%; năm 2020 đạt 142,6

tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2018 - 2020 là 5,76%. Tỷ
trọng nông nghiệp trong nội bộ ngành chiếm 43,0% năm 2018 và 40,0% năm
2020.

18


3.2.1. Trồng trọt.
Cây lúa: Năm 2018 diện tích gieo trồng cả năm đạt 2.470,0 ha ( lúa
Đông Xuân 720,0 ha ), năng suất bình quân 40,0 tạ/ha, sản lượng thóc cả năm
9,88 nghìn tấn. Năm 2020 diện tích gieo trồng là 2.540,0 ha ( lúa Đông Xuân
740,0 ha ), năng suất bình quân 45,0 tạ/ha, sản lượng 11,43 nghìn tấn.
Cây ngô: ổn định diện tích gieo trồng là 1,600,0 ha; năm 2018 năng suất
bình quân đạt 45,0 tạ/ha, sản lượng 6.750,0 tấn; năm 2020 năng suất đạt 50,0
tạ/ha, sản lượng 8.000,0 tấn.
Cây sắn: Đến hết năm 2018, ổn định diện tích 2.000,0 ha, sản lượng 30,0
nghìn tấn, năm 2020 sản lượng đạt 36,0 nghìn tấn.
Cây lạc: Đến hết năm 2018 diện tích 15,0 ha, năng suất 12,0 tạ/ha, sản
lượng 18,0 tấn; năm 2020 diện tích 20,0 ha, năng suất 15,0 tạ/ha, sản lượng 30,0
tấn.
Cây đậu tương: Tập trung canh tác ở các xã dọc sông Mã. Đến hết năm
2018, diện tích gieo trồng là 450,0 ha, năng suất 20,0 tạ/ha, sản lượng 900,0 tấn;
năm 2020 là 600,0 ha, năng suất 22,0 tạ/ha, sản lượng 1.320,0 tấn.
Cây dược liệu: Năm 2015 diện tích 15,0 ha và 20,0 ha vào năm 2020;
Tập trung phát triển các loại dược liệu quý hiếm như: bạch chỉ, bạch truật, ba
kích, thanh hao hoa vàng,...
3.2.2. Chăn nuôi.
Phát triển mạnh chăn nuôi cả về quy mô và chất lượng đàn gia súc, gia
cầm theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản
xuất nông nghiệp lên 40,0% năm 2018 và 45,0% vào năm 2020.

Đến hết năm 2018, tổng đàn trâu, bò đạt 45.000 con, trong đó bò đạt
30.000 con; đàn lợn đạt 35.000 con; đàn gia cầm 250 nghìn con, đàn dê 15.000
con; tổng sản lượng thịt hơi đạt 2.647,7 tấn.
19


Đến năm 2020, tổng đàn trâu, bò đạt 60.000 con, trong đó bò đạt 40.000
con; đàn lợn đạt 45.000 con; đàn gia cầm 300 nghìn con, đàn dê 20.000 con;
tổng sản lượng thịt hơi đạt 3.233,9 tấn.

3.3. Lâm nghiệp.
Phát triển lâm nghiệp theo hướng đảm bảo chức năng phòng hộ đầu
nguồn, bảo vệ môi trường, phục vụ công nghiệp chế biến một cách hợp lý, hạn
chế tối đa ảnh hưởng của phát triển thuỷ điện đối với diện tích đất lâm nghiệp.
Đến năm 2015 toàn huyện có 43.984,66 ha rừng sản xuất, 16.943,58 ha rừng
phòng hộ và 23.253,99 ha rừng đặc dụng; đến năm 2020 có 44.120,0 ha rừng
sản xuất, 17.423 ha rừng phòng hộ và 23.153,0 ha rừng đặc dụng; nâng độ che
phủ rừng lên 80,0% vào năm 2018 và 85,0% vào năm 2020.
Năm 2018 giá trị sản xuất đạt 137,96 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,0%, tốc
độ phát triển giai đoạn 2011 - 2015 đạt 9,41%; năm 2020 giá trị sản xuất đạt
203,2 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 57,0% trong nội bộ ngành, tốc độ tăng trưởng thời
kỳ 2016 2020 đạt 8,01%.

3.4. Thủy sản:
Khai thác tối đa mặt nước trên địa bàn huyện để phát triển ngành thuỷ
sản; áp dụng các biện pháp phù hợp để nuôi thuỷ sản tại các khu vực lòng hồ
thuỷ điện; đến năm 2018 diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 150,0 ha, sản lượng
500,0 tấn; năm 2020 diện tích 200,0 ha, sản lượng 800,0 tấn. Phấn đấu đến
2015, giá trị sản xuất là 5,0 tỷ đồng, năm 2020 là 14,5 tỷ đồng; tỷ trọng năm
2018 là 2,0%, năm 2020 là 3,0% trong nội bộ ngành nông - lâm - thuỷ sản.


3.5. Phát triển nông thôn mới.
Phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp với quy
hoạch không gian xây dựng làng ( bản ) và quy hoạch tổng thể phát triển KT
XH của huyện; kết hợp việc hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực của cộng

20


đồng dân cư nông thôn; đến năm 2018 có 20,0% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn
mới theo tiêu chí của Bộ nông nghiệp và 70,0% vào năm 2020.

3.6. Công nghiệp – xây dựng.
3.6.1. Ngành công nghiệp.
Tập trung phát triển công nghiệp thuỷ điện, công nghiệp chế biến, khai
thác tối đa điều kiện nguồn lực của huyện; xây dựng các cụm công nghiệp, khôi
phục và phát triển các ngành nghề truyền thống,... Đến năm 2020 về cơ bản
Quan Hoá phát triển ngành công nghiệp với cơ cấu hợp lý.
giá trị sản xuất công nghiêp đạt 520,3 tỷ đồng năm 2018 và tăng lên 1.896,5 tỷ
đồng năm 2020. Tốc độ tăng hàng năm thời kỳ quy hoạch 2018 - 2020 là 32,4%;
trong đó: thời kỳ 2018 - 2019 là 35,8 thời kỳ 2019 - 2020 là 29,2%.
• Công nghiệp thuỷ điện: Đến năm 2015 sản lương điện đạt 1,2 tỷ KWh/năm;
năm 2020 đạt khoảng 2,0 tỷ KWh/năm.; năm 2015 giá trị sản xuất đạt 320,0 tỷ
đồng, chiếm 80,0% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn; năm 2020
GTSX đạt 546,0 tỷ đồng, chiếm 40,0% giá trị sản xuất ngành công nghiệp.
Công trình thuỷ điện Trung Sơn: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Trung Sơn
trên tuyến sông Mã, tại bản Co Me xã Trung Sơn ( đã được Thủ tướng Chính
phủ đồng ý phê duyệt danh mục tại công văn số 1532/TTg - QHQT, ngày
16/9/2008 ): Công suất 260 MW; đến năm 2017 sẽ được đưa vào vận hành,
hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2018. Khi vận hành ổn định thủy điện

Trung Sơn sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình khoảng 1,05 tỷ Kwh/năm.
Công trình thuỷ điện Hồi Xuân - xã Hồi Xuân, công suất 102 MW. Phấn
đấu khi vận hành ổn định thủy điện Hồi Xuân sẽ cung cấp sản lượng điện trung
bình khoảng 410 triệu Kwh/năm
Công trình thủy điện Thành Sơn: cách thủy điện Trung Sơn 9,3 km về
phía hạ lưu, thuộc địa phận hai xã Trung Thành và Thành Sơn; Công suất lắp
máy 42 MW; Điện năng trung bình hàng năm: 55,2 triệu Kwh.
21


Xây dựng các công trình thuỷ điện nhỏ như: Sông Luồng 3 ( Nam Động),
công trình thuỷ điện bậc thang suối Pu,...
• Công nghiệp khai khoáng: Tập trung khai thác Quặng sắt tại các bản Nớt-Nam

Đông với trữ lượng 32.000,0 tấn; điểm sắt Làng Cố - Hồi Xuân với 112.000,0
tấn, Bản Bau - Nam Đông 6.800,0 tấn và điểm sắt Sa Lắng - Thanh Xuân với
trữ lượng 7.200,0 tấn làm phụ gia giai đoạn 2016 – 2020. GTSX là 12,0 tỷ đồng
năm 2015 và 137,0 tỷ đồng năm 2020; chiếm tỉ trọng 3,0% năm 2015 và 10,0%
năm 2020.
• Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: đến năm 2018 giá trị sản xuất đạt 20,0
tỷ đồng, chiếm 5,0% tỷ trọng ngành công nghiệp; năm 2020 giá trị sản xuất đạt
205,0 tỷ đồng, chiếm 15,0% tỷ trọng trong ngành công nghiệp.
• Xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung với công suất 20,0 triệu viên/năm.
Đầu tư khai thác đá tại một số điểm trên địa bàn huyện, sản lượng đạt khoảng
150.000 m3/năm vào năm 2020, cung cấp đá cho thi công đường vành đai biên
giới, đường đến trung tâm các xã,...
• Khai thác cát xây dựng: thực hiện theo quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác
và sử dụng tài nguyên cát, sỏi lòng sông tỉnh Thanh Hoá đến năm 2018 được
UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt tại Quyết định số 3350/2007/QĐ - UBND
ngày 05/11/2007. Phấn đấu đến năm 2018 sản lượng cát sỏi đạt 30.000 m3 và

50.000 m3 vào năm 2020.
• Khai thác cát xây dựng: thực hiện theo quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác
và sử dụng tài nguyên cát, sỏi lòng sông tỉnh Thanh Hoá đến năm 2018 được
UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt tại Quyết định số 3350/2007/QĐ - UBND
ngày 05/11/2007. Phấn đấu đến năm 2018 sản lượng cát sỏi đạt 30.000 m3 và
50.000 m3 vào năm 2020.
• Công nghiệp chế biến: Đến năm 2015 GTSX đạt 40,0 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
10,0%; năm 2020 GTSX đạt 342,0 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 25,0%.
• Phát triển công nghiệp chế biến gỗ, xây dựng các cơ sở chế biến gắn với các
vùng nguyên liệu như: xây dựng nhà máy ván dăm, ván sợi công suất 15.000

22


m3/năm; nhà máy ván nhân tạo từ tre luồng công suất 16.000 m 3/năm;nhà máy
chế biến măng măng 3.000,0 tấn/năm; xây dựng 01 cơ sở chế biến dược liệu.
• Cải tạo, nâng cấp phát huy tối đa năng lực sản xuất của các cơ sở xay xát lương
thực; xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc công suất 20.000,0 tấn/năm,
xây dựng nhà máy phân bón vi sinh sản xuất phân bón sạch phục vụ nông
nghiệp với công xuất 10.000,0 tấn/năm,…
• Phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn:
Cụm công nghiệp Xuân Phú - xã Xuân Phú, với quy mô 25,0 ha, đã được
Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý đầu tư xây dựng và hưởng chính sách hỗ trợ theo
Quyết định số 27/2008/QĐ - TTg ngày 05/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ
( văn bản số 2841/UBND - CN ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh ).
Cụm công nghiệp Thiên Phủ - xã Thiên Phủ, với quy mô 10,0 ha, phát
triển sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, thủ công mỹ nghệ, cơ khí,...
Cụm công nghiệp Phú Thanh - xã Phú Thanh, với quy mô 10,0 ha, phát
triển công nghiệp VLXD, cơ khí, công nghiệp chế biến lâm sản, thủ công mỹ
nghệ,...

• Phát triển thủ công, mỹ nghệ:

Củng cố, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống cũng như các
nghề mới du nhập như: nghề đan lát ở thị trấn Quan Hoá, dệt thổ cẩm ở thị trấn
Quan Hoá, xã Hồi Xuân, sản xuất đồ mộc ở thị trấn Quan Hoá, mây giang
xiên,...
Phổ biến các nghề mới vào địa phương như Nghề nuôi cá lồng, nuôi
nhím,...Tìm kiếm thị trường để phát huy nghề truyền thống với quy mô lớn, sản
xuất mang tính hàng hóa, tìm kiếm thị trường trong nước và xuất khẩu.
3.6.2. Ngành xây dựng.
Trong giai đoạn 2018 - 2020 nền kinh tế của huyện sẽ thu hút một số
lượng lớn vốn đầu tư. Trong đó hơn 70,0% dành cho xây dựng cơ bản do ngành
xây dựng thực hiện. Do vậy ngành công nghiệp sẽ có vai trò quan trọng trong
23


việc làm tăng đáng kể năng lực sản xuất của các ngành, lĩnh vực đồng thời góp
phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đến năm 2020 hệ thống
kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ, các cơ sở sản xuất, công trình văn hoá
xã hội đi vào hoạt động đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của
huyện trong thời kỳ quy hoạch,...

3.7. Phát triển các ngành dịch vụ:
Phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ khá và đa dạng, từng bước đưa
dịch vụ trở thành ngành quan trọng và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của
huyện. Phấn đấu đến năm 2018 giá trị sản xuất dịch vụ đạt 150,0 tỷ đồng, tốc độ
tăng năm 2018 là 20,9%/năm; năm 2020 giá trị sản xuất đạt 484,5 tỷ đồng.
a) Dịch vụ thương mại.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến năm 2018
đạt 250,0 tỷ đồng, năm 2020 tăng lên 650,0 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân

hàng năm 20,0%. Giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn đến năm
2018 đạt 3,0 triệu USD và năm 2020 đạt trên 10,0 triệu USD, tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu hàng năm đạt 25,0 - 27,0%.
b) Dịch vụ du lịch.
Phối hợp chặt chẽ với chương trình du lịch của tỉnh để khai thác và thu
hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; khai thác thế mạnh về tài nguyên phát triển
đa dạng các sản phẩm du lịch trên địa bàn.
Tập trung phát triển các điểm du lịch trọng điểm, tạo ra các tua du lịch,
sản phẩm du lịch đa dạng. Phấn đấu doanh thu du lịch năm 2018 đạt 15,0 tỷ
đồng với 150.000 lượt khách; năm 2020 doanh thu đạt 40,0 tỷ đồng với 200.000
lượt khách.
3.6.3. Dịch vụ vận tải.
Phát triển đa dạng các loại hình vận tải; phát triển các tuyến vận tải hành
khách, kết hợp với phát triển du lịch, hình thành các tuyến vận tải đến các khu
24


du lịch và trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh
tế tham gia cung ứng dịch vụ vận tải. Dự kiến đến năm 2018 khối lượng hàng
hóa vận tải trong huyện đạt khoảng 0,4 - 0,5 triệu tấn và năm 2020 đạt 0,8 - 1,0
triệu tấn. Kết hợp chặt chẽ giữa vận tải hàng khách với du lịch, hình thành các
tuyến vận tải đến các khu du lịch trọng điểm như khu du lịch sinh thái Pù Hu,
Pù Luông, Hang Phi, quần thể du lịch Mường Ca Da,…
3.6.4. Dịch vụ tài chính, ngân hàng.
Quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách; sử dụng ngân sách đúng mục đích,
tiết kiệm và hiệu quả. Phấn đấu ihu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2018 là
55,0 tỷ đồng và năm 2020 là 80,0 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm tăng
7,0 - 8,0%.
3.6.5. Thông tin và truyền thông:
Đến năm 2020, mật độ điện thoại đạt trên 55 máy/100 dân; 100% cơ quan

Đảng, chính quyền các đoàn thể từ cấp xã trở lên có kết nối mạng máy tính và
Internet bằng đường truyền tốc độ cao, băng thông rộng, phát hành báo chí đạt
trên 1 triệu tờ, cuốn; 100% số xã được đọc báo Đảng, báo địa phương phát hành
trong ngày.

3.8. Văn hóa xã hội.
3.8.1. Dân số, lao động, việc làm và xoá đói giảm
nghèo.
Dân số của huyện sẽ đạt 46.850 người vào năm 2018 và 48.640 người
năm 2020. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm giai đoạn 2018 - 2019 đạt
0,9%; giai đoạn 2019 - 2020 là 0,75%. Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống 20,0%
vào năm 2018 và 8,0% vào năm 2020.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện trên 40,0% vào năm
2018, trên 50,0% vào năm 2020; đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giảm tỷ lệ lao
động thiếu việc làm ở nông thôn. Sử dụng lao động chuyển dịch theo hướng
25


×