Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.58 KB, 8 trang )

TRƯỜNG THPT BÌNH MINH
Tổ: Sinh – Công nghệ
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
“CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ”
NĂM 2007
BIẾT
Câu 1. (ĐH 2007) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.
B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X.
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi polipeptit sẽ được tổng hợp là
metionin.
D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch
kép.
VẬN DỤNG
Câu 2: (ĐH 2007) Gen A dài 4080 Ao bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần,
môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. mất 1 cặp nuclêôtit
B. thêm 1 cặp nuclêôtit
C. thêm 2 cặp nuclêôtit
D. mất 2 cặp nuclêôtit
-----------------------------------------NĂM 2008
BIẾT
Câu 1. (ĐH 2008) Hóa chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột
biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:
A. A-T → G-5BU → G-5BU → G-X.
B. A-T → A-5BU → G-5BU → G-X.
C. A-T → G-5BU → X-5BU → G-X.
D. A-T → X-5BU → G-5BU → G-X.
VẬN DỤNG
A+G 1
Câu 2. (ĐH 2008) Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là T + X = 2 .


Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là
A. 0,2.
B. 2,0.
C. 5,0.
D. 0,5.
VẬN DỤNG CAO
Câu 3. (ĐH 2008) Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3
lần thì số nu tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với gen S là 28 nu.
Dạng đột biến xảy ra với gen S là:
A. đảo vị trí 2 cặp nu. B. mất 2 cặp nu.
C. thay thế 1 cặp nu. D. mất 1 cặp nu.
-----------------------------------------NĂM 2009
BIẾT
Câu 1. (ĐH 2009) Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
A. 3’AUG5’.
B. 5’AUG3’.
C. 3’XAU5’.
D. 5’XAU3’.
HIỂU
Câu 2. (ĐH 2009) Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có
đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong phiên mã, sự kết cặp các nulêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các
nulêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen
B. Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nulêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất
cả các nulêôtit trên mỗi mạch đơn.
C. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị
tái bản.
Trường THPT Bình Minh

Trang 1



D. Trong dịch mã, sự kết cặp các nulêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các
nulêôtit trên phân tử mARN.
-----------------------------------------NĂM 2010
VẬN DỤNG CAO
Câu 1. (ĐH 2010) Gen A có chiều dài 153 nm và có 1169 liên kết hidro bị đột biến thành gen
a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp
tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nu loại
Ađênin và 1617 nuclêôtit loại Guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là
A. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
B. mất một cặp G - X.
C. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
D. mất một cặp A - T.
-----------------------------------------NĂM 2011
HIỂU
Câu 1. (ĐH 2011) Cho các thông tin sau đây :
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa
tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN
trưởng thành.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
A. (3) và (4).
B. (1) và (4).
C. (2) và (3).
D. (2) và (4).
Câu 2. (ĐH 2011) Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn
ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?

A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên
mã.
Câu 3. (ĐH 2011) Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
VẬN DỤNG
Câu 4. (ĐH 2011) Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidrô và có 900 nuclêôit loại
guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin
chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150
B. A = 750; T = 150; G = 150 X = 150
C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150
D. A = 450; T = 150; G = 150 X = 750
VẬN DỤNG CAO
Câu 5. (ĐH 2011) Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều
gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên
kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là:
A. A = T = 799; G = X = 401.
B. A = T = 801; G = X = 400.
C. A = T = 800; G = X = 399.
D. A = T = 799; G = X = 400.
-----------------------------------------NĂM 2012
BIẾT
Trường THPT Bình Minh


Trang 2


Câu 1. (ĐH 2012) Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN
pôlimeraza là
A. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.
B. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
C. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
D. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.
Câu 2. (ĐH 2012) Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào
con nhờ cơ chế
A. giảm phân và thụ tinh.
B. nhân đôi ADN.
C. phiên mã
D. dịch mã.
HIỂU
Câu 3. (ĐH 2012) Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch
mã là:
A. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’.
B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.
Câu 4. (ĐH 2012) Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi
ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau
thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
C. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm
phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.

VẬN DỤNG
Câu 5. (ĐH 2012) Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ
(A+T)/(G+X) = ¼ thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là
A. 10%
B. 40%
C. 20%
D. 25%
Câu 6. (ĐH 2012) Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly;
XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một
gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này
mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Ser-Ala-Gly-Pro
B. Pro-Gly-Ser-Ala.
C. Ser-Arg-Pro-Gly
D. Gly-Pro-Ser-Arg.
VẬN DỤNG CAO
Câu 7. (ĐH 2012) Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có số
nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số
nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là
A. 448.
B. 224.
C. 112.
D. 336
Câu 8. (ĐH 2012) Một gen có 4800 liên kết hidro và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen
mới có 4801 liên kết hidro và có khối lượng 108.10 4 đvC. Số nucleotit mỗi loại của gen sau
đột biến là
A. A = T = 601; G = X = 1199
B. A = T = 598; G = X = 1201
C. A = T = 599; G = X = 1201
D. A = T = 600; G = X = 1200

-----------------------------------------NĂM 2013
BIẾT
Câu 1. (ĐH 2013) Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP
có vai trò cung cấp năng lượng
A. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit.
B. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN.
C. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.
D. để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN.
HIỂU
Trường THPT Bình Minh

Trang 3


Câu 1. (ĐH 2013) Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào
nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã
thường khác nhau.
B. Các gen nằm trên cùng một NST có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã
thường khác nhau.
C. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã
thường khác nhau.
D. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng
nhau
Câu 2. (ĐH 2013) Cho các thành phần: (1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nuclêôtit A,
U, G, X ; (3) ARN pôlimeraza; (4) ADN ligaza; (5) ADN pôlimeraza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là
A. (2) và (3)
B. (1), (2) và (3)
C. (3) và (5)

D. (2), (3)
và (4)
Câu 3. (ĐH 2013) Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
B. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.
C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
D. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
Câu 4. (ĐH 2013) So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp
chủ yếu của tiến hóa vì
A. đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng,
chỉ giữ lại các đột biến có lợi.
B. alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống,
vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.
C. các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên
tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.
D. đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự
sinh sản của cơ thể sinh vật.
-----------------------------------------------------NĂM 2014
BIẾT
Câu 1. (CĐ 2014) Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa
axit amin mêtiônin.
B. Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
C. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hóa các axit amin.
D. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hóa cho nhiều
loại axit amin.
HIỂU
Câu 2. (ĐH 2014) Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại
được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép

(2) phân tử tARN
(3) Phân tử prôtêin
(4) Quá trình dịch mã
A. (1) và (2)
B. (2) và (4)
C. (1) và (3)
D. (3) và (4)
VẬN DỤNG CAO
Câu 3. (ĐH 2014) Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen.
Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã
cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit
loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
A. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
Trường THPT Bình Minh

Trang 4


B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
C. mất một cặp A-T
D. mất một cặp G-X
-----------------------------------------NĂM 2015
BIẾT
Câu 1. (THPT QG 2015) Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên
phân tử ADN?
A. Ađênin
B. Uraxin
C. Timin
D. Xitôzin
Câu 2. (THPT QG 2015) Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5'UAG3'
B. 5'UGX3'
C. 5'UGG3'
D. 5'UAX3'
HIỂU
Câu 3. (THPT QG 2015) Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
D. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3' → 5'.
VẬN DỤNG CAO
Câu 4. (THPT QG 2015) Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:
- Mạch bổ sung 5'...ATG... AAA.. GTG XAT...XGA GTA TAA...3'
.
- Mạch mã gốc 3'...TAX.. TTT... XAX GTA...GXT XAT ATT...5'
.
Số thứ tự nuclêôtit trên mạch mã
1
63 64
88
91
gốc
Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hoá bởi 4 triplet là: 3'XAA5'; 3'XAG5'; 3'XAT5';
3'XAX5' và chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin.
Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G – X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A – T tạo ra alen mới
quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng
hợp.
(2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi
pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.

(3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi
pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với
chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi
pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-----------------------------------------NĂM 2016
BIẾT
Câu 1. (THPT QG 2016) Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế
bào chất?
A. Phiên mã tổng hợp tARN.
B. Nhân đôi ADN.
C. Dịch mã.
D. Phiên mã tổng hợp mARN.
Câu 2. (THPT QG 2016) Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.
C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Trường THPT Bình Minh

Trang 5


HIỂU
Câu 3. (THPT QG 2016) Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi
axit nuclêic ra khỏi vỏ prôtêin của chủng virut A và chủng virut B (cả hai chủng đều gây

bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở những vết tổn thương mà chúng gây ra trên lá).
Sau đó lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để
tạo thành virut lai. Nhiễm virut lai này vào các cây thuốc lá chưa bị bệnh thì các cây thuốc lá
này bị nhiễm bệnh. Phân lập từ dịch chiết lá của cây bị bệnh này sẽ thu được
A. chủng virut lai.
B. chủng virut A và chủng virut B.
C. chủng virut B.
D. chủng virut A.
Câu 4. (THPT QG 2016) Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở
tế bào nhân thực?
(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất.
(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN
trong tế bào chất.
(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN
trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng.
(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất
của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
VẬN DỤNG CAO
Câu 5. (THPT QG 2016) Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân
tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi
khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N14 mà không chứa N15 trong thời gian 3 giờ. Trong
thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột
biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
(1) Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.
(2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1533.
(3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1530.

(4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15 thu được sau 3 giờ là 6.
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 6. (THPT QG 2016) Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng
sau:
5’UUU3’ hoặc
5’XUU3’ hoặc
Côđo
5’AAA3’ 5’XXX3’ 5’GGG3’
5’UXU3’
5’UUX3’
5’XUX3’
n
Axit
Lizin
Prôlin
Glixin
Phêninalani
Lơxin
Xêrin
amin
(Lys)
(Pro)
(Gly)
n (Phe)
(Leu)
(Ser)
Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit

có trình tự axit amin: Pro - Gly - Lys - Phe. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một
nuclêôtit ađênin (A) trên mạch gốc bằng guanin (G). Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc
của gen trước khi bị đột biến có thể là
A. 3’ XXX GAG TTT AAA 5’.
B. 3’ GAG XXX TTT AAA 5’.
C. 5’ GAG XXX GGG AAA 3’.
D. 5’ GAG TTT XXX AAA 3’.
-----------------------------------------------------------BỔ SUNG 15 CÂU HỎI MỚI
BIẾT (5 câu)
Câu 1. Một phân tử mARN cần đều kiện gì để có thể tham gia vào quá trình dịch mã?
A. Chứa ít nhất 3 loại nuclêôtit A, G và U. B. Chứa hai loại nuclêôtit A và U.
C. Chứa 3 loại nuclêôtit A, G và X.
D. Chứa 3 loại nuclêôtit A, U và X.
Câu 2. Xác định vị trí xảy ra các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của tế bào nhân thực, kết
luận nào sau đây là sai?
A. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào.
B. Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào.
Trường THPT Bình Minh

Trang 6


C. Quá trình tạo mARN trưởng thành diễn ra ở tế bào chất.
D. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
Câu 3. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN pôlimeraza nhận biết mạch gốc dựa vào
A. bộ ba mở đầu trên ADN B. vùng khởi động
C. chiều của mạch
D. vùng
vận hành
Câu 4. Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?

A. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch
có chiều 3’→5’.
B. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’→3’.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’>5’ là liên tục còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’->3’ là không liên tục
(gián đoạn).
D. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều
3’→5’.
Câu 5. Thành phần nào sau đây sinh ra các enzim phụ thuộc vào sự kiểm soát của các yếu tố
khác trong một operon?
A. Gen điều hoà B. Vùng khởi động C. Vùng vận hành
D. Các gen cấu trúc
HIỂU (5 câu)
Câu 1. Điều nào dưới đây là sai khi nói về sự khác nhau giữa quá trình phiên mã ở sinh vật
nhân sơ và sinh vật nhân thực?
A. Phiên mã ở sinh vật nhân sơ xảy ra trong tế bào chất, còn phiên mã ở sinh vật
nhân thực xảy ra trong nhân tế bào.
B. Phiên mã ở sinh vật nhân sơ, mARN được tạo ra tham gia trực tiếp vào quá trình
dịch mã, còn ở sinh vật nhân thực thì cần phải biến đổi về cấu trúc để tạo thành mARN
trưởng thành.
C. Phiên mã ở sinh vật nhân sơ ARNpôlimeraza trượt dọc theo mạch mang mã gốc
có chiều 5’ → 3’, còn ở sinh vật nhân thực theo chiều 3’ → 5’.
D. Phiên mã ở sinh vật nhân thực có nhiều loại enzim tham gia hơn so với sinh vật
nhân sơ.
Câu 2. Cho các phát biểu sau:
(1). Đột biến gen khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của ADN.
(2). Đột biến gen di truyền cho thế hệ sau.
(3). Tất cả đột biến gen khi phát sinh đều thể hiện bằng kiểu hình cơ thể.
(4). Đột biến gen là biến đổi xảy ra trên ADN.
(5). Đột biến gen tạo ra alen mới cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng về đột biến gen ?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3. Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là Adenine, Uracine và Guanine.
Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói
trên?
A. ATX, TAG, GXA, GAA.
B. AAG, GTT, TXX, XAA.
C. TAG, GAA, AAT, ATG.
D. AAA, XXA, TAA, TXX.
Câu 4. Nội dung nào sau đây là không đúng khi nói về điều hòa hoạt động gen?
A. Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
B. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã.
C. Điều hòa hoạt động của gen không liên quan đến chất cảm ứng.
D. Điều hòa hoạt động của gen có liên quan đến gen điều hòa.
Câu 5. Loại đột biến gen nào sau đây có nhiều khả năng nhất không làm thay đổi thành phần
axit amin trong chuỗi polipeptit?
A. thêm 1 cặp nu.
B. thay thế 1 cặp nu ở vị trí thứ hai trong bộ ba mã hóa.
C. mất 1 cặp nu.
D. thay thế 1 cặp nu ở vị trí thứ ba trong bộ ba mã hóa.
VẬN DỤNG THẤP (3 câu)
Trường THPT Bình Minh

Trang 7


Câu 1. Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: AUG = Met,
GUU = Val, GXX = Ala, UUU = Phe, UUG = Lơx, AAA = Liz, UAG = Kết thúc.

ADN 3 ' TAX XGG TTT XAA AAX ATX
5 ' ATG GXX AAA GTT TTG TAG
mARN 5 ' AUG GXX AAA GUU UUG UAG
Trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là:
A. Met - Liz - Ala - Val - Lơx
B. Met - Ala - Liz - Val - Lơx
C. Liz - Met - Ala - Val - Lơx - KT
D. Met - Ala - Val - Liz - Lơx KT
Câu 2. Cặp gen BB tồn tại trên NST thường, mỗi gen đều dài 0,408 μm, có A : G = 9 : 7. Do
đột biến gen B biến đổi thành gen b, tạo nên cặp gen dị hợp Bb. Gen b có tỉ lệ A : G = 13 : 3
nhưng chiều dài gen không đổi. Kiểu đột biến đó là:
A. thay thế 3 cặp A - T bằng 3 cặp G - X
B. thay thế 3 cặp G - X bằng 3 cặp A - T
C. thay thế 300 cặp A - T bằng 300 cặp G - X
D. thay thế 300 cặp G - X bằng 300 cặp A - T
VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1. Phân tử ADN ở vùng nhân của E.Coli có tổng số là 3450 liên kết hidro. Trên mạch 1 có số
lượng nu loại G bằng loại X và số X gấp 3 lần nu loại A trên mạch đó. Số lượng nu loại A trên mạch
2 gấp 5 lần số lượng A trên mạch 1. Xác định phương án trả lời sai:
A. khi phân tử ADN nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường 2070 nu loại A và 2070 nu loại X.
B. phân tử ADN có A = T = G = X = 690.
C. số lượng liên kết hóa trị giữa các nu trong phân tử ADN trên là 2758.
D. mạch 2 có số lượng các loại nu A= 575; T=115; G= 345; X= 345.
Câu 2: Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn Ecôli chỉ chứa N15 sang môi
trường chỉ có N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 512
phân tử ADN. Số phân tử ADN còn chứa N15 là:
A. 5.
B. 32.
C. 16.
D. 10.

Giải:
512/25 = 16 phân tử ADN ban đầu => 32 mạch chứa N15
Số phân tử ADN con còn chứa N15 là: 32

Trường THPT Bình Minh

Trang 8



×