Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Báo cáo kiến tâp tại Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.96 KB, 32 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Thời gian kiến tập ở trường là điều kiện vô cùng quý báu và tốt đẹp
để cho em trải nghiệm trong thực hiện, giúp ích cho công việc sau này. Tuy
trong thời gian kiến tập ở trường, Đoàn kiến tập và bản thân em cũng còn
gặp một số khó khăn, song Đoàn kiến tập và bản thân em đã cố gắng khắc
phục và rút ra nhiều bài học bổ ích cho đợt thực tập năm sau.
Nhận thức rõ mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của đợt kiến tập
này, ngay sau khi nhận được sự phân công của nhà trường giới thiệu cho
em về kiến tập sư phạm tại Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc
Ninh, em đã thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Dự giờ giảng của giáo
viên nhà trường; tìm hiểu hoạt động của khoa và trường; tìm hiểu việc học
tập của học viên; tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đời
sống nhân dân ở địa phương; đi khảo sát thực tế với một tinh thần làm việc
đúng đắn tích cực, có trách nhiệm cao.
Kết thúc 3 tuần kiến tập em đã thu được những kết quả sau:

1


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC NINH
1.1.Vị trí địa lí, phạm vi ranh giới tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh là một tỉnh của ngõ phía bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm
xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa
bảng và nền văn hóa lâu đời.
Với vị trí : phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây và tây nam giáp
thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía đông giáp tỉnh Hải
Dương. Xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ
thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A


nối Hà Nội-Bắc Ninh-Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế
Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh-Hải Dương-Hải
Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và
Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình
rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng
tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở, gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội,
theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công
nghiệp của Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh
tế- xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong 8
tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng
kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi
thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh
trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh- Lạng SơnHà Nội-Hải Phòng- Hạ Long và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
2


Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay
Quốc tế Nội Bài 45km, cách Hải Phòng 110 km. Vị trí địa lí kinh tế liền kề
với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trường rộng lớn thứ hàng
thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh
tế, xã hội, giá trị lịch sử, văn hóa, đồng thời là nơi cung cấp thông tin,
chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà
Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông –
lâm – thủy sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ.
Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố
vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là

một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hóa của tỉnh
Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm
dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hòa
nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất
định với hệ thống đô thị chung của toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2. Phân chia hành chính.
Bắc ninh là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu
tiên ở Bắc Kỳ vào năm 1831, nguyên là xứ Kinh Bắc năm Hồng Đức 21
(1490), đổi thành Kinh Bắc thời trấn thời vua Gia Long (1802-1819), rồi
trở thành Bắc Ninh trấn năm 1822.
Trong thời gian hơn 500 năm hình thành và phát triển (1490-2008),
vùng đất Bắc Ninh đã trải qua nhiều biến động lịch sử với nhiều thay đổi về
địa giới và tên gọi hành chính.
Hiện này, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 82,271.2 km2, dân số
khoảng 1. 038.299 người. Về mặt hành chính, tỉnh có 8 đơn vị hành chính
3


cấp huyện, gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện; 126 đơn vị hành chính
cấp xã, gồm: 17 phường, 6 thị trấn, 102 xã.
3. Khái quát tình hình chung của Bắc Ninh.
3.1. Tình hình kinh tế.
Bắc Ninh hiện nay là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh nhất miền bắc cũng như của cả nước. Năm 2010, Bắc Ninh
tăng trưởng 17.86% cao nhất từ trước đến nay và tính chung trong giai
đoạn 2006-2010 Bắc Ninh tăng trưởng 15.3%.Năm 2011 trong bối cảnh
kinh tế trong nước rất khó khăn, Bắc Ninh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng lên
đến 16.2%, một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Công nghiệp
Bắc Ninh duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong những năm vừa

qua. Đến năm 2010,giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt trên
36.880,6 tỷ (so với giá cố định 1994), tăng 57,3% so với năm 2009 và trở
thành tỉnh có qui mô công nghiệp đứng thứ 9 cả nước. Năm 2011 Bắc Ninh
tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng trên 70%, cũng là tốc độ tăng trưởng cao
nhất cả nước, đạt giá trị 65 ngàn tỷ, vươn lên trở thành tỉnh có qui mô công
nghiệp đứng thứ 6 cả nước sau TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu (tính cả dầu thô, khí đốt). Bắc Ninh năm 2011 có tổng thu
ngân sách đạt mốc 7 nghìn 100 tỷ,là năm đầu tiên Bắc Ninh đã ổn định ngân
sách và là một trong 13 tỉnh đã có đóng góp ngân sách cho TW. Năm
2011,GDP bình quân đạt 2125USD/1 người, là một trong những tỉnh dẫn đầu
miền Bắc. Năm 2011, BN cũng đạt kim ngạch xuất khẩu là 7.414 triệu USD ,
và là một tỉnh xuất siêu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng đạt 22.000 tỷ đồng.


Năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

đứng thứ 2 ở Việt Nam


Cơ cấu GDP CN&XD-DV-NN là 64.8%-24.2%-11% (2010).



Hiện tại BN đã và đang xây dựng 15KCN tập trung qui mô lớn và

hàng chục khu-cụm CN vừa và nhỏ. Số vốn FDI của BN đứng thứ 7 cả
4



nước và thứ 2 vùng KT trọng điểm phía bắc. BN có tiếng với việc thu hút
các nhà đầu tư lớn như Canon,SamSung,Nokia,ABB...


Bắc Ninh nằm trên 2 hành lang kinh tế Quảng Đông - Lạng Sơn -

Bắc Ninh - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lào Cai - Quảng Ninh.
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của Cục Thống kê tỉnh Bắc
Ninh)


Ngày 13 tháng 4 năm 2006, Bắc Ninh khai trương hệ thống điện tử

và công khai hệ thống thông tin đất đai, với sự trợ giúp của hãng Intel.
Cuối tháng 4 năm 2006 tỉnh đã đón chủ tịch tập đoàn Microsoft,
ông Bill Gates, trong chuyến thăm Việt Nam hai ngày.
3.2. Tình hình văn hoá xã hội.
Bắc Ninh có tiềm năng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh
Dương Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc
sắc với những làn điệu Quan họ trữ tình đằm thắm đã được UNESCO công
nhân là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại, dòng nghệ thuật tạo hình,
tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Con người Bắc Ninh mang trong mình
truyền thống văn hóa Kinh Bắc, mang đậm nét dân gian của vùng trăm
nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân gian...
cộng với nhiều cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn
hóa, lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch
làng Việt cổ.
Bắc Ninh có nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hoá quan trọng không
chỉ trong phạm vi tỉnh mà có ý nghĩa quốc gia, quốc tế như: Đền Đô, chùa

Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Dạm, Văn Miếu...
Lễ hội truyền thống: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng
41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội có ý
nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn như: Hội chùa Dâu, hội Lim, hội
đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho...
5


Tất cả các lễ hội mang đậm nét đặc trưng cho lễ hội cổ truyền của
vùng
Kinh Bắc độc đáo, đặc sắc mang nhiều bí ẩn tín ngưỡng về những đấng
thần linh, anh hùng dân tộc. Mỗi lễ hội giống như một viện bảo tàng sống
về văn hóa, truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc với những lễ nghi tôn
giáo và những trò chơi dân gian.
Tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh khá đa dạng và phong
phú với nhiều loại hình khác nhau, nhưng nổi bật nhất và được nhiều người
biết đến là các di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu là đình, chùa và dân ca
Quan Họ Bắc Ninh.
3.3. An ninh quốc phòng.
Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục quốc phòng, xây dựng nền
quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Năm
2010 phấn đấu 100% cán bộ các cấp được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng
an ninh. Hoàn thành quyết tâm phòng thủ tác chiến cơ bản, đầu tư xây dựng
căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương và khu vực phòng thủ then chốt trong
khu vực phòng thủ tỉnh, huyện. Xây dựng lực lượng công an nhân dân
trong sạch, vững mạnh thưỡng xuyên tấn công ngăn chặn các loại tội phạm
nhất là tội phạm ma tuý, giữ vững trật tự an toàn trên địa bàn tỉnh
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 năm 2012
1.1. Sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Sản xuất vụ xuân.

Vụ lúa xuân gieo cấy kết thúc muộn; toàn tỉnh gieo cấy 36.477 ha,
vượt 1,3% so KH, bằng 99,1% so cùng vụ năm trước. Đến ngày 18/4, toàn
tỉnh gieo trồng 3.960 ha cây rau màu các loại, đạt 88% KH vụ; trong đó,
cây ngô 1.810 ha, vượt 50,9% KH vụ, tăng 22,3% so với cùng kỳ; rau xanh
các loại 1.215 ha, đạt 81%, tăng 9,7%; Nhóm cây công nghiệp 790 ha, đạt
60,7%, bằng 88,3%.
1.1.2 . Chăn nuôi và hoạt động thú y.
6


Công tác tiêm phòng đại trà vụ xuân hè được đẩy nhanh tiến độ;
trong tháng, toàn tỉnh tiêm phòng 251,4 nghìn liều vắc-xin các loại cho đàn
lợn; 942,6 nghìn liều vắc - xin các loại cho đàn gia cầm; 22,9 nghìn liều
vắc-xin tụ huyết trùng và lở mồm long móng cho đàn trâu bò và 85,8 nghìn
liều vắc-xin dại cho đàn chó, mèo. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi
được kiểm soát; dến nay, dịch cúm gia cầm trên địa bàn đã được khống
chế.
1.2. Sản xuất công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản, giao thông vận
tải.
1.2.1. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tháng này đã chững lại; Chỉ số sản
xuất công nghiệp (IIP) tháng 4 giảm 0,52% so tháng trước và tăng 36,9%
so
cùng tháng năm trước; GTSX công nghiệp theo giá cố định 1994 ước
6.435,5 tỷ đồng, giảm 0,7% và tăng 32,3%. Theo giá so sánh năm 2010,
GTSX công nghiệp tháng 4 ước 21.268,3 tỷ đồng, tăng 0,6% và tăng
25,7%. Sau 4 tháng, GTSX công nghiệp theo giá so sánh năm 2010
là 78.607 tỷ đồng, tăng 37,9%.
1.2.2. Đầu tư xây dựng cơ bản
Tiếp tục thực hiện nghiêm việc tăng cường quản lý đầu tư công, lãi

suất tín dụng có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao và việc tiếp cận với
vốn vay vẫn còn khó khăn nên vốn đầu tư tháng này thấp; tổng vốn đầu tư
của Nhà nước do địa phương quản lý ước 130,4 tỷ đồng, tăng 6% so tháng
trước và giảm 17% so cùng tháng năm trước; trong đó, nguồn vốn ngân
sách cấp tỉnh 111,2 tỷ đồng, tăng 7% và giảm 5%; nguồn vốn ngân sách
cấp huyện 9,5 tỷ đồng giảm 1% và giảm 65,3%; nguồn vốn ngân sách xã
9,6 tỷ đồng, tăng 0,4% và giảm 19,6%. Sau 4 tháng, tổng vốn đầu tư phát
triển 521,6 tỷ đồng, tăng 21,8% so cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn ngân

7


sách cấp tỉnh 442,7 tỷ đồng, tăng 45,1%; ngân sách cấp huyện giảm mạnh,
giảm 51,7%.
1.2.3. Giao thông vận tải
Vận tải hàng hoá: Trong tháng, vận chuyển 2.432 nghìn tấn, tăng
2,4% so tháng trước và tăng 25% so cùng tháng năm trước; Luân chuyển
ước 115.151 nghìn tấn.km, tăng 1,8% và tăng 30%; Doanh thu ước 132,2 tỷ
đồng, tăng 1% và tăng 32,3%. Sau 4 tháng, toàn tỉnh vận chuyển 9.446
nghìn tấn hàng hóa, tăng 19,8% so cùng kỳ năm trước; Luân chuyển
443.144 nghìn tấn.km, tăng 21,4%; Doanh thu xấp xỉ 511 tỷ đồng, tăng
29,8%.
Vận tải hành khách: Khối lượng vận chuyển ước 991 nghìn lượt
hành khách, tăng 0,5% so tháng trước và tăng 9,2% so cùng tháng năm
trước; Luân chuyển 34.126 nghìn HK.km, tăng 4,8% và tăng 32,8%; Doanh
thu 38,4 tỷ đồng, tăng 2,4% và tăng 42,2%. Sau 4 tháng, toàn tỉnh vận
chuyển 3,9 triệu lượt khách, tăng 7,1% so cùng kỳ năm trước; Luân chuyển
131.091 nghìn HK.km, tăng 23,4%; Doanh thu 148,9 tỷ đồng, tăng 36,7%.
Tình hình tai nạn giao thông: Tình hình tai nạn giao thông trên địa
bàn giảm mạnh và được Chính phủ biểu dương; sau 3 tháng, toàn tỉnh xảy

ra 28 vụ TNGT, làm chết 28 người và bị thương 8 người; So cùng kỳ năm
2011, giảm 10 vụ, giảm 2 người chết và giảm 12 người bị thương.
1.3. Thương mại- tài chính- ngân hàng
1.3.1. Thương mại
Lưu chuyển hàng hoá - dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng tháng này ước 2.136,1 tỷ đồng, tăng 1,9% so tháng
trước và tăng 20,9% so cùng tháng năm trước. Sau 4 tháng, tổng mức bán
lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là 8.844,8 tỷ đồng, tăng 23,1%
so cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng: So với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng trên địa
bàn tỉnh giảm 0,29%.
8


Xuất, nhập khẩu : Hoạt động ngoại thương tiếp tục đạt kết quả cao,
tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 4 ước 821,6 triệu USD, tăng 4,5% so tháng
trước và gấp 3,2 lần so cùng tháng năm trước; Nhập khẩu ước 748,1 triệu
USD, tăng 1,9% và gấp 2,7 lần. Sau 4 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá là 3.034,7 triệu USD, gấp 3,2 lần; Nhập khẩu hàng hoá 2.763,9
triệu USD, gấp 2,8 lần so cùng kỳ năm trước.
1.3.2. Tài chính
Thu ngân sách Nhà nước tháng 4 ước 676,1 tỷ đồng, tăng 38,9% so
cùng tháng năm trước; trong đó, thu từ DNNN trung ương là 97 tỷ đồng,
tăng 44,7%; thu từ khu vực có vốn ĐTNN 105 tỷ đồng, tăng 83,6%; thu từ
thuế thu nhập cá nhân 50 tỷ đồng, tăng 30,2%; thu từ hải quan 250 tỷ đồng,
tăng 69,8% so cùng tháng năm trước. Chi ngân sách tiếp tục được thực hiện
theo hướng tiết kiệm, chi ngân sách địa phương ước 310,5 tỷ đồng, giảm
21,8% so cùng tháng năm trước. Sau 4 tháng, toàn tỉnh thu ngân sách
2.658,3 tỷ đồng, tăng 29,5% so cùng kỳ; chi ngân sách là 1.851,7 tỷ đồng,
giảm 3,2%.

1.3.3. Ngân hàng –tín dụng
Hoạt động ngân hàng – tín dụng chững lại; đến cuối tháng 4, tổng
nguồn vốn huy động là 18.250 tỷ đồng, giảm 1,1% so tháng trước và giảm 2%
so thời điểm 31/12/2011; Tổng dư nợ ước 26.400 tỷ đồng, giảm 0,7% và giảm
1,1%. Tổng thu tiền mặt tháng 4 ước 13.500 tỷ đồng, chỉ tăng 1,9% so cùng
tháng năm trước và giảm 1% so tháng trước; chi tiền mặt 13.250 tỷ đồng, tăng
2,5% và tăng 0,1%; mức bội thu trong tháng này là 250 tỷ đồng. Nợ quá hạn
tiếp tục tăng, đến cuối tháng 4 là 1.600 tỷ đồng, chiếm 6,1%/tổng dư nợ tín
dụng, tăng
53,3% so cùng tháng năm trước và tăng 33,8% so thời điểm 31/12/2011.
1.3.4. Tình hình văn hóa - xã hội.
Cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, các lĩnh vực văn hoá- xã
hội có bước phát triển khá:
9


Quy mô đào tạo các cấp, các ngành học được mở rộng; chất lượng
giáo dục trọng điểm và đại trà được nâng lên. Tổng số học sinh phổ thông
năm 1999 là 234.101, năm 2001 là 233.654, số học sinh trên phổ thông trên
1 vạn dân năm 1999 là2.479, năm 2001 là 2.432; tổng số giáo viên năm
1999 là 7.988, năm 2001 là 9.028
Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân được quan tâm chỉ
đạo, các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt; số giường bệnh trên
1 vạn dân năm 1999 là 16,8, năm 2001 là 17,6, số y, bác sỹ trên 1 vạn dân
năm 1999 là 16,3, năm 2001 là 17,8.
Các hoạt động văn hoá quần chúng được tổ chức thường xuyên góp
phần giáo dục truyền thống giữ gìn bản sắc dân tộc của vùng quê kinh bắc
và từng bước nâng cao phát triển văn hoá tiên tiến.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển sâu rộng, các môn
thể thao truyền thống được duy trì và phát triển; tổng số câu lạc bộ TDTT

năm 1999 có 320, năm 2001 có 380, tổng số môn thể thao được luyện tập
phổ cập năm 1999 là 16, năm 2001 là 21.
Các chương trình đào tạo, giải quyết việc làm được đẩy mạnh; đã giải
quyết việc làm cho hơn 10 vạn lao động, góp phần tăng hiệu suất sử dung
lao động ở nông thôn và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị( hệ số sử dụng thời
gian lao động ở nông thôn năm 1999 là 74,6%, năm 2002 là 77,3%, tăng
2,7%; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 1999 là 6,77%, năm 2002 là 5,2%,
giảm 1,57%). Chương trình xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh, đã giảm hộ
nghèo từ 10,2% năm 2000, xuống còn 7,68% năm 2002 ( theo tiểu chí mới).
Đời sống các tâng lớp dân cư ổn định và từng bước được nâng cao.
Công tác quốc phòng an ninh được quan tâm đúng mức, tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hôi được ổn định, không có diễn biến phức
tạp xảy ra.

10


CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
NGUYỄN VĂN CỪ TỈNH BẮC NINH
- Ngày thành lập : 16/2/1957
- Địa điểm : Số 8 đường Thành Cổ - phường Vệ An- thành phố Bắc
Ninh .
2.1. Sơ lược quá trình hình thành
Trước yêu cầu đòi hỏi của cách mạng, ngày 16/02/1957, ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã ra Nghị Quyết số 07 – NQ/ TW về việc
thành lập trường Đảng tỉnh Bắc Ninh. Trường Đảng tỉnh Bắc Ninh được
thành lập, là một trong những trường Đảng có sớm của miền Bắc lúc bấy
giờ, thể hiện tính năng động sáng tạo của tỉnh ủy Bắc Ninh; đó cũng là thể
hiện sự quan tâm của tỉnh ủy đối với công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,
là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển đi lên trong công tác huấn luyện, đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh.
Trải qua hơn 50 năm lịch sử xây dựng và phát triển, trường đã nhiều lần
đổi tên. Mỗi lần đổi tên đều có ý nghĩa thực tiễn của một thời kỳ phát triển
cả về số lượng, chất lượng, quy mô, loại hình đào tạo, chương trình, nội
dung, đối tượng, tổ chức bộ máy. Cụ thể trường có những lần đổi tên như
sau:
- Từ 1957 – 1963: tên là trường Đảng tỉnh Bắc Ninh.
- Từ tháng 10 năm 1963: theo quyết định của Trung ương và đổi tên
là trường Đảng Hà Bắc.
- Tháng 2/1974: Trường đổi tên thành trường Nguyễn Văn Cừ Hà
Bắc.
- Tháng 8/1982: Trường có tên là trường đào tạo- bồi dưỡng cán bộ
Nguyễn Văn Cừ Hà Bắc.
- Năm 1994: Theo quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng nên
trường đổi tên là trường chính trị Nguyễn Văn Cừ Hà Bắc.

11


- Ngày 01/01/1997: Do việc tái lập tỉnh Bắc Ninh nên trường có tên
là trường chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh và tồn tại đến bây giờ.
- Ngày 16/02/2007 Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ kỉ niệm 50 năm
thành lập, vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng huân chương độc lập hạng
3.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường
2.2.1.Về chức năng:
Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ có chức năng tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ,
công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị-hành chính; đường
lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà

nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội; kiến thức
về pháp luật, quản lý Nhà nước và một số lĩnh vực khác.
2.2.2.Về nhiệm vụ:
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính
quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và tương đương);
trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể các huyện, thị xã, thành phố và
các đảng bô trực thuộc Đảng bộ tỉnh; cán bộ dự nguồn của các chức danh
trên; cán bộ, công chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác về chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước; về nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và một
số lĩnh vực khác.
- Đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị-hành chính cho cán bộ
lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ, công chức, viên
chức ở địa phương.
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn,
nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn,

12


nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở,
đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện, lực lượng vũ trang.
- Đào tạo tiền công vụ đối với công chưc dự bị; bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương,
ngạch chuyên viên chính và tương đương, đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn và bồi dưỡng
nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên của Trung tâm
bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và tổng
kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương, cơ sở.
- Phối hợp, liên kết với các trường đại học, các cơ sở đào tạo mở các
lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt; các lớp đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu và
theo kế hoạch được tỉnh giao.
- Thực hiện một số công việc cụ thể do Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
Thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
2.2.3. Mối quan hệ công tác:
- Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ có quan hệ với Tỉnh ủy, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy; Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh.
+ Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ chịu sự lãnh đạo về mọi mặt của
Tỉnh ủy, trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường
trực Tỉnh ủy; thực hiện chế độ báo cáo, xin chỉ thị và đề xuất các vấn đề
thuộc trách nhiệm về lĩnh vực được giao với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và
Thường trực Tỉnh ủy.
+ Chịu sự hướng dẫn của Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, nghiên
cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.
13


- Quan hệ với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân
tỉnh.
Chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng theo quy định của pháp luật. Chịu sự quản lý nhà nước của Ủy
ban nhân dân tỉnh về quy chế đào tạo, cơ sở vật chất, kế hoạch ngân sách,
kinh phí đào tạo và các nhu cầu hoạt động khác của nhà trường.
Đại diện lãnh đạo Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ được mời tham

dự, tham gia ý kiến tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân
dân tỉnh để bàn chủ trương, chính sách, chế độ,….có liên quan đến lĩnh vực
chuyên môn của Trường.
- Quan hệ với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị-xã hội tỉnh; các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh
ủy là quan hệ phối hợp trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức.
2.3. Hoạt động chung của nhà trường
2.3.1. Về tổ chức bộ máy

14


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh hiện nay có tổng số
cán bộ công chức, giảng viên nhà trường trong biên chế là 49 đồng chí. Trong
đó có 28 giảng viên đang trực tiếp giảng dạy ở các khoa, mỗi khoa có từ 4 đến
5 giảng viên, khoa nhiều nhất có 8 giảng viên. Trong đó có 1 tiến sĩ, còn lại
30% giảng viên có bằng cao học, chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 50%
giảng viên có bằng cao học.
Tổ chức bộ máy nhà trường gồm:
- Ban giám hiệu gồm 5 đồng chí:
+ Hiệu trưởng: Thầy Trần Quang Nam kiêm bí thư Đảng ủy
+ Phó hiệu trưởng gồm: 4 đ/c:
 Thầy Nguyễn Chí Tấn, phụ trách nội dung đào tạo
 Thầy Nguyễn Đức Thịnh, phụ trách nghiên cứu khoa học, liên kết đào
tạo.
 Cô Nguyễn Thị Dung phụ trách hành chính quản trị.
 Cô Nguyễn Thị Minh Hạnh
• Có 4 khoa chuyên môn. Cụ thể là:
+ Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đào tạo 4

chuyên ngành: Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học
và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Khoa Nhà Nước và Pháp luật. Đào tạo 2 chuyên ngành: Nhà nước
– Pháp luật và quản lí hành chính nhà nước.
+ Khoa Xây dựng Đảng. Đào tạo 3 chuyên ngành: Lịch sử Đảng,
Xây dựng Đảng, Đường lối cách mạng Việt Nam.
+ Khoa dân vận. Đào tạo 4 học phần : Quốc phòng – An ninh; Một
số kỹ năng, nghiệp vụ lãnh đạo và quản lý; Nghiệp vụ công tác đoàn thể ;
Báo cáo tình hình địa phương.
• Có 3 phòng chức năng:

15


+ Phòng đào tạo. Giúp xây dựng về tổ chức, quản lí, điều hành hoạt
động chung của nhà trườn
+ Phòng Tổ chức- Hành chính-Quản trị. Chức năng tham mưu giúp
ban giám hiệu quản lí hành chính, nhân sự.
+ Phòng Nghiên cứu Khoa học – thông tin – tư liệu. Chức năng quản
lí công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường, quản lí thư viện.
• Ngoài ra còn có các tổ chức đoàn thể khác như :
+ Tổ chức Đảng : Đảng bộ nhà trường trực thuộc Đảng bộ các cơ
quan tỉnh, gồm 39 đảng viên trong tổng số 48 cán bộ, 7 chi bộ được bố trí
theo số lượng đảng viên ở các khoa, phòng.
+ Các tổ chức khác : Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh (15 đoàn viên ), Hội Cựu chiến binh ( trên 20 hội viên) được kiện
toàn và hoạt động tích cực , góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị của Nhà trường.
Nhiệm vụ của các khoa là giảng dạy, nghiên cứu khoa học, bên
cạnh đó còn phải thực hiện tốt các hoạt động chung của nhà trường đề

ra như : Đẩy mạnh hoạt động của ban dạy tốt, củng cố dạy tốt, học tốt,
cán bộ giảng dạy phấn đấu các chỉ tiêu qui định và nghiên cứu khoa học
do nhà trường qui định.
Nhiệm vụ chính trị của Phòng và các tổ chức đoàn thể là phục vụ tốt
cho giảng viên các lớp học
2.3.2. Công tác đào tạo , bồi dưỡng của nhà trường
Hình thức đào tạo:
+chính quy
+Vừa làm vừa học. thời gian đào tạo 8 tháng-22 tháng.
BẢNG BÁO CÁO ĐÀO TẠO TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ NĂM 2011
STT
I

Lớp
Các lớp chuyển tiếp từ năm 2010
16

Ghi chú


1

Lớp huyện Gia Bình khóa 4

66 học viên

2
3
4

5
6
7
8
9
10
II
11
12
13

Lớp chính quy khóa 30
Lớp huyện Thuận Thành khóa 4
Lớp huyện Lương Tài khóa 3
Lớp huyện Quế Võ khóa 5
Lớp Đảng ủy Khối CCQ tỉnh Khóa 9
Lớp thành phố Bắc Ninh khóa 6
Lớp Đảng ủy Khối Doanh nghiệp khóa 1
Lớp huyện Gia Bình khóa 5
Lớp VLVH khóa 5
Các lớp mở mới năm 2011
Lớp chính quy 31
Lớp chính quy Cán bộ Đoàn
Lớp huyện Tiên Du khóa 5

51 học viên
80 học viên
94 học viên
89 học viên
10 học viên

89
80
67
104

14
15
16
17

Lớp thị xã Từ Sơn khóa 4
Lớp Đảng ủy Khối CCQ tỉnh khóa 10
Lớp VLVH khóa 6
Lớp huyện Thuận Thành khóa 5

80
109
102
77

54
57
74

Phát triển đội ngũ (hiện tại)
- Học vị tiến sĩ và thạc sĩ: 09
- Chuyên viên cao cấp: 01
- Giảng viên chính: 08
- Nhà giáo ưu tú: 01
Nhận thức của cán bộ, giảng viên về ý nghĩa, vai trò của công tác

nghiên cứu khoa học đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ ngày càng được nâng lên. Bên cạnh các hoạt động khoa học mang
tính chuyên môn nghiệp vụ cấp khoa, cấp trường, Nhà trường còn tham gia
nghiên cứu khoa học với những đề tài cấp tỉnh, tham gia nghiên cứu thực
tiễn với những vấn đề mới ở địa phương và cơ sở.
Kết quả hoạt động khoa học :

17


STT

Hoạt động khoa học

Số lượng

1

Công trình khoa học

01 công trình

2

Đề tài khoa học cấp tỉnh

03 đề tài

3


Đề tài khoa học cấp cơ sở

31 đề tài

4

Nội san "Lý luận và Thực tiễn"

27 số

Cùng với việc triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, trường cũng
phát hành cuốn nội san : “ Nghiên cứu – Trao đổi” cho đến nay vẫn tiếp tục
ra mắt bạn đọc. Đây là nơi tập trung trao đổi kinh nghiệm, tổ chức bộ máy
thong qua các bài viết nhằm nâng cao trình độ, rèn luyện kĩ năng giảng dạy
và học tập. Tổ chức nghiên cứu thực tế, trao đổi kinh nghiệm với các
trường chính trị khắp trong cả nước.
Thường xuyên tổ chức dự giảng, bình giảng, thi giảng viên giỏi
nhằm không ngừng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng
viên, từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo cho tỉnh mỗi năm
Cơ sở vật chất : Nhà trường đã đầu tư xây dựng khu nhà hiệu bộ và
thư viện với những trang thiết bị bước đầu đáp ứng nhu cầu giảng dạy,
nghiên cứu, học tập trong giai đoạn hiện nay.
2.4. Chức năng, nhiệm vụ khoa Xây dựng Đảng.
Khoa Xây dựng Đảng có nhiệm vụ giảng dạy các môn Xây dựng Đảng,
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Tham gia giảng dạy các chương trình trung
cấp lý luận chính trị, hành chính và một số chuyên đề thuộc chương trình bồi
dưỡng công tác Đảng theo quy định; Tiến hành nghiên cứu khoa học, tham gia
vào các công tác xây dựng Đảng bộ, cơ quan đoàn thể của nhà trường.
Chức năng, nhiệm vụ của khoa xây dựng Đảng còn là nghiên cứu
thực tế, nghiên cứu khoa học bằng các hình thức: khoa học tin học, hội

thảo, hội giảng, viết bài đăng báo, thực hiện đề tài cấp cơ sở. Tham gia vào
các công tác quản lý của trường và các hoạt đông xã hội khác. Bên cạnh
18


đó, khoa còn có chức năng nhiệm vụ tổ chức học tập để nâng cao trình độ
đội ngũ cán bộ giảng viên của khoa.
Hiện nay khoa Xây dựng Đảng do cử nhân Nguyễn Đức Tiệm phụ
trách làm trưởng khoa, cử nhân Nguyễn Văn Hoàn làm phó khoa cùng với
một số giảng viên khác tham gia vào công tác giảng dạy theo kế hoạch
chung của nhà trường.

19


CHƯƠNG III. BÁO CÁO KẾT QUẢ DỰ GIỜ, QUẢN LÍ LỚP,
TỔ CHỨC HỌC TẬP ĐỐI VỚI HỌC VIÊN
Trong thời gian kiến tập sư phạm tại trường Chính trị Nguyễn Văn
Cừ, bản thân em đã tham gia dự các buổi giảng của khoa Xây Dựng Đảng,
khoa Nhà nước và Pháp luật tại lớp Đảng ủy khối CCQ tỉnh khóa 10. Ngoài
ra đoàn còn tổ chức đi thực tế tại làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Từ Sơn-Bắc
Ninh ). Nội dung cụ thể như sau :
3.1. Công tác dự giờ, nội dung và thời gian dự giảng
Sáng ngày 23/4/2012 : Đoàn sinh viên kiến tập gặp mặt ban chỉ đạo
kiến tập và khoa chủ quản tại địa điểm kiến tập
Từ sáng ngày 24/4/2012 đến sáng ngày 27/4/2012 : tham gia công
tác dự giờ tại lớp Đảng ủy khối CCQ tỉnh khóa 10.
Buổi thứ nhất: sáng ngày 24/04/2012:
- Tên bài : Đặc điểm, vai trò, nội dung và phương thức lãnh đạo
của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền.

- Giảng viên thực hiện: Thầy Nguyễn Văn Hoàn
- Lớp: Đảng Ủy khối CCQ tỉnh khóa 10
-Nội dung bài giảng:
I.Khái niệm, vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản cầm quyền.
1. Một số khái niệm
2. Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản cầm quyền
II. Đặc điểm, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm
quyền.
1. Đặc điểm của Đảng Cộng sản cầm quyền
2. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền
3. Phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền
Buổi thứ hai: Chiều 24/4/2012:

20


-Tên bài : Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện
mới.
- Giảng viên thực hiện : Thầy Nguyễn Đức Tiệm
-Lớp: Đảng Ủy khối CCQ tỉnh khóa 10
- Nội dung bài giảng:
I. Điều kiện mới và tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng.
1.Thời cơ, thuận lợi, thách thức mới.
2.Xây dựng Đảng là nhiệm vụ sống còn, then chốt, có ý nghĩa sống
còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng.
II. Tình hình Đảng và công tác xây dựng Đảng
1.Khái quát tình hình.
2.Công tác xây dựng Đảng.
III. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp
1. Phương hướng và mục tiêu cụ thể.

2. Nhiệm vụ và giải pháp lớn.
Buổi thứ ba:chiều ngày 25/ 04/2012
- Tên bài: Hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cấp cơ sở.
-Giảng viên thực hiện: cô Quyền Hồng Nhung
-Lớp: Đảng Ủy khối CCQ tỉnh khóa 10
-Nội dung bài giảng:
I. Những vấn đề chung:
1.Định nghĩa hệ thống chính trị
2.Cấu trúc hệ thống chính trị
3.Một số đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam
4.Cấu trúc của hệ thống chính trị nước ta
5. Khái quát thực trạng hoạt động của hệ thống chính trị nước ta
II. Hệ thống chính trị cấp cơ sở:
1.Cấp cơ sở trong hệ thống chính trị 4 cấp của nước ta và những đặc
điểm của hệ thống chính trị cấp cơ sở.
21


2.Cấu trúc của hệ thống chính trị cấp cơ sở
3.Thực trạng hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở
4. Những nội dung đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở
Buổi thứ tư: Sáng ngày 26/04/2012
- Tên bài: Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do
dân, vì dân.
- Giảng viên thực hiện: cô Trần Ánh Ngọc
- Lớp: Đảng Ủy khối CCQ tỉnh khóa 10
- Nội dung bài giảng:
I. Khái niệm, đặc trưng và các yêu cầu đối với Nhà nước pháp quyền
xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
1. Khái niệm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

2. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
3.Các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Buổi thứ năm: chiều ngày 26/04:
- Tên bài: Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do
dân, vì dân ( tiếp buổi sáng)
- Giảng viên thực hiện: cô Trần Ánh Ngọc
- Lớp: Đảng Ủy khối CCQ tỉnh khóa 10
- Nội dung bài giảng:
I. Phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
1.Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân
2.Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực
hiện pháp luật
3. Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội
4. Đẩy mạnh cải cách nền hành chính Nhà nước
5. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp

22


6. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất đáp
ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân
7. Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những hiện
tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước
8. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì
dân
Buổi thứ sáu: Sáng ngày 27/04/2012:
- Tên bài: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp
- Giảng viên thực hiện: cô Hồ Thị Hồng Nhung

- Lớp: Đảng Ủy khối CCQ tỉnh khóa 10
- Nội dung bài giảng:
I. Hội đồng nhân dân:
1.Vị trí, vai trò và chức năng của Hội đồng nhân dân
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân
3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân
4. Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân
II. Ủy ban nhân dân
1. Vị trí, vai trò và chức năng của Ủy ban nhân dân
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân
3. Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
4. Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
3.2. Phương pháp giảng dạy và các hình thức giảng dạy
Qua việc dự giảng trên lớp Đảng ủy khối CCQ tỉnh khóa 10 cho thấy
trình độ và khả năng lĩnh hội của học viên rất đa dạng và không đồng nhất.
Phương pháp giảng : Trong quá trình giảng dạy, các giảng viên của
trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ đã sử dụng đa dạng nhiều phương thức
khác nhau để nâng cao khả năng truyền đạt thông tin của giảng viên và khả
23


năng tiếp thu của học viên. Phương pháp chủ đạo mà giảng viên thường sử
dụng là: Phương pháp chung là thông báo, giải thích, nêu vấn đề để nhắc lại
kiến thức cũ và bồi dưỡng kiến thức mới.
 Dùng lời nói, hành động, cử chỉ, chữ viết để truyền đạt thông tin
nhanh nhất tới học viên.
 Phương pháp chủ yếu mà giảng viên thường sử dụng là thuyết trình,
thảo luận, đối thoại, nêu vấn đề.
Chính sự kết hợp phong phú và đa dạng các phương pháp trong giảng dạy
sẽ nâng cao chất lượng bài giảng, đem đến cho học viên những tri thức mới

và gây sự hứng thú trong thảo luận vấn đề. Bên cạnh đó, giảng viên đã có
sự phân tích, mở rộng, nhấn mạnh vấn đề trọng tâm để lôi kéo học viên
tham gia xây dựng bài. Đồng thời lấy ví dụ, lien hệ thực tiễn để các học
viên hình dung rõ hơn.
Đối tượng học viên: Trình độ của học viên đều đã hết cấp III , nên khả
năng nắm bắt lí luận là khá tốt. Các lớp Đại học tại chức, học viên là
những người có trình độ khác nhau và có nhiều chuyên ngành khác
nhau, có thể là cán bộ cấp xã, phường ( thị trấn ), quận, huyện trở lên.
Độ tuổi của các học viên cũng rất đa dạng, chủ yếu là những người đã
có thời gian công tác thực tế tại địa phương.
3.3. Một vài nét khi đi thực tế tại địa phương
Trong thời gian 1 tháng kiến tập tại trường Chính trị Nguyễn Văn
Cừ, bản thân em đã trau dồi được nhiều kiến thức bổ ích, nhất là qua
chuyến đi thực tế tại làng gỗ Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang- TX Từ SơnBắc Ninh.
Làng nghề đồ gỗ mĩ nghệ truyền thống Đồng Kỵ là một trong những
làng nghề nổi tiếng nhất về đồ gỗ mỹ nghệ không những chỉ trong
tỉnh Bắc Ninh, trong nước mà còn ở các nước. Cùng với các làng nghề
truyền thống khác của tỉnh Bắc Ninh, Đồng Kỵ đang ngày càng phát
24


triển kinh tế, nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm làm rạng
danh mảnh đất trăm nghề. Hiện Đồng Kỵ đang là một trong những làng
nghề giàu nhất của tỉnh Bắc Ninh.
Đồng kỵ cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía đông bắc,
nằm trên đường tỉnh lộ 232, nay đổi tên thành đường Nguyễn Văn Cừ và
dựa trên con sông Ngũ Huyện Khê.
Hiện nay số nhân khẩu làm nông nghiệp của làng hầu như rất nhỏ do
người dân tập trung vào sản xuất thủ công nghiệp. Sản lượng nông nghiệp
hầu như không đáng kể.

Hiện thủ công nghiệp sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ xuất khẩu đang là thế
mạnh lớn của làng, với thu nhập hàng trăm tỉ đồng mỗi năm, sản xuất đồ gỗ
mĩ nghệ không chỉ giải quyết được công ăn việc làm cho người dân trong
làng mà còn thu hút hàng ngàn lao động bên ngoài. Với thu nhập cho người
thợ tùy tay nghề và công việc khoảng từ 2,5 - 7 triệu/tháng (2009).
Làng Đồng Kỵ đang là một làng có nhiều giám đốc, nhiều xe hơi bậc
nhất của tỉnh Bắc Ninh. Kinh tế gia đình rất phát triển.
Hiện Làng Nghề cung cấp gần như đầy đủ các mặt hàng đồ gỗ mĩ
nghệ cao cấp cho sinh hoạt, công việc, trang trí nội thất hay thờ cúng... cho
thị trường trong nước và ngoài nước. SP chủ yếu được làm bằng gỗ gụ, gỗ
hương, gỗ trắc, gỗ mun, gỗ Nu, gỗ Sưa.
Về Đồng Kỵ vào buổi sáng sớm, chúng em thực sự bất ngờ trước
nhịp sống ồn ã, nhộn nhịp khác hẳn với vẻ yên tĩnh của làng quê. Dọc theo
con đường chính vào làng là hàng trăm ngôi nhà với thiết kế độc đáo,
khang trang mang trên mình những biển hiệu gắn với sản phẩm đồ gỗ nổi
tiếng nơi đây. Những đoàn xe tải rầm rập chất đầy gỗ hay những sản phẩm
gỗ cao cấp của làng ngược xuôi đi khắp nơi. Người lớn, trẻ nhỏ ra vào tấp
nập cùng tiếng trạm khắc, tiếng cưa xẻ vang lên thể hiện sức sống mãnh liệt
của một làng nghề nhất, nhì đất Kinh Bắc.

25


×