Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Yên Hòa, Hà Nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.36 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhiệm vụ quan trọng của giáo dục và đào tạo là tạo nguồn nhân lực đáp
ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phù hợp với
xu thế toàn cầu hóa lực lượng sản xuất. Nghị quyết 29-NQTW ngày
04/11/2013, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục và đào tạo đã đặt ra 9 nhiệm vụ và giải pháp lớn, trong đó
nhiệm vụ thứ 3 nêu rõ: “ Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm
tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”.
Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh là nhiệm vụ trọng tâm
trong quá trình dạy học. Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm
đánh giá trình độ nhận thức của học sinh hiện tại so với mục tiêu đào tạo, từ đó
đánh giá trình độ nhận thức của học trò và khả năng giảng dạy của người thầy.
Nhằm điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy cho phù hợp với đối tượng người
học, phân loại học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp đối tượng.
Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các
cấp nói chung và ở cấp THPT nói riêng, đặc biệt thi cử còn nhiều bất cập, có
làm nhưng chưa đi sâu, đi sát, quy củ chặt chẽ. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh của trường THPT Yên Hòa trong những
năm gần đây mặc dù đã có những đổi mới, xong vẫn còn những hạn chế: Một
số giáo viên chưa thực hiện tốt qui trình kiểm tra - đánh giá, việc thực hiện quy
chế kiểm tra - đánh giá có lúc còn chưa nghiêm túc, kết quả đánh giá chưa phản
ánh đúng thực trạng chất lượng dạy và học. Sự quản lý của Ban giám hiệu nhà
trường chưa đồng bộ, nhất quán ở nhiều khâu, dẫn đến giáo viên bị động trong
KT-ĐG kết quả học tập của học sinh.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nói trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản
lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trường trung
học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu


Nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập của học sinh THPT, từ đó đề xuất một số biện pháp Quản lý
hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Yên
Hòa, Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện cho
học sinh nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết
quả học tập của học sinh THPT.
3.2.Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập của học sinh trường THPT Yên Hòa, Hà Nội.
3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập của học sinh trường THPT Yên Hòa, Hà Nội.


2

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học
sinh trường THPT Yên Hòa, Hà Nội.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học
sinh trường THPT Yên Hòa, Hà Nội trong thời gian 3 năm trở lại đây: năm học
2012 – 2013, 2013 – 2014, 2014 – 2015.
Đối tượng tham gia khảo sát, đánh giá thực trạng là cán bộ quản lý, giáo
viên ( 17 CBQL, 64 GV) và học sinh (348 HS ở 3 khối lớp) trường THPT Yên
Hòa, Hà Nội.
6. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và vận dụng các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra - đánh
giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Yên Hòa, Hà Nội một cách đồng
bộ, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và chỉ đạo đổi mới
của ngành giáo dục sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn
diện của nhà trường, thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục Việt Nam.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc và phân tích các tài liệu, thông tin có liên quan đến kiểm tra - đánh
giá kết quả học tập của học sinh THPT để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát,
phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
Phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích các số liệu của đề tài;
sử dụng phần mềm để biểu đạt các kết quả nghiên cứu như bảng biểu, sơ đồ.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục,luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả
học tập của học sinh trường trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học
tập của học sinh trường trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học
tập của học sinh trường trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội.


3

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Các nghiên cứu ngoài nước
1.1.2.Các nghiên cứu trong nước
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các
hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.
1.2.2. Quản lý giáo dục
QLGD là những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có hệ thống
và hợp quy luật của chủ thể quản lý một cơ sở giáo dục đến tập thể giáo viên,
công nhân viên, tập thể người học và các lực lượng tham gia giáo dục khác
trong và ngoài cơ sở giáo dục đó, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả
hoạt động giáo dục và dạy học nhằm làm cho cơ sở giáo dục vận hành luôn ổn
định và phát triển để đạt tới mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đó.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường thực chất là hệ thống những tác động có mục đích, có
kế hoạch, phù hợp với quy luật của chủ thể quản lý nhà trường đến tất cả các
nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục
tiến tới mục tiêu giáo dục mà trọng tâm của nó là đưa hoạt động dạy học và
giáo dục tiến lên trạng thái mới về chất.
1.2.4. Kiểm tra
Đo lường (Kiểm tra) là quá trình thu thập thông tin một cách định lượng
và định tính về các đại lượng đặc trưng như nhận thức, tư duy, kĩ năng và phẩm
chất nhân cách khác trong quá trình giáo dục.
1.2.5. Đánh giá
Đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách có hệ thống
nhằm xác định mục tiêu đã và đang đạt được ở mức độ nào. Đánh giá là quá

trình thu thập thông tin về năng lực, phẩm chất của một học sinh và sử dụng
thông tin đó để đưa ra những quyết định về người học và việc tổ chức quá trình
dạy học.
1.2.6. Kết quả học tập
Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức, kỹ năng hay nhận thức của
người học trong một lĩnh vực một môn học nào đó.
1.2.7. Kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập, xử lý thông tin


4

một cách hệ thống những kết quả học tập ở từng giai đoạn khác nhau đối chiếu
với mục tiêu dạy học ở từng giai đoạn và cuối cùng đối chiếu với chuẩn kiến
thức, kĩ năng của môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ
GD&ĐT ban hành để đánh giá sự tiến bộ của người học qua từng giai đoạn,
đánh giá mức độ đạt chuẩn của người học và cuối cùng là đánh giá chất lượng
của quá trình dạy học.
1.2.8. Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh
Quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học sinh là tổng thể các
công việc của CBQL, giáo viên và người học bao gồm việc xây dựng kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo thực hiện, phân bổ nguồn lực, thanh tra, kiểm tra để thực hiện
một cách tốt nhất tất cả các khâu trong quá trình KT-ĐG nhằm đánh giá chính
xác kết quả học tập của người học và giúp cải thiện việc dạy và học.
1.3. Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ
thông
1.3.1. Vị trí, vai trò, của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh
trong quá trình dạy học
1.3.2. Chức năng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của họcsinh trong quá
trình dạy học

1.3.3. Nội dung kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học
phổ thông
Nội dung KT-ĐG kết quả học tập của học sinh phải phải đảm bảo:Nội
dung bao quát chương trình đã học; mục tiêu dạy học, bám sát chuẩn kiến thức,
kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ đã được quy định trong chương
trình THPT; tính chính xác, khoa học; phù hợp với thời gian kiểm tra; góp phần
đánh giá khách quan trình độ học sinh.
1.3.4. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học
sinh
Có các phương pháp kiểm tra - đánh giá: Phương pháp quan sát; Phương
pháp vấn đáp; Phương pháp trắc nghiệm tự luận; Phương pháp trắc nghiệm .
1.4. Những yêu cầu kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trung
học phổ thông
1.5. Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh ở
trường trung học phổ thông
1.5.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kế hoạch kiểm tra cho từng môn học; Kế hoạch kiểm tra thường xuyên
theo phân phối chương trình môn học; Kế hoạch tổ chức KT-ĐG định kỳ;Kế
hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ về KT-ĐG cho đội ngũ CBQL, GV;Kế hoạch tổ
chức hội thảo chuyên đề về KT-ĐG; Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, báo cáo định
kỳ của nhà trường về KT-ĐG kết quả học tập của học sinh.


5

1.5.2. Tổ chức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.5.2.1. Tổ chức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy trình
Quy trình KT-ĐG kết quả học tập của học sinh bao gồm 7 bước có mối
quan hệ khăng khít với nhau, bước 1 là bước khởi đầu đảm bảo việc thực hiện
KT-ĐG theo đúng mục tiêu dạy học, bước 7 tuy là bước kết thúc của quá trình

KT-ĐG song là cơ sở để giáo viên tiến hành thực hiện các công việc : Nâng cao
nội dung và kiến thức giảng dạy, thúc đẩy đổi mới PPDH. Kết quả KT-ĐG là
căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu
quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và
hướng dẫn HS biết tự đánh giá để tối ưu hoá phương pháp học tập.
1.5.2.2. Tổ chức sử dụng kết quả kiểm tra của học sinh
Sử dụng kết quả KT-ĐG kết quả học tập của học sinh để:Điều chỉnh
phương pháp dạy học của GV và phương pháp học tập của HS; điều chỉnh, uốn
nắn những sai lệch trong KT-ĐG kết quả học tập của HS; tổ chức bồi dưỡng
cho HS yếu kém, chưa đạt yêu cầu; tổ chức bồi dưỡng nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ KT-ĐG cho đội ngũ GV.
1.5.3. Chỉ đạo kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Ban hành các văn bản hướng dẫn giáo viên KT-ĐG kết quả học tập của
học sinh.
- Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ KT-ĐG
cho đội ngũ giáo viên.
- Chỉ đạo, giám sát giáo viên thực hiện KT-ĐG kết quả học tập của học
sinh theo đúng quy trình.
- Động viên, khích lệ giáo viên, nhân viên tham gia đổi mới KT-ĐG kết
quả học tập của học sinh.
- Khuyến khích tinh thần tự học, sáng kiến kinh nghiệm và các ý kiến
đóng góp của đội ngũ giáo viên, nhân viên về hoạt động KT-ĐG kết quả học
tập của học sinh.
- Thường xuyên lấy ý kiến của CBQL, giáo viên và học sinh về công tác
KT- ĐG ở nhà trường để có chỉ đạo kịp thời, phù hợp với thực tiễn dạy học.
1.5.4. Kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến hoạt động KT-ĐG kết quả học
tập của học sinh từ các nguồn khác nhau.
- Xây dựng các tiêu chí để đánh giá hoạt động KT-ĐG kết quả học tập
của học sinh trong nhà trường.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình KT-ĐG kết quả học tập của
giáo viên, đối chiếu, so sánh với yêu cầu, tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động trên
cùng với quyết định điều chỉnh.
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông
1.6.1. Nhóm yếu tố khách quan
1.6.2. Nhóm yếu tố chủ quan


6

Kết luận chương 1
Quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học sinh là tổng thể các
công việc của CBQL, giáo viên và người học bao gồm việc xây dựng kế hoạch,
tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực, thanh tra, kiểm tra để thực hiện một cách
tốt nhất tất cả các khâu trong quá trình KT-ĐG, nhằm đánh giá chính xác kết
quả học tập của người học và giúp cải thiện việc dạy và học.Yếu tố trung tâm
của quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học sinh là KT-ĐG kết quả
học tập của học sinh theo một quy trình, quy trình KT- ĐG kết quả học tập của
học sinh có 7 bước gồm: Xác định mục tiêu KT-ĐG; lựa chọn nội dung; lựa
chọn hình thức và phương pháp KT-ĐG; ra đề kiểm tra; tổ chức kiểm tra; chấm
trả bài kiểm tra, đánh giá; cuối cùng là ghi và quản lý điểm.
Trong quá trình quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học sinh,
nhà quản lý cần nhận thức được các yếu tố ảnh hưởng chủ quan và khách quan
đến quản lý hoạt động này. Để từ đó khắc phục, làm cho kết quả KT- ĐG kết
quả học tập của học sinh hiệu quả hơn.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN HÒA, HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu về trường trung học phổ thông Yên Hòa, Thành phố Hà Nội.
2.1.1. Quy mô học sinh, lớp học
Nhà trường luôn hoàn thành kế hoạch về số lượng, quy mô đào tạo hệ
công lập được củng cố, phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững. Tỷ lệ học
sinh/lớp theo đúng quy định.
Bảng 2.1. Quy mô học sinh, lớp học của nhà trường qua các năm học
STT

Năm học

Số lớp

Số HS

1
2
3

2012-2013
2013-2014
2014-2015

36
36
36

1536
1489
1398


10
497
453
459

Khối lớp
11
537
505
449

12
502
531
490

Tỉ lệ TB
HS/lớp
42,3
41,4
38,8

2.1.2. Chất lượng dạy học, giáo dục
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại văn hóa, hạnh kiểm của HS các năm học (%)
Tổng số
Kết quả xếp loại văn hóa
Kết quả xếp loại hạnh kiểm
Năm học
HS
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá

TB Yếu
84,7 14,6
0,6
2012-2013 1536 23,7 66,9 9,3 0,1
0
0,1
2013-2014

1489

25,6 67,2

7,1

2014-2015

1398

37,0 59,2

3,8

0,1
0

0

90,6

0


90,63

9,4
9,37

0

0

0

0


7

Bảng 2.3. Kết quả thi HS giỏi cấp thành phố của khối 12 các năm học
Năm học

Số HS
dự thi

Số HS
đạt giải

Tỷ lệ
(%)

2012-2013

2013-2014
2014-2015

19
23
25

15
18
20

78,9
78,3
80,0

Chi tiết các giải
Khuyến
Nhất Nhì Ba
khích
0
2
1
12
0
2
8
8
1
5
11

3

Bảng 2.4. Kết quả thi HS giỏi Olympic cụm khối 10 và khối 11 các năm học
Năm học

Số HS
dự thi

Số HS
đạt giải

Tỷ lệ
(%)

2012-2013
2013-2014
2014-2015

78
71
79

49
42
50

62,9
59,1
63,3


Chi tiết các giải
Khuyến
Nhất Nhì Ba
khích
1
3
13
32
3
8
11
21
8
6
14
22

Kết quả thi giải toán qua mạng cấp quốc gia:
Năm học 2013 – 2014: đạt 1 huy chương vàng.
Năm học 2014 – 2015: đạt 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng.
Kết quả hội thi khoa học và kỹ thuật Intel ISEF:
Năm học 2012 – 2013: đạt 1 giải Nhì và 1 giải Ba cấp thành phố.
Năm học 2013 – 2014: đạt 1 giải Khuyến khích cấp quốc gia và 1 giải Ba
cấp thành phố.
Bảng 2.5. Tỷ lệ HS đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng qua các năm học
Năm học
2012-2013
2013-2014
2014-2015


Số HS
lớp 12
502
531
490

Số HS tốt
nghiệp THPT
502
531
490

Tỷ lệ HS đỗ
ĐH, CĐ(%)
94,8
97,2
96,1

Xếp hạng
thành phố
Tỉnh
5
5

2.1.3. Cơ cấu đội ngũ
Đội ngũ CBQL nhà trường gồm 01 Hiệu trưởng, 03 Phó Hiệu trưởng, có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giỏi.
Bảng 2.6. Thống kê đội ngũ giáo viên nhà trường qua các năm học.
Năm học
Tiêu chí

Tổng giáo viên
Tỉ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn (%)
Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn (%)
Số giáo viên trên chuẩn
(Số lượng, %)
Tỉ lệ giáo viên/ lớp

2012-2013

2013 - 2014

2014 - 2015

81
0
100
24
29,6%
2,25

79
0
100
29
36,7%
2,19

83
0
100

31
37,3%
2,30


8

Đội ngũ giáo viên của trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào
tạo, tất cả giáo viên đều có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực sư
phạm tương đối đồng đều, tác phong chuẩn mực, quan tâm đến công tác giáo
dục học sinh. Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa
học, được chia làm 7 tổ chuyên môn.
2.1.4. Cơ sở vật chất
Đầy đủ, đáp ứng được được yêu cầu dạy và học.
2.2. Giới thiệu khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng KT-ĐG kết quả học tập của học sinh và công tác
quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học sinh ở trường THPT Yên
Hòa, Hà Nội để thấy được thực trạng, cách thức KT-ĐG của giáo viên và cách
thức quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học sinh của CBQL để từ
đó làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của
học sinh trường THPT Yên Hòa, Hà Nội.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; TTCM, phó TTCM; giáo viên của trường
THPT Yên Hòa (17 CBQL, 64 giáo viên, tổng số 81 CBQL và giáo viên).Một
số học sinh của 3 khối 10, 11, 12 (mỗi khối 3 lớp, tổng số 348 HS)

2.2.3. Nội dung khảo sát

Những hiểu biết của CBQL, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của KTĐG kết quả học tập của học sinh; mục tiêu của KT-ĐG kết quả học tập của học
sinh; sự cần thiết đổi mới KT-ĐG kết quả học tập của học sinh.
Kết quả thực hiện của giáo viên về nội dung, hình thức, quy trình KT-ĐG
kết quả học tập của học sinh và những thuận lợi, khó khăn khi KT-ĐG kết quả
học tập của học sinh.Những yếu tố ảnh hưởng đến KT-ĐG kết quả học tập của
học sinh.
Công tác quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học sinh của
CBQL. Những biện pháp quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của HS.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Sử dụng phiếu hỏi để lấy ý kiến các đối tượng có liên quan trực tiếp đến
KT-ĐG kết quả học tập của học sinh và công tác quản lý hoạt động KT-ĐG kết
quả học tập của học sinh. Phỏng vấn, trao đổi một số CBQL, GV và HS.
2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của học sinh
ở trường trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm
quan trọng của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh


9

Bảng 2.7. Thực trạng đánh giá về tầm quan trọng của KT-ĐG kết quả
học tập của HS
MỨC ĐỘ
Đối tượng
khảo sát
CBQL, GV
Học sinh

Rất quan
trọng

SL
%
57
70,4
98
28,2

Bình
thường
SL
%
8
9,9
71
20,4

Quan trọng
SL
16
117

%
19,7
33,6

Không quan
trọng
SL
%
0

0
62
17,8

Đa số CBQL, giáo viên đã nhận thức đúng, đánh giá cao vai trò của KTĐG kết quả học tập của HS với chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.
Tuy nhiên, còn một số ít giáo viên trẻ, tuổi đời, tuổi nghề còn chưa nhiều kinh
nghiệm, chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc hoạt động trên.So với CBQL, giáo
viên thìnhiều học sinh chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của KT-ĐG kết
quả học tập của học sinh.
2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu, phương pháp, hình thức và quy trình
kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh
2.3.2.1.Thực trạng thực hiện mục tiêu KT-ĐG kết quả học tập của học sinh
Bảng 2.8.Thực trạng thực hiện mục tiêu KT-ĐG kết quả học tập của HS
TT
1
2
3

Nội dung
Đảm bảo mục tiêu dạy học theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ
Phân hóa trình độ học sinh.
Cải tiến nội dung và PPDH

Tốt
SL %

Khá
SL %


TB
SL %

56
37
29

19
19
35

6
25
17

69,1
45,7
35,8

23,5
23,4
43,1

7,4
30,9
20,1

Yếu
SL %
0

0
0

0
0
0

Qua kết quả điều tra cho thấy việc thực hiện mục tiêu KT-ĐG đã được
quán triệt đến đội ngũ CBQL và giáo viên nhà trường, trong đó nhà trường cơ
bản đảm bảo mục tiêu KT-ĐG kết quả học tập của học sinh theo đúng mục tiêu
dạy học. Song về mục tiêu còn một số vấn đề cần phải xem xét cụ thể.
2.3.2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức KT-ĐG kết quả học tập
của học sinh
Bảng 2.9.Thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức KT- ĐG kết quả học
tập của HS
TT

NỘI DUNG

1
2

Kiểm tra viết (Tự luận).
Kiểm tra viết (TNKQ).
Kiểm tra viết kết hợp giữa tự luận
vàTNKQ.
Vấn đáp.
Quan sát.
Thực hành.
Các sản phẩm học tập của HS, bài tập


3
4
5
6
7

Thường
xuyên
SL
%

MỨC ĐỘ
Thỉnh
thoảng
SL
%

Chưa bao
giờ
SL %

53
37

65,4
45,7

28
38


34,6
46,9

0
6

0
7,4

36
81
6
27
13

44,4
100
7,4
33,3
16,0

45
0
23
30
25

55,6
0

28,4
37,0
30,9

0
0
52
24
43

0
0
64,2
29,7
53,1


10
nghiên cứu.

Kết quả ở bảng thống kê cho thấy: Giáo viên vận dụng các phương pháp,
hình thức KT-ĐG kết quả học tập của học sinh tương đối đều và linh hoạt tùy theo
đặc thù của từng bài học và từng môn học.
2.3.2.3. Thực trạng thực hiện KT-ĐG kết quả học tập của học sinh theo quy
trình
Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện KT-ĐG kết quả học tập của học
sinh theo quy trình (%)

TT


NỘI DUNG

MỨC ĐỘ
Thường
Thỉnh
Chưa bao giờ
xuyên
thoảng
CBQL,
CBQL,
CBQL,
HS
HS
HS
GV
GV
GV

Mục tiêu KT-ĐG được giáo viên
85,2
thông báo rõ ràng tới học sinh
Nội dung KT-ĐG được giáo viên
2
thông báo rõ ràng tới học sinh
80,2
Hình thức KT-ĐG được giáo viên
3
thông báo rõ ràng tới học sinh
88,9


82,8

14,8

12,3

0

4,9

77,9

11,1

15,5

8,7

6,6

87,4

11,1

12,6

0

0


69,1

61,5

14,8

12,9

16,1

25,6

76,5

72,4

14,8

9,5

8,7

18,1

92,6

81,9

4,9


10,6

2,5

7,5

72,8

60,1

17,3

15,5

9,9

24,4

63,0
84,0

54,3
83,6

13,6
16,0

24,4
16,4


23,4
0

21,3
0

59,3

52,9

23,5

24,7

17,2

22,4

65,4

61,2

25,9

22,7

8,7

16,1


65,4
60,5

58,1
58,6

23,5
22,2

24,4
18,1

11,1
17,3

17,5
23,3

63,0

54,3

21,0

23,6

16,0

22,1


51,9
46,9

50,3
55,8

21,0
30,9

20,7
19,5

27,1
22,2

29,0
24,7

1

4 Ra đề kiểm tra
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
5
5.1

5.2
5.3
6
6.1
6.2
6.3

Đề KT thường tương ứng với thời
gian làm bài theo quy định
Để kiểm tra bám sát vào chuẩn kiến
thức kĩ năng
Đề kiểm tra văn phong rõ ràng,
mạch lạc
Đề kiểm tra phân loại tốt được trình
độ học sinh
GV ra đề theo ma trận đề
Đảm bảo được công tác bảo mật
Có sự đổi mới về hình thức, phương
pháp kiểm tra
Tổ chức kiểm tra
GV thực hiện nghiêm túc quy chế
coi thi
Đảm bảo sự công bằng, khách quan
trong quá trình thi
HS thực hiện nghiêm túc quy chế thi
Chấm, trả bài KT, đánh giá
Điểm KT theo đúng đáp án và
thang điểm đưa ra
Thời hạn trả bài theo quy định
GV có lời phê và nhận xét về kết



11

TT

6.4
6.5
7
7.1
7.2
7.3

NỘI DUNG
quả KT trước lớp
Kết quả đánh giá công bằng và
khách quan
Kết quả đánh giá phản ánh chính
xác kết quả học tập của học sinh
Ghi và quản lý điểm
Điểm số được quản lý chặt chẽ,
không có sự thay đổi hay nhầm lẫn
Công bố điểm trước lớp
Hiện tượng HS vào điểm giúp GV

MỨC ĐỘ
Thường
Thỉnh
Chưa bao giờ
xuyên

thoảng
CBQL,
CBQL,
CBQL,
HS
HS
HS
GV
GV
GV
66,7

67,5

21,0

19,3

12,3

13,2

70,4

70,1

19,7

17,8


9,9

12,1

69,1
59,3
8,6

64,7
58,0
8,9

13,6
19,7
18,5

11,8
19,3
24,1

17,3
21,0
72,9

23,5
22,7
67,0

Thực hiện quy trình KT-ĐG kết quả học tập của học sinh có vị trí rất
quan trọng, giáo viên là người trực tiếp phải thực hiện quy trình trên. Theo bảng

thống kê kết quả khảo sát cho thấy việc giáo viên KT-ĐG kết quả học tập của
học sinh theo quy trình ở mức độ thường xuyên là khá tốt, phản ánh tinh thần,
thái độ lao động sư phạm nghiêm túc của tập thể nhà trường. Có những nội
dung được thực hiện rất tốt, bên cạnh đó một số tồn tại cần được quan tâm
nhiều hơn.
2.3.2.4. Thực trạng những khó khăn khi KT-ĐG kết quả học tập học sinh
Bảng 2.11. Thực trạng những khó khăn trong KT-ĐG kết quả học tập của HS.
TT

1
2
3
4
5
6
7
8

NỘI DUNG
Nghiệp vụ về KT-ĐG kết quả học tập của
GV chưa đáp ứng được yêu cầu KT-ĐG.
Chưa nắm rõ các văn bản chỉ đạo của Bộ,
Sở GD và nhà trường.
Chỉ đạo của cấp trên chưa cụ thể.
Sự phối hợp các hình thức, phương pháp
KT- ĐG trong kỳ thi thiếu hiệu quả.
Công tác thực hiện quy trình KT- ĐG học
sinh còn lỏng lẻo, lơ là ở một số khâu.
Chưa có chính sách khuyến khích, động
viên GV tham gia đổi mới KT-ĐG Kết

quả học tập của học sinh.
Bệnh thành tích trong GD còn nặng, chi
phối việc đánh giá.
Công tác Quản lý còn chồng chéo, chưa
thực sự nhất quán, thống nhất.

Đồng ý

MỨC ĐỘ
Đồng ý một Không
phần
đồng ý
SL
%
SL %

SL

%

48
39

59,3
48,1

18
28

22,2

34,6

15
14

18,5
17,3

43

53,1

25

30,9

13

16,0

47

58,0

24

29,6

10


12,4

39

48,1

34

42,0

8

9,9

36

44,4

33

40,7

12

14,9

39

48,2


29

35,8

13

16,0

47

58,0

18

22,2

16

19,8


12

Bảng thống kê số liệu các ý kiến trả lời CBQL, GV cho thấy các vấn đề
có thể gây khó khăn, cản trở cho họ trong quá tình thực hiện KT-ĐG kết quả
học tập của học sinh không phải không có. Khó khăn gặp nhiều nhất trong KTĐG kết quả học tập của học sinh là: Nghiệp vụ về KT- ĐG kết quả học tập của
GV chưa đáp ứng được yêu cầu KT-ĐG; sự phối hợp các hình thức, phương
pháp KT-ĐG trong kỳ thi thiếu hiệu quả; công tác Quản lý còn chồng chéo,
chưa thực sự nhất quán, thống nhất.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của

học sinh ở trường trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của
học sinh
Bảng 2.12. Thực trạng xây dựng kế hoạch KT-ĐG kết quả học tập của HS
TT

1

2
3

4
5

NỘI DUNG

Tốt
SL %

Kế hoạch KT-ĐG kết quả học tập
của HS định kỳ theo phân phối
chương trình
Kế hoạch kiểm tra cho từng môn
học
Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG kết quả học tập của HS cho
CBGV
Kế hoạch kiểm tra, giám sát, báo
cáo định kỳ của nhà trường về KTĐG kết quả học tập của HS
Kế hoạch chuẩn bị các nguồn lực
cho KT-ĐG kết quả học tập của HS


MỨC ĐỘ
Khá
Trung bình
Yếu
SL % SL
% SL %

59 72,8 15

18,5

7

8,7

0

0

56 69,1 16

19,8

9

11,1

0


0

53 65,4 16

19,8

10

12,3

2

2,5

58 71,6 17

21,0

6

7,4

0

0

61 75,3 12

14,8


8

9,9

0

0

Kết quả khảo sát cho thấy, việc xây dựng kế hoạch KT-ĐG kết quả học
tập của học sinh bước đầu đã bao quát được các nội dung thực hiện. Song thực
tế khi triển khai còn những hạn chế nhất định.
2.4.2. Thực trạng tổ chức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh
2.4.2.1. Thực trạng tổ chức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo quy trình
Bảng 2.13.Thực trạng tổ chức KT-ĐG kết quả học tập của học sinh theo
quy trình
TT

NỘI DUNG

Tốt
SL %
52 64,2
43 53,0

1 Xác định mục đích KT
2 Xác định nội dung KT
Lựa chọn phương pháp, hình
3
58

thức KT
4 Tổ chức ra đề kiểm tra, thi
65

MỨC ĐỘ
Khá
TB
Yếu
SL % SL % SL %
20 24,7 9 11,1 0
0
29 35,8 7
8,7
2 2,5

71,6

15

18,5

8

9,9

0

0

80,2


9

11,1

7

8,7

0

0


13
TT

NỘI DUNG

Tốt
SL %
53 65,4
49 60,5

5 Tổ chức coi thi, kiểm tra
6 Tổ chức chấm, trả bài
Tổ chức lên điểm, quản lý
7 điểm; công bố kết quả và đánh 58
giá


71,6

MỨC ĐỘ
Khá
TB
Yếu
SL % SL % SL %
16 19,8 12 14,8 0
0
17 21,0 13 16,0 2 2,5
11

13,6

7

8,6

5

6,2

Vấn đề tổ chức KT-ĐG kết quả học tập của học sinh theo quy trình được
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm thực hiện tương đối khoa học và hiệu quả,
thể hiện qua các ý kiến đánh giá tốt và khá đều trên 80%.
2.4.2.2. Thực trạng tổ chức sử dụng kết quả kiểm tra của học sinh
Bảng 2.14. Thực trạng tổ chức sử dụng kết quả kiểm tra của học sinh
TT

NỘI DUNG


Sử dụng kết quả KT-ĐG vào
1 việc điều chỉnh PPDH của GV
và PPHT của HS.
Kịp thời điều chỉnh, uốn nắn
2 sai lệch trong công tác KT-ĐG
kết quả học tập của học sinh.
Bồi dưỡng cho học sinh chưa
3
đạt yêu cầu.
Bồi dưỡng nghiệp vụ về KT –
4
ĐG cho cán bộ, giáo viên.

Tốt
SL %

MỨC ĐỘ
Khá
TB
SL % SL %

47

22

27,2

9


45 55,6

18

22,2

31

38,3

28

34

42,0

18

58,0

11,1

Yếu
SL %
3

3,7

13 16,0


5

6,2

34,5

14

17,3

8

9,9

22,2

16

19,8

13 16,0

Qua khảo sát ý kiến của giáo viên cho thấy, giáo viên đánh giá rất cao tác
dụng của việc sử dụng kết quả KT-ĐG kết quả học tập của học sinh của ban
giám hiệu.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh
Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo KT-ĐG kết quả học tập của HS
TT
1
2

3
4

NỘI DUNG
Hướng dẫn cán bộ, giáo viên học
tập các văn bản pháp quy về KTĐG kết quả học tập của HS.
Ban hành các văn bản hướng dẫn
giáo viên KT-ĐG kết quả học
tập của học sinh.
Theo dõi, giám sát điều chỉnh
cho giáo viên trong quá trình
thực hiện kế hoạch KT-ĐG.
Động viên, khích lệ giáo viên tự
học, tự bồi dưỡng đổi mới KT-

Tốt
SL %

MỨC ĐỘ
Khá
TB
SL % SL %

Yếu
SL %

57

70,4 18 22,2


6

7,4

0

0

58

71,6 16 19,8

7

8,6

0

0

51

63,0 17 21,0 11 13,5

2

2,5

32


39,5 25 30,8 19 23,5

5

6,2


14
ĐG kết quả học tập của HS.

Chỉ đạo hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học sinh được nhà trường
quan tâm thường xuyên, từ việc ban hành văn bản hướng dẫn đội ngũ giáo viên
thực hiện quy chế đánh giá, xếp loại học sinh đến chỉ đạo, giám sát thực hiện.
Kết hợp với theo dõi, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ KTĐG của giáo viên, động viên khuyến khích, tạo điều điện để đội ngũ tích cực
thực hiện đổi mới KT-ĐG.
2.4.4. Thực trạng kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của
học sinh
Bảng 2.16. Thực trạng kiểm tra hoạt động KT-ĐG kết quả học tập
của HS
TT

MỨC ĐỘ
Khá
TB
SL % SL %

Tốt
SL %

NỘI DUNG


Thu thập thông tin, dữ liệu liên
1 quan đến hoạt động KT- ĐG 38
kết quả học tập của học sinh.
Xây dựng các tiêu chí để đánh
2 giá hoạt động KT-ĐG kết quả 31
học tập của học sinh.
Thanh tra, kiểm tra, đánh giá
việc thực hiện quy trình KT3
41
ĐG kết quả học tập của học
sinh của giáo viên.

Yếu
SL %

46,9

19

23,5

21 25,9

3

3,7

38,3


27

33,3

17 21,0

8

9,9

50,6

22

27,2

12 14,8

6

7,4

Trong những năm qua, hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học
sinh của trường THPT Yên Hòa còn chưa đạt hiệu quả cao, có nhiều lý do
nhưng một trong số đó là khâu thanh tra, kiểm tra chưa đạt yêu cầu, chưa xác
định rõ mục đích của việc thanh tra, kiểm tra hoạt động KT-ĐG kết quả học tập
của học sinh để làm gì và cho ai? Chính vì lý do đó, mà cán bộ quản lý của
trường chưa nhìn nhận ra những thiếu sót của công tác KT-ĐG kết quả học tập
của học sinh, chưa điều chỉnh được hoạt động này sao cho hiệu quả hơn.
2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Yên Hòa

Mức độ ảnh hưởng được cho điểm từ 1 đến 4 điểm và được tính điểm trung
bình cho mỗi nội dung công việc đưa ra, cụ thể:
- Mức độ Rất ảnh hưởng:
4 điểm. - Mức độ Ảnh hưởng: 3 điểm.
- Mức độ Bình thường :
2điểm.
- Mức độ Không ảnh hưởng: 1 điểm.
Công thức tính điểm trung bình (TB) của mỗi nội dung được xác định:
x

=

1
N

4

xn
i 1

i

i

Trong đó: xi là điểm cho ứng với mỗi nội dung xi  {1,2,3,4}
ni là số người cho điểm xi nội dung tương ứng


15


N là tổng số người cho điểm mỗi nội dung
Bảng 2.17. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến KT-ĐG giá
kết quả học tập của HS
MỨC ĐỘ

TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9

NỘI DUNG

Nhận thức của CBQL, giáo viên,
học sinh,PHHS
Trình độ, kĩ năng KT-ĐG của
giáo viên
Nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức KT-ĐG kết quả học
tập cho học sinh
Quy trình tổ chức KT-ĐG
Quy chế KT- ĐG kết quả học tập
của học sinh
Công tác thanh, kiểm tra hoạt

động KT-ĐG kết quả học tập của
học sinh
Sự quản lý khoa học, đồng bộ,
hiệu quả của BGH
Ứng dụng CNTT trong KT-ĐG
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ
cho công tác KT-ĐG

Rất
Không Điểm Thứ
Ảnh
Bình
ảnh
ảnh TB x bậc
hưởng thường
hưởng
hưởng

63

12

6

0

3,70

2


68

8

5

0

3,77

1

62

14

4

1

3,69

3

54

13

14


0

3,49

7

51

12

14

4

3,35

8

55

19

9

0

3,64

4


58

15

7

1

3,60

6

61

12

6

2

3,63

5

42

29

4


6

3,32

9

Kết quả khảo sát cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng nhất đến KT-ĐG kết quả
học tập của học sinh là: Trình độ, kỹ năng KT-ĐG của giáo viên; Nhận thức của
CBQL, giáo viên, học sinh và PHHS; Nội dung, phương pháp và hình thức tổ
chức KT-ĐG kết quả học tập cho học sinh; Công tác thanh, kiểm tra hoạt động
KT-ĐG kết quả học tập của học sinh; Ứng dụng CNNT trong KT-ĐG.
2.5.Đánh giá chung
2.5.1. Kết quả đạt được
- CBQL, giáo viên, học sinh nhà trường có nhận thức tương đối tốt về
hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học sinh.
- Đội ngũ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn, giàu kinh nghiệm
giáo dục. Lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, đầu tư tâm huyết và nguồn lực
đến hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học sinh, coi đây là nhiệm vụ quan
trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
-Nhà trường đã bám sát vào quy chế, văn bản có tính pháp quy trong việc
triển khai đổi mới công tác KT-ĐG kết quả học tập của học sinh.
- Công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ về nghiệp vụ KT-ĐG bước đầu
đem lại hiệu quả, giúp giáo viên củng cố năng lực chuyên môn của mình.


16

2.5.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
- Các văn bản pháp quy thể hiện nhiều điều không phù hợp, vẫn nặng về
đánh giá điểm số, chưa kết hợp giữa đánh giá định tính và định lượng.

- Nhìn chung giáo viên còn yếu kiến thức, kỹ thuật đánh giá để đáp ứng
yêu cầu đổi mới KT-ĐG kết quả học tập của học sinh.
- Giáo viên coi KT-ĐG kết quả học tập của học sinh chỉ là cho điểm học
sinh, xếp loại kết quả học tập và cho lên lớp. Giáo viên chú trọng hoàn thành
các đầu điểm kiểm tra theo văn bản pháp quy yêu cầu, xếp loại học sinh cuối
kỳ, cuối năm, không coi trọng đánh giá học sinh trong tiến trình, chưa sử dụng
kết quả đánh giá vào việc cải thiện chất lượng giảng dạy.
- Việc thực hiện KT-ĐG kết quả học tập của học sinh theo quy trình còn
hạn chế ở một số khâu.
- Quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học sinh vẫn còn những
hạn chế: Chưa tuân thủ nghiêm túc quy trình kiểm tra - đánh giá; thiếu bộ phận
chuyên trách về hoạt động KT-ĐG; sự quản lý hoạt động KT-ĐG còn chưa
đồng bộ thiếu khoa học do một số cán bộ quản lý các tổ chuyên môn chưa có
chuyên môn về quản lý giáo dục; công tác chỉ đạo của nhà trường chưa phân
định rõ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng cá nhân, các quy định chưa
rõ ràng; chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong KT-ĐG kết quả của học
sinh còn hạn chế nhiều, xử lý vi phạm trong KT-ĐG còn chưa được coi trọng.
Kết luận chương 2
Qua khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của
học sinh trường THPT Yên Hòa, Hà Nộicho thấy:
Đa số cán bộ, giáo viên đều nhận thức được vai trò, ý nghĩa của KT-ĐG
kết quả học tập của học sinh, tuy nhiên trong quá trình thực hiện KT-ĐG cũng
như quản lý hoạt độngnày còn có những hạn chế ở một số khâu như: Việc KTĐG còn tùy tiện không xác định đúng, đủ các bước trong quy trình,bệnh thành
tích trong giáo dục vẫn còn dẫn đến đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa
thực sự khách quan, công bằng. Sự quản lý của Ban giám hiệu nhà trường chưa
đồng bộ, nhất quán ở nhiều khâu, dẫn đến giáo viên bị động trong KT-ĐG kết
quả học tập của học sinh.


17


Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN HÒA, HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu dạy học
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.2.Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học
tập của học sinh trường trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội
3.2.1. Biện pháp 1. Tổ chức quán triệtvề tầm quan trọng, vai trò của kiểm tra
- đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học
sinh và phụ huynh nhà trường
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, PHHS có nhận thức đầy đủ,
sâu sắc về vị trí, vai trò của KT-ĐG kết quả học tập của học sinh, có ý thức và
trách nhiệm về nhiệm vụ phải làm, tránh chủ quan, lúng túng, sai sót.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong nhà
trường bằng việc phân công nhiệm vụ gắn liền với quyền hạn và nghĩa vụ.
- Đối với CBQL: Thấm nhuần quan điểm, chủ trương, chỉ đạo đổi mới
KT-ĐG của Bộ GD&ĐT; văn bản hướng dẫn thực hiện của Sở GD&ĐT để thực
hiện có hiệu quả công tác quản lý hoạt động trên.
- Đối với giáo viên: Nắm được những nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG
kết quả học tập của học sinh, có tinh thần tích cực, hăng hái thực hiện đổi mới,
đóng góp ý kiến, quan điểm của mình sao cho đổi mới KT-ĐG kết quả học tập
phù hợp với thực tiễn dạy học và trình độ, năng lực của giáo viên.

- Đối với PHHS và HS: Tác động nhận thức nhằm khắc phục những thói
quen, quan niệm chưa đúng về KT-ĐG kết quả học tập của học sinh.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
3.2.2.Biện pháp 2. Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
của học sinh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết về KT-ĐG kết quả học
tập cho đội ngũ CBQL, giáo viên tham gia vào quá trình KT-ĐG phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ mà họ được phân công và đảm bảo họ đủ khả năng để
hoàn thành tốt công việc của mình.


18

3.2.2.1. Nội dung của biện pháp
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đại trà cho đội ngũ CBQL, giáo viên kiến
thức toàn diện về KT-ĐG để có năng lực tham gia vào hoạt động KT-ĐG.
- Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên làm công tác coi,
chấm thi, kiểm tra.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
3.2.3. Biện pháp 3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
của học sinh một cách hệ thống
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Mục đích của biện pháp nhằm nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên
đồng bộ xây dựng kế hoạch KT-ĐG từ chung cho đến riêng đảm bảo chất lượng
của hoạt động góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Việc xây dựng kế hoạch KT-ĐG kết quả học tập của học sinh phải dựa
trên kế hoạch năm học của nhà trường theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, căn cứ vào
yêu cầu đổi mới hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của HS, nhà trường xây

dựng kế hoạch chi tiết hóa các nội dung KT-ĐG kết quả học tập của học sinh.
- Phân tích thực trạng của KT-ĐG kết quả học tập của học sinh bao gồm
những kết quả đạt được, những tồn tại, khó khăn, thách thức. Trong đó có sự so
sánh đối chiếu với các năm học trước để tìm kiếm các nhiệm vụ ưu tiên trong
năm học mới.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
3.2.4. Biện pháp 4. Thành lập tổ khảo thí phụ trách việc kiểm tra– đánh giá
kết quả học tập của học sinh
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Chuyên môn hoá hoạt động KT-ĐG, giảm tải công việc cho GV.Hỗ trợ
toàn diện, tích cực cho GV trong quá trình KT-ĐG, nghiên cứu và đề xuất triển
khai các biện pháp nhằm cải tiến KT-ĐG và quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả
học tập của học sinh.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
- Dựa vào tình hình thực tế và nhiệm vụ chức trách của tổ khảo thí, nhà
trường thành lập tổ khảo thí gồm những thành phần nào, quy định rõ nhiệm vụ
quyền hạn, chức năng của tổ khảo thí.
- Tổ khảo thí phối hợp với các tổ nhóm chuyên môn trong trường xây
dựng quy trình và công cụ đánh giá thống nhất, phù hợp với từng môn học đảm
bảo chất lượng, khách quan, đặc biệt là chuyên môn hoá cao; Tổ chức xây dựng
ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra làm cơ sở để xây dựng đề kiểm tra, đề thi.
- Tổ khảo thí phối hợp với các đơn vị trong trường chuẩn bị cơ sở vật
chất và trang thiết bị phục vụ KT-ĐG.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp


19

3.2.5. Biện pháp 5. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Hỗ trợ đắc lực nhà lãnh đạo trong công tác quản lý của mình, tạo điều
kiện thuận lợi trong công tác quản lý các hoạt động dạy và học. Xây dựng quỹ
đề thi, kiểm tra ở tất cả các môn học trong trường. Xây dựng phần mềm quản lý
điểm, quản lý học sinh, lưu trữ dữ liệu trên đĩa cứng, đĩa CD để thuận tiện cho
việc quản lý và sử dụng lâu dài. Khai thác triệt để việc tra cứu dữ liệu, thu thập
thông tin cần thiết cho quản lý, giảng dạy và học tập của cán bộ, giáo viên, học
sinh.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ.
- Hợp tác với các công ty phần mềm máy tính giáo dục trong việc giới
thiệu, hướng dẫn GV sử dụng phần mềm quản lý điểm, thiết kế bài kiểm tra trên
phần mềm.
- Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức biên soạn, lưu trữ các phần mềm
dạy học, các bài giảng điện tử, phân công cụ thể cho các giáo viên tham gia
biên soạn đề kiểm tra trên máy tính.
- Tiến hành việc bồi dưỡng năng lực CNTT cho đội ngũ CBQL, GV.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
3.2.6. Biện pháp 6. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra - đánh
giá kết quả học tập của học sinh
3.2.6.1.Mục đích của biện pháp
Góp phần làm cho chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng cao.
Cảnh báo sớm những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra giúp CBQL, giáo viên có
phương án điều chỉnh kịp thời hạn chế tối đa những sai sót, tiêu cực trong KT-ĐG
nhằm đảm bảo công tác được khách quan, công bằng và chính xác.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
- Bộ phận thanh tra có nhiệm vụ xem xét toàn bộ quy trình KT-ĐG cũng
như kế hoạch và sự chuẩn bị cho quy trình đó để cảnh báo những sai sót và đưa
ra các kiến nghị điều chỉnh.
- Cần tránh kiểm tra hình thức, cần xác định những nơi, những việc quan
trọng, những việc làm chưa tốt, những công việc dễ sai sót làm ảnh hưởng đến

kỳ thi để tập trung kiểm tra chứ không nên dàn trải đều khắp sẽ dẫn đến hời hợt,
không hiệu quả.
- Phải xử lý kỷ luật nghiêm đúng quy định và khen thưởng thỏa đáng với
những vi phạm hay thành tích theo những phát hiện, kiến nghị của ban kiểm tra.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau tạo


20

thành một hệ thống đồng bộ, tác động qua lại và hỗ trợ nhau cùng phát triển,
mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
quản lý. Nhà quản lý phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ
thống, biện pháp này là tiền đề, cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho
nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng hoạt động
KT-ĐG kết quả học tập cho học sinh nhà trường.
BP1
BP2

BP6

BP5

BP3
BP4

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữaBP4
các biện pháp quản lý hoạt động KT-ĐG
kết quả học tập của học sinh

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết vàtính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm
Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trên tác
giả đã xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến và đã tiến hành trưng cầu ý kiến
của 81 cán bộ quản lý, giáo viên gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng,tổ trưởng
chuyên môn, tổ phó chuyên môn, GV đang trực tiếp giảng dạy tại trường.
Trong phần trưng cầu ý kiến, tác giả khảo sát về mức độ cấp thiết và tính
khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra-đánh giá kết quả học tập
của học sinh.
* Về tính cấp thiết đề ra 3 mức độ:
+ Rất cấp thiết: 3 điểm.
+ Cấp thiết: 2 điểm.
+ Không cấp thiết: 1 điểm.
* Về tính khả thi đề ra 3 mức độ:
+ Rất khả thi: 3 điểm.
+ Khả thi: 2 điểm.
+ Không khả thi: 1 điểm
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi


21

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết thực hiện các biện pháp quản lý
hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học sinh
Tính cấp thiết
TT

1


2

3

4

5

6

Tên biện pháp
Tổ chức quán triệt về tầm quan
trọng, vai trò của KT-ĐG kết
quả học tập của học sinh cho đội
ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh
và phụ huynh nhà trường
Bồi dưỡng nghiệp vụ KT-ĐG
kết quả học tập của học sinh cho
đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà
trường
Xây dựng kế hoạch KT-ĐG kết
quả học tập của học sinh một
cách hệ thống
Thành lập tổ khảo thí phụ trách
việc KT-ĐG kết quả học tập của
học sinh
Chỉ đạo ứng dụng CNTT
trongKT-ĐGkết quả học tập học
sinh
Tăng cường kiểm tra, giám sát

hoạt động KT-ĐG quả học tập
của học sinh

Rất cấp
thiết
SL %

Không
Cấp thiết
cấp thiết
SL % SL %

Điểm
Thứ
TB
bậc
x

72

88,9

9

11,1

0

0


2,89

1

68

84,0

13

16,0

0

0

2,84

2

68

83,9

11

13,6

2


2,5

2,81

3

60

74,1

12

14,8

9

11,1 2,63

6

66

81,5

7

8,6

8


9,9

2,72

4

64

79,0

7

8,6

10 12,4 2,67

5

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi thực hiện các biện pháp quản lý
hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học sinh
Tính khả thi
TT

Tên biện pháp

Rất khả
thi
SL %

Tổ chức quán triệt về tầm quan

trọng, vai trò của KT-ĐG kết
1 quả học tập của học sinh cho
75
đội ngũ cán bộ, giáo viên, học
sinh và phụ huynh nhà trường
Bồi dưỡng nghiệp vụ KT-ĐG
kết quả học tập của học sinh
2
70
cho đội ngũ cán bộ, giáo viên
nhà trường

Khả thi

Không
khả thi
SL %

SL

%

92,6

6

7,4

0


0

86,4

11

13,6

0

0

Điể
m Thứ
TB bậc
y

2,93

2,86

1

3


22
Tính khả thi
TT


3

4

5

6

Rất khả
thi
SL %

Tên biện pháp
Xây dựng kế hoạch KT-ĐG kết
quả học tập của học sinh một
cách hệ thống
Thành lập tổ khảo thí phụ trách
việc KT-ĐG kết quả học tập
của học sinh
Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong
KT-ĐG kết quả học tập học
sinh
Tăng cường kiểm tra, giám sát
hoạt động KT-ĐG quả học tập
của học sinh

Không
khả thi
SL %


Khả thi
SL

%

Điể
m Thứ
TB bậc
y

73

90,1

7

8,7

1

1,2 2,89

2

63

77,8

9


11,1

9

11,1 2,67

6

64

79,0

9

11,1

8

9,9 2,70

4

67

82,7

3

3,7


11

13,6 2,69

5

3.4.2.2. Mối tương quan giữa ý kiến về tính cấp thiết và ý kiến tính khả thi của
các biện pháp quản lí đề xuất
Tác giả sử dụng công thức tính tương quan thứ bậc Spiecman để tính toán
và kết luận về mối tương quan giữa ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của
các biện pháp quản lí đề xuất:
Công thức:

r  1

6 D 2

N ( N 2  1)

(3.1)

Trong đó:
r là hệ số tương quan.
D là hiệu số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh
N là số các biện pháp quản lý đề xuất
Và qui ước: Nếu r >0 là tương quan thuận, r <0 là tương quan nghịch
Nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ.
Nếu r càng xa 1 thì tương quan càng lỏng.
Bảng 3.3. Mối tương quan về tính cấp thiết và tính khả thi
của các biện pháp quản lý đề xuất

TT

1

2

Biện pháp quản lí

Cấp
Thứ Thứ
Khả
D
thiết
bậc bậc
D2
thi (y)
(xi-yi)
(x)
(xi) (yi)

Tổ chức quán triệt về tầm quan trọng,
vai trò của KT-ĐG kết quả học tập của
học sinh cho đội ngũ cán bộ, giáo 2,89
viên, học sinh và phụ huynh nhà
trường
Bồi dưỡng nghiệp vụ KT-ĐG kết quả
2,84
học tập của học sinh cho đội ngũ cán

2,93


1

1

0

0

2,86

2

3

-1

1


23
TT

3

4
5
6

Cấp

Thứ Thứ
Khả
D
thiết
bậc bậc
D2
thi (y)
(xi-yi)
(x)
(xi) (yi)

Biện pháp quản lí
bộ, giáo viên nhà trường
Xây dựng kế hoạch KT-ĐG kết quả
học tập của học sinh một cách hệ
thống
Thành lập tổ khảo thí phụ trách
việcKT-ĐG kết quả học tập của học
sinh
Chỉ đạo ứng dụng CNTT trongKT-ĐG
kết quả học tập học sinh
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt
động KT-ĐG quả học tập của học sinh

2,81

2,89

3


2

1

1

2,63

2,67

6

6

0

0

2,72

2,70

4

4

0

0


2,67

2,69

5

5

0

0

Thay các giá trị vào công thức (3.1) ta có:
r  1

6.(0  1  1  0  0  0)
 0,94
6(6 2  1)

Hệ số tương quan r  0,94 cho phép kết luận giữa mức độ cấp thiết và tính
khả thi của các biện pháp quản lý là phù hợp, tương quan thuận và chặt chẽ. Đa
số các biện pháp đề xuất có thứ bậc đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả
thi tương đồng nhau.
Kết luận chương 3
Qua nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của
học sinh ở trường THPT, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trên
tại trường THPT Yên Hòa, luận văn đã đưa ra 5 nguyên tắc xác định biện pháp
quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả học tập của học sinh. Trên cơ sở đó đề xuất 6
biện pháp nhằm đổi mới công tác quản lý hoạt động trên tại trường THPT Yên
Hòa.Sáu biện pháp này có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau tạo thành một

hệ thống đồng bộ.Kết quả thăm dò ý kiến của CBQL, giáo viên nhà trường đã
chứng tỏ rằng các biện pháp mà luận văn đề xuất có tính cấp thiết và tính khả
thi cao. Mỗi biện pháp quản lý đều có tính độc lập tương đối, có vị trí và vai trò
khác nhau nhưng giữa các biện pháp này có mỗi quan hệ biện chứng, hỗ trợ
nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất.


24

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với thực tiễn nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận văn này, tác giả đã giải
quyết được các vấn đề cơ bản sau:
Đề tài đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý, các khái
niệm về KT- ĐG kết quả học tập; Đồng thời đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận
về KT- ĐG dưới góc nhìn nhà quản lý. Chương 1 cũng làm nổi bật các ưu điểm và
khuyết điểm của hình thức, phương pháp KT- ĐG; nói rõ bản chất của KT- ĐG trong
quá trình dạy học từ đó làm rõ thực trạng về công tác KT- ĐG kết quả học tập của
học sinh trường THPT Yên Hòa, Hà Nội. Tác giả đã tiến hành khảo sát và phân

tích thực trạng công tác này tại nhà trường, nhận thấy rằng quản lý hoạt động
KT- ĐG kết quả học tập của học sinh đã đạt được những kết quả nhất định trên
một số mặt. Nhà trường luôn tích cực đổi mới hoạt động theo tinh thần chỉ đạo
của Bộ GD&ĐT góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tạo dựng uy tín đối với
PHHS, các trường THPT và cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn. Song bên
cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được chấn chỉnh, khắc phục trong
công tác KT- ĐG kết quả học tập cho học sinh. Tác giả đã mạnh dạn đề xuất 6
biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học
sinh,vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính khả thi cao, nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường.

2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT Hà Nội
- Cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đổi mới KT-ĐG kết
quả học tập của học sinh phù hợp với điều kiện cụ thể của Thành phố.
- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho tất cả giáo viên về nghiệp
vụ KT-ĐG kết quả học tập của học sinh.
- Xây dựng hệ thống quản lý điểm trực tuyến cho toàn bộ các trường
THPT của Thành phố.
2.2. Đối với trường THPT Yên Hòa
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, kiến thức, nghiệp vụ quản lý hoạt động
KT-ĐG kết quả học tập của học sinh cho CBQL nhà trường.
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ KT-ĐG kết quả học tập của học sinh
cho CBQL và GV, nâng cao hiệu quả công tác tự bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ của giáo viên ở các nhóm chuyên môn. Đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới kiểm tra - đánh giá phải được cụ thể hoá trong kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ năm học và các chuyên đề của các tổ, nhóm chuyên môn.



×