Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý hoạt động dạy nghề ở trung tâm giáo dục thường xuyên dạy nghề huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang theo nhu cầu xã hội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.65 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Việc mở cửa thị trường lao động tạo sự dịch chuyển lao động giữa
các nước đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
mình. Vì vậy đào tạo và phát triển nhanh nguồn nhân lực là yếu tố quyết
định, trong đó tổ chức dạy nghề và học nghề được coi là vấn đề then chốt.
1.2. Tỉnh Bắc Giang nói riêng có nhu cầu lớn về lực lượng lao động đã
qua đào tạo. Tuy nhiên số lượng lao động đã qua đào tạo hiện nay chưa đáp
ứng đủ nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh
1.3. Trung tâm GDTX-DN Tân Yên xác định DN là một trong các
nhiệm vụ trọng tâm, đơn vị luôn coi trọng công tác QLHĐDN. Tuy nhiên
trong công tác QLHĐDN còn bộc lộ một số hạn chế dẫn đến chất lượng DN
chưa cao, chưa đáp ứng theo nhu cầu xã hội.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý
hoạt động dạy nghề ở trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang theo nhu cầu xã hội" làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng, phân tích làm rõ nguyên nhân của những
yếu kém, bất cập trong DN và QLHĐDN ở trung tâm GDTX-DN huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang để đề xuất một số biện pháp QLHĐDN ở trung tâm
nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng nhu cầu xã hội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy nghề ở trung
tâm GDTX-DN
3.2. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ở
trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ở trung
tâm GDTX-DN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu


4.1. Khách thể nghiên cứu
HĐDN và QLHĐDN ở trung tâm GDTX-DN cấp huyện
4.2. Đối tượng nghiên cứu
QLHĐDN ở trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
theo nhu cầu xã hội.


2

5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp QLHĐDN có tính khả thi và phù hợp
với điều kiện thực tế của đơn vị thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả
HĐDN ở trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên.
6. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng QLHĐDN ở trung tâm GDTXDN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang năm học 2012-2013, 2013-2014, 20142015và 2015- 2016.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
7.2. Nhóm phương pháp bổ trợ
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung cơ bản của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy nghề ở trung
tâm giáo dục thường xuyên- dạy nghề
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ở trung tâm

giáo dục thường xuyên- dạy nghề huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ở trung tâm giáo
dục thường xuyên- dạy nghề huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang theo nhu
cầu xã hội


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - DẠY NGHỀ
Chương này được trình bày trong 24 trang từ trang 7 đến trang 30, đề
cập đến những nội dung sau:
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Qua việc nghiên cứu một số kinh nghiệm đào tạo nghề của một số quốc
gia trên thế giới, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, giáo dục, đào tạo nghề phải gắn với định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của từng giai đoạn, với mục đích cung cấp nguồn nhân lực có
chất lượng theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế
Thứ hai, cần tiến hành phân luồng học sinh sớm, định hướng nghề sớm,
đảm bảo số lượng lao động kỹ thuật lành nghề tương ứng trong cơ cấu nguồn
lao động
Thứ ba, trong đào tạo nghề, rất chú ý đến đào tạo kỹ năng lao động và
phẩm chất của người lao động.
Thứ tư, cần huy động sự tham gia của các nguồn lực như công ty, doanh
nghiệp vào công tác đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
1.1.2. Ở Việt Nam
Đến nay đã có những công trình khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực
dạy nghề . Những nghiên cứu này đã khái quát hoá và làm rõ được một số

vấn đề về dạy nghề và quản lý dạy nghề, đề xuất được một số biện pháp góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý quá trình đào tạo nghề tại một số cơ sở giáo
dục. Tuy nhiên đề tài về QLHĐDN ở trung tâm GDTX-DN cấp huyện còn ít
công trình nghiên cứu một cách hệ thống.
1.2. Một số khái niệm công cụ
Được trình bày từ trang 10 đến trang 14. Phần này làm rõ các khái niệm
cơ bản như: Dạy nghề, hoạt động dạy nghề, quản lý, quản lý hoạt động dạy
nghề. Trong đó, dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị những kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ nghề cần thiết cho người học để người
học sau khi hoàn thành khoá học có thể tìm được việc làm, tự tạo việc làm
hoặc nâng cao trình độ tay nghề. Hoạt động dạy nghề là hoạt động dạy và
học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho
người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn
thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Quản lý là quá trình


4

tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lí
thông qua công cụ quản lý, cách thức quản lý nhằm đạt được mục đích của tổ
chức. Quản lý hoạt động dạy nghề là quá trình tác động có định hướng, có chủ
đích của chủ thể quản lý đến hoạt động dạy nghề của giáo viên và hoạt động
học nghề của học viên dựa trên căn cứ pháp lý, bằng các cách thức phù hợp
nhằm đạt được các mục tiêu dạy nghề đã đề ra.
1.3. Hoạt động dạy nghề ở trung tâm giáo dục thường xuyên- dạy
nghề
1.3.1. Đặc trưng hoạt động dạy nghề ở các trung tâm giáo dục
thường xuyên- dạy nghề
1.3.1.1. Đối tượng người học
Đối tượng người học nghề ở trung tâm thể hiện sự đa dạng về: độ tuổi,

trình độ nhận thức, nhu cầu học nghề...
1.3.1.2. Các chương trình đào tạo nghề ở trung tâm giáo dục thường
xuyên- dạy nghề
Các chương trình đào tạo nghề ở trung tâm GDTX-DN đa dạng và chủ
yếu đó là chương trình đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng), chương trình sơ cấp,
chương trình nghề trình độ trung cấp, chương trình chuyển giao khoa học
công nghệ,…
1.3.1.3. Phương thức tổ chức hoạt động dạy nghề ở trung tâm giáo dục
thường xuyên- dạy nghề
Phương thức tổ chức hoạt động dạy nghề ở trung tâm GDTX-DN cũng
rất đa dạng: dạy tại cơ sở dạy nghề; dạy nghề lưu động; dạy nghề tại các cơ sở
doanh nghiệp; dạy nghề gắn với vùng chuyên canh, làng nghề …Chính vì vậy
nhà quản lý cần phải năng động trong quá trình theo dõi, xử lý các tình huống
trong quá trình tổ chức hoạt động dạy nghề với các phương thức đa dạng nhằm
điều chỉnh một cách phù hợp với mục tiêu dạy nghề.
1.3.2. Yêu cầu đổi mới hoạt động dạy nghề ở các trung tâm giáo dục
thường xuyên- dạy nghề hiện nay
1.3.2.1. Tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội
Tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội là định hướng quan trọng của
hệ thống đào tạo nghề, vì mối quan hệ giữa đào tạo nghề và nhu cầu xã hội là
mối quan hệ cung- cầu. Nhiệm vụ của đào tạo nghề là cung cấp nhân lực kỹ
thuật trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
1.3.2.2. Trách nhiệm của trung tâm giáo dục thường xuyên- dạy nghề
trong tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội
Đào tạo theo nhu cầu xã hội cần hướng tới thoả mãn nhu cầu của người
học, nhà nước và người sử dụng lao động về chất lượng đào tạo. Trung tâm
cần: đổi mới mục tiêu, lựa chọn nội dung chương trình, đổi mới PPDN, lựa


5


chọn hình thức tổ chức DN phù hợp trình độ, đối tượng người học và tăng
cường CSVC, thiết bị phục vụ dạy nghề.
1.4. Quản lý hoạt động dạy nghề ở trung tâm giáo dục thường
xuyên- dạy nghề
Phần này được trình bày từ trang 20 đến trang 26, làm rõ các nội dung
cơ bản như: việc phân cấp trong QLHĐDN ở trung tâm GDTX-DN và nội
dung QLHĐDN ở trung tâm GDTX-DN.
1.4.1. Phân cấp trong QLHĐDN ở trung tâm GDTX-DN
Phân cấp trong QLHĐDN được giao cho cơ quan chuyên môn là Sở
LĐTBXH và Sở GD&ĐT quản lý.
Nội dung QLHĐDN ở trung tâm GDTX-DN bao gồm 6 nội dung:
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy nghề ở TTGDTX-DN

Là nội dung đầu tiên giúp tạo lập các yếu tố nền tảng cho quá trình
QLHĐDN và định hướng cho toàn bộ quá trình hoạt động của trung tâm.
Quản lý hoạt động dạy nghề bao gồm: Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy
nghề; Cụ thể hoá mục tiêu dạy nghề qua các nhiệm vụ dạy nghề nhằm nâng
cao tri thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp, hình thành và phát triển những
năng lực, phẩm chất tốt đẹp cho người học theo nhu cầu xã hội; Quản lý việc
thực hiện nội dung chương trình dạy nghề; Quản lý hoạt động dạy của giáo
viên; Quản lý hoạt động học của học viên; Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị
phục vụ hoạt động dạy nghề; Quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề.
1.4.2.1. Quản lý xây dựng kế hoạch dạy nghề
Xây dựng kế hoạch dạy nghề được xem là khâu cơ sở để thiết lập nền
móng cho toàn bộ quá trình dạy nghề của một cơ sở dạy nghề
1.4.2.2. Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề
Chương trình dạy nghề thể hiện mục tiêu dạy nghề, đáp ứng yêu cầu
kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề, thể hiện được phạm vi, cấu
trúc, nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy, cách thức đánh giá kết quả

học tập đối với mỗi mô đun, môn học và cả quá trình giảng dạy. Là nội dung
nhằm sắp xếp các nguồn lực để tạo ra một cơ cấu thích hợp đảm bảo thực
hiện tốt các mục tiêu, nội dung chương trình đã đề ra.
1.4.2.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Đối với giáo viên dạy nghề (GVDN) hoạt động dạy học có tính đặc thù
riêng, do đó quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên vừa để nâng cao tinh
thần trách nhiệm cũng như kiểm tra đôn đốc giáo viên hoàn thành nhiệm vụ
theo những mục tiêu đã đề ra của môn học, khoá học, năm học.


6

1.4.2.4. Quản lý hoạt động học tập của học viên
Quản lý hoạt động học tập của học viên nhằm mục đích nâng cao ý
thức học tập, thái độ hăng say và ham học hỏi, từ đó học viên có thể ứng
dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.
1.4.2.5. Quản lý CSVC, thiết bị phục vụ hoạt động dạy nghề
Công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề bao gồm: Xây
dựng kế hoạch mua sắm, nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
hàng năm; Xây dựng kế hoạch bảo quản, khai thác tối đa các thiết bị dạy
nghề, sử dụng hiệu quả các thiết bị ; Quản lý việc khai thác sử dụng cơ sở vật
chất thiết bị sẵn có ở địa phương phục vụ dạy nghề; Quản lý việc kí kết hợp
đồng đối với các cơ sở sản xuất trong sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ
dạy nghề; Kiểm tra việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề...
Đây là những nội dung thể hiện qua quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai
các nhiệm vụ, đôn đốc, động viên của CBQL tới các thành viên, nắm bắt thông
tin phản hồi điều chỉnh quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy nghề.
1.4.2.6. Quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề
Là nội dung thể hiện sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và doanh
nghiệp trong QLHĐDN và tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến QLHĐDN
Tác giả đã đưa ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến QLHĐDN được trình bày từ
trang 26 đến trang 29 bao gồm: năng lực đội ngũ CBQL hoạt động DN, năng
lực đội ngũ GVDN, trình độ năng lực và điều kiện của học viên, điều kiện
CSVC thiết bị phục vụ dạy nghề, chính sách quy định về DN và QLHĐDN,
điều kiện KT-XH địa phương. Những yếu tố này nếu thuận lợi sẽ góp phần
nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy nghề và chất lượng dạy nghề,
ngược lại nếu không thuận lợi, hoặc xem nhẹ một trong những yếu tố trên thì
chất lượng dạy nghề và quản lý hoạt động dạy nghề sẽ bị ảnh hưởng.
Kết luận chương 1
Tác giả đã trình bày tóm lược một số nghiên cứu trong và ngoài nước
về QLHĐDN. Từ đó những khái niệm liên quan đã được tìm hiểu và sử dụng
trong suốt quá trình nghiên cứu của đề tài. Luận văn đã phân tích và làm rõ
các nội dung chính trong quản lý hoạt động dạy nghề ở trung tâm GDTXDN. Luận văn cũng đã đề cập đến 6 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
dạy nghề. Đây chính là những cơ sở lý luận quan trọng để tác giả tiến hành
nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ở trung tâm GDTX-DN
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang theo nhu cầu xã hội và đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLHĐDN ở trung tâm.


7

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ Ở
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN- DẠY NGHỀ
HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG
Chương 2 được trình bày trong 57 trang từ trang 31 đến trang 87, với những
nội dung chính như sau:
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang và trung tâm giáo dục thường xuyên- dạy nghề huyện Tân Yên


2.1.1. Khái quát về tình hình KT-XH huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
2.1.2. Khái quát vê Trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang
Trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Sở GD&ĐT Bắc Giang. Trung tâm là cơ sở giáo dục thực hiện nhiều nhiệm
vụ như giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT, dạy nghề, chuyển giao
KHKT, tư vấn TTHTCĐ… Hàng năm trung tâm có khoảng từ 300 đến 500
học viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo, các lớp nghề… Tỷ lệ học viên
tốt nghiệp hàng năm đạt từ 80 -99%, tỷ lệ học viên có việc làm phù hợp với
nghề được học tại trung tâm đạt trên 80%.
2.2. Tổ chức khảo sát
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Thu thập, xử lý số liệu, phân tích và đánh giá được thực trạng QL hoạt
động dạy nghề ở Trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, làm
cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp QL HĐDN ở đơn vị.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Tác giả phát phiếu khảo sát đến 04 đối tượng: 48 cán bộ lãnh đạo là
chủ tịch, phó chủ tịch phụ trách văn xã của 24 xã thị trấn trên địa bàn, 30
CBQL từ cấp tổ trưởng chuyên môn trở lên, 36 giáo viên và 800 học viên đã,
đang theo học tại trung tâm. Ngoài ra, tác giả còn trao đổi trực tiếp với giáo
viên, nghệ nhân, thợ tay nghề giỏi được mời tham gia giảng dạy nghề ở trung
tâm, học viên để làm rõ thêm về thực trạng QLHĐDN ở trung tâm GDTXDN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
2.2.3. Nội dung khảo sát
Đối với cán bộ lãnh đạo địa phương: Khảo sát thực trạng quản lý hoạt
động dạy nghề ở trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.


8


Đối với cán bộ quản lý: Khảo sát thực trạng nhận thức về hoạt động
dạy nghề và tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động dạy nghề ở trung tâm
GDTX-DN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đối với giáo viên: Khảo sát thực trạng nhận thức về hoạt động dạy
nghề và thực hiện hoạt động dạy nghề ở trung tâm GDTX-DN huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang
Đối với học sinh đã, đang theo học ở trung tâm: Khảo sát về thực trạng
hoạt động dạy nghề ở trung tâm; khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao
động đối với các ngành nghề mà trung tâm đào tạo.
2.2.4. Công cụ và phương pháp khảo sát
Xây dựng mẫu phiếu khảo sát (bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở)
để tìm hiều nhận thức về công tác QL hoạt động dạy nghề, đánh giá việc thực
hiện và mức độ thực hiện nội dung QL hoạt động dạy nghề ở trung tâm
GDTX-DN huyện Tân Yên. Ngoài ra tác giả tiến hành nghiên cứu hồ sơ
chuyên môn, trao đổi, phỏng vấn CBGV, HV…
2.2.5. Cách thức tổng hợp dữ liệu
Tác giả tiến hành tổng hợp số liệu theo công thức toán học, điều này đã
trình bày trong luận văn từ trang 44 đến trang 45.
2.3. Thực trạng hoạt động dạy nghề ở trung tâm giáo dục thường
xuyên- dạy nghề huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Phần này được trình bày trong 9 trang, từ trang 45 đến trang 53, tác giả
tiến hành làm rõ thực trạng hoạt động dạy nghề ở trung tâm GDTX-DN
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang với các nội dung như sau: thực trạng hoạt
động dạy của giáo viên, thực trạng hoạt động học tập của học viên. Cụ thể:
2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên
Phần này được trình bày 3 trang từ trang 45 đến trang 47, với các nội
dung chính. Trong đó, thực hiện mục tiêu, nội dung dạy nghề được trung
tâm thực hiện đúng quy định; tình hình lựa chọn và sử dụng phương pháp
hình thức tổ chức dạy nghề được quan tâm, đa số giáo viên tích cực trong
đổi mới phương pháp dạy nghề, sử dụng các phương pháp hiện đại, tuy

nhiên còn một số giáo viên là thợ lành nghề, nghệ nhân còn hạn chế trong
đổi mới phương pháp hình thức. Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học viên được trung tâm thực hiện theo đúng quy định,
nhưng còn chậm đổi mới.


9

2.3.2. Thực trạng hoạt động học của học viên
Được trình bày từ trang 47 đến trang 53 của luận văn với các điểm
chính thực trạng hoạt động học trên lớp diễn ra với đa số môn học lý thuyết
và được quản lý chặt chẽ đúng nội quy của đơn vị; tình hình học tập ngoài
giờ lên lớp được tổ chức đa dạng tại các địa điểm khác nhau có diễn ra hoạt
động học nghề; kết quả học tập của học viên được đánh giá đầy đủ đúng quy
định và được thể hiện ở bảng 2.4 trong luận văn.

Năm

20112012
20122013
20132014
20142015
20152016

Bảng 2.4: Kết quả học tập của học viên các năm từ 2011-2016
(tính đến hết tháng 4/2016)
Kết quả tốt
Tỷ lệ học
Kết quả học tập
Trình

nghiệp
viên có việc
Số học
độ đào
làm sau khi
viên Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB
tạo
tốt nghiệp
(%) (%) (%) (%) (%) (%) (%)
(%)
Sơ cấp 150 43.3 46.7 10
0
50
30 20
94
ĐTNH

300

TCN

300

Sơ cấp

100

ĐTNH

40


50

10

0

40.3 52

7.7

0

45

46

9

83.5

11

0

62

32

6


91

195

64.1 28.2 7.7

0

TCN

405

46..9 30.8 22.3

0

43

46

11

85

Sơ cấp

300

42.3 50.1 7.6


0

52.6

30

17.4

82.5

ĐTNH

60

0

53.3 41.6 5.1

TCN

450

55.5 22.2 22.3

0

Sơ cấp

130


56.9 32.3 10.8

0

49.9 39.2 10.8

89

ĐTNH

90

51.1 40

8.9

0

45.5 35.5 19

85

TCN

450

44.4 40 45.6

0


46.3 41.4 12.3

82

Sơ cấp

180

47.2 36.1 16.7

0

48.3 36.1 15.6

86

ĐTNH

90

43.3 50

6.7

0

38.9 43.3 17.8

89


TCN

540

46.3 34.2 19.5

0

44.8 37.2 18

89

35

50

54

30

20

46.7 36.7 16.6

58.9 24.6 16.5

42

49


9

89.5

80

87
92

(Ghi chú: Trình độ trung cấp nghề chỉ tính kết quả tốt nghiệp của học viên đủ điều
kiện tham gia thi tốt nghiệp, không tính học viên lớp 10,11 đang theo học)
(Nguồn: báo cáo tổng kết kết quả dạy nghề các năm học từ 2011- 4/2016)

* Thực trạng hoạt động dạy nghề của trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên
được khái quát ở bảng 2.5 trong luận văn.


10

Bảng 2.5: Thực trạng hoạt động dạy nghề của trung tâm GDTX-DN
huyện Tân Yên
TT
1
2
3
4
5
6
7

8

9
10
11

Nội dung
Công tác khảo sát, tìm hiểu nhu cầu
người học hàng năm của trung tâm.
Các thông tin về ngành nghề đào tạo, thời
gian đào tạo cụ thể, chi tiết.
Thông tin về trình độ đào tạo, chỉ tiêu
tuyển sinh được thông báo rõ ràng đầy
đủ.
Các chính sách đãi ngộ trong học nghề
được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Mục tiêu, nội dung chương trình giảng
dạy luôn cập nhật đáp ứng nhu cầu thị
trường lao động.
Đổi mới phương pháp giảng dạy, phát
huy tính tích cực, chủ động của học viên.
Nội dung giảng dạy phù hợp với đối
tượng người học, trình độ đào tạo.
Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học
nghề của học viên chính xác, công bằng,
đánh giá đúng tay nghề của học viên.
Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công
tác dạy nghề đáp ứng yêu cầu giảng dạy
và học tập.
Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho

học viên sau khi tốt nghiệp nghề.
Việc cấp phát bằng, chứng chỉ nghề đúng
thời gian quy định.

Mức độ đánh giá
Điểm
trung
Trung
Tốt Khá
Yếu
bình
bình
560

220

20

0

3.68

450

300

50

0


3.5

650

100

50

0

3.75

740

60

0

0

3.93

540

220

40

0


3.63

590

180

25

5

3.7

532

195

72

1

3.57

610

175

15

0


3.74

487

250

63

0

3.53

525

255

20

0

3.63

570

150

80

0


3.64

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ở trung tâm giáo dục
thường xuyên- dạy nghề huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ở trung tâm, tác giả
đã khảo sát lãnh đạo địa phương, CBQL, GV, HV trên 4 mức độ tốt, khá,
trung bình, yếu tương ứng với các điểm số 4,3,2,1 điểm.
2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch dạy nghề
Phần này được trình bày trong luận văn từ trang 53 đến trang 62, kết
quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.7,2.8,2.9,2.10.


11

Số liệu khảo sát từ các bảng cho thấy, trung tâm GDTX-DN huyện Tân
Yên đã thực hiện khá nghiêm túc các bước của quá trình quản lý xây dựng kế
hoạch dạy nghề. Phần lớn đối tượng khảo sát cho rằng việc xây dựng kế
hoạch DN được thực hiện bài bản đúng quy trình, phù hợp với điều kiện thực
tế đơn vị, thời gian thực hiện kế hoạch cụ thể chi tiết.
Tuy nhiên kết quả khảo sát cũng phản ánh những mặt còn hạn chế
trong quá trình quản lý xây dựng kế hoạch DN thể hiện qua đánh giá của các
đối tượng khảo sát. Trong đó, nội dung chỉ đạo hướng dẫn tổ chuyên môn,
GV xây dựng kế hoạch DN, xây dựng kế hoạch cấp phát bẳng, kiểm tra tiến
độ thực hiện kế hoạch chưa được quan tâm đúng mức.
2.4.2. Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình DN
Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung
chương trình DN, kết quả được thể hiện trong bảng 2.11 của luận văn.
Bảng 2.11: Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy
nghề ở trung tâm GDTX-DN Tân Yên
TT


1

2

3
4
5
6

7

Nội dung

Chỉ đạo xây dựng mục tiêu đào tạo theo nhu
cầu xã hội.
Tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện
chương trình dạy nghề trên cơ sở những
nguyên tắc xây dựng chương trình của các
bộ, ngành, phù hợp với tình hình đơn vị và
địa phương.
Tổ chức phát triển chương trình dạy nghề phù
hợp với mục tiêu đề ra.
Chỉ đạo lấy ý kiến của các cán bộ, giáo viên
về chương trình dạy nghề.
Chỉ đạo lấy ý kiến của học viên về chương
trình dạy nghề.
Chỉ đạo lấy ý kiến của các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất trên địa bàn về chương trình dạy
nghề.

Chỉ đạo xây dựng và đổi mới nội dung
chương trình dạy nghề phù hợp với sự phát
triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Mức độ đánh giá
việc thực hiện
Ghi
(điểm trung bình) chú
CBQL
GV

3.77

3.72

3.80

3.81

3.83

3.94

3.77

3.72

3.80

3.69


3.77

3.78

3.47

3.50


12

TT

Nội dung

Chỉ đạo đổi mới chương trình dạy nghề phù
hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
Chỉ đạo xây dựng biên soạn nội dung chương
9 trình đầy đủ, có tỷ lệ phân bố hợp lý giữa lý
thuyết và thực hành.
Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình dạy
10
nghề phù hợp với từng trình độ đào tạo.
Kiểm tra theo dõi việc thực hiện nội dung
11 chương trình, tiến độ, đánh giá chất lượng
chương trình dạy nghề.
8

Mức độ đánh giá

việc thực hiện
Ghi
(điểm trung bình) chú
CBQL
GV

3.60

3.53

3.87

3.83

3.70

3.75

3.50

3.58

Số liệu từ bảng tổng hợp cho thấy, đa số CBQL, GV đều đánh giá cao
nội dung xây dựng mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội, tổ chức triển khai
xây dựng và thực hiện chương trình dạy nghề, tổ chức phát triển chương trình
dạy nghề, lấy ý kiến CBGV, doanh nghiệp về chương trình dạy nghề và việc
chỉ đạo xây dựng biên soạn nội dung chương trình.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng phản ánh những mặt còn hạn chế
trong quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề như việc chỉ đạo xây
dựng và đổi mới nội dung chương trình dạy nghề phù hợp với sự phát triển

kinh tế- xã hội của địa phương, kiểm tra theo dõi việc thực hiện nội dung
chương trình, tiến độ, đánh giá chất lượng chương trình dạy nghề.
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên, tác giả đã
tiến hành khảo sát đối với CBQL, GV, ở ba nội dung chính, kết quả khảo sát
được thể hiện ở bảng 2.12 của luận văn.
Bảng 2.12: Thực trạng công tác QL hoạt động dạy của giáo viên
Mức độ đánh giá
việc thực hiện
TT
Nội dung
(điểm trung bình)
CBQL
GV
Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch đảm bảo
1
3.87
3.81
mục tiêu, nội dung chương trình.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng mục tiêu giảng dạy
2
3.87
3.94
cụ thể cho từng bài học, từng mô đun.

Ghi
chú


13


TT

Nội dung

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch giảng dạy của
3 giáo viên phù hợp với điều kiện thực tế của
trung tâm.
Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy
4 của giáo viên nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động của học viên.
Chỉ đạo giáo viên đa dạng hình thức tổ chức
5
dạy nghề phù hợp với mọi trình độ học viên.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng các tiêu chí đánh
6 giá rõ ràng đối với học viên, chú ý phát huy tay
nghề học viên.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra
7
cụ thể đối với từng bài học, từng mô đun.
Chỉ đạo giáo viên đa dạng hình thức kiểm tra,
8
đánh giá kết quả học tập của học viên.
Chỉ đạo giáo viên đánh giá kết quả học tập của
9
học viên khách quan, khoa học.
Chỉ đạo giáo viên sử dụng kết quả kiểm tra
đánh giá để điều chỉnh kịp thời mục tiêu, nội
10
dung giảng dạy sao cho phù hợp đối tượng

người học.
Chỉ đạo giáo viên căn cứ kết quả kiểm tra điều
11 chỉnh việc học tập của học viên sao cho phù
hợp.

Mức độ đánh giá
việc thực hiện
(điểm trung bình)
CBQL
GV
3.97

3.94

3.97

3.94

3.80

3.83

3.77

3.83

3.83

3.89


3.47

3.47

3.87

3.86

3.87

3.78

3.87

3.83

Ghi
chú

Số liệu bảng khảo sát cho thấy, Công tác chỉ đạo giáo viên xây dựng kế
hoạch đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình, chỉ đạo giáo viên xây dựng
mục tiêu giảng dạy cụ thể cho từng bài học, từng mô đun và phù hợp với điều
kiện thực tế của trung tâm, việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học. được đánh giá tốt. Điều đó cho thấy vai trò lãnh đạo đã được thể
hiện đậm nét. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy việc chỉ đạo giáo
viên đa dạng hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên còn
chưa được quan tâm đúng mức.


14


2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên
Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên được tác giả tiến
hành khảo sát đối với hai đối tượng CBQL, GV, kết quả thể hiện ở bảng 2.13
của luận văn.
Bảng 2.13: Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên
Mức độ đánh giá
việc thực hiện
TT
Nội dung
(điểm trung bình)
CBQL
GV
Chỉ đạo giáo viên xây dựng động cơ, thái độ
1
3.87
3.81
học tập cho học viên.
Quản lý việc chấp hành nội quy, quy định của
2
3.97
3.94
học viên.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng các điều kiện cho
3 học viên phát huy tính tích cực, chủ động
3.80
3.72
trong học tập.
Quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp
4

3.50
3.58
đảm bảo chất lượng, mục tiêu đề ra.
Quản lý ý thức thái độ học viên tham gia quá
5
3.47
3.50
trình học tập ngoài giờ lên lớp.

Ghi
chú

Từ số liệu khảo sát cho thấy, hoạt động học tập trên lớp được CBQL
quan tâm, chỉ đạo, động viên kịp thời. Tuy nhiên qua khảo sát cũng cho thấy
việc xuống cơ sở để kiểm tra, theo dõi chưa được CBQL quan tâm đúng mức.
2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục
vụ hoạt động dạy nghề
Trung tâm xây dựng kế hoạch cụ thể, tuy nhiên việc nâng cấp, bổ sung các
thiết bị dạy nghề nhằm đáp ứng theo nhu cầu xã hội còn chưa được quan tâm
đúng mức. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 2.14, 2.15 của luận văn.
2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề
Thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề được tác giả tiến
hành khảo sát lãnh đạo địa phương, CBQL, GV, kết quả khảo sát được thể
hiện ở bảng 2.16 của luận văn.
Số liệu kết quả khảo sát cho thấy, trung tâm tích cực phối hợp với các
trường liên kết, doanh nghiệp để quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo, tư vấn hỗ
trợ việc làm.Tuy nhiên qua khảo sát thấy được công tác nắm bắt thông tin
của cựu học viên sau khi ra trường đi làm còn chưa triệt để.



15

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy
nghề ở trung tâm giáo dục thường xuyên- dạy nghề huyện Tân Yên
Phần này được trình bày gồm 5 trang từ trang 78 đến trang 82 trong
luận văn gồm 6 yếu tố ảnh hưởng đến QLHĐDN bao gồm: ảnh hưởng của
năng lực CBQL, ảnh hưởng từ phía đội ngũ GV, từ phía người học, ảnh
hưởng của điều kiện CSVC, thiết bị dạy nghề, ảnh hưởng tác động của chính
sách quy định về DN, tác động của tình hình kinh tế- xã hội địa phương. 6
yếu tố được khái quát với những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Đội ngũ CBQL, GV, NV đạt chuẩn, có kiến thức, kinh nghiệm trong
QLDN, quan tâm xây dựng đội ngũ GV.
- Giáo viên nhận thức rõ vai trò quan trọng của bản thân trong quá
trình dạy học và đảm bảo chất lượng dạy nghề. Kỹ năng nghề của giáo viên
đáp ứng yêu cầu dạy nghề.
- CSVC của trung tâm đáp ứng điều kiện tối thiểu ; cơ chế chính sách
đối với đào tạo nghề được thực hiện khá đầy đủ, rõ ràng; cơ cấu sản xuất
công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh .
* Khó khăn
- Đội ngũ giáo viên là nghệ nhân, thợ lành nghề... mặc dù đã được tham
gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm nhưng vẫn hạn chế trong việc
truyền đạt, sử dụng các phương pháp dạy học. Đây là vấn đề cần quan tâm trong
bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ GVDN lấy từ công nhân lành nghề,
nghệ nhân, để nâng cao chất lượng dạy nghề.
- Đối tượng là học sinh THCS tham gia học nghề, mục tiêu chưa rõ
ràng, lựa chọn nghề theo số đông nên cần quan tâm định hướng
- Đối với học viên là lao động nông thôn, trình độ nhận thức khác nhau
nên ảnh hưởng tương đối lớn đến quá trình truyền đạt của giáo viên trong quá
trình dạy nghề.

- CSVC còn phụ thuộc nhiều vào kinh phí nhà nước, đây cũng là một
yếu tố lớn ảnh hưởng đến đến chất lượng dạy nghề.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ở
trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
2.6.1. Những mặt mạnh
- Lãnh đạo tâm huyết, sát sao công tác QLHĐDN, công tác khảo sát,
xây dựng kế hoạch tuyển sinh, mục tiêu nội dung chương trình thực hiện bài
bản, quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo đúng chức năng nhiệm vụ của
người quản lý, công tác phối hợp được quan tâm, cơ sở vật chất đáp ứng tối
thiểu nhu cầu dạy- học nghề.


16

2.6.2. Những mặt yếu
Việc khảo sát nhu cầu người học chưa khoa học, xây dựng kế hoạch
dạy nghề chưa cụ thể về giáo trình học liệu; việc kiểm tra thực hiện tiến độ
đánh giá chất lượng chương trình chưa được quan tâm nhiều; chưa đa dạng
hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên, hạn chế trong việc
nắm bắt tình hình học tập tại cơ sở; việc nâng cấp, bổ sung thiết bị dạy nghề,
tư vấn giới thiệu việc làm chưa được quan tâm đúng mức.
2.6.3. Nguyên nhân
- Đối tượng, trình độ nhận thức người học đa dạng...
- Giáo viên giảng dạy cũng đa dạng về trình độ, tay nghề...
- Kinh phí còn hạn hẹp, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập còn
phó mặc cho giáo viên giảng dạy hoặc CB phụ trách.
2.7. Nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn huyện Tân Yên và những vấn đề
cần giải quyết trong quản lý hoạt động dạy nghề ở trung tâm GDTX-DN
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
2.7.1. Nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn huyện Tân Yên

Trong thời gian tới, nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn huyện Tân Yên
là rất lớn, tập trung vào một số nghề phi nông nghiệp như may công nghiệp,
điện tử, hàn công nghệ cao... và một số nghề truyền thống....
2.7.2. Những vấn đề cần giải quyết trong quản lý hoạt động dạy nghề
ở trung tâm giáo dục thường xuyên- dạy nghề huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang theo yêu cầu xã hội
Từ những đánh giá về thực trạng QLHĐDN ở trung tâm GDTX-DN
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang và ảnh hưởng của các yếu tố đến QLHĐDN
ở trung tâm GDTX-DN Tân Yên, tác giả nhận thấy một số vấn đề cần quan
tâm giải quyết tập trung vào công việc sau:
- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về mục tiêu dạy nghề
- Xây dựng kế hoạch dạy nghề phải cụ thể gắn với thực tiễn
- Phải xác định rõ mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đáp ứng
theo nhu cầu xã hội
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học nghề của học viên phải đa dạng về
hình thức, nội dung phong phú.
- Hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm phải được quan ...
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả khảo sát thực trạng quá trình QLHĐDN và
xem xét các yếu tố ảnh hưởng bằng cách sử dụng các phiếu hỏi, phỏng vấn
LĐĐP, CBQL, GV, HV và nghiên cứu cơ sở dữ liệu về công tác QLHĐDN
trong 4 năm trở lại đây của trung tâm. Tác giả đã xác định cụ thể các vấn đề
đặt ra cần giải quyết để nâng cao chất lượng công tác QLHĐDN. Đây là tiền
đề quan trọng để tác giả đề xuất các biện pháp QL ở chương 3 của luận văn.


17

Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - DẠY NGHỀ HUYỆN
TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG THEO NHU CẦU XÃ HỘI
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ở trung tâm GDTX-DN
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên về
thực hiện nhiệm vụ dạy nghề theo nhu cầu xã hội ở trung tâm GDTX-DN
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
3.2.1.1. Mục đích
Tạo sự đồng thuận trong QL, chỉ đạo, thực hiện hoạt động DN
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Quán triệt những chủ trương mới của Đảng và Nhà nước về giáo dục
và đào tạo, dạy nghề; định hướng phát triển nguồn nhân lực …
- Tổ chức phổ biến các văn bản, cử CB, GV cốt cán tham gia đầy đủ
các hội nghị tập huấn…
3.3.1.3. Điều kiện thực hiện
- CBQL cập nhật và nắm vững văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành…
- Xây dựng được hệ thống thông tin QL thông suốt.
3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới công tác tuyển sinh của trung tâm, xây
dựng kế hoạch dạy nghề cụ thể, kịp thời
3.2.2.1. Mục đích
Nhằm đảm bảo chất lượng công tác tuyển sinh, xây dựng được kế
hoạch DN sát với nhu cầu nguồn nhân lực.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- CBQL phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong QLHĐDN; thực
hiện đúng các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu…Yêu cầu GV
tìm hiểu thông tin các ngành nghề; đổi mới việc tiếp nhận hồ sơ học

nghề…;tổ chức khảo sát nhu cầu người họ; hướng dẫn GV xây dựng kế
hoạch dạy nghề…Lấy ý kiến phản hồi của đơn vị sử dụng lao động về chất
lượng nguồn nhân lực từ đó có cơ sở điều chỉnh nội dung chương trình và tài
liệu.


18

- Trong các kì rà soát nội dung chương trình, mời cựu học viên cho ý
kiến phản hồi về chương trình đào tạo để có sự điều chỉnh hợp lý.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
- CBQL nắm vững các văn bản chỉ đạo của ngành về hoạt động dạy
nghề; có năng lực lập kế hoạch và có khả năng tập hợp…
3.2.3. Biện pháp 3: Định kỳ tổ chức rà soát, điều chỉnh chương trình
dạy nghề phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực của người học gắn với
nhu cầu xã hội.
3.2.3.1. Mục đích
- Hoàn thiện công tác QL mục tiêu, nội dung chương trình DN.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Quán triệt chức năng nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, các phòng
ban, CBGV; chỉ đạo tổ chuyên môn, GV đi thực tế …rà soát, điều chỉnh nội
dung chương trình …;lựa chọn xây dựng CT, giáo trình cho những nghề đặc
thù. Huy động CBQL, các GV, nghệ nhân, công nhân, thợ lành nghề tham gia
rà soát nội dung chương trình đào tạo…
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
- Phải có sự chỉ đạo thống nhất từ CBQL tới các tổ, cá nhân
- Đảm bảo phân tích nghề đào tạo khách quan, có tính cập nhật
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp
dạy nghề và tăng cường kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả học tập của
học viên phù hợp với đặc thù của dạy nghề theo hướng phát triển năng lực

thực hiện.
3.2.4.1. Mục đích
Thông qua việc chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp DN
và tăng cường kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả học tập của học viên nhằm
nâng cao tính độc lập, chủ động, khả năng tư duy, sáng tạo của người học…
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
CBQL chỉ đạo tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch cụ thể; tổ chức
hội nghị bàn về đổi mới phương pháp DN..;xây dựng kế hoạch kiểm tra giám
sát, đánh giá kết quả học tập của HV bằng các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, thống
nhất các tiêu chí, đa dạng hình thức kiểm tra.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
- CBQL phải chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ; CBQL phải có
năng lực kiểm tra đánh giá, lực lượng được mời tham gia đánh giá kết quả học
tập của học viên phải được tập huấn, bồi dưỡng


19

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường và phát huy hiệu quả của hệ thống
cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy nghề nhằm nâng cao chất
lượng dạy nghề.
3.2.5.1. Mục đích
- Nâng cao kết quả đào tạo nghề, tạo uy tín cho trung tâm trong công
tác đào tạo nghề.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Có kế hoạch kiểm kê, thanh lý, bổ sung TBDN; nâng cao nhận thức,
sử dụng đúng mục đích ngân sách, huy động các nguồn khác.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện
- Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với công tác DN; có kế hoạch
mua sắm phù hợp, xây dựng chính sách và cơ chế hợp lý trong vấn đề bảo

quản và sử dụng CSVC, thiết bị dạy nghề.
3.2.6. Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác liên kết trong quá trình dạy
nghề và tư vấn giới thiệu việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp
3.2.6.1. Mục đích
- Huy động mọi nguồn lực tham gia vào quá trình đào tạo nghề và tư
vấn giới thiệu việc làm cho học viên sau khi hoàn thành khoá học.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Xây dựng mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ với đơn vị liên kết
- Chủ động phối hợp với các cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá chất
lượng đào tạo, ký kết hợp đồng…
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện
- Cần có sự phối hợp với các Sở, phòng để có sự chỉ đạo và giúp đỡ
thực hiện công tác liên kết đào tạo
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Mỗi biện pháp là một nhân tố, khi thực hiện cần phối hợp thực hiện các
biện pháp một cách đồng bộ, linh hoạt để đem lại hiệu quả cao.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để nhận được kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp QL hoạt động dạy nghề ở trung tâm GDTX-DN huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang mà tác giả đề xuất trong chương 3 của luận văn, tác giả
sử dụng bảng khảo sát ý kiến với các mức độ và theo thang điểm tương ứng.
Kết quả ý kiến phản hồi tác giả tổng hợp điểm trung bình theo các mức độ, cụ
thể ở bảng tổng hợp sau:


20
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp đánh giá tính cần thiết của các biện pháp QL hoạt
động dạy nghề ở trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang
Tính cần thiết

Số
Điểm
Xếp
Rất
Ít
TT
Các biện pháp
phiếu
trung
Cần
hạng
cần
cần
thu về
bình
thiết
thiết
thiết

Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo
viên, nhân viên về thực hiện nhiệm
1 vụ dạy nghề theo nhu cầu xã hội ở 114
trung tâm GDTX-DN huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang

91

13

2.62


3

Đổi mới công tác tuyển sinh của
2 trung tâm, xây dựng kế hoạch dạy 114
nghề

101

3

2.71

1

Định kỳ rà soát, điều chỉnh chương
trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu
3
114
phát triển năng lực của người học
gắn với nhu cầu xã hội.

99

5

2.69

2


Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới
phương pháp dạy nghề và tăng
cường kiểm tra giám sát, đánh giá
4
114
kết quả học tập của học viên phù hợp
với đặc thù của dạy nghề theo hướng
phát triển năng lực thực hiện.

89

15

2.60

5

Tăng cường và phát huy hiệu quả của
hệ thống CSVC,TTB phục vụ hoạt
5
114
động DN nhằm nâng cao chất lượng
DN.

90

14

2.61


4

Đẩy mạnh công tác liên kết trong quá
6 trình DN và tư vấn giới thiệu việc 114
làm cho HV sau khi tốt nghiệp

87

17

2.59

6


21

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động dạy nghề ở trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang
TT

Các biện pháp

Tính khả thi
Số
Điểm
Xếp
Rất
Ít

phiếu
trung
Khả
hạng
khả
khả
thu về
bình
thi
thi
thi

Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo
viên, nhân viên về thực hiện nhiệm
1 vụ dạy nghề theo nhu cầu xã hội ở 114
trung tâm GDTX-DN huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang

98

6

2.68

3

Đổi mới công tác tuyển sinh của
2 trung tâm, xây dựng kế hoạch dạy 114
nghề


110

4

2.96

1

Định kỳ rà soát, điều chỉnh chương
trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu
3
114
phát triển năng lực của người học
gắn với nhu cầu xã hội.

109

5

2.95

2

Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới
phương pháp dạy nghề và tăng
cường kiểm tra giám sát, đánh giá
4
114
kết quả học tập của học viên phù
hợp với đặc thù của dạy nghề theo

hướng phát triển năng lực thực hiện.

93

11

2.64

5

Tăng cường và phát huy hiệu quả
của hệ thống CSVC,TTB phục vụ
5
114
hoạt động DN nhằm nâng cao chất
lượng DN.

88

16

2.60

Đẩy mạnh công tác liên kết trong
6 quá trình DN và tư vấn giới thiệu 114
việc làm cho HV sau khi tốt nghiệp

95

9


2.66

4


22

Qua kết quả khảo nghiệm của các biện pháp, tác giả nhận thấy các
biện pháp đề xuất rất cần thiết và có tính khả thi trong QL hoạt động dạy
nghề ở trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Tác giả thực
hiện mô tả mối tương quan thứ bậc 6 biện pháp với hệ số tương quan r = 0,77
cho phép tác giả khẳng định bước đầu về mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của các biện pháp QLHĐDN là tương quan tỷ lệ thuận và chặt chẽ.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, tác giả đã trình bày 6 biện pháp QLHĐDN ở trung tâm
GDTX-DN huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang theo nhu cầu xã hội. Kết quả
khảo nghiệm cho phép bước đầu khẳng định mục đích nghiên cứu đã đạt
được, giả thuyết khoa học đã được chứng minh. Trung tâm GDTX- DN Tân
Yên cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy
nghề.


23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác QLHĐDN, tác giả khẳng
định để hoạt động dạy nghề đem lại hiệu quả, trung tâm GDTX-DN huyện
Tân Yên tỉnh Bắc Giang cần thực hiện tốt các bước trong quá trình

QLHĐDN. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát, tác giả đã tiến
hành phân tích, đánh giá thực trạng QLHĐDN ở trung tâm GDTX-DN huyện
Tân Yên tỉnh Bắc Giang theo nhu cầu xã hội, từ đó chỉ ra những thuận lợi,
khó khăn trong công tác QLHĐDN của trung tâm. Trên cơ sở hệ thống hóa
các vấn đề lý luận liên quan và kết quả phân tích đánh giá thực trạng, để khắc
phục các bất cập trong QL hoạt động dạy nghề ở trung tâm GDTX-DN huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, tác giả đã đề xuất 06 biện pháp Q L hoạt động dạy
nghề, các biện pháp đó là:
(1) Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên về thực hiện nhiệm
vụ dạy nghề theo nhu cầu xã hội ở trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang
(2) Đổi mới công tác tuyển sinh của trung tâm, xây dựng kế hoạch dạy nghề
cụ thể, kịp thời
(3) Định kỳ rà soát, điều chỉnh chương trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu
phát triển năng lực của người học gắn với nhu cầu xã hội.
(4) Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy nghề và tăng
cường kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả học tập của học viên phù hợp với
đặc thù của dạy nghề theo hướng phát triển năng lực thực hiện.
(5) Tăng cường và phát huy hiệu quả của hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ hoạt động dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề.
(6) Đẩy mạnh công tác liên kết trong quá trình dạy nghề và tư vấn giới thiệu
việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp
Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các
biện pháp cho thấy có sự tương quan thuận giữa mức độ cần thiết và khả thi
của các biện pháp. Kết hợp rà soát các điều kiện thực hiện có thể khẳng định
các biện pháp này hoàn toàn thực hiện được ở đơn vị và các đơn vị khác có
điều kiện tương tự.


24


2. Kiến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang
Chủ động phối hợp với Sở LĐTBXH thống nhất chỉ đạo công tác đào
tạo nghề ở các trung tâm GDTX- DN. Quan tâm, chỉ đạo tăng cường đổi mới
QLHĐDN; tạo điều kiện cho CBGV được tham gia nhiều các lớp học tập, bồi
dưỡng …; tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị...
2.2. Đối với Sở LĐTB-XH tỉnh Bắc Giang
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức; duy trì đơn
đặt hàng các cơ sở đào tạo đối tượng chính sách; Giao quyền tự chủ và tự
chịu trách nhiệm cho trung tâm; triển khai sớm kế hoạch đào tạo nghề hàng
năm; thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, tổ chức các hội thi,...
2.3. Đối với UBND huyện Tân Yên
- Tuyên truyền, chỉ đạo các xã phối hợp chặt chẽ với trung tâm, tạo
điều kiện về CSVC, thiết bị; chỉ đạo phòng LĐTBXH huyện, rút ngắn quy
trình, thủ tục giải ngân về đào tạo nghề cho LĐNT
2.4. Đối với Giám đốc trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên
- Làm tốt công tác chỉ đạo khảo sát, điều tra tìm hiểu nhu cầu của người
học trên địa bàn, công tác phối hợp với các cơ sở DN, các doanh nghiệp; xây
dựng tập thể đoàn kết, phát huy dân chủ, sáng tạo, …
2.5. Đối với GV của trung tâm GDTX-DN huyện Tân Yên
- Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân; tích cực học tập, nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đổi mới phương pháp dạy nghề,….; tích cực
tham gia các hội thi …



×