Tải bản đầy đủ (.pdf) (236 trang)

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 236 trang )

B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

PHM TH L HNG

QUảN Lý ứNG DụNG CÔNG NGHệ THÔNG TIN
TRONG DạY HọC ở CáC TRƯờNG TRUNG HọC CƠ Sở
THàNH PHố Hà NộI ĐáP ứNG YÊU CầU ĐổI MớI GIáO DụC
HIệN NAY
Chuyờn ngnh: Qun lý giỏo dc
Mó s: 9 14 01 14

LUN N TIN S QUN Lí GIO DC

NGI HNG DN KHOA HC:
1. TS inh Vn Hc
2. PGS. TS Nguyn Bỏ Hựng

H NI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu và các số liệu trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Thị Lệ Hằng



MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
5
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
14
ĐỀ TÀI
1.1
Những công trình nghiên cứu có liên quan đến ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học
14
1.2
Những công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học
19
1.3
Khái quát kết quả các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận
án tiếp tục giải quyết
28
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
33
CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

2.1.
Bản chất của vấn đề dạy học ở trường trung học cơ sở trong đổi mới giáo
dục hiện nay
33
2.2.
Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học cơ sở
36
2.3.
Những vấn đề lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các
trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
39
2.4.
Những vấn đề lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở
các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
51
2.5.
Những yếu tố tác động đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học ở các trường trung học cơ sở
62
2.6.
Kinh nghiệm quốc tế
66
Chƣơng 3
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
71
CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1.
Khái quát tình hình giáo dục trung học cơ sở thành phố Hà Nội
71

3.2.
Khái quát chung về khảo sát thực trạng
72
3.3.
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường
trung học cơ sở thành phố Hà Nội hiện nay
75
3.4.
Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các
trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội hiện nay
80
3.5.
Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học ở các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội
97
Chƣơng 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
110
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
4.1.
Định hướng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các
trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay
110
4.2.
Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các
trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay

114
143
Chƣơng 5
KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM
5.1.
Khảo nghiệm
143
5.2.
Thử nghiệm
148
165
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
170
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
171
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
195
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Ban giám hiệu


BGH

2

Cán bộ quản lý

CBQL

3

Công nghệ thông tin

CNTT

4

Cơ sở vật chất

CSVC

5

Giáo dục và Đào tạo

6

Nhà xuất bản

Nxb


7

Nghiên cứu sinh

NCS

8

Phương pháp dạy học

PPDH

9

Phần mềm dạy học

PMDH

10

Quản lý giáo dục

QLGD

11

Trung học cơ sở

THCS


12

Trung học phổ thông

THPT

GD&ĐT


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng
Nội dung
Trang
3.1
Đánh giá của CBQL, giáo viên về sự cần thiết ứng dụng
01
CNTT trong dạy học
75
3.2
Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong
02
dạy học
80
3.3
Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT
03
trong dạy học
82
3.4

Mức độ thực hiện tổ chức nâng cao nhận thức ứng dụng
04
CNTT trong dạy học cho đội ngũ CBQL, giáo viên
84
3.5
Mức độ thực hiện tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ
05
ứng dụng CNTT cho CBQL, giáo viên
85
3.6
Đánh giá về mức độ thực hiện các nội dung quản lý
06
ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên
87
3.7
Mức độ thực hiện các nội dung quản lý ứng dụng CNTT
07
trong học tập của học sinh
90
3.8
Mức độ thực hiện quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ
08
thuật đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học
92
3.9
Đánh giá về thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết
09
quả ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS
94
3.10

Đánh giá về mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý
10
ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS
96
5.1
Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện
11
12

5.2
5.3

13
14

5.4

pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các
trường THCS thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục hiện nay
Thứ hạng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá kết quả tổ chức
bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng ứng dụng
CNTT cho CBQL, giáo viên
So sánh kết quả nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng
của hai trường tham gia thử nghiệm

144
147


153
159


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
TT Tên sơ đồ

01
02

2.2
4.1

Nội dung

Trang

Mô hình TPACK Teachnological pedagogical
content knowledge - Kiến thức về nội dung, phương
pháp và công nghệ
Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý

44
140

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT

Tên
biểu đồ


01

3.1

02

3.2

03

3.3

04

3.4

05

3.5

06

3.6

07

3.7

08


3.8

09

3.9

10

5.1

11

5.2

12

5.3

13

5.4

14

5.5

Nội dung
Đánh giá kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học
của đội ngũ giáo viên

Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học
Đánh giá về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng
CNTT trong dạy học
Mức độ thực hiện tổ chức nâng cao nhận thức ứng dụng
CNTT trong dạy học cho đội ngũ CBQL, giáo viên
Sự tương quan giữa CBQL và giáo viên về việc thực hiện tổ
chức bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT
Mức độ thực hiện các nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong
dạy học
Mức độ thực hiện các nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong
học tập của học sinh ở các nhà trường
Mức độ thực hiện quản lý CSVC, trang thiết bị kỹ thuật đảm
bảo cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường
THCS
Mức độ thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả ứng
dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS
Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất
So sánh trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT trường THCS
Nguyễn Trãi, Hà Đông trước thử nghiệm
So sánh trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT trường THCS
Hương Sơn, Mỹ Đức trước thử nghiệm
Biểu đồ so sánh trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT trường
THCS Nguyễn Trãi, Hà Đông sau thử nghiệm
Biểu đồ so sánh trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT trường
THCS Hương Sơn, Mỹ Đức sau thử nghiệm

Trang
76
81

83
85
89
89
91
93
95
147
156
156
157
157


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Sự phát triển của CNTT đã và đang tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có GD&ĐT. Ứng dụng CNTT đã
trở thành xu thế tất yếu và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc nâng cao chất lượng
GD&ĐT. Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT, Đảng ta đã có chủ trương
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá bằng
Chỉ thị số 58 - CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng. Đối với ngành GD&ĐT, Chỉ thị nêu rõ: “Đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT ở các cấp học, bậc học, ngành
học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của
toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho
GD&ĐT, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở GD&ĐT” [11].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện GD&ĐT nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học

theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc;… Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức
học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa
học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và
học” [49, tr.128-129].
Cụ thể hóa các chủ trương, định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo của Đảng, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã xác
định: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý giáo dục ở các cấp”; “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại
học, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ
thông có khả năng ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học. Biên soạn
và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử [38, tr.12].


6
Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng
dụng CNTT ở các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT
như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất nhằm đổi mới công tác quản lý và
nâng cao chất lượng giáo dục. Để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục
trong giai đoạn tới, đòi hỏi việc ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT
cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt và phù hợp với
mỗi địa phương.
Trên thực tế, ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS thành
phố Hà Nội đã được triển khai tương đối sâu rộng và đã đạt được những kết
quả nhất định. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong dạy học còn gặp nhiều
khó khăn và chưa đồng bộ ở các vùng miền. Mặc dù nhận thức được vai trò
ứng dụng CNTT trong dạy học nhưng chưa trở thành nhu cầu tất yếu. Đa số
giáo viên chưa nắm chắc quy trình ứng dụng CNTT trong dạy học, cách thức

làm việc mang tính cá nhân và rời rạc; việc chia sẻ, trao đổi kiến thức chưa
thường xuyên nên việc mở mang kiến thức còn hạn chế. Việc đào tạo và học
tập mang tính tự phát và đơn lẻ nên trình độ CNTT có sự khác biệt rất lớn.
Trong quản lý, các cơ quan chức năng chưa chủ động xây dựng chiến lược và
lộ trình để điều hành các hoạt động hỗ trợ cho ứng dụng CNTT trong dạy học.
Một bộ phận CBQL chưa có điều kiện tiếp cận thường xuyên hoặc chưa thấy
được sự cần thiết việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở mỗi nhà trường, đa số
CBQL chưa nắm chắc khung lý luận và quy trình quản lý ứng dụng CNTT
trong nhà trường nên chưa đưa ra được những biện pháp hữu hiệu trong quản
lý ứng dụng CNTT ở trường học.
Mặt khác, ứng dụng CNTT trong dạy học chịu sự tác động trực tiếp từ
cách thức quản lý của CBQL. Tiếp cận từ góc độ quản lý giáo dục, có thể
thấy các trường THCS ở thành phố Hà Nội phần lớn mới dừng lại ở chủ
trương ứng dụng CNTT trong dạy học, còn thiếu những biện pháp cụ thể để


7
tác động và liên kết được người dạy với người học, chưa tạo được động lực
của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, chưa lựa chọn những nội dung ứng
dụng thiết thực và có trọng tâm, chưa tổ chức quản lý ứng dụng CNTT trong
dạy học một cách khoa học và hiệu quả, vì thế chưa tạo nên sự chuyển biến rõ
nét về ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS.
Thực tiễn cho thấy, quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở nhà
trường trở thành nhu cầu cấp bách, không thể thiếu trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục ở các trường THCS. Điều này đòi hỏi sự chỉ đạo đúng đắn của
Phòng GD&ĐT, CBQL các trường THCS để thực hiện có hiệu quả ứng dụng
CNTT trong dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT
hiện nay và những năm tiếp theo.
Ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy
học đã có nhiều công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước đề

cập đến. Tuy nhiên vấn đề: Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các
trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống và cụ thể.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý ứng
dụng CNTT trong dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” để nghiên cứu là vấn đề có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý ứng dụng CNTT trong dạy
học ở các trường THCS, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng
CNTT trong dạy học ở các trường THCS thành phố Hà Nội, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học ở các nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
THCS hiện nay.


8
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT, quản lý ứng dụng CNTT
trong dạy học ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý
ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS thành phố Hà Nội hiện nay.
- Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các
trường THCS thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi và thử nghiệm một
số biện pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
* Khách thể nghiên cứu
Ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục.

* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS thành phố
Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý ứng dụng
CNTT trong dạy học ở các trường THCS công lập của thành phố Hà Nội hiện
nay và những năm tiếp theo nhằm đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
Phạm vi về khách thể khảo sát: 48 trường THCS trong 3 quận nội
thành và 5 huyện đại diện cho các trường: trường ở vùng khó khăn, trường
vùng nông thôn, trường ở khu đô thị mới, trường trong nội thành.
Tổng số khách thể khảo sát: 1568 người
Ban giám hiệu ở các trường THCS: 96 người.
Trưởng, phó phòng các quận, huyện: 32 người.
Giáo viên: 1440 người.
Phạm vi về thời gian: Tiến hành điều tra nghiên cứu và sử dụng các số
liệu để phân tích thực trạng từ năm 2012 đến nay.


9
* Giả thuyết khoa học
Tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác quản lý đang là xu thế của
giáo dục hiện đại nhằm tạo sự chuyển biến về nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong công tác quản lý, nếu thật sự coi trọng giáo dục nhận thức, trách nhiệm
cho các chủ thể quản lý; xác định rõ kế hoạch thức hiện với lộ trình thích hợp,
kết hợp với tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng CNTT cho đội ngũ
CBQL, giáo viên; hiện đại hoá phương tiện kỹ thuật hiện đại, tạo môi trường
thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý thì các hoạt động
ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ được quản lý chặt chẽ, khoa học; góp phần
trực tiếp nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục các
trường THCS thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
các quan điểm, chủ trương đổi mới GD&ĐT và QLGD của Đảng. Đồng thời
đề tài vận dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc, quan điểm lịch sử
- lôgíc, quan điểm thực tiễn và quan điểm phát triển trong triển khai nghiên
cứu đề tài luận án.
Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Quá trình ứng dụng CNTT và
quản lý ứng dụng CNTT ở trường THCS là một hệ thống toàn vẹn bao gồm
các thành tố có quan hệ mật thiết với nhau. Các thành tố đó không tồn tại độc
lập mà tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Sự vận động, phát triển của
thành tố này là cơ sở cho sự vận động và phát triển của các thành tố khác và
ngược lại. Hệ thống các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong trường
THCS cũng mang tính chất ổn định một cách tương đối, chúng luôn vận động
và phát triển theo yêu cầu phát triển của xã hội, được cụ thể hóa trong từng
giai đoạn phát triển GD&ĐT.


10
Quan điểm lịch sử lôgic: Luận án nghiên cứu quản lý ứng dụng CNTT
trong dạy học ở nhiều hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Dựa vào những kinh
nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
cho phép tin tưởng rằng việc sử dụng các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT
trong dạy học ở các trường THCS để nâng cao chất lượng giáo dục là một
hướng đi phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Trên cơ sở kế thừa
những ưu điểm và giảm thiểu những nhược điểm của các biện pháp đã và đang
sử dụng, đề xuất những biện pháp mới quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
ở các trường THCS phù hợp với điều kiện cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội
hiện nay.

Quan điểm thực tiễn: Luận án được nghiên cứu xuất phát từ yêu cầu của
GD&ĐT luôn bám sát theo nội dung, chương trình đào tạo hiện hành cũng như
các chủ trương đổi mới của ngành giáo dục nhằm đảm bảo tính kế thừa và phát
triển. Đề tài được nghiên cứu dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng
ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường
THCS thành phố Hà Nội những năm gần đây. Quá trình triển khai đề tài nghiên
cứu tác giả luôn đối chiếu với những vấn đề lý luận và thực tiễn về định hướng
nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục hiện nay. Việc xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của luận án
không chỉ giúp làm vững chắc cơ sở khoa học của đề tài mà còn giúp định
hướng giải quyết những vấn đề cụ thể - đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng
cao chất lượng giáo dục bằng các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy
học ở các trường THCS. Triển khai khảo nghiệm và thử nghiệm để kiểm
nghiệm tính thực tiễn của các biện pháp được đề xuất.
Quan điểm phát triển: Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các
trường THCS không phải là vấn đề tĩnh mà luôn thay đổi dưới sự tác động
ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau thuộc về chủ thể quản lý; đối tượng
quản lý và môi trường quản lý,...


11
* Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, mô hình hoá… các tài liệu, các văn
bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, tài liệu về giáo dục, về
QLGD, về CNTT và ứng dụng CNTT; chủ trương đường lối, nghị quyết,
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản của Bộ GD&ĐT,
Sở GD&ĐT Hà Nội về ứng dụng CNTT và quản lý việc ứng dụng CNTT
nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: thông qua dự giờ các tiết dạy có ứng dụng
CNTT, các tiết thao giảng, bài thi giáo viên giỏi. Quan sát các hoạt động dạy
học tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội để thấy được thuận
lợi, khó khăn từ đó đánh giá về thực trạng để đề xuất các biện pháp có tính
hiệu quả về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS.
Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến của 128
CBQL và 1440 giáo viên để thu thập ý kiến về ứng dụng CNTT và quản lý ứng
dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khảo sát trình độ ứng dụng CNTT của CBQL, giáo viên đánh giá thực
trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường
THCS trên địa bàn Thành phố.
Kết quả điều tra, khảo sát được phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra
những thông tin đảm bảo tính khách quan, tin cậy.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các kế
hoạch, quyết định, báo cáo tổng kết học kỳ, năm học để đánh giá thực trạng
ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường
THCS trên địa bàn Thành phố.
Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành trao đổi, toạ đàm với Ban Giám
hiệu, giáo viên để thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu.


12
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia; các nhà khoa học
giáo dục, QLGD; các nhà giáo có chuyên môn sâu và có kinh nghiệm về ứng
dụng CNTT trong giáo dục để làm rõ các nhiệm vụ của đề tài.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tiến hành các nghiên cứu sản phẩm
giáo dục, tổng kết kinh nghiệm của CBQL các trường THCS với quản lý ứng
dụng CNTT trong dạy học để có xác định các biện pháp quản lý phù hợp.
Phương pháp khảo nghiệm: Để khẳng định tính khoa học, cần thiết,
khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Phương pháp thử nghiệm: Thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất để
khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đó trong thực tiễn.
- Nhóm phương pháp hỗ trợ thông qua việc sử dụng thuật toán và phần
mềm Excel và SPSS 16.0 xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều
tra thực trạng, trong thử nghiệm ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT
trong dạy học ở các trường THCS thành phố Hà Nội; sử dụng phần mềm tin
học để vẽ sơ đồ, đồ thị...
5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng khung lý thuyết về về ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng
CNTT trong dạy học các trường THCS như: xây dựng các khái niệm cơ bản
của đề tài, đưa ra các nội dung của ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng
CNTT trong dạy học các trường THCS; chỉ ra các yếu tố tác động đến quản lý
ứng dụng CNTT trong dạy học các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Luận án góp phần hệ thống hoá, khái quát hoá lý luận ở các trường
THCS theo chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng trước xu thế phát triển
mạnh mẽ của CNTT và xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
Qua khảo sát, phân tích làm rõ thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý
ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS thành phố Hà Nội, cung
cấp những luận cứ, minh chứng thực tiễn để nhà quản lý, giáo viên có cơ sở
đánh giá tình hình ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
ở các trường THCS thành phố Hà Nội hiện nay.


13
Luận án luận giải và đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT
trong dạy học ở các trường THCS, trong đó có các trường THCS thành phố
Hà Nội. Thông qua đó khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp trong quản
lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Luận án nghiên cứu thành công sẽ góp phần phát triển lý luận về ứng
dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, dạy học ở
các trường THCS thành phố Hà Nội nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những luận cứ khoa học để
CBQL các cấp tham khảo vận dụng vào chỉ đạo, tổ chức thực hiện các khâu,
các bước quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS thành
phố Hà Nội và các địa phương khác.
7. Kết cấu của luận án
Luận án có kết cấu gồm Mở đầu; 5 chương (18 tiết ; kết luận và kiến
nghị; danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.


14
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học
1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Trên thế giới việc ứng dụng những tiến bộ khoa học, CNTT vào lĩnh
vực giáo dục, đào tạo được quan tâm sử dụng rộng rãi trong các nhà trường
do những ưu điểm về mặt kỹ thuật và tiềm năng về mặt sư phạm trong việc
nâng cao hiệu quả giáo dục và QLGD. Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục
đã được nhiều các tổ chức và các nhà khoa học nghiên cứu:
Tác giả Peter Van Gils trong cuốn: CNTT trong giáo dục, 2004 đã
nhấn mạnh vai trò của CNTT như một phương tiện trợ giảng, CNTT khuyến
khích sự tham gia học tập của học sinh và góp phần nâng cao thành tích học
tập, ngoài ra: “Hơn thế nữa CNTT còn tạo ra một chiều hướng mới, bổ sung
vào quá trình học tập suốt đời: con người có thể tự học với sự trợ giúp của

một chiếc máy vi tính” [55, tr.15]. Tác giả đưa ra những lý do cần ứng dụng
CNTT ở nhà trường hiện đại trong việc tổ chức quản lý, giảng dạy, học tập từ
các trường mầm non, tiểu học, trung học đến các trường dạy nghề, trường đại
học; đưa ra những kỹ năng với việc ứng dụng lồng ghép CNTT trong dạy học
đối với giáo viên, ứng dụng lồng ghép CNTT khi học sinh sử dụng CNTT
trong quá trình học tập và thực hành. Trong công trình nghiên cứu đã đưa ra
những quan điểm về những cách thức khác nhau để ứng dụng các phương tiện
truyền thông giáo dục mới. Tác giả đưa ra quan điểm mới về vai trò của giáo
viên và học sinh từ đó đưa ra các cách tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT
trong lớp học theo từng cấp học.
Tác giả Zhu Zhiting khi nghiên cứu về lý thuyết và mô hình e-learning,
kiến trúc hệ thống và tiêu chuẩn của công nghệ e-learning, quản lý tri thức
trong giáo dục và triết học công nghệ đã xuất bản hơn chục cuốn sách như:
Ứng dụng mạng trong giáo dục; công nghệ e-learning; tổng quan quốc tế về


15
thông tin giáo dục,... dự án nghiên cứu gần đây của ông bao gồm công nghệ elearning Standards; phát triển đào tạo giáo viên khóa học Web-Based, cá nhân
hóa e-learning System, lý thuyết và mô hình thực tiễn của CNTT - Hỗ trợ
giáo dục và khung mẫu chương trình giảng dạy trong thời đại thông tin; đánh
giá vấn đề này trong bài viết: Sự phát triển và ứng dụng công nghệ e-learning
- Tiêu chuẩn ở Trung Quốc (2004), ông đã nêu rõ: e-learning ở Trung Quốc
đang phát triển nhanh chóng; một loạt các công nghệ thông số kỹ thuật được
sử dụng trong việc phát triển nền tảng và khóa học trực tuyến, rất nhiều vấn
đề tồn tại với việc chia sẻ các nguồn lực và hệ thống thông tin. Sự phát triển
nhanh chóng của e-learning tăng một nhu cầu rất lớn về việc sử dụng một tập
hợp các tiêu chuẩn. Bài viết này mô tả các nỗ lực ở Trung Quốc để tạo ra một
khuôn khổ toàn diện của công nghệ tiêu chuẩn e-learning [148].
Các giả Voogt, Joke, Knezek, Gerald Eds,trong cuốn: “Cẩm nang quốc
tế về CNTT trong các trường tiểu học và trường THCS” 2008 được sử dụng

làm tài liệu dành cho giáo viên, giảng viên, thủ trưởng các trường, các quản
trị viên và điều phối viên CNTT và truyền thông Bộ tại khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Cuốn sách được thiết kết thành những nội dung trang bị cho
giáo viên, giảng viên có năng lực và nguồn lực để sử dụng ICT nhằm chuyển
đổi thông lệ của nhà trường và hệ thống giáo dục của họ. Các tác giả rút ra từ
thực tiễn tốt nhất và bài học kinh nghiệm trong khu vực về ICT trong giáo dục
như: ICT là gì? Những tác động của CNTT đang diễn ra ở trường, về giảng
dạy, học hỏi, thế giới việc làm, các loại kỹ năng và phương thức học tập mới
mà học sinh cần cho cuộc sống trong thế kỷ XXI. Tài liệu trình bày các mô
hình và các khuôn khổ bao gồm những gì mà e-learning đã giúp ta đưa ra các
giai đoạn hội nhập ICT và các hệ thống giáo dục đã đạt được; cách thức học tập
tổng hợp và kỹ năng tư duy bậc cao, cách thay đổi môi trường học tập; mô tả
cách thức hỗ trợ giáo viên trong việc chuyển đổi và cải cách giáo dục [146].
Các tác giả Cher Ping Lim; Ching Sing Chai; Daniel Churchill trong
cuốn: Các mô hình ứng dụng CNTT trong giáo dục hiện đại (2010) đã đưa ra


16
bộ công cụ nâng cao năng lực cho các trường đào tạo giáo viên ở khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời giải thích lý do phải ứng dụng CNTT
vào nhà trường sư phạm và thực tế tồn tại hiện nay: “Mặc dù đã có nhiều
bằng chứng cho thấy CNTT có tiềm năng lớn trong việc cải thiện chất lượng
dạy và học cũng như việc tiếp cận CNTT ngày càng dễ dàng hơn, đa số giáo
viên trên thế giới ngày nay vẫn chưa sử dụng công nghệ thành thạo hay
thường xuyên để có thể khai thác tiềm năng của nó” [131, tr.13]. Từ đó, các
tác giả đưa ra những phương tiện đánh giá từ các bài kiểm tra trình độ được
chuẩn hóa đến hồ sơ bài dạy điện tử đã được sử dụng để đánh giá trình độ tích
hợp CNTT phục vụ cho giảng dạy của các giáo viên. Việc đánh giá dựa trên
bốn phương diện, đó là: khả năng sử dụng CNTT, thái độ và niềm tin đối với
việc sử dụng CNTT, lý luận sư phạm và việc sử dụng CNTT trong thực tế.

Nghiên cứu về mạng xã hội của hai tác giả Christa S.C. Asterhan, Edith
Bouton trường Giáo dục, Đại học Hebrew ở Jerusalem, Israel 2017 với
nghiên cứu: Chia sẻ kiến thức qua mạng xã hội trong các trường trung học.
Bài viết đã phân tích các khía cạnh mạng xã hội và ảnh hưởng của nó tới học
sinh trung học. Đây là vấn đề nhiều người quan và vẫn còn nhiều tranh cãi.
Bài viết phân tích sâu về cách thức giáo viên và học sinh đã sử dụng các công
cụ này cho các mục đích liên quan đến trường học. Các tác giả nêu rõ: “Các
kết quả kết hợp từ các nghiên cứu này cho thấy cùng với việc giáo viên sử
dụng thông tin mạng xã hội với học sinh của mình cho các mục đích xã hội và
tâm lý học sư phạm, mà còn để hỗ trợ các hoạt động học tập-giảng dạy” [124,
tr.17]. Các tác giả đưa ra những hoạt động chia sẻ kiến thức trực tuyến
hiện nay, bàn luận về việc chia sẻ kiến thức cho học sinh trong bối cảnh
giáo dục và coi việc chia sẻ như hành động hợp tác trong học tập.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu ứng dụng CNTT trong giáo
dục, đào tạo ở Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục, cơ quan,
đơn vị quan tâm, tiêu biểu các công trình nghiên cứu sau:


17
Ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực, tác giả Phó Đức Hòa và Ngô
Quang Sơn trong cuốn sách “Ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực” 2008 ,
đã giới thiệu cách khai thác, sử dụng các tiện ích của CNTT cho việc thực thi
các PPDH tích cực như khai thác thông tin, soạn giáo án có ứng dụng CNTT,
sử dụng máy tính để tổ chức các hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích
cực của người học, cách sử dụng hiệu quả giáo án có ứng dụng CNTT trong
quá trình dạy học tích cực. Đây là công trình tương đối hoàn chỉnh về ứng
dụng CNTT trong dạy học [59].
Trong cuốn sách “CNTT trong dạy học tích cực” 2010 các tác giả Jef
Peeraer và Trần Nữ Mai Thi, Trần Thị Thái Hà điều phối viên chương trình

Đào tạo Giáo viên - CNTT, VVOB Việt Nam tiếp tục khẳng định “ứng dụng
CNTT không chỉ đơn thuần là về bản thân công cụ mà cả về giáo dục và cách
thức giáo viên và người học sử dụng các công cụ này để hỗ trợ việc dạy và
học” [79, tr.51]. Cuốn sách đưa ra bộ công cụ bao gồm 7 mô-đun; trong mỗi
mô-đun giới thiệu ngắn gọn về một công cụ và thiết kế hướng dẫn, cho phép
thấy tác dụng của thiết kế hướng dẫn thúc đẩy công nghệ đó. Cuốn sách được
sử dụng làm tài liệu tự học về CNTT cho dạy học tích cực và giới thiệu một
số khả năng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy và học. Bộ công cụ có thể
được sử dụng cho các mục đích tập huấn; đồng thời là tài liệu tham khảo cho
tập huấn về công nghệ và phương pháp, cũng như chương trình học về ứng
dụng CNTT trong dạy và học.
Tác giả Đào Thái Lai đã nghiên cứu Đề tài khoa học cấp Bộ “Ứng dụng
CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam” 2006 , đây là một trong số
các công trình khoa học nghiên cứu tương đối toàn diện về ứng dụng CNTT
trong dạy học. Với nội dung nghiên cứu chính về những định hướng ứng dụng
CNTT trong dạy học ở phổ thông; các yếu tố CNTT cần ứng dụng trong dạy học
ở phổ thông; những phương pháp sử dụng cơ bản các yếu tố này trong dạy học;
những định hướng cơ bản trong việc sử dụng PMDH trong dạy học các bộ môn,
hướng dẫn sử dụng PMDH; nghiên cứu việc sử dụng Internet trong dạy học.


18
Hướng dẫn tổ chức tập huấn cho giáo viên đứng lớp, tổ chức thực nghiệm sư
phạm. Các tác giả đã chỉ ra những phương pháp tiếp cận mới về hình thức tổ
chức dạy học có ứng dụng CNTT, đồng thời đề xuất những biện pháp tận dụng
tối đa các tiện ích mà CNTT mang lại trong dạy học [70].
Việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH ở trường phổ thông cũng đã
được nhiều nhà khoa học công bố trên các tạp chí như bài viết: “Ứng dụng
CNTT trong giảng dạy và học tập hóa vô cơ” của tác giả Tú Sỹ Chương đã
đưa ra những kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào đổi mới giảng dạy bằng

cách PPDH hiện đại kết hợp với truyền thống [44, tr.49-52]. Bài viết: “Ứng
dụng CNTT hỗ trợ đổi mới PPDH” của hai tác giả Trần Đình Châu và
Đặng Thị Thu Thủy, bài viết đã đề xuất một số vấn đề liên quan đến ứng
dụng CNTT trong giai đoạn hiện nay và đề xuất một số biện pháp ứng dụng
CNTT đổi mới PPDH [30, tr.27-28]. Rất nhiều các nhà khoa học, nhiều tác
giả có các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học, các báo cáo về ứng
dụng CNTT trong dạy học như: Quách Tuấn Ngọc, Bùi Việt Hà, Trịnh
Thanh Hải [58], Lưu Lâm [71]; Trần Khánh [67]; Nguyễn Thị Ban, Trần
Hoài Phương [7]; Phạm Thanh Phương [79]; Đặng Thị Thu Thủy, Ngô Văn
Chinh, Phạm Ngọc Bằng, Hoàng Phụng Hịch [101]; Trịnh Đình Tùng
[105], Tôn Quang Cường [47].v.v…
Bên cạnh đó, nhiều công ty đã nghiên cứu và viết các ứng dụng và
phần mềm hỗ trợ cho hoạt động dạy học như: Schoolnet, Bạch Kim,
Smartschool, Đại Trường Phát...; nhiều dự án tham gia nghiên cứu ứng dụng
CNTT trong dạy học như: dự án STEM, INTEL, SREM,...;
Thực tế cho thấy, việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở nước ta vẫn
còn hạn chế so với các quốc gia trên thế giới do nhiều yếu tố khách quan và
chủ quan. Vì vậy, các nghiên cứu khoa học về ứng dụng CNTT trong dạy học
là rất cần thiết để góp phần vào việc đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu giáo dục
trong giai đoạn hiện nay.


Luận án đủ ở file: Luận án full







×