Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

MỘT số vấn đề lý LUẬN CHUNG về QUẢN lý KINH tế đối với DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.26 KB, 23 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ

1.1

Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ở Việt Nam hiện nay, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
đang là vấn đề được Nhà nước quan tâm đặc biệt. Vì sự thành đạt của một quốc
gia phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Mà trong giai
đoạn đầu phát triển kinh tế thị trường thì doanh nhiệp quy mô vừa và nhỏ có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa
chung, hoàn chỉnh về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để xác định chính xác loại hình
doanh nghiệp này người ta thường căn cứ vào hai tiêu chí.
Nhóm các tiêu chí định tính bao gồm: chuyên môn hoá thấp, số đầu mối
quản lý ít, không phức tạp. Nhóm yếu tố này phản ánh đúng bản chất vấn đề
nhưng thường khó xác định bởi vậy mà nó mang tính tham khảo, kiểm chứng, ít
được sử dụng trong thực tế.
Nhóm tiêu chí định lượng: Có thể bao gồm số lao động định biên, giá trị
tài sản, vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, nhóm tiêu chí này mỗi nước sử
dụng hoàn toàn không giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh
thu cũng có thể chỉ căn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh.
Nhóm tiêu chí định lượng: Có thể bao gồm số lao đông định biên, giá trị
tài sản, vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, nhóm tiêu chí này mỗi nước sử
dụng hoàn toàn không giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh
thu cũng có thể chỉ căn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh.
Ở nước ta, trước đây do chưa có tiêu chí chung thống nhất xác định


DNVVN nên một số cơ quan nhà nước, tổ chức hỗ trợ DNVVN đã đưa ra tiêu
thức riêng để xác định DNVVN phục vụ công tác của mình. Theo Công văn số
1


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

681/CP-KNT, các doanh nghiệp có vốn điều lệ DNVVN dưới 5 tỷ đồng và số
lao động trung bình hàng năm dưới 200 người là các DNVVN.
Tuy nhiên, các tiêu chí xác định trong công văn 681/CP-KTN chỉ là quy
ước hành chính để xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ DNVVN, là cơ sở để các
cơ quan nhà nước, các tổ chức chính thức của nhà nước thực thi chính sách đối
với khu vực DNVVN. Việc các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính
không có chức năng thực thi các các chính sách Nhà nước đối với DNVVN áp
dụng các tiêu chí khác nhau là được, vì các cơ quan đó có mục tiêu, đối tượng
hỗtrợ khác nhau. Việc đưa ra các tiêu thức xác định DNVVN mới chỉ có tính
ước lệ, bản thân các tiêu chí đó chưa đủ xác định thế nào là khu vưc DNVVN ở
Việt Nam, bởi vì có rất nhiều các quan điểm khác nhau về việc các đối tượng,
các chủ thể kinh doanh được coi là thuộc về hoặc không thuộc về khu vực
DNVVN. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần quy định rõ DNVVN ở Việt Nam là
cơ sở sản xuất có đăng ký, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về
vốn và/ hoặc lao động thoả mãn quy định của Chính phủ đối với từng ngành
nghề tương ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế.
Một số tiêu chí xác định DN vừa và nhỏ đã được áp dụng ở Việt Nam
Cơ quan, tổ chức đưa

Vốn

Doanh thu


Lao động

ra tiêu chí
Ngân Hàng Công

Vốn cố định dưới 10 tỷ Dưới 20 tỷ Dưới

Thương Việt Nam

đồng, vốn lưu động đồng/ tháng

500

người

dưới 8 tỷ đồng
Liên bộ Lao động và Vốn pháp định dưới 1 Dưới 1 tỷ Dưới
Tài Chính

tỷ đồng

đồng/năm

100

người

Dự án VIE/US/95 (Hỗ
trợ DNVVN ở Viêt
Nam của UNIDU)

+ Doanh nghiệp nhỏ

Vốn đăng ký dưới 0,1

Dưới

30

2


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

triệu USD
+ Doanh nghiệp vừa

người

Vốn đăng ký dưới 0,4
triệu USD

Từ

30

dến

500
người
Quỹ hỗ trợ DNVVN Vốn điều lệ từ 50.000

(Chương
Nam- EU)

trình

Việt USD

đến

300.000

USD.

Từ

10

đến

500
người

Nguồn: Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư

1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mặc dù có những bất lợi nhất định nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ với
những tính chất, đặc điểm và lợi thế của nó, nên các doanh nghiệp này có vị trí
và vai trò tác động kinh tế-xã hội rất lớn.
Thứ nhất, các DNVVN có vị trí rất quan trọng ở chỗ, chúng chiếm đa số
về mặt số lượng trong tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và ngày càng gia

tăng mạnh. Ở hầu hết các nước doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng trên
dưới 90% tổng số các doanh nghiệp. Tốc độ gia tăng các doanh nghiệp vừa và
nhỏ nhanh hơn các doanh nghiệp lớn. Hiện nay, chưa có số liệu thống kê về
doanhnghiệp vừa và nhỏ một cách chính thức, nhưng hầu hết các nhà nghiên
cứu đều cho rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cũng chiếm khoảng
80-90% tổng số các doanh nghiệp.
Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong sự tăng
trưởng của nền kinh tế. Chúng đóng góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu
nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 50% GDP ở
mỗi nước, Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý TW, thì hiện nay doanh
nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 24% GDP.
Thứ ba, tác động lớn nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ là giải quyết một
số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động,
3


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

góp phần xoá đói giảm nghèo. Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm cho
người lao động, thì khu vực này vượt trội hẳn so với khu vực khác, góp phần
giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Ở hầu hết các nước doanh nghiệp vừa
và nhỏ tạo việc làm cho khoảng từ 50- 80% lao động trong các nghành công
nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt trong nhiều thời kỳ các doanh nghiệp lớn sa thải
công nhân thì khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ lại thu hút thêm nhiều lao động
hoặc có tốc độ thu hút lao động mới cao hơn khu vực doanh nghiệp lớn. Ở Việt
Nam cũng theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế TW, thì số lao
động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực phi nông nghiệp có
khoảng 7,8 triệu người, chiếm tới 72,9% tổng số lao động phi nông nghiệp và
chiếm khoảng 22,5% lực lượng lao động của cả nước.
Thứ tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần làm năng động nền kinh tế

trong cơ chế thị trường, do lợi thế quy mô vừa và nhỏ là năng động, linh hoạt,
sáng tạo trong kinh doanh, cùng với hình thức tổ chức kinh doanh có sự kết hợp
chuyên môn hoá và đa dạng hoá mềm dẻo, hoà nhịp được với những đòi hỏi của
nền kinh tế thị trường.
Thứ năm, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút được khá nhiều vốn
ở trong dân. Do tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán đi sâu vào dân cư và yêu cầu về số
lượng vốn ban đầu không nhiều, cho nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tác
dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp
dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chúng tạo lập dần tập quán đầu tư vào
sản xuất kinh doanh và hình thành các khu vực để thực hiện có kết quả vấn đề
huy động vốn của dân cư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Thứ sáu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò to lớn đối với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn đã thúc đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp phát triển
mạnh, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại- dịch vụ phát triển. Sự phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng góp phần làm tăng tỷ trọng công nghiệp,
dịch vụ và làm thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế quốc
4


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

dân. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn góp phần đa dạng hoá cơ cấu công
nghiệp.
Thứ bảy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần vào đô thị hoá phi tập
trung và thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”. Sự phát triển của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn sẻ thu hút những người lao động thiếu
hoặc chưa có việc làm và có thể thu hút lượng lớn lao động thời vụ trong các kỳ
nông nhàn vào hoạt động sản xuất-kinh doanh, rút dần lao động làm nông
nghiệp sang làm công nghiệp hoặc dịch vụ, nhưng vẫn sống tại quê hương bản

quán, không phải di chuyển đi xa, thực hiên phương châm “ly nông bất ly
hương”. Đồng hành với nó là hình thành những khu vực khá tập trung các cơ sở
công nghiêp và dịch vụ ngay tại nông thôn, tiến dần lên hình thành những thị tứ,
thị trấn, là hình thành các đô thị nhỏ đan xen giữa những làng quê, là quá trình
đô thị hoá phi tập trung.
Thứ tám, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi ươm mầm các tài năng kinh
doanh, là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp. Kinh doanh quy mô nhỏ sẽ là nơi
đào tạo, rèn luyện các nhà doanh nghiệp làm quen với môi trường kinh doanh.
Bắt đầu từ kinh doanh quy mô nhỏ và thông qua điều hành quản lý kinh doanh
quy mô vừa và nhỏ, một số nhà doanh nghiệp sẽ trưởng thành nên những nhà
doanh nghiệp lớn tài ba, biết đưa doanh nghiệp của mình nhanh chóng phát
triển. Các tài năng kinh doanh sẻ được ươm mầm từ đây.

1.2 Quản lý kinh tế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác động có chủ đích, có tổ
chức và bằng pháp quyền nhà nước lên các doanh nghiệp và vì mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các bước và các công cụ nhà nước dùng để quản lý doanh nghiệp
- Xác định quan điểm, đường lối, chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội nói chung, các doanh nghiệp nói riêng.

5


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

- Xây dựng và thực thi luật pháp (quản lý doanh nghiệp) nhằm tạo “luật chơi”
cho doanh nghiệp; vấn đề quan trọng nhất là chính sách thuế và chính sách kiểm
soát đối với doanh nghiệp, các quy chế quản lý doanh nghiệp.

- Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ tầng;
hướng dẫn kinh doanh; hỗ trợ vốn; hỗ trợ về công tác đào tạo, quảng bá sản
phẩm; xử lý các mối quan hệ trong và ngoài nước có liên quan đến sự tồn tại và
phát triển doanh nghiệp (trốn lậu thuế, lừa đảo, đối ngoại,…
- Xây dựng bộ máy (các cơ quan) quản lý doanh nghiệp.

1.2.2 Vai trò của chính sách nhà nước
Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường, hay quản lý nhà nước về kinh
tế mà trước hết và chủ yếu là các doanh nghiệp - hệ thống tế bào sinh sản của
nền kinh tế, đã và đang xuất hiện tại tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Sự can
thiệp của nhà nước chỉ chấm dứt khi hình thành một thị trường hoàn hảo đủ khả
năng tự điều chỉnh và thực hiện tất cả các chức năng can thiệp của Nhà nước.
Nhà nước can thiệp một mặt là để ngăn chặn, hạn chế các tác hại do các hoạt
động của doanh nghiệp gây ra, mặt khác can thiệp để giúp đỡ các doanh nghiệp,
doanh nhân thành đạt trong doanh nghiệp của họ, nhờ đó mà quốc gia cũng hùng
mạnh theo tinh thần “dân giàu, nước mạnh”.
Vai trò quan trọng của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hội
nhập WTO. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay, thì vai trò
của Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và đối với các doanh nghiệp có ý
nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết, do đó Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, từ việc tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi bao gồm xây dựng và ban hành các luật về doanh nghiệp,
tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh đến
cung cấp thông tin, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ về tín dụng và đào tạo nguồn nhân
lực quản lý cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, doanh nghiệp là chủ thể, là nhân vật trung tâm trong cuộc gia
nhập WTO, bởi lẽ doanh nghiệp là nơi sản xuất ra sản phẩm, cung ứng cho thị
6



MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

trường các hàng hoá, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của
cuộc cạnh tranh toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế thắng hay thua chủ yếu dựa
vào doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước phải tập trung nỗ lực tạo đà, tạo thế cho
doanh nghiệp, tạo môi trường pháp lý, quyết định thể chế, chính sách khuyến
khích, trợ giúp; tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hết lòng
phục vụ doanh nghiệp, chăm lo cho doanh nghiệp bảo đảm mọi thể chế, chính
sách đều hướng về doanh nghiệp mà phục vụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của doanh nghiệp, không để doanh nghiệp đơn thương độc mã trong cuộc
chiến cam go này.

7


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỀ
KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
2.1 Một số đặc điểm chung của Tỉnh Quảng Ninh ảnh hưởng đến sự ra
đời và phát triển doanh nghiệp
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn
80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo núi đá vôi nổi trên
mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng
gồm có Vùng núi, Vùng trung du và đồng bằng ven biển, và Vùng biển và hải
đảo. Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20
m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm
nơi sinh trưởng các rặng san hô rất đa dạng.

Quảng Ninh nằm vùng Khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh
miền bắc vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng
ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô và ít mưa. Các quần đảo ở Cô Tô, Vân
Đồn... có đặc trưng của khí hậu đại dương. Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió
mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm có mùa hạ thì
nóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông thì lạnh với mùa khô. Nhiệt độ trung bình
trong năm từ 21 – 23oC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.995 m, độ ẩm trung
bình 82 – 85%. Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào
cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào
đầu tháng. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa
mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Ngoài ra, do tác
động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận
lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác.

8


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Quảng Ninh có tất cả khoảng 30 sông, suối với chiều dài trên 10 km. Diện
tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ
lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Tuy nhiên,
hầu hết các sông suối đều ngắn, nhỏ và độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất
khác biệt giữa các mùa. Vào mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá
nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa
khô 1,45 m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần.
Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới, tuy nhiên lại là
tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc,
với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km và đường phân định Vịnh Bắc
Bộ trên biển dài trên 191 km. Mặc khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành

có biển, với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và
trên 20.000 hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước. Tỉnh có 2.077 hòn
đảo, và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên.

2.1.2 Dân số và số lượng lao động
Dân số trung bình năm 2014 của Tỉnh Quảng Ninh ước đạt 1.214 nghìn
người tăng 0,9%, dân số trung bình nam ước đạt 620 nghìn người, dân số trung
bình nữ ước đạt 594 nghìn người (dân số nam vẫn chiếm cơ cấu cao 51%).
Lao động đang làm việc ước năm 2014 đạt 711 nghìn người tăng 0,6% so
với 2013.
Kinh tế Quảng Ninh năm 2014 có sự phục hồi đáng kể, một số ngành kinh
tế đã có mức tăng trưởng trở lại, nhiều chỉ tiêu vượt KH và tăng so với 2013, thu
nhập của người lao động được cải thiện, công tác giải quyết việc làm cho người
lao động được quan tâm. Ước năm 2014 giải quyết việc làm cho trên 2,6 vạn lao
động.
Lực lượng lao động xã hội của tỉnh chiếm 63,6 % dân số. Ngoài lao động
tại địa phương, tỉnh Quảng Ninh còn có lao động rất lớn từ các tỉnh Thái Bình,
Hải Dương, Bắc Giang, Thanh Hóa,….

2.1.3 Cơ cấu kinh tế
9


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Những năm gần đây, công nghiệp Quảng Ninh luôn đạt giá trị sản xuất và
tốc độ tăng trưởng cao; xếp thứ 8 toàn quốc về GTSX, đứng thứ 7 về tốc độ tăng
trưởng. Kinh tế Quảng Ninh chủ yếu tập trung vào những ngành, những nghề,
những sản phẩm ở những địa phương có lợi thế về: Than, Điện, Khoáng sản, Cơ
khí siêu trường siêu trọng, Đóng tàu thuyền, Xi măng…. tại Đông Triều, Uông

Bí, Hạ Long, Cẩm Phả.
Do các điều kiện khách quan và chủ quan nên khu vực các DNNVV tại
Quảng Ninh trong nhiều năm không được chú trọng tới. Điều này thể hiện rõ
qua cơ cấu kinh tế của tỉnh , khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng khoảng
70% tăng 30%, khu vực FDI chiếm 19%, tăng trên 14% , khu vực DNNVV
chiếm 11%, tăng trên 10%. Đây là một chênh lệch khá lớn.Tuy nhiên trong thời
gian gầy đây cùng với các chính sách của chính phủ, tỉnh Quảng Ninh cũng đã
quan tâm nhiều hơn đến khu vực DNNVV . Điều này tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp này phát triển.

2.2 Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tỉnh Quảng Ninh
2.2.1 Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh qua các năm 20142016
STT Chỉ tiêu
1

Số doanh nghiệp đăng

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1.161

1.300

1.600

4.565 tỷ đồng


6.515 tỷ đổng

10.900 tỷ

ký thành lập mới
2

Tổng số vốn đăng ký

đồng

mới
3

Số doanh nghiệp hoạt

310

432

501

6.638

11.500

12.000

29.132 tỷ


109.950 tỷ

138.000 tỷ

đồng

đồng

đồng

động trở lại
4

Tổng số doanh nghiệp
đang hoạt động

5

Tổng số vốn kinh
doanh của các DN

10


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Quảng Ninh
Đến năm 2016, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh Quảng
Ninh là 12.000 DN. Tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp gần gấp đôi so

với năm 2014. Trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%.
Các DNNVV trên địa bàn tình Quảng Ninh tồn tại dưới nhiều hình thức như:
Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DNTN, HTX, Hộ sản xuất có đăng ký kinh
doanh. Nhưng phần lớn vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề và trình độ
quản lý thấp, sức cạnh tranh và vươn xa của sản phẩm hàng hoávà sức vươn lên
của từng đơn vị rất hạn chế đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chung của cả khu
vực công nghiệp dân doanh, làm cho tốc độ phát triển của khu vực này chưa cao,
chưa mạnh.

2.2.2 Cơ cấu ngành nghề và phân bố doanh nghiệp
a. Cơ cấu ngành nghề
Cơ cấu ngành nghề được phân bố như sau:
Bảng phân bố doanh nghiệp theo ngành kinh tế
STT

Cơ cấu kinh tế

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1

Nông lâm nghiệp, thủy sản

5,8%

6%


6,8%

2

Công nghiệp xây dựng

50%

50,6%

52%

3

Dịch vụ

44,2%

43,4%

41,2%

Tổng

100%

100%

100%


Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Quảng Ninh
Dựa vào bảng phân bố doanh nghiệp theo ngành kinh tế phía trên cho thấy tại
Tỉnh Quảng Ninh số lượng doanh nghiệp tập trung nhiều nhất là ngành công
nghiệp xây dựng. Tỉnh Quảng Ninh là một trong 7 Tỉnh, Thành phố thuộc vùng
kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ. Ngành công nghiệp xây dựng đã từng bước ổn
định và tăng trưởng: công nghiệp khai khoáng tăng trưởng thấp qua các năm,
công nghiệp chế tạo, điện nước tăng trưởng cao đặc biệt là khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài, thể hiện sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm

11


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

công nghiệp khai khoáng, phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp chế
biến.Ngành công nghiệp xây dựng chiếm (50%-52% cơ cấu ngành kinh tế)
Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng
(giảm ở khu vực nông nghiệp lâm nghiệp, thủy sản; tăng ở khu vực công nghiệp
– dịch vụ).
Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung nhiều nhất vẫn là lĩnh vực thương
mại dịch vụ vì đây là ngành cần đầu tư vốn ít là có thể hoạt động được, lại ít rủi
ro, không đòi hỏi mặt bằng.
b. Sự phân bố doanh nghiệp theo địa bàn thành phố, huyện
Mặc dù Tỉnh Quảng Ninh đã có những chính sách ưu đãi riêng cho vùng nông
thôn, địa bàn khó khăn nhưng sự phân bổ doanh nghiệp trong giai đoạn 2014 2016 vẫn không đồng đều, chủ yếu doanh nghiệp tập trung là thành phố Hạ
Long, Thành phố Cẩm Phả, Thành phố Móng Cái. Trong khi đó các huyện khác
vẫn còn thấp.

2.2.3. Đóng góp của các doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh

a. Kết quả đóng góp GDP, đóng góp vào ngân sách địa phương

12


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Bảng Cơ cấu GDP Tỉnh Quảng Ninh theo giá thực tế từ năm 2014- 2016
STT
1

Chỉ tiêu

Năm 2014

Tốc độ tăng trưởng

Năm 2015

Năm 2016

8,8%

11%

10,1%

4%

4,7%


2,6%

7,5%

6,3%

13,7%

11%

11,7%

10%

3.500

3.900

4.050

kinh tế( GDP) ước tăng
2

Giá trị tăng thêm của
ngành

Nông

lâm


nghiệp, thủy sản
3

Giá trị tăng thêm của
ngành Công nghiệp và
xây dựng

4

Giá trị tăng thêm của
ngành Dịch vụ

5

GDP bình quân đầu
người (USD)

Nguồn: Cục thống kê Quảng Ninh
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Quảng Ninh khá cao trong 7 tỉnh, thành phố
thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cao hơn mặt bằng chung của cả nước,
trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành đều đạt kế hoạch đề ra. GDP bình quân
đầu người tăng trưởng qua các năm.
b. Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định đến tăng trưởng
cao và ổn định nền kinh tế
Doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn giữ tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng
trưởng kinh tế của tỉnh, mở rộng thị trường xuất khẩu và trong nước, thúc đẩy
các hoạt động dịch vụ phát triển, tăng thu ngân sách, tiếp cận và đổi mới công
nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
c. Thay đổi cấu trúc kinh tế của Tỉnh

Trong công nghiệp thì đi vào phát triển những ngành có trình độ cao, chất lượng
cao, có hàm lượng chất xám cao và đảm bảo vệ sinh môi trường, không ô nhiễm
môi trường. Trong dịch vụ thì đang có xu hướng nghiêng về dịch vụ du lịch,
13


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

dịch vụ khám chữa bệnh đông tây y kết hợp. Về nông nghiệp thì cũng đi vào
nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái.
d. Tham gia xuất khẩu
Trong năm 2016, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn đóng góp vào kim
ngạch xuất khẩu của tỉnh là 1.603 Triệu USD, bằng 100,7% kế hoạch; tăng 2,5%
cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ, góp phần tăng giá trị
kim ngạch xuất khẩu như: Tơ, sợi dệt, tùng hương, dầu thông, hàng dệt may, xi
măng, nến, Thủy sản,… Tuy nhiện một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm
mạnh như Than, Cao su, Xăng dầu,…
e. Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao
động
g. Phát triển doanh nghiệp tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội
Doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngânsách của tỉnh,
nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện để tỉnh Quảng Ninh
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hệ thống xã hội công như y tế, giáo
dục, xóa đói giảm nghèo,…

2.3 Thực trạng chính sách quản lý kinh tế đối với DNVVN tại Tỉnh
Quảng Ninh hiện nay
2.3.1 Thực trạng việc hoạch định chiến lược và tạo môi trường pháp lý
đối với DNVVN
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chiến lược phát

triển kinh tế xã hội 2011-2012 có những yêu cầu mới về phát triển kinh tế. Tạo
bước đột phá về hạ tầng giao thông, đô thị và phát triển nông thôn, thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế nhanh hơn là yêu cầu cấp
bách song phải đi đôi với chất lượng và tính bền vững của sự phát triển. Phấn
đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, năng động
của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế,
đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

14


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

2.3.2 Thực trạng khuyến khích, tạo môi trường hoạt động cho các doanh
nghiệp
a. Cải cách hành chính
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và Nghị quyết của Tỉnh ủy
về cải cách hành chính, Tỉnh đã ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực
hiện:và
Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 80% TTHC, giảm bớt 1.451 TTHC ở 3 cấp, lựa
chọn 236 TTHC để chuẩn bị đưa vào Trung tâm hành chính công của Tỉnh.
Thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư là cơ quan đầu mối giải quyết các thủ
tục đầu tư đồng thời đổi mới mô hình 1 cửa, ứng dụng công nghệ thông tin trong
giải quyết thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
Triển khai đề án xây dựng Chính quyền điện tử với 8 dự án thành phần,
tổng mức đầu tư 522 tỷ đồng. Giai đoạn 2013 – 2015 triển khai Trung tâm Hành
chính công tại Tỉnh và địa phương (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Vân Đồn,
Cẩm Phả)
Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước trên các lĩnh vực cho địa phương
Tiến hành rà soát tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan, đơn vị trong bộ

máy hành chính nhà nước từ Tỉnh đến cơ sở.
Thực hiện phân công trách nhiệm rõ ràng, nhất là đề cao trách nhiệm của
người đứng đầu.
b. Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
Trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra cơ bản vẫn
yếu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn và chưa nhanh nhạy trong việc phát hiện ra các
mánh khóe, thủ đoạn ngày càng tinh vi của những đối tượng gian lận, lãnh đạo
đối với công tác thanh tra, kiểm tra chưa đầy đủ, chưa làm tròn hết trách nhiệm
thuộc thẩm quyền đã được quy định. Đối với công tác theo dõi, chỉ đạo và xử
lý không đảm bảo tính thường xuyên, chặt chẽ, còn nể nang, thiếu sự đôn đốc
mạnh và cũng có trường hợp thiếu nhất quán trong việc tổchức thực hiện một số
công việc thuộc quy trình.
15


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

c. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn thi hành các văn bản, pháp luật cho các doanh
nghiệp
Tỉnh Quảng Ninh cũng đã hỗ trợ đối với doanh nghiệp áp dụng các hệ
thống tiêu chuẩn quản lý quốc tế; hỗ trợ chi phí tư vấn cho doanh nghiệp; hỗ trợ
kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.
Tỉnh đã tổ chức nhiều khóa tập huấn với những nội dung thiết thực, có nhiều
chính sách cũng như chương trình xúc tiến thương mại, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, tổ chức các buổi tập huấn,
hội thảo, toạ đàm, hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp
cận thông tin, nâng cao nhận thức và có điều kiện gặp gỡ, giao lưu.
2.3.3 Thực trạng kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm, giám sát và xử lý vi phạm
a. Kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm
Cho đến nay, Trung ương vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể và công tác hậu

kiểm, do vậy, việc hậu kiểm chỉ dựa vào khả năng vận dụng sáng tạo của từng
địa phương. Lực lượng làm công tác hậu kiểm không ổn định và kiêm nhiệm do
thiếu người lại không được tập huấn, tổ chức một cách bài bản, dẫn đến chất
lượng làm việc của cán bộ không đồng đều.
Cục Thuế cũng đã có những biện pháp triển khai có hiệu quả công tác
thanh tra, kiểm tra thuế, đã hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa
bàn thực hiện tốt các chính sách thuế, chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo
quy định của Nhà nước. Qua kiểm tra đã phát hiện những sai phạm chủ yếu, vi
phạm mới phát sinh.
Ngoài ra, việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ
quan được cho là có thẩm quyền thanh tra kiểm tra hiện nay còn nhiều chồng
chéo và chưa được phân công hợp lý. Việc phân công, phân cấp thực hiện chức
năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thực thi pháp luật và
chính sách đối với các loại hình doanh nghiệp có nhiều hạn chế. Gần như tất cả
các cơ quan quản lý hoặc địa phương đều có chức năng thanh tra, kiểm tra
nhưng chưa rõ trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan
16


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

dẫn tới vừa chồng chéo, phiền hà, vừa buông lỏng trong nhiều khâu, nhiều lĩnh
vực. Trong khi đó các chủ thể thực hiện quyền thanh tra kiểm tra lại không thực
sự tích cực chủ động phối hợp công tác với nhau làm cho hoạt động thanh tra
kiểm tra càng trở nên phức tạp hơn.
b. Tham gia từ phía xã hội và việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp
Kiểm tra, giám sát của nội bộ doanh nghiệp
Kiểm tra, giám sát của các doanh nghiệp đối tác, chủ nợ
Kiểm tra giám sát của đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng


2.4 Đánh giá chung về tình hình quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh
2.4.1 Những điểm mạnh trong công tác quản lý nhà nước đối với
DNVVN
Về quan điểm chủ trương chính sách: Trước đây, nhận thức về vai trò và tầm
quan trọng của các DNVVN chưa rõ ràng dẫn tới sự phát triển của chúng mang
tính tự phát, chưa có sự định hướng và hỗ trợ từ phía nhà nước . Nhưng tại Đại
hội Đảng 8 và gần đây là công văn số 681/CP-KTN của chính phủ đã đưa ra
tiêu chí xác định DNVVN, giao cho Bộ kế hoạch và đầu tư làm đầu mối chủ trì
phối hợp cùng với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cức hoàn chỉnh
định hướng chính sách phát triển DNVVN. Đây là bước tiến lớn trong việc thực
hiện chủ trương và các kế hoạch của Đảng, chính phủ về các DNVVN.
Về hoạt động hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp: Tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp
với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội Nghị quán
triệt Nghị quyết của chính phủ, xây dựng chương trình hành động số 3766/KHUBND ngày 29/06/2016 để triển khai thực hiện nghị quyết 35/NP_CP ngày
16/05/2016 của Chính Phủ với các mục tiêu, 8 nhóm giải pháp, 12 nhóm nhiệm
vụ trọng tâm tạo động lực, môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp, doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo; quyết định thành lập tổ tư vấn giải
quyết, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp; ký hợp tác toàn diện
giữa UBND Tỉnh với VCCI về hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020. Các
17


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

đồng chí lãnh đạo Tỉnh đã gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp để kịp thời giải quyết,
tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho trên 1.100 doanh nghiệp và nhà đầu tư;
đồng thời triển khai hỗ trợ doanh nghiệp về tiếp cận vốn, đất đai, hỗ trợ pháp lý,
hỗ trợ doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Bước đầu triển khai
đã đạt được kết quả tích cực làm thay đổi căn bản nhận thức, tư duy, cách làm

theo hướng thiết thực, hiệu quả, được cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân
đánhgiá cao.

2.4.2 Những hạn chế đối với công tác quản lý nhà nước đối với DNVVN
a. Tồn tại cơ chế quản lý
Vai trò của nhà nước đối với doanh nghiệp , trong đó có cả DNVVN được
thể hiện qua các chức năng của quản lý nhà nước. Đó là tạo lập môi trường kinh
doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, định hướng, hướng hẫn, điều
tiết, hỗ trợ và kiểm soát. Trong đó cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp,
đặc biệt là các DNVVN được đẩy mạnh, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế sau :
Thiếu những văn bản pháp luật mang tính chất định hướng. Nhà nước chưa có
luật cơ bản về DNVVN, cũng như các văn bản chính thức định hướng phát triển
DNVVN vào những ngành nghề nào làchủ yếu .
Do chưa có luật, chính sách quy định vềngành nghề sản xuất kinh doanh
ưu tiên cho các DNVVN, cho nên khi ra đời các doanh nghiệp phải đương đầu
cạch tranh với mọi loại hình doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn. Vì vậy
tình trạng sớm bị phá sản là điều khó tránh khỏi với DNVVN. Điều này đã được
chứng minh ở các nước công nghiêp phát triển, nếu không có chính sách ưu tiên
thì tỉ lệ doanh nghiệp nhỏ sau 1-2 năm hoạt động bị phá sản lên tới 50-60%
(Anh 66%, 1969). Nhưng ở những nước có chính sách, luật dành riêng cho các
DNVVN như Nhật Bản, Hàn Quốc ưu đãi tín dụng cho ngành nghề lĩnh vực ưu
tiên hoặc dành riêng, buộc các doanh nghiệp lớn phải triển khai các hợp đồng
cho các doanh nghiệp thì tỉ lệ DNVVN bị phá sản sau 1-2 năm hoạt động là từ
10-18%.

18


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ


Hệ thống văn bản pháp luật có chính sách chưa đồng bộ, một số văn bản
pháp luật đã ban hành nhưng chưa được thực hiện tốt .
Cơ chế quản lý chưa tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, cho các
doanh nghiệp vượt qua được các khó khăn về tài chính, kĩ thuật và thị trường
Hạn chế về tài chính: bộc lộ qua sự không hoàn thiện của thị trường tài
chính ở nước ta đặc biệt là hoạt động của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Các thủ tục vay còn phức tạp và phải thế chấp bằng tài sản cố định, đó là một
điều rất khó với doanh nghiệp mới hoạt động.
Hạn chế về thị trường: đây là vấn đề nan giải của các doanh nghiệp là
thiếu chiến lược về thị trường, kế hoạch sản xuất kinh doanh không bài bản. Nhà
nước chưa đưa ra nhiều tổ chức dịch vụ, tư vấn về thông tin thị trường, thiếu các
hiệp hội tư vấn của chính họ. Do đó các doanh nghiệp hoạt động bị giới hạn bởi
các thị trường địa phương là chủ yếu, sự vươn ra nước ngoài còn quá ít.
Hạn chế kĩ thuật: Trình độ trang bị kĩ thuật của các DNVVN còn rất thấp,
phần lớn vẫn là thủ công, hơn 2/3 các doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị cũ
do các cơ sở quốc doanh thanh lý hoặc tự chế tạo.
Vốn, lao động, công nghệ, kĩ thuật, thị trường là những vấn đề cơ bản của
các doanh nghiệp nói chung và của DNVVN khi mới tạo dựng vàcho đến cả quá
trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp , do đó cần sự hỗ trợ cần thiết của
chính chủ.
b. Hệ thống tổ chức quản lý DNVVN đổi mới chậm, chưa phù hợp.
Việc phân cấp, quản lý doanh nghiệp nhà nước nói chung, DNVVN nói
riêng theo từng ngành, từng địa phương tỏ ra không phù hợp với xu thế vận
động trong nền kinh tế thị trường dẫn đến sự mất bình đẳng trong việc hướng
dẫn đến sự mất bình đẳng trong việc huy động vốn và lựa chọn lĩnh vực sản
xuất kinh doanh.
Việc quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là DNVVN thì
vừa buông lỏng vừa phức tạp tuỳ thuộc vào từng địa phương.

19



MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Cơ quan quản lý và cán bộ quản lý chưa thực sự đổi mới kịp với quá trình
phát triển của DNVVN.
Nói chung hệ thống quản lý DNVVN còn phân tán , thiếu thống nhất,
chậm đổi mới.

2.4.3 Nguyên nhân của sự tồn tại, hạn chế
Sự hạn chế của cơ chế quản lý DNVVN là do nhiều nguyên nhân, có
nguyên nhân khách quan là phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, có nguyên nhân chủ
quan thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước và quản lý DNVVN.
Chưa nhận thức đúng và đầy đủ về nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến
việc thiết lập khuôn khổ pháp luật, chính sách đối với DNVVN.
Nhận thức thiên kiến về các DNVVN ảnh hưởng tới việc xây dựng các
chương trình hỗ trợ phát triển.
Trong một thời gian dài nước ta say sưa với mô hình kinh tế quy mô lớn,
hiện đại dựa trên một nền tảng thấp kém do đó đã dẫn đến sự đình trệ trong nền
kinh tế. Lịch sử cho thấy rằng muốn lên được đỉnh cao hơn thì phải đi từ cái
thấp hơn, sự nóng vội chủ quan sẽ khó đi đến thành đạt phát triển kinh tế do đó
thấy được tầm quan trọng khi phát triển các DNVVN.
Tổ chức thực hiện cứng nhắc, không phùhợp với tình hình địa phương sản
xuất.Việc áp dụng các chính sách của nhà nước mang tính chất dập khuôn do đó
nómang lại nhiều bất lợi cho DNVVN. Trong xu hướng chung là quản lý doanh
nghiệp bằng pháp luật , do chưa có hệ thống pháp luật, chính sách đồng bộ thì
vận dụng khác nhau là không tránh khỏi. Hiện tượng quản lý “cứng” như thời
gian chờ xét duyệt dài, bộ máy quản lý thiếu năng lực, còn quan liêu dẫn đến
hiện tượng hoạt động ngoài pháp luật .
Trình độ quản lý của doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề đáng được quan

tâm ở tất cả các doanh nghiệp đặc biệt là DNVVN. Hiện nay đội ngũ quản lý
của doanh nghiệp chưa đủ năng lực, chưa thể am hiểu về thị trường và nắm bắt
được trình độ quản lý mới.

20


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KHẮC PHỤC HẠN CHẾ
TỒN TẠI CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

3.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý
Hoàn thiện và ban hành khung khổ pháp lý cho các DNVVN hoạt động: Ở
hầu hết các nước trên thế giới, ta đều thấy có các bộ luật riêng cho các
DNVVN. Do đó việc xây dựng một hệ thống văn bản, bộ luật dành riêng cho
các DNVVN là hết sức cần thiết. Trước mắt cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống
các văn bản pháp luật thịnh hành và tham khảo một số bộ luật của các nước
ASEAN trong tính đặc thù của Việt Nam. Các văn bản phải đảm bảo tính ổn
định lâu dài, tính đồng bộ, thống nhất để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản
xuất.
Các thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính luôn là vấn đề nhức nhối của
doanh nghiệp, do đó chính phủ phải có những biện pháp triệt để và liên tục tạo
điều kiện tốt nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó chú ý các thủ
tục: đăng ký thành lập và đăng ký kinh doanh, thủ tục đất, thủ tục vay vốn tín
dụng, thủ tục xuất nhập khẩu.
Thành lập cục và cơ quan phát triển DNVVN: Việc tập hợp các DNVVN
lại trong một tổ chức quản lý thực thi các chính sách, kiến nghị, các giải pháp
phát triển DNVVN là nên làm ... cơ quan này sẽ thống nhất quản lý các

DNVVN trên phạn vi cả nước.
Chấn chỉnh và hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ cho các DNVVN:
Việc tổ chức các cơ quan cung cấp thông tin, tư vấn và dịch vụ là vấn đề quan
trọng ở Việt Nam hiện nay và là nhu cầu bức thiết của DNVVN, giúp họ nắm
được các thông tin kinh tế, thông tin thị trường một cách nhanh nhất nhằm đem
lại hiệu quả hoạt động cao hơn cho các DNVVN.

3.2 Hoàn thiện chính sách thương mại và công nghiệp
21


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Nhà nước nên có chính sách sửa đổi hợp lý công bằng với mọi doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, chính sách trợ giá xuất khẩu bảo hộ sản
xuất.

3.3 Hoàn thiện chính sách tài chính tín dụng
Đảm bảo các DNVVN được vay vốn như mọi thành phần kinh tế khác.
Bài bỏ đối xử ưu đãi về vay nợ xoá nợ, giãn nợ đối với các khoản nợ quá hạn...,
mở rộng các hình thức tín dụng, thành lập các hệ thống bảo hành bảo hiểm tín
dụng cho các DNVVN. Đơn giản hoá các thủ tục ngân hàng đặc biệt là về cho
vay trung hạn và dài hạn.

3.4 Hoàn thiện các chính sách thuế
Tránh sự trùng lặp về thuế, các văn bản về thuế cần phải rõ ràng, nhất
quán ổn định, giải quyết sự bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các loại hình
doanh nghiệp.

3.5 Hoàn thiện chính sách công nghệ đào tạo

Chính phủ cần có các biện pháp khuyến khích để hỗ trợ đổi mới công
nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các DNVVN nhằm có các cán bộ quản
lý và công nhân có trình độ cao. Chính phủ cần mở thêm trung tâm đào tạo.

3.6 Hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư
3.7 Hoàn thiện chính sách thị trường
Do thị trường là nơi các doanh nghiệp mua bán trao đổi hàng hoá, công nghệ...
do đó nhà nước phải mở cửa thị trường hơn nữa để khuyến khích sản xuất.
Tóm lại khi Việt Nam đã đạt được các thành tựu kinh tế thì phải có những chính
sách toàn diện hơn, cả trước mắt và lâu dài đối với các DNVVN.

22


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

KẾT LUẬN
Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò rất quan trọng
trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt
là trong giải quyết việc làm và thu hút vốn đầu tư từ mọi tầng lớp nhân dân.Với
tiềm năng và lợi thế của mình để xây dựng Tỉnh Quảng Ninh thành tỉnh công
nghiệp hiện đại của khu vực Bắc Bộ cần phải tạo môi trường đầu tư thuận lợi
với những chính sách thích hợp ưu đãi từ địa phương mang tính đột phá nhằm
phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có, cũng như thu hút mọi thành phần kinh tế
và tổ chức kinh tế tham gia vào phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Phát triển DNVVN là vấn đề rất cấp thiết hiện nay. Phát triển DNVVN
đòi hỏi sự nỗ lực của từng doanh nghiệp và sự giúp đỡ nhiều mặt của Nhà nước
cũng như các tổ chức quốc tế.Trong một thời gian không xa, em hy vọng rằng
với sự cố gắng đó, loại hình DNVVN sẽ phát triển tương xứng với tiềm năng
thực sự của nó góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước.
Mặc dù có những cố gắng nhưng do trình độ, năng lực, thời gian có hạn
nên trong quá trình làm, trình bày bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế nhất định.
Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài này được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

23



×