Tải bản đầy đủ (.ppt) (76 trang)

Chương 2 kinh tế chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 76 trang )

SLIDE GIẢNG DẠY

KINH DOANH QUỐC TẾ

Chương 2
Sự khác biệt về kinh tế chính trị
giữa các quốc gia


Tình huống
Đọc tình huống Ghana- “Máy phát điện” của châu Phi:
Hiện trạng kinh tế của quốc gia này?
Trước đây, khi mới giành độc lập, kinh tế Ghana ra sao?
Điều gì đã khiến nền kinh tế Ghana chuyển biến?


Kinh tế chính trị là gì?
 Kinh tế chính trị của một quốc gia thể hiện sự phụ thuộc của
hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế, và hệ thống pháp lý của
một quốc gia
 Các hệ thống này có tác động qua lại lẫn nhau
 Các hệ thống này ảnh hưởng đến mức độ phát triển của một quốc gia


Tại sao doanh nghiệp lại phải quan tâm đến sự khác biệt
về kinh tế chính trị giữa các quốc gia?


Nội dung chương
 Sự khác biệt về hệ thống chính trị
 Sự khác biệt về hệ thống kinh tế


 Sự khác biệt về hệ thống pháp lý
 Sự khác biệt về mức phát triển kinh tế và xu hướng
thay đổi


Hệ thống chính trị
 Là hệ thống chính quyền của một quốc gia
 Có thể đánh giá qua hai tiêu chí
 Thứ nhất, mức độ mà chính phủ chú trọng đến cá nhân hay
tập thể
 Thứ hai, mức độ dân chủ và chuyên chế


Chủ nghĩa tập thể
 Hệ thống chính trị ưu tiên quyền lợi tập thể so với lợi ích và
tự do cá nhân
 Quyền của cá nhân có thể bị giới hạn để đạt được lợi ích của
xã hội
 Xuất phát từ triết lý của Plato (427-347 BC): quyền lợi cá
nhân có thể hy sinh vì mục đích chung, tài sản nên sở hữu
chung
 Chủ nghĩa xã hội của C. Marx
 Chủ nghĩa cộng sản
 Dân chủ xã hội


Chủ nghĩa tập thể
 Rất nhiều quốc gia theo chủ nghĩa tập thể là những quốc gia thịnh vượng,
nơi chế độ an sinh xã hội rất tốt, biến các nước này thành các quốc gia
đáng sống nhất trên thế giới, ví dụ: Canada, các nước Bắc Âu.

 Tuy nhiên, việc nhà nước can thiệp sâu vào kinh tế cũng gây nhiều vấn
đề, đặc biệt là sự kém hiệu quả của các công ty nhà nước. Vì lẽ đó, nhiều
quốc gia đã từ bỏ con đường Dân chủ- xã hội, ví dụ: Thụy Sĩ, Anh


Doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề gì khi kinh doanh tại
một quốc gia có hệ thống chính trị theo chủ nghĩa tập
thể?


Chủ nghĩa cá nhân
 Ngược lại với quan điểm chính trị về ưu tiên lợi ích tập
thể, chủ nghĩa cá nhân đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu.
 Tư tưởng này xuất phát từ nhà triết học Aristotle (384 –
322 BC): sự khác biệt của cá nhân và sở hữu tư nhân nên
được tôn trọng
 Giới lãnh đạo ở các quốc gia này quan niệm: Sở hữu tư
nhân hiệu quả hơn và nó sẽ kích thích tiến bộ xã hội.


Chủ nghĩa cá nhân
 Chủ nghĩa cá nhân thể hiện ở hai vấn đề chính:


Tự do cá nhân và tự thể hiện



Lợi ích xã hội chỉ đạt được tốt nhất khi cho phép các cá nhân tự
theo đuổi lợi ích kinh tế của mình


 Với sự rời bỏ chủ nghĩa tập thể của một số quốc gia như
Anh, Thụy Sĩ,…chủ nghĩa cá nhân đang chiếm ưu thế trên
nền chính trị thế giới.


Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng
một Liên Bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh
trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong
toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta,
quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.
(Hiến pháp Mỹ 1789)


Doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề gì khi kinh doanh tại
một quốc gia có hệ thống chính trị theo chủ nghĩa cá
nhân?


Dân chủ và chuyên chế
 Dân chủ: chính phủ vì người dân và được bầu bởi người dân hoặc
thông qua đại cử tri
 Chuyên chế: một người hoặc một đảng chính trị nắm quyền, đảng đối
lập bị cấm hoạt động


Chế độ dân chủ
 Dân chủ thuần túy: Tất cả công dân tham gia vào công việc chung
 Dân chủ đại nghị: Nhân dân quản lý Nhà nước thông qua các đại diện của mình


trong Quốc hội.
 Chế độ dân chủ hoạt động theo nguyên tắc Tam quyền phân lập, các nhánh có sự

kiểm soát lẫn nhau để khống chế quyền lực.
 Chế độ dân chủ đảm bảo những quyền cơ bản của công dân, như quyền tự do

ngôn luận, tự do theo đuổi lợi ích kinh tế, quyền bầu cử và giám sát cơ quan Nhà
nước.


Chế độ chuyên chế
 Có quyền lực thông qua áp đặt
 Thiếu sự đảm bảo từ hiến pháp
 Sự tham gia hạn chế của người dân


Kinh doanh ở các quốc gia chuyên chế/độc tài có thể
đối mặt với các rủi ro nào?


Chế độ chuyên chế
 Các hình thức chính quyền độc tài:
 Độc tài thần quyền
 Độc tài bộ lạc
 Độc tài cánh hữu


Mối quan hệ giữa các cách phân
loại
 Dân chủ  chủ nghĩa cá nhân

 Độc quyền  chủ nghĩa tập thể
Tuy nhiên, đôi lúc vẫn có những quốc gia không đi theo quy luật chung này


Dân chủ - chủ nghĩa tập thể



Độc quyền – chủ nghĩa cá nhân


Một quốc gia theo hệ thống dân chủ là một môi trường kinh
doanh tốt hơn so với một quốc gia theo hệ thống chuyên chế (độc
tài).
Quan điểm của bạn?


Hệ thống kinh tế
Bao gồm ba hệ thống kinh tế chính
Kinh tế thị trường
Kinh tế tập trung
Kinh tế hỗn hợp


Hệ thống kinh tế
Kinh tế thị trường
 Tất cả các hoạt động sản xuất là do tư nhân sở hữu, sản xuất
được quyết định theo quan hệ cung cầu trên thị trường.
 Xuất phát từ tư tưởng của Adam Smith, cho rằng con người hoạt
động vì tư lợi, và chính phủ phải đóng vai trò tạo điều kiện cho

cơ chế thị trường hoạt động.


Hệ thống kinh tế
Kinh tế thị trường
 Đến thế kỳ 19, kinh tế thị trường tự do bộc lộ nhiều khiếm
khuyết, khiến chính phủ các nước phương Tây phải thay đổi
cách thức quản lý và can thiệp.
 Ngày nay, không có nền kinh tế thị trường thuần túy, mà đó là
nền kinh tế thị trường có bàn tay can thiệp của chính phủ.


Hệ thống kinh tế
Kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Nhà nước kiểm soát mọi hoạt động kinh tế
Loại hàng hóa và dịch vụ, số lượng và giá cả được sản xuất theo kế
hoạch của chính phủ
Chứng tỏ được ưu thế trong một số giai đoạn lịch sử nhất định, và
được nhiều quốc gia áp dụng.
Nền kinh tế này dần bộc lộ nhiều vấn đề, và ngày nay hầu như không
còn được áp dụng


Hệ thống kinh tế
Nền kinh tế hỗn hợp
Là sự kết hợp của hai hệ thống kinh tế trên
Một số lĩnh vực thuộc quyền sở hữu cá nhân và một số lĩnh vực
thuộc sở hữu nhà nước
Hiện nay, các quốc gia xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội đang đi
theo con đường này.



×