Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.17 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với xu thế mở cửa, hội nhập hiện nay để tăng cường sức cạnh tranh,
mở rộng thị trường lao động trong khu vực Asean và thế giới trong công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì yêu cầu cấp thiết nhất phải nâng
cao chất lượng phát triển hệ thống đào tạo nghề chất lượng cao phải có đội
ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề có cơ cầu thích hợp, có khả
năng thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ năng cần thiết, có khả năng
thích ứng nhanh với mọi biến đổi của môi trường có trình độ toàn cầu hóa
ngày càng cao.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương đào tạo nghề gắn với
nhu cầu xã hội, công tác dạy nghề đã từng bước được đổi mới và phát triển.
Hệ thống và mạng lưới mở rộng và phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu,
tăng cường các cấp trình độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng...Quy mô
đào tạo nghề tăng nhanh tuy nhiên về cơ bản vẫn đào tạo theo “hướng cung”,
dựa trên những cái mình có, phần lớn sinh viên ra trường chưa đáp ứng được
nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp
Để chuyển từ đào tạo theo hướng cung sang hướng cầu, phải đổi mới
hoạt động quản lý đào tạo nghề. Cần có một quan niệm đúng đắn về đào tạo
nghề đáp ứng nhu cầu xã hội, nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá
thực trạng và đề xuất được các giải pháp quản lý phù hợp, khả thi để đào tạo
nghề đáp ứng nhu cầu xã hội ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội là trường công lập trực
thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ngay từ khi thành lập Nhà trường
được giao sứ mệnh “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu
xã hội”. Tuy nhiên công tác quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu này còn
chưa cao và chưa mang lại kết quả như mong muốn, tỷ lệ sinh viên làm đúng
ngành nghề còn hạn chế, doanh nghiệp vẫn phải bổ túc và đào tạo lại và đào
tạo nâng cao tay nghề... do vậy với những lý do trên tôi chọn đề tài “Quản lý


đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu
cầu xã hội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả xác định mục đích cuối cùng là nâng cao
hiệu quả quản lí đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà
Nội - thành phố Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu lý


2

luận và đánh giá thực trạng đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung
nghiên cứu các nhiệm vụ sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu
cầu xã hội và quản lý đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
3.2. Khảo sát thực trạng quản lý và đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã
hội tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.
3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo nghề của trường dạy
nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội phù hợp với điều kiện và bối cảnh
hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề Công nghệ
cao Hà Nội theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay ở
Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ đánh giá thực trạng quản lý đào tạo nghề theo hướng đáp
ứng nhu cầu xã hội ở trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội từ năm 2012-2015
và thử nghiệm một số giải pháp tại trường.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Vì sao cần phải quản lí đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Công
nghệ cao Hà Nội để đáp ứng nhu cầu xã hội?
Để quản lí đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà
Nội đáp ứng nhu cầu xã hội thì chúng ta cần làm gì và làm như thế nào?
7. Giả thuyết khoa học
Hiện nay trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đang đào tạo
theo một chu trình quy định, chưa theo quy luật “cung -cầu” quản lý đào tạo
chưa tuân thủ quy luật cung cầu của cơ chế thị trường nên chưa đáp ứng được
nhu cầu xã hội.
Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp phù hợp để quản lý các
bước của chu trình đào tạo từ xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch, thiết kế


3

đào tạo, triển khai và đánh giá kết quả đào tạo sau đào tạo thì đào tạo sẽ đáp
ứng được nhu cầu xã hội.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận
Tổng kết lí luận về việc đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý đào tạo nghề
đáp ứng nhu cầu xã hội. Đưa ra các giải pháp quản lý đào tạo nghề tại trường
Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên có thể áp dụng để quản lí đào tạo nghề tại trường Cao
đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội nói riêng và các trường nghề khác.
9. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

9.1. Phương pháp luận
Tiếp cận hệ thống, tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và tiếp cận chuẩn
hóa là những tiếp cận chủ yếu trong nghiên cứu luận văn
9.2. Các phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu và vận dụng
các chuyên đề quản lý giáo dục liên quan để xác định cơ sở lý luận của
đề tài.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thử nghiệm.
Nhóm phương pháp dùng các thuật toán, thống kê
Phân tích xử lí các số liệu và tính toán các xác suất thống kê liên quan
đến số liệu.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý đào tạo nghề theo hướng đáp ứng
nhu cầu xã hội tại trường Cao đẳng nghề.
Chương 2: Thực trạng về quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đẳng
nghề Công nghệ cao Hà Nội theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Chương 3: Các giải pháp quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đẳng
nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội.


4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO HƯỚNG
ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Nước ngoài
1.1.2 Trong nước
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
1.2.2. Quản lý đào tạo nghề
- Đào tạo nghề
- Mục tiêu đào tạo nghề
- Kế hoạch, nội dung và chương trình đào tạo
- Hình thức tổ chức đào tạo
- Phương pháp đào tạo
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo
1.2.3 Nhu cầu xã hội về đào tạo nghề
- Về chất lượng
- Về số lượng
1.2.4 Nội dung quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề đáp ứng
nhu cầu xã hội
1.3.1. Lập kế hoạch đào tạo
1.3.2. Tổ chức thực hiện
1.3.3. Chỉ đạo thực hiện
1.3.4. Kiểm tra, đánh giá
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đẳng
nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội
1.4.1 Yếu tố chủ quan
1.4.2 Yếu tố khách quan
a. Quan điểm chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về nguồn lực
con người phục vụ CNH, HĐH đất nước.



5

Tiểu kết chương 1
Trong chương này, luận văn đã nêu tổng quan về vấn đề nghiên cứu,
làm rõ các khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài và tác giả đưa ra các kết
luận như sau:
Một là, đã có những chương trình nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề
để đáp ứng nhu cầu của xã hội, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương về
quản lý đào tạo nghề nhưng số lượng đề tại nghiên cứu về quản lý đào tạo
nghề tại các trường Cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu xã hội chưa có nhiều.
Hai là, trong xu thế hội nhập và phát triển thì những quan điểm lý luận
về đào tạo nghề càng làm sáng tỏ hơn vai trò, vị trí và nhiệm vụ của công tác
quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Ba là, hoạt động đào tạo nghề nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân
tuy có chung một mục đích đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, nhưng vấn
đề đào tạo nghề có tính đặc thù riêng.
Bốn là, từ những quan điểm và mô hình về quan lý đào tạo nghề chúng
ta nhận thấy việc quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội không chỉ
thuộc phạm vi của mỗi nhà trường mà là trách nhiệm của toàn xã hội và trách
nhiệm của các bên liên quan.


6

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI
ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

2.1. Khái quát về trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà
Nội
2.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề Công
nghệ cao Hà Nội
2.2.1. Thực trạng về quy mô đào tạo
Theo Quyết định số 808/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 6 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Trường có chức năng: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
nghề cho lao động thành phố Hà Nội và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
theo 3 cấp trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề.


7

Bảng 2.2 Quy mô đào tạo từ năm 2013-2015
Năm 2013

TT

Tên nghề

1 Hàn
2 Cơ điện tử
3 Cắt gọt kim loại
Vẽ và thiết kế trên máy
4
tính
5 Công nghệ ô tô
Bảo trì hệ thống thiết bị

6
cơ khí
7 Điện công nghiệp
Kỹ thuật máy lạnh và
8
ĐHKK
KT LĐĐ và điều khiển
9
trong CN
10 Điện tử công nghiệp
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp
11
MT
12 Thiết kế đồ hoạ

Năm 2014

Năm 2015

Tổng
Tổng CĐN TCN SCN Tổng CĐN TCN SCN Tổng CĐN TCN SCN cộng
62
74
87

62
74
87

0

0
0

0
0
0

88
128
287

85
125
169

3
3
118

0
0
0

44
138
207

39
127
107


5
11
100

0
0
0

194
340
581

17

17

0

0

28

28

0

0

21


19

2

0

66

0

0

0

0

0

0

0

0

246

160

86


0

246

0

0

0

0

0

0

0

0

16

16

0

16

97


97

0

0

133

128

5

0

164

82

82

0

394

95

95

0


0

510

170

340

0

462

151

311

0

1067

15

15

0

0

18


18

0

0

25

25

0

58

127

127

0

0

176

175

1

0


162

87

75

0

465

53

53

0

0

81

79

2

0

153

46


107

0

287

39

39

0

0

56

54

2

0

101

46

55

0


196


8

Năm 2013

TT

13
14
15
16
17
18
19

Tên nghề

Năm 2014

Năm 2015

Tổng
Tổng CĐN TCN SCN Tổng CĐN TCN SCN Tổng CĐN TCN SCN cộng

Công nghệ thông tin
57
(ƯDPM)

Quản trị mạng máy tính
21
Thiết kế trang Web
0
Kế toán doanh nghiệp
36
Quản trị doanh nghiệp vừa
15
và nhỏ
Chăm sóc sắc đẹp
0
Thiết kế các kiểu tóc
0
Tổng số:
795

57

0

0

85

84

1

0


93

46

47

0

235

21
0
36

0
0
0

0
0
0

22
60
29

21
28
27


1
32
2

0
0
0

15
14
171

14
12
13

1
2
158

0
0
0

58
74
236

15


0

0

15

14

1

0

13

13

0

0

43

0
0
795

0
0
0


0
0
0

31
16
47

1043
21
5620

527
29
498
0
0
0
2243 1234 1009

0
0
0

516
47
438
21
0
5

2582 1050 1485


9

Qua đây cho ta thấy:
Các nghề đã có sự phong phú đa dạng nhưng có sự mất cân đối giữa
các nghề, trình độ đào tạo
2.2.2. Thực trạng về đội ngũ nhà giáo
Bảng 2.3. Cơ cấu đội ngũ giáo viên của trường tính đến 12/2015
Trình độ chuyên môn
Tổng Trong
Đơn vị
Tiến Thạc Đại Cao Trình
số đó nữ
sỹ
sỹ
học đẳng độ khác
Ban giám hiệu

2

Phòng TCHC

18

8

2


8

Phòng Đào tạo

10

5

3

7

Phòng TCKT

5

5

Phòng QLKH &HTQT

5

3

Phòng CT HSSV

5

3


4

1

Phòng Quản trị

9

4

5

1

3

TT KT&ĐBCL

3

1

TT Ký túc xá

4

1

1


1

Khoa KHCB

4

2

Khoa Điện - Điện tử

27

7

Khoa CNTT

22

Khoa Cơ khí

2
8

5
1

1

1


3

2
2

1

3

1

6

17

3

7

2

7

10

2

20

2


1

7

11

Khoa Kinh tế

8

7

6

2

Khoa Ngoại ngữ

10

10

1

9

Khoa CSSĐ

8


8

160

73

Tổng cộng

7

35

1
1

4

2

2

92

10

16

(Nguồn phòng Tổ chức hành chính)
Bên cạnh đó, qua bảng 2.2 và 2.3 ta thấy với số lượng sinh viên năm

2015 là 5620 và số lượng giáo viên là 160 thì tỷ lệ giáo viên/sinh viên là
1/35. Tỷ lệ này khá cao so với quy định. Điều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo của nhà trường.


10

2.2.3. Thực trạng về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo
Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính còn hạn hẹp, thiếu
thốn, thô sơ, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh
nghiệp
2.3. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Công
nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá về thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề
tại trường CĐN công nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
Mức độ thực hiện
Công tác
Trung
TT
Rất tốt
Tốt
Khá
Kém
quản lý
bình
SL % SL % SL % SL % SL %
1 Lập kế hoạch 15 15.6% 47 49.0% 14 14.6% 12 12.5% 8 8.3%
Tổ chức thực
2
3 3.1% 40 41.7% 46 47.9% 5 5.2% 2 2.1%

hiện
Chỉ đạo thực
3
13 13.5% 49 51.0% 25 26.0% 9 9.4% 0 0.0%
hiện
Kiểm
tra,
4
11 11.5% 37 38.5% 44 45.8% 2 2.1% 2 2.1%
đánh giá

Biểu đồ 2.1. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề tại trường CĐN
Công nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động đào tạo tại
trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu xã
hội


11

Bảng 2.5. Ý kiến đánh giá về mức độ đạt được công tác lập kế hoạch
quản đào tạo nghề tại trường CĐN công nghệ cao Hà Nội
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
Mức độ đạt được
Các yêu cầu đối với lập kế
TT
Thỉnh
Không bao
hoạch
Luôn luôn

thoảng
giờ
SL
%
SL
%
SL
%
Xác định được các mục tiêu
1
61 63.5% 25 26.0% 10 10.4%
cụ thể
Nội dung kế hoạch đầy đủ, rõ
2
43 44.8% 38 39.6% 15 15.6%
ràng
Kế hoạch được trình bày khoa
3
39 40.6% 41 42.7% 16 16.7%
học, logic
4 Kế hoạch mang tính khả thi
44 45.8% 41 42.7% 11 11.5%

Biểu đồ 2.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý đào tạo nghề tại
trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
Qua việc điều tra ý kiến của 96 người bao gồm CBQL của Tổng cục
Dạy nghề, Sở LĐTBCXH là hai cơ quan quản lý trực tiếp nhà trường, CBQL
của nhà trường, giáo viên và doanh nghiệp cho thấy các yêu cầu đối với công
tác lập kế hoạch cụ thể như sau:
+ Đối với yêu cầu là xác định được các mục tiêu cụ thể trong bản kế

hoạch đạt trên tỷ lệ trung bình còn lại các tiêu chí nội dung kế hoạch đầy đủ,
rõ ràng, trình bày logic khoa học và tính khả thi đều đạt dưới tỷ lệ trung bình.
Như vậy để quản lý đào tạo nghề tại Trường đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội


12

đặt ra thì người Hiệu trưởng cần cố gắng tiếp tục phát huy điểm mạnh này
trong công tác lập kế hoạch từ đó giúp công tác quản lý đào tạo đạt mục tiêu
đã đề ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quản lý đào tạo nghề tại
trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội
Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá về công tác tổ chức thực hiện quản lý
đào tạo nghề tại trường CĐN công nghệ cao Hà Nội
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
Mức độ thực hiện
Mức độ đạt được
Các công việc tổ
Không
TT
Thường Đôi
Bình Chưa
chức thực hiện
bao
Tốt
xuyên
khi
thường tốt
giờ
69

21
6
69
25
2
1 Phổ biến kế hoạch
71.9% 21.9% 6.3% 71.9% 26.0% 2.1%
Xác định cấu trúc bộ
58
23
15
29
56
11
máy,
phân
công
2
nhiệm vụ đúng người, 60.4% 24.0% 15.6% 30.2% 58.3% 11.5%
đúng việc
57
26
13
15
75
6
Tiếp nhận và phân
3
phối các nguồn lực
59.4% 27.1% 13.5% 15.6% 78.1% 6.3%

Xác lập cơ chế phối
78
18
0
27
63
6
4 hợp giữa các bộ phận
81.3% 18.8% 0.0% 28.1% 65.6% 6.3%
và các thành viên

Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện công tác tổ chức thực hiện quản lý
đào tạo nghề tại trường CĐN công nghệ cao Hà Nội
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội


13

Biểu đồ 2.4. Mức độ đạt được của công tác tổ chức thực hiện
quản lý đào tạo nghề tại trường CĐN công nghệ cao Hà Nội
đáp ứng nhu cầu xã hội
Qua các số liệu biểu đồ ta thấy các tiêu chí đạt được chỉ ở mức cao nhất
là khá tốt còn lại chỉ ở mức trung bình khá. Do đó cần có những biện pháp để
phát triển để mang lại hiệu quả cao hơn nữa.
2.3.3. Thực trạng công tác chỉ đạo quản lý đào tạo nghề tại trường
Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội
Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá về công tác chỉ đạo thực hiện quản lý
đào tạo nghề tại trường CĐN công nghệ cao Hà Nội
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
TT


Các công việc tổ chức
thực hiện

Mức độ thực hiện
Thường Đôi Không
xuyên
khi bao giờ

Mức độ đạt được
Bình Chưa
Tốt
thường tốt

Tổ chức họp, hội thảo để
62
29
5
60
31
5
tryền đạt, giải thích kế
1
hoạch nhằm tạo sự nhất 64.6% 30.2% 5.2% 62.5% 32.3% 5.2%
trí, thống nhất
Hướng dẫn các bộ phận,
70
11
15
61

33
2
2 cá nhân xây dựng kế
72.9% 11.5% 15.6% 63.5% 34.4% 2.1%
hoạch hành động
Kết hợp với các tổ chức,
30
55
11
42
38
16
3 đoàn thể phát động phong
31.3% 57.3% 11.5% 43.8% 39.6% 16.7%
trào thi đua thực hiện KH


14

TT

Các công việc tổ chức
thực hiện

Mức độ thực hiện
Thường Đôi Không
xuyên
khi bao giờ

Mức độ đạt được

Bình Chưa
Tốt
thường tốt

45
38
13
51
35
10
Tạo điều kiện thuận lợi
để thực hiện KH
46.9% 39.6% 13.5% 53.1% 36.5% 10.4%
42
43
11
25
65
6
Kiểm tra, đánh giá tiến độ
5
43.8% 44.8% 11.5% 26.0% 67.7% 6.3%
thực hiện kế hoạch
4

Biểu đồ 2.5. Mức độ thực hiện công tác chỉ đạo quản lý đào tạo nghề
tại trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

Biểu đồ 2.6. Mức độ đạt được của công tác chỉ đạo quản lý đào tạo nghề
tại trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

- Qua các số liệu về các tiêu chí đánh giá thì đều đạt kết quả trên trung
bình nhưng vẫn chưa nhìn thấy tiêu chí vượt trội suất sắc như vậy cần phát
huy các tiêu chí trên để công tác quản lý đào tạo nghề chất lượng hơn.


15

2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá quản lý đào tạo nghề tại
trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội
Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá về công tác kiểm tra, đánh giá quản lý
đào tạo nghề tại trường CĐN công nghệ cao Hà Nội
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
Mức độ thực hiện
TT

1
2
3
4

Các hình thức
kiểm tra

Kiểm tra báo
trước
Kiểm tra không
báo trước
Kiểm tra thường
xuyên
Kiểm tra định kỳ


Thường
xuyên

Đôi
khi

60
62.5%
19
19.8%
71
74.0%
50
52.1%

21
21.9%
65
67.7%
25
26.0%
27
28.1%

Không
bao giờ

Mức độ hiệu quả
Không

Hiệu
Bình
hiệu
quả thường
quả

15
59
25
15.6% 61.5% 26.0%
12
28
39
12.5% 29.2% 40.6%
0
68
17
0.0% 70.8% 17.7%
19
9
81
19.8% 9.4% 84.4%

12
12.5%
29
30.2%
11
11.5%
9

9.4%

Biểu đồ 2.7. Biểu đồ về mức độ thực hiện công tác kiểm tra, đánh
giá quản lý đào tạo nghề tại trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội nhằm
đáp ứng nhu cầu xã hội


16

Biểu đồ 2.8. Biểu đồ về mức độ hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá
quản lý đào tạo nghề tại trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
Như vậy, nhìn chung các hình thức kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo
nghề tại Nhà trường được Hiệu sử dụng ở mức độ thường xuyên nhưng hiệu
quả của các hình thức này chưa cao. Qua đây người Hiệu trưởng cần chú đến
cách thực hiện và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện của các
hình thức kiểm tra để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả của công tác kiểm tra hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và
giáo dục cho trẻ ở trường mầm non mà mình quản lý.
2.4. Đánh giá công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề của trường Cao đẳng
nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội
2.4.1 Thành tựu
- Nhìn chung về quy mô, cơ cấu, trang thiết bị, chương trình, kế hoạch
và mối quan hệ với doanh nghiệp về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo
nghề và một phần đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp tuyển chọn về trình
độ, năng lực sinh viên.


17


2.4.2 Hạn chế
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nguồn kinh phí phục vụ tổ chức các
hoạt động và đầu tư thiết bị, vật liệu học tập còn hạn chế, một số máy
móc đã lỗi thời chưa bắt nhịp được với tốc độ phát triển của xã hội.
- Khung chương trình theo quy định không được thay đổi theo thực tế
nhu cầu doanh nghiệp, nặng nề về lý thuyết.
- Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa thực sự phối hợp tốt
với nhà trường.
Tiểu kết chương 2
Qua phân tích thực trạng và kết quả khảo sát cho thấy những nguyên
nhân chính dẫn đến chất lượng đào tạo của của nhà trường chưa cao, khó
khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp là do các nguyên nhân
chính sau đây:
- Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường về hoạt
động đào tạo nghề còn chưa đầy đủ, chưa đúng mức, chưa bắt kịp xu thế phát
triển của thời đại.
- Đội ngũ giáo viên còn trẻ, mới vào nghề nên còn thiếu về kinh
nghiệm và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, ít có cơ hội làm việc với doanh
nghiệp.
- Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo nghề mang nặng tính lý
thuyết, hình thức và chưa thực sự cập nhật để bắt kịp xu thế thời đại.
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn khó khăn, thiếu thốn,
thô sơ, lạc hậu, sử dụng mô hình để nhìn, ngắm, xem chưa chưa được thao
tác, sử dụng.
- Sự phối hợp, tham gia của các doanh nghiệp trong công tác đào tạo,
đánh giá chất lượng đào tạo hời hợt chưa đạt được tính thiết thực và hiệu quả
Kết quả nghiên cứu việc quản lý đào tạo nghề của Hiệu trưởng là căn
cứ để xây dựng các biên pháp quản lý đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu xã
hội cho phù hợp, có hiệu quả bền vững sẽ được trình bày ở chương 3, giúp
cho Hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động đào tạo nghề của Nhà trường.



18

Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI
ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học
3.1.2. Đảm bảo tính khách quan
3.1.3. Đảm bảo tính toàn diện
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
3.2. Các giải pháp
3.2.1. Hoàn thiện và đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề theo
hướng gắn liền với việc nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên đáp ứng
nhu cầu xã hội
3.2.2. Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn
của đơn vị theo hướng công nghệ hiện đại
3.2.3. Tăng cường các hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường và các
cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong công tác đào tạo của Nhà trường
3.2.4. Đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo
nghề trong nhà trường
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
3.3.1. Các bước khảo nghiệm
Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến.
Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra.
Bước 3: Phát phiếu điều tra
Bước 4: Thu phiếu điều tra và tổng hợp, phân tích kết quả nghiên cứu.
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
được đề xuất thể hiện ở bảng 3.1 và 3.2 dưới đây.
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đào tạo tại trường Cao
đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội
Mức độ cần thiết
Không
TT
Các biện pháp
Rất cần thiết Cần thiết
cần thiết
SL
%
SL
%
SL
%
Hoàn thiện và đổi mới nội
dung chương trình đào tạo
1
61
63.5% 31 32.3% 4 4.2%
nghề theo hướng gắn liền
với việc nâng cao kỹ năng


19

Mức độ cần thiết
TT


2

3

4

Các biện pháp
tay nghề cho sinh viên đáp
ứng nhu cầu xã hội
Tổ chức thực hiện quá trình
đào tạo phù hợp với điều
kiện thực tiễn của đơn vị
theo hướng công nghệ hiện
đại
Tăng cường các hình thức
phối hợp đào tạo giữa nhà
trường và các cơ sở sản
xuất, doanh nghiệp trong
công tác đào tạo của Nhà
trường
Đổi mới quản lý các hoạt
động kiểm tra, đánh giá
công tác đào tạo nghề trong
nhà trường

Rất cần thiết

Cần thiết
SL


%

Không
cần thiết
SL
%

SL

%

52

54.2%

38 39.6%

6

6.3%

70

72.9%

26 27.1%

0

0.0%


52

54.2%

42 43.8%

2

2.1%

Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý đào tạo tại
trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội


20

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các giải pháp quản lý đào tạo tại trường
Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội
Mức độ khả thi
Không
TT
Các biện pháp
Rất khả thi
Khả thi
khả thi
SL
%
SL
%

SL %
Hoàn thiện và đổi mới nội dung
chương trình đào tạo nghề theo
1 hướng gắn liền với việc nâng 52 54.2% 39 40.6% 5 5.2%
cao kỹ năng tay nghề cho sinh
viên đáp ứng nhu cầu xã hội
Tổ chức thực hiện quá trình đào
tạo phù hợp với điều kiện thực
2
75 78.1% 21 21.9% 0 0.0%
tiễn của đơn vị theo hướng
công nghệ hiện đại
Tăng cường các hình thức phối
hợp đào tạo giữa nhà trường và
3 các cơ sở sản xuất, doanh 64 66.7% 29 30.2% 3 3.1%
nghiệp trong công tác đào tạo
của Nhà trường
Đổi mới quản lý các hoạt động
4 kiểm tra, đánh giá công tác đào 59 61.5% 35 36.5% 2 2.1%
tạo nghề trong nhà trường

Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các giải pháp quản lý đào tạo tại trường
Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội
Nói tóm lại, bốn giải pháp do tác giả đề xuất đều rất cần thiết và có tính
khả thi rất cao.Tuy nhiên để các giải pháp thực sự có hiệu quả, góp phần nâng


21

cao chất lượng quản lý đào tạo nghề tại Nhà trường để đáp ứng nhu cầu ngày

càng khắt khe của xã hội về lao động thì cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ
giữa sự quản lý Nhà nước, của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và chính quyền
của Nhà trường để tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực
hiện các giải pháp. Mặt khác, các bộ phận chức năng phải biết vận dụng
phối hợp các giải pháp một cách linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với đối tượng
và tình huống cụ thể sao cho phát huy được tiềm năng, thế mạnh và các điều
kiện sẵn có của Nhà trường nhằm tạo nên những xung lực tích cực thúc đẩy
và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của Nhà trường trong giai đoạn
hiện tại và trong tương lai.

Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng, đánh giá những
kết quả đạt được và những hạn chế của công tác quản lý đào tạo nghề tại
trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội
trong thời gian vừa qua tác giả đã đề ra các giải pháp pháp trên được xây
dựng trên cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề. Để các giải pháp quản lý
hoạt động chuyên môn có hiệu quả thì các biện pháp cần thực hiện một cách
hệ thống và đồng bộ với nhau do các biện pháp có sự tương tác, hỗ trợ với
nhau. Ở từng thời điểm cụ thể, cần linh hoạt để vận dụng từng biện pháp để
thuận lợi và đem lại hiệu quả cao nhất.


22

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Quản lý quá trình đào tạo nghề là một hoạt động cần thiết và cấp bách
đối với nhà trường trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng nhu cầu xã hội. Công
tác quản lý đào tạo nghề của nhà trường hiện nay đã đạt được những thành
tích nhất định. Trước cơ hội và thách thức của nhà trường đòi hỏi cần phải có
những biện pháp trong công tác quản lý quá trình đào tạo nghề để đáp ứng

nhu cầu xã hội trong bối cảnh hiện nay.
Các giải pháp quản lý quá trình đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội
được đưa ra dựa trên cơ sở tác giả đã nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn của
nhà trường. Những giải pháp này được các chuyên gia đánh giá cao về mức
độ cần thiết và tính khả thi. Giải pháp quản lý quá trình đào tạo nghề của
trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội nhằm hạn chế những điểm hạn
chế còn tồn tại, phát huy điểm mạnh của trường. Áp dụng những giải pháp
này sẽ đem lại hiệu quả cao cho quá trình đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Các giải pháp mà luận văn đề suất cho công tác quản lý đào tạo tại
trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội là:
Hoàn thiện và đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề theo hướng
gắn liền với việc nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên đáp ứng nhu cầu
xã hội.
Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn
của đơn vị theo hướng công nghệ hiện đại.
Tăng cường các hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường và các cơ
sở sản xuất, doanh nghiệp trong công tác đào tạo của Nhà trường.
Đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo
nghề trong nhà trường.
Các giải pháp này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Tổ chức
thực hiện thống nhất và đồng bộ các biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao.
2. Khuyến nghị
Đối với Đảng, Nhà nước và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:


23

- Cần có chính sách phân luồng học sinh theo hướng học nghề mạnh

mẽ hơn nữa ngay từ THCS và THPT; tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật
chất hiệu quả hơn.
Đối với Tổng cục dạy nghề:
- Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các văn
bản pháp quy có liên quan để nhà trường đào tạo được nguồn nhân lực chất
lượng cao theo mục tiêu đã đề ra;
- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các sở,
ban, ngành về công tác đào tạo nghề; xây dựng cơ chế chính sách đẩy mạnh
công tác đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho người được qua đào tạo nghề;
- Chỉ đạo các ngành, các cấp tuyên truyền để nâng cao nhận thức về
công tác đào tạo nghề, hỗ trợ học nghề cho đối tượng chính sách;
- Có cơ chế gắn trách nhiệm của các cơ sở sản xuất đang sử dụng lao
động kỹ thuật do nhà trường đào tạo. Cần quy hoạch cụ thể về công tác đào
tạo nghề để nhà trường định hướng phát triển./.


24



×