Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 82 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐẦU TƯ CHUỖI GIÁ TRỊ GIA
TĂNG SẢN PHẨM TỪ LÚA, GẠO

Chủ đầu tư: Công ty CP Hưng Lâm
Địa điểm: Cụm công nghiệp Tân Thành-huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
.


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

__ Tháng 02/2017 __
8
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ CHUỖI GIÁ TRỊ GIA TĂNG
SẢN PHẨM TỪ LÚA, GẠO
CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY CP HƯNG LÂM


CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH

PHẠM HÒA LON

NGUYỄN VĂN MAI

Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

2


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 5
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 5
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 5
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ................................................................... 5
IV. Các căn cứ pháp lý. ............................................................................... 10
V. Mục tiêu dự án........................................................................................ 10
V.1. Mục tiêu chung. ................................................................................... 10
V.2. Mục tiêu cụ thể. ................................................................................... 11
Chương II ........................................................................................................... 12
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ........................................... 12
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ................................... 12
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.............................................. 12
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án. ................................................. 18
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 19
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. ............................................................... 19

II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 22
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ..................................... 22
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 23
Chương III ......................................................................................................... 24
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA
CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................... 24
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .................................... 24
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 24
II.1. Công nghệ chế biến gạo đồ. ................................................................ 24
II.2. Công nghệ chế biến gạo trắng. ............................................................ 32
II.3. Công nghệ chiết xuất dầu từ cám gạo. ................................................ 34
II.4. Công nghệ sản xuất Silica từ vỏ trấu................................................... 38
Chương IV.......................................................................................................... 39
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .................................................... 39
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng. ..................................................................................................................... 39
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 39
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

3


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 40
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 41
Chương V ........................................................................................................... 42
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG ................................. 42
I. Đánh giá tác động môi trường. ................................................................ 42

I.1. Giới thiệu chung. .................................................................................. 42
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. ................................... 42
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án. ............................... 43
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng. .......................................... 43
II. Tác động của dự án tới môi trường. ....................................................... 43
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 44
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ...................................................... 45
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. .. 46
II.4. Kết luận: .............................................................................................. 48
Chương VI.......................................................................................................... 49
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA
DỰ ÁN ................................................................................................................ 49
I. Tổng vốn đầu tư của dự án. ..................................................................... 49
II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ................................................................... 51
III. Phân tích hiệu quá kinh tế của dự án. ................................................... 53
1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 53
2. Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân. ............................................ 54
3. Các thông số tài chính của dự án. ........................................................ 54
3.1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 54
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. ................... 55
3.3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). ............................ 55
3.4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ..................................... 55
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 57
I. Kết luận. ................................................................................................... 57
II. Đề xuất ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và kiến nghị. ............................................ 57
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 59

Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

4



Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: Công ty CP Hưng Lâm.
Đại diện pháp luật: Phạm Hòa Lon. Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở: 606/31 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Khánh, TP Long xuyên,
tỉnh An Giang.
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo.
Địa điểm xây dựng: Cụm công nghiệp Tân Thành-huyện Thoại Sơn, tỉnh
An Giang.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.
Tổng mức đầu tư: 3.242.605.115.000 VNĐ
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Gạo là thực phẩm chủ yếu của Việt Nam, chiếm trung bình khoảng 78%
nguồn năng lượng đầu vào. Bên cạnh hai mặt hàng thủy sản chính là cá và tôm
thì gạo cũng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong 10 năm qua, hàng
năm lượng xuất khẩu từ 4-6 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu từ 2-2,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, có một sự suy giảm về diện tích trồng lúa (tốc độ tăng trung bình chỉ
đạt 0,45%, riêng ĐBSCL là 0,9%) nhưng năng suất thì không ngừng tăng lên
(tốc độ tăng trung bình là 2,6%). Riêng năm 2015, sản lượng lúa ước tính đạt
45,2 triệu tấn, tăng 240,9 nghìn tấn so với năm 2014 do diện tích gieo trồng ước
tính đạt 7,8 triệu ha, tăng 18,7 nghìn ha. Cũng năm 2015, diện tích gieo trồng
tỉnh An Giang đạt 40,615 ha và sản xuất ra 4,042 triệu tấn lúa. Kết thúc năm
2014, tín hiệu vui khi gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 135 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong, Singapore. Trong đó, thị trường Châu Á chiếm

gần 77%. Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường đã qua trong công tác sản xuất và
xuất khẩu lúa gạo cho thấy gạo Việt Nam số lượng nhiều nhưng chất lượng thấp,
giá thành cao nên xuất khẩu thiếu tính cạnh tranh, chưa hấp dẫn các nhà nhập
khẩu cũng như thu hút đầu tư vào Việt Nam. Nguyên nhân khiến giá gạo Việt
Nam ngày càng giảm là do không có thương hiệu, chất lượng thấp với hơn 70%
sản lượng gạo phẩm chất thấp. Chính vì thế, rất khó “chen chân” vào phân khúc
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

5


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

thị trường gạo cao cấp. Trong khi đó, phân khúc gạo cấp trung, cấp thấp lại có
nhiều quốc gia cùng cạnh tranh, dẫn đến Việt Nam phải giảm giá bán, lợi nhuận
vì thế cũng teo tóp. Dòng sản phẩm gạo trắng đang bị thách thức trong trung và
dài hạn.
Bên cạnh đó, các sản phẩm sau lúa gạo có giá trị gia tăng cao chưa được
quan tâm chú ý. Nhiều người vẫn cho rằng điểm kết thúc của chuỗi giá trị ngành
lúa gạo chỉ là gạo trắng dùng cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; gạo tấm dùng
làm thực phẩm; cám gạo dùng làm thức ăn cho gia cầm và làm nguyên liệu cho
ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trên thực tế, chuỗi giá trị của ngành lúa gạo
thế giới ngày nay không còn bị giới hạn trong phạm vi từ hạt giống, phân bón,
thuốc trừ sâu... đến những hạt gạo trắng trên bàn ăn của các gia đình. Các thành
phần còn lại sau thu hoạch - vốn là phụ phẩm của ngành này cũng không còn bị
đánh giá thấp nữa. Chuỗi giá trị của ngành lúa gạo thế giới đã mở rộng, phát
triển và liên kết sâu với các ngành công nghiệp khác để hình thành những ngành
công nghiệp mới sau lúa gạo có giá trị gia tăng rất cao (xem hình III.1).

Hình III.1 : Bảng thống kê chuỗi giá trị mở rộng sau lúa gạo

Đặc biệt, với cám gạo, sau quá trình trích ly dầu sẽ cho ra những thành
phẩm làm nguyên liệu chủ lực cho nhiều ngành công nghiệp quan trọng khác
như ngành thực phẩm tiêu dùng với dầu ăn cao cấp (dầu cám gạo), dầu salad,
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

6


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

margarine... ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.
Sản phẩm sáp cám gạo (rice bran wax) phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất
lớp bọc bánh kẹo, chất đánh bóng sàn, vật liệu cách điện, chất chống thấm. Chế
biến củi trấu, silica… thay vì lén đỗ trấu xuống sông như nhiều doanh nghiệp
vẫn làm vào những lúc cao điểm chế biến gạo vì không có chỗ xử lý. Ngoài ra
còn có ngành dược, ngành mỹ phẩm... ( Xem thêm hình III.2)
Vì vậy, việc đầu tư, nghiên cứu khai thác khai thác tối đa giá trị gia tăng
các sản phẩm từ lúa, gạo là vấn đề cần thiết nâng cao nhằm định vị giá trị, hình
ảnh, nâng cao sự nhận biết của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu
dùng trong, ngoài nước; nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh các
sản phẩm gạo của Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh. Do
đó,chúng tôi nhận thấy cơ hội đầu tư vào dự án đầu tư xây dựng Chuỗi giá trị gia
tăng sản phẩm từ lúa gạo. Với các hệ thống sau:





Đầu tư hệ thống sản xuất gạo trắng ,
Đầu tư hệ thống sản xuất gạo đồ.

Đầu tư nhà máy sản xuất chiết xuất dầu ăn từ cám gạo.
Đầu tư nhà máy Sản xuất Silica từ Vỏ trấu.

Công ty chúng tôi kính đề nghị các Cơ quan, ban ngành có liên quan chấp
thuận chủ trương đầu tư. Theo các nội dung cơ bản được thể hiện trong dự án.

Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

7


Hình III.2 Chuổi giá trị của ngành gạo thế giới


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

9


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ về chính
sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Quyết định số 801/QĐ-TTg, ngày 27/6/2012 của Thủ Tướng Chính phủ
V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến
năm 2020.
Quyết định 2193/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
+ Xây dựng thành công mô hình liên kết sản xuất – bao tiêu sản phẩm để
chế biến khép kín trong nông nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững, vừa
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Góp phần thực hiện
tốt hành động “Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong
chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch”;
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
+ Góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương;
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

10


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo


+ Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận sản xuất thông qua
các khoản thuế;
+ Đồng thời dự án là mô hình điểm sản xuất nông nghiệp theo quy mô gắn
với công nghiệp chế biến. Hình thành chuỗi sản phẩm khép kín, gia tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Với quan
điểm lấy thị trường là xuất phát điểm thúc đẩy, doanh nghiệp tiên phong
tham gia đầu tư sâu trong các phân khúc có giá trị gia tăng cao như chế
biến các sản phẩm chất lượng cao góp phần nâng cao chuỗi giá trị hàng
hóa nông sản.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
Dự án “Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo” nằm tại
vựa lúa của Đồng Bằng sông Cửu Long tại Cụm công nghiệp Tân Thành - huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang với mục tiêu cụ thể như sau:
+ Đầu tư Hệ thống sản xuất gạo trắng 150.000 tấn lúa/năm .
+ Đầu tư Hệ thống sản xuất gạo đồ 100.000 tấn/lúa năm.
+ Đầu tư nhà máy sản xuất chiết xuất dầu ăn từ cám gạo, với công suất
15.000 tấn cám/năm.
+ Đầu tư nhà máy Sản xuất Silica từ vỏ trấu 50.000 tấn/năm.

Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

11


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

Chương II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.

Vị trí địa lý:
-

Phía Đông giáp Kinh Ba Thê
Phía Bắc giáp Cụm công nghiệp
Phía Tây giáp Giáp Lộ
Phía Nam giáp Kênh và Sườn núi
Địa hình:
Diện tích xây dựng dự án khoảng 150.000 m2 nằm tại tại Cụm Công nghiệp

Tân Thành huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang, một tỉnh thuộc khu vực Đồng
bằng sông cửu Long- vốn là nơi trồng nhiều lúa nước của cả nước.
Khí hậu:
Thoại Sơn là một huyện ven biển của tỉnh An Giang nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Lượng mưa tương đối lớn và phân bổ theo mùa.
 Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình năm 28,70C.
- Nhiệt độ cao nhất 37,30C ( tháng 2 ).
- Nhiệt độ thấp nhất 26,50C ( tháng 1).
Tổng tích ôn trên 10.0000C. Khu vực đồi núi thường có nhiệt độ thấp so
hơn đồng bằng 20C.
 Mưa
Chế độ mưa bị phân hóa thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 11, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và lượng mưa tập trung từ
tháng 7 – 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa
không vượt quá 100mm/năm.
Tổng lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 1200mm/năm, giá trị cao
nhất đạt 2.100 mm/năm và thấp nhất 900mm/năm. Số ngày mưa bình quân là
132 ngày/năm. Cả số ngày mưa và tổng số lượng mưa đều tập trung vào bảy

Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

12


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 với tỷ trọng khoảng 88%. Trong mùa
mưa, sự phân bố lượng mưa trung bình tháng tương đối đều nên cường độ mưa
không lớn lắm, trong khi sự phân bố mưa theo lãnh thổ thì không đáng kể. Vào
mùa mưa, nước sông Mêkông đổ về gây mùa nước nổi hàng năm ở vùng đồng
bằng từ tháng 8 đến tháng 11 và gây rửa trôi xói mòn mạnh tại khu vực đồi núi.
Vào 5 tháng mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, xảy ra tình trạng thiếu
nước sản xuất và sinh hoạt, nhất là vùng đồi núi.
 Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí
Lượng bốc hơi hàng năm lớn, từ 1.200–1.300 mm. Lượng bốc hơi cao xảy
ra trong 5 tháng mùa khô với ẩm độ không khí trung bình của các tháng này
khoảng 76%. Bốc hơi mạnh xảy ra trong thời gian này làm trầm trọng thêm tình
trạng thiếu nước ở khu vực đồi núi. Lượng bốc hơi trong 7 tháng mùa mưa xấp
xỉ lượng bốc hơi trong 5 tháng mùa khô. Ẩm độ không khí của các tháng mùa
mưa khoảng 80–85%.
 Nắng
- Tổng số giờ nắng 2.346 giờ,
- Tổng số giờ nắng thấp nhất 123,8 giờ / tháng 7
- Tổng số giờ nắng cao nhất 234,2 giờ / tháng 12.
Số giờ nắng bình quân mỗi ngày ở các tháng mùa khô thường cao hơn
khoảng 2 giờ so với các tháng mùa mưa.
 Gió
Chế độ gió khá đồng nhất. Từ tháng 5–10 phổ biến gió mùa Tây Nam mang
hơi nước về tạo mưa; từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau phổ biến gió mùa Đông

Bắc có đặc điểm lạnh và khô. Tốc độ gió trung bình trong năm khoảng 3 m/giây.
Ở An Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện tượng lốc
xoáy có xảy ra trong mùa mưa nhưng tần suất thấp nên mức độ ảnh hưởng
không đáng kể.
Thủy văn
Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều
biển Đông và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy sông Cửu Long (sông
Tiền, sông Hậu), chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch.
Sông Cửu Long chảy qua An Giang theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu.
Lưu lượng trung bình năm là 13.500 m3/s, vào mùa lũ 24.000 m3/s và mùa kiệt
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

13


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

là 5.020 m3/s. Hệ thống sông nhánh, kênh rạch tự nhiên và kênh thuỷ lợi trong
tỉnh có tổng chiều dài hơn 5.500 km (mật độ 1,6 km/km2 ), đủ sức chuyển tải
nguồn nước mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và vận tải thuỷ.
Hàng năm trùng vào mùa mưa, An Giang đón nhận con nước lũ và hình
thành mùa nước nổi với khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập từ 1 mét đến 2,5
mét, thời gian ngập từ 2,5 đến 5 tháng, thông thường từ 15/8 đến 20/12.
Đánh giá về mùa nước nổi, quan điểm hiện nay của tỉnh không xem đó là
thiên tai mà là một hiện tượng thuỷ văn bình thường theo chu kỳ mỗi năm, từ
lâu đời đã gắn liền với cuộc sống và sản xuất của cư dân ĐBSCL. Do vậy cần
phải biết khai thác những mặt lợi, hạn chế mặt hại và cùng sống chung an toàn
với mùa nước nổi.
Về mặt lợi, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa màu mỡ và vệ sinh đồng
ruộng; cải thiện chất lượng đất, chất lượng nước, bổ sung nguồn nước ngầm;

mang lại nguồn lợi thuỷ sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân
trong mùa nước nổi.
Về mặt hại, mùa nước đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội; tốn
kém chi phí đầu tư và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; gây ảnh hưởng đến thời vụ gieo
trồng, thu hoạch và sản lượng nông - thuỷ sản; cản ngại cho việc phát triển các
mô hình sản xuất nhằm công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn; Ngoài ra mức nước ngập sâu còn gây thiệt hại tính mạng và tài sản của
nhân dân.
Với tính hai mặt của mùa lũ - mùa nước nổi, 5 năm qua An Giang đã bố trí
nhiều quỹ đất để đầu tư nhiều công trình như đê bao bảo vệ sản xuất nông
nghiệp, cụm - tuyến dân cư cho dân vùng bị ngập và hàng loạt công trình phúc
lợi có cao trình an toàn.
Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều
biển Đông và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy sông Cửu Long (sông
Tiền, sông Hậu), chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch.
Sông Cửu Long chảy qua An Giang theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu.
Lưu lượng trung bình năm là 13.500 m3/s, vào mùa lũ 24.000 m3/s và mùa kiệt
là 5.020 m3/s. Hệ thống sông nhánh, kênh rạch tự nhiên và kênh thuỷ lợi trong
tỉnh có tổng chiều dài hơn 5.500 km (mật độ 1,6 km/km2 ), đủ sức chuyển tải
nguồn nước mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và vận tải thuỷ.

Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

14


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

Hàng năm trùng vào mùa mưa, An Giang đón nhận con nước lũ và hình
thành mùa nước nổi với khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập từ 1 mét đến 2,5

mét, thời gian ngập từ 2,5 đến 5 tháng, thông thường từ 15/8 đến 20/12.
Đánh giá về mùa nước nổi, quan điểm hiện nay của tỉnh không xem đó là
thiên tai mà là một hiện tượng thuỷ văn bình thường theo chu kỳ mỗi năm, từ
lâu đời đã gắn liền với cuộc sống và sản xuất của cư dân ĐBSCL. Do vậy cần
phải biết khai thác những mặt lợi, hạn chế mặt hại và cùng sống chung an toàn
với mùa nước nổi.
Về mặt lợi, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa màu mỡ và vệ sinh đồng
ruộng; cải thiện chất lượng đất, chất lượng nước, bổ sung nguồn nước ngầm;
mang lại nguồn lợi thuỷ sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân
trong mùa nước nổi.
Về mặt hại, mùa nước đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội; tốn
kém chi phí đầu tư và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; gây ảnh hưởng đến thời vụ gieo
trồng, thu hoạch và sản lượng nông - thuỷ sản; cản ngại cho việc phát triển các
mô hình sản xuất nhằm công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn; Ngoài ra mức nước ngập sâu còn gây thiệt hại tính mạng và tài sản của
nhân dân.
Với tính hai mặt của mùa lũ - mùa nước nổi, 5 năm qua An Giang đã bố trí
nhiều quỹ đất để đầu tư nhiều công trình như đê bao bảo vệ sản xuất nông
nghiệp, cụm - tuyến dân cư cho dân vùng bị ngập và hàng loạt công trình phúc
lợi có cao trình an toàn.
Các nguồn tài nguyên:
 Tài nguyên đất
An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó
chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%; nhóm đất phù sa có
phèn trên 93.800 ha, chiếm 27,5%; nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ
gần 24.724 ha, chiếm 7,3% diện tích đất tự nhiên, còn lại là đất phèn và các
nhóm khác. Đất đai của An Giang phần lớn rất màu mỡ vì 72% diện tích là đất
phù sa hoặc có nguồn gốc phù sa, địa hình bằng phẳng, độ thích nghi đối với các
loại cây trồng khá rộng.
 Tài nguyên rừng:


Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

15


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

Quỹ đất lâm nghiệp có trên 20.000 ha, đã khoanh ranh giới đất rừng 18.000
ha (trong đó đã có rừng 14.700 ha) và còn lại là quỹ đất đồi núi có khả năng
phát triển rừng.
Rừng ở An Giang chủ yếu là rừng trồng, trong đó chỉ có trên 4,2% là rừng
tự nhiên (khoảng 580 ha). Rừng trồng chủ yếu là các loại cây mọc nhanh bạch
đàn, keo lá tràm, tai tượng kết hợp với cây gỗ quý như sao, dầu, giáng hương,
cây dó bầu (để tạo trầm hương) và các loại cây ăn quả lâu năm. Rừng tự nhiên
hiện còn giữ được các cây gỗ quý như giáng hương, thao lao, dầu, căm xe. Rừng
đất ngập nước chủ yếu là cây tràm.
Hiện nay tỉnh đã khoanh ranh giới cho 25 khu rừng để phấn đấu nâng độ
che phủ đạt 5% (hiện độ che phủ đạt 4,1%). Tốc độ che phủ rừng tăng nhanh đã
giúp phục hồi hệ động vật rừng đa dạng (gồm các loài thú, các loài bò sát, thủy
sản và các loài chim).
Tài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có ý nghĩa quan
trọng về mặt sinh thái và an ninh quốc phòng. Hơn nữa việc khai thác hợp lý
rừng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho nhân dân vùng đồi núi và vùng dân
tộc. Vì vậy trong những năm tới cần phủ xanh hết đất quy hoạch trồng rừng kết
hợp với chăm sóc, bảo vệ rừng.
 Tài nguyên khoáng sản
An Giang tuy là tỉnh ở ĐBSCL nhưng lại có nguồn tài nguyên khoáng sản
khá đa dạng với các loại đá xây dựng, đá ốp lát, đá áplit, cát núi, cát sông, than
bùn, kaolin, nước khoáng.

Hoạt động khoáng sản ở An Giang trong thời gian qua đã có những đóng
góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như đóng góp cho ngân sách,
tạo việc làm cho lao động người dân tộc, cung cấp nguồn nguyên liệu xây dựng
cho các công trình xây dựng trong tỉnh, ngoài ra đá xây dựng còn cung ứng cho
khoảng 30% - 50% thị phần vùng ĐBSCL.
Theo các tài liệu thăm dò được phê duyệt, trữ lượng một số loại khoáng sản
ở An Giang gồm: Đá xây dựng 2.100 triệu m3, đá ốp lát 139 triệu m3, kaolin 2,2
triệu m3, đá áplit 200 nghìn tấn, than bùn 16 triệu tấn, cát sông Hậu 67 triệu m3,
sông Tiền 50 triệu m3 và sét gạch ngói 39 triệu m3. Ngoài ra An Giang còn có
mỏ nước khoáng chuẩn bị đưa vào khai thác công nghiệp.
 Tài nguyên nước
Nước mưa
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

16


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

Mùa mưa ở An Giang tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng
mưa cả năm với tổng lượng mưa bình quân năm khoảng 1.200mm. Nước mưa là
nguồn nước quan trọng tại các vùng gặp khó khăn nguồn nước mặt, nước ngầm
như các vùng nông thôn xa, hẻo lánh và vùng đồi núi. Đầu mùa mưa cũng là
thời điểm vào vụ canh tác của đất ruộng trên và nương rẫy thuộc vùng đồi núi là
các vùng không có nguồn nước tưới.
Nước mặt
Sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch là nguồn nước mặt chủ yếu cấp
nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Lưu lượng của các sông khá lớn nên
truyền nước theo các kênh rạch đến tận các vùng xa, đủ sức cung cấp nước kể cả
trong mùa kiệt. Nguồn nước mặt hiện phục vụ tưới cho hầu hết diện tích gieo

trồng; đồng thời với việc sử dụng nguồn nước mặt cho sản xuất nông nghiệp và
các lĩnh vực sản xuất khác, nguồn nước mặt còn là nguồn cung cấp nước sinh
hoạt chủ yếu cho các đô thị và khu dân cư tập trung, có tác dụng tích cực cho cải
tạo đất đai, khai hoang - phục hoá, tháo chua rửa phèn ở vùng tứ giác Long
Xuyên. Tuy nhiên, nhiều năm qua tại một số khu vực, sông rạch đã bị ô nhiễm
do hoạt động của các nhà máy công nghiệp; nuôi trồng thuỷ sản ao hầm, lồng
bè, đăng quầng; một số khu vực cuối nguồn nước các kênh rạch bị cạn kiệt vào
mùa khô do tình trạng bồi lắng, cần có giải pháp trước mắt và lâu dài để xử lý
nhằm đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Mỗi năm An Giang có mùa nước nổi
do nước các sông, rạch tràn bờ và làm ngập 70% diện tích của tỉnh trong nhiều
tháng, mùa nước nổi hiện nay đã được xem là một nguồn tài nguyên để khai thác
mặt lợi và hạn chế tối đa mặt hại với phương châm sống chung và sản xuất an
toàn trong mùa nước nổi.
Nhìn chung, lưu lượng và trữ lượng nước mặt ở An Giang khá dồi dào, là
tiền đề để tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp. Nguồn nước mặt trong tỉnh ngọt
quanh năm, tuy nhiên do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng, có khoảng 1/4 diện
tích phía Tây Nam của tỉnh nguồn nước mặt bị nhiễm phèn trong một vài tháng
đầu mùa mưa.
Nước ngầm
Theo đánh giá của các tài liệu địa chất - thuỷ văn, nước ngầm ở An Giang
có trữ lượng khá dồi dào nhưng việc quản lý khai thác trong các năm qua chưa
được chặt chẽ do chưa xây dựng quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nước
ngầm. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có trên 7.100 giếng khoan, phục vụ
sinh hoạt 92,14%, phục vụ sản xuất 7,86% và qua khảo sát sơ bộ có khoảng 240
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

17


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo


giếng bị ô nhiễm (nhiều nhất là nhiễm Asen) hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn các
loại cần phải xử lý trám lấp để bảo vệ nguồn nước.
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án.
Dân số, lao động
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh là 2.151.000 người, mật độ dân số 608
người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17%
tổng dân số toàn tỉnh.
Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng
số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có
16.838 hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc
Khmer toàn tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số
còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Hầu hết
đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với
đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở
Campuchia. Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn
nuôi gia đình và làm thuê mướn theo thời vụ.


Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số
người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung
khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các
huyện: Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối
quan hệ với tín đồ Hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indonesia, Campuchia.
Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền
thống.


Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số

người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống
ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong
vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo
Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh
thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định,
thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác.


Tình hình nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên ha tăng dần theo từng năm,
năm 2014 là 37,6 triệu đồng; năm 2015 ước đạt 39,4 triệu đồng. Cơ cấu giá trị
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

18


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

tăng thêm ngành nông nghiệp luôn chiếm chủ lực, đạt 91,09% giá trị trong khu
vực I. Lúa vẫn là cây lương thực chủ yếu, diện tích gieo trồng 644.258 ha, tăng
18.341 ha so năm 2014, sản lượng lúa năm 2015 ước đạt 4,07 triệu tấn, tăng 51
ngàn tấn so năm 2014.
Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích biến động qua từng
năm nhưng không lớn, chủ yếu là do yếu tố thị trường, tổng diện tích gieo trồng
2016 khoảng 54.000 ha. Nhóm cây rau, dưa, đậu thực phẩm và các cây trồng
mùa nước nổi (sen, ấu...) có hiệu quả kinh tế cao (gấp 2 - 3 lần trồng lúa) đang
được khuyến khích phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung gần các khu vực
nhà máy chế biến xuất khẩu.
Nhóm cây công nghiệp lâu năm gồm 4 cây chính là dừa, hồ tiêu, điều và
thốt lốt chủ yếu trồng phân tán, có tăng diện tích nhưng không đáng kể, không

có triển vọng mở rộng diện tích. Nhóm cây ăn quả cũng phân bố rải rác do ảnh
hưởng mùa nước nổi, hiện nay ở khu vực vùng núi đã hình thành dạng vườn cây
ăn quả - rừng trên đất lâm nghiệp.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo mậu dịch gạo toàn cầu sẽ tăng 2,5%
mỗi năm từ 2013 tới 2022. Vào năm 2022, mậu dịch gạo thế giới sẽ đạt 47 triệu
tấn, cao hơn 42% so với mức trung bình những năm 2015-2020.
 Châu Phi sẽ nhập khẩu nhiều gạo nhất vào đầu thập kỷ tới
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo mậu dịch gạo toàn cầu sẽ tăng 2,5%
mỗi năm từ 2013 tới 2022. Vào năm 2022, mậu dịch gạo thế giới sẽ đạt 47 triệu
tấn, cao hơn 42% so với mức trung bình những năm 2015 – 2020.
Những cơ sở để đưa ra dự đoán này bao gồm: Nhu cầu tăng vững (chủ yếu
bởi gia tăng dân số và tăng thu nhập ở những nước đang phát triển) và một số
nước nhập khẩu chủ chốt không thể tăng mạnh sản lượng. Từ giữa thập niên 90
của thế kỷ trước, phần của mậu dịch gạo thế giới trong tổng tiêu thụ gạo đã tăng
từ khoảng 4% trong nửa cuối thế kỷ XX lên gần 8% hiện nay, và dự báo xu
hướng này vẫn còn tiếp diễn. Thị trường nhập khẩu: Châu Phi sẽ chiếm phần lớn
nhất.
Tại châu Phi và Trung Đông, tăng trưởng mạnh về nhu cầu bởi dân số và
thu nhập tăng nhanh, trong khi mức tăng sản lượng bị hạn chế. Ở Bắc Phi và
Trung Đông, sản lượng tăng bị hạn chế bởi khí hậu. Ở châu Phi cận Sahara, sản
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

19


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

lượng tăng bị hạn chế bởi hạ tầng cơ sở yếu kém. Trong khi đó, cả châu Phi và

Trung Đông chiếm gần một nửa mức tăng mậu dịch gạo toàn cầu trong giai đoạn
từ nay tới 2025. Châu Phi là nơi nhập khẩu tăng nhanh nhất.

Nhập khẩu gạo thế giới (ĐVT: Triệu tấn)- Nguồn USDA.

Indonesia và Philippines dự báo sẽ trở thành những nước nhập khẩu
gạo lớn nhất. Gần đến mốc 2025, hai thị trường này sẽ nhập khẩu lần lượt 4 triệu
và 2 triệu tấn.
Nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng gần 2 triệu tấn từ 2010 đến 2012. Tới
2025, dự báo nhập khẩu của Trung Quốc sẽ thấp hơn mức kỷ lục cao của năm
2012, song vẫn ở mức cao bởi giá gạo nhập khẩu rẻ hơn giá nội địa, nhất là từ
Việt Nam.
Các nước nhập khẩu khác—Iran, Iraq, Malaysia, và Saudi Arabia—mỗi
nước sẽ nhập khẩu trên 1,3 triệu tấn. Bốn thị trường này khó có thể tăng sản
lượng và dự báo sẽ chiếm tổng cộng trên 10% mức tăng nhập khẩu dự kiến cho
toàn cầu.
Nhập khẩu gạo vào các nước châu Á khác sẽ chiếm gần hết phần còn lại
trong mức tăng nhập khẩu gạo thế giới. Dân số và thu nhập trung bình người
tăng là lý do khiến nhập khẩu ở những thị trường này gia tăng.
Tại EU, Canada và Mỹ, làn sóng nhập cư sẽ tiếp diễn, tiếp tục đẩy tiêu
thụ gạo trung bình người tăng nhẹ, và nhập khẩu vì thế tăng theo. Tại Mexico,
thu nhập tăng cũng sẽ khiến tiêu thụ gạo trung bình người tăng và nhập khẩu
tăng nhẹ.
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

20


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo


Nhập khẩu vào các nước Liên xô cũ dự báo sẽ giảm nhẹ do sản lượng
tăng mạnh, và dân số giảm, bù lại thì tiêu thụ trung bình người sẽ tăng chút ít.
Các nhà xuất khẩu: Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ vẫn dẫn đầu
USDA dự báo châu Á tiếp tục cung cấp phần lớn gạo xuất khẩu trên toàn
cầu trong giai đoạn từ nay tới 2025.

Xuất khẩu gạo thế giới (ĐVT: Triệu tấn)- Nguồn: USDA.

Xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam, hai nước xuất khẩu hàng đầu thế
giới, chiếm trên 46% tổng mậu dịch gạo thế giới và trên 58% tổng mức tăng
xuất khẩu gạo toàn cầu trong thập kỷ tới.
Tại Thái Lan, diện tích và năng suất lúa dự báo sẽ tăng. Sản lượng tăng
cộng với việc rút từ kho tồn trữ sẽ khiến xuất khẩu tăng khoảng 4,2 triệu tấn lên
khoảng 13 triệu tấn vào năm 2022.
Việt Nam sẽ xuất khẩu ít hơn một chút, tăng từ khoảng 7 triệu tấn lên 8,7
triệu tấn vào năm 2022. Tiêu thụ gạo trung bình ở cả 2 nước này sẽ đều giảm
nhẹ trong bối cảnh thu nhập tăng.
Ấn Độ thường giữ vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới từ giữa thập
niên 90 của thế kỷ trước, song xuất khẩu của nước này dao động khá mạnh, bởi
chính phủ có chính sách kiểm soát chặt mức dự trữ. Tháng 9/2011 chính phủ đã
nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo phi – basmati và sau đó xuất khẩu đã tăng từ
dưới 3 triệu tấn lên hơn 10 triệu tấn, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới
năm 2012. Mặc dù trong 10 năm tới xuất khẩu của Ấn Độ dự báo sẽ khó lặp lại
kỷ lục đó, song sẽ vẫn ở mức cao trong vài năm tới bởi kho dự trữ còn rất nhiều.
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

21


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo


Pakistan và Hoa Kỳ mỗi nước xuất khẩu khoảng 3-4 triệu tấn trong những
năm gần đây. Pakistan đã tăng diện tích trồng lúa, và sản lượng gạo dự báo sẽ
tăng lên 5 triệu tấn, đưa nước này lên vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ 4 thế giới.
Xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng nhẹ nhờ diện tích trồng lúa tăng từ sau năm
2013, và tiêu thụ nội địa giảm. Xuất khẩu của Hoa Kỳ dự báo vẫn chiếm khoảng
9% trong tổng xuất khẩu toàn cầu trong 10 năm tới.
Xuất khẩu từ Trung Quốc, nước đã từng giữ vị trí xuất khẩu lớn thứ 6 thế
giới, đã giảm trong những năm gần đây, song dự báo sẽ tăng trở lại và đạt 1,1
triệu tấn vào năm 2022, gấp đôi với với mấy năm trước. Sản lượng dự báo sẽ có
chút ít thay đổi. Năng suất tăng sẽ bù cho diện tích giảm, bởi Trung Quốc cho
phép sử dụng gạo biến đổi gien. Tiêu thụ gạo trung bình người giảm do xu
hướng chuyển sang sử dụng những thực phẩm khác của giới trung lưu và thu
nhập cao dự báo sẽ được bù lại với dân số tăng. Tồn trữ gạo của Trung Quốc dự
báo sẽ vẫn lớn trong giai đoạn dự báo.
Xuất khẩu gạo Australia đã hồi phục từ mức rất thấp bởi hạn hán nhiều
trong thập kỷ qua. Dự báo xuất khẩu sẽ ổn định ở 0,5 triệu tấn.
Như vậy, qua phân tích xu hướng thị trường cho thấy, đầu ra của sản phẩm
là tương đối khả quan. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc triển khai dự án.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
+ Silo trữ lúa (trữ lạnh): 60.000 – 75.000 tấn.
+ Công suất sấy lúa: 2.000 tấn/ngày (sấy tháp).
+ Dây chuyền sản xuất gạo trắng 150.000 tấn lúa/năm.
+ Dây chuyền sản xuất gạo đồ 100.000 tấn lúa/năm.
+ Dây chuyền sản xuất chế biến dầu ăn từ cám gạo
+ Dây chuyển sản xuất SILICA từ vỏ trấu 50.000 tấn/năm.
+ Sản phẩm,dịch vụ cung cấp : Lúa ,gạo ,cám ,tấm và cung cấp dịch vụ sấy
lúa,phân bón và thuốc bảo vệ thực vật .
+ Vùng nguyên liệu đầu tư ,bao tiêu : 15.000 - 20.000 hecta trồng lúa
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.

III.1. Địa điểm xây dựng.
Cụm công nghiệp Tân Thành - huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

22


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phầm từ lúa gạo đầu tư theo hình
thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
Nội dung

TT

Diện tích
(m2)

Tỷ lệ
(%)

1

Nhà xưởng sản xuất gạo (gạo trắng và gạo đồ)

20.000


13,33

2

Nhà xưởng sản xuất Silica

10.000

6,67

3

Xưởng chiết xuất dầu cám gạo

300

0,20

4

Kho chứa, hệ thống silo

30.000

20,00

5

Nhà văn phòng


800

0,53

6

Nhà để xe

1.250

0,83

7

Nhà ở nhân viên

1.200

0,80

8

Căn tin

750

0,50

9


Sân phơi

20.000

13,33

10

Giao thông nội bộ

22.500

15,00

11

Cây xanh cảnh quan

43.200

28,80

150.000

100,00

Tổng cộng

IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.

Về phần xây dựng dự án: nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng đều
có tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục
vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Về phần quản lý và các sản phẩm của dự án: nhân công quản lý và duy trì
hoạt động của dự án tương đối dồi dào, các sản vật đều có sẵn tại địa phương.
Cụ thể:
+ Lao động trực tiếp trong nước: 150 – 200 lao động địa phương được trả
công theo đầu tấn hoặc sản phẩm.
+ Lao động gián tiếp trong nước: 50 người (đội ngũ kỹ sư, đại học tài chính,
chuyên gia nước ngoài trả lương theo tháng có bảo hiểm y tế và bảo hiểm
xã hội).
Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

23


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

Chương III
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng của dự án
Danh mục

TT

ĐVT

Quy mô


1

Nhà xưởng sản xuất gạo (gạo trắng và gạo đồ)



20.000

2

Nhà xưởng sản xuất Silica



10.000

3

Xưởng chiết xuất dầu cám gạo



300

4

Kho chứa, hệ thống silo




30.000

5

Nhà văn phòng



800

6

Nhà để xe



1.250

7

Nhà ở nhân viên



1.200

8

Căn tin




750

9

Sân phơi



20.000

10

Giao thông nội bộ



22.500

11

HT cấp điện toàn khu

HT

1

12


HT thoát nước tổng thể

HT

1

13

HT cấp nước tổng thể

HT

1

14

Hàng rào bảo vệ

md

2.000

15

Cây xanh cảnh quan



43.200


II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1. Công nghệ chế biến gạo đồ.
 Giới thiệu về gạo đồ:
Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong
hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế
biến khác như xay, xát, đánh bóng. Trong quá trình đồ lúa có thể được xử lý
dưới áp lực hoặc chân không hoàn toàn hoặc một phần.

Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

24


Dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa, gạo

Quá trình đồ gạo làm thay đổi cấu trúc và sự phân bố dinh dưỡng trong hạt
gạo. Gạo đồ thường được một số nước Nam Á tiêu thụ nhiều.
Quá trình đồ gạo thủ công sẽ thuận tiện hơn cho việc xát bỏ lớp cám so với
đồ gạo trên dây chuyền cơ khí, do cám gạo chứa nhiều chất béo gây cản trở hoạt
động của một số bộ phận máy. Quá trình xay xát gạo đồ nói chung giống như
xay xát gạo thông thường.
Quá trình đồ gạo thúc đẩy các chất dinh dưỡng từ cám đi vào bên trong hạt,
đặc biệt là vitamin B1, do vậy gạo trắng đồ chứa 80% dinh dưỡng so với gạo lứt.
Trong gạo đồ, tinh bột đã được gelatin hóa làm cho hạt gạo cứng hơn và
bóng hơn gạo trắng. Gạo đồ thường được bổ sung một lượng sữa nhỏ để hạt
không bị cứng quá. Nấu cơm gạo đồ cần thời gian lâu hơn, cơm cứng và ít dính
hơn. Thông thường phải đun từ 20 đến 35 phút mới chín được[1].
Ở Bắc Mỹ, gạo đồ thường được nấu sơ bộ hoặc nấu chín để bán.
Tại một số quốc gia, xu hướng sử dụng gạo đồ thay cho gạo trắng đang

tăng lên. Ở Brasil, năm 2007, tiêu thụ gạo đồ chiếm tới 20% tổng tiêu thụ gạo
của Brazil (so với 7-10% năm 1997). Mức tiêu thụ gạo đồ tăng, đặc biệt là ở các
vùng dân cư có thu nhập cao.
Đồ gạo là 1 phương pháp chế biến nhờ sự tác động nhân tạo của nước (hơi
nước), nhiệt, nhằm cải thiện tính chất công nghệ của gạo. Sản phẩm của quá
trình chế biến đó là gạo đồ. Hay nói cách khác gạo đồ là sản phẩm của quá trình:
ngâm – ủ ẩm – hấp –sấy – ủ nóng – làm nguội hạt gạo.
 Quy trình công nghệ sản xuất gạo đồ:
Quá trình ngâm:
Mục đích chính của quá trình ngâm thóc nhằm mang một lượng ẩm từ môi
trường vào trong nội nhũ hạt. Trong quá trình truyền khối này, nước sẽ hoà tan
một phần các vitamin và khoáng từ lớp vỏ và aleurone di chuyển vào trong nội
nhũ.
Nhờ quá trình ngâm mà thóc hấp thu nước nhanh và đồng đều. Nhiệt độ
nước càng thấp, thời gian ngâm càng lâu. Tuy nhiên nhiệt độ ngâm không nên
vượt quá nhiệt độ hồ hóa của hạt (hồ hóa là quá trình mà các hạt tinh bột chuyển
sang dạng sệt, các sợi tinh bột lắp đầy và gắn các lỗ trống lại với nhau trong
hạt). Thời gian ngâm có thể được rút ngắn bằng cách ngâm nó trong nước nóng.

Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt

25


×