Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

MỘT vài KINH NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ và GIÁO dục HÀNH VI văn hóa ỨNG xử CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG góc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.63 MB, 19 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến huyện Kim Sơn


TT

1

Họ và tên

Trần Thị Loan

Ngày tháng
năm sinh

03/12/1983

Nơi công
tác

Trường
MN Ân
Hòa

Chức


danh

Giáo
viên

Trình độ
chuyên
môn

Tỷ lệ %
đóng góp
sáng kiến

Đại học

100%

I. TÊN SÁNG KIẾN: “MỘT VÀI KINH NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ
GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG
GÓC”
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:

- Hoạt động góc là sự tái tạo cuộc sống của con người ở nhiều phương diện,
mang tính tổng quát và đại thể nhất của đứa trẻ, là sự phát triển độc đáo, là một nhu
cầu không thể thiếu của trẻ. Sau việc học tập ở hoạt động chung thì say xưa vào
hoạt động góc, là hoạt động mà đứa trẻ yêu thích, chủ động và tích cực tham gia.
- Trong chương trình giáo dục mẫu giáo có hoạt động góc trẻ được tái tạo cuộc
sống của người lớn, trẻ sẽ giao tiếp và phát triển toàn diện trong các lĩnh vực: ngôn
ngữ, thể chất, nhận thức, thẩm mĩ, kĩ năng và tình cảm xã hội.
- Được hoạt động ở các góc trẻ được giao tiếp, trò chuyện, bàn bạc, trao đổi

với bạn, được thể hiện mình trong tập thể nhóm chơi, tập thể đầu tiên trẻ thể hiện
“vốn sống” và “mối quan hệ xã hội” của mình trẻ tập làm, tập nhập vai, bắt trước
mọi hoạt động, cương vị xã hội của người lớn nhằm thoả mãn nhu cầu làm quen và
tham gia vào cuộc sống thực, trong hoạt động góc trẻ là chủ thể tích cực, thích trò
chuyện với nhau, bàn nhau cùng làm… hoạt động góc là một phương tiện giáo dục
toàn diện đức trí, thể mĩ, lao động và cực kì quan trọng trong việc giúp trẻ hiểu thế
giới xung quanh, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đồng thời thoả mãn nhu cầu chơi, nhu
cầu hoạt động, tập nói của trẻ, hình thành kĩ năng sống cần thiết cho trẻ đó là ngôn
ngữ giao tiếp và hành vi văn hoá ứng xử.
Bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của
hoạt động góc trong việc giáo dục phát triển ngôn ngữ giao tiếp và hành vi văn hoá
1

Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

ứng xử cho trẻ. Đứa trẻ có phát triển tốt về ngôn ngữ thì mới phát triển tốt về tư duy
và ngược lại. Trẻ có những hành vi văn hóa ứng xử tốt sẽ thuận lợi trong mọi hoạt
động của trẻ. Vì vậy tôi chọn đề tài này nhằm góp phần bổ sung kinh nghiệm trong
hoạt động giáo dục ở trẻ 4 – 5 tuổi và góp phần tổ chức hoạt động góc có hiệu quả.
1. Những giải pháp đã thực hiện.
* Giải pháp 1: Cô áp đặt góc chơi cho trẻ.
- Trong khi thỏa thuận góc chơi cô thường áp đặt, cô chưa khéo léo gợi mở,
chưa đặt ra tình huống cho trẻ giải quyết hoặc thể hiện cách ứng xử đẹp có văn hóa
để phát triển được ngôn ngữ cho trẻ.
Ví dụ: Góc phân vai trò chơi “Gia đình”, nhóm chơi “Mẹ con” trẻ chỉ biết bế

em, cho em ăn những kĩ năng giao tiếp nựng con, âu yếm với con còn rất kém, kĩ
năng đóng vai của trẻ còn yếu đa số trẻ dừng lại ở mức độ biết thao tác với đồ vật.
- Trong quá trình chơi, cô chưa nhắc nhở trẻ chơi tự do sáng tạo, chủ động, cô
không tạo tình huống để trẻ mở rộng các mối quan hệ khi chơi. Trong khi chơi cô
giáo chưa giúp trẻ liên kết các nhóm chơi với nhau để phục vụ chủ đề chung.
Tôi cũng chưa hướng trẻ vào các góc chơi phù hợp với cá tính của trẻ vì vậy
trẻ giao tiếp với nhau rất ít, trẻ nào làm việc của trẻ ấy, không thân ái nhường nhịn
nhau... Trong quá trình chơi tính tự lập còn yếu không tự chơi mà chỉ chờ cô giáo
làm mẫu sẵn sau đó mới thực hiện, trẻ ít nhận xét về nhau và hầu như không có sự
nhận xét về bản thân mình.
Ví dụ: ở góc chơi “Xây dựng” trẻ chơi trò chơi “Xây bệnh viện” chủ điểm
“Nghề nghiệp” trẻ chưa biết bàn bạc với nhau để phân công vai chơi và sáng tạo
trong khi chơi trẻ luôn trông chờ sự hướng dẫn và làm mẫu của cô nên trẻ xây chưa
được hoàn thiện.
Giải pháp này tôi đưa ra đạt hiệu quả nhưng vẫn còn một số tồn tại sau:
- Cô áp đặt góc chơi cho trẻ nên trẻ chơi hời hợt.
- Trẻ chỉ được chơi ở một góc nhất định, không tự tạo được tình huống chơi để
giúp trẻ chơi sáng tạo.
- Trẻ chưa biết giao tiếp cùng nhau, hứng thú chơi của trẻ ngắn nên trong quá
trình chơi trẻ thường hay mất trật tự và có lúc còn tranh giành đồ chơi.
* Giải pháp 2: Lựa chọn nội dung chơi và đồ chơi ở các góc.
Muốn cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động vui chơi ở các góc thì một việc rất
quan trọng đó là: Chọn nội dung chơi ở các góc phù hợp với chủ điểm và nhận thức
của trẻ. Nắm được những khả năng trẻ ở lớp mình và những kiến thức kĩ năng cần
2

Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm


Trần Thị Loan

được phát triển cho trẻ vì chỉ khi trẻ thực sự được thỏa mãn nhu cầu chơi, sẽ kích
thích trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Trong quá trình thực hiện tôi thường lên kế hoạch một chủ đề xây dựng một
mô hình như chủ đề trường Mầm non tôi cho trẻ xây đi lặp lại nhiều lần trong chủ
điểm và đặc biệt góc xây dựng không có mối liên hệ với các góc khác tình trạng
này làm cho trẻ nhàm chán và không phát triển được tính sáng tạo của trẻ. Tôi chăn
trở và đã tìm ra biện pháp cho trẻ sử dụng đồ chơi tạo lên mối liên kết giữa các góc
chơi.
Ví dụ: Trong buổi chơi “Người mẹ” có thể dắt con sang cửa hàng mua đồ chơi,
“Bác sĩ” đến lớp học để tiêm phòng hoặc cho các cháu uống Vắc xin,...
Trong quá trình chơi tôi đã cố gắng sưu tầm, bố trí, sắp xếp các góc chơi
phong phú, đẹp mắt, hấp dẫn xong đồ dùng đồ chơi chưa được đa năng nhiều dẫn
đến trẻ chưa được hứng thú tham gia chơi.
Ví dụ: ở góc “Phân vai” cho trẻ chơi trò chơi nấu ăn tôi chuẩn bị đầy đủ đồ
dùng nấu ăn như: Bếp, bát, thìa, các loại rau quả thực phẩm... nhưng trẻ chỉ chơi
trong khoảng thời gian ngắn, đã thấy trẻ nhàm chán.
Thậm chí trong quá trình chơi trẻ chưa bày tỏ được suy nghĩ, tình cảm của
mình khi thể hiện vai chơi với cô giáo và với các bạn. Trẻ thường nhút nhát, rụt rè
khi được hỏi và e dè khi giao tiếp với bạn.
Ví dụ: ở góc “Học tập” khi tôi cho trẻ xem những bức tranh về gia đình phần
đa trẻ không nói nên được nội dung bức tranh mình đang xem và trẻ chưa biết cách
giao lưu với nhau làm cho góc chơi buồn tẻ dẫn đến nhàm chán.
Qua đó tôi nhận thấy một số hạn chế mà mình cần khắc phục.
- Nội dung chơi đưa ra chưa phù hợp, trẻ ít được giao lưu, giao tiếp với xung
quanh, không có cơ hội giúp trẻ phát triển sáng tạo cũng như ngôn ngữ giao tiếp với
mọi người xung quanh còn hạn chế.
- Đồ dùng đồ chơi chưa sáng tạo đa năng làm cho trẻ chóng nhàm chán, cô

chưa quan tâm nhiều đến sự phát triển ngôn ngữ và hành vi ứng xử của trẻ.
- Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng song hiệu quả đưa lại chưa cao vẫn còn
nhiều trẻ ít tham gia hoạt động góc một cách say sưa vẫn còn trẻ ngôn ngữ giao tiếp
chưa lưu loát và chưa có các hành vi văn hóa ứng xử đẹp tôi quyết định nghiên cứu
qua sách vở, sách báo tạp chí, qua chương trình giáo dục mầm non mới, học hỏi
3

Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

kinh nghiệm đồng nghiệp, tham gia các chuyên đề... tôi đã mạnh dạn tiến hành một
số biện pháp mới:
2/ Giải pháp mới thực hiện:
*Giải pháp 1: Cô giáo gần gũi tạo niềm tin cho trẻ, để trẻ thấy ở lớp cũng
“an toàn” như ở nhà, để trẻ bộc lộ những suy nghĩ thành lời nói.
- Trẻ 4- 5 tuổi đã đi học qua lớp 3 tuổi nhưng cũng còn nhiều cháu còn ở nhà
mới đến lớp nên các cháu lạ lớp, lạ cô, lạ bạn nên cũng rất ít giao tiếp, có cháu khi
mẹ đưa đến lớp la hét, lăn lộn như cháu Đức Hóa, có cháu khóc suốt từ khi đến lớp
đến, khi về, có cháu thì đứng im nhìn không thể hiện gì (cháu Quỳnh Anh), có cháu
thì đi xung quanh lớp nhiều vòng nhìn ngó xem xét, cầm đồ chơi tung ném (cháu
Nam), một số cháu khép nép không tham gia hoạt động của lớp, một số cháu bướng
bỉnh cô đưa yêu cầu một đằng thì làm một nẻo....
- Trước tình hình đó tôi xác định nếu giáo viên không chiếm được lòng tin yêu
từ các cháu thì không bao giờ các cháu mạnh dạn giao tiếp với cô, trẻ sẽ “cảnh
giác” sống khép kín nội tâm, lớp học sẽ trở lên trầm lắng, sức ì ở trẻ sẽ rất lớn, vậy
mục đích giáo dục không được thực hiện. Mặt khác trẻ sống ở lớp cả ngày, tối về

với bố mẹ là ngủ. Trẻ không được dạy dỗ để phát triển toàn diện, ở trường thì dạy
dỗ trẻ vào lúc nào? Với suy nghĩ như vậy nên tôi tạo nhiều cơ hội để gần gũi trẻ.
Khi đón – trả trẻ tôi thăm hỏi qua phụ huynh, giao tiếp niềm nở, thân tình để trẻ
thấy mối quan hệ giữa cô và bố mẹ của trẻ rất gần gũi làm cho trẻ yên tâm hơn, tôi
âu yếm, cưng nựng trẻ, khuyến khích để trẻ nhút nhát tham gia vào hoạt động. Tôi
để ý những trẻ nào thích chơi với nhau tôi xếp ngồi gần nhau hoặc những trẻ gần
nhà nhau thì ngồi cạnh nhau để trẻ vững tin hơn, cô gần gũi gợi chuyện để trẻ nói,
khi trẻ nói rồi thì tôi khen động viên, giao nhiệm vụ, gợi ý để trẻ làm. (Hình ảnh 1)
Ví dụ: Như cháu Ngọc Hân thường chỉ đứng nhìn không nói. Tôi khen cháu ngoan,
xinh, Hải Yến múa thì rất là đẹp và được bạn yêu quý, những cháu thích múa hát thì
vào góc âm nhạc.
Cháu Đức Hóa mỗi khi mẹ đưa đến lớp thì lăn lộn, la hét ầm ĩ. Tôi gần gũi,
cưng nựng, động viên cháu, giới thiệu cho cháu đây là lớp học của cháu, cháu có
thể chơi tất cả các đồ chơi ở đây, và có thể chơi với tất cả các bạn…Tôi thường
khen các cháu có mũ đẹp, tay đẹp, nếu tay đó mà vẽ hay nặn hoặc xây dựng…thì
sản phẩm sẽ rất đẹp...
Tôi cũng giao tiếp với phụ huynh để hiểu tính nết của từng trẻ và gần gũi gợi
chuyện.
4

Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

Ví dụ: Có cháu thích ôm gấu bông tôi giới thiệu cháu và gấu bông cùng đi học
tôi giới thiệu cháu và bạn gấu bông cùng đi học, xin phép cả lớp để gấu bông cùng
ngồi trong lớp…

- Bên cạnh những cháu nhút nhát mà tôi sử dụng mọi biện pháp thì trong lớp
còn có những cháu nghịch ngợm, không có nề nếp học tập, cháu thường tuỳ tiện lấy
đồ chơi quăng ném hoặc sử dụng vòi nước trong lớp mà chưa có sự cho phép của
cô. Đối với cháu này tôi phải nghiêm nét mặt nói rõ yêu cầu của lớp “để cho lớp
chúng mình luôn đẹp và sạch sẽ, các bạn phải biết giữ gìn đồ chơi, chơi xong phải
xếp lên giá gọn gàng chứ không quăng ném thế này, bạn An có làm được không?”.
Tôi lấy yều cầu của lớp để răn dạy cháu.
Ví dụ: “Lớp mình không có ai nói bậy”, “Lớp của chúng mình không có ai
đánh bạn”, “Lớp 4C của chúng mình không có ai tranh đồ chơi”…Tôi thường cho
trẻ hát “Lớp chúng mình rất rất vui” đọc thơ bài “Bạn mới”… để lôi kéo trẻ vào các
hoạt động của lớp tạo tình cảm gắn bó giữa các trẻ với nhau, trẻ yêu cô, yêu lớp.
- Từ chỗ buổi đầu đến lớp các cháu xa lạ với cô, với bạn thì chỉ sau 1 tháng (có
cháu tới 2 tháng) các cháu đã gần gũi tin tưởng cô khi cô hỏi trẻ trả lời và dần chủ
động giao tiếp nói chuyện khoe với cô: quần áo đẹp, kể những chuyện vui ở nhà,
chuyện vui đùa với bạn mà trẻ cảm thấy ấn tượng cho cô và các bạn cùng nghe.
* Giải pháp 2: Tạo môi trường, tình huống giao tiếp ứng xử để giáo dục
trẻ.
- Khi trẻ đã tin cô, giao tiếp với cô, tôi chủ động tạo môi trường tạo tình huống
giao tiếp ứng xử để hình thành kĩ năng văn hoá giao tiếp cho trẻ cứ mỗi buổi sáng
sau khi điểm danh tôi thường hỏi trẻ “Lớp mình có những góc chơi nào?”, “Có gì
mới ở những góc chơi đó?” Ai nói được điều này? hoặc ai biết? để trẻ xung phong
nói, khi trẻ nói tôi dạy trẻ: Nói câu trọn vẹn biết thưa, dạ vâng. Tôi giúp trẻ trình
bầy ý kiến của mình, có những trẻ quan sát tốt nhưng ngôn ngữ biểu đạt hạn chế
nên nói ngắc ngứ mãi không được, tôi hiểu ý nói giúp trẻ và trẻ thích thú nói lại
theo, tôi theo sát nắm bắt được hoạt động của trẻ để gợi ý trẻ biểu đạt suy nghĩ của
mình, các cháu hoạt động trong góc nghệ thuật vẽ được những quả bóng bay tôi gợi
ý để trẻ miêu tả: quả bóng bay màu đỏ (hoặc xanh) bay lơ lửng…có cháu hoạt động
trong góc xây dựng; lắp ghép được ngôi nhà, cái bàn, ghế…Tôi gợi ý để trẻ nói
ngôi nhà xinh xắn, cái bàn để cháu ngồi học. Các cháu ngồi chơi cùng nhau tôi sử
dụng hệ thống câu hỏi sau để các cháu giao tiếp:

5

Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

Ví dụ: Bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân thì thái độ như thế nào? hỏi gì? (phải
niềm nở hỏi bạn đau ở đâu? (Hình ảnh 2)
+ Cô giáo dạy học sinh thì thái độ thế nào ?(phải tình cảm)
+ Học sinh nói với cô giáo ra sao? (cháu thưa cô…)
+ Các bạn nói với nhau như thế nào ? (xưng mình, gọi bạn)
+ Chị bế em bé thì nói gì với em ? (chị thương…)
+ Đi mua hàng thì nói như thế nào ? (chào bác…)
+ Muốn mua hàng thì nói gì? (Bác bán cho tôi…)
+ Mua được hàng rồi thì nói sao ? ( cám ơn…)
+ Các con nói với người lớn thì nói làm sao ? (lễ phép)...
Trong khi trẻ hoạt động ở các góc, tôi luôn tạo ra những “tình huống dự kiến
ứng xử để trẻ đề xuất, hướng xử lý” như vậy nên ngôn ngữ của trẻ phát triển ngày
một phong phú hơn, qua việc định hướng hành vi ứng xử và ngôn ngữ cho trẻ trước
những tình huống nảy sinh trong hoạt động đó các kĩ năng ứng xử được hình thành
và nó trở thành vốn sống giúp cho trẻ ứng xử với những tình huống trong cuộc sống
thực.
Khi trẻ chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi tư tưởng, thương lượng và
thỏa thuận cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn khác hiểu và hiểu được lời của bạn khác
nói nên ngôn ngữ được phát triển. Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng vì nhờ có
ngôn ngữ trẻ mới giao tiếp trình bày ý kiến của mình với bạn, cũng chính trong vai
chơi, trẻ phải luôn tự tạo ra hoàn cảnh chơi, sử dụng vật liệu thay thế, sử dụng các

ký hiệu tượng trưng và điều này làm cho óc tưởng tượng, sáng tạo của trẻ phát triển
mạnh mẽ và thông qua vai chơi, sự hấp dẫn của các trò chơi, trẻ dễ dàng hướng tới
cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong giao tiếp cư xử giữa người với người góp phần
hình thành hành vi xã hội của bản thân trẻ, hình thành thái độ tích cực của trẻ đối
với bản thân.
Ví dụ: Khi đóng vai Bác sĩ do động cơ bắt chước bác sĩ giống thật hơn nên trẻ
dễ dàng phục tùng các quy tắc ẩn kín sau vai chơi, đó là bác sĩ ân cần, chu đáo, thông
cảm và có trách nhiệm với bệnh nhân hoặc thông qua người bán hàng trẻ học được
cách cư xử người với người một cách lịch lãm: Chào hỏi, cảm ơn... Qua đó những
thói quen văn hoá giao tiếp cũng được hình thành.
* Giải pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm và rút kinh nghiệm
- Trong hoạt động góc trẻ thường mô phỏng lại hoạt động của người lớn qua
các vai chơi nên dễ dàng hướng tới cái đẹp trong hành vi của mình, dễ dàng tiếp thu
6

Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

cái đẹp trong quan hệ giữa người với người. Khi chơi đóng vai trẻ phải phục tùng
các quy tắc đạo đức bên trong ẩn kín sau các vai đó, dần dần chuyển việc thực hiện
các quy tắc “bên ngoài” thành quá trình thực hiện quy tắc “bên trong” làm cho sự
ngăn cách giữa biểu tượng đạo đức và hành vi đạo đức không còn. Trẻ thực hiện
các quy tắc đó dần hình thành ở trẻ những phẩm chất tốt đẹpnhư: biết đối xử với
bạn nhẹ nhàng, thân thiện, khi giao tiếp biết thưa, cảm ơn, biết quan tâm đến người
khác…và đặc biệt khi tham gia hoạt động trẻ thể hiện đúng các hành động chơi và
ngôn ngữ của các vai chơi.

Ví dụ: Trẻ đóng vai “Cô giáo”: trẻ chơi nhập vai, biết bắt chước hoạt động của
cô giáo: quan tâm tới học sinh, bản thân nhập vai phải chuẩn mực. (Hình ảnh 3)
Ví dụ: Trẻ đóng vai bác sĩ: ân cần, chu đáo, niềm nở, thận trọng khi khám
bệnh.
Trẻ đóng vai bệnh nhân biết chờ đợi đến lượt khám. Trẻ phản ánh đúng đặc trưng vai
chơi của mình. (Hình ảnh 4)
Ví dụ: Trẻ chơi xây dựng: Xây gì trước, cái gì sau, không bước qua tường.. .
(Hình ảnh 5).
Ví dụ: Trẻ chơi ở góc âm nhạc biết sử dụng nhạc cụ, biểu diễn những bài hát
phù hợp với nội dung chủ đề. (Hình ảnh 6)
Thay đổi góc chơi là một trong những thủ thuật tác động đến hành vi văn hoá
và ngôn ngữ giao tiếp ứng xử cho trẻ. (Hình ảnh 7)
Việc thay đổi góc chơi sẽ làm thay đổi vị thế của đứa trẻ, thay đổi cả các quan
hệ xã hội mà đứa trẻ tham gia, trong thực tế đứa trẻ thích chơi ở góc nào cô thường
để trẻ chơi ở góc đó, mãi như vậy cũng không tốt, trẻ cần được tham gia ở tất cả các
góc, cần được thể hiện mình ở các góc, qua đó trẻ được hiểu biết về nhiều lĩnh vực,
hướng sự chú ý của trẻ vào hoàn cảnh xã hội khác nhau. trẻ thực hiện các vai chơi
hoặc hoạt động ở các góc khác nhau. Từ đó mà biết xử sự hợp với hoàn cảnh. Khi
hoạt động ở các góc chơi khác nhau trẻ được phát triển, làm giàu vốn ngôn ngữ giao
tiếp và hành vi văn hoá ứng xử qua đó giáo dục cho trẻ lòng cảm thông, tinh thần
thân ái, tính ân cần chu đáo…
* Giải pháp 4: Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi bổ xung vào góc
- Muốn trẻ hoạt động hứng thứ ở mọi góc đòi hỏi các góc phải có một số lượng
đồ chơi phong phú, phản ánh đặc trưng của góc.
Ví dụ: Góc xây dựng phải có nhiều gạch để xây, nhiều xe để chở, cây xanh,
cây hoa đa dạng, phong phú,… và các thiết bị khác. (Hình ảnh 8)
7

Trường MN Ân Hòa



S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

Góc phân vai phải có đầy đủ quần áo, đồ dùng đồ chơi để đóng các vai: Bác
sĩ, cô giáo, mẹ con, bế em,… đồ dùng đồ chơi luôn thay đổi theo chủ điểm để trẻ
luôn được thấy mới và hấp dẫn trẻ. (Hình ảnh 9)
Trong thực tế các trường Mầm non thường gặp khó khăn về kinh phí nên việc
mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ còn hạn chế. Vì vậy ngoài giờ lên lớp tôi làm
thêm nhiều đồ dùng đồ chơi bổ sung vào các góc để có đủ cho các cháu hoạt động.
Đồ chơi được ví như sách giáo khoa của trẻ, nếu không có sẽ không đạt được mục
đích giáo dục trẻ.
Tôi đã tích cực thu gom các mảnh xốp dẻo để cắt thành hình những con gà, cắt
mảnh mút mầu đỏ làm mào, làm đuôi, cắt xốp làm đế, trông những chú gà rất ngộ
nghĩnh, xinh xắn, khi đưa vào góc xây dựng (chuồng gà) hoặc đưa vào góc nghệ
thuật để làm mẫu trẻ vẽ, nặn các cháu rất thích. Ngoài việc tự làm tôi còn hướng
dẫn trẻ dán mắt cho búp bê, miệng búp bê, gắn chân gà con,… Tuy trẻ làm chưa
đẹp nhưng các cháu rất hứng thú đồng thời biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
(Hình ảnh 10)
Ngoài ra tôi đã tranh thủ giờ nghỉ đan Cói tết thành những chiếc làn lẵng cói màu
để trẻ chơi xách đi chợ mua hàng, tôi mua và sưu tầm những quả bóng bàn gắn trên
quả bóng nhựa, vẽ thêm mặt mũi ngộ nghĩnh bổ sung vào góc phân vai, đan các
loại quả bằng Cói, bằng len, tết Cói các màu thành các cây xanh, cây cảnh đưa vào
góc xây dựng ... (Hình ảnh 11)
- Tôi đã thường xuyên phối hợp các bậc phụ huynh xin thùng ti vi, tủ lạnh,..
gắn các thùng lại đặt nằm và cắt đi một mặt sau đó tôi cắt phía hông của thùng làm
cửa ra vào và cửa sổ và cho trẻ mang ghế vào ngồi làm hành khách được đi trên xe
ôtô trẻ rất thích. (Hình ảnh 12)
- Và mua những tờ mút xốp cắt, dán thành các con vật: con Mèo, con Hổ, con

bò…đưa vào góc thiên nhiên tạo khung cảnh thực, trẻ rất hứng thú. (Hình ảnh 13)
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết quả đạt được:
Sau khi thực hiện các giải pháp trên, quá trình tổ chức hoạt động góc ở lớp tôi
đã thu được những kết quả :
* Về phía trẻ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động góc là cầu nối cho tinh thần đoàn kết kỷ
luật và ý thức trong tập thể.
- Trẻ thích biểu đạt ý tưởng của mình, nói rõ ràng mạch lạc.
8

Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

- Vốn ngôn ngữ và khả năng biểu đạt ở trẻ tăng nhanh, trẻ có được những kĩ
năng giao tiếp có văn hoá, biết xấu hổ khi lỡ nói năng những câu nói chống không,
nói tục...
- Trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, giao tiếp tự tin với bạn, với cô, với khách.
- Tổ chức hoạt động góc đã giúp cho trẻ có kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình
huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng hoạt động tập thể điều này được phụ
huynh rất phấn khởi.
* Về phía giáo viên:
- Vốn hiểu biết và kinh nghiệm để tổ chức hoạt động góc của giáo viên ngày
càng phong phú.
- Phát huy được mọi khả năng tìm tòi và sáng tạo của giáo viên trong việc tổ
chức hoạt động góc.

- Thông qua việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ, giáo viên luôn được gần gũi
và giao lưu với trẻ nhiều hơn, có thể hòa mình chơi cùng với trẻ, như đang sống lại
thời thơ ấu.
- Giáo viên linh hoạt và tự tin hơn trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động góc,
ngày càng tổ chức hay và hấp dẫn hơn, thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ
nhiều hơn.
- Nâng cao được năng lực chuyên môn, lên lớp ngày càng nghệ thuật cao hơn,
tổ chức giờ chơi nhẹ nhàng giúp trẻ chơi thoải mái vẫn đạt được hiệu quả giáo dục
cao.
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc thực hiện một số biện pháp tổ chức hoạt động góc trẻ 3 – 4 tuổi, bản
thân tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên phải gần gũi tạo niềm tin ở trẻ, yêu thương trẻ thực lòng, thường
xuyên quan tâm tới trẻ, thật sự hòa mình, vui chơi cùng trẻ, tạo sự gần gũi để động
viên trẻ hào hứng tham gia, luôn chú trọng thay đổi hình thức chơi một cách phù
hợp để không gây nhàm chán cho trẻ.
- Giáo viên luôn giữ vững định hướng giáo dục của mình, kiên trì bồi dưỡng
giúp đỡ trẻ, cần động viên tất cả trẻ cùng chơi, tìm hiểu lý do vì sao một số trẻ chưa
chơi tích cực, từ đó có biện pháp kịp thời, bồi dưỡng trẻ phát huy bộ lộ những kỹ
năng sáng tạo từ đó tạo điều kiện để trẻ phát triển.
- Tích cực tận dụng các nguyên liệu của địa phương để làm thành nhiều đồ
dùng đồ chơi thật đa năng để bổ xung thường xuyên vào các góc chơi và phối hợp
9

Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan


chặt chẽ với các bậc phụ huynh để có nhiều loại đồ chơi mới đa năng bền đẹp hấp
dẫn với trẻ.
IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC:
1) Hiệu quả kinh tế:
Qua việc tận dụng một số phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm
đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi ở các góc, đã giúp nhà trường cũng như lớp tôi phụ
trách giảm hẳn kinh phí với số tiền là gần 5 triệu đồng trong việc mua sắm đồ dùng
đồ chơi cho trẻ chơi.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong quá trình giảng dạy thì đồ
dùng đồ chơi ở lớp tôi đã rất đa dạng số lượng, phong phú về chủng loại.
2) Hiệu quả xã hội:
Qua công tác tuyên truyền, trao đổi với các bậc phụ huynh, các bậc phụ huynh
đã nhận ra tầm quan trọng của việc đưa trẻ tới trường và phương pháp chăm sóc giáo
dục trẻ. Các bậc cha mẹ yên tâm lao động sản xuất, tạo của cải vật chất cho gia đình
và xã hội. Qua tư vấn tuyên truyền và học tập, người dân có ý thức bạo vệ sức khỏe,
bảo vệ môi trường làm cho xã hội ta ngày càng giàu đẹp.
V. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Với đề tài này có thể áp dụng cho tất cả giáo viên mầm non có trình độ chuyên
môn đạt chuẩn trở lên và ở tất cả các trường. Song, với điều kiện các giáo viên đó
phải có tâm huyết với nghề, và lòng yêu mến trẻ thì sẽ áp dụng được.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi, rất mong nhận được sự góp ý của
các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn /.
Ân Hòa, ngày 28 tháng 11 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN


(ký tên, đóng dấu)

Trần Thị Loan

10

Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KIM SƠN

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...............................................................

11

Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

1

II. Nội dung sáng kiến
1. Giải pháp cũ thực hiện
* Giải pháp 1: Cô áp đặt góc chơi cho trẻ.
* Giải pháp 2: Lựa chọn nội dung chơi và đồ chơi ở các góc.
2. Giải pháp mới thực hiện
*Giải pháp 1: Cô giáo gần gũi tạo niềm tin cho trẻ, để trẻ
thấy ở lớp cũng “an toàn” như ở nhà, để trẻ bộc lộ những suy
nghĩ thành lời nói.

*Giải pháp 2: Tạo môi trường, tình huống giao tiếp ứng xử
để giáo dục trẻ.
* Giải pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm và rút kinh
nghiệm
* Giải pháp 4: Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi bổ xung vào
góc
III. Kết thúc vấn đề
1. Kết quả đạt được:
2. Bài học kinh nghiệm:
IV. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
1. Hiệu quả kinh tế:
2. Hiệu quả xã hội

1
2
2
2

V. Điều kiện và khả năng áp dụng

5
6

7
8
9
10

10


12

Trường MN Ân Hòa

4


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình ảnh 1:

Hình ảnh 2:

13

Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

Hình ảnh 3:

Hình ảnh 4:

14


Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

Hình ảnh 5:

Hình ảnh 6:

15

Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

Hình ảnh 7:

Hình ảnh 8:

16

Trường MN Ân Hòa



S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

Hình ảnh 9:

Hình ảnh 10:

17

Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

Hình ảnh 11:

Hình ảnh 12:
18

Trường MN Ân Hòa


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Trần Thị Loan

Hình ảnh 13


19

Trường MN Ân Hòa



×