Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGIỆP DƯỢC TẠI BÊNH VIÊN, NHÀ THUỐC, CÔNG TY DƯƠC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.31 MB, 134 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ
KHOA Y - DƯỢC
---------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP

NGÀNH: DƯỢC HỌC
Lớp
: C16C K13
Sinh Viên
: Lê Văn Thảo
Mã Sinh Viên: 160066
Thực tập Từ Ngày: 02/04/2018 đến ngày 23/04/2018
ĐỊA ĐIỂM:
Nhà Thuốc mai Thủy
Công Ty Dược Đức Mỹ
Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Nam Định
Trung Tâm Kiểm Nghiệm Thuốc ...Thái bình


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ
KHOA Y - DƯỢC
---------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỊA ĐIỂM:
- NHÀ THUỐC MAI THÚY
- CÔNG TY DƯỢC ĐỨC MỸ
- BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN NAM ĐỊNH
- TRUNG TÂM KIỂM NGIỆM THUỐC ...THÁI BÌNH



GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH
- DS: Trần Lệ Thủy
- Ds: Vũ Quốc Thăng
- Ds: Nguyễn Xuân Phương
- TS: Trương Quang Dũng

NGÀNH DƯỢC HỌC
- Lớp C16C K13
- Sinh Viên : Lê Văn Thảo
- Mã Sinh viên : 1600669


LỜI CẢM ƠN
***&***
Qua những ngày thực tập và trải nghiệm thực tế, chúng em đã tìm hiểu,
rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu mà khi ngồi trên ghế nhà
trường em chưa được biết. Tại mỗi cơ sở, mỗi một bộ phận có một chức năng
và công việc hoàn toàn khác nhau, giúp cho bản thân mỗi con người chúng
em có cơ hội quý báu được tiếp cận với công việc thực tiễn và có một cái nhìn
chính xác hơn về nghề nghiệp của bản thân, bổ sung thêm kiến thức cho việc
học tập của mình đồng thời cũng có một cái nhìn rõ ràng hơn, chi tiết hơn về
công việc cũng như trách nhiệm của mình trong tương lai.
Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, lời đầu tiên, em xin
chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Ban Lãnh đạo Khoa Y-Dược,
giáo viên hướng dẫn thực tập tại các cơ sở cùng Ban lãnh đạo Công ty Dược
Đức mỹ, Nhà Thuốc Mai Thủy ; Ban lãnh đạo Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc,
Mỹ phẩm, Thực phẩm Thái bình; Ban lãnh đạo Bệnh viện Y Học Cổ Truyền
Nam Định. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người hướng
dẫn thực tập tại các cơ sở và các cô/chú/anh/chị/em nhân viên tại các cơ sở

thực tập đã nhiệt tình hướng dẫn cách thức làm việc, chia sẻ kinh nghiệm thực
tế giúp em có thể nắm bắt được công việc một cách nhanh chóng, có cái nhìn
thực tế bao quát so với những gì đã học trên lý huyết và tạo mọi điều kiện tốt
nhất để em có thể hoàn thành tốt khóa thực tập này.
Mặc dù được sự giúp đỡ nhiệt tình của tất cả mọi người, dù đã rất cố
gắng nhưng do thiếu kinh nghiệm thực tế và thời gian thực tập có hạn nên bài
viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, Kính mong sự quan tâm góp ý
của các thầy cô cùng các bạn để em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt
hơn và để em có được nhiều kinh nghiệm hơn sau khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn !


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN NAM ĐỊNH

Giảng viên hướng dẫn: Ds: Vũ Quốc Thăng
Dược sĩ phụ trách
Sinh Viên

: Ds: Vũ Quốc Thăng
: Lê Văn Thảo

Hà Nội, năm 2018


PHẦN I:
KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN NAM ĐỊNH
1. Giới thiệu về Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Nam Định
Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Nam Định là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc
Sở Y tế, là tuyến khám bệnh chữa bệnh bằng y dược cổ truyền cao nhất của

tỉnh. Bệnh viện có chức năng thực hiện khám, chữa bệnh chuyên khoa và
phục hồi chức năng bằng y dược học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y
học hiện đại, nghiên cứu khoa học, thừa kế bảo tồn và phát triển y dược học
cổ truyền, đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực
hành về YDHCT của các cơ sở đào tạo y, dược và các đơn vị có nhu cầu.
Bệnh viện hiện có quy mô 130 giường bệnh, thực kê 135 giường, có 12 khoa
phòng với 21 bác sĩ, trong đó 4 thạc sĩ, 5 bác sĩ chuyên khoa cấp 1, 12 bác sĩ
chuyên khoa y học cổ truyền. Được sự quan tâm của UBND Tỉnh, Sở Y tế,
Bệnh viện vừa khánh thành, đưa vào sử dụng 2 nhà điều trị và khoa dinh
dưỡng và khu phòng khám. Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, bệnh viện
được đầu tư mua thêm một số trang thiết bị phục vụ nâng cao chất lượng điều
trị và phục hồi chức năng cho người bệnh như: thiết bị vật lý trị liệu phục hồi
chức năng, điện xung, điện phân, bó parafin, tập vận động đa năng, kéo giãn
cột sống cổ, siêu âm điều trị; các trang thiết bị phục vụ công tác dược như:
dàn sắc thuốc bằng hơi, máy sao thuốc, kệ giá phơi thuốc ngoài trời… Năm
2017, số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đạt 116,8%; bệnh nhân điều
trị ngoại trú đạt 140,7% kế hoạch giao. Bệnh viện đã triển khai thực hiện có
hiệu quả 7 chức năng nhiệm vụ được giao, đảm bảo công tác chuyên môn,
phục vụ bệnh nhân. Bệnh viện thường xuyên chỉ đạo các khoa lâm sàng tổ
chức tuyên truyền vệ sinh phòng, chống bệnh theo mùa, các bệnh dịch như:
tiêu chảy cấp nguy hiểm, cúm A/H5N1, sốt xuất huyết, phòng và điều trị các
bệnh thông thường theo y học cổ truyền. Thời gian qua, Bệnh viện đã tiếp
nhận nhiều đợt cán bộ gồm các thạc sĩ, bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện
Châm cứu Trung ương và Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương về hỗ trợ kỹ
thuật. Các kỹ thuật được chuyển giao bao gồm: kỹ thuật điện châm, đại
trường châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, giác hơi… kết hợp với điều trị
một số bệnh khó như tai biến mạch máu não, di chứng bệnh liệt ở trẻ em,
đồng thời chỉ đạo về thuốc y học cổ truyền và các phương pháp điều trị bằng
thuốc y học cổ truyền, kết hợp KCB giữa y học cổ truyền và y học hiện đại,
cập nhật những thông tin mới về KCB bằng y học cổ truyền. Nhiều bệnh nhân

mắc bệnh nặng, bệnh mạn tính được khám, điều trị theo các kỹ thuật được
chuyển giao đạt kết quả khả quan. Cùng với việc tiếp nhận các cán bộ của
bệnh viện tuyến Trung ương về hỗ trợ, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh cũng
cử nhiều kíp cán bộ về chuyển giao kỹ thuật tại các bệnh viện đa khoa tuyến


huyện. Nhiều kỹ thuật mới, những bài thuốc hay sau khi chuyển giao đang
được các bệnh viện đa khoa tuyến huyện áp dụng hiệu quả như: các kỹ thuật
châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị,…
Công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng luôn được chú
trọng. Năm qua, Bệnh viện đã cử 02 bác sĩ đi học PHCN; cử 04 điều dưỡng đi
học kỹ thuật viên phục hồi chức năng- vật lý trị liệu; 03 y sỹ học bác sĩ
chuyên khoa y học cổ truyền; 01 điều dưỡng đi học cử nhân điều dưỡng để
phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh ban đầu.
Trong thời gian tới, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh tiếp tục đầu tư, nâng cấp,
xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đa dạng hóa các loại hình KCB bằng
y học cổ truyền; thực hiện các chỉ tiêu KCB bằng y học cổ truyền theo Quyết
định 2166/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục triển khai có hiệu quả
nhiều kỹ thuật mới để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác khám, chữa
bệnh./..
2. Lịch sử phát triển:
Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Nam Định được thành lập và thu dung bệnh
nhân điều trị từnhững năm trước; Bệnh việnlà cơ sở chịu trách nhiệm cao nhất
trong địa bàn huyện về nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe cho người bệnh.
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
- Đào tạo cán bộ y tế
- Nghiên cứu khoa học về y học
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
- Phòng bệnh

- Hợp tác quốc tế
- Quản lí kinh tế trong Bệnh viện
Bệnh viện tranh thủ các nguồn viện trợ để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết
bị và chuyển giao các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị.
Trước yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, Bệnh viện hiện có quy mô
130 giường bệnh, thực kê 135 giường, có 12 khoa phòng với 21 bác sĩ, trong
đó 4 thạc sĩ, 5 bác sĩ chuyên khoa cấp 1, 12 bác sĩ chuyên khoa y học cổ
truyền. Được sự quan tâm của UBND Tỉnh, Sở Y tế, Bệnh viện vừa khánh
thành, đưa vào sử dụng 2 nhà điều trị và khoa dinh dưỡng và khu phòng
khám. Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, bệnh viện được đầu tư mua
thêm một số trang thiết bị phục vụ nâng cao chất lượng điều trị và phục hồi
chức năng cho người bệnh như: thiết bị vật lý trị liệu phục hồi chức năng,
điện xung, điện phân, bó parafin, tập vận động đa năng, kéo giãn cột sống cổ,


siêu âm điều trị; các trang thiết bị phục vụ công tác dược như: dàn sắc thuốc
bằng hơi, máy sao thuốc, kệ giá phơi thuốc ngoài trời… đội ngũ cán bộ, viên
chức phát triển và trưởng thành nhanh, triển khai thành công và hiệu quả
nhiều kỹ thuật cao, phức tạp. Bệnh viện đang phải luôn nỗ lực tự hoàn thiện
mình để đáp ứng với nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.
Được sự đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định, ủy ban nhân dân huyện
Văn Bàn cùng với sự viện trợ nhân đạo của nhiều tổ chức từ thiện toàn bộ cơ
sở hạ tầng bệnh viện đã và đang được nâng cấp xây dựng lại theo một quy
hoạch của một bệnh viện hiện đại. Ngoài 7 nhiệm vụ như khám chữa bệnh,
đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên
môn.v.v…, Bệnh viện còn là cơ sở thực hành của các trường Trường Trung
Cấp Y Tế Nam Định, Đại Học Điều Dưỡng Nam Định... và một số trường
cùng chuyên ngành y tế khác.
Khoa Dược của bệnh viện y học cổ truyền nam định là 1 khoa chuyên môn
được thành lập.Biên chế và hợp đồng 10 người bao gồm 3 dược sĩ đại học, 3

dược sĩ cao đẳng, 2 dược sĩ trung cấp và 1 dược tá. Khoa Dược đảm bảo
nhiều công việc khác nhau, bao gồm cung ứng đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế
phục vụ cho bệnh viện và 23 xã trong toàn huyện, 1 dược sỹ làm công tác
thống kê.
Thời kỳ đầu khoa chủ yếu làm công tác cấp phát thuốc men, y dụng cụ cho
các khoa phòng bệnh viện. Bộ phận pha chế sản xuất hầu như không có gì.
Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng khoa đảm bảo tốt công tác phục vụ bệnh
nhân. Khoa càng ngày càng phát triền theo quy mô của Bệnh viện. Phát triển
cả về số lượng và chất lượng, năm sau cao hơn năm trước.
Nhiệm vụ của khoa ngày càng được phục vụ tốt hơn, khoa đã làm tốt công tác
tham mưu cho Ban Giám đốc về việc thực hiện các quy chế chuyên môn về
dược trong toàn bệnh viện, được hỗ trợ tốt cho việc cung cấp thuốc men, y
dụng cụ và các phương tiện phục vụ cho công tác điều trị cấp cứu trong các
năm không để sai sót chuyên môn, kho tàng đảm bảo tốt. Hàng năm qua các
đợt kiểm tra khoa đều được đánh giá tốt. Công tác nghiên cứu khoa học, sáng
kiến, sáng chế được cán bộ - nhân viên nhiệt tình ủng hộ. Khoa đã có các đề
tài như: tiết kiệm trong sản xuất, cải tiến công tác pha chế đạt chất lượng cao.
3. Cơ cấu tổ chức:
Bệnh viện có 12 khoa và 3 phòng chức năng. Nhân lực biên chế toàn viện có
98 cán bộ trong đó có: 21 Bác sỹ, 16 y sỹ, 27 điều dưỡng, 12 nhân viên
khác ...
Bệnh viên đa khoa có 1 Đảng bộ cơ sở gồm 3 chi bộ, Một tổ chức Công đoàn
và 1 tổ chức Đoàn Thanh Niên đang hoạt động có hiệu quả.


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN NAM ĐỊNH

4. Chức năng - nhiệm vụ:
Bệnh viện có các nhiệm vụ như sau:
4.1. Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh:

- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y
tế tuyến dưới chuyển lên để cấp cứu, khám bệnh và điều trị bệnh nội trú và
ngoại trú.
- Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các dịch bệnh phát sinh trong khu vực
thuộc quyền quản lý.
- Chuyển người bệnh lên tuyến trên theo quy định của Bộ Y tế.
- Tổ chức khám và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.
4.2. Đào tạo cán bộ y tế:
Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học, cao đẳng và
trung học.Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và
tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn.
4.3. Nghiên cứu khoa học về y học:
- Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học.
- Kết hợp với các bệnh viện tuyến trên, các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành
để phát triển kỹ thuật của Bệnh viện.


4.4. Thực hiện Đề án số 1816/BYT và chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ
thuật:
- Tiếp nhận, triển khai kỹ thuật mới do tuyến trên chuyển giao, chuyển giao
kỹ thuật cho tuyến dưới theo Đề án số 1816/BYT và theo sự chỉ đạo của Bộ Y
tế.
- Lập kế hoạch và chỉ đạo trung tâm y tế các huyện thực hiện việc phát triển
kỹ thuật chuyên môn. Kết hợp với Bệnh viện tuyến dưới thực hiện các
chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh.
4.5. Phòng bệnh:
Phối hợp với cơ sở y tế dự phòng và các trạm y tế xã thường xuyên thực hiện
nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.Tuyên truyền, tư vấn sức khỏe cho nhân
dân.
4.6. Quản lý kinh tế của bệnh viện:

Có kế hoạch sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện
hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch
vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và
ngoài nước.
4.7. Hợp tác quốc tế:
Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài
nước theo quy định của Nhà nước.
4.8. Tổ chức thực hiện Dự án xây dựng bệnh viện:
Tổ chức thực hiện Dự án nâng cấp và mở rộng bệnh viện lên quy mô 300
giường bệnh “Chất lượng và thân thiện là mục tiêu phấn đấu phát triển bền
vững của bệnh viện”.
PHẦN II
NỘI DUNG THỰC TẬP
Chương I
KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHOA DƯỢC:
1. Cơ cấu tổ chức:
Khoa Dược được thành lập và đi vào hoạt động. Khoa Dược chịu trách nhiệm
cung cấp thuốc, dược liệu, vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm và y dụng cụ,
viêc tổ chức của khoa Dược có sự khác biệt nhưng vẫn đảm bảo được các bộ
phận chính sau:


- Quản lí chuyên môn hoạt động của nhà thuốc bệnh viện.
- Thống kê dược. Dược lâm sàng, thông tin thuốc.
- Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc
Khoa Dược được xây dựng nơi thoáng mát, thuận tiện cho việc vận chuyển,
cấp phát thuốc và phòng chống cháy nổ. Có đủ điều kiện làm việc (hệ thống
máy tính, máy in, điện thoại, fax, phần mềm quản lí sử dụng thuốc, hóa chất,

vật tư y tế tiêu hao, các tài liệu liên quan về thuốc và nghiệp vụ dược), tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác thông tin, tư vấn và quản lí sử dụng thuốc.

2. Vị trí:
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc
bệnh viện, là bộ phận quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn
bộ công tác Dược trong trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp
thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an


toàn, hợp lý nâng cao chất lượng điêu trị trong các khoa khám, chữa bệnh,
góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc.
3. Nhân sự:
Tổng số: 10 nhân viên, trong đó: 03 Dược sĩ đại học, 03 Dược sĩ cao đẳng ,
03 Dược sĩ trung học và 01 dược tá.
Bảng cơ cấu nhân lực khoa Dược Bệnh viện Văn Bàn tháng 7 năm 2016

STT

Chức danh cán bộ

Số lượng

Tỷ lệ

01

Dược sỹ đại học

03


30%

02

Dược sỹ cao đẳng

03

30%

03

Dược sỹ trung học

03

30%

04

Dược tá

01

10%

4. Chức năng, nhiệm vụ khoa Dược:
4.1. Chức năng:
- Thực hiện công tác chuyên môn kỹ tuật về dược, nghiên cứu khoa học kinh

tế về dược, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ.
- Quản lý thuốc men, hoá chất, y cụ và các chế độ chuyên môn về dược trong
toàn bệnh viện.
- Tổng hợp, nghiên cứu và đề xuất công tác dược trong toàn bệnh viện đảm
bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý trong điều trị giúp Giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và
phát triển công tác dược theo phương hướng của ngành.
Ba chức năng trên đều phải thực hiện đầy đủ, những chức năng thực hiện
công tác chuyên môn kỹ thuật về dược là trọng tâm.
4.2. Nhiệm vụ:
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và
các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu
điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và
các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các
khoa trong bệnh viện.


- Bảo quản thuốc đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham
gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác
dụng không mong muốn của thuốc.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học,
Cao đẳng và Trung học về dược.
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và
theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo
về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế.
5. Hoạt động khoa Dược:
Hoạt động của khoa căn cứ trên các văn bản pháp luật hiện hành như:
- Luật Dược số 105/2016/QH13
- Quy chế bệnh viện 1895/1997/BYT/QĐ
- Thông tư 19/2014/TT-BYT về quản lý thuốc hướng tâm thần và tiền chất
dùng làm thuốc.
- Thông tư 23/2014/TT-BYT Danh mục thuốc không kê đơn.
- Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29/2/2016 của Bộ Y tế về Quy định về
kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
- Thông tư 43/2010/TT-BYT về Quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu
chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc GPP”; địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ
sở bán lẻ thuốc do Bộ Y tế ban hành.
- Thông tư liên tịch 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCT hướng dẫn quản lý nhà
nước về giá thuốc dùng cho người bệnh do Bộ y tế - Bộ tài chính và Bộ công
thương ban hành.
- Các công văn công bố số đăng kí, rút số đăng kí, ngừng sử dụng hay thu hồi
thuốc của Bộ Y tế.


- Công văn 1517/BYT-KCB: Danh mục thuốc kê đơn và bán theo đơn.
- Thông tư Liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, ngày 31/12/2015 cùa
Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải Y tế.
II. CHẾ ĐỘ CHỨC TRÁCH CÔNG TÁC DƯỢC BỆNH VIỆN:
1. Mục tiêu công tác:

- Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc đảm bảo chất lượng cho người
bệnh.
- Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn , có hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở
tuân thủ các quy chế về sử dụng thuốc, quy chế công tác khoa Dược bệnh
viện, quy định hội đồng thuốc và điều trị, các pháp quy có liên quan: Kê đơn
điều trị, pha chế, kho thuốc, cấp phát thuốc.
2. Nhiệm vụ của công tác Dược bệnh viện:
- Tổ chức các dịch vụ cung ứng và bảo quản thuốc, hóa chất,…
- Pha chế các loại thuốc theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện việc sử dụng thuốc an toàn; hợp lý, tiết kiệm góp phần phục vụ
người bệnh đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc.
- Tham gia vào việc thực hiện các chương trình y tế quốc gia, các công việc
khác, tạo điều kiện đưa công tác dược của bệnh viện phát triển.
- Tổ chức giáo dục đào tạo và tư vấn về thuốc trong phạm vi được giao.
3. Nhiệm vụ của khoa Dược với Hội đồng thuốc và điều trị:
- Xây dựng danh mục thuốc, vật tư tiêu hao phù hợp với đặc thù bệnh tật và
phân hạng bệnh viện. Thường xuyên bổ sung, điều chỉnh thuốc trong danh
mục đáp ứng yêu cầu chuyên môn và theo thời sự thông tin thuốc, tránh để
cho người bệnh phải sử dụng thuốc ngoài danh mục.
- Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê
đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc. Lưu ý các trường hợp lạm dụng thuốc đắt
tiền, lạm dụng kháng sinh, corticoid, vitamin để đề xuất lãnh đạo có biện pháp
chấn chỉnh kịp thời .
- Xây dựng quy trình và giám sát công tác cung ứng, quản lý, cấp phát thuốc
trong đơn vị.
- Triển khai, giám sát công tác thông tin thuốc, theo dõi phản ứng có hại của
thuốc để các Bác sĩ lâm sàng kê đơn thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Dược sĩ - Bác sĩ - Điều dưỡng trong sử
dụng thuốc cho người bệnh.
Hội đồng thuốc và điều trị họp định kỳ mỗi tháng một lần.



III. CÔNG TÁC CUNG ỨNG VÀ QUẢN LÝ THUỐC:
1. Dự trù, mua, vận chuyển và kiểm nhập thuốc:
- Lập kế hoạch thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao hàng năm phải đúng
thời gian quy định; phải sát với nhu cầu và định mức của bệnh viện; phải làm
theo đúng mẫu quy định; Trưởng khoa dược tổng hợp, Giám đốc bệnh viện kí
duyệt sau khi đã có ý kiến tư vấn của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.
+ Khi nhu cầu thuốc tăng đột xuất phải làm dự trứ bổ sung.
+ Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng
độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể
dùng tên biệt dược.
- Mua thuốc: Thuốc được mua chủ yếu tại doanh nghiệp Nhà nước.
+ Phải bảo đảm số lượng, chất lượng theo đúng kế hoạch.
+ Thực hiện đúng các quy định hiện hành về mua sắm của Nhà nước.
+ Thuốc phải nguyên trong bao bì đóng gói, si nót kím.
+ Thuốc phải được bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kĩ thuật, cả trong
lúc vận chuyển.
- Vận chuyển:
+ Xe chở thuốc phải đi thẳng từ nơi mua thuốc về bệnh viện.
+ Người đi mua thuốc phải là Dược sĩ.
- Kiểm nhập:
+ Mọi nguồn thốc trong bệnh viện: mua, viện trợ đều phải kiểm nhập.
+ Biên bản kiểm nhập gồm các nội dung trên và có chữ kí của hội đồng.
+ Thuốc mua về trong 24 giê phải kiểm nhập hàng nguyên đại nguyên kiện
trong vòng một tuần lễ phải tiến hành kiểm nhập toàn bộ, kế toán dược kiểm
nhập thực hiện.
+ Thành lập Hội đồng kiểm nhập gồm: Giám đốc bệnh viện là chủ tịch
Trưởng khoa Dược là thư kí, Trưởng phòng tài chính kế toán, kế toán dược,
người đia mua thuốc và thủ kho là uỷ viên.

+ Việc kiểm nhập tiến hành đối chiếu hoá đơn, phiếu báo với số lượng thưc
tế: hãng sãn xuất, quy cách đóng góp hàm lượng, số lượng, nơi sản xuất, số
đăng kí, số kiểm soát, hạn dùng và nguyên nhân hư hao, thừa thiếu.
+ Hàng nguyên đai, nguyên kiện bị thiếu phải thông báo cho cơ sở cung cấp
để bổ sung. Thuốc độc bảng A - B, thuốc gây nghiện phải làm biên bản kiểm


nhập riêng theo quy chế thuốc độc. Các lô thuốc nhập có tác dụng sinh học
mạnh phải có giấy báo lô sản xuất và hạn dùng kèm theo.
2. Quản lí thuốc, hoá chất và vật dụng y tế tiêu hao tại các khoa:
- Thuốc theo y lệnh lĩnh về phải được dùng trong ngày; riêng ngày lễ và chủ
nhật thuốc được lĩnh vào hôm trước ngày nghỉ. Khoa Dược tổ chức thường
trực phát thuốc cấp cứu 24 giờ trong ngày.
- Phiếu lĩnh thuốc thường phải theo đúng mẫu quy định; thuốc độc bảng A B, thuốc gây nghiện có phiếu riêng theo quy chế thuốc độc.
- Bông, băng, vật dụng y tế tiêu hao, lĩnh hàng tuần.
- Hoá chất chuyên khoa, lĩnh hàng tháng hoặc hàng quý. Không được san lẻ
các hoá chất tinh khiết và hoá chất tinh khiết kiểm nghiệm.
- Thuốc cấp phát theo đơn ở khoa Khám bệnh cuối tháng sẽ thanh toán với
phòng Tài chính kế toán bệnh viện.
- Trưởng khoa điều trị có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi bảo quản, sử dụng
thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao trong khoa.
- Tùy nhiệm vụ và yêu cầu cấp cứu được giao, các khoa điều trị, cận lâm sàng
có tủ thuốc trực, cấp cứu; việc sử dụng và bảo quản phải theo đúng quy chế sử
dụng thuốc.
- Hoá chất độc tại khoa Dược do Dược sĩ giữ, tại khoa khác người giữ hoá
chất độc ít nhất phải có trình độ từ trung học trở lên, Giám đốc bệnh viện có
văn bản quyết định phân công người giữ.
- Thực hiện đúng quy chế nhãn về nội dung và hình thức.
- Thuốc dư ra trong ngày phải thực hiện theo quy chế sử dụng thuốc.
- Nghiêm cấm mọi hình thức tư nhân, khoa, phòng bán thuốc trong bệnh viện.

3. Kiểm kê thuốc, hoá chất, dụng cụ y tế tiêu hao:
- Thực hiện việc kiểm kê định kì theo quy định: hàng tháng đối với khoa
Dược, 2 lần trong năm đối với các khoa, kiểm tra đột xuất khi có xảy ra vụ
việc mất thuốc. Thành lập Hội đồng kiểm kê bệnh viện:
+ Kiểm kê tháng gồm: Trường khoa Dược, kế toán dược, thủ kho dược và
phòng Tài chính kế toán.
+ Kiểm kê cuối năm gồm: Giám đốc là chủ tịch hội đồng; Trưởng khoa Dược
là thư kí hội đồng; Trưởng phòng Tài chính kế toán, Trưởng phòng Kế hoạch
tổng hợp, Trưởng phòng Điều dưỡng, kế toán dược là uỷ viên.


+ Khoa điều trị, khoa cận lâm sàng thành lập tổ kiểm kê, it nhất có 3 người do
Trưởng khoa làm tổ trưởng, Điều dưỡng trưởng khoa, Kĩ thuật viên trưởng
khoa, Điều dưỡng chăm sóc và kĩ thuật viên.
- Nội dung kiểm kê tại khoa Dược:
+ Đối chiếu sổ xuất, sổ nhập với chứng từ. Đối chiếu sổ sách với hiện vật về
số lượng và chất lượng. Mở sổ sách cho năm tới.
+ Đánh giá lại thuốc, hoá chất vật dụng y tế tiêu hao; tim nguyên nhân chênh
lệch, hư hao.Nếu chất lượng không đạt yêu cầu, Hội đồng làm biên bản xác
định trách nhiệm và đề nghị cho xử lí.
- Nội dung kiểm kê của Hội đồng kiểm kê bệnh viện, các uỷ viên xuống từng
khoa: Xác định lại số lượng, chất lượng và nguyên nhân thừa thiếu.
+ Xử lí thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao cần huỷ bá.
+ Điều hoà thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao cần huỷ bỏ.
+ Điều hoà thuốc, hoá chất thừa thiếu.
+ Tổng kết công tác kiểm kê toàn bệnh viện.
- Lập sổ sách, thanh toán, thống kê báo cáo, bàn giao và kiểm tra: Mở sổ sách
theo dõi xuất nhập thuốc, hoá chất, vật dụng u tế tiêu hao bông, băng, cồn,
gạc; lưu trữ chứng từ, đơn thuốc, theo quy định.
- Thanh toán thuốc:

+ Khoa Dược thống kê và tổng hợp số lượng thuốc kể cả thuốc pha chế, hoá
chất, dụng cụ y tế tiêu hao đã phát ra; số liệu phải phù hợp với các chưng từ
xuất nhập và chuyển phòng Tài chính kế toán quyết toán.
+ Khoa điều trị tổng hợp thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao sử dụng cho
từng người bệnh theo quy chế ra viện, rồi chuyển phòng Tài chính kế toán
thanh toán viện phí.
+ Phòng Tài chính kế toán tổng hợp các chứng từ, hoá đơn, báo cáo sử dụng
thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao để thanh toán viện phí, bảo hiểm y tế,
cơ quan lao động thương binh xã hội...
- Thống kê, báo cáo sử dụng thuốc:
Khoa Dược có nhiệm vụ thực hiện báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 và 12 thang
theo quy định và báo cáo đột xuất khi cần thiết.
+ Báo cáo gửi lên cấp trên phải đươc Giám đốc bệnh viện thông qua và kí
duyệt. Thống kê báo cáo nhầm lẫn và tai biến dùng thuốc thực hiện hàng
tháng, 3, 6 và 12 tháng.
+ Trường hợp nghiêm trọng phải báo cáo đột xuất theo quy định.


- Bàn giao:
+ Khi viên chức trực tiếp giữ thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao thay đổi
công tác phải tiến hành bàn giao theo quy định. Nội dung bàn giao bao gồm
các sổ sách, giấy tờ, chứng từ, đã khoá sổ, đối chiếu với hiện vật về số lượng
và chất lượng, những việc cần theo dõi và hoàn thành tiếp.
+ Trước khi bàn giao, viên chức giao phải vào sổ đầy đủ và khoá sổ, số liệu
phải khớp với chứng từ xuất, nhập ghi rõ sự chứng kiến và kí duyệt biên bản
bàn giao của Giám đốc bệnh viện; là viên chức khoa Dược phải có sự chứng
kiến và kí duyệt biên bản bàn giao của Trưởng khoa Dược.
+ Tất cả mọi tài liệu bàn giao phải rõ ràng, lưu trữ theo quy định.
- Công tác kiểm tra:
+ Trưởng khoa Dược có trách nhiệm xây dựng lịch, nội dung và tổ chức kiểm

tra. Hình thức kiểm tra: Định kì và đột xuất.
+ Kiểm tra tại các khoa điều trị có sự phối hợp của Trưởng phòng Kế hoạch
tổng hợp và trường phòng Điều dưỡng; khi cần thiết có sự chủ trì của Giám
đốc bệnh viện.
4. Mối liên hệ giữa khoa Dược với các bộ phận trong bệnh viện:
4.1. Phòng Tài chính kế toán:
Khoa Dược cung cấp tình hình và số liệu sử dụng thuốc bằng số lượng, nhu
cầu thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để phòng Tài chính kế toán tính thành tiền
quyết toán và dự trù kinh phí cho khoa Dược.
Phòng Tài chính kế toán cung cấp tình hình và tiêu chuẩn dùng thuốc, hóa
chất, dụng cụ y tế bằng tiền cho khoa Dược.
Hai bên cùng nhau đối chiếu giữa tiêu chuẩn sử dụng thuốc bằng số lượng với
tiêu chuẩn sử dụng thuốc bằng tiền trên cơ sở chế độ chính sách của ngành để
giúp lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ điều trị bệnh và chống
tham ô lãng phí.
4.2. Phòng Kế hoạch tổng hợp:
Phòng Kế hoạch tổng hợp có trách nhiệm cung cấp tình hình số liệu và tham
gia ý kiến với khoa Dược về những vấn đề nêu trên.
Khoa Dược chủ động phối hợp trong việc lập dự trù thuốc, hóa chất, dụng cụ
y tế và chủ động nắm tình hình thực hiện các chế độ chuyên môn về dược
cũng như việc quản lý sử dụng thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế,……
4.3. Các khoa phòng chuyên môn:


Phối hợp trao đổi về sử dụng thuốc, hóa chất. Theo ủy nhiệm của Giám đốc
bệnh viện, khoa Dược tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện
các qui chế, chế độ chuyên môn về dược và việc sử dụng thuốc ở khoa,
phòng. Qua đó khoa Dược nắm sát các yêu cầu của đơn vị đó để có kế hoạch
phục vụ tốt hơn.
5. Nguyên tắc, căn cứ để làm dự trù, tồn trữ, kế hoạch cấp phát, biện pháp

quản lí đảm bào hợp lí, an toàn trong sử dụng:
Việc lập dự trù được thực hiện căn cứ trên việc sử dụng thuốc ở các khoa, các
báo cáo xuất nhập tồn thuốc của kho lẻ nội trú và ngọai trú. Trong đó dựa trên
lượng nhập, lượng xuất hàng tháng để tính ra lượng tồn cuối tháng. Lượng tồn
này là cơ sở lập dự trù thuốc sao cho đảm bảo đủ thuốc sử dụng ở kho lẻ nội
trú và ngọai trú, đồng thời tồn trữ một lượng thích hợp ở kho chẵn đủ để cấp
phát cho kho lẻ khi cần.
- Lượng nhập bao gồm lượng tồn tháng trước + lượng nhập tháng này + lượng
nhập nội bộ.
- Lượng xuất bao gồm lượng xuất tháng này + lựơng xuất nội bộ + lượng hư
bể (Xuất nhập nội bộ: khi kho lẻ (nội/ngọai) hoặc kho chẵn hết thuốc đang
cần sử dụng gấp mà kho lẻ (ngọai /nội) còn thuốc thì có hiện tượng nhập/xuất
nội bộ để đảm bảo nhu cầu dùng thuốc tức là việc chyển giao thuốc giữa các
kho lẻ)
Việc lập dự trù được thực hiện bởi tổ thống kê, được Trưởng khoa duyệt, phối
hợp với phòng Kế hoạch tổng hợp, có ý kiến của Hội đồng quản trị và được
Giám đốc bệnh viện ký duyệt. Dự trù thuốc sao cho cơ số thuốc mua về phù
hợp về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hiệu quả trị liệu và nhu cầu sử dụng
của bệnh viện. Thuốc mua về có chứng từ rõ ràng sẽ được phòng Tài chính
kế toán quyết toán sau đó.
Để việc dự trù, cấp phát đảm bảo hợp lý an tòan trong sử dụng, khoa Dược
bệnh viện đã sử dụng hệ thống quản lý cấp phát thuốc thông qua phần mềm vi
tính để tránh nhầm lẫn, sai sót trong tính toán và tạo thành quy trình khép
kín.Dự trù thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần được làm đúng
theo biểu mẫu và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thông tin giới thiệu thuốc: những vấn đề về thông tin thuốc của khoa luôn
được lưu trữ bằng cách vi tính hóa, các thông tin được in trên giấy nếu muốn
gửi đến các phòng ban trong bệnh viện.
Các thông tin luôn được cập nhật một cách mới nhất và kịp thời nhất cho các
khoa phòng có liên quan. Các hình thức thông tin giới thiệu thuốc được tuyên

truyền rộng rãi thông qua hội thảo, tài liệu quảng cáo,người giới thiệu, tài trợ
cho các Hội nghị khoa học về Y tế.


IV. KHO GSP:
1. Kho:
Kho được thiết kế theo đúng quy định chuyên môn theo từng chủng loại, bảo
đảm cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng, đủ phương tiện bảo
quản và an toàn chống mất trộm.
- Việc sắp xếp trong kho luôn bảo đảm ngăn nắp, có đủ giá, kệ xếp theo chủng
loại, dễ thấy dễ lấy.
- Phải thực hiện 5 chống: Nhầm lẫn; Quá hạn; Mối, mọt, chuột, dán; Trộm
cắp; Thảm hoạ (cháy, nổ, ngập lụt).
- Phải có the kho riêng cho từng loại thuốc, có ghi sổ kiểm soát của thuốc.
* Về tổ chức chia thành kho chính và kho cấp phát lẻ:
- Kho chính, trường kho phải là Dược sĩ, giúp Trưởng khoa làm dự trù mua
thuốc, hoá chất cho cá kho phát lẻ và buồng pha chế.
- Kho cấp phát lẻ: cấp phát cho các khoa điều trị, khoa cận lâm sàng, khoa
khám bệnh.
* Thuốc pha chế trong bệnh viện phải bàn giao cho kho cấp phát lẻ, trường
hợp hai cơ sở ở xa nhau, sẽ cấp phát ngày tại phòng pha chế.
* Thuốc độc bảng A - B, thuốc gây nghiện thực hiện cấp phát đúng theo quy
chế thuốc độc.
* Phiếu lĩnh thuốc ghi sai hoặc thay thuốc sau khi có ý kiến của Dược sĩ khoa
Dược, Bác sĩ điều trị sửa lại và kí xác nhận vào phiếu.
* Phiếu lĩnh thuốc phải được Trưởng khoa Dược hoặc Dược sĩ được uỷ nhiệm
duyệt và kí tên.
* Các loại thuốc bột, thuốc nước phải được đóng gói thành liều nhỏ cho từng
người bệnh; các loại thuốc độc bảng A - B, thuốc gây nghiện dạng bột, nước
phải do Dược sĩ tự đóng gói thành liều nhỏ.

Trước khi giao thuốc, Dược sĩ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu theo quy
chế sử dụng thuốc. Khoa Dược chịu trách nhiệm toàm bộ về chất lượng thuốc
do khoa phát ra.
2. Công tác pha chế và sản xuất chế biến thuốc:
2.1. Pha chế thuốc:
- Phòng pha chế phải bảo dây chuyển một chiều, bảo đảm quy chế vệ sinh vô
khuẩn có phòng pha chế thuốc thường và phòng pha chế thuốc vô khuẩn.


- Viên chức làm công tác pha chế phải bảo đảm tiêu chuẩn sức khoẻ và chuên
môn theo quy định; khi vào phòng pha chế vô khuẩn phải thực hiện quy định
vô khuẩn tuyệt đối.
- Pha chế thuốc thường:
+ Có khu vực hoặc bàn pha chế riêng cho các dạng thuốc khác nhau.
+ Có trang bị tủ lạnh, các tủ đựng thuốc độc, thuốc thường, nguyên liệu và
thành phầm.
+ Nước cất phải đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam để pha chế cho từng loại
thuốc; phải có buồng cất nước và hứng nước cất riêng.
+ Hoá chất phải bảo đảm chất lượng, có phiếu kiểm nghiệm kèm theo.
+ Chai, lọ, nút phải đạt tiêu chuẩn của ngành, xử lí đúng kĩ thuật.
+ Trước khi pha chế phải kiểm soát lại đơn thuốc, công thức, chai và nhãn
thuốc, vào sổ pha chế theo đúng quy định. Khi thay đổi nguyên liệu pha chế
Dược sĩ phải báo cho Bác sĩ kê đơn biết.
+ Sau khi pha chế phải đối chiếu lại đơn, kiểm tra liều lượng, tên hoá chất đã
dùng và phải dán nhãn ngay. Đơn thuốc cấp cứu phải thực hiện pha ngay, pha
xong ghi thời gian và đơn và giao thuốc ngay.
- Pha chế thuốc vô khuẩn:
+ Ngoài những quy định của buồng pha chế thuốc thường cần chú ý:
+ Mặt bàn phải lát gạch men chịu acid hoặc bằng thép inox.
+ Có thiết bị khử khuẩn không khí bằng phương pháp vật lí hay hoá học.

+ Tủ đựng nguyên liệu, bàn cân thuốc bố trí ở buồng tiền vô khuẩn.
+ Người pha chế, dụng cụ pha chế phải bảo đảm vệ sinh vô khuẩn nghiêm
ngặt theo quy định.
+ Khi pha chế xong phải kiểm nghiệm thành phẩm theo quy định của từng
loại thuốc.
+ Nghiêm cấm pha chế nhiều thứ thuốc trong cùng một thời gian hoặc cùng
một thứ thuốc nhưng nhiều nồng độ khác nhau tại một buồng pha chế.
2.2. Sản xuất và bào chế thuốc học cổ truyền:
Phải có đủ cơ sở và phương tiện chế biến sao tẩm thuốc, được bố trí khu vực
riêng hợp lí, vệ sinh vô khuẩn.
Dược liệu phải bảo đảm chất lượng, không bị mối mọt, nấm mốc, có cơ sơ sắc
thuốc cho người bệnh nội trú.
3. Công tác cấp phát chính tại kho chính và kho lẻ


3.1. Kho chính:
Kho phải được thiết kế theo đúng quy định chuyên môn, theo từng chủng loại
đảm bảo cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sang , đủ phương tiện
bảo quản và an toàn chống mất trộm.
- Kho cấp phát thuốc cho các khoa điều trị, khoa cận lâm sàng, khoa khám
bệnh. Việc cấp phát thuốc trong kho phải đảm bảo ngăn nắp, có đủ giá kệ,
xếp theo chủng loại dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm.
- Thuốc độc A-B, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, luôn được bảo
quản, cấp phát đúng quy chế.
- Phải thực hiện 5 chống: Nhầm lẫn, mối mọt- chuột dán, quá hạn, trộm cắp,
thảm họa(cháy nổ, ngập lụt).
- Vệ sinh kho sạch sẽ, không di chuyển dụng cụ cứu hỏa, dụng cụ có điện ra
khỏi nơi quy định.
- Phải để riêng từng loại thuốc, ghi số kiểm soát, hạn dùng.
- Thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu.

- Thực hiện đúng quy định của kho, ra vào giờ làm việc.
3.2. Kho lẻ:
- Tủ đựng phải gọn gang, ngăn nắp, sắp xếp theo đúng quy chế, thuốc độc AB, thuốc gây nghiện phải để trong tủ riêng có khóa chắc chắn.
- Thuốc độc A-B, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần thực hiện cấp phát
theo đúng quy chế thuốc độc.
- Phiếu lĩnh thuốc theo mẫu phải ký tên sau khi giao nhận thuốc.
- Trước khi giao nhận thuốc pơhair thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu.
- Thuốc pha chế trong bệnh viện phải bàn giao cho khoa cấp phát lẻ.
- Thủ kho cấp phát kho lẻ phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc, số lượng
thuốc giao cho người bệnh và phải chịu hình thức kỷ luật trước những nhầm
lẫn về chất lượng, hạn dùng.


3.3. Kho BHYT:
* Nhiệm vụ: cấp phát cho Bảo hiểm Y tế ngoại trú.
* Nhập thuốc và phát thuốc: Nhập thuốc trực tiếp từ kho chẵn, ra lẻ thuốc và
cấp cho người bệnh ngoại trú có Bảo hiểm Y tế.
* Công tác sổ sách: sổ xuất nhập thuốc và giấy thanh toán ra viện.
* Quy trình làm việc:
- Bộ phận nhận sổ Bảo hiểm Y tế: nhận Sổ khám bệnh ngoại trú, làm các thủ
tục cần thiết. Hướng dẫn người bệnh đóng tiền.
- Bộ phận vi tính thống kê đơn thuốc, in biểu mẫu toa thuốc và đưa qua bộ
phận lấy thuốc. Dược sĩ Đại học nhập toa thuốc vào phần mềm để quản lí số
lượng cấp phát và đối chiếu với thực tế.
- Bộ phận lấy thuốc căn cứ vào toa thuốc của Bác sĩ và biểu mẫu của bộ phận
vi tính lấy thuốc và giao cho người bệnh.
- Người bệnh lấy thuốc và ký tên vào biểu mẫu, Quầy Bảo hiểm Y tế giữ lại
các hồ sơ và biểu mẫu để làm cở sở thanh toán lại với Bảo hiểm Y tế.
3.4. Công tác phát thuốc và cấp thuốc:
- Định kỳ kiểm tra thuốc cấp cứu , thực hiện đảo thuốc bảo đảm chất lượng

thuốc. Đảm bảo cơ sở thuốc và dụng cụ đã được Giám đốc duyệt.
- Có trách nhiệm cùng Bác sỹ điều trị hướng dẫn và điều trị sử dụng thuốc an
toàn hợp lý, hiệu quả, kinh tế.
- Nếu có thuốc thay thế thuốc mới thì phải thông báo cho Bác sỹ diều trị biết
để khi sử dụng không bị lung túng nhất là về tên thuốc, thành phần, tác dụng
chính, tác dung phụ, thành phần áp dụng điều trị.
- Thuốc nhập về kho phải đảm bảo chất lượng hạn dùng theo liều chuẩn quy
định. Thực hiện cấp phát khẩn trương theo y lệnh hằng ngày.
- Trước khi cấp phát thuốc phải thực hiện:
+ 3 đối chiếu: Đối chiếu tên thuốc ở phiếu với nhãn thuốc; Đối chiếu nồng độ,
hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao; Đối chiếu số lượng, số
khoản thuốc ở đơn phiếu với số thuốc sẽ giao.


+ 3 kiểm tra: Kiểm tra thể thức đơn hay phiếu lĩnh thuốc, liều dùng, cách
dùng, không được giao thuốc khi chưa rõ nội dung; Kiểm tra chất lượng thuốc
bằng cảm quan; Kiểm tra liều lượng, cách dùng để phát hiện sai sót của người
kê đơn, viết phiếu.
- Cán bộ cấp phát thuốc trước khi phát phải xem kỹ phiếu lĩnh, phiếu lĩnh
thuốc phải viết rõ rang, không viết tắt, không tẩy xóa và phải được Trưởng
khoa ký duyệt. Phiếu lĩnh thuốc độc A-B phải có mẫu riêng theo đúng quy chế
(2 bản). Sau khi cấp phát thuốc đầy đủ phải ký nhận, mỗi phiếu phải có đầy
đủ chữ ký (giữa người). Mỗi thứ thuốc thường chỉ được chữa 02 khoản nếu
quá thì không được phát.
3.4. Công tác thông tin và tư vấn về sử dụng thuốc:
Trưởng khoa Dược giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lí và hiệu quả.
Thực hiện dược lâm sàng trong bệnh viện, Dược sĩ khoa Dược tư vấn cùng
Bác sĩ điều trị than gia chọn thuốc điều trị đối với số người bệnh nặng, mãn
tính cụ thể. Khoa Dược chịu trách nhiệm thông tin về thuốc, triển khai mạng
lưới theo dõi phản dứng có hại của thuốc (ADR), giới thiệu thuốc mới.

4. Chức trách, nhiệm vụ của Dược sỹ:
4.1. Quy ước về y đức:
Theo tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế ban hành kèm theo
Quyết định 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế:
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh
thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người
bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
dạy “Lương y phải như tử mẫu”. Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn,
học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y
học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức
xã hội thừa nhận.
1. Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng
trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có
lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng ao
phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực
nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua
mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.
Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp
chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưn được phép của Bộ Y tế và
sự chấp nhận của người bệnh.


3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng
những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm
kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu
đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ
ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung
thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận

tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải
giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp
tác điều trị; phổ biến cho họ về chế đọ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của
người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để
chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải
hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình
người bệnh biết.
5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử lý kịp thời không được đùn
đẩy người bệnh.
6. Kê dơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn; không vì lợi Ých cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất,
thuốc không dùng với yêu cầu và mức độ bệnh.
7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử lý kịp thời
các diễn biễn của người bệnh.
8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị,
tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn,
giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10. Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn
sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác phân trách nhiệm về mình, không
đổ lỗi cho đồng nghiệp, giúp đỡ lẫn nhau.
12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống
dịch bệnh, cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực
hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
4.2. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch Dược sỹ:
* Chức trách: Là công chức chuyên môn kỹ thuật thuộc hệ Dược của ngành y
tế, thực hiện các kỹ thuật chuyên môn như bào chế, sinh hoá, kiểm nghiệm,
điều tra, sưu tầm và nghiên cứu dược liệu.
* Nhiệm vụ cụ thể:



- Bào chế các thuốc thông thường và pha chế theo đơn.
- Trực tiếp hoặc giúp Dược sỹ chính pha chế thuốc độ A, B dung dịch tiêm
truyền hoặc có tương kỵ. Pha chế thuốc thử, thuốc nhuộm thông thường phục
vụ cho cận lâm sàng và lâm sàng. Kiểm nghiệm các thuốc đã pha chế tại đơn
vị hoặc theo sự phân công của cán bộ phụ trách, lấy mẫu kiểm tra và trực tiếp
tiến hành kiểm nghiệm các tiêu bản theo đúng quy định và chịu trách nhiệm
về kết quả kiểm nghiệm của mình.
- Tham gia công tác điều tra dược liệu và hướng dẫn kỹ thuật làm tiêu bản
mẫu cấy thuốc, thống kê phân loại cây thuốc đã sưu tầm, lập bản đồ phân bố
cây thuốc để có kế hoạch khai thác và bảo vệ được liệu sẵn có ở địa phương,
chế biến và hướng dẫn chế biến được liệu cho cấp dưới.
- Chịu trách nhiệm quản lý vệ sinh an toàn lao động trong phạm vi phụ trách.
Chịu trách nhiệm bảo quản, phân phối, cung ứng, thông báo và hướng dẫn sử
dụng thuốc.
- Sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị, chịu trách nhiệm bảo quản các
máy móc thiết bị và nguyên liệu để làm thuốc.
- Thực hiện quy trình kỹ thuật, tiến hành sản xuất một số thuốc phục vụ cho
phòng bệnh, chữa bệnh tại các khoa Dược của bệnh viện.
- Dù trù các hoá chất, nguyên liệu dụng cụ máy móc thiết bị phục vụ cho pha
chế kiểm nghiệm dược phẩm, xét nghiệm sinh hoá cũng như sản xuất thuốc.
- Tham gia nghiên cứu khoa học các đề tài cấp cơ sở, đào tạo bồi dưỡng kỹ
thuật chuyên môn cho các ngạch công chức dưới quyền cũng như học sinh và
sinh viên đến thực tập.
* Hiểu biết:
- Những quy trình, quy phạm và các quy chế, chế độ chuyên môn trong pha
chế sản xuất thuốc. Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống xung
quanh hoạt động của nhiệm vụ được giao. Các văn bản hướng dẫn, những chủ
trương chính sách của Nhà nước, của ngành và các cơ quan có liên quan đến

lĩnh vực Dược.
- Các nguyên tắc, chế độ về Dược và kỹ thuật bảo quản thuốc trong danh mục
thuốc quốc gia nói chung và trong danh mục thuốc thiết yếu nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp
cải tiến quản lý Dược và cả những kiến thức cơ bản về kinh tế.
4.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của người Dược sỹ cấp phát thuốc:
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện
quy chế công tác khoa Dược và quy chế sử dụng thuốc. Chịu trách nhiệm


×