Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Lựa chọn và phân tích sự thất bại của thị trường về ngoại ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.4 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP LỚN:
Môn: Kinh tế công cộng
Lớp tín chỉ: Kinh tế công cộng 1
Lớp chuyên ngành: Quản lí Kinh tế K57

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2017


Đề bài:
Lựa chọn và phân tích sự thất bại của thị trường về ngoại ứng
tiêu cực trong thực tiễn và sự can thiệp của Chính phủ.
Nội dung:
A. Sự thất bại của thị trường về ngoại ứng tiêu cực
I. Lý Thuyết Ngoại Ứng
1. Khái niệm
2. Phân loại
3. Đặc điểm
II.Ví dụ cụ thể về thất bại thị trường trong ngoại ứng
1. Giới thiệu công ty Vedan
2. Hành vi gây ô nhiễm của Vedan
3. Ngoại ứng tiêu cực Vedan gây ra với sông Thị Vải
B. Giải pháp khắc phục ngoại ứng tiêu cực do Vedan gây ra
I. Những giải pháp dựa trên lý thuyết.
1. Quy định quyền sở hữu tài sản:
2. Sáp nhập
3. Dùng dư luận xã hội
II. Các giải pháp của chính phủ


1. Biện pháp trước mắt
2. Biện pháp lâu dài
C. Đánh giá sự can thiệp của chính phủ
I. Đánh giá các biện pháp trước mắt
1. Việc yêu cầu Vedan bồi thường thiệt hại
2.Việc buộc Vedan phải xây dựng hệ thống nước thải đúng quy định:
II.Đánh giá các biện pháp lâu dài
1. Đánh thuế
2. Trợ cấp
3.Hình thành thị trường về ô nhiễm


Lời mở đầu:
Trong mọi hoạt động của mình, con người luôn có những tác động nhất định
đến môi trường xung quanh, đó có thể là những tác động mang lại lợi ích nhưng
không nhận được các khoản chi trả, cũng có thể là những tác động gây ra hậu quả
hết sức nghiêm trọng nhưng lại không chịu chi phí bồi thường thiệt hại. Những tác
động như vậy trong kinh tế học được gọi là ngoại ứng.Ngoại ứng là một trong
những thất bại của thị trường, khi ngoại ứng xảy ra dù là ngoại tác tiêu cực hay tích
cực đều gây ra tính phi hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về tác động của ngoại ứng tiêu cực
đến xã hội cũng như biện pháp của chính phủ trong việc can thiệp, xử lý vấn đề
này, nhóm xin trình bày một hiện tượng cụ thể, có thật đã xảy ra và từng gây xôn
xao dư luận, đó chính là vụ việc “Vedan xả thải gây ô nhiễm sông Thị Vải’’ . Bằng
việc ứng dụng cơ sở lý thuyết về ngoại tác tiêu cực để phân tích sự thất bại của thị
trường về ngoại ứng tiêu cực và sự can thiệp của chính phủ.
A. Sự thất bại của thị trường về ngoại ứng tiêu cực:
I.
Lý thuyết ngoại ứng:
1. Khái niệm: Hành động của một đối tượng ( có thể là cá nhân hoặc hãng) có
ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng thứ 3 nhưng ảnh hưởng

đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường.
2. Phân loại:
 Ngoại ứng tích cực: tiêm chủng nghiên cứu…
 Ngoại ứng tiêu cực: ô nhiễm, hút thuốc lá…
3. Đặc điểm:
 Có thể do cả hoạt động sản xuất lẫn tiêu dùng gây ra.
 Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi
chỉ mang tính tương đối.
 Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ là tương
đối.
 Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả nếu xét dưới quan điểm xã hội.
II.
Ví dụ cụ thể về thất bại thị trường trong ngoại ứng:
“ Công ty Vedan đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước
thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải trót lọt suốt 14 năm gây hậu quả lớn về môi
trường và đời sống người dân”.
1. Giới thiệu công ty Vedan Việt Nam:
• Trụ sở: đặt tại xã Phước Thái (Long Thành - Đồng Nai).
Hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 171 A/GP ngày 1/8/1991 của Ủy ban
Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) .
• Diện tích: 120 ha nằm liền kề với sông Thị Vải.
Công ty Vedan đi vào hoạt động chính thức từ năm 1993 trong các lĩnh vực sản
xuất: Bột ngọt, Lysine, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axít (HCl), thức ăn chăn
nuôi, phân bón và một số sản phẩm công nghệ sinh học.


Sử dụng nước cấp trung bình từ 20.000 - 25.000 m3/ngày và nước làm mát lấy từ
sông Thị Vải khoảng 40.000 m3/ngày.
2. Hành vi gây ô nhiễm của Vedan:
Năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức (vào thời điểm đó trên lưu

vực sông Thị Vải có rất ít cơ sở công nghiệp hoạt động), Công ty Vedan đã thải
chất thải gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt.
Trong điều kiện xả thải bình thường trước khi phát hiện vụ việc xảy ra (9/2008),
lưu lượng nước thải của Công ty Vedan trung bình khoảng 5.000 - 5.800 m3/ngày,
đã được xử lý tại 3 hệ thống xử lý nước thải (XLNT) của Công ty:
- Hệ thống XLNT chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB, kết hợp
bùn hoạt tính có công suất 1.500 m3/ngày. Nước thải sau xử lý có nồng độ
các chất ô nhiễm chính như sau (theo kết quả kiểm tra năm 2008 của Tổng
cục Môi trường): TSS = 38 mg/l, BOD5 = 8 mg/l, COD = 31 mg/l, N-NH3 =
0,35 mg/l, Tổng N = 1,6 mg/l, và Tổng P = 1,84 mg/l; cơ bản đạt tiêu chuẩn
cho phép (TCCP).
- Hệ thống XLNT chế biến tinh bột bằng hệ thống 21 hồ sinh học tự nhiên có
công suất 2.500 m3/ngày. Nước thải sau xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm
chính như sau (theo kết quả kiểm tra năm 2008 của Tổng cục Môi trường):
TSS = 41 mg/l, BOD5 = 59 mg/l, COD = 113 mg/l, N-NH3 = 40,7 mg/l,
Tổng N = 50,5 mg/l, và Tổng P = 2,94 mg/l; không đạt TCCP.
- Hệ thống XLNT sản xuất Lysin từ mật rỉ đường bằng hệ thống sinh học hiếu
khí bùn hoạt tính, kết hợp mương ôxy hóa có công suất 1.800 m3/ngày.
Nước thải sau xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm chính như sau (theo kết quả
kiểm tra năm 2008 của Tổng cục Môi trường): TSS = 57 mg/l, BOD5 = 35
mg/l, COD = 80 mg/l, N-NH3 = 47,4 mg/l, Tổng N = 54,6 mg/l, và Tổng P =
3,68 mg/l; không đạt TCCP.
Đặc biệt nghiêm trọng, Công ty đã bơm xả trực tiếp dịch thải sau lên men bột
ngọt Lysin và từ bể chứa bán âm dung tích 6.000 - 7.000 m3 và bồn chứa 15.000
m3 theo hệ thống đường ống (có đoạn chôn ngầm, có đoạn đi trên bề mặt đất) ra
cầu cảng số 2, theo phát hiện của Đoàn Thanh tra và Cục Cảnh sát môi trường vào
lúc 17h30 ngày 6/9/2008.
Tổng lượng dịch thải sau lên men được Công ty xả lén ra sông Thị Vải theo kết
luận của Đoàn Thanh tra năm 2008 là 105.600 m3/tháng, tương đương 3.520
m3/ngày với nồng độ các chất ô nhiễm rất cao: pH = 4,9; Độ màu = 610.000 Pt-Co;

BOD5 = 549.000 mg/l; COD = 705.000 mg/l; TSS = 156.700 mg/l; N-NH4+ =
11.800 mg/l; Tổng N = 22.100 mg/l; Tổng P = 705 mg/l.
Bên cạnh đó, Đoàn Thanh tra còn phát hiện một số nguồn thải khác không qua
xử lý của Công ty Vedan, cụ thể như sau:
- Lượng bùn thải từ Xưởng tinh bột là 24.000 m3/tháng (tương đương 800
m3/ngày) với nồng độ các chất ô nhiễm chính rất cao: TSS = 12.280 mg/l,


BOD5 = 1.050 mg/l, COD = 12.280 mg/l, N-NH3 = 3,08 mg/l, Tổng N =
59,7 mg/l và Tổng P= 32 mg/l.
- Tổng lượng nước thải từ Nhà máy bột ngọt và Lysine thải xuống mương
thoát nước giải nhiệt là 46.800 m3/tháng (tương đương 1.560 m3/ngày) với
nồng độ các chất ô nhiễm chính như sau: TSS = 423 mg/l, BOD5 = 2.700
mg/l, COD = 5.330 mg/l, N-NH3 = 163 mg/l, Tổng N = 385 mg/l, và Tổng P
= 9,5 mg/l.
3. Ngoại ứng tiêu cực Vedan gây ra đối với sông Thị Vải:
Kết quả tính toán lan truyền ô nhiễm bằng mô hình MIKE 21.
Kết quả tính toán lan truyền ô nhiễm từ việc xả thải của Công ty Vedan đối với
sông Thị Vải (sử dụng phần mềm MIKE 21) cho thấy: Phạm vi ảnh hưởng đối với
dòng chính sông Thị Vải khoảng 25 km, trong đó có khoảng 12 km bị ô nhiễm đặc
biệt nghiêm trọng (Công ty Vedan cũng đã thừa nhận vấn đề này tại cuộc họp ngày
11/12/2009 tại Tổng cục Môi trường); Phạm vi ảnh hưởng còn mở rộng vào các
kênh rạch nhỏ, cá, khu vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (sơ đồ 1).

Sơ đồ 1: Kết quả tính toán lan truyền ô nhiễm bằng mô hình MIKE 21
 Kết quả quan trắc chất lượng nước
Kết quả quan trắc từ nhiều chương trình quan trắc khác nhau của Tổng cục Môi
trường và của các địa phương giai đoạn 1999 - 2008 cho thấy: Toàn bộ chiều dài
dòng chính sông Thị Vải khoảng 31,5 km đều bị ô nhiễm với các mức độ khác
nhau, trong đó có khoảng 12 - 15 km đoạn ngang qua khu vực Công ty Vedan bị ô

nhiễm đặc biệt nghiêm trọng; Phạm vi ảnh hưởng ô nhiễm còn lan rộng sang phía
sông Gò Gia, sông Bà Giỏi và các chi lưu khác của sông Thị Vải.
Ngoài các chương trình lấy mẫu và quan trắc điểm cố định trên lưu vực sông
Thị Vải, còn có các đợt khảo sát đo nhanh liên tục diễn biến chất lượng nước dọc
theo sông Thị Vải do Tổng cục Môi trường phối hợp với Viện Hóa học và Viện Môi


trường và Tài nguyên thực hiện. Đến nay đã có 8 đợt đo nhanh vào các thời điểm:
tháng 8/1996; 3/1997; 12/1997; 10/1998; 5/2006; 8/2008; 3/2009 và tháng 11/2009.
Dưới đây là kết quả đo nhanh thông số DO dọc sông Thị Vải từ thượng nguồn ra
đến hợp lưu sông Thị Vải - Gò Gia - Cái Mép từ năm 1996 đến nay (Sơ đồ 2).

Sơ đồ 2: Sự biến thiên của DO theo quãng đường đo trên sông Thị Vải tương
ứng với các lần đo tháng 8/1996, 3/1997, 10/1998, 5/2006, 8/2008, 3/2009 và
11/2009
Từ kết quả đo nhanh như sơ đồ 2 cho thấy, ngay từ năm 1996 (sau 3 năm kể từ
khi Công ty Vedan đi vào hoạt động), nước sông Thị Vải đã bị ô nhiễm đáng kể (Có
khoảng 8km tuyến sông này có DO < 2 mg/l). Năm 1997 có khoảng 25 km tuyến
sông này có DO dưới 1 mg/l. Mức độ ô nhiễm càng lúc càng tăng dần và đạt tới
cực điểm vào tháng 8/2008 (thời điểm Thanh tra Tổng cục Môi trường phát hiện
được hành vi gây ô nhiễm của Công ty Vedan).Ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên và
Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của Vedan, bao gồm:
1.Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản
xuất tinh bột biến tính của công ty.
2.Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy
sản xuất bột ngọt và lysin của công ty.
3.Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy
khác của công ty.
4.Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên
quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền.


5.Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo.
6.Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công
trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất xútaxit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.
7.Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công
trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ
5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000
tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20
tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm
(lỏng).
8.Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị
hạn chế môi trường.
9.Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
10.Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy
phép.
 Phân tích ngoại ứng tiêu cực mà công ty Vedan gây ra theo khía cạnh lý
thuyết

Hình ảnh minh họa cho ngoại ứng tiêu cực thông qua ví dụ Vedan thải nước
chưa qua xử lý vào sông Thị Vải gây thiệt hại lớn cho người nuôi và đánh bắt
thủy sản, hay sản xuất nông nghiệp xung quanh sông Thị Vải. Coi những người
này là HTX. Trục hoành của đồ thị cho biết sản lượng mà nhà máy sản xuất,
trục tung đo lường chi phí và lợi ích mà họa động này tạo ra, tính bằng tiền.


Đường MB cho biết lơi ích biên mà Vedan thu được ứng với từng mức sản
lượng. Đường MPC thể hiện chi phí tư nhân biên, tức là mọi khoản chi phí mà

nhà máy thực phải chi ra để sản xuất thêm một đơn vị ản lượng, thí dụ như chi
phí nhân công, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị…..
Đứng trên quan điểm xã hội, đường chi phí biên đối với xã hội ( MSC) sẽ
gồm cả hai bộ phận cấu thanh: thứ nhất là chi phí mua sắm đầu vào của nhà
máy mà giá trị của chúng được phản ánh trên đường MPC, chi phí thực tế mà
nhà máy phải chi ra để sản xuất hóa chất ; thứ hai là chi phí thiêt hại mà HTX
phải gánh chịu được thể hiện bằng đường MEC. Vì thế, MSC sẽ bằng MPC
cộng với MEC.
Nếu Vedan là người tối đa hóa lợi nhuận thì họ sẽ sản xuất hiệu quả nhất tại
điểm MB = MC. Nhưng vì MC mà nhà máy quan tâm là MPC nên họ sẽ sản
xuất tại điểm B, tại đó MB = MPC. Điểm này còn gọi là mức sản lượng tối ưu
thị trường. Trái lại, cũng theo nguyên tắc biên về hiệu quả, nhưng vì quan tâm
đến chi phí của cả xã hội nên mức sản lượng tối ưu theo quan điểm xã hội phải
đặt tại A, khi MB = MSC. Như vậy, Vedan gây ngoại ứng tiêu cực đã sản xuất
quá nhiều so với mức tối ưu xã hội.
Nếu chính phủ không có biện pháp buộc Vedan cắt giảm sản lượng thì thiệt
hại gây ra cho xã hội sẽ là bao nhiêu? Có thể thấy ngay tổng tốn thất phúc lợi
ròng của xã hôi là tam giác ABC. Điều này có thể được giải thích rằng:
Vì lơi ích ròng (hay lợi nhuận) mà Vedan thu được khi sản xuất thêm một
đơn vị sản lượng là khoảng cách dọc giữa đường MB và MPC nên tổng lợi
nhuận tăng thêm khi nhà áy duy trì mức sản lượng từ Qo đến Q1 là tam giác
ABE. Trong khi đó, người dân khu vực sông Thị Vải sẽ bị thiệt hại do ô nhiễm
nhà máy thải ra. Với mỗi đơn vị sản lượng do nhà máy sản xuất, người dân sẽ
chịu thiệt môt khoản bằng MEC. Vì thế, khi sản lượng tăng từ Qo đến Q1 thì
tổng thiệt hại gây ra cho người dân sẽ là hình thang abQ1Qo. Vì hình thang này
có diện tích đúng bằng hình thang ACBE nên sau khi bù đắp phần lợi nhuận
tăng thêm của nhà máy Vedan, xã hội vẫn bị thiệt tam giác ABC. Nếu xã hội có
thể buộc nhà mãy cắt giảm sản lượng từ Q1 xuống Qo thì sẽ tiết kiệm được
khoản tổn thất phúc lợi xã hội nói trên.
Như vậy, có thể thấy rằng, mức sản lượng hiệu quả xã hội không có nghĩa

là một mức sản lương không gây ô nhiễm bởi lẽ yêu cầu là phải tìm một mức ô
nhiễm chấp nhận được, theo nghĩa lợi ích của sản xuất mang lại phải bù đắp


những chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi tiến hành sản xuất, trong đó tính cả
chi phí ô nhiễm.
Thực tế cho thấy rằng , nhà máy xả thải trái phép với khối lượng ngày càng
lớn để giảm bớt chi phí tư nhân biên , điều này làm chi phí ngoại ứng biên tổng
thiệt hại mà HTx phải gánh chịu do sản lượng đánh bắt cá ngày càng giảm do ô
nhiểm, việc nuôi thủy sản bị hạn chế do nước bị ô nhiểm nặng nề ngày càng
tăng. Số liệu thực tế cho thấy, Tại khu vực quanh sông thị vải các vùng bị ảnh
hưởng nặng thuộc địa bàn các xã Phước An, Long Thọ, Long Phước, Phước
Thái, Mỹ Xuân, Phước Hòa với hơn 2000 ha diện tích nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản bị ảnh hưởng, vùng ảnh hưởng nhẹ hơn lên đến 700 ha. Lượng cá tôm
trên sông thị vải giảm thiểu đáng kể làm cho người dân sông bằng nghê đánh
bắt ngày càng nghèo hơn. Chủ ao nuôi tôm nuôi cá trắng tay do tôm, cá chịu ô
nhiểm chết hàng loạt thiệt hại ước tính lên đến 1700 tỉ đồng .
Không chỉ thiệt hại về kinh tế , mà sức khỏe người dân cũng bị ảnh hưởng
nặng nề khiến theo điều tra tỉ lệ mắc các bệnh tăng đặc biệt là bênh ung thư do
nguồn nước bẩn ngấm vào đất đai hoa màu, sản lượng nông nghiệp cũng giảm
sút đáng kể, ra hoa nhưng không kết trái , nguồn nước tiếu tiêu phải lấy từ nơi
khác cũng làm tăng chi phí cho người sản xuất nông nghiệp nhưng sản lượng
cũng như chất lượng ngày càng kém.
B. Giải pháp khắc phục ngoại ứng tiêu cực do Vedan gây ra
I.
Những giải pháp dựa trên lý thuyết.
1. Quy định quyền sở hữu tài sản:
- Nếu nhà máy sở hữu dòng sông: Nhà máy sẵn sàng không sản xuất thêm
hàng hóa nếu người nông dân đèn bù cho họ một số tiền không thấp hơn lợi
ích ròng mà họ thu được từ việc sản xuất (MB-MPC). Và người nông dân

sẵn sàng đền bù nếu số tiền mà họ phải bỏ ra ko lớn hơn mức thiệt hại mà họ
phải chịu từ việc sản xuất cua nhà máy (MEC).Giao dịch đền bù sẽ được
thực hiện tại đơn vị sản lượng j nào đó thỏa mãn:
MEC tại j ≥ Mức đền bù ≥ MB-MPC tại j
- Nếu người nông dân sở hữu dòng sông (trường hợp Vedan): Nhà máy sẵn
sàng đền bù cho người dân nếu mức đền bù ko lớn hơn lợi ích mà họ thu
được từ việc sản xuất (MB-MPC). Và người nông dân sẵn sàng chấp nhận
mức đền bù nếu nó ko nhỏ hơn thiệt hại mà họ phải chịu. Kết quả trong
trường hợp này sẽ hoàn toàn ngược lại với bất đẳng thức trên:
MEC tại j ≤ Mức đền bù ≤ MB-MPC tại j
2. Sáp nhập:


-

Sáp nhập là một cách để giải quyết ngoại ứng. Nếu người nông dân và công
ty Vedan liên kết lại với nhau thì lợi nhuận của liên doanh giữa hai bên sẽ
cao hơn tổng mức lợi nhuận đơn lẻ của từng bên khi chưa liên kết. Khi đó,
liên doanh sẽ phải cân nhắc lợi íc của cả hai hoạt động và dừng lại ở mức sản
lượng tối ưu xã hội vì đó cũng là điểm mà lợi nhuận của liên doanh là lớn
nhất.
- Người nông dân và công ty Vedan có thể liên kết lại bằng cách là các nông,
thủy phẩm của người nông ngư dân là nguyên liệu để chế biến sản phẩm cua
Vedan. Vedan nên đa dạng hóa các loại hình sản phẩm của mình để có thể
tận dụng được nguyên liệu thu mua từ người dân,…
3. Dùng dư luận xã hội:
Trong trường hợp của Vedan thì sức mạnh của dư luận xã hội đã phát huy
đầy đủ tác dụng của nó. Bằng chứng là mọi người dân Việt Nam – với tư cách là
các cấp chính quyền, giới truyền thông, các luật sư cho đến người tiêu dùng đều
đứng về phía người nông dân. Giới truyền thông liên tục đăng tải các thông tin

về diễn biến vụ việc ô nhiểm này, các cấp chính quyền tìm cách đưa ra chứng cứ
để đưa ra khung hình phạt cao nhất đối với Vedan, các luật sư thì tư vấn cho
người dân khởi kiện Vedan, người tiêu dùng thì tẩy chay sản phẩm của Vedan.
Khi đó, Vedan đã buộc phải chấp nhận các khung hình phạt và chấp nhận bồi
thường 100% cho người dân.
II.
Các giải pháp của chính phủ
1. Biện pháp trước mắt
- Buộc công ty Vedan bồi thường thiệt hại:
Đây là biện pháp đầu tiên của chính phủ khi phát hiện ra công ty Vedan xả thải
trái phép ra sông Thị Vải. Tuy ban đầu công ty không chấp nhận mức đền bù người
dân đưa ra nhưng cuối cùng phải chấp nhận mức đền bù 100%.
Theo báo cáo của Bộ TNMT, tính đến hết ngày 31/12/2009, Cty Vedan mới nộp
phạt vi phạm hành chính 267.500.000 đồng; nộp 127.268.067.520 đồng phí bảo vệ
môi trường truy thu theo Quyết định số 131/ QĐ-XPHC, ngày 6/10/2008 của
Chánh Thanh tra Bộ TNMT về xử phạt hành chính.
Đồng thời Vedan cũng đã chịu bồi thường thiệt hại cho các tỉnh chịu hậu quả ô
nhiễm môi trường. Đây là con số do Viện Môi trường Tài nguyễn thuộc ĐH Quốc
gia TP Hồ Chí Minh đưa ra. Theo đó, Cty Vedan sẽ phải bồi thường cho nông dân
TP Hồ Chí Minh hơn 45,7 tỉ đồng và nông dân tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu là hơn 53,6 tỉ
đồng. Khoản đền bù sẽ chuyển tiền làm 2 lần: Lần thứ nhất 50% trong vòng 7 ngày
khi có văn bản chấp thuận của UBND 3 địa phương; Lần thứ hai là quý I/2011.
- Buộc Vedan phải xây dựng hệ thống nước thải đúng quy định:
Sau khi chính phủ kiểm tra phát hiện vi phạm của Cty Vedan, Bộ TNMT đã ra
quyết định buộc Vedan phải cải tạo hệ thống xử lý nước thải.


Thực hiện việc đó, Vedan đã tháo bỏ toàn bộ các tuyến ống ngầm dài trên
2200m, 4 máy bơm và 3 họng xả chất thải ngầm cắm sâu 10m xuống sông Thị Vải;
dừng việc thải nước thải vào hệ thống 21 hồ sinh học và bơm nước thải từ 21 hồ

này vào hệ thống xử lý, đảm bảo chất lượng nước tại các hồ đã được làm sạch; lắp
đặt công tơ điện riêng biệt và đồng hồ đo lưu lượng của hệ thống xuất khẩu CMS ra
tàu thủy; lập nhậ ký vận hành của các hệ thống xử lý nước thải.
Công ty Vedan cũng hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp 3 hệ thống xử lý nước
thải hiện hữu(4000m3/ngày; xây dựng mới 2 hệ thống xử lý nước thải sản
xuất(5000m3/ngày) và 1 hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt (300m3/ngày), với tổng
công suất thiết kế hiên nay là 9300m3/ngày; lắp đặt 3 hệ thống quan trắc tự động,
đảm bảo nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN). Xây dựng
và lắp đặt mới 4 dây chuyển sản xuất phân bón ( nâng tổng số lên 8 dây chuyền ), 1
máy cô đặc dịch thải sau khi lên men TVR ( nâng tổng số lên 2 máy ) và các tồn tại
về môi trường theo đúng cam kết.
2. Các biện pháp lâu dài
- Đánh thuế:
MB,MC

MSC=MPC+MEC

C
A

MPC
B
MEC

E
MB

O

Q


- Trợ cấp đối với ngoại ứng tiêu cực:
Giải pháp này đi ngược lại các quan điểm đạo đức của xã hội, hơn nữa nó có thể
lôi kéo các nhà sản xuất khác vào nên ko được sử dụng.
- Hình thành thị trường về ô nhiễm:
Trong trường hợp này, chính phủ sẽ trao cho nhà máy các giấy phép xả thải. Có 2
hình thức trao giấy phép xả thải cho nhà máy:
 Chính phủ sẽ cho các doanh nghiệp đấu giá để mua các giấy phép xả thải
này. Mức giá của những giấy phép này sẽ là mức giá cân bằng thị trường
sao cho sản lượng ô nhiễm đúng bằng mức chính phủ mong muốn.


Phí xả thải
Sz

P*

Dz

O

Z*

Số giấy phép

 Chính phủ tuyên bố bán đấu giá Z* giấy phép xả thải, cung giấy phép xả
thải là đường thẳng đứng tại điểm Z * . Đường cầu giấy phép là đường dốc
xuống.Mức giá cho mỗi giấy phép là P*.
Thay vì đấu giá, Chính phủ sẽ phát ko cho các nhà máy một số lượng giấy
phép xả thải nhất định. Nếu nhà máy muốn thải thêm ra môi trường thì sẽ phải

mua số giấy phép này từ các nhà máy khác. Kết quả cũng tương tự trường hợp
1.
- Kiểm soát trực tiếp bằng chuẩn thải:
Theo cách này, mỗi hãng sản xuất sẽ bị yêu cầu chỉ được gây ô nhiễm ở một
mức nhất định, gọi là mức chuẩn thải, nếu không sẽ bị đóng cửa
\


MB, MC ($)

B
C

MCx

P*
A

MSBx
Z*

MB, MC ($)

Qx*

Phế thải

G

P*


MCy
F

H

MSBy

O
-

Qy*

Z*

Qy

Lượng phế thải

Kiểm soát ngoại ứng tiêu cực bằng quy định chuẩn thải
Trục hoành thể hiện mức khí thải mà các nhà máy thải ra môi trường.
Đường MB là lợi ích biên của mỗi hãng khi gây ô nhiễm.
Nếu chính phủ áp đặt một mức chuẩn thải, chỉ cho phép các hãng được xả
thải đến mức Z*, hãng X phải giảm mức xả thải tử Q x xuống Z*, còn hãng Y lại
được tăng mức thải từ Qy lên đến Z*.
Mức chuẩn thải này không hiệu quả vì nó đã khiến X giam mức gây ô
nhiễm xuống dưới mức hiệu quả. Tại Z *, MCx < MSBx nên tổn thất phúc lợi là
tam giác ABC. Nếu áp dụng phí xả thải ơ mức P * thì hãng sẽ sản xuất ở điểm C
và sự phi hiệu quả biến mất.
Tương tự với hãng Y sẽ xả thải nhiều hơn ở mức hiệu quả vì tại Z *, MCy >

MSBy. Tổn thất phúc lợi xã hội là tam giác FGH. Tổn thất này sẽ không còn nếu
áp dụng phí xả thải là P*/ tấn.


C. Đánh giá sự can thiệp của chính phủ
I.
Các biện pháp trước mắt
1. Việc yêu cầu Vedan bồi thường thiệt hại
 Việc yêu cầu Vedan bồi thường thiệt hại và khiến cho công ty này đã phải
chấp nhận mức phí bồi thường lên tới 100% phần nào đã xoa dịu được bức
xúc của người dân.
 Kinh phí bồi thường sẽ góp phần trong việc khắc phục hậu quả về môi
trường, kinh tế và xã hội trên lưu vực sông Thị Vải.
Nhược điểm:
Khoản kinh phí bồi thường còn quá ít so với các thiệt hại mà Vedan đã gây ra
cho xã hội.
Quyết định xử phạt hành chính 200 triệu đồng đối với việc Vedan gây ô
nhiễm nghiêm trọng sông Thị Vải 14 năm được coi là mức hình phạt cao nhất hiện
nay, song nhiều người lại cho rằng “chẳng bõ bèn gì”.
2. Việc buộc Vedan phải xây dựng hệ thống nước thải đúng quy định:
Các hoạt động sản xuất tiếp theo của Vedan sẽ được giám sát nghiêm ngặt, việc
xả thải sẽ khó có khả năng tiếp tục xảy ra.
Nhược điểm:
Khi xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cần phải sử dụng nguồn vốn để
xây dựng gây sự tốn kém trong bối cảnh Vedan phải bồi thường 100%, môi trường
nước sông Thị Vải ô nhiễm nặng nề, đời sống nhân dân xung quanh còn nhiều sự
phức tạp.
II.
Các biện pháp lâu dài
1. Đánh thuế

- Doanh nghiệp khi chịu thuế sẽ buộc phải giảm sản lượng xuống Q0. Điều
này sẽ triệt tiêu được phần TTPLXH do ngoại ứng gây ra. Đồng thời khi
Doanh nghiệp cắt giảm sản lượng thì khối lượng xả thải các chất gây ô
nhiễm môi trường sẽ giảm xuống.
- Số tiền đền bù được chuyển đến tay người dân- đối tượng chịu hậu quả để họ
có thể sớm ổn định cuộc sống.
Nhược điểm:
Luật bảo vệ môi trường của chúng ta vẫn còn sơ sài, đơn giản, chưa ràng buộc
một cách chặt chẽ gây ra nhiều bất cập. Điển hình trong quá khứ Vedan đã trốn thuế
trong một thời gian dài.
2. Trợ cấp
Các Doanh nghiệp sẽ tự nguyện giảm sản lượng về mức tối ưu xã hội.
Nhược điểm:
- Chính phủ sẽ buộc phải tăng thuế ở đâu đó để bù vào ngân sách.


-

Khó có thể áp dụng phương pháp này vào thực tế đối với Vedan vì thiệt hại
trong thực tế công ty này gây ra là quá lớn, việc trợ cấp sẽ vấp phải nhiều ý
kiến trái chiều.
3. Hình thành thị trường về ô nhiễm ( việc sử dụng giấy phép xả thải):
Đây là sự kết hợp giữa tín hiệu giá cả và hạn mức ô nhiễm. So với các loại thuế
môi trường hay phí ô nhiễm thì thị trường giấy phép mang tính chắc chắn, bảo đảm
hơn về kết quả đạt mục tiêu môi trường vì dù giao dịch mua bán như thế nào thì
tổng lượng giấy phép vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát ở số phát hành ban đầu.
Giấy phép linh hoạt ở chỗ nó cho phép các doanh nghiệp lựa chọn các phương
án mua thêm giấy phép để tiếp tục thải hay tìm cách cải thiện hiện trạng, giảm thải
xuống mức cho phép.
Quyền được bán giấy phép với giá được xác định bởi cầu của thị trường còn tạo

ra động cơ khuyến khích các doanh nghiệp giảm thải nhiều hơn để có thể bán các
giấy phép thừa ra đó.
Nhược điểm:
Vedan là một công ty lớn, sẽ xảy ra nguy cơ Vedan mua lượng lớn giấy phép xả
thải của các công ty nhỏ hơn và tiếp tục xả thải gây ô nhiễm môi trường.



×