Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.22 KB, 27 trang )

Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

UBND HUYỆN KRÔNG ANA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh qua một số văn bản Ngữ Văn 7
Lĩnh vực: Ngữ văn
Họ và tên tác giả: Lưu Thị Liên
Đơn vị: trường THCS Nguyễn Trãi

Krông Ana, tháng 03 năm 2018
0


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu giáo dục mà chúng ta đang thực hiện là trang bị, đào tạo cho các em
học sinh có những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và năng lực tư duy, năng lực
hành động. Cụ thể là giúp các em:
Trở thành một người học tập tự chủ, độc lập, tự tin: Biết hỏi, biết phản
ánh, biết bảo vệ ý kiến và chịu trách nhiệm cho sự nghiệp học hành của mình;
người có ý thức rõ ràng về cái đúng, cái sai; biết mình là ai, sáng suốt trong việc
đánh giá sự việc, có suy nghĩ độc lập và thấu đáo; sở hữu những năng lực trí tuệ
(năng lực tư duy và năng lực hành động) cần thiết để sống, làm việc và thích
ứng trong môi trường xã hội không ngừng đổi thay và nhiều thách thức trong
tương lai.
Trở thành một người biết yêu thương, tràn đầy năng lượng và yêu
cuộc sống: Có một cơ thể khỏe mạnh, trí tuệ lành mạnh, suy nghĩ và hành động


một cách tích cực; người biết cảm nhận và trân trọng những giá trị nhân văn,
nghệ thuật đẹp đẽ của cuộc sống; biết yêu thương, chia sẻ và trở thành con
người sống có cảm xúc,năng lượng tràn đầy, có động lực và niềm say mê, luôn
yêu cuộc sống.
Trở thành một người đóng góp tích cực, một con người, một công dân
tốt và có trách nhiệm: Có thể làm việc theo nhóm, hợp tác và giao tiếp một
cách hiệu quả, chủ động, dám mạo hiểm và nỗ lực hết mình để giành kết quả ưu
việt nhất; có ý thức trách nhiệm công dân cao, người được thông tin đầy đủ về
Việt Nam và thế giới và người góp phần tích cực vào việc làm cho chất lượng
cuộc sống của những người xung quanh mình ngày càng tốt hơn.
Trong xã hội hiện nay với sự phát triển nhanh chóng các lĩnh vực kinh tế, xã
hội, đã và đang tạo ra những tác động phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Nhất là thời gian qua tình trạng đạo
đức của một bộ phận thanh thiếu niên đang xuống cấp gây nhiều bức xúc trong
xã hội.
Thực trạng trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh của trường THCS
Nguyễn Trãi. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh bị lôi kéo vào
vấn đề này chính là do các em còn yếu về kĩ năng sống.
Trước thực trạng trên, trong những năm qua Bộ giáo dục đã có nhiều nỗ lực
để đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, gắn
giáo dục với thực tiễn cuộc sống. Lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học
cũng không ngoài mục tiêu đổi mới trên.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài “ Kinh
nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn
bản Ngữ văn 7” hy vọng sẽ góp phần tích cực vào giáo dục kĩ năng sống trong
thường THCS nói chung.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
-2.1. Mục tiêu đề tài:
1



Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

+ Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các em học sinh bậc Trung học cơ sở,
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện.
+ Tìm ra một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ
sở Nguyễn Trãi. Cụ thể là học sinh khối lớp 7.
2.2. Nhiệm vụ đề tài:
+ Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống làm cơ sở góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.
+ Hệ thống hóa những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
+ Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ
sở.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài dạy:
Cổng trường mở ra, Mẹ tôi và Cuộc chia tay của những con búp bê” cho học
sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk
Lăk
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 7A4, 7A5 Tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, xã Ea Na,
huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk năm học 2016 - 2017
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp chung: Phương pháp lí luận khoa học gắn lý luận và thực tiễn
- Phương pháp cụ thể: so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp.

2


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7


PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Quan niệm về kĩ năng sống:
Kĩ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có
đầy đủ khả năng đối phó có hiệu quả với nhu cầu của cuộc sống hàng ngày của
con người. Trong giáo dục, kỹ năng sống là một tồn tại những khả năng được
rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa (WHO).
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành hai loại: kỹ năng tâm lý xã
hội và kỹ năng cá nhân lĩnh hội và tư duy, với mười yếu tố như: tự nhận thức, tư
duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng
phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận
và phê phán, cách giải quyết, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
Rèn kỹ năng sống cho học sinh không ngoài mục đích đáp ứng mục tiêu giáo
dục toàn diện; phù hợp với bốn trụ cột của giáo dục theo quan niệm của
UNESCO: học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Giúp
học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường (những
tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại). Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã
hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường
trường học thân thiện, học sinh tích cực. Góp phần tích cực cho việc đổi mới
phương pháp học tập của học sinh.
Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc tính
riêng của mỗi cá thể (cuộc sống là chấp nhận chuyển thành để sống và để làm
việc: biết nhận và biết cho). Học sinh rèn cách cư xử phù hợp, có hiệu quả. Phân
tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách cư
xử của con người với con người. Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con
người với con người. Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó
với trạng thái căng thẳng (Stress).
1.2. Tầm quan trọng của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong
trường Trung học cơ sở.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn gặp phải những khó khăn, thách

thức. Lúc đó, ta cần phải đối diện với nó, phải vượt qua nó, nếu chúng ta không
trang bị kĩ năng sống thì khi gặp phải những khó khăn, thách thức đó, chúng ta
khó có thể vượt qua hoặc tìm được cách ứng phó và giải quyết.
Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến
thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng
sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thách thức; biết cách
ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công
hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược
lại, người thiếu kĩ năng sống dễ bị thất bại trong cuộc sống. Không những thúc
đẩy sự phát triển cá nhân, kĩ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của
xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc thiếu
kĩ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội
như: ma túy, mại dâm...Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi
mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm
3


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

các vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng sống còn giải quyết một cách tích cực nhu
cầu và quyền con người, quyền công dân.
Trang bị cho học sinh những kiến thức giá trị, thái độ và những kĩ năng phù
hợp giúp học sinh hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại
bỏ những hành vi tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày để cho các em phát triển
toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ bởi vì: Các em
chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người quyết định sự
phát triển của đất nước trong nhiều năm tới. Nếu không có kĩ năng sống, các em
không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất
nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,

giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết
sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động...Đặc
biệt là trong bối cảnh hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen
của những yếu tố tích cực và tiêu cực luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa
chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp
lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các
em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực vào lối sống ích kỉ, thực dụng
dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các
hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông thời gian qua: Bạo lực
học đường, đua xe máy...chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết
như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải
quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp,...Vì vậy giáo dục kĩ
năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách
nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng
ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa
và lành mạnh.
Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển
xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện. Do vậy, cần
đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh với bản chất là hình thành và phát triển cho các em
khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và
với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ
ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu giáo
dục. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống, với các phương pháp và kĩ thuật tích
cực như: hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình,
đóng vai, trò chơi...cũng là phù hợp với định hướng về đổi mới phương pháp
dạy học ở phổ thông. Tóm lại, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà

trường phổ thông là rất cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế
chung của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay trên thế giới đã quan tâm đến việc
4


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

đưa kĩ năng sống vào nhà trường và vào chương trình chính khóa. Hình thức xây
dựng“Trường học thân thiện” nhằm thúc đẩy việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh trong nhà trường.
1.3. Lợi ích của giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên nói chung và học sinh ở các
trường THCS nói riêng sẽ mang lại cho các em những lợi ích sau đây:
a) Lợi ích về mặt sức khỏe
Giáo dục kĩ năng sống góp phần xây dựng hành vi sức khỏe lành mạnh cho cá
nhân và cộng đồng.
Giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp các em giải quyết được những nhu cầu để phát
triển.
Giáo dục kĩ năng sống tạo khả năng cho mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ sức
khỏe cho mình và cho mọi người trong cộng đồng.
Giáo dục kĩ năng sống góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, đảm
bảo cho các em phát trển tốt về thể chất và tinh thần.
b) Lợi ích về mặt giáo dục: Giáo dục kĩ năng sống sẽ có những tác động tích cực
đối với:
Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn.
Hứng thú trong học tập.
Để hoàn thành công việc của mỗi cá nhân một cách sáng tạo và có hiệu quả.
c)Lợi ích về mặt văn hóa xã hội
Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp

phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Giáo dục kĩ năng sống có giá trị
đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong một xã hội đa dạng văn hóa, nền
kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhà chung.
d)Lợi ích về kinh tế, chính trị
Giáo dục kĩ năng sống nhằm hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh tế
và chính trị trong tương lai cần có.
Giáo dục kĩ năng sống giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền trẻ em,
giúp các em quyết định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân gia đình và xã
hội, góp phần củng cố sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia.
1.4. Cơ sở thực tiễn:
Đối với học sinh Trung học cơ sở, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt
tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Có em chưa phân biệt được rõ
ràng, rành rọt điều tốt với điều xấu; điều gì nên làm và điều gì không nên làm
nên đôi khi còn lẫn lộn, dễ bị lôi kéo. Do đó, giáo viên phải dẫn dắt các em vượt
qua những khó khăn, thử thách để giúp các em nhận thức sâu sắc về những việc
cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi người ở lứa tuổi học
sinh. Giáo dục các em tự phân tích, tổng hợp và giải quyết tình huống nào đó cụ
thể. Luôn tạo điều kiện, động viên các em tham gia, hoạt động tốt công tác đội,
đoàn và những sân chơi bổ ích, lành mạnh ở các địa phương để giúp các em có
thêm kiến thức về vốn sống và giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Hoặc tổ
chức các buổi chiếu phim ảnh với nội dung thiết thực về truyền thống văn hóa,
lịch sử cách mạng… thông qua đó nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
5


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

Ngoài những giờ lên lớp, ta cần tranh thủ thời gian tìm hiểu học sinh để kịp
thời chia sẻ, giúp đỡ động viên các em vượt qua khó khăn; lắng nghe những tâm
tư, nguyện vọng của các em. Ta phải chân thành chủ động xóa bỏ khoảng cách

giữa học sinh và giáo viên; luôn lựa chọn những ngôn từ thích hợp, bổ ích nhằm
giáo dục các em có thêm kiến thức trong cuộc sống.
Từ những lí do trên có thể khẳng định, việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh trong các trường Trung học cơ sở, nhất là học sinh lớp 7 là rất cần thiết và
có phần quan trọng đặc biệt.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức
là chủ yếu sang hình thành và phát triển nhưng năng lực cần thiết ở người học để
đáp ứng sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thực hiện mục
tiêu giáo dục của thế kỉ XXI: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và
học để cùng chung sống. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm trang bị cho
học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình
thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những
hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động
hàng ngày. tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của
mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Trên thực tế cuộc sống hàng ngày đang diễn ra thì học sinh trường Trung
học cơ sở Nguyễn Trãi nói riêng, kĩ năng sống cần phải được quan tâm nhiều
hơn. Chính vì thế mà bản thân tôi cố gắng rất nhiều để thay đổi PPDH theo
hướng tích cực hơn. Tôi luôn cố gắng giúp các em thấy rằng: Học sinh chỉ có kĩ
năng khi các em tự làm việc đó, chứ không phải nói về việc đó. Kinh nghiệm có
được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ
dàng sử dụng và sử dụng các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế.
2.1. Thuận lợi, Khó khăn:
Chưa bao giờ cả xã hội lại có tiếng nói chung bức thiết mong muốn đổi mới
nền giáo dục như hiện nay, cũng chưa bao giờ ngành giáo dục ý thức rõ cần
phải truyền đạt các kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì hội nhập như bây
giờ.
Bản thân cũng đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn Văn luôn thấy rằng: Thời
gian dạy 01 tiết rất ngắn nên việc lồng ghép cũng chỉ trong một thời gian hạn

hẹp, vậy nên rất khó kết hợp lồng ghép được nếu không khéo léo. Học sinh có
tình trạng học lệch nên các em cũng ít đầu tư vào tiết Văn vốn dĩ rất nhiều vấn
đề cần giải quyết.
Đa số HS yếu việc nắm và vận dụng kiến thức Văn học nên khó có khả năng
rút ra bài học kĩ năng sống cho bản thân, vì vậy phải dẫn dắt vấn đề để các em
hiểu.
Học sinh của trường đa số xuất thân từ nông thôn nên khả năng thích ứng với
xã hội hện đại của các em còn yếu.
Việc làm quen với các môn học về KNS như: giao tiếp, thuyết trình, làm việc
theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết
cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống.
6


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở là lứa tuổi chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu
niên sang lứa tuổi dậy thì. Các em có nhiều biến đổi sâu sắc về chất và lượng. Ở
lứa tuổi này nếu được quan tâm giáo dục tốt sẽ để lại trong quá trình phát triển
nhân cách một định hướng tốt.
Dạy phân môn Văn có tích hợp kĩ năng sống trong nhà trường vẫn được coi
là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của
một bộ phận học sinh hiện nay.
Việc giáo dục kĩ năng sống tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết học
ở bộ môn GDCD và các hoạt động nhỏ lẻ trong công tác chủ nhiệm lớp chứ
chưa thành chương trình hoàn thiện.
Sự gia tăng những biểu hiện thiếu kĩ năng sống như không thể hiện được khả
năng của bản thân; khó hòa nhập; có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn,
gia đình, thầy cô giáo; lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong
cuộc sống; cách học cách sống không khoa học, hiệu quả; … là những biểu hiện

của hầu hết học sinh Trung học cơ sở trong thời gian gần đây.
2.2.. Thành công, hạn chế:
- Bản thân tôi đã làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống” từ khi phong trào
này được chỉ đạo và phát động sâu rộng trong công tác dạy học, mức độ ứng
dụng trong từng bài dạy và từng đối tượng học sinh có khác nhau; Bản thân tôi
đã ý thức được công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là góp phần vào
nhiệm vụ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” .
- Công tác giáo dục kĩ năng sống đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
và sự hưởng ứng nhiệt tình của các đồng nghiệp và đặc biệt là sự hứng thú tham
gia của các em học sinh.
- Hình thức tích hợp tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực
hiện trong từng giờ dạy phân môn Văn ở bậc Trung học cơ sở, nhất là chương
trình lớp 7 với nội dung khá đa dạng và thiết thực
* Mặt còn hạn chế:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống chưa
được đánh giá, nhận xét, góp ý thường xuyên và định kì.
- Còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt
động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song chưa mang ý nghĩa hình
thành và phát triển kĩ năng sống trong giảng dạy các bài học;
- Thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo duc kĩ năng sống trong nhà
trường, trước hết là tài liệu cho GV và cho HS
- Ðã có các buổi học chuyên đề, đề tài nghiên cứu tổ chức tập huấn cho đội
ngũ GV cốt cán, song nhìn chung mới chỉ ở mức độ làm quen với thuật ngữ,
khái niệm nên chưa tạo được sự đồng bộ trong công tác giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh qua bài dạy của các tiết học.
- Vấn đề thời gian cũng là vấn đề quan trọng trong việc lồng ghép kĩ năng
sống vào tiết dạy, một tiết học thường qua rất nhanh, đôi khi hết giờ mà học sinh
chưa thực hiện được một kĩ năng nào, ngoài ra không có một tiết dạy kĩ năng
riêng cho học sinh, điều này cũng khó với việc tích hợp trong bài dạy.
7



Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

- Bên cạnh những điều trên, học sinh ít đọc sách, không quan tâm nhiều đến
việc học nên ảnh hưởng phần nào đến việc thực hành một số kĩ năng sống vào
thực tiễn.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Bản thân kỹ năng sống không có tính hành vi. Các kỹ năng sống cho phép
chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng
ta nghĩ/ cảm thấy/ tin tưởng) thành hành động (cái cần làm và cái cần làm rõ)
theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.
Ngày nay, nhiều học sinh không có khả năng đáp ứng kịp thời những đòi hỏi
và sự căng thẳng ngày càng tăng của xã hội vì thiếu sự hỗ trợ cần thiết để tăng
cường và xây dựng các kỹ năng sống cơ bản, điều đó có thể gây ra những tổn
hại về mặt sức khỏe và đạo đức của mỗi con người.
Vì vậy mục tiêu là tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe tinh thần
cho học sinh bậc Trung học cơ sở, tập trung là học sinh khối lớp 7:
Giúp các em hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khỏe bản thân, phát
triển những giá trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến một phong cách
sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm.
Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin cho các em
trong quan hệ bạn bè cùng trang lứa và người lớn.
Biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình đẳng
giới tính trong cộng đồng.
Nâng cao sự hiểu biết cho các em về những tác động xấu của tệ nạn xã hội với
sự phát trên kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của đất nước cũng như sự phát
triển giống nòi của mỗi dân tộc.
3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp, giải pháp:

Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng như quá trình dạy
học bộ môn Ngữ Văn và tập trung là phân môn Văn, bản tôi đã sử dụng các
phương pháp dạy học sau đây :
Phương pháp dạy theo nhóm;
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;
Phương pháp giải quyết vấn đề;
Phương pháp đóng vai;
Phương pháp trò chơi
Khi dạy cần sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như:
- Kĩ thuật chia nhóm
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật động não
- Kĩ thuật “Trình bày 1 phút”
- Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”
Mục đích của giáo dục kĩ năng sống là giúp người học thay đổi hành vi theo
hướng tích cực. Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay định
hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Do đó, cần kiên trì chờ đợi
8


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và thói quen
mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những
hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới.
Qua một số văn bản, trong quá trình soạn giảng và giảng dạy thực tế trên lớp,
tôi đã lồng ghép các kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, kĩ năng ra
quyết định, kĩ năng làm việc nhóm ...trong đó lồng ghép hiệu quả nhất là kĩ năng
giao tiếp và làm việc nhóm.

Cụ thể bài dạy:
Văn bản :
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Theo Lý Lan
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của
nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người,nhất là tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kĩ năng.
- Đọc –hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một
nhười mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu tả tâm trạng của người mẹ trong đêm
chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con
* Kĩ năng sống:
- Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã sinh thành và dưỡng dục
mình.
- Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc và tâm trạng của
người mẹ trong ngày khai trường đầu tiên của con.
B. Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học
- Phương pháp giảng bình
- Phương pháp gợi mở, vấn đáp,...
C. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Phương tiện dạy học: Giáo án,những tài liệu có liên quan
tới ngày khai trường; Phương pháp dạy học: Thảo luận, chia nhóm, động não,
hỏi và trả lời.
- Học sinh: Đọc và soạn bài theo SGK.
D. Các hoạt động học tập và nội dung học tập
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh vắng, lí do .
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: kiểm tra SGK và vở soạn

3. Bài mới :
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: HD tìm hiểu nội dung bài mới
Hoạt động của Thầy – Trò
Nội dung kiến thức
H/d đọc, tìm hiểu chung văn bản
I. Tác giả-tác phẩm:
?Hãy cho biết xuất xứ của văn bản?
- Đây là bài báo của Lí Lan in
Hd học sinh lọc thông tin và chỉ trình bày trên báo Yêu trẻ số 166 TPHCM
9


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

khái quát
Hs trình bày theo kết quả đã chuẩn bị
H/d đọc: giọng nhỏ nhẹ, thiết tha, chậm rãi.
Gv đọc văn bản-HS đọc-GV nhận xét.
Gv cho HS giải thích một số từ khó: háo
hức,bận tâm, nhạy cảm.
? Cổng trường mở ra thuộc văn bản nào?
? Theo em nội dung của văn bản là gì?
? Văn bản này, sử dụng PTBĐ nào ?
? Truyện có những nhân vật nào ? Ai là
nhân vật chính ?
HS trao đổi nhóm nhỏ với nhau, thống nhất
ý kiến và trình bày trước lớp.
? Em có thể chia văn bản này thành mấy
phần? Mỗi phần từ đâu đến đâu ? ý nghĩa của

từng phần ?
H/d phân tích
- Hs đọc đoạn 1.
- Đoạn văn em vừa đọc diễn tả điều gì ?
Theo dõi phần đầu văn bản, em thấy người
mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ?
? Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của
người mẹ và đứa con có gì khác nhau ? Điều
đó được biểu hiện bằng những chi tiết nào
trong bài?
- Em có nhận xét gì về tâm trạng của 2 mẹ
con ?
(Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, gợi
ý cho hoc sinh; HS phát biểu- Tổ chức nhận
xét, kết luận)
- Để diễn tả được tâm trạng của 2 mẹ con, tác
giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
? Theo em vì sao người mẹ lại trằn trọc
không ngủ được ?
- Trong đêm không ngủ, người mẹ đã làm gì
cho con? Qua những việc làm đó em cảm
nhận được điều gì về người mẹ?
10

1.9.2000.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc – tìm hiểu chung:
+ Đọc-hiểu từ khó

- Kiểu loại: văn bản nhật dụng.

- Thể kí
- Phương thức biểu đạt: tự sự,
biểu cảm

+ Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu...bước vào : Nỗi lòng
của mẹ
+ Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ về
Giáo dục.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Tâm trạng của 2 mẹ con vào
đêm trước ngày khai trường.
* Tâm trạng của mẹ :
- Mẹ không ngủ được
- Hôm nay mẹ không tập trung
được vào việc gì cả.
- Mẹ lên giường trằn trọc.
- Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi.
=> lo lắng
* Tâm trạng của con :
Ngủ dễ dàng, đôi môi hé mở,
cảm nhận được sự quan trọng
của ngày khai trường.
=> vô tư, háo hức, hồi hộp, vui
sướng.
=> Tự sự kết hợp với miêu tả để
biểu cảm - làm nổi rõ tâm trạng
thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền
miên của người mẹ.
* Những việc làm của mẹ :

- Đắp mền, buông mùng, ém
chăn cẩn thận, lượm đồ chơi,
nhìn con ngủ, xem lại những thứ
đã chuẩn bị cho con. => Yêu


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

? Trong đêm không ngủ người mẹ đã sống lại
những kỉ niệm quá khứ nào ?
? Tìm những chi tiết nói về kỉ niệm quá khứ
đó
? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường năm
xưa đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm
hồn người mẹ ?

thương con, hết lòng vì con
* Kỉ niệm quá khứ :
- Nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi
cùng bà ngoại đi tới trường và
nỗi chơi vơi hốt hoảng, khi cổng
trường đóng lại
=> cảm xúc vừa phức tạp, vừa
vui sướng, vừa lo sợ.
GV nhấn mạnh: Người mẹ nào mà chẳng => Là người mẹ biết yêu thương
yêu con, quên mình vì con, chỉ mong con người thân, biết ơn trường học,
khôn lớn thành đạt. Đó là đức hi sinh, là vẻ tin tưởng ở tương lai của con.
đẹp giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử trong
cách sống của người mẹ Việt Nam. Chúng ta
được học tập đầy đủ nên phải có thái độ đúng

đắn với bố mẹ.
Thảo luận nhóm
b. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục
( KNS: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao trong nhà trường:
tiếp, ra quyết định làm việc đồng đội. )
- Bước qua cánh cổng trường là
? Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
con không? hay người mẹ đang tâm sự với => Khẳng định vai trò to lớn của
ai? Cách viết này có tác dụng gì ?
giáo dục và tin tưởng ở sự
? Ngoài những cảm xúc tâm trạng ấy, trong nghiệp giáo dục.
đêm không ngủ người mẹ còn nghĩ đến điều => Tri thức, tình cảm, tư tưởng,
gì ?
đạo lí, tình bạn, tình thầy trò
? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan
trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ?
( ‘‘Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo
dục sẽ ảnh hưởng đến cả 1 thế hệ mai sau và
sai lầm 1 li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả
hàng dặm sau này.” ). Câu văn này có ý
nghĩa gì ? Vì sao? Không được phép sai lầm
trong giáo dục. Vì giáo dục quyết định tương
lai của đất nước
Thảo luận: đại diện các nhóm trình bày
KN lắng nghe tích cực, tự phản hồi
? Trong đoạn kết người mẹ đã nói với con :
‘‘Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là
của con, bước qua cánh cổng trường là 1 thế
giới kì diệu sẽ mở ra.’’ Em hiểu thế giới kì
diệu đó là gì? ( Tri thức, tình cảm, tư tưởng,

đạo lí, tình bạn, tình thầy trò ) Câu nói này có
ý nghĩa gì ?
III. Tổng kết:
H/d Tổng kết :
1. Nghệ thuật:
Bài văn cho em hiểu thêm gì về người mẹ
Như những dòng nhật kí tâm
11


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

và nhà trường ?

tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng. Sử
dụng ngôn ngữ biểu cảm.
? Văn bản này đã cho em bài học gì? Em có 2. Ý nghĩa
Bài văn giúp ta hiểu thêm tấm
nhận xét gì về giọng điệu của vb.
Tổ chức cho HS trình bày ý kiến của mình lòng, yêu thương tình cảm sâu
nặng của người mẹ đối với con
(KN tự nhận thức, tự phản hồi)
và vai trò to lớn của nhà trường
- Gv gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong đối với cuộc sống mỗi con người
sách giáo khoa
 Ghi nhớ ( sgk )
- Gv hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập VI. Luyện tập
4. Củng cố:
- Gọi HS: Khái quát lại nội dung bài học.
- Văn bản đã học và đoạn văn cô vừa đọc đó khơi gợi cho em

những tình cảm gì ? Đó là những tình cảm vốn có hay mới mẻ trong em? Từ đó
rèn cho em cách sống như thế nào ?
5. Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ, nắm ý nghĩa, nghệ thuật
- Làm bài tập 2. Soạn bài “Mẹ tôi”
* Rút kinh nghiệm (nếu có ) :
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
......................................................................................................................
------------------------------------------Văn bản :
MẸ TÔI
Et- môn-đô đơ A-mi-xi
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về Et-môn-đô đơ A-mi-xi.
- Cách giáo dục nghiêm khắc tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc
lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
* Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách
nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình.
- Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận
của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung
và nghệ thuật của văn bản.
B. Phương pháp / Kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp giảng bình, vấn đáp, gợi mở
- Phương pháp tư duy, thảo luận nhóm,...
C. Chuẩn bị:
12



Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

Giáo viên:
Phương tiện dạy học:Giáo án, tranh ảnh chân dung tác giả,
bảng phụ
Phương pháp dạy học: thảo luận, động não….
Học sinh : Đọc và soạn bài theo phần đọc hiểu văn bản.
D. Các hoạt động học tập và nội dung học tập
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số hs vắng, lý do.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ bài Cổng trường mở ra là gì ?
? Vì sao văn bản đó thuộc loại văn bản nhật dụng?
3. Bài mới:
HĐ 1: GV giới thiệu bài
HĐ 2: HD tìm hiểu nội dung bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
H/d đọc- tìm hiểu chung về văn bản
I . Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
? Em hãy giới thiệu một vài nét về tác giả ?
-Et-môn-đô-đơ A-mi –xi
? Tác giả thường viết về đề tài gì ?
(1846-1908). Một nhà văn Ý
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản Mẹ tôi ?
+ Thường viết về đề tài thiếu
nhi và nhà trường về những
tấm lòng nhân hậu.

2. Tác phẩm:
- Là văn bản nhật dụng viết
về người mẹ. In trong tập
truyện : Những tấm lòng cao
cả.
-Hướng dẫn đọc : giọng nhẹ nhàng, tha thiết, thể II. Đọc – hiểu văn bản:
hiện được những tâm tư tình cảm buồn khổ của 1. Đọc – tìm giểu chung:
người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng + Đọc- hiểu từ khó.
của ông với vợ mình. Khi đọc lời khuyên: Dứt
khoát, mạnh mẽ thể hiện thái độ nghiêm khắc.
- Gv đọc - Hs đọc - Nhận xét. Gv gọi hs đọc
chú thích.
- Trong 10 từ, từ nào là từ láy, từ nào là từ Hán
Việt?
+ Cấu trúc văn bản:
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là Thể loại: Tự sự
gì? vb thuộc thể loại nào?
Phương thức biểu đạt: Biểu
? Ta có thể chia văn bản làm mấy phần ? nội cảm
dung của từng phần ?
Bố cục : 2 phần
+ Phần đầu : Lí do bố viết thư
Thảo luận trình bày:
+ Còn lại : Nội dung bức thư
- Văn bản là 1 bức thư của người bố gửi cho con
nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi” ?
Nhan đề là của tác giả đặt cho đoạn trích .
13



Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

Tuy người mẹ không xuất hiện trực tiếp trong
câu chuyện, nhưng lại là tiêu điểm mà các
nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng
tỏ.
KN giao tiếp, tự nhận thức, trình bày suy
nghĩ, cảm nhận của bản thân.
H/d phân tích văn bản
? Theo dõi phần đầu văn bản, em thấy En ri cô
đã mắc lỗi gì ?
? Em có suy nghĩ gì về lỗi lầm của En ri cô?
?Tìm những chi tiết nói về thái độ của người bố
đối với En ri cô ?
? Để diễn tả được tâm trạng của người bố, tác
giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?

? Phương thức biểu cảm được diễn đạt thông
qua những kiểu câu nào? Tác dụng của các biện
pháp nghệ thuật đó?

2. Tìm hiểu văn bản:
a. Lỗi lầm của En ri cô :
- Vô lễ với mẹ trước mặt cô
giáo
=> Đây là việc làm sai trái,
xúc phạm tới mẹ.
b. Thái độ của bố:
- Sự hỗn láo của con như một
nhát dao đâm vào tim bố

vậy !.
-... Bố không nén được cơn
tức giận đối với con.
- Con mà xúc phạm đến mẹ
con ư ?
-> Phương thức biểu cảm
được diễn đạt bằng các kiểu
câu cảm thán, nghi vấn làm
cho lời văn trở nên linh hoạt,
sinh động, dễ đi vào lòng
người.
=> Thái độ buồn bã, đau đớn
và tức giận.

? Những chi tiết trên đã thể hiện được thái độ gì
của người bố ?
?Em có đồng tình với người bố không ?
c. Hình ảnh người mẹ:
Học sinh tự bộc lộ suy nghĩ, tự phản hồi
- Mẹ đã phải thức suốt đêm ...
, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc
nức nở khi nghĩ rằng có thể
mất con.
- Người mẹ sẵn sàng bỏ một
năm hạnh phúc để tránh cho
?Trong thư người bố đã gợi lại những việc làm, con một giờ đau đớn, người
những tình cảm của mẹ dành cho En ri cô. Em mẹ có thể đi ăn xin để nuôi
hãy tìm những chi tiết, hình ảnh nói về người con, có thể hi sinh tính mạng
mẹ.
để cứu sống con.

 Phương thức tự sự kết hợp
? Khi nói về hình ảnh người mẹ tác giả đã sử với miêu tả làm nổi bật tình
dụng phương thức biểu đạt nào? Phương thức cảm của người mẹ.
đó có tác dụng gì ?
.=> Là người mẹ hết lòng yêu
? Qua lời kể của người cha, em cảm nhận được thương con, sẵn sàng quên
điều gì về người mẹ ?
mình vì con.
Gv nhấn mạnh: Người mẹ của En ri cô cũng
14


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

như bao người mẹ khác trên thế gian này đã
yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất
cả tấm lòng, sức lực, sẵn sàng hi sinh tất cả
hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái.
Tình mẫu tử của con người thật thiêng liêng,
cao cả.
? Tiếp sau những lời ngợi ca về người mẹ, tác
giả đã phân tích mối quan hệ ruột thịt, gắn bó
sâu nặng giữa 2 mẹ con En ri cô
(hs đọc đoạn văn 3,4-sgk-10 ).

d. Lời khuyên của bố:
- Không bao giờ được thốt ra
những lời nói nặng với mẹ.
Con phải xin lỗi mẹ,...
- Con hãy cầu xin mẹ hôn

con, để cho chiếc hôn ấy xoá
? Người bố đã khuyên En ri cô những gì ?
đi cái dấu vết vong ân bội
nghĩa trên trán con.
-> Sử dụng câu cầu khiến làm
cho lời văn trở nên rõ ràng,
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng câu văn ở dứt khoát.
đoạn này ? Tác dụng của cách dùng đó ?
=> Là người bố nghiêm khắc
nhưng đầy tình thương yêu
? Qua bức thư, em thấy bố của En ri cô là người sâu sắc.
như thế nào ?
? Tại sao người cha không nói trực tiếp với con
mà lại viết thư ?
GV nhấn mạnh: Tình cảm sâu sắc thường tế
nhị và kín đáo, nhiều khi không nói trực tiếp
được. Viết thư tức là chỉ nói riêng cho người
mắc lỗi biết, vừa giữ được kín đáo, vừa không
làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đây chính
là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở
trường và ngoài xã hội.
Thảo luận : Đại diện các nhóm trình bày
KN giao tiếp, phản hồi, tự đánh giá
- Theo em, điều gì đã khiến En-ri-cô “ xúc động
vô cùng ” khi đọc thư bố ?
Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lí do mà em
cho là đúng trong các lí do sau:(sgk-12.)
H/ d tổng kết.
? Văn bản này được biểu đạt bằng những
phương thức nào? Phương thức nào là chính ?

Em có nhận xét gì về cách diễn đạt câu văn của
tác giả ?

III.Tổng kết:
1. Nghệ thuật :Viết thư để
biểu cảm (tự sự- miêu tảbiểu cảm )
- Diễn đạt bằng nhiều kiểu
câu linh hoạt: câu trần thuật,
câu nghi vấn, câu cảm thán,
câu cầu khiến làm cho lời văn
trở nên trở nên linh hoạt, dễ
- Nhà văn đã gửi tới chúng ta thông điệp gì?
đi vào lòng người .
- Văn bản này đã cho ta hiểu thêm gì về tác giả? 2. Ý nghĩa:
15


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

- Sau khi học xong văn bản này, em rút ra được Người mẹ có ý nghĩa vô
bài học gì ?
cùng quan trọng nên ta phải
có thái độ đúng đắn vói mẹ:
KN tự nhận thức, xác định giá trị
yêu kính, hiếu thảo.
 Ghi nhớ ( sgk )
VI. Luyện tập
- Giáo viên cho học sinh
- Gv gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong
làm phần luyện tập

sách giáo khoa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm phần
luyện tập
4. Củng cố:
Em có cảm nhận như thế nào về bài “Mẹ tôi” mà em vừa học ? Từ văn
bản chúng ta sống và làm những việc gì để cho cha mẹ vui lòng? (tự nhận
thức)
5. Dặn dò : Làm bài tập, nắm những nét đặc sắc về ý nghĩa, nghệ thuật
Soạn bài “Từ ghép”.
 Rút kinh nghiệm ( nếu có ) :
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.......................................................................................................................
------------------------------------------Văn bản:
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
Khánh Hoài
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu :
- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa
trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.
- Đặc sắc nghệ thuật của VB.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu VB truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của
các nhân vật.
- Kể và tóm tắt truyện.
3. Thái độ:
- Biết thông cảm, chia sẻ với những người không may bị rơi vào hoàn cảnh éo
le, đáng thương.
- Nhận thức được quyền trẻ em được hưởng hạnh phúc gia đình; trách nhiệm của
cha mẹ đối với con cái.

4. Tích hợp: Giáo dục kỹ năng sống.
16


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

- Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách
nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình.
- Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận
của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung
và nghệ thuật của VB.
B. Phương pháp / Kĩ thuật dạy học
- Phương pháp gợi mở, tư duy, vấn đáp
- Phương pháp thảo luận đôi bạn, thảo luận nhóm,...
C. chuẩn bị.
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo.
a. Phương tiện dạy học: - Tranh ảnh có liên quan đến bài học.
- Bảng phụ, giấy khổ lớn, bút lông.
b. Các phương pháp / kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Động não: suy nghĩa về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân
vật trong truyện.
- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút về những giá trị nội dung và nghệ
thuật của VB.
- Căp đôi chia sẻ suy nghĩ về lòng nhân ái, tình thương và hạnh phúc gia đình.
2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
D. Các hoạt động học tập và nội dung học tập
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu ý nghĩa của VB “ Mẹ tôi ” ?
? Cảm nhận của em về hình ảnh và vai trò của người mẹ qua hai văn bản nhật
dụng vừa mới học: “Cổng trường mở ra” và “Mẹ tôi” ?

3. Bài mới:
*Hoạt động 1: GV giới thiệu vào bài mới.
*Hoạt động 2: HD tìm hiểu nội dung bài mới

Hoạt động của thầy và trò
HD tìm hiểu chung VB.

Nội dung kiến thức
I. Tác giả, tác phẩm.
- Là văn bản nhật dụng viết
? Dựa vào chú thích 1, em hãy nêu một vài nét về quyền trẻ em.
về tác phẩm?
- Truyện ngắn được trao giải
nhì trong cuộc thi thơ - văn
viết về quyền trẻ em tổ chức
tại Thuỵ Điển 1992 của tác
giả Khánh Hoài.
II. Đọc – hiểu văn bản.
- GV: HD đọc: Giọng nhẹ nhàng, xúc động, chú 1 Đọc – tìm hiểu chung:
ý ngôn ngữ đối thoại .
+ Đọc:
- GV đọc mẫu một đoạn-gọi HS đọc tiếp.( 3HS
+ Chú thích: SGK.
đọc).
17


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

- GV: Gọi HS đọc chú thích.

+ Thể loại: Truyện ngắn
? VB thuộc thể loại nào?
+ PTBĐ : Tự sự + miêu tả
? Văn bản này, tg sử dụng PTBĐ nào ?
và biểu cảm
? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Mỗi phần
+ Bố cục : 3 phần .
từ đâu đến đâu? ý của từng phần?
* Phần 1: Từ đầu -> “như
vậy” : chia búp bê
* Phần 2: Tiếp –“ cảnh vật”:
chia tay lớp học
* Phần 3:Còn lại: anh em chia
tay
HD phân tích VB.
2. Tìm hiểu văn bản
? Em hãy cho biết, truyện viết về ai, về việc gì?
Ai là nhân vật chính? Vì sao?
- HS theo dõi phần đầu VB.
? Vì sao anh em Thành, Thuỷ phải chia đồ chơi a. Chia búp bê:
và chia búp bê ? ( vì bố mẹ li hôn: Thuỷ phải * Tâm trạng của 2 anh em
theo mẹ về quê ngoại- Thành ở lại với bố)
Thành - Thuỷ:
- Thuỷ: run bần bật, kinh
(KN suy nghĩ tích cực)
hoàng, tuyệt vọng, buồn thăm
? Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của thẳm, mi sưng mọng vì khóc
Thành và Thuỷ khi mẹ bảo : “Thôi, 2 đứa liệu nhiều.
mà chia đồ chơi ra đi” ?
- Thành: cắn chặt môi, nước

mắt tuôn ra như suối.
-> Sử dụng một loạt các động
từ, tính từ kết hợp với phép so
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm sánh làm nổi rõ tâm trạng của
trạng của tác giả ở đoạn văn này?
nhân vật.
? Đó là tâm trạng gì?
=> Tâm trạng buồn bã, đau
đớn, khổ sở và bất lực.
* Tình cảm của 2 anh em:
- Thuỷ: vá áo cho anh, bắt con
? Chi tiết nào nói về tình cảm của 2 anh em vệ sĩ gác cho anh.
Thành - Thuỷ ?
- Thành: chiều nào cũng đi
đón em, nhường đồ chơi cho
em.
? Những chi tiết trên cho em thấy được tình => Tình cảm yêu thương gắn
cảm của 2 anh em như thế nào?
bó và luôn quan tâm, chăm
sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
? Việc chia búp bê diễn ra như thế nào?
* Chia búp bê:
- Thành: lấy 2 con búp bê đặt
? Lời nói và hành động của Thuỷ có gì mâu sang 2 phía.
thuẫn?
- Thuỷ tru tréo lên giận dữ ...
CHUYỂN TIẾT.
-> không muốn chia rẽ búp
- GV: Nhắc lại nội dung của tiết 1.
bê, không muốn chia rẽ anh

18


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

? Theo em có cách nào giải quyết được mâu em .
thuẫn đó không? ( gia đình Thành – Thuỷ phải
đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay nhau ).
? Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thuỷ với b. Chia tay lớp học.
lớp học làm cô giáo bàng hoàng?
- Em không được đi học nữa.
- Cô Tâm sửng sốt: “ Trời ơi”,
cô Tâm tái mặt và nước mắt
? Chi tiết nào khiến em cảm động nhất ? Vì giàn giụa.
sao?
=> Gợi sự cảm thông, xót
? Em hãy giải thích vì sao, khi dắt tay Thuỷ ra thương cho hoàn cảnh bất
khỏi trường tâm trạng Thành lại: “ kinh ngạc hạnh của Thuỷ.
thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng
vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” ?
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả diễn biến
tâm lí nhân vật của tác giả? Cách miêu tả đó có => Miêu tả diễn biến tâm lí
tác dụng gì?
chính xác làm tăng thêm nỗi
buồn sâu thẳm và sự thất
vọng bơ vơ.
? Kết thúc truyện, khi hai anh em chia tay, Thuỷ c. Anh em chia tay.
đã chọn cách giải quyết như thế nào?
- Thuỷ: đặt con Em Nhỏ
? Cách giải quyết đó có ý nghĩa gì?

quàng tay vào con Vệ Sĩ.
GV: Xây dựng chi tiết kết thúc chuyện như thế, => Tình anh em không thể
nhà văn muốn nhắn gửi tới mọi người rằng: chia lìa.
Cuộc chia tay của các em nhỏ là rất vô lí, là => Truyện được kể theo ngôi
không nên có, không nên để nó xảy ra. Ý nghĩa thứ nhất, giúp tác giả thể hiện
ấy nhắc nhở những người làm cha làm mẹ hãy được một cách sâu sắc những
sống vì con cái, cố gắng giữ gìn tổ ấm gia đình suy nghĩ, tình cảm và tâm
đừng để nó tan vỡ.
trạng của nhân vật.
HS: Thảo luận.
=> Phương thức tự sự kết hợp
? Trong truyện búp bê có chia tay không? Tại với miêu tả, để biểu cảm –
sao tác giả lại đặt tên truyện là “Cuộc chia tay miêu tả qua so sánh và sử
của những con búp bê” ?
dụng một loạt động từ, tính từ
làm nổi rõ tâm trạng của nhân
vật.
( KNS: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao III. TỔNG KẾT.
tiếp, ra quyết định làm việc đồng đội. )
1.Nghệ thuật:
? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc - XD tình huống tâm lí.
lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì ?
- Lựa chọn ngôi kể thứ nhất.
? Văn bản được viết bằng phương thức nào ? - Khắc hoạ hình tượng nhân
Phương thức nào là chính? Tác dụng của vật trẻ nhỏ, qua đó gợi suy
phương thức đó?
nghĩ về sự lựa chọn, ứng xử
của những người làm cha, mẹ.
- Lời kể tự nhiên theo trình tự
sự việc.

19


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

HD tổng kết VB.
2. Ý nghĩa văn bản.
? Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật của Là câu chuyện của những
VB?
đứa con nhưng lại gợi cho
những người làm cha, mẹ
phải suy nghĩ. Trẻ em cần
được sống trong mái ấm gia
đình. Mỗi người cần phải biết
giữ gìn gia đình hạnh phúc.
? Qua câu chuyện, tác giả Khánh Hoài muốn
gửi đến chúng ta thông điệp gì?
(Suy nghĩ tích cực, tự nhận thức, phản
hồi tích cực)
? Sau khi học xong VB này, em rút ra được bài
học gì?
GV giảng : Qua cuộc chia tay đau đớn và đầy
cảm động của hai em nhỏ trong truyện khiến
người đọc thấm thía rằng: Hạnh phúc gia đình
vô cùng quý giá, mọi người hãy cố gắng bảo vệ
và giữ gìn, không nên vì bất cứ lí do gì mà làm
tan vỡ hạnh phúc gia đình.
(Lắng nghe tích cực)
*Ghi nhớ ( sgk )
GV: gọi HS đọc phần đọc thêm ở SGK.

IV. LUYỆN TẬP.
HD luyện tập.
1.Đọc thêm: SGK (27 – 28)
4. Củng cố:
- Qua văn bản tác giả muốn đề cập đến quyền lợi gì của trẻ em?
- Gv đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Học bài và soạn bài “Bố cục trong văn bản”
* Rút kinh nghiệm ( nếu có ):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.....................................................................................................................
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp và mối quan hệ giữa các biện
pháp, giải pháp:
Kĩ năng sống cho học sinh không chỉ được hình thành chỉ qua việc nghe
giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người
khác. Việc nghe giảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp học sinh thay đổi nhận thức về
một số vấn đề nào đó. Nhiều kĩ năng sống được hình thành trong quá trình học
sinh tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh. Thông qua hoạt
động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhà trường. trong khi tham gia các
hoạt động tương tác học sinh có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét ý
20


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống
của mình trớc đây theo một cách nhìn nhận khác.
4. Hiệu quả việc thực hiện vấn đề nghiên cứu.
Qua thực tế giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các lớp tham gia giảng dạy,

tôi đã nhận thấy sự chuyển biến rõ rệt như: Biết lao động phù hợp với sức của
mình, tự tin, tự lập, bạo dạn trước đông người, tự giác trong học tập, sinh hoạt,
biết giúp đỡ gia đình, bạn bè, có trách nhiệm với công việc của lớp.
Tôi nhận thấy các em HS có nhu cầu mong muốn thầy cô giáo dục, dạy các
em kĩ năng sống, song do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan các em còn
hiểu không đầy đủ về khái niệm này.
4.1. Kết quả khảo nghiệm:
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành thực nghiệm và
kết quả thu được khá tốt. Cụ thể như sau:
Lớp
TS HS
Đạt
Chưa đạt
SL
TL
SL
TL
4
7A
24
23
92 %
2
8%
5
7A
21
17
80, 95 %
4

19,5 %
Như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho các em là rất cần thiết. Nó không
chỉ đem lại hiệu quả dạy học mong muốn, nâng cao chất lượng dạy học mà còn
phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh, kích thích sự hứng thú,
bạo dạn, tự tin trước đông người cho học sinh.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Như vậy, mục đích nghiên cứu đã đặt ra và các nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn
thành. Qua đề tài này, tôi thấy giáo dục kĩ năng sống chỉ thật sự có hiệu quả khi
người thầy có tâm huyết, sự kiên nhẫn và nhất là phải có thời gian. Giáo dục kĩ
năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã
hội, cộng đồng. Phải kết hợp cả gia đình, nhà trường và xã hội mới mong đào
tạo được những học sinh phát triển toàn diện. Mặt khác, vai trò của gia đình vô
cùng quan trọng trong định hướng, giáo dục, động viên giúp học sinh tránh xa tệ
nạn xã hội, bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp. Vì vậy, cần có sự kết hợp
chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương trong quản lí, giáo
dục học sinh trong và ngoài nhà trường. Kĩ năng sống của mỗi người được hình
thành qua quá trình rèn luyện, phấn đấu. Nên cùng với những kiến thức có được
từ các lớp học, rất cần cha mẹ đồng hành cùng con để hỗ trợ kĩ năng sống cho
con phù hợp với lứa tuổi và thực tế cuộc sống. Tóm lại, việc giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh phải từ những việc làm cụ thể.
21


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh. Mặc dù chưa hoàn hảo song tôi rất mong nhận đợc ý kiến đóng góp
của bạn bè, đồng nghiệp để tôi thực hiện thành công đề tài này góp phần đào tạo
“con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mĩ”, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”.

* Ý kiến đề xuất:
- Các cấp quản lí cần đầu tư về cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo về KNS. tổ
chức các cuộc thi, giao lưu nhiều hơn nữa các hoạt động ngoại khóa.
- Với giáo viên cần tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức,
nhân cách cho học sinh.
Người viết đề tài

Lưu Thị Liên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật GD năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều cùa luật GD năm 2009
- Chỉ thị 40/2008/CT – BGD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua: “xây
dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực”.
- Phương pháp GDKNS – Nguyễn Thanh Bình – NXB ĐHSP Hà Nội – 2008
- Tài liệu tập huấn xây dựng “trường học thân thiện – học sinh tích cực” do Bộ
GD biên soạn 2008
- Tài liệu tập huấn chuyên đề về hoạt động giáo dục kĩ năng sống
- PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học
cơ sở. NXB ĐH quốc gia Hà Nội năm 2008
22


Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

- Trần Trọng Thủy- Tâm lý học đại cương. NXB GD năm 1999
- Lê Văn Hồng- Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. NXB Hà Nội năm
1995.
- Thông tin, tư liệu của đồng nghiệp từ nguồn Internet.

Nhận xét, đánh giá của nhà trường

.......................................................
………………………………………
.......................................................
………………………………………
.......................................................
……………………………………...
.......................................................
……………………………………....
.......................................................
………………………………………
.......................................................
………………………………………

Nhận xét, đánh giá của tổ CM
............................................................
………………………………………..
............................................................
………………………………………..
............................................................
……………………………………......
............................................................
……………………………………......
............................................................
………………………………………...
............................................................
………………………………………..

23



Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

24


×