Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp nhằm giáo dục ý thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh trong bộ môn tin học 6 v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 27 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC
PHẦN

I
Phần mở đầu

II
Phần nội dung

NỘI DUNG

TRANG

1. Lí do chọn đề tài

2

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

2

3. Đối tượng nghiên cứu

2-3

4. Giới hạn của đề tài

3

5. Phương pháp nghiên cứu



3

1. Cơ sở lí luận

3-4

2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

4-6

3. Nội dung và hình thức của giải pháp

6-26

III

1. Kết luận

26

Kết luận, kiến
nghị

2. Kiến nghị

27

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh


1


Sáng kiến kinh nghiệm
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

Dạy học tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được
quan tâm nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong
những năm gần đây. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp
trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn
đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh. Tích
hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người
học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các
vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Trước thực tiễn đó, năm học 2012-2013 Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát
động cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết các vấn đề thực tiễn trên địa bàn toàn quốc. Ban đầu nhiều giáo viên còn bỡ
ngỡ thậm chí còn mơ hồ trong cách hiểu về dạy học tích hợp, nên có một số hiện
tượng xảy ra như giáo viên tích hợp không đúng lúc đúng chỗ nên việc dạy học
tích hợp trở nên gượng ép; hay có giáo viên lựa chọn nội dung tích hợp quá nhiều
nên không đủ thời gian để dạy…Từ thực tế đó, tôi đã đúc rút kinh nghiệm, tìm tòi
nghiên cứu và tích cực tham gia cuộc thi Dạy học tích hợp trong các năm học và
năm học 2016 – 2017 đã đạt được kết quả giải B cấp huyện với sản phẩm mang
tên: Tích hợp giáo dục học sinh vệ sinh an toàn thực phẩm qua “Bài 7: Thêm hình
ảnh để minh họa trong môn Tin học 6”
Từ sản phẩm Dạy học tích hợp đã đạt giải, tôi đã quyết định viết thành sáng
kiến kinh nghiệm để chia sẻ những kinh nghiệm của mình về dạy học tích hợp với
đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp nhằm giáo dục ý thức, thái độ, kĩ
năng sống cho học sinh trong bộ môn tin học 6 tại Trường THCS Lương Thế Vinh,

huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk” cho đồng nghiệp tham khảo cũng như cùng nhau
tìm ra được phương pháp giảng dạy hay nhất giúp phát huy được tính chủ động,
sáng tạo của học sinh.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

2.1. Mục tiêu
- Nâng cao chất lượng dạy học trong bộ môn Tin học THCS.
- Học sinh nâng cao ý thức, thái độ và kĩ năng sống cho bản thân, gia đình, xã
hội.
- Nâng cao năng lực dạy học tích hợp.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu lý luận về dạy học tích hợp.
- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất
lượng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong môn Tin học 6 nói riêng và
môn tin học THCS nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu

- Tài liệu hiện hành về phương pháp dạy học tích hợp.
GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

2


Sáng kiến kinh nghiệm
- Chương trình dạy học một số bộ môn trong nhà trường năm học 2017-2018
như: Tin học, Giáo dục công dân, Công nghệ, Mĩ thuật, Lịch sử, Âm nhạc, Địa lí,

4. Giới hạn của đề tài.

- Đề tài này được nghiên cứu và thử nghiệm tại các lớp 6 trường THCS

Lương Thế Vinh - H.Krông Ana – T. Đăk Lăk trong năm học 2017- 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các nghiên cứu về dạy học
tích hợp trong môn Tin học.
- Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giảng dạy của giáo viên và quá
trình lĩnh hội của học sinh.
- Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả học tập của học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
- Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào quá trình giảng
dạy Tin học khối 6 trường THCS Lương Thế Vinh.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận

Trên cơ sở những kết quả bước đầu đạt được trong năm học 2016 - 2017 về
việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản của ngành, năm học
2017 - 2018, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết số
29-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của
Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số
88/2014/QH13 của Quốc hội, Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, các Nghị quyết
của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao
hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho
học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và
môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh, dân chủ, kỷ cương.
Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông,
Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao

năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng
cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn
đề cần ưu tiên.
Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục; Quyết
định số 2005/QĐ-UBND ngày 01/08/2017 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk
Lắk về việc ban hành kế hoạch, thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non,
GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

3


Sáng kiến kinh nghiệm
giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; Công văn số 3718/BGDĐT-GDTrH ngày
15/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo
dục Trung học năm học 2017-2018 có nhiệm vụ trọng tâm là triển khai có hiệu quả
phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập và rèn luyện của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh; đa
dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên
cứu khoa học, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động
dạy - học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó
chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Và điều này lại phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm...; nó còn
phụ thuộc vào: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú
trong học tập.
Việc dạy học lồng ghép tích hợp các môn Công nghệ, Giáo dục công dân, Địa

lí, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật… trong giờ dạy tin giúp nâng cao hiệu quả của tiết
dạy. Đồng thời giúp các em học sinh lĩnh hội được các kiến thức để vận dụng vào
đời sống.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Tin học, tôi rất mong muốn
tìm được những phương pháp dạy học tích cực mới để giúp học sinh lĩnh hội kiến
thức tốt hơn.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

2.1. Thuận lợi - khó khăn
2.1.1. Thuận lợi
- Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục
phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng,
nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong
đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong
những vấn đề cần ưu tiên.
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của chi bộ Đảng, của Ban Giám Hiệu
nhà trường, được sự giúp đỡ của các đồng chí trong tổ chuyên môn.
- Giáo viên giảng dạy nhiệt tình, luôn tìm tòi học hỏi để trau dồi kiến thức
đồng thời tìm ra được những phương pháp học tập tích cực. Nhiều giáo viên vẫn
thường xuyên giảng dạy theo hướng tích hợp kiến thức.
- Đa số các em học sinh yêu thích môn Tin học hơn, chịu khó tìm tòi, học hỏi
để giải quyết những tình huống thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.
2.1.2. Khó khăn

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

4



Sáng kiến kinh nghiệm
- Về phía giáo viên: Một số giáo viên còn mơ hồ, chưa hiểu “tích” thế nào
cho “hợp” nên khi giảng dạy một số giáo viên còn ôm đồm đưa quá nhiều nội dung
tích hợp trong bài dạy; vận dụng chưa linh hoạt các phương pháp tích hợp dẫn đến
tình trạng tích hợp một cách khô cứng và gượng ép.
- Về phía học sinh: Một số học sinh ham chơi, hoặc học theo kiểu chạy theo
các môn học thời thượng, nắm kiến thức một cách hời hợt nên học theo phương
pháp tích hợp các em còn lúng túng. Đặc thù ở địa phương tôi công tác, học sinh
người dân tộc nhiều (chủ yếu là dân tộc Ê đê) việc tiếp thu kiến thức của các em đa
phần rất chậm nên rất khó khăn cho việc tích hợp kiến thức.
2.2. Thành công, hạn chế
2.2.1. Thành công: Năm học 2012-2013 Bộ giáo dục đào tạo đã phát động
cuộc thi dạy học tích hợp dành cho giáo viên và cuộc thi Vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết những tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học với quy
mô quốc gia. Điều đó đã giúp giáo viên bước đầu làm quen với việc dạy học theo
phương pháp mới là tích hợp những kiến thức khác nhau vào trong bài dạy. Trong
suốt ba năm học qua bản thân tôi cũng như rất nhiều đồng nghiệp của tôi đã tham
gia tích cực vào cuộc thi này và đã có những kết quả nhất định. Vì vậy, khi nghiên
cứu đề tài này, tôi đã áp dụng phương pháp dạy học tích hợp một cách nhuần
nhuyễn, tôi đã tự tin mỗi khi bài học đó có nội dung cần tích hợp hay liên môn.
Điều đó đã góp một phần vào sự thành công của đề tài.
2.2.2. Hạn chế: Việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp vào trường tôi
đang giảng dạy vẫn còn một vài hạn chế: Phương pháp này áp dụng đối với học
sinh khá giỏi thì tốt hơn đối với học sinh yếu kém; Mặc dù cuộc thi dạy học tích
hợp được tổ chức nhiều năm nay, nhưng ngay đơn vị tôi công tác vẫn còn nhiều
giáo viên chưa hiểu thấu đáo về dạy học tích hợp.
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu
- Khi đưa ra các biện pháp dạy học tích hợp trong môn Tin học thì được học

sinh cũng như đồng nghiệp hưởng ứng rất sôi nổi.
- Chưa thực sự gây hứng thú cho HS yếu kém, ham chơi, lười học, lười suy
nghĩ.
2.4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động
- Để mang lại những thành công đáng kể cho đề tài cũng có nhiều nguyên
nhân và yếu tố tác động. Như tôi trình bày ở trên, xu thế dạy học tích hợp đang
được nhiều nước quan tâm trong đó có Việt Nam. Vì thế đã tạo điều kiện thuận lợi
cho bản thân tôi nói riêng và đồng nghiệp của tôi nói chung phát huy được sự sáng
tạo, tìm tòi để đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy. Đồng thời, nó
cũng trở thành một mục tiêu phấn đấu, thước đo về chuyên môn nghề nghiệp của
mỗi giáo viên, bởi muốn đưa nội dung tích hợp vào bài dạy một cách hợp lí thì đòi
hỏi giáo viên đó phải nắm vững về chuyên môn, am hiểu nhiều kiến thức ở những
môn học khác nhất là các môn xã hội (Công nghệ, Giáo dục công dân, Địa lí, Lịch
sử, Âm nhạc, Mĩ thuật…)
- Khi nghiên cứu đề tài tôi vẫn gặp những khó khăn nhất định cũng bởi một
GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

5


Sáng kiến kinh nghiệm
số yếu tố tác động như: Học sinh ham chơi, không chịu tìm tòi, học hỏi; Giáo viên
còn mơ hồ chưa biết nên “tích” như thế nào, ở đâu cho phù hợp.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào đều gặp những thuận lợi và khó khăn
nhất định. Với đề tài này, tôi gặp một số khó khăn khi nghiên cứu. Vẫn còn những
học sinh học tập một cách thụ động, hoặc trả bài một cách đối phó hay lười suy
nghĩ… Vậy để đổi mới dạy học theo phương pháp dạy học tích hợp thì chính giáo
viên phải trau dồi tri thức, tìm tòi học hỏi các môn học khác có liên quan. Bởi theo
tôi, kiến thức không bao giờ là cô lập, không đứng độc lập mà nó có mối liên hệ

chặt chẽ với nhau. Nếu chúng ta không học hỏi, trau dồi kiến thức ở những môn
học khác thì cũng giống như “con chuột chui vào sừng trâu; càng chui sâu càng
hẹp” mà thôi.
Những hạn chế mà đề tài đưa ra cũng sẽ được khắc phục nếu như cả giáo
viên và học sinh đều không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức ở những môn học
khác có liên quan thì sẽ thu lại kết quả khả quan.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
3.1. Khái niệm “dạy học tích hợp”
Để dạy học tích hợp tốt, đầu tiên giáo viên phải hiểu được thế nào là dạy học
tích hợp. Trước những băn khoăn của giáo viên về dạy học tích hợp, liên môn, phó
vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành đã trả lời trước báo Việt Nam nét: Dạy học tích
hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học
các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục
chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
Như vậy, qua những bài học cụ thể, giáo viên phải tìm hiểu những kiến thức
có liên quan đến bài học đó để lồng ghép tích hợp cho học sinh. Làm được như vậy
sẽ phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình tìm tòi tri
thức.
3.2. Chọn tên dự án tích hợp
Gọi tên nội dung tích hợp là một khâu vô cùng quan trọng. Bởi nhan đề
thường thâu tóm nội dung của bài học. Đặt tên dự án đúng giống như kim chỉ nam
cho hướng đi của bài dạy. Nếu ta chọn sai nhan đề thì rất dễ gây hiểu nhầm cho cả
người thực hiện và người đọc. Ví dụ trong sản phẩm dự thi dạy học theo chủ đề
tích hợp của cô giáo ở E H’Leo: nội dung của dự án là nói về vai trò của nước đối
với đời sống con người, nhưng tên dự án lại đặt là: Nước với cuộc sống (Tích hợp
giáo dục giá trị sống tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cho học sinh). Mặc dù
dự án rất chi tiết, nội dung tích hợp rất tốt nhưng tên dự án lại không bám sát nội
dung. Điều này khiến người đọc, người xem hiểu lầm hoặc không hiểu nội dung
tích hợp trong bài.

3.3. Nghiên cứu chương trình học tập
- Giáo viên nghiên cứu phân phối chương trình của các bộ môn như: Tin học,
Công nghệ, Giáo dục công dân, Địa lí, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật…của lớp 6 trong
GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

6


Sáng kiến kinh nghiệm
năm học 2017-2018 của trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh
ĐăkLăk có những bài học nào thích hợp để tích hợp với chủ đề đã chọn, từ đó giáo
viên lồng ghép vào bài dạy để giáo dục ý thức, thái độ và kĩ năng sống cho học sinh
qua các bài cụ thể.
- Giáo viên tìm hiểu nội dung của các bài học trong các môn học của lớp 6 để
từ đó định hướng, chọn chủ đề thích hợp cho bài dạy.
- Giáo viên đọc tài liệu, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, mạng Internet liên
quan đến đề tài đã chọn để bổ sung thêm kiến thức, kĩ năng vận dụng tích hợp vào
bài giảng.
3.4. Xác định mục tiêu và nội dung cụ thể đưa vào tích hợp
Để dạy học theo hướng tích hợp giáo dục đạo đức, ý thức, thái độ, kĩ năng
sống cho học sinh đạt hiệu quả, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu cần đạt của bài
học cũng như những kiến thức cần có để tích hợp của các môn học khác.
* Cụ thể trong một số bài dạy sau:
+ Tích hợp giáo dục học sinh ý thức bảo vệ Trái Đất qua “Bài 7: Quan sát
Hệ Mặt Trời”
TT

Môn bài liên quan đến
nội dung tích hợp


Nội dung kiến thức được tích hợp

Ghi
chú

Giáo viên giúp cho học sinh hiểu được
Bài 7: Quan sát Hệ Trái Đất của chúng ta quay xung quanh
Mặt Trời như thế nào? Vì sao lại có hiện
Mặt Trời
tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ Mặt Trời
chúng ta có những hành tinh nào? Sao Kim
và sao Hỏa, sao nào gần Mặt Trời hơn?
1
Trái Đất nặng bao nhiêu?... thông qua việc
học sinh dụng dễ dàng các nút lệnh trong
phần mềm Solar System 3D Simulator,
phần mềm sở hữu một giao diện thông
minh hiển thị các thông tin đầy đủ, chính
xác các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
Môn Tin học - lớp 6

Môn Địa lí - lớp 6
Bài 7: Sự vận động tự
quay quanh trục của
Trái Đất và các hệ
2 quả;
Bài 8: Sự chuyển động
của Trái Đất quay
quanh Mặt Trời.


Giáo viên giúp học sinh có để vận dụng
các kiến thức đã học trong môn địa lí để trả
lời các câu hỏi trong bài học, ngoài ra học
sinh còn biết cách khám phá và có ý thức
tự khám phá phần mềm mới dựa trên kiến
thức, kĩ năng và thông tin đã có như phán
đoán, quan sát hiệu ứng để tìm hiểu các
chức năng các lệnh, nút lệnh, thanh
trượt….

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

7


Sáng kiến kinh nghiệm
Môn Giáo dục công
dân - lớp 6

Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học
sinh ý thức bảo vệ Trái Đất là một trong
Bài 7: Yêu thiên nhiên, những biện pháp quan trọng giúp học sinh
sống hòa hợp với thiên biết yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan
trọng của môi trường với cuộc sống và hơn
nhiên.
nữa biết cách chăm sóc, giữ gìn hành tinh
4
xanh. Từ đó học sinh có những thái độ và
kĩ năng sống để bảo vệ, giữ nhìn môi
trường xanh, sạch, đẹp xung quanh nơi

chúng ta đang học tập và sinh sống.
Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp

Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học
sinh thấy rõ vẻ đẹp của quê hương, đất
nước mình, làm cho học sinh tăng thêm
- lớp 6
tình cảm yêu mến gia đình, làng xóm, từ đó
Tiết 16 - Hoạt động: học sinh có thái độ trân trọng những giá trị,
Vẻ đẹp của quê hương, những di sản văn hóa của quê hương đất
đất nước.
nước; Có thói quen giữ gìn, bảo vệ các di
sản văn hóa, di sản thiên nhiên, tích cực
tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi
trường.

+ Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh về an toàn giao thông qua
“Bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành”
Môn bài liên quan đến
nội dung tích hợp

TT

Nội dung kiến thức được tích hợp

Ghi
chú

Môn Tin học - lớp 6


Giáo viên giúp cho học sinh hiểu được:
Bài 9: Vì sao cần có hệ Trật tự của các phương tiện giao thông trên
đường phố, vai trò, lợi ích của hệ thống đèn
điều hành
1
giao thông trên đường phố thông qua các
hình ảnh. Từ đó học sinh có những kĩ năng
sống về an toàn giao thông để bảo vệ an
toàn cho chính bản thân, gia đình, xã hội.
Phân môn Mĩ thuật
-lớp 6
4

Chủ đề 2: Vẽ tự do.

Giáo viên lồng ghép giáo dục cho HS
biết vệ sinh an toàn giao thông bằng việc
thi vẽ tranh theo chủ đề “An toàn giao
thông”. Từ đó học sinh có những kĩ năng
sống về an toàn giao thông để tuyên truyền
và bảo vệ an toàn cho chính bản thân, gia
đình, xã hội.

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

8


Sáng kiến kinh nghiệm

Môn giáo dục công dân
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học
– lớp 6
sinh biết hành động như thế nào để thực
Bài 14: Thực hiện trật hiện trật tự an toàn giao thông. Học sinh
tự an toàn giao thông.; biết làm được những gì để đảm bảo an toàn
Thực hiện thống kê cập khi tham gia giao thông trên đường.
nhật số liệu mới nhất
về tai nạn giao thông.
+ Tích hợp giáo dục học sinh ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm qua “Bài
19: Thêm hình ảnh để minh họa”
TT

Môn bài liên quan đến
nội dung tích hợp

Nội dung kiến thức được tích hợp

Ghi
chú

Giáo viên giúp học sinh biết vận dụng
Bài 19: Thêm hình ảnh kiến thức bài mới để chèn được hình ảnh
minh họa vào trong văn bản và căn chỉnh
để minh họa.
hình ảnh làm bố cục văn bản hợp lí hơn để
hoàn thành bài báo cáo theo nhóm thể hiện
1
được ý tưởng, thông điệp muốn truyền tải
đến cho người xem về chủ đề “Vệ sinh an

toàn thực phẩm”.
Môn Tin học - lớp 6

Môn Công nghệ - lớp 6

Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học
Bài 4: Ăn uống hợp lí. sinh biết được nhu cầu dinh dưỡng của mỗi
con người. Từ đó, biết cách ăn uống đảm
Bài 5: Vệ sinh an toàn bảo hợp lí, khoa học để bảo vệ sức khỏe
thực phẩm.
cho chính bản thân mình. Ngoài ra, học
sinh còn biết các nguyên nhân gây mất vệ
2
sinh an toàn thực phẩm để tuyên truyền gia
đình, bạn bè và người dân tránh sử dụng
các loại thực phẩm bẩn; biết được các biểu
hiện để có những biện pháp xử lí kịp thời
khi bị ngộ độc thực phẩm.

Môn Giáo dục công
dân - lớp 6

Giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh
biết và thực hiện được việc tự chăm sóc,
Bài 2: Tự chăm sóc rèn luyện sức khỏe cho bản thân. Từ đó có
3 sức khỏe.
thái độ quan tâm, quý trọng sức khỏe của
bản thân và của người khác.

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh


9


Sáng kiến kinh nghiệm
Phân môn Mĩ thuật
-lớp 6
4

Chủ đề 2: Vẽ tự do.

Giáo viên lồng ghép giáo dục cho HS
biết vệ sinh an toàn thực phẩm bằng việc
thi vẽ tranh theo chủ đề “Vệ sinh an toàn
thực phẩm”. Từ đó, tuyên truyền những
kiến thức của bản thân về vệ sinh an toàn
thực phẩm cho mọi người dân.

+ Tích hợp giáo dục học sinh có ý thức, thái độ tôn sư trọng đạo qua “Bài
thực hành 8: Em viết báo tường”
Môn bài liên quan đến
nội dung tích hợp

TT

Nội dung kiến thức được tích hợp

Ghi
chú


Giáo viên giúp học sinh ôn lại kiến
Bài thực hành 8: Em thức đã học để biết tìm hiểu thông tin từ
Internet, từ đó soạn thảo được một văn bản
“viết ” báo tường.
theo chủ đề thích hợp và chèn hình ảnh,
thay đổi cách bố trí sao cho phù hợp vào
1
văn bản để hoàn thành bài báo cáo theo
nhóm thể hiện được ý tưởng, thông điệp
muốn truyền tải đến cho người xem về chủ
đề “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”.
Môn Tin học - lớp 6

Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học
Bài kể chuyện tưởng sinh biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng
trong môn Ngữ văn để làm các bài văn, bài
tượng.
thơ,...về ngày nhà giáo Việt Nam. Ngoài ra
Hoạt động ngữ văn: học sinh biết thuyết trình về bài báo tường
Thi kể chuyện
của nhóm đã thực hiện.
Luyện nói về quan sát,
tưởng tượng, so sánh,
và nhận xét trong văn
miêu tả.
Môn Ngữ Văn - lớp 6

Môn Mĩ thuật - lớp 6
Chủ đề 2: Vẽ tự do.
2


Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học
sinh biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng
trong môn Mĩ thuật và sử dụng phần mềm
hỗ trợ vẽ để làm tăng tính sáng tạo cho bài
báo tường. Từ đó, học sinh có ý thức quý
trọng, yêu mến thầy cô hơn.

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

10


Sáng kiến kinh nghiệm
Môn Âm nhạc - lớp 6

Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học
sinh biết yêu được ý nghĩa của bài hát để từ
3 Tập hát bài: Ngày đầu
đó biết kính trọng biết ơn thầy cô.
tiên đi học.
Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp

Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học
sinh hiểu ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam
20/11 từ đó bản thân kính trọng biết ơn các
- lớp 6
thầy giáo, cô giáo và tôn vinh nhà giáo.
Tiết 6: Hoạt động: Qua đó có những hành động cụ thể thể hiện

Chúc mừng thầy giáo, sự biết ơn các thầy giáo, cô giáo và thực
cô giáo
hiện tốt yêu cầu giáo dục của nhà trường.
+ Tích hợp giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên
giới, biển, đảo qua “Bài thực hành tổng hợp: Du lịch ba miền”
Môn bài liên quan đến
nội dung tích hợp

TT

Nội dung kiến thức được tích hợp

Ghi
chú

Giáo viên giúp học sinh ôn lại kiến thức
Bài thực hành tổng đã học để biết tìm hiểu thông tin từ
Internet, từ đó soạn thảo được một văn bản
hợp du lịch ba miền.
theo chủ đề thích hợp và chèn hình ảnh,
thay đổi cách bố trí sao cho phù hợp vào
1
văn bản để hoàn thành bài báo cáo theo
nhóm thể hiện được ý tưởng, thông điệp
muốn truyền tải đến cho người xem về chủ
đề “Du lịch ba miền”.
Môn Tin học lớp 6

Môn Mĩ thuật - lớp 6
2


Chủ đề 2: Vẽ tự do.

Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học
sinh biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng
trong môn Mĩ thuật để vẽ tranh về chủ đề
du lịch ba miền.

Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp

Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học
sinh thấy rõ chủ quyền đất nước về biên
giới, biển, đảo của Việt Nam, từ đó học
- lớp 6
3
sinh có ý thức, thái độ bảo vệ chủ quyền
Tiết 16: Hoạt động: Vẻ của đất nước Việt Nam nhất là đảo Hoàng
đẹp của quê hương, Sa và Trường Sa.
đất nước.
3.5. Định hướng hình thành năng lực cần có của học sinh để thu nhận
kiến thức.
- Năng lực tự học:
GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

11


Sáng kiến kinh nghiệm
+ Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác chủ động, tự đặt được

mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.
+ Nhận ra và điều chỉnh những sai sót hạn chế của bản thân khi thực hiện
các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và tìm hiểu các thông tin liên
quan đến vấn đề, đề xuất được biện pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả.
- Năng lực sáng tạo: Suy nghĩ và khái quát hóa tiến trình khi thực hiện mọi
công việc được giao; học sinh chủ động tự lập trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn của các môn
học khác sử dụng trong tiết học như môn Giáo dục công dân, môn Lich sử, môn
Âm nhạc, Mĩ thuật, hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp để lồng ghép tích hợp
giáo dục ý thức, thái độ và kĩ năng sống.
3.6. Tiến hành các hoạt động dạy và học.
Sau khi chuẩn bị tốt các phương tiện, thiết bị, học liệu cũng như những kiến
thức có liên quan, giáo viên tiến hành vào tiết dạy. Nội dung bài dạy phải bám sát
chuẩn kiến thức kĩ năng, kiến thức tích hợp vừa phải không làm loãng kiến thức
trọng tâm của bài học. Sau đây là một tiết dạy cụ thể qua bài ”Thêm hình ảnh để
minh họa”. Bài dạy với thời lượng 2 tiết. Những kiến thức có liên quan, tôi tích
hợp vào từng phần của bài học được thể hiện rõ trong phiếu mô tả dự án dự thi. Cụ
thể như sau:
(Minh chứng bài giảng Powerpoint có file kèm theo)
3.6.1. Mục tiêu dạy học liên môn qua bài “Thêm hình ảnh để minh họa”
+ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu rõ:
- Mục đích, yêu cầu của việc thêm hình ảnh cho văn bản.
- Chèn được hình ảnh vào vị trí đã cho trong văn bản.
- Căn chỉnh hình ảnh để bố cục văn bản hợp lí.
+ Kĩ năng: Hình thành cho học sinh:
- Biết chèn được hình ảnh vào vị trí đã cho trong văn bản.
- Biết căn chỉnh hình ảnh để bố cục văn bản hợp lí.
- Biết sử dụng kiến thức của các môn học khác để áp dụng vào làm bài tập.

- Hình thành thói quen quan sát, theo dõi, thu nhập thông tin, tài liệu qua
phương tiện thông tin đại chúng.
+ Thái độ:
- Ham thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần
làm việc theo nhóm.
- Nâng cao ý thức trong vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.6.2. Thiết bị dạy học, học liệu
GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

12


Sáng kiến kinh nghiệm
- Giáo viên chuẩn bị:
+ Sách hướng dẫn học Tin học 6 theo mô hình Trường học mới.
+ Phòng máy, máy tính có kết nối mạng Internet, máy chiếu, giáo án điện tử
trình chiếu trên Powerpoint với các ví dụ minh họa (kèm theo file).
+ Phần mềm Netop.
+ Bảng nhóm, phiếu học tập chuẩn bị trên giấy A4 để học sinh hoạt động.
+ Các nội dung kiến thức liên quan trong các môn Tin học, Giáo dục công
dân, Công nghệ, phân môn Mĩ thuật.
Môn Tin học lớp 6, Bài thực hành 1: Sử dụng trình duyệt Web; Bài 7: Thêm
hình ảnh dề minh họa.
Môn Công nghệ lớp 6, Bài 4: Ăn uống hợp lí; Bài 5: Vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Môn Giáo dục công dân lớp 6, Bài 2: Tự chăm sóc sức khỏe.
Phân môn Mĩ thuật lớp 6, Chủ đề 2: Vẽ tự do.
- Học sinh chuẩn bị:
+ Sách hướng dẫn học Tin học 6 theo mô hình Trường học mới, vở ghi, vở
soạn, đồ dùng học tập.

+ Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Sưu tầm những tài liệu có liên quan đến chủ đề bài học “Vệ sinh an toàn
thực phẩm” để bổ sung cho phần nội dung kiến thức sách hướng dẫn.
3.6.3. Các hoạt động dạy – học
Thứ tự
slide

Nội dung – Cấu trúc bài giảng

Hoạt động của giáo viên –
Học sinh

Slide 1

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

13


Sáng kiến kinh nghiệm
Slide 2

GV yêu cầu HS quan sát.
“Cho biết hai văn bản này có
điểm gì khác nhau? Em thích văn
bản nào hơn? Vì sao?”
HS quan sát, trả lời sau đó nhận
xét chéo.
Qua kết quả của HS, GV đưa ra
đáp án chính xác:

+ Văn bản 1 tác giả có chèn thêm
hình ảnh để minh họa cho nội
dung của văn bản nên làm cho nội
dung văn bản trực quan, sinh động
hơn văn bản 2.

Slide 3

GV dẫn dắt vào bài mới.
“Thông qua hoạt động khởi động
các em đã tìm hiểu thông tin về vệ
sinh an toàn thực phẩm qua các
văn bản có hình ảnh minh họa.
Vậy làm sao có thể thêm những
hình ảnh vào trong văn bản giúp
làm rõ hơn nội dung của văn bản
đó. Tiết học hôm nay cô trò chúng
ta sẽ tìm hiểu nội dung của bài
học có liên quan đến hình ảnh”.
Tiết 56:
Bài 19: Thêm hình ảnh để minh
họa

Slide 3

GV đặt câu hỏi.

(Hiệu
ứng tiếp
theo)


“Hình ảnh được chèn trong các
văn bản với mục đích gì?
HS dựa vào kiến thức của mình để
trả lời câu hỏi.
HS phản biện.

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

14


Sáng kiến kinh nghiệm
Slide 3
(Hiệu
ứng tiếp
theo)

GV dựa vào câu trả lời của HS để
hướng dẫn học sinh hình thành
kiến thức.
+ Hình ảnh minh họa thường được
dùng trong văn bản và làm cho nội
dung văn bản trực quan, sinh động
hơn. Trong nhiều trường hợp, nội
dung của văn bản sẽ rất khó hiểu
nếu thiếu hình ảnh minh họa.
GV trình chiếu hình ảnh minh họa.
HS quan sát.


Slide 4

GV yêu cầu HS khởi động phần
mềm Microsoft Word, khởi động
chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt:
chọn kiểu gõ Telex, bảng mã
UNICODE và chế độ gõ chữ Việt.
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi
mở file văn bản “Ẩn họa từ đồ
chơi và đồ ăn trước cổng trường”
đã có sẵn trong ổ đĩa E:\
HS thao tác.
GV sử dụng phần mềm Netop để
điều khiển các máy con.
GV đưa ra câu hỏi gợi mở.
“Làm thế nào để chèn hình ảnh
vào văn bản?”
HS trả lời.
“Bạn nào có thể chèn hình ảnh để
minh họa cho nội dung văn bản
trên?
GV gọi tinh thần xung phong.
HS thao tác trực tiếp trên máy tính
cá nhân.
GV yêu cầu các HS khác quan sát
thao tác bạn làm trên máy tính cá
nhân của mình.
GV theo dõi HS trong quá trình
thao tác, chú ý gợi mở để HS
không gặp khó khăn khi làm bài.


GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

15


Sáng kiến kinh nghiệm
GV yêu cầu HS nêu lại các thao
tác mình vừa thực hiện.
HS nêu các thao tác.
GV yêu cầu HS khác nhận xét.
HS nhận xét.

Slide 5

GV chốt.
1. Chèn hình ảnh.
- Bước 1: Đưa con trỏ soạn thảo
vào vị trí cần chèn văn bản.
- Bước 2: Trong bảng chọn, nhóm
lệnh Illustrations chọn nút lệnh
Picture. Hộp thoại Insert Picture
xuất hiện.
- Bước 3: Chọn tệp hình ảnh cần
thiết trên hộp thoại Insert Picture
và nháy Insert.
GV yêu cầu HS quan sát video
hướng dẫn thao tác chèn hình ảnh.
HS quan sát.


Slide 5

GV đưa ra câu hỏi.

(Hiệu
ứng tiếp
theo)

“Theo em có thể chèn nhiều loại
hình ảnh vào văn bản được
không?”
HS trả lời.
GV yêu cầu HS chèn hai hình ảnh
vào văn bản trong máy tính cá
nhân.
HS thao tác.
GV theo dõi HS trong quá trình
thao tác (chú ý gợi mở để giúp các
HS yếu, kém).

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

16


Sáng kiến kinh nghiệm
Slide 5
(Hiệu
ứng tiếp
theo)


Slide 6

Từ việc hướng dẫn thao tác chèn
hình ảnh vào văn bản, GV lưu ý
cho HS: Có thể chèn nhiều loại
hình ảnh khác nhau vào bất kì vị
trí nào trong văn bản.

GV đưa ra văn bản chèn hình
không hợp lí với nội dung và đưa
ra câu hỏi.
“Em hãy quan sát hình ảnh và cho
biết hình ảnh có phù hợp với nội
dung của văn bản không”
GV yêu cầu HS quan sát và trả lời.
HS dựa trên các kiến thức hiểu
biết của mình trong xã hội để trả
lời.
HS trả lời.
HS phản biện.

Slide 6
(Hiệu
ứng tiếp
theo)

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

GV dựa vào câu trả lời của HS để

hướng dẫn học sinh hình thành
kiến thức.
+ Khi sử dụng hình ảnh minh họa
cho văn bản cần đảm bảo yêu cầu
hình ảnh phải phù hợp với nội
dung văn bản, mục đích và đối
tượng sử dụng văn bản.

17


Sáng kiến kinh nghiệm
Slide 5

GV đưa ra câu hỏi.

(Hiệu
ứng tiếp
theo)

“Theo em hình ảnh trong văn bản
đã thể hiện cách ăn uống hợp lí
chưa”
GV yêu cầu HS quan sát và trả lời.
HS dựa trên các kiến thức hiểu
biết của mình trong xã hội để trả
lời.
HS trả lời, phản biện.
GV chốt: GV tích hợp môn Công
nghệ lớp 6 qua “Bài 4: Ăn uống

hợp lí” giáo dục HS.
“Chúng ta phải luôn có ý thức ăn
uống hợp lí để bảo vệ sức khỏe
cho bản thân”

Slide 7

GV đưa ra bài tập và yêu cầu HS
hoạt động theo cặp đôi.
(GV cho HS nối các hình ảnh
minh họa phù hợp với nội dung để
giúp HS cũng cố lại kiến thức vừa
học).
Tìm hình ảnh và văn bản để ghép
nối cho phù hợp?
HS hoạt động theo cặp đôi trả lời,
nhận xét chéo.

Slide 7

GV đưa ra đáp án.

(Hiệu
ứng tiếp
theo)

GV tích hợp môn Công nghệ giáo
dục HS.

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh


“Chúng ta cần đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm vì thực phẩm là
nguồn cung cấp các chất dinh
dưỡng cần thiết để con người sống
và phát triển. Nếu như không bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thì
không những không giữ được giá
trị dinh dưỡng vốn có của thực
phẩm mà còn là nguồn gây bệnh,
độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe
và tính mạng con người.”
18


Sáng kiến kinh nghiệm
Slide 8

GV yêu cầu HS quan sát, nhận xét
văn bản trên chèn hình ảnh đã hợp
lí chưa.
HS nhận xét và rút kinh nghiệm
cho bản thân.
“Để thay đổi kích thước hình ảnh
thì em làm như thế nào?”
HS trả lời.
HS phản biện.

Slide 8


GV chốt.

(Hiệu
ứng tiếp
theo)

2. Thay đổi kích thước hình ảnh,
di chuyển hình ảnh.
+ Nháy chuột trên hình ảnh để
chọn hình ảnh đó. Khi đó hình ảnh
đã được chọn sẽ xuất hiện 8 nút
định vị trên các cạnh và góc của
ảnh.
+ Em có thể thay đổi kích thước
hình ảnh bằng cách đưa con trỏ
vào một trong tám nút này để con
trỏ có dạng hình mũi tên hai chiều,
sau đó kéo thả chuột.
GV yêu cầu HS quan sát video
hướng dẫn thao tác thay đổi kích
thước hình ảnh.
HS quan sát.

Slide 9

GV đặt câu hỏi.
“Để thay đổi cách bố trí hình ảnh
em làm như thế nào?”
HS trả lời, nhận xét.
GV chốt.

3. Thay đổi kiểu bố trí hình ảnh
trên văn bản.
- Bước 1: Chọn hình ảnh, khi đó
xuất hiện bảng chọn Picture Tools
chứa các công cụ liên quan đến
hình ảnh.

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

19


Sáng kiến kinh nghiệm
- Bước 2: Trong Format àWrap
Text à chọn kiểu bố trí hình ảnh.
- Bước 3: Nháy chuột vào hình
ảnh và di chuyển hình ảnh đến vị
trí thích hợp.
- Bước 4: Điều chỉnh kích thước
hình ảnh sao cho bố cục văn bản
cân đối.
GV yêu cầu HS quan sát video
hướng dẫn thao tác thay đổi kiểu
bố trí hình ảnh trên văn bản.
HS quan sát.
Slide 10

HS đọc yêu cầu và thao tác trên
máy tính cá nhân.
HS thao tác.

GV theo dõi HS trong quá trình
thao tác (chú ý gợi mở để giúp các
HS yếu, kém).

Slide 11

GV cho HS chơi trò chơi: “Chinh
phục vũ môn” để cũng cố lại kiến
thức vừa học.
(GV chia lớp thành 2 đội, nhấn
vào mỗi bông hoa để tìm câu hỏi.
Nếu đội nào trả lời sai sẽ nhường
quyền trả lời câu hỏi đó cho đội
bạn. Nhấn vào tên mỗi đội để
cộng điểm cho đội đó nếu trả lời
đúng. Nếu hai đội bằng điểm nhau
thì giáo viên sẽ cho học sinh trả
lời câu hỏi phụ để tìm ra đội chiến
thắng. Nhấn vào nút kết thúc trò
chơi để kết thúc.)

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

20


Sáng kiến kinh nghiệm
Slide 12

HS tham gia trò chơi.

(Nhấn vào đáp án để tìm câu trả
lời đúng. Nếu trả lời đúng thì mặt
cười sẽ xuất hiện, ngược lại mặt
khóc sẽ xuất hiện. Quay trở lại trò
chơi để chọn câu hỏi nhấn vào nút
tiếp tục chơi)

Slide 13

HS tham gia trò chơi.
(Nhấn vào đáp án để tìm câu trả
lời đúng. Nếu trả lời đúng thì mặt
cười sẽ xuất hiện, ngược lại mặt
khóc sẽ xuất hiện. Quay trở lại trò
chơi để chọn câu hỏi nhấn vào nút
tiếp tục chơi)

Slide 14

HS tham gia trò chơi.
(Nhấn vào đáp án để tìm câu trả
lời đúng. Nếu trả lời đúng thì mặt
cười sẽ xuất hiện, ngược lại mặt
khóc sẽ xuất hiện. Quay trở lại trò
chơi để chọn câu hỏi nhấn vào nút
tiếp tục chơi)

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

21



Sáng kiến kinh nghiệm
Slide 15

HS tham gia trò chơi.
(Nhấn vào đáp án để tìm câu trả
lời đúng. Nếu trả lời đúng thì mặt
cười sẽ xuất hiện, ngược lại mặt
khóc sẽ xuất hiện. Quay trở lại trò
chơi để chọn câu hỏi nhấn vào nút
tiếp tục chơi)

Slide 16

HS tham gia trò chơi.
(Nhấn vào đáp án để tìm câu trả
lời đúng. Nếu trả lời đúng thì mặt
cười sẽ xuất hiện, ngược lại mặt
khóc sẽ xuất hiện. Quay trở lại trò
chơi để chọn câu hỏi nhấn vào nút
tiếp tục chơi)

Slide 17

GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân
làm bài vào phiếu học tập.
GV yêu cầu Thư kí của các nhóm
lên nhận phiếu học tập phát cho
các bạn trong nhóm.

GV yêu cầu HS đổi bài chéo để
chấm điểm.
GV đưa ra đáp án, cá nhân tự đối
chiếu và chấm điểm bài của bạn.
GV yêu cầu nộp phiếu học tập.

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

22


Sáng kiến kinh nghiệm
Slide 18

GV tiếp tục tích hợp môn Giáo
dục công dân lớp 6 qua “Bài 2: Tự
chăm sóc sức khỏe” giáo dục HS
“Biết được những hành động nên
làm hay không nên làm để tự
chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
Từ đó, có thái độ quan tâm, quý
trọng sức khỏe của bản thân.
Ngoài ra, HS còn tuyên truyền
mọi người dân cùng đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm”

Slide 19

GV hướng dẫn về nhà.
GV đưa ra yêu cầu để HS vận

dụng vào làm bài báo cáo.
GV yêu cầu HS hoạt động theo
nhóm.
HS lắng nghe, quan sát.
HS hoạt động.
(Nếu còn thời gian GV cho học
sinh vào trình duyệt Google
Chrome để xem thông tin về
những loại thức ăn đang được
cảnh cáo mất vệ sinh an toàn thực
phẩm trước cổng trường học)

Slide 20

HS quan sát.
GV tích hợp các môn Tin học, Mĩ
thuật, Công nghệ, Giáo dục công
dân lớp 6 để giáo dục học sinh biết
vận dụng các kiến thức đã học để
làm bài báo cáo về vệ sinh an toàn
thực phẩm.

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

23


Sáng kiến kinh nghiệm
Slide 21


3.6.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
+ Cách thức kiểm tra:
Để học sinh nắm chắc nội dung bài học, hình thành được ý thức, thái độ và
kĩ năng sống thì phải thực hiện được các yêu cầu tùy theo nội dung của bài tích
hợp.
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập.
- Yêu cầu học sinh làm bài báo cáo theo nhóm theo chủ đề của bài tích hợp.
- Yêu cầu học sinh vẽ tranh theo chủ đề của bài tích hợp.
- Yêu cầu thuyết trình về bài báo cáo theo chủ đề của bài tích hợp.
+ Cách thức đánh giá kết quả học tập:
- Giáo viên chọn một số sản phẩm của học sinh.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm.
- Tuyên dương những học sinh có bài làm tốt, có ý thức trách nhiệm trong
việc thực hiện những nhiệm vụ được giao. Đồng thời động viên, nhắc nhở những
học sinh chưa hoàn thành tốt.
+ Tiêu chí đánh giá:
Bài báo cáo, phiếu học tập phải đảm bảo yêu cầu: hình thành được ý thức,
thái độ và kĩ năng sống thì phải thực hiện được các yêu cầu tùy theo nội dung của
bài tích hợp, có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con
người.
3.7. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Muốn thực hiện được các biện pháp trên cần các điều kiện sau:
- Giáo viên phải chịu khó tìm tòi, học hỏi không chỉ ở môn học mình đang
trực tiếp giảng dạy mà ở những môn học khác như Giáo dục công dân, Công nghệ
Mĩ thuật. Làm được như thế khi giảng giáo viên mới có thể tích hợp các kiến thức
một cách nhuần nhuyễn và logic, tránh việc tích hợp một cách gượng ép, học sinh
sẽ rất hứng thú học tập, tạo được lối tư duy logic cho các em.
- Học sinh phải chịu khó học, luôn tìm tòi, sáng tạo trong suy nghĩ (đối với
học sinh khá giỏi). Còn đối với học sinh trung bình, yếu thì các em chịu khó soạn
GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh


24


Sáng kiến kinh nghiệm
bài, đọc bài trước khi đến lớp thì sẽ tiếp thu nhanh hơn.
- Giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, nắm được kiến thức
về môn Giáo dục công dân, Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Địa lí, Lịch sử…để
hiểu được nội dung nào cần tích hợp, nội dung nào nên lướt, tránh trường hợp đưa
quá nhiều kiến thức tích hợp hay tích hợp quá nhiều môn làm kiến thức bị loãng
cũng như không đủ thời gian để thực hiện.
3.8. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Các giải pháp, biện pháp luôn quan hệ chặt chẽ với nhau. GV muốn giảng
dạy một tiết dạy có nội dung tích hợp thành công thì phải soạn bài chu đáo, đầy đủ,
chuẩn xác nội dung kiến thức; học sinh phải chuẩn bị bài chu đáo. Sau đó GV vận
dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, tạo không khí học tập cho học sinh. Ví dụ
như để dự án dạy học tích hợp đi đúng hướng giáo viên phải đặt đúng tên dự án;
xác định được mục tiêu và nội dung tích hợp, chuẩn bị thiết bị, học liệu cần thiết và
quan trọng nhất là truyền tải nội dung tích hợp như thế nào vào tiết dạy, đưa ra
những câu hỏi, bài tập có nội dung tích hợp cho phù hợp để lôi cuốn sự chú ý của
học sinh.
3.9. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm
vi và hiệu quả ứng dụng.
- Hiệu quả đầu tiên mà dễ nhận thấy nhất của sáng kiến kinh nghiệm là việc
giáo viên Tin học tiếp cận được với nội dung đổi mới giáo dục hiện nay đó là dạy
học liên môn nhằm phát triển toàn diện năng lực học tập của học sinh, từ đó học
sinh vận dụng các kiến thực đã học vận dụng vào đời sống.
- Học sinh rất có hứng thú với môn học vì được củng cố lại những kiến thức
ở các môn học mà mình yêu thích, đồng thời học sinh tự phát huy năng lực và
phẩm chất của bản thân.

Tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với học sinh trường THCS Lương
Thế Vinh kết quả tôi thu được như sau:
Bảng thống kê kết quả học tập học kì I của khối 6
Năm học 2017-2018
Lớp

Sỉ số

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

8.0-10

6.5-7.9

5.0-6.4

3.5-4.9

SL

TL(%)

SL


TL(%)

SL

TL(%)

SL

TL(%)

6A1

36

30

83.33

6

16.67

0

0

0

0


6A2

36

12

33.33

16

44.44

7

19.44

1

2.78

6A3

35

12

34.29

19


54.29

3

8.57

1

2.86

6A4

36

7

19.44

17

47.22

10

27.78

2

5.56


6A5

36

8

22.22

20

55.56

7

19.44

1

2.78

GV: Trần Thị Tứ - Trường THCS Lương Thế Vinh

25


×