Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI LỚP LÁ 1 TRƯỜNG MN KRÔNG ANA
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu đã dạy rằng:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, công tác giáo dục mầm non – những người chủ
tương lai của đất nước đã, đang và sẽ là chủ trương lớn của toàn Đảng, toàn dân. Để
thực hiện tốt mục đích giáo dục này, bậc học mầm non đã có nhiều bước chuyển lớn
nhằm góp phần đặt nền móng đào tạo con người phát triển toàn diện – có đủ sức
khoẻ, đủ trí tuệ và tài năng. Vì lợi ích của cả dân tộc, cả quốc gia, vì trẻ em là hạnh
phúc của mọi nhà việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội.
Vậy thì mỗi giáo viên mầm non chúng ta cần chung tay gieo trồng chăm sóc và bảo
vệ trẻ như thế nào?
Muốn tốt cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần đều cần thiết bạn
phải hướng dẫn trẻ ra hòa nhập với thiên nhiên. Cô giáo mầm non những người thầy
đầu tiên ươm mầm thiên nhiên vào trong trẻ.
Trong chúng ta hẳn ai ai cũng bước qua thời thơ ấu với những cảm xúc, những
kỷ niệm khó quên và đặc biệt chúng ta đã trải qua quá trình phát triển từng bước của
tâm sinh lý. Hiểu được trẻ muốn gì và cần gì là cả một quá trình đầy khó khăn và nỗ
lực.
Bởi vì, dạy trẻ khám phá khoa học là một trong những môn học rất quan trọng,
mà cũng là môn học trẻ yêu thích ở trường mầm non. Vì qua môn học trẻ được học
tập vui chơi, trẻ được trải nghiệm, được trực tiếp quan sát và tiếp xúc với một số vật
thật trong môi trường xung quanh rất đa dạng và phong phú. Qua môn học giúp trẻ
tích lũy số vốn kiến thức sơ đẳng về thế giới xung quanh, từ đó trẻ có thể vận dụng
trực tiếp hàng ngày của trẻ.
Người thực hiện
1
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
Là một giáo viên thường xuyên tiếp xúc với trẻ, hơn ai hết tôi hiểu rõ đặc điểm
tâm sinh lý cũng như khả năng, nhu cầu của trẻ. Việc tìm ra một số biện pháp giúp trẻ
khám phá khoa học, hòa nhập với thiên nhiên trong tiết dạy nhìn chung lượng kiện
thức mà trẻ lĩnh hội được rất trừu tượng, chưa sâu sắc đến trẻ.
Trong cuộc sống hàng ngày, muốn tồn tại và phát triển, trẻ em phải tiếp cận với
môi trường xung quanh. Trong quá trình tiếp cận ấy, các sự vật và hiện tượng xung
quanh là những đối tượng để cho trẻ tìm hiểu, nhận xét và mở mang hiểu biết. Quá
trình nhận biết này, nếu trẻ được người lớn, các cô giáo, thầy giáo tổ chức, hướng dẫn
một cách khoa học thì quá trình nhận biết ấy sẽ phát triển cả về số lượng và chất
lượng. Nhu cầu hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh sẽ được thỏa mãn.
Mặt khác, thực tiễn là nguồn gốc và thước đo của chân lí. Nếu không tôn trọng
thực tiễn thì việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ là giáo điều và máy
móc.
Mỗi trẻ có mỗi hoàn cảnh thực tế khác nhau. Cần phải lựa chọn đối tượng, nội
dung và phương pháp sao cho phù hợp với thực tế của lớp. Cần nghiên cứu đặc điểm
về môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa trước khi tiến hành cho trẻ làm quen
với môi trường xung quanh. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn
đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ
5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường mầm non Krông Ana” để nghiên cứu và áp dụng nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học cho trẻ.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
*Mục tiêu: Với đề tài này nhằm bồi dưỡng cung cấp thêm cho giáo viên một số
kiến thức, kỷ năng để tổ chức hướng dẫn trẻ khám phá khoa học có hiệu quả hơn.
Kiến thức cung cấp cho trẻ phải có trình tự, hợp lý và thống nhất, đồng thời phải
chính xác, thiết thực và mang tính ứng dụng cao. Giúp trẻ phát triển thể chất lẫn tinh
thần.
Hình thành và rèn luyện cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua
các hoạt động vui chơi và hoạt động. Trẻ được hòa mình vào thiên nhiên, được hít thở
không khí trong lành, vận động thoải mái giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, ghi
nhớ, chú ý. Sử dụng môi trường xung quanh, thông qua hoạt động khám phá khoa học
Người thực hiện
2
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
để phát triển toàn diện cho trẻ nhất là lĩnh vực phát triển nhận thức. Giáo dục trẻ lòng
yêu thích môn học, yêu thiên nhiên đất nước và thái độ ứng xử đúng đắn với môi
trường xung quanh.
* Nhiệm vụ: Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và chính xác, không
mang tính trừu tượng và khô khan.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 trường mầm non Krông Ana
4. Giới hạn của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn
khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Krông Ana
- Phạm vi đối tượng: Học sinh lớp lá 1 (5 – 6 tuổi) trường mầm non Krông Ana
- Phạm vi thời gian: Năm học 2017 – 2018
5. Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra
Phương pháp trao đổi đàm thoại
Phương pháp trải nghiệm thực tiễn.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
Thế giới xung quanh thật đa dạng, phong phú, muôn hình, nhiều vẻ, vốn tri
thức trẻ thu hoạch được chưa thấm tháp vào đâu và còn nhiều điều thiếu chính xác,
chưa hệ thống và sâu sắc. Chính vì thế, mở rộng sự hiểu biết cho trẻ cũng là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của các thầy, cô giáo cũng như của người lớn nói chung.
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ đã tích lũy được một vốn tri thức và kinh nghiệm
Người thực hiện
3
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
sống, điều quan trọng là tổ chức cho trẻ biết sử dụng vốn tri thức và kinh nghiệm ấy
vào các hoạt động vui chơi, hoạt động, lao động và sinh hoạt.
Trong quá trình ấy, cần giúp trẻ gọi tên chính xác các sự vật và hiện tượng,
đồng thời nhận biết những dấu hiệu ngoài cơ bản, có ý nghĩa trong việc xác định đối
tượng. Ngoài ra cần giúp trẻ tích lũy vốn tri thức một cách hệ thống, tổng hợp và khái
quát.
Muốn mở rộng sự hiểu biết cho trẻ, cần tổ chức cho trẻ hoạt động nhận biết
những sự vật và hiện tượng mới lạ, đồng thời khám phá những mối quan hệ đơn giản
giữa chúng.
Mặt khác trẻ em có tính tìm tòi, tính ham hiểu biết sẽ thôi thúc chúng tích cực
hoạt động. Phát triển óc tìm tòi, tính ham hiểu biết ở trẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc lĩnh hội kiến thức khoa học ở trường phổ thông sau này. Đứa trẻ lớn lên sẽ có lối
sống thực tiễn, sâu sắc, phong phú, linh hoạt, sáng tạo và chủ động, không sống hời
hợt, tẻ nhạt. Vì vậy, phát triển nhận thức là phát triển óc tìm tòi, tính ham hiểu biết
của trẻ thông qua hoạt động khám phá khoa học, là một yêu cầu rất cần thiết.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Lớp có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho cô và
trẻ, có quang cảnh sân trường rộng rãi, xung quanh có cây cối, có vườn hoa, vườn
rau. Trẻ tham gia hoạt động tích cực vui vẻ, mạnh dạn trình bày ý kiến. Trẻ có cơ hội
để được trò chuyện, được thể hiện mình, rèn cho trẻ thói quen ứng xử vói thiên nhiên,
biết cách chăm sóc và bảo vệ chúng.
Dựa vào đặc điểm chung của chương trình mầm non mới trên cơ sở mọi hoạt
động đều hướng đến trẻ, đặt trẻ là trung tâm để giải quyết vấn đề. Và nhu cầu bức
thiết của trẻ hiện nay luôn có nhu cầu tìm hiểu sự vật sự việc một cách tự nhiên và
chủ động.
Nhìn chung đề tài tôi nghiên cứu có những mặt thuận lợi, mang đến những
thành công nhất định. Tôi được phân công dạy ở lớp mà 98% trẻ đã học ở các lớp
dưới nên trẻ đã có nề nếp học tập và rất nhanh nhẹn. Cháu đến lớp chuyên cần, tham
gia tích cực vào mọi hoạt động. Trẻ có sự tiến bộ trong cách ứng xử với môi trường
Người thực hiện
4
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
thiên nhiên, thái độ học tập tích cực hơn. Kích thích hứng thú của trẻ tham gia vào
hoạt động rất mạnh mẽ.
Giảng dạy nhiều năm và thường xuyên quan tâm đến trẻ nên bản thân cũng có
nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt tâm sinh lý của trẻ. Với tổng số học sinh 5 – 6
tuổi là 40 cháu, được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh
lớp, nên tôi vận dụng tìm ra nhiều biện pháp mới cũng thuận lợi hơn. Bên cạnh những
ưu điểm trên trong thời gian nghiên cứu đề tài tôi cũng gặp không ít vấn đề như:
Số trẻ đông, một số trẻ thể lực yếu nên tiếp thu chậm hơn so với các bạn.
Gia đình học sinh còn khó khăn nên phụ huynh chưa cho trẻ tiếp xúc nhiều với
các loại hình nghệ thuật. Đồ dùng và môi trường hoạt động chưa phong phú.
Cụ thể thực trạng khi chưa vận dụng biện pháp mới tôi đã thống kê bằng bảng
sau:
+ Khảo sát chất lượng trước lúc thực hiện biện pháp mới.
Tổng số trẻ: 40 cháu
TT Kỹ năng quan sát và trả lời được Khả năng so sánh, Có kỹ năng sống và
tên gọi đặc điểm của các đối tượng phân
1
2
3
loại
các
đối khả năng giao tiếp
khám phá
Tốt – Khá: 18 Cháu – Đạt 45%
tượng khám phá
tốt
Tốt – Khá: 14 Cháu – Tốt – Khá: 18 Cháu
TB: 15 Cháu – Đạt 38%
Đạt 35%
– Đạt 45%
TB: 18 Cháu – Đạt TB: 18 Cháu – Đạt
Yếu: 7 Cháu – Đạt 18%
45%
45%
Yếu: 8 Cháu – Đạt Yếu: 4 Cháu – Đạt
20%
10%
Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để tiết
dạy khám phá khoa học đạt hiệu quả cao hơn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Các giải pháp biện pháp đưa ra sẽ giúp cho giáo viên có thêm kỹ năng thủ thuật
để tổ chức cho trẻ khám phá sự vật hiện tượng xung quanh trẻ có hiệu quả, làm cho
việc tiếp thu kiến thức của trẻ trở nên dễ dàng và sự ghi nhớ của trẻ trở nên bền vững
và chính xác.
Người thực hiện
5
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Biện pháp 1: Tạo môi trường giúp trẻ quan sát khám phá
Trẻ trong độ tuổi mầm non chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng, với trẻ thì
những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Nhưng trong môn học
này ngoài đưa trẻ đi tham quan quan sát khám phá tìm hiểu môi trường xung quanh
và cho trẻ tự do khám phá là có hiệu quả.
Tùy tình hình thực tế, giáo viên phải dùng một hoặc hai thủ thuật nhằm kích
thích hứng thú quan sát của trẻ. Giáo viên có thể dùng các thủ thuật như đặt một hoặc
hai câu hỏi trước khi quan sát; giải một hoặc hai câu đố; chơi một trò chơi; hát; xem
mô hình; vẽ; gây tình huống bất ngờ…
Khi trẻ đang hứng thú quan sát, giáo viên đưa đối tượng ra trước mặt trẻ. Sau
đó, nên tổ chức cho trẻ thao tác hay hành động hoặc hoạt động với đối tượng. Tùy
từng đối tượng và lứa tuổi trẻ em, thời gian này nên để nhiều hay ít. Nhưng tốt nhất là
tất cả trẻ em đều phải được làm, trong điều kiện không cho phép thì có thể tổ chức
cho một số em làm, những em còn lại phải theo dõi, bắt chước và nhận xét.
Để trẻ nhớ lâu và nắm chắc kiến thức, tôi tận dụng những khoảng không gian
trong và ngoài lớp học để tạo môi trường cho trẻ khám phá. Trong lớp tôi trang trí các
góc, trong đó có góc bé thích khám phá ở góc này tôi chuẩn bị tranh ảnh, bài thơ, câu
chuyện về môi trường và bảo vệ môi trường phù hợp chủ đề với đề tài để hằng ngày
trẻ được xem và kích thích trẻ tìm hiểu khám phá. Thông qua hoạt động góc, trẻ được
trải nghiệm những kiến thức và kỹ năng đã học vào sản phẩm của trẻ. Ngoài lớp, ở
góc thiên nhiên, tôi trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một không gian
xanh, những dụng cụ thí nghiệm như: bình, chậu, cát, nước, sỏi, hột hạt, lá khô… để
mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây và tự mình làm những thí nghiệm nhỏ
khám phá trải nghiệm khoa học.
Khuyến khích trẻ tự sưu tầm những nguyên vật liệu dễ tìm, dễ kiếm mang đến
lớp để làm dụng cụ thí nghiệm. Trẻ rất thích thú và say mê tham gia các hoạt động
khám phá và hăng hái thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
Ví dụ: Cây cần gì để phát triển?
Người thực hiện
6
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
Để quá trình quan sát và sự tiếp thu cao của trẻ tôi chuẩn bị 4 cốc nhựa đánh số
thứ tự và ghi các nhãn, cốc số 1: không có đất, cốc số 2: không có ánh sáng, cốc số 3:
không có nước, cốc số 4: có đất – nước – ánh sáng. Trước tiên tôi hướng dẫn trẻ dán
nhãn lên các cốc theo thứ tự ở phần chuẩn bị. Sau đó cốc số 1 cho vào 1 ít giấy báo vò
nhàu nát, còn cốc số 2,3,4 đổ đầy đất. Tiếp đó cho hạt giống đậu vào cả 4 cốc trên.
Song đặt 4 cốc vào chỗ có ánh nắng bên cạnh nhau. Cuối cùng lấy một bao giấy sẫm
màu úp lên cốc số 2. Hằng ngày yêu cầu trẻ tưới nước vào cốc 1,2,4. Đối với cốc số 2
tưới xong phải đậy lại ngay. Cho trẻ quan và đưa ra nhạn xét xem hạt trong cốc nào sẽ
nảy mầm và phát triển nhanh. Sau một thời gian quan sát trẻ biết được cây cần có đất,
nước, ánh sáng để phát triển.
Thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh, trẻ được khám phá và
hiểu sâu hơn về thế giới thiên nhiên. Với hoạt động này phương pháp quan sát được
sử dụng nhiều lần, những gì trẻ đã và đang được nhìn thấy giúp trẻ phát hiện được
những thay đổi xung quanh, sự khác nhau của các sự vật, hiện tượng xung quanh.
Ví dụ: Cho trẻ quan sát lòng trắng và lòng đỏ trứng trước và sau khi đánh tan
giúp trẻ hiểu được sự đổi màu của lòng trắng và lòng đỏ trứng khi đã được đánh tan.
Với trẻ cái gì cũng rất lạ lẫm, trẻ muốn được trải nghiệm. Vì vậy, trẻ nhỏ rất
thích được dạo chơi, tham quan, được hòa mình vào thế giới tự nhiên và khám phá.
Do đó tôi đã bố trí sắp xếp chuẩn bị cho trẻ thí nghiệm mang tính khám phá để trẻ có
điều kiện được trải nghiệm. Đó là tạo môi trường trong lớp học, còn việc đưa trẻ ra
với thiên nhiên ngoài tác dụng giúp trẻ khám phá môi trường có hiệu quả còn có một
số tác dụng: Ra ngoài trời trẻ được tắm nắng, hít thở không khí trong lành, thoáng
mát, được vận động trong điều kiện rộng rãi, thoải mái, làm tăng sự hoạt động của các
cơ quan trong cơ thể, tăng sự trao đổi chất, rèn luyện sự thích nghi với tác động của
các yếu tố tự nhiên, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Giúp trẻ mở rộng thêm tầm
hiểu biết về sự vật hiện tượng xung quanh, làm giàu xúc cảm thẩm mỹ, trẻ được mở
rộng diện tích tiếp xúc, được trực tiếp quan sát tiếp xúc các sự vật hiện tượng sống
động trước mắt làm phong phú vốn biểu tượng và giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của
môi trường xung quanh. Tạo điều kiện để trẻ vận dụng những hiểu biết, kiến thức, kỹ
Người thực hiện
7
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
năng đã học và hoàn cảnh thực tiễn. Vì vậy việc lựa chọn môi trường sao cho phù hợp
với trẻ là rất quan trọng.
Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp các môn học khác và trò chơi
Thông qua các môn học khác lồng ghép đan xen các hoạt động. Trong quá trình
sử dụng lồng ghép đan sen cô nên sử dụng trực quan và thực hành, thiết kế hình thức
“Học mà chơi, chơi mà học” thông qua hình ảnh chơi nhẹ nhàng để trẻ hứng thú và
tích cực hoạt động thì hiệu quả học tốt hơn.
*Phát triển thể chất: Trẻ được rèn luyện các nhóm cơ, hít thở không khí trong
lành và thay đổi trạng thái vận động.
VD: Trẻ đang học chủ đề thế giới thực vật, giờ thể dục tôi chọn đề tài “Đi thăng
bằng trên ghế thể dục” cho trẻ đi chạy khởi động quanh sân trường để nhặt những
chiếc lá bàng rụng, cho trẻ đứng thành 3 đội chơi, khi thực hiện bài tập vận động cơ
bản mỗi trẻ cầm 2 lá bàng trên tay và đi thăng bằng trên ghế thể dục.
Như vậy giờ học thêm sinh động mà trẻ biết đặc điểm của cây bàng khi lá bàng
già sẽ rụng, trẻ được quan sát tiếp súc trực tiếp. Qua đó giáo dục trẻ biết bảo vệ môi
trường.
*Phát triển nhận thức: Trẻ biết về các hiện tượng và môi trương xung quanh,
phân biệt được các sự vật hiện tượng, đặc điểm rõ nét và đa dạng.
Thông qua hoạt động làm quen với toán, giúp trẻ khám phá thử nghiệm để nhận
biết được chiều dài, chiều cao, âm lượng, nhiệt độ, nhiều hơn ít hơn.
Ví dụ: Bé tập đo, đếm, giúp trẻ hiểu được cùng một đồ dùng nhưng chọn đơn vị
đo khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau. Chuẩn bị một chai nhựa trong có dung tích 1
lít và 3 cốc nhựa có kích thước to – vừa – nhỏ, thẻ chữ số. Lần lượt cho trẻ đong nước
bằng các cốc khác nhau rồi đổ vào chai nhựa thì thấy cốc to đổ nước vào chai sẽ
nhanh đầy hơn (4 cốc), sử dụng cốc nhỡ để đong sẽ phải đong 6 cốc. Sử dụng cốc nhỏ
để đong thì phải 8 cốc.
*Phát triển ngôn ngữ: Trẻ nói được rất nhiều và phát triển hơn so với yêu cầu,
giải thích được những câu hỏi tại sao? Như thế nào rõ ràng.
*Phát triển cảm xúc, tình cảm xã hội: Trẻ vui, tò mò, thích thú, thoải mái cười
nói, phát sinh tình yêu sự tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, sự vật xung quanh.
Người thực hiện
8
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
*Phát triển thẩm mỹ: Trẻ hình dung và vẽ, nặn thông qua các buổi học ngoài
trời, vận động minh họa sinh động đa dạng qua các bài hát.
Học tập tích hợp: Các lĩnh vực học tập đều liên quan đến nhau và đều hợp lý
hiệu quả khi đưa ra môi trường bên ngoài. Giáo dục thể chất, hoạt động tạo hình, giáo
dục âm nhạc, làm quen với toán, khám phá khoa học, làm quen với văn học, làm quen
chữ cái, hoạt động vui chơi,…
Trẻ nhỏ nhìn nhận về thế giới, về môi trường xung quanh mình theo một góc
độ tổng thể. Chúng học từ mọi thứ xảy ra xung quanh mình và không phân tách theo
từng môn từng lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế, việc tổ chức cho trẻ học cần phải
được thực hiện tích hợp trong một tổng thể chung.
Thông qua những hoạt động tích hợp đó trẻ sẽ hiểu kiến thức và kỹ năng liên
quan đến nhau như thế nào. Hoạt động học của lĩnh vực này sẽ được lồng ghép hoặc
chuyển sang hoạt động học của lĩnh vực khác một cách tự nhiên nhưng không vì thế
mà tôi lạm dụng quá với môi trường bên ngoài vào các hoạt động của trẻ.
Môn hoạt động tạo hình – Chủ điểm thế giới động vật – đề tài vẽ theo ý thích.
Đưa trẻ ra với thế giới động vật tôi sẽ không phải mất thời gian làm đồ dùng dạy học
mà trên thực tế trẻ thấy gì sẽ vẽ đó, có thể trẻ sẽ thấy và vẽ những con vật bé thích
không giống con vật mà cô dạy về màu sắc, hình dạng và vô tình trẻ đã trao dồi thêm
vốn hiểu biết của mình về sự đa dạng, phong phú của thế giới con vật theo sự sáng tạo
của bé. Ra ngoài sẽ phát triển được khả năng tập trung cao của trẻ về 1 đối tượng,
phát triển khả năng định hướng trong không gian.
Bên cạnh đó trẻ hình thành những hiểu biết của mình thông qua sự tương tác
tích cực với các giáo viên, các bạn trong lớp, các tài liệu, các sự kiện được tổ chức.
Trẻ học hiệu quả nhất khi được tích cực tham gia vào các hoạt động mà chúng thấy
thú vị. Các hoạt động của trẻ nên dựa trên sự tò mò, nhu cầu, và sở thích của chúng.
Chính vì thế, việc học tập của trẻ cần được nhấn mạnh vào quá trình trẻ nhận
biết, hiểu, và hình thành các ý kiến của riêng mình thay vì việc trẻ phải hoàn thành
những bài tập có sẵn và lặp đi lặp lại. Giáo viên đóng vai trò là người tạo điều kiện
để đảm bảo rằng, trong quá trình học, trẻ được quan sát, được đưa ra các câu hỏi,
được khám phá, và được tự trải nghiệm.
Người thực hiện
9
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
Tổ chức các môn học lồng vào môi trường thiên nhiên là một phần quan trọng
trong quá trình học của trẻ, là chất xúc tác để trẻ học, để thúc đẩy trẻ khám phá, tìm
tòi, mạo hiểm, mắc sai lầm và đối phó với thất bại. Học qua chơi sẽ giúp trẻ tham gia
vào việc tổ chức, đưa ra quyết định lựa chọn, thực hành, duy trì và bày tỏ cảm xúc.
Chơi có tổ chức sẽ giúp phát triển và mở rộng sức sáng tạo, các kỹ năng nghe và nói,
các kỹ năng xã hội và tính cách, khả năng sử dụng ngôn ngữ đa dạng liên quan đến
nhiều lĩnh vực như toán, môi trường. Một lần nữa, các cô giáo chính là người tạo điều
kiện để trẻ chơi như là một phần của quá trình học của mình.
Học qua công nghệ thông tin: Nên tạo cho trẻ có cơ hội để làm quen, ứng dụng
và phát triển các khả năng về công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng các công cụ
tin học trong quá trình học tập.
Từ đây, trẻ có cơ hội để hỗ trợ các công việc của mình bằng cách tự tìm kiếm
thông tin, được học cách sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tự lựa chọn và
tổng hợp các thông tin để đáp ứng nhu cầu của mình. Công nghệ thông tin có thể
được sử dụng và ứng dụng như là công cụ hướng dẫn và công cụ thúc đẩy, kích thích
quá trình học của trẻ.
Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, trẻ sẽ được khám phá các ý
tưởng, khái niệm, câu hỏi khác nhau. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin,
trẻ sẽ được tương tác với chữ viết, với những âm thanh, hình ảnh sống động. Các hoạt
động sử dụng máy tính và phần mềm luôn được gắn với phần hướng dẫn của giáo
viên trên lớp cũng như gắn với thế mạnh và nhu cầu của trẻ.
Được khám phá là để trẻ hình thành tính độc lập tư duy, tìm tòi, sáng tạo và
quyết đoán trong việc giải quyết những tình huống được khám phá cụ thể. Trẻ được
tham gia và phát triển niềm say mê, hứng thú một cách tích cực với nhiều hoạt động
kết hợp khác nhau như giải quyết những thắc mắc trong tình huống cụ thể mà mình
tham gia, mối quan hệ trong và ngoài nhóm, giải quyết những vướng mắc, vượt qua
những thách thức, trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ, tìm ra những điều mình cần khám
phá.
Được hỏi ngay điều mình thấy là tạo và hình thành cho trẻ tính độc lập, chủ
động trong tư duy logic. Mở cánh cửa đầu tiên cho trẻ làm quen với thế giới xung
Người thực hiện
10
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
quanh rộng lớn, tạo lập trí sáng tạo, sự hóm hỉnh qua những câu hỏi theo tư duy của
trẻ và được giáo viên trả lời hoặc gợi mở để trẻ tự tìm ra câu trả lời. Điều này sẽ
tạo cho trẻ sự tìm tòi và sáng tạo không ngừng, giúp cho trẻ có tính năng động, vượt
khó cho suốt cuộc đời sau này của trẻ. Tích hợp các môn học như: Văn học, toán, tạo
hình, âm nhạc tôi thấy có những kết quả đáng lưu ý, tất cả các trẻ khi tham gia học
ngoài trời trẻ đều thực hiện rất tốt và có phần sáng tạo trong đó. Ví dụ: Cô nói con
thực hiện tiếng gà gáy trẻ “ò ó o…” và làm thêm động tác vỗ cánh rất giống con gà.
Khi trẻ quan sát vườn hoa ta có thể yêu cầu trẻ vẽ lại vườn hoa, con có trẻ vẽ thêm
bướm bay, những đám mây trôi bềnh bồng, làm con vật từ lá cây,… hay so sánh cây
nào cao hơn, thấp hơn, tập kể lại những gì mình thấy.
Biện pháp 3: Cách lên lớp của giáo viên
Trong giờ đón – trả trẻ, tôi thường nhắc lại những kiến thức trẻ đã lĩnh hội được
qua những hoạt động thí nghiệm trẻ đã được làm tại lớp. Đối với trẻ tư duy trực quan
hình tượng đã phát triển theo từng giai đoạn đến lứa tuổi mẫu giáo ở mức độ cao.
Khi cho trẻ nhận biết đối tượng là vật thật, ngoài những yêu cầu phải đa dạng về
tên gọi, màu sắc, hình dáng, kích thước, cấu tạo, công dụng, lợi ích, chất liệu, và cần
đa dạng về vị trí tồn tại của đối tượng trong không gian và thời gian.
Việc đưa trẻ vào với môi trường xung quanh hay nói rõ hơn là trẻ khám phá
khoa học, điều đầu tiên mà tôi quan tâm là lượng kiến thức của trẻ có thực sự phù hợp
cho chuyến đi “dã ngoại” này hay không.
Hơn nữa, nếu trẻ đã có lượng kiến thức nhất định rồi thì việc khám phá sẽ dễ
dàng hơn và có ý nghĩa, hiệu quả hơn rất nhiều bên cạnh đó phát triển được tư duy
cho trẻ.
Trẻ đến lớp được cô giáo truyền đạt kiến thức ở mọi lúc mọi nơi, Bản thân tôi
khi lên lớp luôn cố gắng thu thập những điều mới lạ đối với trẻ từ đó tạo cho trẻ có sự
quan tâm và muốn tìm hiểu.
Ví dụ: Từ một cái hạt nhỏ tôi dạy cho trẻ biết quá trình từ hạt nảy mầm rồi lớn
thành cây như thế nào? Vì sao lại có mưa?.... Thường xuyên trò chuyện về điều mà
trẻ gặp ở nhà, trên đường đi học,... Đặt ra cho trẻ những câu hỏi “tại sao? Làm sao
con biết?...” nhằm kích thích sự tò mò của trẻ, đôi khi tôi cho trẻ làm quen với một
Người thực hiện
11
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
vật để trẻ tự nói lên điều trẻ thấy và nghĩ.
Tôi chuẩn bị một số đồ dùng khi lên lớp theo từng chủ điểm để trẻ tìm hiểu. Ví
dụ: Miếng vải nào khô trước, trẻ biết được ánh nắng mặt trời có nhiệt độ nên có nhiệt
độ nên có thể làm khô các vật đem phơi nhanh hơn. Đem nhúng hai miếng vải vào
nước, một miếng đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, còn miếng vải kia phơi
trong góc lớp. Cho trẻ quan sát và đoán xem miếng vải nào khô trước. Sau đó, cô giải
thích cho trẻ hiểu, ánh nắng mặt trời có nhiệt độ cao hơn nên miếng vải phơi ngoài
nắng nhanh khô hơn miếng vải phơi trong râm mát không có ánh nắng.
Như vậy, thủ thuật sử dụng thí nghiệm cho trẻ trực tiếp làm hay trực tiếp quan
sát tạo ghi nhớ lâu ở trẻ. Trẻ đưa ra được những kết luận từ thực tế. tùy theo đề tài cụ
thể, giáo viên có thể đưa ra những thí nghiệm phù hợp, tạo sự tò mò tìm hiểu ở trẻ.
Đồng thời trẻ ghi nhớ và nắm vững kiến thức đó được lâu hơn
Thông qua các cuộc dạo chơi quanh vườn trường, cô cùng trẻ đàm thoại về các
loại cây trong vườn trường (Cây gì? Cây có những bộ phận nào? Lá cây này như thế
nào? Cây được trồng để làm gì?...) cho trẻ nói lên những suy nghĩ của mình khi đi
dạo quanh vườn cây.
Bằng cách liên hệ thực tế, cô còn giúp trẻ hiểu được cây xanh là nguồn cung
cấp nguyên liệu làm nên các sản phẩm: tủ, bàn ghế, giường…. những loại cây này rất
quý hiếm và trồng trong rừng. Qua đó, giáo dục trẻ về việc bảo vệ tài nguyên rừng,
tuyên truyền không khai thác bừa bãi, không chặt phá rừng.
Thông qua việc xem tranh ảnh liên quan đến môi trường, tranh sưu tầm, hình
ảnh tìm kiếm trên mạng, cho trẻ thấy được sự tương phản giữa môi trường có nhiều
cây xanh và môi trường thiếu cây xanh. Qua đó, cho trẻ nói lên những suy nghĩ của
mình vè hai môi trường đó. Từ đó rút ra kết luận.
Có nhiều loại cây: cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây cho bóng mát, cây ăn rau, cây
làm thuốc. Giáo viên cho trẻ biết ăn rau nhiều sẽ cung cấp vitamin cho cơ thể và giúp
cho da dẻ hồng hào. Tuy công dụng khác nhau nhưng quá trình sinh trưởng và phát
triển của chúng tương đối giống nhau.
Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động:
Vẽ, tô màu, cắt dán ảnh về cây xanh.
Người thực hiện
12
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
Xây mô hình vườn cây.
Chơi trò chơi : “Cây nào, quả ấy”, “ gắn quả cho cây”…
Sau khi cung cấp kiến thức cơ bản về cây xanh, cô và trẻ cung dành một
khoảng thời gian để thảo luận cùng nhau, cô đặt ra tình huống cho trẻ giải quyết:
Cây cần gì để lớn lên?
Để có những loại quả ngon cho chúng ta ăn, chúng ta cần phải làm gì?
Nếu không có cây xanh thì môi trường sẽ như thế nào?
Rừng cung cấp gì cho chúng ta? Nếu rừng bị tàn phá thì ảnh hưởng gì?
Để trẻ dễ dàng tiếp nhận vấn đề, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, cô giới
thiệu cho trẻ về đối tượng mới để trẻ tiếp nhận.
Qua đó, giáo dục trẻ về vấn đề chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Nếu khai thác, chặt
phá cây xanh bừa bãi sẽ gây lũ lụt, ô nhiễm môi trường. Như vậy vừa tuyên truyền
việc trồng cây gây rừng cho trẻ hiểu.
Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để tổ chức các hoạt động khám
phá khoa học
Hiện nay trong trường mầm non chưa có kinh phí dành cho hoạt động thí
nghiệm khám phá khoa học. Việc cho trẻ thực hiện các thí nghiệm phải sử dụng nhiều
nguyên liệu khác nhau, vì vậy, khi thực hiện đề tài này tôi đã phối hợp với phụ huynh
của lớp để đóng góp các nguyên vật liệu giúp trẻ thực hành với nội dung phong phú
hơn.
Trẻ mầm non dễ nhớ nhưng cũng rất dễ quên. Vì thế, tôi thường xuyên trao đổi
với phụ huynh vào giờ đón – trả trẻ để hiểu được tính cách, năng lực, trình độ của
từng cá nhân trẻ và để phụ huynh rèn luyện thêm cho trẻ khi về nhà. Trao đổi với phụ
huynh mua cho trẻ những quyển sách tranh, ảnh hoặc lô tô về con vật, cây cỏ… phù
hợp với lứa tuổi giúp trẻ được mở rộng biểu tượng về sự vật xung quanh.
Việc kết hợp với phụ huynh giúp trẻ luyện tập nhiều hơn, từ đó trẻ có được vốn
kiến thức về tự nhiên và xã hội phong phú và đa dạng hơn. Vì trẻ ở môi trường nông
thôn nên được tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá đồng thời được bố mẹ
thường xuyên cung cấp và củng cố kiến thức về môi trường xung quanh nên hiệu quả
hoạt động làm quen với khám phá khoa học là rất cao.
Người thực hiện
13
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
Biện pháp 5: Cho trẻ trải nghiệm thực tế
Ở lứa tuổi mẫu giáo nói riêng và trẻ nói chung “trẻ học mà chơi, chơi mà học”
ghi nhớ không có chủ định, chóng nhớ mau quên do đó việc dạy cho trẻ một số kiến
thức không chỉ dừng lại trong tiết học mà phải được củng cố, rèn luyện ở mọi lúc mọi
nơi trong cuộc sống hàng ngày.
Buổi sáng sớm là thời gian tốt nhất để đi dã ngoại. Đó là lúc trời không quá
nóng, bạn sẽ tìm thấy nhiều loài vật, chim chóc và côn trùng … Các buổi chiều mát
cũng là thời điểm tốt để đưa trẻ đi dạo giữa thiên nhiên. Hay thực hành một số thí
nghiệm nhằm cũng cố, mở rộng kiến thức cho trẻ.
Khi trẻ quan sát các hiện tượng xung quanh, trẻ có thể có nhiều thông tin về các
sự vật, hiện tượng đó nhưng chưa có hiểu biết đầy đủ về nguồn gốc xảy ra của các sự
vật, hiện tượng.
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, học khoa học chủ yếu là học cách suy nghĩ. Với
giai đoạn này, cô không nhất thiết phải dạy học giải thích nhũng kiến thức khoa học
cho trẻ mà quan trọng hơn là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn
thấy, nghe thấy qua đó kích thích trẻ thăm dò, phỏng đoán.
Cho trẻ quan sát trực tiếp một số hiện tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm,
chớp, gió, cũng như tiến hành một số thí nghiệm nhỏ về nước.
Ví dụ: Bàn tay trong nước
Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và khả năng quan sát, suy luận của trẻ. Cô
chuẩn bị chậu nước to, sau đó đổ nước vào, khuyến khích trẻ vận động bàn tay trong
nước, sau đó cô đặt câu hỏi “điều gì xảy ra khi đánh mạnh tay vào nước”. Khi đó trẻ
tự quan sát và suy nghĩ. Hay cho trẻ bốc nước bằng hai tay, khuyến khích trẻ mô tả
điều gì xảy ra khi buông bốc nước trong tay lên mặt nước (nước rơi xuống, tạo sóng,
phát ra âm thanh)
Cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với đối tượng cần khám phá bằng cách nhìn, sờ,
nếm, ngửi… các vật thật
Ví dụ: Cho trẻ quan sát hai bình nuôi cá, một bình có nước, một bình không có
nước. Sau một thời gian quan sát xem điều gì đã xảy ra (bình cá không có nước thì cá
sẽ chết). Từ thí nghiệm trên, trẻ sẽ biết được sự cần thiết của nước với đời sống động,
Người thực hiện
14
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
thực vật. Qua đó giáo dục trẻ nếu ở nhà có nuôi cá cảnh thì không được bắt cá lên để
chơi và thường xuyên phải thay nước đẻ tạo môi trường sống sạch sẽ cho cá. Ngoài
ra, cô có thể cho trẻ biết lợi ích của việc nuôi cá cảnh (nuôi cá cảnh không chỉ để làm
cảnh mà còn để tiêu diệt bọ gậy, hạn chế sự sinh trưởng của muỗi góp phần làm giảm
bệnh sốt xuất huyết).
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp và biện pháp có mối quan hệ mật thiết và luôn hỗ trợ bổ sung cho
nhau ưu điểm của giải pháp này là hỗ trợ cho nhược điểm của giải pháp khác. Muốn
thực hiện các giải pháp thành công cần có các biện pháp cụ thể phù hợp với nội dung
của giải pháp. Đối tượng nhận biết của trẻ sẽ không khô cứng, nếu như giáo viên biết
phối hợp các giải pháp và biện pháp với nhau để làm cho những tri thức mà trẻ nhận
được càng thêm phong phú.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Qua những tiết học đưa trẻ ra hòa nhập với thế giới bên ngoài, giúp trẻ khám
phá khoa học, bản thân tôi cảm thấy tiết dạy thoải mái hơn, vốn kiến thức được mở
mang và có sự linh hoạt, sáng tạo trong tiết dạy của mình.
Giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng các phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học tích cực giúp trẻ khám phá khoa học.
Trẻ thông minh, nhanh nhẹn, tích cực, chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và
khám phá thế giới xung quanh; biết suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú
cho cô và trẻ khác cùng suy nghĩ trả lời. Trẻ có khả năng quan sát, so sánh, phân loại
tốt, hiểu biết rộng về tự nhiên cũng như về xã hội.
Phụ huynh nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc gây hứng thú trong hoạt
động khám phá khoa học, tạo điều kiện cộng tác với giáo viên để các hoạt động khám
phá khoa học của trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
+ Kết quả đạt là trẻ khám phá khoa học có tiến bộ hơn so với đầu năm cụ thể
như sau:
TT Kỹ năng quan sát và trả lời Khả năng so sánh, Có kỹ năng sống và
được tên gọi đặc điểm của phân
các đối tượng khám phá
Người thực hiện
loại
các
đối khả năng giao tiếp tốt
tượng khám phá
15
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
1
Tốt – Khá: 35 Cháu – Đạt Tốt – Khá: 32 Cháu – Tốt – Khá: 30 Cháu –
2
88%
TB: 5 Cháu – Đạt 12%
3
Yếu: 0 Cháu – Đạt 0%
III. Kết luận, kiến nghị
Đạt 80%
Đạt 76%
TB: 8 Cháu – Đạt TB: 10 Cháu – Đạt
20%
24%
Yếu: 0 Cháu – Đạt 0% Yếu: 0Cháu – Đạt 0%
1. Kết luận
Qua kiểm tra đánh giá quá trình khảo nghiệm, kết quả khảo nghiệm chứng tỏ
việc sử dụng các biện pháp trên đã giúp trẻ học môn khám phá khoa học có tiến bộ rõ
rệt. Đối với bản thân qua nghiên cứu tài liệu, qua sự học hỏi kinh nghiệm từ các đồng
nghiệp tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong việc giảng dạy.
Là giáo viên tâm huyết với nghề, yêu nghề, mến trẻ không ngừng tham khảo
đọc tài liệu tìm kiếm thiết kế những bài dạy điện tử, tham khảo những trò chơi, các
hình thức áp dụng cho bài dạy thêm phong phú, nội dung chương trình dạy trẻ một
cách sáng tạo, linh hoạt giúp trẻ phát triển về mọi mặt. Tôi cảm thấy rất vui khi được
góp một phần nhỏ bé của mình vào sự đổi mới của giáo dục mầm non.
2. Kiến nghị
Nhà trường cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, tổ chức cho giáo viên
tham quan học tập ở các đơn vị bạn. Bổ sung thêm một số đồ dùng, đồ chơi để giáo
viên tổ chức hoạt động đạt hiệu quả hơn.
Người viết
Khà Thị Thương
Người thực hiện
16
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
................................................................. ...............................................................................................
........................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Người thực hiện
17
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
- Sách chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi.
- Chương trình hướng dẫn tổ chức thực hiện giáo dục mầm non 5 – 6 tuổi
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
- Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non
theo chủ đề (5 - 6 tuổi).
- Sách phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ.
Người thực hiện
18
Khà Thị Thương
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 1 trường MN Krông Ana
MỤC LỤC
Trang
I. Phần mở đầu: ..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....………………………………………………..................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài...........................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu…………….………………………………...................3
4. Giới hạn của đề tài.................….…………………………………...................3
5. Phương pháp nghiên cứu.…………………………………………..................3
II. Phần nội dung.................................................................................................3
1. Cơ sở lý luận......................................................................................................3
2. Thực trạng vấn đề nghiến cứu ..........................................................................4
3. Nội dung và hình thức của giải pháp …………………………………............6
a.Mục tiêu của giải pháp ………………………………….................................. 6
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp …………….………….. .............. 6
c.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp………………………..................16
d.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu …........... .......16
III. Kết luận, kiến nghị …..………………………………………...................17
1. Kết luận: …………………………………….................................................17
2.Kiến nghị:…………………………………………………………….............17
Tài liệu tham khảo ..............................................................................................19
Người thực hiện
19
Khà Thị Thương